Để quản lý thống nhất nguồn tài chính do Nhà nước cấp, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH XÃTẠI
XÃ THÁI TÂN - HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH
Ngành: Kinh tế lâm nghiệp
Trang 2MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .1
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân sách .3
1.1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán ngân sách .3
1.1.1.1 Khái niệm về NSNN .3
1.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán ngân sách 4
1.1.2 Tổ chức công tác kế toán ngân sách .4
1.1.2.1 Tổ chức bộ máy 4
1.1.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán .6
1.2 Nội dung, phương pháp kế toán thu chi ngân sách xã .6
1.2.1 Kế toán các khoản thu ngân sách xã 6
1.2.1.1 Nội dung các khoản thu ngân sách xã 6
1.2.1.2 Phương pháp kế toán 7
1.2.2 Kế toán các khoản chi ngân sách xã 13
1.2.2.1 Nội dung các khoản chi ngân sách xã .13
1.2.2.2 Phương pháp kế toán .14
Chương 2: Đặc điểm cơ bản của xã Thái Tân 22
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xã 22
2.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 22
2.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .22
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 23
2.3 Tổ chức bộ máy chính quyền xã 27
2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của xã .28
2.4.1 Thuận lợi 28
2.4.2 Khó khăn .29
Trang 32.4.3 Phương hướng phát triển của xã trong những năm tới .30
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán thu chi ngân sách xã và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân 32
3.1 Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách và tình hình thu chi ngân sách tại xã Thái Tân 32
3.1.1 Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách tại xã 32
3.1.1.1 Bộ máy công tác kế toán tại xã 32
3.1.1.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán xã 32
3.1.1.3 Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại xã hiện nay .33
3.1.1.4 Chứng từ kế toán tại xã .33
3.1.1.5 Sổ kế toán và hình thức kế toán tại xã 34
3.1.1.6 Hệ thống báo cáo tài chính .35
3.2.1 Công tác kế toán thu chi ngân sách tại xã .36
3.2.1.1 Công tác kế toán thu ngân sách tại xã .36
3.1.2.2 Công tác kế toán chi ngân sách xã 40
3.2 Tình hình thu chi ngân sách xã trong năm 2007 46
3.2.1 Tình hình thu ngân sách tại xã trong năm 2007 .46
3.2.2 Tình hình chi ngân sách tại xã trong năm 2007 49
3.3 Công tác thu chi ngân sách tại xã trong 3 năm 2005 - 2007 51
3.3.1 Phân tích tình hình thu ngân sách trong 3 năm 2005 - 2007 .51
3.3.2 Phân tích tình hình chi ngân sách tại xã trong 3 năm 2005 - 2007 54
3.3.3 Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã 56
Chương 4: Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân 58
4.1 Nhận xét 58
4.1.1 Ưu điểm trong công tác kế toán 58
4.1.2 Hạn chế trong công tác kế toán 59
Trang 44.2 Đề xuất ý kiến 60 4.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã tại xã Thái Tân 60 4.2.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thu chi ngân sách xã 60 KẾT LUẬN 62 PHỤ BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ của UBND
xã Thái Tân – Thái Thụy – Thái Bình đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành khoá luận của mình trong thời gian thực tập tại đơn vị
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu, các phòng ban của trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể bạn bè đã tạo điều kiện và cổ động tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài khoá luận của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày tháng năm 2008
Nguyễn Thị Nga
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Để quản lý thống nhất nguồn tài chính do Nhà nước cấp, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách
và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt nên ngân sách xã có tính đặc thù riêng khác với các cấp ngân sách khác Ngân sách xã là
hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong quá trình phân phối của cải xã hội nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước trong khuôn khổ được phân cấp quản lý
Nguồn thu ngân sách xã được khai thác trên địa bàn, nhiệm vụ chi được
bố trí phục vụ mục đích cộng đồng dân cư trong xã mà không qua cấp ngân sách trung gian nào Xã có nhiệm vụ thu lấy để mà chi, thu để nuôi mình và còn phải nộp cho cấp trên như các loại thuế…
Ngân sách xã đảm bảo điều kiện về tài chính cho chính quyền xã chủ động khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn
Trên cơ sở những kiến thức được học ở nhà trường cùng với mong muốn
có thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế Đồng thời góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở cấp xã nhằm thực hiện có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm nguồn tài chính Tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
Trang 8“ Thực trạng công tác kế toán thu chi ngân sách xã và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của bản thân về công tác kế toán thu chi ngân sách xã
Đánh giá công tác kế toán và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong 3 năm 2005 - 2007
Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân
3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài: báo cáo kế toán, khoá luận, giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó…
Phương pháp thu thập số liệu: thông qua điều tra, phỏng vấn, tìm hiểu các báo cáo tổng kết, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích: các số liệu thu thập được tính toán và phân tích Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cán
bộ có kinh nghiệm, các thầy cô giáo về kế toán ngân sách
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tại xã Thái Tân
Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong 3 năm gần đây
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân sách
1.1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán ngân sách
1.1.1.1 Khái niệm về NSNN
* Khái niệm về NSNN
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
NSNN có chức năng phân phối nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện các cân đối lớn của Nhà nước Vai trò này được thể hiện trong mọi mô hình kinh tế: quốc doanh, tập thể, tư nhân…
NSNN có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập như nước ta hiện nay
Theo Luật NSNN (năm 2002), hệ thống NSNN ta gồm:
Ngân sách TW: gồm Ngân sách của cơ quan TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ…
Ngân sách địa phương là ngân sách của các cơ quan hành chính các cấp có HĐND và UBND gồm:
Trang 10Kế toán ngân sách xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích
và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của xã gồm: hoạt động thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) phải tổ chức công tác kế toán theo Luật kế toán
1.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán ngân sách
Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã, các quy định về tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã
Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý
và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng, cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với ubnd và HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã
Lập báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra HĐND xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi phòng tài chính quận, huyện, thị xã (gọi chung là huyện) để tổng hợp vào NSNN
1.1.2 Tổ chức công tác kế toán ngân sách
1.1.2.1 Tổ chức bộ máy
Bộ máy kế toán thường được tổ chức theo mô hình tập trung Theo mô hình này, mỗi đơn vị có một phòng kế toán, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây
Nội dung công việc kế toán ngân sách gồm:
Trang 11- Kế toán tiền mặt, tiền gửi kho bạc: phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã tại KBNN
- Kế toán các khoản thu ngân sách: phản ánh các khoản thu ngân sách xã
đã qua kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua kho bạc và những khoản thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng
- Kế toán các khoản chi ngân sách: phản ánh các khoản thu chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được HĐND xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua kho bạc, chi ngân sách xã chưa qua kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục NSNN
- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: phản ánh số hiện có và tình hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng
- Kế toán thanh toán: phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã
- Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: phản ánh các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác như: thu, chi hoạt động sự nghiệp văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác
- Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã
Trang 12- Lập báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán để trình HĐND xã và gửi phòng Tài chính huyện
1.1.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Theo Quyết định số 94/2005/QĐ - BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán ngân sách xã
- Hệ thống kế toán ngân sách xã gồm :
+ Hệ thống Chứng từ kế toán
+ Hệ thống Tài khoản kế toán
+ Hệ thống Sổ kế toán
+ Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
Chế độ kế toán ngân sách xã áp dụng cho xã, phường, thị trấn (gọi chung
là xã) thuộc các quận, huyện, thị xã của các tỉnh, thành phố trong cả nước
1.2 Nội dung, phương pháp kế toán thu chi ngân sách xã
1.2.1 Kế toán các khoản thu ngân sách xã
1.2.1.1 Nội dung các khoản thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được HĐND
xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Nội dung các khoản thu và tỷ lệ phân chia giữa ngân sách cấp xã với ngân sách cấp trên gồm:
- Các khoản thu xã được hưởng 100%: là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư gồm các khoản sau:
+ Thuế môn bài của các hộ kinh doanh
+ Phí, lệ phí
+ Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu, chi
Trang 13+ Thu từ quỹ đất 5% công ích và hoa lợi công sản
+ Thu chuyển nguồn
+ Các khoản thu nhân dân đóng góp theo quy định
+ Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân, ngân sách các cấp, chính quyền khác cho ngân sách cấp xã
+ Lệ phí trước bạ nhà đất gồm:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp
+ Thuế nhà đất
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
+ Tiền sử dụng đất
+ Thuế GTGT - TNDN 70%
+ Lệ phí trước bạ tài sản 70%
+ Ngoài ra còn có các quỹ công chuyên dùng của xã
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách
+ Thu bổ sung để thực hiện các chương trình mục tiêu
1.2.1.2 Phương pháp kế toán
* Thu sự nghiệp
Chỉ sử dụng ở những xã có tổ chức hạch toán tập trung các khoản thu sự nghiệp trên cùng hệ thống sổ kế toán ngân sách xã mà những khoản thu này do ban Tài chính xã thu Không hạch toán vào tài khoản này đối với những khoản thu thuộc các hoạt động xã đã khoán cho những tổ chức, cá nhân nhận khoán và các chi phí của những hoạt động này do người nhận khoán chịu
Trang 14Tài khoản sử dụng 711 - Thu sự nghiệp:
Bên Nợ: + Kết chuyển số chi sự nghiệp của từng hoạt động trừ vào thu sự nghiệp
+ Kết chuyển số thu sự nghiệp còn lại vào thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Bên Có: Số thu sự nghiệp phát sinh trong kỳ
Số dư bên Có: Phản ánh số thu sự nghiệp chưa kết chuyển
1 Khi phát sinh các khoản thu sự nghiệp của xã, căn cứ vào chứng từ thu tiền ghi:
Nợ TK 112 (1121– Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 111– Tiền mặt
Có TK 112 (1128 – Tiền gửi khác) – Tiền gửi kho bạc
Trang 15Đồng thời căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được kho bạc xác nhận, ghi thu ngân sách đã qua kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc
* Thu ngân sách đã qua kho bạc
Tài khoản sử dụng 714 – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc
Bên Nợ : + Số thoái thu ngân sách xã
+ Kết chuyển số thu ngân sách đã qua kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm trước sang tài khoản chênh lệch thu, chi ngân sách xã sau khi HĐND xã đã phê chuẩn quyết toán thu ngân sách năm trước
Bên Có: + Số thu ngân sách xã đã qua kho bạc phát sinh trong năm
+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước
Số dư bên Có: + Phản ánh số thực thu ngân sách xã đã qua kho bạc luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
+ Số thu ngân sách đã qua kho bạc thuộc năm ngân sách năm trước còn chờ phê chuẩn quyết toán
Các khoản thu ngân sách bằng tiền mặt, được thu bằng biên lai tài chính: 1.1 Đối với các khoản thu ngân sách khi thu được tiền, nộp tiền mặt vào quỹ của xã sau đó mới nộp kho bạc:
Căn cứ vào biên lai thu tiền hoặc hợp đồng giao khoán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ tiền mặt của xã, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc Khi nộp tiền thu ngân sách vào tài khoản ngân sách tại kho bạc, căn cứ phiếu chi và giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, ghi:
Nợ TK 112 (1121 – Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Trang 16Có TK 111 – Tiền mặt Căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã qua kho bạc xác nhận, phản ánh số thu ngân sách đã qua kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc 1.2 Đối với những khoản thu ngân sách bằng tiền mặt, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được kho bạc xác nhận, ghi:
Nợ TK 112 (1121 – Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc
2 Hạch toán các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách (thu về thuế, phí, lệ phí…)
2.1 Những khoản thuế, phí, lệ phí cơ quan thuế uỷ quyền cho UBND xã thu (thu bằng biên lai cơ quan thuế kể cả các khoản thuế, phí, lệ phí xã hưởng 100%)
Khi thu được tiền mặt nếu chưa kịp nộp vào kho bạc mà nộp vào quỹ tiền mặt của xã, căn cứ vào phiếu thu, ghi:
Nợ TK111 – Tiền mặt
Có TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ Khi thanh toán tiền thu thuế, phí, lệ phí với cơ quan thuế, căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan thuế, viết giấy nộp tiền vào ngân sách, ghi:
Nợ TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
Có TK 111 – Tiền mặt Khi nhận được giấy báo Có của kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ phí điều tiết cho xã (kể cả các khoản xã được hưởng 100%), ghi:
Nợ TK 112 (1121 – Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc
Trang 172.2 Những khoản thu do cơ quan thuế trực tiếp thu của các đối tượng trên địa bàn của xã:
Khi thu tiền thuế và nộp vào ngân sách do cán bộ thuế chịu trách nhiệm Khi nhận được chứng từ của kho bạc báo số thu ngân sách trên địa bàn, phân chia cho xã theo tỷ lệ điều tiết, ghi:
Nợ TK 112 (1121 – Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc
3 Hạch toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Khi nhận được chứng từ của kho bạc báo số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, ghi:
Nợ TK 112 (1121 – Tiền ngân sách tại kho bạc) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc Thu ngân sách xã bằng hiện vật (kể cả các khoản thu viện trợ bằng vật tư thiết bị)
Căn cứ vào số lượng hiện vật thu được quy ra giá trị để hạch toán:
3.1 Trường hợp có tổ chức kho quản lý và hách toán nhập, xuất hiện vật qua kho
Khi thu được hiện vật nhập kho, ghi:
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Trang 18Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, căn cứ vào phiếu xuất kho
Ghi thu ngân sách:
Nợ TK 719 (7192) – Thu ngân sách chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách đã qua kho bạc Ghi chi ngân sách:
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách chưa qua kho bạc 3.2 Trường hợp thu hiện vật nhưng không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho công trình
Khi thu hiện vật đưa vào sử dụng ngay, căn cứ vào Giấy báo thu hiện vật
Nợ TK 241 (2412) – XDCB dở dang
Có TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc Đồng thời phản ánh ghi chi ngân sách chưa qua kho bạc để hình thành nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Khi công trình hoàn thành làm thủ tục đã qua kho bạc
Ghi thu ngân sách số hiện vật:
Nợ TK 719 ( 7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc Ghi chi ngân sách số hiện vật:
Nợ TK 814 ( 8142) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách đã qua kho bạc
Trang 194 Trường hợp nhân dân đóng góp bằng ngày công để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
Căn cứ vào Giấy báo ngày công lao động đóng góp, ghi chưa qua kho bạc giá trị ngày công:
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 241 (2412) – Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách đã qua kho bạc
Ghi thu ngân sách
Nợ TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc Ghi chi ngân sách
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc 1.2.2 Kế toán các khoản chi ngân sách xã
1.2.2.1 Nội dung các khoản chi ngân sách xã
Chi ngân sách xã gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, bao gồm các khoản chi chủ yếu sau:
* Chi đầu tư phát triển gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh
Trang 20- Chi đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
* Các khoản chi thường xuyên:
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã: tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã; các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước; công tác phí; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; chi về hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã
- Đóng BHXH, BHYT theo chế độ quy định
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội
- Chi sự nghiệp giáo dục: trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo…
- Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, nhà văn hoá…
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật 1.2.2.2 Phương pháp kế toán
* Chi sự nghiệp
Chỉ sử dụng ở những xã có tổ chức hạch toán tập trung các khoản chi sự nghiệp trên cùng hệ thống sổ kế toán ngân sách xã mà những khoản chi sự nghiệp này do xã trực tiếp chi Không hạch toán vào tài khoản này đối với những khoản chi của các hoạt động đã khoán cho tổ chức, cá nhân nhận khoán
Trang 21Tài khoản sử dụng 811 – Chi sự nghiệp
Bên Nợ: Các khoản chi sự nghiệp thực tế phát sinh
Bên Có: Kết chuyển số chi sự nghiệp vào thu sự nghiệp để xác minh kết quả hoạt động sự nghiệp
Số dư bên Nợ: Số chi sự nghiệp chưa kết chuyển
* Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Tài khoản sử dụng 814 – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Bên Nợ : + Số chi ngân sách xã đã được phản ánh vào chi ngân sách tại kho bạc gồm:
+ Các khoản chi thuộc năm ngân sách năm nay
+ Các khoản chi thuộc năm ngân sách năm trước được xử lý trong thời gian chỉnh lý quyết toán
+ Số chi chuyển nguồn sang năm sau Bên Có: + Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi
Trang 22+ Số thực chi ngân sách xã đã qua kho bạc thuộc năm ngân sách năm trước chuyển sang tài khoản 914 để xác định kết dư ngân sách
Số dư bên Nợ: + Chi ngân sách xã năm ngân sách năm nay luỹ kế từ đầu năm tới cuối kỳ
+ Số chi thuộc năm ngân sách năm trước chờ HĐND phê chuẩn quyết toán
Phương pháp hạch toán:
1 Hạch toán các khoản chi thường xuyên tại xã
1.1 Đối với những khoản chi thẳng bằng chuyển khoản
Khi xã lập Lệnh chi để chi trả tiền đóng BHXH, mua thẻ BHYT, trả tiền điện, cước phí bưu điện và một số dịch vụ khác, căn cứ giấy báo Nợ kế toán
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 112 (1121) – Tiền gửi kho bạc 1.2 Những khoản chi thẳng ngân sách xã bằng tiền mặt:
Những khoản chi về tiền lương, phụ cấp trong dự toán được duyệt, khi xã xuất quỹ thanh toán được hạch toán thẳng vào chi ngân sách xã đã qua kho bạc:
Khi xã lập Lệnh chi rút tiền mặt về xã để chi trả tiền lương và phụ cấp, căn cứ vào giấy báo Nợ của kho bạc
* Đầu tư phát triển
1 Chi mua sắm TSCĐ đưa về sử dụng ngay bằng chuyển khoản: Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, căn cứ vào giấy báo Nợ của kho bạc, ghi:
Trang 23Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc Đồng thời căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với kho bạc, căn cứ vào giấy đề nghị :
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
3 Chi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử: Mua TSCĐ bằng tiền mặt thuộc quỹ ngân sách về phải qua lắp đặt, căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2411) – XDCB dở dang
Có TK 111 – Tiền mặt Chi phí lắp đặt, chạy thử TSCĐ phát sinh:
Nợ TK 241 (2411) – XDCB dở dang
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 152 – Vật liệu
Có TK 331 – Các khoản phải trả Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định
Trang 24Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Kết chuyển chi phí mua và chi phí lắp đặt TSCĐ:
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 241 (2411) – XDCB dở dang Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với kho bạc, căn cứ vào giấy đề nghị ghi:
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
4 Chi ngân sách cho đầu tư XDCB
a Nhập kho số vật tư thiết bị mua về chưa thanh toán, căn cứ phiếu nhập
kho kế toán ghi:
Nếu mua vật tư chưa thanh toán:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Có TK 331 – Các khoản phải trả Trường hợp ngân sách xã làm lệnh chi tạm ứng vốn cho chủ đầu tư ghi:
Nợ TK 152 – vật liệu (mua vật tư về nhập kho)
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
b Xuất vật tư, thiết bị XDCB sử dụng cho công trình, ghi:
Nợ TK 241 (2412) – XDCB dở dang
Có TK 152 – Vật liệu
c Khi ứng tiền cho nhà thầu xây lắp theo hợp đồng ký kết, ghi:
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả
Trang 25Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 (1128) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Đồng thời ghi chi ngân sách chưa qua kho bạc đối với phần vốn ngân sách
đã làm lệnh chi chuyển thẳng cho nhà thầu, ghi:
Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc (nếu cấp là tạm ứng)
Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc
d Nhận khối lượng XDCB hoàn thành bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, ghi:
Có TK 112 (1128) – Tiền gửi kho bạc
Có TK 311 – Các khoản phải thu
f Khi phát sinh chi phí XDCB khác, ghi:
Nợ TK 241 (2412) – XDCB dở dang
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 ( 1128) – Tiền gửi kho bạc
5 Nhận vốn viện trợ chi thẳng cho công trình XDCB:
Ghi thu, chi ngân sách chưa qua kho bạc số vật tư thiết bị nhận viện trợ:
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc Ghi chi đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB ghi:
Nợ TK 241 (2412) – XDCB dở dang
Trang 26Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kế toán làm thủ tục ghi ngân sách xã đã qua kho bạc:
Ghi thu ngân sách xã đã qua kho bạc:
Nợ TK 719 (7192) – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 714 (7142) – Thu ngân sách xã đã qua kho bạc Ghi chi ngân sách đã qua kho bạc
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách chưa qua kho bạc Căn cứ vào quyết toán được duyệt, lập biên bản giao nhận TSCĐ:
Nợ TK 211 – TSCĐ
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Căn cứ vào quyết toán công trình được duyệt, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 241 (2412) – XDCB dở dang
* Những xã có nguồn thu theo mùa vụ
2.1 Hàng tháng phản ánh số phải trả về các khoản đã chi ngân sách nhưng
xã chưa có tiền thanh toán kế toán ghi:
Nợ TK 819 (8192) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Có TK 331 – Các khoản phải trả 2.2 Đến cuối mùa vụ, khi ngân sách xã có nguồn thu, xã tiến hành thanh toán các khoản phải trả theo các chứng từ đã duyệt chi kế toán ghi:
Tạm ứng tiền của kho bạc về nhập quỹ tiền mặt của xã:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 (1121) – Tiền gửi kho bạc Xuất quỹ thanh toán các khoản nợ phải trả:
Trang 27Nợ TK 331 – Các khoản phải trả
Có TK 111 – Tiền mặt
3 Lập Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng, căn cứ vào giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng đã được kho bạc chấp nhận, chuyển chi ngân sách chưa qua kho bạc thành số chi ngân sách đã qua kho bạc kế toán xã ghi:
Nợ TK 814 (8142) – Chi ngân sách đã qua kho bạc
Có TK 819 (8192) – Chi ngân sách chưa qua kho bạc
* Cuối niên độ kế toán:
1 Xuất toán những khoản chi sai phải thu hồi do người duyệt chi sai chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu
Có TK 819 (8191) – Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
2 Các khoản chi ngân sách tại xã đến cuối ngày 31/12 còn chưa được phản ánh vào kho bạc thì chuyển số dư về chi ngân sách chưa qua kho bạc, ghi:
Nợ TK 8191 – Thuộc năm trước
Có TK 8192 – Thuộc năm nay
3 Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật, ngày công và những xã được phép giữ lại các khoản thu để chi ngân sách trước ngày 31/12, căn cứ vào Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách được kho bạc chấp nhận hạch toán vào thu ngân sách năm trước, ghi:
Nợ TK 814 (8141) - Thuộc năm trước
Có TK 819 (8191) - Thuộc năm trước
Trang 28Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ THÁI TÂN
Diện tích và dân số xen canh, xen cư với 9 xã
Với tổng diện tích 461,8 ha và tổng dân số là 1.080 khẩu, dân số sinh sống chủ yếu là người Kinh Những năm trước đây đường xá đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn và cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp, chủ yếu làm nông nghiệp Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với sự phấn đấu hết mình của Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể nhân dân trong xã tình hình phát triển kinh tế - xã hội được ổn định và phát triển toàn diện, đời sống nhân dân được nâng lên và đã có được chuyển biến rõ rệt về nhiều mặt, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển như: đường, trường, trạm, nhà văn hoá, khu di tích
2.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Xã Thái Tân nằm ở phía Nam huyện Thái Thụy với tổng diện tích đất tự nhiên 542,2ha
Phía Đông giáp: xã Thái Xuyên
Phía Tây giáp: xã Thái Học, Thái Thịnh, Thái Thuần
Phía Nam giáp: xã Mỹ Lộc
Trang 29Phía Bắc giáp: xã Thái Hưng
Xã cách trung tâm huyện Thái Thụy 10km, có đường tỉnh lộ 39b chạy qua, có một chợ họp tháng 13 phiên thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá
b Địa hình
Thái Tân nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1,2o thấp dần từ Tây sang Đông theo hướng
ra biển Tính chất này chỉ bị tác động bởi một số sông ngòi gò đông nằm rải rác
Độ cao bề mặt từ 0,75 - 1,5m so với mặt nước biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1,2m
c Đặc điểm khí hậu
Xã Thái Tân có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt Mùa xuân ấm áp, mưa đều vừa phải Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều hay có bão Mùa đông giá lạnh, khô hanh nhưng không kéo dài xen kẽ có nắng, biên độ thời gian dao động không lớn
Lượng bức xạ mặt trời khá lớn nền nhiệt độ khá cao, số giờ nắng từ 1600 - 1800h/năm Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23o - 27o
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.788ml Độ ẩm khá cao dao động từ 82% - 94%
Do đặc điểm về vị trí địa lý nên xã chịu ảnh hưởng của hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam Hàng năm phải hứng chịu từ 3 đến 5 cơn bão với sức gió từ cấp 7 - 10, kèm theo mưa lớn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân
Với hệ thống sông và kênh chủ yếu từ sông Trà Lý cung cấp một lượng phù sa khá dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
a Tổng thu nhập
Trang 30Thái Tân là một xã thuần nông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với diện tích bình quân từ 800 - 1.000 m2/người Trong những năm qua do sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và tận dụng các nguồn lực sẵn có nên đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện Thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm đều tăng cụ thể:
Năm 2005: 4,8 triệu đồng/người/năm
Năm 2006: 5 triệu đồng/ người/ năm
Năm 2007: 5,8 triệu đồng/người/năm
b Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 37,6 tỷ đồng tăng 9,4% so với năm 2006
– Sản xuất nông nghiệp:
Trong những năm qua, với chính sách nhằm tạo điều kiện để khuyến khích phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên đã tạo điệu kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt: Năng suất lúa cả năm 2007 giảm song vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Năng suất lúa vụ xuân đạt 56,4 tạ/ha giảm 13 tạ/ha so với năm
2006, sản lượng đạt 1.298 tấn Năng suất lúa vụ mùa đạt 45,2 tạ/ha sản lượng 1.238 tấn Bình quân năng suất cả năm là 58 tạ/ha, tổng sản lượng cả năm 2.536 tấn Sở dĩ năng suất lúa giảm là do vụ mùa sâu bệnh phá hoại nhiều, đã làm giảm
Trang 31năng suất ở một số trà lúa, giống lúa…Ngoài ra do thời tiết không thuận lợi về mùa vụ như: bão, hạn hán, lụt… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như thu nhập của người dân
Diện tích cây màu, cây vụ đông tập trung chủ yếu là: Ngô, lạc, đậu tương, các loại rau vụ đông… cho năng suất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Về chăn nuôi: Từ sản xuất tự cung, tự cấp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, từ quảng canh sang thâm canh Những vật nuôi không có lợi thế đang được thay thế dần bởi những vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Trâu, bò…Số lượng các loài này trong vòng 3 năm trở lại đây tăng nhanh: năm 2005 là 320 con đến năm 2007 là 450 con Tuy nhiên, 3 năm qua do ảnh hưởng xấu của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch nở mồm long móng ở đại gia súc nên đã làm số lượng và sản lượng vật nuôi giảm làm cho thu nhập của các hộ chăn nuôi gặp khó khăn
– Sản xuất tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề, kinh doanh dịch vụ:
Trong 3 năm qua có bước phát triển khá, từng bước tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế do cơ chế thị trường mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở mang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Khuyến khích phát triển các ngành nghề sẵn có tại địa phương như: thợ xây, nghề mộc, đan mây, móc sợi xuất khẩu Đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế lao động dư thừa trong thời gian chờ mùa vụ
Nhiều gia đình đã đầu tư nguồn vốn đi lao động ở tỉnh ngoài, nước ngoài Toàn xã có từ 800 - 1.200 lao động thường xuyên đi làm ăn xa Dự kiến thu nhập trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, thu nhập do lao động đi làm ăn ở nước ngoài, tỉnh ngoài và các khoản thu nhập khác từ 10 - 12 tỷ đồng/năm
d Dân số và lao động
Trang 32Lao động thuần nông: 700 lao động chiếm 25,93% tổng lao động
Lao động ngành nghề, nghề phụ: 1.730 lao động chiếm 64,07% tổng lao động
Lao động hoạt động sự nghiệp: 120 lao động chiếm 4,44% tổng lao động Lao động ngoài nông nghiệp: 150 lao động chiếm 5,56% tổng lao động Nhìn chung số lao động ngành nghề, nghề phụ chiếm tỷ lệ lớn Tuy nhiên,
là một xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ vì vậy lao động cũng mang tính thời vụ Do đó cần có biện pháp giải quyết số lao động lúc nhàn rỗi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Địa bàn làm việc của lao động không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn làm tại các vùng, miền trong cả nước Hàng năm xã có từ 800 – 1.200 lao động di dời đi làm ăn tại các tỉnh trong cả nước
e Kết cấu hạ tầng
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của xã được quan tâm nhiều hơn:
Trang 33– Hệ thống thông tin liên lạc:
Được hiện đại từng phần với hệ thống truyền thanh không dây kỹ thuật số cùng 20 cụm loa đảm bảo thông tin được thông suốt
Trang 34Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy chính quyền xã
Qua sơ đồ 01, hiện nay xã hoạt động theo kiểu trực tuyến Hội đồng nhân dân xã ra mệnh lệnh cho bí thư Đảng uỷ và chủ tịch UBND xã Mỗi phòng ban trong mối quan hệ trực tuyến này chỉ nhận mệnh lệnh từ cấp trên trực tiếp đồng thời chịu trách nhiệm về bộ phận do mình phụ trách
2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của xã
2.4.1 Thuận lợi
Với vị trí giao thông thuận lợi mở ra một tiềm năng phát triển lớn cho xã trong thời gian tới khi tiến hành việc giao lưu thông thương hàng hóa với các vùng lân cận
Tiềm năng đất đai tương đối lớn, đất đai màu mỡ thích hợp cho phát triển cây nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần nào góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn
Hội đồng nhân dân xã
Phụ
nữ
Cựu chiến binh
Ban công
an
Kế toán
Ban chỉ huy quân
sự
Y
tế
Địa chính
Trang 35Sự cố gắng nỗ lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ dân trong
xã, của những người lao động trực tiếp trên các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt các chương trình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra phù hợp với tình hình mới
2.4.2 Khó khăn
Do trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, thêm vào nữa là những phương thức hết sức lạc hậu làm cho đời sống nhân dân còn rất khó khăn Diện tích gieo cấy lúa tập trung còn thấp, diện tích cánh đồng 50 triệu/ha chưa được mở rộng, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra còn rất chậm, chi phí cho sản xuất nông nghiệp còn cao Tiến bộ chuyển đổi những vùng úng trũng năng suất thấp sang mô hình trang trại diễn ra còn chậm Diện tích cây màu đặc biệt là cây màu có giá trị kinh tế cao chưa được chú trọng và
mở rộng, tư duy kinh tế nông nghiệp nông thôn trong cơ chế thị trường chậm đổi mới Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế
Công tác quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung diễn ra rất chậm, mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại thiếu tính bền vững Công tác quản lý sử dụng đất đai chưa chặt chẽ làm phát sinh những vụ việc mới, việc giải quyết tranh chấp về đất đai có những vụ chưa dứt điểm làm ảnh hưởng không tốt trong nhân dân
Tiến độ thi công một số công trình xây dựng cơ bản chậm trong khi giá cả biến động làm ảnh hưởng đến vốn đầu tư
Việc quản lý tài chính ngân sách, xây dựng cơ bản Tuy được chấn chỉnh nâng cao về mọi mặt nhưng vẫn phát sinh tồn tại thiếu sót Công tác thu hồi các khoản thuế quỹ mặc dù tỷ lệ đạt cao nhưng vẫn còn một số hộ chưa tự giác chấp hành
Trang 36Công tác giáo dục toàn diện tuy được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều bất cập, trình độ một số giáo viên nhất là giáo viên mầm non vẫn còn hạn chế, cơ sở vật chất nhất là trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ở các trường còn thiếu so với yêu cầu đặt ra
Cán bộ còn yếu về năng lực, trách nhiệm chưa cao, chưa chủ động trong công việc được giao còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, né tránh, ngại va chạm dẫn đến hiệu quả công tác không cao
2.4.3 Phương hướng phát triển của xã trong những năm tới
Quản lý chặt chẽ công tác tài chính ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản khắc phục những sai sót Chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo Phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh trong từng lĩnh vực, gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết của Đảng bộ - HĐND xã đã đề ra
Tổng giá trị sản xuất trong năm 2008 ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2007
Trong đó: Sản xuất nông nghiệp đạt 25,7%, tăng 13,6% so với năm 2007 Tiểu thủ công nghiệp – XDCB – ngành nghề đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2007
Thương mại dịch vụ đạt 8,8 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2007
Tạo việc làm cho 600 lao động
Tỷ lệ sinh: 1,06% (giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở xuống mức thấp nhất)
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20%
Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới từ 1 - 2% năm
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi gắn liền với việc quy vùng sản xuất tập trung, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trang 37vật nuôi, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp
Phát triển tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề - XDCB gắn liền với việc quy hoạch khu sản xuất tập trung tạo ra bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế
Quản lý chặt chẽ nguồn tài chính ngân sách tăng cường hoạt động thương mại dịch vụ, phấn đấu tăng nguồn thu, thực hiện chi một cách hợp lý nhằm phục
vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân
Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hoá - xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân gắn với các chương trình quốc gia về y tế giáo dục, dân số gia đình trẻ em
Trang 38Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ THÁI TÂN
3.1 Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã và tình hình thu chi ngân sách xã tại xã Thái Tân
3.1.1 Tổ chức công tác kế toán thu chi ngân sách xã tại xã
3.1.1.1 Bộ máy công tác kế toán tại xã
Xã Thái Tân, huyện Thái Thụy cũng như các xã khác trong tỉnh thì việc sắp xếp bộ máy kế toán sao cho hoàn thiện là một trong những nỗ lực của xã Phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, thông qua tình hình hoạt động tài chính của xã mà theo dõi, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã Từ hạch toán kịp thời phát huy những thế mạnh và khắc phục những nhược điểm và giúp cho xã tổng hợp vào NSNN
Trên cơ sở tổ chức công tác kế toán tập trung, xã bố trí một kế toán phụ trách các phần hành 6 kế toán sau:
- Kế toán thu ngân sách
- Kế toán chi ngân sách
- Kế toán các quỹ công và tài chính khác
- Kế toán tiền mặt
- Kế toán thanh toán
- Kế toán vật tư tài sản
3.1.1.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán xã
Trang 39Từ năm 2006 đến nay xã tổ chức công tác kế toán theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
kế toán Nhà nước
3.1.1.3 Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại xã hiện nay
Theo phụ biểu 01 ta thấy ngoài 19 tài khoản cấp I và 18 tài khoản cấp II theo quyết định số 94/2005/QĐ - BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính xã sử dụng một số loại tài khoản cấp III đối với loại 7 và loại 8 cho phù hợp điều kiện thực tế của địa phương
Đối với tài khoản loại 7 sử dụng thêm tài khoản cấp III cho thu ngân sách
xã chưa qua kho bạc (71911 – Thu bằng tiền thuộc năm trước) và (71921 –Thu bằng tiền thuộc năm nay) còn các tài khoản khác đều sử dụng theo quy định để
dễ tổng hợp, thuận lợi cho quản lý
Tài khoản loại 8 sử dụng tài khoản cấp III cho cả chi ngân sách xã đã qua kho bạc và chi ngân sách chưa qua kho bạc cho hai khoản chi là chi đầu tư và chi thường xuyên để tránh sự nhầm lẫn giữa hai loại chi chủ yếu này
3.1.1.4 Chứng từ kế toán tại xã
* Nội dung và mẫu chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng cho đơn vị được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11
và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước
Trang 40hưởng BHXH, biên lai thu tiền (thu phí, lệ phí) để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kế toán trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đảm bảo sự an toàn độ tin cậy và tính pháp lý trong quá trình quản lý
3.1.1.5 Sổ kế toán và hình thức kế toán tại xã
đó gửi chủ tịch UBND xã xem xét ký duyệt để đưa vào lưu trữ tại phòng kế toán của xã