1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

98 841 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

Trang 1

Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong cácdoanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu (NVL) 3

1.5.1 Chuẩn mực kế toán Quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) 25

1.5.2 So sánh chuẩn mực kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán Việtnam về hàng tồn kho 25

1.5.3 Kế toán NVL ở một số nước trên thế giới 28

Chương 2: Thực trạng kế toán NVL tại Công ty Phát triển Côngnghệ và Thiết bị Mỏ 30

2.1 Tổng quan về Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Phát triển Côngnghệ và Thiết bị Mỏ 30

2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Phát triển Công nghệvà Thiết bị Mỏ 31

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Phát triểnCông nghệ và Thiết bị Mỏ 34

Trang 2

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công

Trang 3

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 14

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển 15

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ số dư 16

Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL theo Phương pháp KKTX 19

Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK 20

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký - Sổ cái 21

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung 22

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ hình thức Chứng từ ghi sổ 23

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chứng từ 24

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ quản lý của công ty 32

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít 36

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 38

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty 40

Sơ đồ 2.5: Quy trình nhập kho NVL 50

Sơ đồ 2.6: Quy trình xuất kho NVL 52

Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển 52

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm 31

Bảng 2.3: Giấy đề nghị nhập kho 46

Bảng 2.4: Biên bản kiểm nghiệm 47

Bảng 2.5: Hoá đơn giá trị gia tăng 48

Bảng 2.6: Phiếu nhập kho 49

Bảng 2.7: Phiếu xuất kho 51

Bảng 2.8: Thẻ kho 54

Bảng 2.9: Bảng kê chi tiết nhập NVL trong kỳ 55

Bảng 2.11: Bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu 56

Bảng 2.11: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK 621) 58

Bảng 2.12: Sổ chi tiết nguyên vật liệu 59

Trang 4

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho NVL 60

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 5

Bảng 2.20:Giấy thanh toán tiền tạm ứng 70

Bảng 2.21: Sổ chi tiết tài khoản tạm ứng 71

Bảng 2.28: Biên bản kiểm kê 79

Bảng 3.1: Phiếu xuất vật tư theo định mức 85

Bảng 3.2: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 86

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu 88

Bảng 3.4: Sổ đối chiếu luân chuyển 90

Bảng 3.5: Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn NVL 90

Bảng 3.6: Báo cáo chi tiết nhập xuất tồn NVL 91

Trang 6

Lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các DNđều tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảovà nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường tính cạnh tranh giúp DN ổnđịnh và phát triển Để thực hiện được điều này, công tác quản lý và tổ chứchạch toán kế toán trong DN càng cần phải được hoàn thiện và nâng cao.

Đối với những DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nói chung, Côngty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ nói riêng thì NVL là một bộ phận cấuthành cơ bản của vốn lưu động NVL là một yếu tố không thể thiếu trong quátrình SXKD, là yếu tố đầu vào, trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm.Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, quycách, mẫu mã của NVL.Thiếu NVL hoặc cung cấp NVL không đồng bộ,không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và mẫu mã, SX sẽ không đạt hiệu quảcao Hạch toán NVL đóng một vai trò quan trọng, giúp quản lý và theo dõiquá trình mua sắm và sử dụng NVL Công tác hạch toán NVL cũng khá phứctạp bởi NVL có chu trình luân chuyển nhanh, phong phú về chủng loại

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệucũng như sau quá trình nghiên cứu lý luận về kế toán nguyên vật liệu, tìmhiểu thực tiễn phần hành kế toán này tại Công ty Phát triển Công nghệ vàThiết bị Mỏ, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc

Quang ,em đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán NVL tại Công tyPhát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ”.

Luận văn tốt nghiệp của em ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong cácdoanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Phát

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 7

triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.

Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Pháttriển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang,thầy đã luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, hoàn thiện luận văn.Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ emtrong quá trình học tập và trang bị cho em kiến thức quý báu về chuyên ngànhkế toán.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 5 năm 2008

Sinh viên

Lê Ánh Sáng

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 8

* Khái niệm nguyên vật liệu (NVL)

NVL là đối tượng lao động dùng một lần và thay đổi hình thái để tạo rakết quả mới của lao động NVL chính là một trong những yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất, là những đối tượng lao động có thể phục vụ cho quá trình

tái sản xuất tạo ra sản phẩm Tóm lại: “Nguyên vật liệu là những đối tượnglao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá”.

* Đặc điểm của NVL

Đặc điểm của NVL là chỉ sử dụng một lần, thay đổi hình thái vật chấtđể tạo ra kết quả mới và giá trị vốn chu chuyển toàn bộ vào giá trị vốn SXKDtrong một chu kỳ sử dụng.

NVL là một bộ phận quan trọng trong tài sản lưu động của doanhnghiệp Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, NVL chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số vốn lưu động Vậy quản lý và sử dụng tốt NVL là cách thức hữuhiệu để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, mang lại kết quả cao trong hoạtđộng của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đặc điểm như đã trình bày trên, một số yêu cầu quản lýNVL đã được đặt ra:

- Quản lý trên góc độ tài sản từ các thông tin về chủng loại, số lượng,chất lượng và địa điểm quản lý Trong khâu thu mua, các doanh nghiệp phảithường xuyên thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp Tại khâu này đòi hỏiphải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả NVL.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 9

- Quản lý về vốn thông qua thông tin về cung cầu vốn cho cung cấp, dự trữ.Doanh nghiệp phải đảm bảo được khâu dự trữ và bảo quản NVL, để quá trình sảnxuất được diễn ra liên tục phải dự trữ NVL đầy đủ, nhưng cũng không được dự trữquá mức cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích và phát sinh thêm chi phí bảo quảnkhông cần thiết.

- Quản lý ở góc độ chi phí đối với vật tư qua thông tin về chi phí dự trữvật tư và chi phí thanh, xử lý vật tư nếu có Doanh nghiệp cần tính toán đầyđủ, chính xác, kịp thời giá NVL có trong giá thành của sản phẩm Do vậytrong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuấtdùng và sử dụng NVL trong SXKD đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

* Nhiệm vụ kế toán NVL

Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quảnlý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện được các nhiệmvụ chủ yếu sau:

- Ghi chép, tính toán, phản ánh đúng đắn, trung thực, kịp thời về sốlượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu haoNVL, tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng cũng như giá trị vậtliệu xuất kho.

- Tính toán phân bổ giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chiphí SXKD một cách hợp lý.

- Tính toán và phản ánh chính xác cả về số lượng lẫn giá trị NVL tồnkho; định kỳ tiến hành kiểm kê phát hiện NVL thừa, thiếu, kém phẩm chất đểcó biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiệt hại.

1.1.2 Phân loại NVL

Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạchtoán về số lượng và giá trị đối với NVL, các DN cần tiến hành phân loại NVLtheo tiêu thức thích hợp Trên thực tế có nhiều cách phân loại NVL như:

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 10

*Căn cứ vào vai trò, công dụng của NVL:

- Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): là nguyên liệu, vật liệu sẽ cấuthành nên hình thái vật chất của sản phẩm sau quá trình gia công chế biến củangười lao động Đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp được gọilà nguyên liệu.

- Vật liệu phụ (VLP): là những vật liệu có tác dụng phụ, được dùng đểkết hợp với NVLC nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và tính năng sảnphẩm, hoặc dùng để phục vụ nhu cầu quản lý…

- Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, xăngdầu, củi, than bùn, khí đốt…nhằm cung cấp năng lượng cho các máy móc,thiết bị vận hành, thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, bán hàng, quản lýdoanh nghiệp…Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ nhưng do có vai trò quantrọng và để hạch toán thuận tiện hơn nên nhiên liệu được tách ra thành mộtnhóm riêng.

- Phụ tùng thay thế là loại vật tư dùng vào các hoạt động duy tu, bảodưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị sản xuất.

- Thiết bị và vật liệu XDCB là các thiết bị, vật liệu nhằm phục vụ chohoạt động xây lắp, XDCB.

- Vật liệu khác đa số là các phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.Phân loại theo tiêu thức vai trò, chức năng của NVL có ưu điểm là phânbiệt một cách rõ ràng công dụng, vai trò của mỗi loại NVL được sử dụngtrong quá trình SXKD, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho nhà quản lý có nhữngquyết định cụ thể về quản lý, sử dụng chúng nhằm góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của NVL Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ có nhiều loại NVL khácnhau nên mất nhiều thời gian cho công tác quản lý và hạch toán hơn.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng:

- NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: Đây là những NVL đượcsử dụng trong sản xuất góp phần cấu tạo nên sản phẩm của DN.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 11

- NVL dùng cho các nhu cầu khác như phục vụ nhu cầu bán hàng, quảnlý doanh nghiệp, sản xuất chung…

* Căn cứ vào nguồn hình thành:

- Vật liệu mua ngoài: Đây là loại NVL chủ yếu trong các DNSX hiệnnay, là loại vật liệu phải mua từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu dokhông tự sản xuất được.

- Vật liệu tự sản xuất: DN tự tạo vật liệu này nhằm phục vụ nhucầu sản xuất.

- Vật liệu khác chủ yếu là các phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuấtcủa doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý cũng như người sử dụng nắmbắt được tình hình nhập NVL, nguồn nhập NVL đồng thời tiến hành đánh giátình hình cung ứng, hiệu quả sản xuất, sử dụng của từng loại NVL Tuy nhiên,cách này có hạn chế là đơn điệu, không thấy rõ được vai trò của mỗi loạiNVL một cách chi tiết.

1.2 Tính giá NVL

Việc tính giá NVL có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện tổchức hạch toán kế toán NVL Tính giá NVL là việc thể hiện giá trị của NVLbằng thước đo tiền tệ tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: Theo chuẩn mực kế toán Việt namsố 02 (VAS 02), hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng được tính theo

nguyên tắc giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phíchế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàngtồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế khôngđược hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình muahàng và các chi phí liên quan khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàngtồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 12

mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên hệ trựctiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thànhphẩm

Bên cạnh đó, chuẩn mực cũng quy định rõ: Trường hợp mà giá trịthuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuầncó thể thực hiện được Trong đó, giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán

ước tính của hàng tồn kho trong kỳ SXKD bình thường trừ (-) chi phí ước tínhđể hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Đồng thời việc tính giá NVL cũng phải tuân theo nguyên tắc nhất quán.Điều đó có nghĩa là việc trình bày và tính giá mỗi đối tượng tính giá tại mỗiđơn vị hạch toán trong các báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ nàysang niên độ khác.

1.2.1 Tính giá nhập kho NVL

Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứngtừ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo raNVL hiện có Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo từngnguồn nhập, với mỗi nguồn nhập khác nhau thì cách tính giá NVL cũng khácnhau một cách tương ứng.

*Trường hợp vật liệu mua ngoài

Giá thực tếcủa NVLmua ngoài

Giá muaghi trênhoá đơn

+ Chi phí

Các loại thuếkhông được

hoàn lại

trị VT muaTrong đó :

- Giá mua ghi trên hoá đơn là:

+ Giá hóa đơn có thuế GTGT nếu vật tư thuộc đối tượng của phương phápthuế GTGT trực tiếp.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 13

+ Giá hóa đơn chưa có thuế GTGT nếu VT thuộc đối tượng của phương phápthuế GTGT khấu trừ.

- Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trongđịnh mức, kho bãi,…

- Các khoản thuế không được hoàn lại là các loại thuế như thuế nhậpkhẩu, thuế TTĐB.

- Các khoản giảm giá VT mua gồm chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán.

*Trường hợp nhập vật liệu từ SX nội bộ

Giá thực tế NVL = Trị giá NVL + Chi phínhập từ SX nội bộ xuất chế biến chế biến

*Trường hợp nhập VT thuê ngoài gia công chế biến

Giá thực tế Giá thực tế Chi phí Chi phí của VL thuê = của VL xuất + thuê ngoài + vận chuyểnngoài gccb thuê ngoài gccb gccb

Trong đó, giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài gia công chế biến phụthuộc vào phương pháp tính giá xuất kho NVL mà DN lựa chọn.

Chi phí vận chuyển, bốc xếp dỡ gồm cả lượt đi lẫn lượt về.

Tiền thuê gia công bao gồm cả thuế GTGT nếu đơn vị nhận gia công ápdụng PP thuế GTGT trực tiếp.

*Nhập VT thay thế tương đương

Giá thực tế của NVL = Giá trị NVL + Phụ phíthay thế tương đương đánh giá hợp lý (nếu có)

*Trường hợp VT nhập từ trao đổi

Giá thực tế của NVL = Giá trị thị trườngnhập từ trao đổi NVL nhập tương đương

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 14

*Trường hợp nhập VT thu hồi sau sản xuất

Giá thực tế của NVL = Giá trị phế liệu, VL thừa thu hồi sau SX đánh giá hợp lý

*Trường hợp VT nhập do phát hiện thừa trong kiểm kê

Đó là giá nhập theo chứng từ nhập (nếu quên ghi sổ), là giá trị đánh giáhợp lý nếu không biết nguyên nhân.

1.1.2 Tính giá xuất kho NVL

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp tính giá NVL xuất kho, do đó,tùy đặc điểm của mỗi DN như: số loại NVL sử dụng, năng lực của nhân viênkế toán…mà lựa chọn phương pháp tính giá cho hợp lý Tuy nhiên như đãtrình bày ở trên, DN phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong việc tính giáxuất kho NVL.

1.2.2.1 Phương pháp giá thực tế đích danh

Giá trị NVL = Số lượng NVL x Đơn giá nhậpxuất kho xuất kho

Cách tính của phương pháp này là khi xuất kho lô NVL nào thì tínhtheo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó Chính vì vậy, phương pháp nàychỉ thích hợp với những DN có điều kiện kho tàng, bến bãi để bảo quản riêngtừng lô NVL nhập kho.

Đây là phương pháp lý tưởng nhất bởi vì nó tuân theo nguyên tắc phùhợp, bởi vì giá trị vật tư xuất dùng cho sản xuất sẽ phù hợp với giá trị thànhphẩm mà nó tạo ra nên chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Việctính giá NVL được thực hiện rất dễ dàng, thuận tiện, hơn nữa kế toán có thểtheo dõi được thời gian bảo quản của từng lô NVL một cách chính xác.

Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng phương pháp này cũng rất phức tạp,đòi hỏi phải có đầy đủ hệ thống kho tàng bến bãi để phân biệt, tách được rathành từng loại, từng thứ NVL riêng biệt và cho phép bảo quản thành từng lô

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 15

NVL nhập kho PP này cũng có thể được vận dụng vào DN có ít loại NVL.

1.2.2.2 Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO)

Giá trị NVL = Số lượng NVL xuất x Đơn giá nhập xuất kho kho (NT-XT)

NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nàonhập kho trước thì sẽ được xuất dùng trước, lượng NVL xuất kho thuộc lầnnhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuấtkho kịp thời Khi kinh tế xảy ra lạm phát, giá cả có xu hướng biến động tănglên thì DN sẽ có lợi khi áp dụng phương pháp này Bởi vì, NVL mua vào từtrước sẽ có giá thấp hơn nên giá vốn của hàng bán cũng nhỏ hơn theo cáchtính của các phương pháp khác dẫn tới DN được nhận số lãi lớn hơn.

Nhược điểm: Doanh thu được tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hóa đã đượcmua vào từ trước nên chi phí hiện tại không phù hợp với doanh thu hiện tại.

Phương pháp này thích hợp với những DN có số lần nhập kho mỗi loạiNVL không nhiều, có ít loại NVL.

1.2.2.3 Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO)

Giá trị NVL = Số lượng NVL xuất x Đơn giá nhập xuất kho kho (NS-XT)

NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nàonhập kho sau thì sẽ được xuất dùng trước, lượng NVL xuất kho thuộc lầnnhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó Việc tính giá xuất của NVLđược làm ngược lại với phương pháp FIFO.

Ưu điểm: Vận dụng phương pháp này giúp chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp phản ứng với giá cả thị trường của NVL một cách kịp thời,đảm bảo nguyên tắc phù hợp Khi xảy ra lạm phát, doanh thu hiện tại đượctạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hóa mới được mua ngay gần đó nên chi phí hiệntại nói chung là phù hợp với doanh thu hiện tại Hơn nữa, khi đó giá vốn hàng

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 16

bán sẽ cao làm giảm lợi nhuận và DN phải gánh chịu thuế TNDN ít hơn.Nhược điểm: Trong thời kỳ lạm phát, NVL nhập vào đầu kỳ với giáthấp hơn so với giá tại thời điểm cuối kỳ nên tại thời điểm lập báo cáo giá trịNVL bị phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế của nó Điều đó có thể bị nhìnnhận là làm giảm khả năng thanh toán của DN.

1.2.2.4 Phương pháp giá bình quân gia quyền

Giá thực tế NVL = Số lượng NVL x Giá đơn vị xuất kho xuất kho bình quân

Giá đơn vị bình quân có thể được tính theo các cách sau:- Phương pháp giá đơn vị bình quân đầu kỳ:

Kế toán áp dụng giá đơn vị bình quân bằng giá đơn vị bình quân cuốikỳ trước.

- Phương pháp giá đơn vị bình quân liên hoàn:

Sau mỗi lần nhập, kế toán tiến hành tính lại giá đơn vị bình quân củamỗi loại NVL dựa trên giá trị và số lượng NVL tồn kho và vừa mới nhậpthêm Trên cơ sở đó, tính ra được giá trị NVL thực tế xuất kho.

Trang 17

công sức vì khối lượng công việc tính giá của từng loại NVL lớn Phươngpháp này thích hợp với DN sử dụng kế toán máy.

- Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Giá đvbq

Giá trị VT tồn ĐK + Giá trị VT nhập trong kỳSố lượng VT tồn ĐK + Số lượng VT nhập trong kỳTrong thực tế có những DN có nhiều chủng loại NVL với những mẫumã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không cóđiều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho Giá bình quân cả kỳ dự trữđược tính vào cuối kỳ dựa vào công thức trên nên còn có thể gọi phương phápnày là giá đơn vị bình quân cuối kỳ Trị giá xuất NVL được tính bằng giá bìnhquân cả kỳ dự trữ nhân (x) với số lượng NVL xuất kho được tính dựa trên sốlượng trên phiếu xuất kho cả kỳ.

Ưu điểm: Cũng giống phương pháp giá đơn vị bình quân đầu kỳ,phương pháp này cũng tính toán đơn giản, dễ làm, khối lượng công việc đượcgiảm nhẹ.

Nhược điểm: Công việc tính giá của NVL xuất kho bị dồn vào cuối kỳnên việc hạch toán NVL không đáp ứng yêu cầu kịp thời của kế toán Côngviệc kiểm tra, đối chiếu thực hiện vào cuối kỳ cũng khó khăn hơn.

1.2.2.5 Phương pháp giá hạch toán

Đối với DN có nhiều loại VT, giá cả thường xuyên biến động, nghiệpvụ nhập - xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì công việc hạch toán theo giáthực tế gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức vì khối lượng công việc cầnthực hiện rất lớn Do đó việc việc hạch toán trong kỳ nên sử dụng giá hạchtoán Đó là đơn giá cố định được sử dụng trong kỳ thay thế cho giá thực tế.Cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế trên cơ sởhệ số giá thực tế - giá hạch toán Phương pháp này còn gọi là phương pháp hệsố giá.

Hệ số giá = Gtrị TT VT tồn ĐK + Gtrị TT VT nhập trong kỳGtrị HT VT tồn ĐK + Gtrị HT VT nhập trong kỳ

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 18

Giá trị VT = Số lượng x Đơn giá x Hệ số giáxuất trong kỳ VT xuất HT

Ưu điểm: Công việc hạch toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời.Bên cạnh đó, phương pháp này cho phép kế toán kết hợp chặt chẽ hạch toánchi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá bởi vì giá hạchtoán chỉ tác dụng trong sổ chi tiết, không có tác dụng trong sổ tổng hợp.

Nhược điểm: Đòi hỏi đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.Phương pháp này không tính đến sự biến động về giá cả của NVL nên tínhchính xác không cao

- Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT

- Phiếu báo VT còn lại cuối kỳ Mẫu số 07-VT

NVL có vai trò quan trọng trong DNSX nên cần đảm bảo theo dõi tìnhhình biến động của từng loại NVL Kế toán chi tiết NVL là việc ghi chép,theo dõi sự biến động nhập - xuất - tồn kho của từng loại NVL sử dụng trongSXKD nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà quản trị đưa ra các quyếtđịnh quản lý thích hợp Ở nước ta hiện nay, các DN thường áp dụng mộttrong ba phương pháp hạch toán chi tiết NVL là:

- Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - Phương pháp sổ số dư.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 19

1.3.1.1 Phương pháp thẻ song song

Ở kho, thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất và các chứng từ khác đểmở thẻ kho (sổ kho) và chỉ ghi theo số lượng Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuấtphải xác định ngay lượng Tồn Định kỳ, kế toán xuống kiểm tra việc ghi sổcủa thủ kho và ký xác nhận vào Thẻ kho Mỗi loại VT, CCDC được ghi riêngtrên một Thẻ kho.

Phòng kế toán, kế toán vật tư mở sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sảnphẩm,…ghi theo số lượng và giá trị Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất phải xácđịnh các chỉ tiêu Tồn (lượng, tiền).

Trường hợp DN sử dụng giá hạch toán ghi cho các nghiệp vụ xuất khothì trên sổ chi tiết cột Xuất đượcghi theo giá hạch toán đến cuối kỳ sau khitính được hệ số chênh lệch giá thì phải có dòng điều chỉnh trong sổ rồi mớitính chỉ tiêu Tổng nhập, Tổng xuất (dòng cộng tháng).

Cuối kỳ, dựa vào các Sổ chi tiết của HTK kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiếtđể làm cơ sở đối chiếu với các sổ tổng hợp có liên quan.

hi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu nên phát hiện sai

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Thẻ kế toán chi tiết VL

Trang 20

sót nhanh, dễ dàng, thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác.

Nhược điểm: Việc ghi chép về chỉ tiêu số lượng NVL giữa thủ kho vàkế toán vật tư bị trùng lặp làm khối lượng công việc tăng lên, việc hạch toánmất nhiều thời gian và công sức hơn.

1.3.1.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ở kho, thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất và các chứng từ khác đểmở thẻ kho (sổ kho) và chỉ ghi theo số lượng Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuấtphải xác định ngay lượng Tồn Định kỳ, kế toán xuống kiểm tra việc ghi sổcủa thủ kho và ký xác nhận vào Thẻ kho Mỗi loại VT, CCDC được ghi riêngtrên một Thẻ kho.

Phòng kế toán, căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán lập Bảng kê nhập,căn cứ vào Phiếu xuất kho kế toán lập Bảng kê xuất Cuối kỳ, dựa vào hai loạibảng kê này để vào Sổ đối chiếu – luân chuyển Mỗi loại vật tư chỉ được ghitrên một dòng.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển

Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm công tác lập sổ so với PP

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Bảng tổnghợp nhập, xuất tồn kho VLPXK

Thẻ kho

Bảng kêxuất VLSổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kê nhập VL

Sổ kế toán tổng hợpvề VL

Trang 21

trên, giảm nhẹ khối lượng ghi chép Tuy nhiên có nhược điểm là khó pháthiện sai sót hơn vì khó kiểm tra, đối chiếu, công việc bị dồn vào thời điểmcuối kỳ nhiều hơn.

1.3.1.3 Phương pháp sổ số dư

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ số dư

Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi vào “Thẻ kho” như cácphương pháp trên thì cuối tháng, căn cứ số lượng tồn trên thẻ kho, thủ kho ghivào sổ số dư để gửi về phòng kế toán.

Trên phòng kế toán, căn cứ vào Phiếu nhập kho lập phiếu giao nhậnchứng từ nhập, căn cứ vào Phiếu xuất kho để lập phiếu giao nhận chứng từxuất Cuối kỳ, căn cứ vào hai loại phiếu giao nhận để lập Bảng tổng hợp Nhậpxuất tồn vật liệu theo giá trị sau đó quy số lượng Tồn của thủ kho trên sổ sốdư ra tiền để đối chiếu so sánh với sổ sách tổng hợp.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Bảng tổng hợpNXTVLSổ số dư

Phiếu giao nhận ctừ nhập

Sổ kế toán tổng hợp về VL

Trang 22

Ưu điểm: PP khắc phục được những nhược điểm của các phương pháptrước, tránh việc ghi chép trùng lặp giữa phòng kế toán và kho.

Nhược điểm: Gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu nên khó pháthiện được sai sót.

1.3.2 Hạch toán tổng hợp NVL

Kế toán các loại hàng tồn kho nói chung và kế toán NVL nói riêng thìcác DN sử dụng một trong hai PP hạch toán tổng hợp là Kê khai thườngxuyên (KKTX) và Kiểm kê định kỳ (KKĐK).

* Phương pháp Kê khai thường xuyên (KKTX)

Đây là PP hạch toán một cách thường xuyên, liên tục sự biến độngtăng, giảm hàng tồn kho (HTK) theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ theochứng từ gốc.

Với PP này, mọi thông tin tăng giảm NVL có thể cập nhật kịp thời tạibất kỳ thời điểm nào Cuối kỳ, kế toán cũng có thể kiểm kê để xác định sựchênh lệch giữa kiểm kê thực tế và tồn kho cuối kỳ của HTK trên sổ kế toánđể tìm hiểu rõ nguyên nhân sự chênh lệch và đưa ra biện pháp xử lý.

* Phương pháp Kiểm kê định kỳ (KKĐK)

Đây là PP hạch toán HTK mang một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối với biến động tăng HTK, kế toán phản ánh một cáchthường xuyên, liên tục như PP KKTX nhưng sử dụng các tài khoản riêng theodõi HTK TK 611: Mua hàng.

Thứ hai, đối với HTK giảm trong kỳ, kế toán chỉ ghi vào sổ một lầnvào ngày cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê sẽ xác định được HTK xuất dùng trongkỳ theo công thức:

Giá thực tế = Tồn kho + Nhập kho - Tồn kho

NVL xuất kho NVL ĐK NVL trong kỳ NVL CK (kiểm kê)Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạchtoán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hoá xuất dùng cho các mục đích

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 23

khác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, bến, bãi…

- Giá trị thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.

Thông thường chia TK 152 thành các TK cấp 2 theo công dụng:TK 1521- Nguyên vật liệu chính

TK 1522- Nguyên vật liệu phụTK 1523- Nhiên liệu

TK 1528- NVL khác

* Tài khoản 151: Giá trị thực tế NVL, CCDC…DN đã mua nhưng cònđang đi trên đường.

Bên Nợ: Giá thực tế NVL đang đi đường.

Bên Có: NVL đi đường về nhập kho, chuyển đến đối tượng sử dụng.Dư Nợ: Giá thực tế NVL đi đường cuối kỳ chưa về nhập kho.

Một số tài khoản liên quan như: 111, 112, 331, 141,…

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 24

☺ Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL theo Phương pháp KKTX

1.3.2.2 Hạch toán tổng hợp NVL theo PP KKĐK

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

154Giá trị NVL xuất kho sử

dụng trong doanh nghiệp

Gtt NVL xuất để gccbMua NVL nhập kho

Hàng mua đang đi đường

Hàng đi đường nkho

Nhập kho NVL tự chếhoặc gia công

Nhận vốn góp đầu tư bằng NVL

138,632Xuất NVL trả vốn góp đầu tư

Trị giá NVL thiếu khikiểm kê kho

Trang 25

☺ Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng” Tk này dùng để phản ánh giáthực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào, xuất trong kỳ Kết cấu TK

Bên Nợ:

- Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn kho đầu kỳ.

- Giá trị VL, CCDC thu mua trong kỳ và các trường hợp tăng khác.Bên Có:

- Các khoản giảm giá, CKTM hàng mua được hưởng.- Giá trị VL, CCDC tồn kho cuối kỳ

- Giá trị VL, CCDC xuất dùng trong kỳ và thiếu hụt mất mát (nếu có).TK không có số dư.

☺ Phương pháp HT:

Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK

1.4 Các hình thức ghi sổ kế toán NVL trong DN

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

K/c NVL đi đường ,tồn kho đầu kỳ

111,112,331Gtt NVL mua vào

trong kỳ

K/c NVL đi đường ,tồn kho cuối kỳ

Trả NVL cho người bán hoặc CKTM

Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ

Trang 26

Hiện nay, trong chế độ kế toán có 4 hình thức ghi sổ kế toán, bao gồm:- Hình thức Nhật ký - Sổ cái

- Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chung- Hình thức Nhật ký chứng từ

Tùy vào điều kiện đặc điểm của mỗi DN mà lựa chọn áp dụng mộttrong số các hình thức trên cho phù hợp, thuận tiện.

1.4.1 Hình thức Nhật ký - Sổ cái

Các loại sổ kế toán hạch toán NVL bao gồm:- Nhật ký - Sổ cái

- Sổ chi tiết VL, thẻ kho, bảng phân bổ NVL…

Hình thức này được vận dụng trong các DN nhỏ, khối lượng nghiệp vụkinh tế phát sinh ít, sử dụng ít tài khoản, DN có mô hình quản lý tập trung,trình độ cán bộ quản lý thấp, trình độ nhân viên kế toán thấp, sử dụng ít laođộng kế toán.

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký - Sổ cái

1.4.2 Hình thức Nhật ký chung

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Sổ quỹ

Sổ chi tiếtNhật ký-Sổcái

TK 152, 611Chứng từ

kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 27

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳ

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Chứng từkế toán

NVLNhật ký

Bảng cân đối số PS

BCKTSổ cái TK

152, 611

Bảng tổng hợp chi tiếtN-X-T NVL

Trang 28

Đối chiếu

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung

1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Chứng từ kế toán

Sổ ĐKchứng từ

ghi sổ

Sổ chi tiết NVLChứng từ

ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết NVLSổ cái

TK 152, 611

Bảng CĐ PS

BCKT

Trang 29

Ghi chú: Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ hình thức Chứng từ ghi sổ

1.4.4 Hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Bảng phânbổ NVL

Chứng từkế toán

Sổ cái TK 152, 611

NKCTsố 1,2,5,10

Sổ chi tiết NVL

Bảng tổnghợp chi tiết

NVLBảng kê

số 3, 4, 5

BCKT

Trang 30

Ghi cuối kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chứng từ

1.5 Chuẩn mực kế toán Quốc tế về hàng tồn kho và kinh nghiệm kế toánhàng tồn kho của một số nước trên thế giới

1.5.1 Chuẩn mực kế toán Quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02)

Các khoản mục chủ yếu trong chuẩn mực kế toán Quốc tế về hàng tồnkho bao gồm:

- Về phạm vi áp dụng: Chuẩn mực quy định đối với tất cả các tồn kholà tài sản bao gồm:

♦ giữ để bám trong quá trình hoạt động SXKD thông thường,♦ trong quá trình SX để bán,

♦ dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệu, công cụ, dụng cụ được tiêu dùngtrong quá trình SX,

♦ cung cấp dịch vụ

- Về nguyên tắc: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá thấp hơngiữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được và theo nguyên tắc thậntrọng.

- Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:▪ Chi phí thực tế (Actual costs)

▪ Chi phí chuẩn (Standard costs)▪ Phương pháp bán lẻ (Retail method)

- Các phương pháp tính giá thực tế xuất kho của hàng tồn kho:● Giá đích danh (Specific identification)

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 31

● Bình quân gia quyền (Weighted average cost)● Nhập trước - Xuất trước (First - in, First - out)

1.5.2 So sánh chuẩn mực kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt namvề hàng tồn kho

1.5.2.1 Những điểm tương đồng

Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng IAS 02 ( sửa đổi năm 1993) và dựatrên thực tiễn ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kếtoán Việt nam đợt 1, trong đó có CMKTVN 02 “Hàng tồn kho” (VAS 02) Vềcơ bản, những nội dung cốt lõi và quan trọng của IAS 02 đã được kế thừatrong VAS 02 Kể từ thời gian đó, việc triển khai áp dụng chuẩn mực này đãcho thấy những hiệu quả nhất định, tạo ra một sự thống nhất trong công táchạch toán hàng tồn kho ở các doanh nghiệp.

Để phù hợp với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá, Chuẩn mực kế toánViệt nam đã được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán Quốc tế Chính vìlý do đó mà trong phần hành kế toán hàng tồn kho giữa chuẩn mực kế toánnước ta và chuẩn mực kế toán Quốc tế có nhiều điểm chung:

- Về phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Cả hai chuẩn mực nàyđều quy định rõ ràng về phương pháp tính và điều kiện áp dụng các phươngpháp tính giá hàng tồn kho tương đồng với nhau Các phương pháp chung cóthể áp dụng là: Phương pháp giá bình quân, phương pháp giá đích danh vàphương pháp nhập trước-xuất trước.

- Về việc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theogiá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được và phù hợpvới nguyên tắc thận trọng.

- Về kế toán lập dự phòng: Cả hai chuẩn mực đều quy định phải điềuchỉnh giá NVL xuống bằng giá trị thuần có thể thực hiện được Vật liệu trongquá trình SX không được lập dự phòng giảm giá nếu thành phẩm SX từ vật

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 32

liệu đó được bán với giá bằng hoặc cao hơn giá thành của nó.

1.5.2.2 Những điểm khác biệt

Trải qua một quá trình nghiên cứu, ngày 18/12/2003, IAS 02 sửa đổinăm 2003 đã ra đời thay thế cho CM sửa đổi năm 1993 và sẽ có hiệu lực kể từngày 1/1/2005 Hơn thế nữa, mỗi nước có những đặc điểm riêng về kinh tế vàkế toán, do đó VAS 02 có những điểm khác biệt đối với IAS 02:

- Về phương pháp tính giá xuất vật liệu: VAS 02 cho phép tính giá xuấttheo phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) nhưng IAS 02 hiện nay đãcấm dùng phương pháp này Bởi vì, áp dụng theo phương pháp LIFO, cácdoanh nghiệp sản xuất chế biến hoạt động kinh doanh càng lâu thì NVL tồnkho có giá càng xưa Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp LIFO trong các kỳcó lạm phát xảy ra, chúng ta sẽ tính được giá trị thấp nhất của HTK cuối kỳ vìnó được đánh giá đã tồn tại vào lúc đầu kỳ hoặc lúc bắt đầu KD Vì vậy, đâykhông phải là biểu hiện đáng tin cậy về giá trị HTK trên BCĐKT và về dòngvận động thực sự của HTK, nên phương pháp LIFO có thể gây ra những đánhgiá sai lệch về lợi nhuận thuần hoặc lỗ.

- Về biện pháp xử lý vật liệu thiếu khi kiểm kê: VAS 02 quy định, saukhi các tổ chức, cá nhân bồi thường phần còn lại sẽ hạch toán vào giá vốnhàng bán Còn IAS 02 thì quy định ghi nhận vào chi phí hoạt động SXKDtrong kỳ.

- Về lập dự phòng giảm giá HTK: Theo IAS 02 chỉ rõ việc lập dựphòng giảm giá HTK khi

+ Giá bán của hàng hóa thay thế giảm xuống

+ Khi có sự tổn thất lớn của HTK như hư hỏng, lỗi thời

Trong khi đó VAS 02 quy định lập dự phòng chỉ khi tồn tại khả năng hànghoá bị giảm giá trên thị trường.

- Theo IAS 02 sửa đổi năm 2003, một thay đổi chủ yếu khác là nhữnghướng liên quan (SIC 01: Nguyên tắc nhất quán trong việc áp dụng các

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 33

phương pháp tính giá) đã được quy định gộp vào IAS 02 cho thấy tầm quantrọng của việc nhất quán áp dụng phương pháp HTK VAS 01 “Chuẩn mựcchung” (giống như IAS 01) chỉ nêu một cách chung nhất về yêu cầu củanguyên tắc nhất quán Thiết nghĩ, cũng cần có những quy định cụ thể về vấnđề này trong VAS 02 Nguyên tắc nhất quán trong IAS được hiểu rộng hơn,đó là việc có thể áp dụng các phương pháp nhóm khác nhau cho các nhómHTK khác nhau nhưng phải nhất quán giữa các niên độ kế toán.

1.5.3 Kế toán NVL ở một số nước trên thế giới

1.5.3.1 Theo hệ thống kế toán Mỹ

Các phương pháp quản lý NVL

Kế toán Mỹ cũng áp dụng hai hình thức quản lý NVL là kê khai thườngxuyên và kiểm kê định kỳ Tuy nhiên, các DN thường sử dụng phương phápkê khai thường xuyên có sửa đổi (modified perpetual inventory) để xây dựngkế hoạch tài chính cho việc mua sắm, cung cấp NVL Tức là, kế toán chỉ ghichép số lượng NVL tăng giảm trong kỳ theo số lượng trên sổ chi tiết từng loạiNVL Quá trình này cho phép DN có thể xác định được mức tồn kho vào bấtkỳ thời điểm nào của quá trình KD.

Các phương pháp tính giá NVL xuất khoBao gồm: Phương pháp giá thực tế đích danh

Phương pháp giá đơn vị bình quân Phương pháp nhập trước-xuất trước Phương pháp nhập sau-xuất trước

Đánh giá NVL theo mức giá thấp hơn giá thực tế

Giá trị NVL có thể thấp hơn giá thực tế ban đầu của chúng Để đảmbảo nguyên tắc thận trọng, nếu NVL giảm sút tính hữu dụng, thay vì đượcđánh giá theo giá thực tế sẽ bị đánh giá thấp hơn giá thực tế hoặc theo giá thịtrường Việc ghi chép tăng thu nhập, hay lợi nhuận cũng chỉ được tiến hànhkhi có bằng chứng chắc chắn, sự giảm giá trị NVL so với giá gốc cũng phảiđược ghi chép phản ánh trên sổ kế toán của DN Để xác định giá trị ghi sổ của

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 34

NVL khi có sự giảm giá thì áp dụng một trong các phương pháp sau:Phương pháp đánh giá NVL theo từng mặt hàng.

Phương pháp đánh giá NVL theo nhóm hàng chủ yếu.Phương pháp đánh giá NVL theo phương pháp ước tính.

1.5.3.2 Theo hệ thống kế toán Pháp

Các phương pháp quản lý NVL

Các DN cũng sử dụng hai phương pháp là phương pháp KKTX vàphương pháp KKĐK, nhưng chủ yếu áp dụng phương pháp KKĐK cònphương pháp kia về nguyên tắc chỉ sử dụng trong kế toán quản trị.

Kế toán dự phòng giảm giá NVL

Vào thời điểm kiểm kê cuối năm (trước khi lập báo cáo kế toán năm),nếu NVL bị giảm giá (giá thực tế trên thị trường thấp hơn giá đang ghi sổ kếtoán) hoặc hàng bị lỗi thời mà DN có thể phải bán thấp hơn hòa vốn, thì cầncăn cứ vào giá bán hiện hành, đối chiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lậpdự phòng Cuối niên độ kế toán sau, căn cứ vào giá cả thị trường, đối chiếuvới giá ghi sổ kế toán của từng mặt hàng để dự kiến mức dự phòng mới vàtiến hành điều chỉnh mức dự phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phảilập năm nay Nếu mức dự phòng mới lớn hơn mức dự phòng đã lập thì tiếnhành lập bổ sung số chênh lệch, ngược lại thì hoàn nhập.

Xét về bản chất thì kế toán NVL theo hệ thống kế toán Pháp, Mỹ hayViệt Nam là tương đối giống nhau Có một số điểm khác biệt là do sự khácnhau về đặc điểm kinh tế và các hoạt động kinh doanh của mỗi nước Cả hệ

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 35

thống kế toán Pháp, Mỹ đều rất coi trọng phương pháp kiểm kê định kỳ tronghạch toán HTK Điều đó có thể xuất phát từ mục đích giảm nhẹ khối lượngcông việc kế toán, và với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ hiện đại làm choviệc quản lý NVL trở nên chính xác và giảm tối đa sự nhầm lẫn trong kiểmkê Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng nên việc quy định một cách cựcđoan một trong hai phương pháp sẽ làm giảm đi tính linh động vốn có của đốitượng kế toán.

Chương 2

Thực trạng kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

2.1 Tổng quan về Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Phát triển Công nghệvà Thiết bị Mỏ

Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ trước đây là công ty Tưvấn chuyển giao Công nghệ Mỏ trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏđược thành lập theo Quyết định số 68/1998/QĐ – TTg ngày 27 tháng 03 năm1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 10/1999/QĐ – BCN ngày 03tháng 03 năm 1999 và Quyết định số 1834/QĐ - TCCB ngày 14 tháng 8 năm2001 của Bộ Công nghiệp Do sự sắp xếp lại tổ chức nên tháng 6 năm 2001sáp nhập Trung tâm Thí nghiệm Hiệu chỉnh điện và Thiết bị mỏ vào Công tyPhát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ theo Quyết định số QĐ 528/ TCCBngày 31 tháng 05 năm 2001.

Vì điều kiện sáp nhập nên sản xuất bị phân tán, trong giai đoạn này vừasắp xếp lại tổ chức vừa tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đảmbảo đời sống của công nhân viên toàn công ty Với sự nỗ lực của Đảng ủy vàBan giám đốc nên Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã dần đi vào

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 36

sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện sản xuất kinhdoanh của Công ty.

Trụ sở chính của công ty đặt tại địa chỉ số 3 Phan Đình Giót – PhươngLiệt – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: (84.4) 8.647.871, Fax: (84.4)8.641.564 Tài khoản: 710A – 00003 Ngân hàng công thương Chương DươngHà Nội Mã số thuế: 0100888822.

Trong các năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyPhát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã có những thành công và những bướctiến bộ nhất định Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân 1lao động đều tăng theo thời gian.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm

2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiếtbị Mỏ

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận laođộng quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên mônhóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành các cấpkhác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung củacông ty Hiện nay Công ty bao gồm các phòng ban và đội sau:

Ban Giám đốc

Phòng Tổ chức lao động tiền lươngPhòng Tài chính – Kế toán

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 37

Phòng Kế hoạchPhòng Kỹ thuậtPhòng Vật tư

Xưởng sản xuất Manhêtít Đội thí nghiệm hiệu chỉnh IĐội thí nghiệm hiệu chỉnh II

Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban

Trong công ty, tùy theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chứcnăng, nhiệm vụ khác nhau đảm bảo cho hoạt động của Công ty được thông suốt.

Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với

nhà nước và cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh trongcông ty.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quản lý của công ty

Phó giám đốc kĩ thuật: là người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất ,

kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kĩ thuật trong sản xuất, an toàn lao động, đồngthời có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các giải pháp đổi mới kĩ thuật, đầu tư chiềusâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng cao chấtlượng sản phẩm, công trình.

Phó giám đốc nội chính: là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý,

điều hành công tác Đảng, đoàn thể, phong trào thi đua, an ninh trật tự, đờisống cho toàn thể cán bộ công nhân viên

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Xưởng SX bột quặng

MNTXưởng

SC&PHTB MỏĐội TNHC 2

Đội TNHC 1

Giám đốc Công ty

PGĐ kỹ thuậtPGĐ nội

PhòngTCLĐ & TL

Phòng kỹ thuậtPhòng kế

hoạchPhòng kế

Phòng vậttư

Trang 39

Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ

công tác thống kê kế toán, quản lý hoạt động tài chính của công ty, điều hòaphân phối tổ chức sử dụng vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhànước, là nơi phân bổ nguồn thu nhập, tích lũy Theo dõi mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể chi phíđầu vào và chi phí đầu ra.

Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

dài hạn, ngắn hạn, điều động sản xuất, xây dựng, sửa đổi định mức tiêu haonguyên nhiên vật liệu.

Phòng tổ chức lao động tiền lương: có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của

cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tham mưu cho giám đốc bố trí, sửdụng lao động , tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân , xây dựngsửa đổi định mức lao động, đơn giá tiền lương cho phù hợp với từng thời kìnhằm khuyến khích sản xuất.

Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách qui trình công nghệ sản xuất

đảm bảo chất lượng sản phẩm Hướng dẫn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiệnthi công các công trình, tiến độ thi công và tạo mối quan hệ với khách hàng.

Phòng vật tư: có trách nhiệm cung ứng đầy đủ vật tư theo đúng yêu

cầu về chủng loại, mẫu mã.

Xưởng Manhêtít: Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng này là sản xuất

bột quặng Manhêtít mịn và siêu mịn Fe3O4 để cung cấp cho các nhà máytuyển than tại Việt Nam.

Đội thí nghiệm hiệu chỉnh I: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh

các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ lộ thiên.

Đội thí nghiệm hiệu chỉnh II: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh

các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ hầm lò.

Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ: Có nhiệm vụ bảo dưỡng định

kì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị, máy biến áp trạm mạng hạ thế của tất cảcác đơn vị trong và ngoài ngành than.

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Trang 40

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Phát triển Côngnghệ và Thiết bị Mỏ

2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ

Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ chủ yếu sản xuất quặngManhêtít cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam để tuyển than(làm huyền phù tuyển than).

2.1.3.2 Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty Phát triển Côngnghệ và Thiết bị Mỏ

- Triển khai áp dụng kĩ thuật, công nghệ mới vào sản xuất dưới các hìnhthức dự án: điều tra, thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Thăm dò, khảo sát, xây dựng các công trình dân dụng và công nghệ Mỏ.- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác.

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định các thiết bị phòng nổ.

- Sửa chữa, phục hồi, chế tạo phụ tùng điện, lắp đặt các thiết bị điện- Thí nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị điện có điện áp đến 35KV

- Kiểm định các loại đồng hồ đo lường điện, nhiệt, áp lực…

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho các dự án.- Thực hiện các dịch vụ huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng caonghiệp vụ, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực trên và các dịch vụkhác.

Trong đó, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Phát triển Côngnghệ và Thiết bị Mỏ là

- Sản xuất quặng Manhêtít siêu mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lượng:+ Hàm lượng từ ≥ 95 %

+ Cỡ hạt mịn ≤ 0.05mm ≥ 95%+ Độ ẩm 5%

- Sản xuất quặng Manhêtít mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lượng:+ Hàm lượng từ ≥ 95 %

Lê Ánh Sáng Lớp: Kế toán 46C

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - Chủ biên PGS-TS Nguyễn Thị Đông Khác
3. Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán - Nhà xuất bản Tài chính 10-2002 Khác
4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán Khác
5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC 6. Chuẩn mực kế toán Việt nam số 02 (VAS 02) Khác
8. Một số Website:www.tapchiketoan.com www.mof.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song (Trang 18)
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển (Trang 19)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ số dư - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.3 Hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ số dư (Trang 20)
Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL theo Phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.4 Hạch toán tổng hợp NVL theo Phương pháp KKTX (Trang 23)
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.5 Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK (Trang 24)
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký - Sổ cái - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký - Sổ cái (Trang 25)
Bảng cân  đối số PS - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Bảng c ân đối số PS (Trang 26)
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung (Trang 27)
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ hình thức Chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 28)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quản lý của công ty - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quản lý của công ty (Trang 37)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít (Trang 40)
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 42)
Bảng phân bổ Sổ chi tiết - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Bảng ph ân bổ Sổ chi tiết (Trang 43)
Bảng 2.6: Phiếu nhập kho - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Bảng 2.6 Phiếu nhập kho (Trang 53)
Bảng 2.7: Phiếu xuất kho - Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Bảng 2.7 Phiếu xuất kho (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w