Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

82 37 0
Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH -*** - NGÔ MINH TÂM MSSV: 1353801014176 ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2013 - 2017 Người hướng dẫn: ThS Trần Thị Thu Hà TP.HCM – Năm 2017 LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian nghiên cứu, Khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thu Hà Để có được kết quả ngày hôm nay, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường Trường Đại học Luật TP.HCM, cảm ơn các thầy cô đang làm việc và giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP.HCM cũng như các thầy cô khác đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm bổ ích Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên mình trong suốt khoảng thời gian vừa qua Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Trần Thị Thu Hà đã cho em những nhận xét, lời khuyên quý báu, những chia sẻ, trao đổi rất bổ ích giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô! Sinh viên Ngô Minh Tâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QĐHC Quyết định hành chính HVHC Hành vi hành chính GQKNHC Giải quyết khiếu nại hành chính UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân TAND Tòa án nhân dân Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 Luật Khiếu nại năm 2011 Luật Khiếu nại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011, có hiệu thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010, có hiệu thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CỦA ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM 6 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 Khái quát chung về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính 6 Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính 6 Quan niệm về đối thoại giải quyết khiếu nại hành chính 9 Những vấn đề lý luận cơ bản về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 11 1.2.1 Khái niệm đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 11 1.2.2 Đặc điểm của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 12 1.2.3 Phân biệt đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai với đối thoại trong Tố tụng hành chính, hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và hòa giải trong Tố tụng dân sự 17 1.2.3.1 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai và đối thoại trong Tố tụng hành chính 17 1.2.3.2 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai và hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai 21 1.2.3.3 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai và hòa giải trong Tố tụng dân sự 25 1.2.4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 27 1.3 Quy định của pháp luật về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 29 1.3.1 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai giai đoạn trước khi có Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 29 1.3.2 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 33 1.3.3 Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai từ khi có Luật Khiếu nại năm 2011 đến nay 36 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40 2.1 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.3 Thực trạng pháp luật về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở Việt Nam 40 Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở Việt Nam 46 Về thời điểm và cách thức tổ chức đối thoại 47 Về chất lượng đối thoại 49 Về xử lý kết quả đối thoại 52 Về chủ thể tổ chức đối thoại 54 Về ý thức của người khiếu nại 57 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đối 2.3.1 2.3.2 thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở Việt Nam 62 Giải pháp về pháp luật 62 Giải pháp về tổ chức thực hiện 67 2.2 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa bằng Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng các quyền và lợi ích này bị xâm phạm bởi các QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước Thực tế cho thấy, qua quá trình hoàn thiện pháp luật công tác GQKNHC của các ngành, các cấp có thẩm quyền đã có những chuyển biến ngày càng tích cực, cơ bản đáp ứng được các lợi ích hợp pháp của người dân Tuy nhiên, tình trạng khiếu nại hiện nay vẫn gia tăng và có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là các khiếu nại hành chính về đất đai chiếm tỷ lệ cao đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại nhiều địa phương Các khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai luôn chiếm số lượng lớn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vẫn còn tồn tại những bất cập trong quy định pháp luật về đất đai, công tác quản lý nhà nước về đất đai, năng lực GQKNHC của người có thẩm quyền còn hạn chế… Song song đó, nhiều vụ việc khiếu nại hành chính về đất đai phát sinh kéo dài trong nhiều năm là do các cấp có thẩm quyền chưa chú trọng đến công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại Trong quá trình GQKNHC nói chung và đặc biệt là giải quyết các khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng, việc tổ chức đối thoại là một trong những thủ tục hết sức quan trọng, qua đối thoại các cấp có thẩm quyền sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các bên liên quan, đặc biệt là người khiếu nại Đồng thời, thông qua đối thoại, người có thẩm quyền sẽ phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, làm rõ nội dung khiếu nại nhằm chấm dứt khiếu nại Quy định pháp luật về đối thoại trong GQKNHC về đất đai qua thời gian đã có những thay đổi nhất định, qua đó Luật Khiếu nại năm 2011 bổ sung và nâng cao việc bảo vệ quyền, lợi ích cho người khiếu nại bằng những quy định như: quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại, quy định về việc tổ chức đối thoại bắt buộc trong giải quyết khiếu nại lần hai Tuy nhiên, bên cạnh những sửa đổi, bổ sung quan trọng nêu trên, các quy định về thủ tục đối thoại trong quy trình GQKNHC về đất đai vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất 2 cập, cụ thể một số quy định về quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người khác tham gia đối thoại chưa được quy định đầy đủ, trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại năm 2011 cũng chưa giải thích một cách cụ thể và rõ ràng Có thể thấy, việc tổ chức đối thoại trong GQKNHC về đất đai là một thủ tục hết sức quan trọng, đem lại nhiều hệ quả tích cực Tuy nhiên, do các quy định của pháp luật về đối thoại vẫn còn nhiều bất cập, các cấp, các ngành có thẩm quyền chưa có nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của đối thoại trong GQKNHC về đất đai nên trên thực tế hiệu quả đạt được từ công tác đối thoại chưa cao Mặt khác, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động đối thoại trong GQKNHC về đất đai Việc hoàn thiện thủ tục này cả về mặt pháp lý và thực tiễn để đảm bảo quyền và lợi ích của người khiếu nại, góp phần giải quyết khiếu nại về đất đai nhanh chóng, hiệu quả là một nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng Trong bối cảnh thời đại, nước ta đang tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong thời gian tới cần phải đề ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện những bất cập, thiếu sót của Luật Khiếu nại, giải quyết có hiệu quả hơn các khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, đặc biệt là hoàn thiện quy định về đối thoại trong quyết khiếu nại hành chính Với mục tiêu trên, tác giả chọn đề tài “Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở Việt Nam hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình nghiên cứu đề tài này không nhiều, các công trình nghiên cứu và các bài viết về hoạt động đối thoại trong GQKNHC về đất đai ở Việt Nam hiện nay chiếm số lượng ít Cụ thể, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan sau: Võ Thị Chính (2015), “Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Phạm Thị Phượng (2013), “Bàn về đối thoại trong quy trình giải quyết khiếu nại”, Báo Dân chủ và Pháp luật, Số 06/2013; Lê Kim Anh (2003), “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và hướng hoàn thiện”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Trần Thanh Vân (2005), “Vấn đề thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trong Luật Đất đai 2003”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Lê Thị Bích Trâm (2013), “Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thiện Thành (2007), “Giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong 3 lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính (Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Vấn đề thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai trong Luật Đất đai 2003”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thị Diễm Nhung (2000), “Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý sử dụng đất tại tỉnh Long An”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Phạm Thị Mỹ Vân (2006), “Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo pháp luật hiện hành”, Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM; Đinh Văn Minh (2017), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay”, Tạp chí Thanh tra, Số 01/2017… Những bài viết nói trên chỉ là những góc nhìn về nhiều vấn đề dưới các khía cạnh pháp luật khác nhau như về quyền khiếu nại, về thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai…, trong đó, một vài công trình nêu trên cũng đã có nhắc đến thủ tục đối thoại trong quy trình GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Tuy nhiên, các công trình này chưa trình bày một cách tập trung, đánh giá chi tiết về lý luận, thực tiễn đặc biệt là chưa đặt trong mối liên hệ giữa việc hoàn thiện pháp luật đối thoại trong GQKNHC về đất đai với thực tiễn áp dụng pháp luật khiếu nại trong tổ chức đối thoại Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về thủ tục đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài này cũng sẽ chỉ ra được thực trạng quy định pháp luật về đối thoại trong GQKNHC về đất đai và thực tiễn công tác tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại ở lĩnh vực này Từ những đánh giá, phân tích tác giả sẽ tổng hợp và đưa ra các giải pháp về thủ tục đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai ở Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nước, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKNHC về đất đai 3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau: Làm rõ một số vấn đề lý luận, pháp lý và lịch sử quy định pháp luật về đối thoại trong GQKNHC về đất đai - Đánh giá thực tiễn hoạt động đối thoại trong GQKNHC về đất đai Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đối thoại trong GQKNHC về đất đai 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Công trình này được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin, nghĩa là tiếp cận và xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ giữa đối tượng cần nghiên cứu và các sự vật, hiện tượng có liên quan Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, chứng minh, biện luận, so sánh, thống kê… 5 * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý về đối thoại trong GQKNHC về đất đai, thực trạng công tác tổ chức đối thoại trong GQKNHC về đất đai ở Việt Nam hiện nay, từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đối thoại trong GQKNHC về đất đai * Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp này, tác giả không thể giải quyết được tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động đối thoại trong GQKNHC về đất đai Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất của pháp luật khiếu nại, những quy định có liên quan trong pháp luật đất đai về đối thoại trong GQKNHC gắn với thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật khiếu nại về đối thoại và thực tiễn tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được tham khảo cho việc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật về khiếu nại, đặc biệt là trong thủ tục GQKNHC về đất đai Những nghiên cứu trong Luận văn này có thể làm tài liệu nghiên cứu cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong việc chỉ ra được sự cần thiết và mức độ quan trọng của thủ tục đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của các tầng lớp nhân dân về thủ tục đối thoại trong quy trình GQKNHC về đất đai Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng mang lại những giá trị hữu ích về kinh tế, xã hội và 62 của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo đó Chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp:“Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, đầu tư, tài chính , bảo đảm tính đồng bộ phù hợp thực tiễn Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra; của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát; của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo Quy định rõ trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Có quy chế đối thoại với công dân, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo” Chính vì lẽ đó, những thiếu sót, bất cập của Luật Khiếu nại năm 2011 nói chung và trong thủ tục đối thoại nói riêng cần sớm được điều chỉnh, khắc phục, bổ sung hoàn thiện 2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai ở Việt Nam đã cho thấy công tác tổ chức đối thoại và thực trạng quy định pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế Do vậy, để hoàn thiện các quy định pháp luật về đối thoại và thực tiễn tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau: 2.3.1 Giải pháp về pháp luật Thứ nhất, Luật khiếu nại năm 2011 cần bổ sung định nghĩa “Đối thoại trong GQKNHC” Việc Luật Khiếu nại hiện hành bổ sung định nghĩa đối thoạitrong GQKNHC sẽ tạo nền tảng pháp lý trong việc áp dụng, thực thi pháp luật Đồng thời, việc đưa ra định nghĩa đối thoại sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại nói chung và đặc biệt là trong giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng định hướng tâm lý, nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về vai trò và tầm quan trọng của đối thoại, cũng như có sự thống nhất trong cách thức thực hiện thủ tục đối thoại để GQKNHC về đất đai Chính vì lẽ đó, thiết nghĩ trong thời gian tới, để góp phần hoàn thiện pháp luật, định hướng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 nên sớm bổ sung định nghĩa 63 “đối thoại trong GQKNHC” để làm cơ sở cho công tác tổ chức đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn công tác tổ chức đối thoại trong GQKNHC, tác giả xin đưa ra định nghĩa về “Đối thoại trong GQKNHC” như sau: Đối thoại trong GQKNHC là một thủ tục trong quy trình GQKNHC do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành nhằm giúp cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơ quan tổ chức có liên quan gặp gỡ, trao đổi về việc khiếu nại nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và đề ra được hướng giải quyết nhằm kết thúc vụ việc khiếu nại Thứ hai, Luật khiếu nại năm 2011 cần bổ sung quy định về “Nguyên tắc đối thoại” Việc Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về điều kiện tổ chức đối thoại, thẩm quyền đối thoại, thành phần tham gia đối thoại… đã tạo ra cơ sở pháp lý tương đối chặt chẽ để các cơ quan hành chính nhà nước triển khai thực hiện thủ tục đối thoại Tuy nhiên, để đảm bảo pháp chế, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong hoạt động đối thoại để GQKNHC về đất đai thì Luật Khiếu nại hiện hành nên sớm có quy định bổ sung về “Nguyên tắc đối thoại” Việc đưa ra được các nguyên tắc của một cuộc đối thoại sẽ giúp các bên định hướng nhận thức, từ đó có những hành động, thái độ phù hợp khi tham gia vào đối thoại để GQKNHC về đất đai Đặc biệt, do lĩnh vực đất đai là một lĩnh vực có nhiều khiếu nại nhất, do đó, việc sớm đưa ra quy định về nguyên tắc của một cuộc đối thoại trong thủ tục GQKNHC là một vấn đề cấp bách, góp phần tạo nên giá trị chuẩn mực, nguyên tắc pháp lý định hướng hoạt động đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tổ chức đối thoại trong GQKNHC nói chung và đối thoại trong GQKNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, tác giả xin kiến nghị một số nguyên tắc để buổi đối thoại được triển khai thực hiện hiệu quả hơn Theo đó, tác giả kiến nghị bổ sung điều luật về nguyên tắc đối thoại như sau: Điều … Nguyên tắc đối thoại Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: 1 Bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời; 2 Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do luật định; 64 3 Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại giữa các bên không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; 4 Tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân Thứ ba, Luật khiếu nại năm 2011 cần bổ sung quy định về “Xử lý kết quả đối thoại” Như đã phân tích, các khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai chiểm tỷ lệ rất cao Chính vì lẽ đó, việc giải quyết các khiếu nại về đất đai nhanh chóng và hiệu quả luôn được các cấp, các ngành quan tâm Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mục đích này không đạt được, khiến cho việc GQKNHC về đất đai kém hiệu quả, nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài Một trong những nguyên nhân đó là do các cơ quan có thẩm quyền thường bị lúng túng trong khâu xử lý kết quả đối thoại hoặc xử lý nhưng có sự không thống nhất giữa các địa phương Do vậy, để bảo tốt hơn hoạt động đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại hiện hành cần có quy định về “Xử lý kết quả đối thoại” Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp luật có liên quan và thực tiễn công tác xử lý kết quả đối thoại trong GQKNHC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, tác giải kiến nghị bổ sung điều luật quy định về xử lý kết quả đối thoại như sau: Điều … Xử lý kết quả đối thoại 1 Trường hợp qua đối thoại mà người khiếu nại vẫn giữ nguyên yêu cầu khiếu nại, người bị khiếu nại giữ nguyên quyết định, hành vi bị khiếu nại thì người chủ trì tổ chức đối thoại kết luận buổi đối thoại và lập biên bản đối thoại ghi nhận ý kiến của các bên tham gia đối thoại, kết quả đối thoại Trên cơ sở quy định pháp luật, kết quả đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những tài liệu, chứng cứ thu thập được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại 2 Trường hợp qua đối thoại mà người khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại thì người chủ trì tổ chức đối thoại lập biên bản về việc người khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại, ra quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và thông báo cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại 3 Trong trường hợp qua đối thoại mà người bị khiếu nại cam kết sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định bị khiếu nại hoặc chấm dứt hành 65 vi bị khiếu nại và người khiếu nại cam kết rút đơn khiếu nại thì người chủ trì tổ chức đối thoại lập biên bản ghi nhận cam kết của các bên Trong thời hạn … ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị khiếu nại phải gửi cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại và người khiếu nại phải gửi cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại văn bản rút đơn khiếu nại Hết thời hạn này mà một trong các bên không thực hiện cam kết của mình thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào quy định pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những tài liệu, chứng cứ thu thập được để ra quyết định giải quyết khiếu nại Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thông báo cho các bên liên quan biết Trong thời hạn … ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà các bên không có ý kiến phản đối thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và gửi ngay cho các bên có liên quan Trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lại nếu thời hiệu khiếu nại vẫn còn hoặc khởi kiện ra Tòa án Thứ tư, Luật Khiếu nại năm 2011 cần có quy định về việc khuyến khích các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đối thoại với người khiếu nại từ khi khiếu nại mới phát sinh thay vì phải đợi đến khi có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại Quy định này sẽ tạo điều kiện cũng như cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành có thẩm quyền thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc quan tâm đến lợi ích của người dân, phát huy tích cực vai trò quản lý nhà nước Đồng thời, nếu quy định này được triển khai trên thực tế thì sẽ góp phần giải quyết hiệu quả hơn các khiếu nại hành chính về đất đai ngay từ giai đoạn đầu Thực tiễn cho thấy, việc chủ động tổ chức đối thoại với người khiếu nại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai luôn mang lại nhiều hệ quả tích cực như: nắm bắt sớm tình hình vụ việc khiếu nại; biết được tâm tư, nguyện vọng của người dân để có hướng giải quyết hợp tình, hợp lý; tiết kiệm được thời gian, công sức nếu vụ việc khiếu nại được giải quyết ngay từ cơ sở Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người 66 có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại Nhà nước khuyến khích việc tổ chức đối thoại giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay từ khi phát sinh khiếu nại” Thứ năm, Luật Khiếu nại năm 2011 cần quy định rõ hơn về vấn đề “ủy quyền đối thoại” Từ những phân tích tại Mục 2.1 ta đã cho thấy quy định về “ủy quyền đối thoại” trong GQKNHC đang có sự mâu thuẫn, không rõ ràng và bất cập Chính vì lẽ đó, để tạo nên cơ chế đối thoại hiệu quả, góp phần giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc khiếu nại nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, Luật Khiếu nại năm 2011 cần sớm có quy định mang tính tập trung, rõ ràng hơn về vấn đề ủy quyền đối thoại trong giải quyết khiếu nại Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật, thực tiễn GQKNHC ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, tác giả kiến nghị cần thiết nên bổ sung quy định về “Ủy quyền đối thoại” vào Luật Khiếu nại năm 2011 Theo đó, vấn đề ủy quyền đối thoại nên được quy định theo hướng: đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, khiếu nại đông người thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp tổ chức đối thoại (theo đây, cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải ban hành văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật hiện hành để giải thích thế nào là “vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, khiếu nại đông người” để tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền triển khai áp dụng, tránh tình trạng áp dụng tùy tiện, thiếu tính thống nhất), còn đối với các vụ việc không thuộc trường hợp “khiếu nại phức tạp, kéo dài, khiếu nại đông người” thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể ủy quyền tổ chức đối thoại cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý của mình để tiến hành đối thoại Với quy định như trên, sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn; khắc phục được tình trạng khiếu nại tồn đọng, kéo dài do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không sắp xếp, bố trí được thời gian đối thoại; giảm tải, chia sẻ áp lực công việc cuả người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời tạo nên sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức đối thoại trong quá trình GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai 67 2.3.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện Một là, tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tổ chức đối thoại để GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai thường liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, nếu giải quyết không thỏa đáng sẽ dẫn đến tình trạng khiếu nại tiếp, khiếu nại vượt cấp Đối thoại chính là cầu nối giúp giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai được nhanh chóng và hiệu quả hơn Để đạt được mục tiêu đó, trong quá trình đối thoại để GQKNHC về đất đai cần thiết phải có sự hỗ trợ, hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành có thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để trong quá trình đối thoại, các vấn đề khiếu nại của người dân sẽ được giải thích, phân tích cặn kẽ, chi tiết hơn Chính vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần tích cực tạo điều kiện, có các chính sách hiệu quả để không ngừng tăng cường, nâng cao nhận thức của đội ngũ cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước đối thoại trong GQKNHC về đất đai như: đổi mới nhận thức thông qua các buổi tập huấn về quy định pháp luật, đặc biệt là về vai trò cũng như tầm quan trọng của đối thoại trong GQKNHC về đất đai; đẩy mạnh trao đổi về công tác tư tưởng nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tham mưu nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác GQKNHC nói chung và trong thủ tục đối thoại nói riêng Bên cạnh đó, trong buổi đối thoại, cần thiết nên đặt dưới sự chủ trì của thủ trưởng cơ quan hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, bởi lẽ nếu như vậy người dân sẽ có lòng tin hơn vào chính quyền, tin vào sự quan tâm cũng như khả năng giải quyết của một người thủ trưởng cơ quan hơn là những người được thủ trưởng ủy quyền Hơn nữa, thủ trưởng cơ quan hành chính là người biết rõ nhất về các căn cứ pháp lý liên quan đến các vấn đề của vụ việc khiếu nại cũng như cơ sở ban hành QĐHC, thực hiện HVHC về quản lý đất đai, do vậy, tại buổi đối thoại với sự góp mặt của thủ trưởng cơ quann hành chính, các vấn đề được đưa ra trao đổi sẽ dễ đi vào trọng tâm hơn, thủ trưởng sẽ chủ trì điều phối buổi đối thoại hiệu quả hơn Muốn làm được việc này, theo đó thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xác định việc tiến hành đối thoại trong GQKNHC về đất đai là một thủ tục quan trọng và là một nhiệm vụ phải thực hiện nếu muốn giải quyết tại chổ, dứt điểm các khiếu nại để công tác GQKNHC đạt được hiệu quả cảo; thủ 68 trưởng cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan, bộ phận tham mưu tham gia đối thoại phải xem đối thoại như là một kênh để trao đổi, tăng đồng thuận với người dân Từ những phân tích như trên, việc đặt buổi đối thoại dưới sự chủ trì của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, cùng với đó là sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc khiếu nại là rất quan trọng và cần thiết Điều này không những giúp cho người khiếu nại và các bên có liên quan có nhiều thông tin hơn về vụ việc mà qua đó còn tạo cho người dân thấy được sự quan tâm và có trách nhiệm của cơ quan công quyền Hai là, tăng cường tổ chức đối thoại với người dân trong quá trình GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các vấn đề phục vụ cho công tác đối thoại; tích cực lắng nghe và giải quyết thấu tình, đạt lý các yêu cầu mà người dân đưa ra Hầu hết các khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai hiện nay liên quan đến công tác thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và bố trí tái định cư Đây là các vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp, chính vì vậy, ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nên tăng cường tổ chức đối thoại với người dân để kịp thời nắm bắt được tình hình vụ việc, phản ứng của người dân để từ đó sớm đề ra được phương hướng giải quyết Một trong những nguyên nhân khiến tình hình vụ việc khiếu nại về đất đai trở nên căng thẳng, kéo dài, khiếu nại vượt cấp lên các cơ quan nhà nước trung ương đó là do công tác tổ chức tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại còn chậm Do vậy, trong thời gian tới cần phải tăng cường tổ chức đối thoại để giải quyết khiếu nại, cũng như phải đảm bảo tổ chức đối thoại kịp thời để khắc phục tình trạng người dân vì quá bức xúc dẫn đến khiếu kiện vượt cấp Bên cạnh đó, trước khi tiến hành đối thoại với người dân, các cấp, các ngành có thẩm quyền, đặc biệt là người chủ trì buổi đối thoại cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về vụ việc khiếu nại Đối thoại trong GQKNHC, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai là một công việc hết sức phức tạp nên đòi hỏi quá trình chuẩn bị phải được quan tâm và thực hiện công phu Việc chuẩn bị kỹ các lập luận, căn cứ cho phép người chủ trì đề ra được kế hoạch bàn luận, xác định kỹ thuật và nội dung hỏi thích hợp đối với từng người khiếu nại Để chuẩn bị kỹ các lập luận cũng như căn cứ cho buổi đối thoại, người chủ trì đối thoại, các cấp, các ngành có thẩm quyền cần thiết phải nghiên cứu nhiều tài liệu như: các tài liệu chuyên môn (những quy định pháp luật liên quan đến từng vấn đề đối thoại); các tài 69 liệu, chứng cứ đã được xác minh, thu thập được; các tài liệu khác phục vụ cho buổi đối thoại Trong quá trình tổ chức đối thoại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải nêu rõ các nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra các chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình Trong quá trình người khiếu nại trình bày, các cấp có thẩm quyền cần phải tích cực lắng nghe và sau đó bình tĩnh, thận trọng phân tích, giải thích cho người dân các vấn đề pháp lý của vụ việc Cùng với việc tăng cường công tác tổ chức đối thoại với người dân ngay từ giai đoạn đầu của quá trình khiếu nại về đất đai, cũng như trước và trong quá trình đối thoại, các cấp có thẩm quyền phải luôn luôn lắng nghe, nắm bắt tâm lý người khiếu nại, giải thích một cách rõ ràng, chi tiết và các quyết định được đưa ra không chỉ căn cứ vào quy định pháp luật mà còn phải dựa trên tinh thần “quyết định không những hợp lý mà còn phải hợp tình”, quyết định được ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết thấu đáo, cặn kẽ tất cả một vấn đề liên quan đến vụ việc, thấu tình, đạt lý thì sẽ không có tình trạng khiếu nại tiếp, khiếu nại đông người, vượt cấp Ba là, coi đối thoại và kết quả đối thoại trong quá GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không tổ chức đối thoại với người dân khi GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Một thực tế trong công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng đó là các cơ quan chỉ quan tâm đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà không quyết tâm để giải quyết dứt điểm nhằm kết thúc vụ việc khiếu nại Chính vì vậy, cần thiết nên có các quy định đối với các cá nhân, người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại theo hướng xem việc tổ chức đối thoại và kết quả đối thoại trong giải quyết nại là một trong các cứ để xem xét, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật Với quy định này sẽ sớm khắc phục được tình trạng các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trốn tránh, coi nhẹ, ngại đối thoại với dân trong quá trình GQKNHC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Quy định theo hướng này cũng là một giải pháp để các cơ quan công quyền quyết tâm hơn trong công cuộc giải quyết khiếu nại và quản lý nhà nước 70 Đối với các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ tổ chức đối thoại, không tuân thủ quy định của pháp luật, đùn đẩy trách nhiệm thì cần thiết nên đặt ra các biện pháp xử lý nghiêm minh và triệt để Bên cạnh đó cũng cần có các chính sách khen thưởng, tuyên dương các tập thể, cá nhân có thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác tổ chức đối thoại để GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai để tạo động lực nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân phát huy hơn ngày càng phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được Bốn là, kiện toàn tổ chức và nâng cao hơn nữa phẩm chất, năng lực, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật, đặc biệt là kiến thức pháp luật về đất đai cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp tỉnh là hai chủ thể thường xuyên và chủ yếu giải quyết các khiếu nại về đất đai của người dân Là người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, việc không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức bản thân, rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho công tác quản lý đất nước nói chung và trong giải quyết khiếu nại là điều cần thiết Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy nhiều trường hợp thủ trưởng cơ quan hành chính thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết khiếu nại Đặc biệt hơn, các vấn đề pháp lý liên quan đến đai là vô cùng rộng với hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh Do vậy, trong thời gian tới, cần thiết, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức các buổi tập huấn để trau dồi kiến thức chuyên môn như pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại Việc thủ trưởng các cơ quan hành chính nói chung và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước nói riêng trau dồi kiến thức pháp luật, các kỹ năng mềm để phục cho công tác quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng và cần thiết Trong buổi đối thoại để giải quyết khiếu nại với người dân, bản thân là người đứng đầu cấp chính quyền địa phương nếu được trang bị đầy đủ, am hiểu các quy định pháp luật, có kỹ năng giải quyết tốt thì không những vụ việc được giải quyết hiệu quả mà đồng thời còn giúp người dân có nhìn nhận tích cực, tin tưởng vào sự quản lý cũng như cách thức giải quyết của nhà nước Năm là, tập trung tổ chức quán triệt, tuyên truyền đầy đủ và có hiệu quả cho nhân dân pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại và vai trò, ý nghĩa của thủ tục đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Một trong những nguyên nhân khiến cho việc giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai kém hiệu quả là do hiểu biết phát luật của người dân còn hạn chế Việc Nhà nước cần có các giải pháp tuyên truyền rộng rãi pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại cũng như quy trình thực hiện, vai trò, lợi ích của thủ tục đối thoại trong 71 GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai là vô cùng cần thiết Công tác đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật có thể thông qua nhiều kênh khác nhau như: trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình ) hoặc đơn giản nhất là thông qua các loa phóng thanh đặt tại các ấp, thôn Như đã nói, pháp luật về đất đai vô cùng đa dạng, việc tuyên truyền pháp luật không phải là nhiệm vụ ngắn hạn mà phải xem đây là một nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài nếu muốn đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công tác đối thoại GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước, các cấp, các ngành có thẩm quyền ở trung ương cũng như các cơ quan, tổ chức tại địa phương cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đất đai và vai trò, ý nghĩa của đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai, cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước 72 KẾT LUẬN Khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở Việt Nam hiện nay rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân mang tính chất phức tạp, cần tìm hiểu rõ các loại nguồn nguyên nhân Đây là loại khiếu nại thường có đông người tham gia Do vậy, các khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai cần được giải quyết kịp thời, xem xét, xử lý một cách nhanh chóng các mâu thuẫn, không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Tính chất phức tạp, đông người của các khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực đất đai bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ lịch sử quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ Bên cạnh đó, đây còn là hệ quả từ sự quản lý và giải quyết thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu tính đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai Song song đó, công tác GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai tại Việt Nam cũng chưa thật sự đạt được hiệu quả cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số đó không thể không nói đến công tác tổ chức đối thoại cũng như các quy định của pháp luật về đối thoại còn nhiều thiếu sót, bất cập ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Đề tài “Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở Việt Nam hiện nay” đã nghiên cứu một cách tổng quát cả hai mặt lý luận và thực tiễn công tác tổ chức đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai tại Việt Nam Việc nghiên cứu, tìm hiểu về thủ tục đối thoại trong GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai đã chỉ ra được nhiều tồn tại, hạn chế cả về quy định pháp luật và thực tiễn tổ chức đối thoại Đề tài cũng đã nêu ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót, bất cập Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: Một là, hoàn thiện các quy định của pháp luật khiếu nại bao gồm khái niệm về đối thoại trong GQKNHC; nguyên tắc đối thoại; cách thức xử lý kết quả đổi thoại; quy định về việc khuyến khích tổ chức đối thoại với người khiếu nại ngay từ giai đoạn đầu giải quyết khiếu nại; ủy quyền đối thoại; Hai là, hoàn thiện các chính sách, biện pháp trong thực tiễn tổ chức đối thoại để GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai Với những đóng góp của đề tài sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có nhiều nỗ lực hơn trong việc xác lập cơ chế đối thoại GQKNHC thuộc lĩnh vực đất đai một cách có hiệu quả hơn, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Đồng thời, đề tài cũng góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, 73 pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./ DANH LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Văn bản pháp luật 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 6 Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 7 Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 8 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 9 Luật khiếu nại năm 2011 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2006 11 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 12 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 13 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 14 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 15 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP 16 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP 17 Thông tư số 02/2016/TT-TTCP 18 Luật Đất đai năm 1987 19 Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2011 20 Luật Đất đai năm 2003 21 Luật Đất đai năm 2013 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP B Báo cáo, Chỉ thị của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền 1 Báo cáo số 233/BC-TTCP ngày 27/01/2015 của Thanh tra Chính phủ về Tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Thanh tra 2 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về Tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của ngành Thanh tra ngày 28/12/2015 3 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 4 Báo cáo của UBND TP.HCM tại Hội nghị Tổng kết 04 năm thực hiện Luật khiếu nại, Luật Tố cáo 5 Chỉ thị số 10/CT-UBND 01/8/2016 của UBND tỉnh Bình Phước về Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc khiếu nại kéo dài, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai 6 Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 7 Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 8 Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 4 về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai 9 Thông báo số 357/TB-VPCP ngày 03/11/2016 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 10 Thông cáo báo chí về Kết quả chủ yếu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham những năm 2015 và nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Thanh tra Chính phủ ngày 07/01/2016 C Sách chuyên khảo, giáo trình, luận án, luận văn 1 Võ Thị Chính (2015), Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM 2 Nguyễn Thị Hồng Trang (2006), Đối thoại trong Tố tụng hành chính, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM 3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Hà Nội – Công an nhân dân 4 Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 5 Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (2017), Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội 6 Lê Thị Bích Trâm (2013), Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP HCM D Tạp chí khoa học 1 Vũ Trọng Hách (2008), Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước – Số 149 (6-2008) 2 Đinh Văn Minh (2017), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai hiện nay, Tạp chí Thanh tra, Số 01-2017 3 Lê Nết (2006), Hòa giải trong Tố tụng dân sự nhìn từ góc độ kinh tế, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 02-2006 4 Nguyễn Thị Kim Nhung (2016), Vai trò của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, Tạp chí Thanh tra, Số 12-2016 5 Phạm Thị Phượng (2013), Bàn về đối thoại trong quy trình giải quyết khiếu nại, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 6-2013 6 Lê Việt Sơn, Vũ Thị Minh Thúy (2016), Thủ tục đối thoại theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, Số 8-2016 7 Nguyễn Phương Thảo (2012), Một số quy định về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, Tạp chí Thanh tra, Số 10-2012 8 Đỗ Xuân Trọng (2013), Vấn đề hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, Số 10-2013 E Website 1 http://congly.vn/ 2 http://dantri.com.vn/ 3 http://moj.gov.vn/ 4 http://noichinh.vn/ 5 http://thanhnien.vn/ 6 http://thanhtra.com.vn/ 7 http://thanhtravietnam.vn/ 8 https://thuvienphapluat.vn/ 9 http://www.baodongthap.vn/ 10 http://www.baomoi.com/ 11 https://www.mongcai.gov.vn/ 12 http://www.sggp.org.vn/ ... niệm đối thoại giải khiếu nại hành đất đai 11 1.2.2 Đặc điểm đối thoại giải khiếu nại hành đất đai 12 1.2.3 Phân biệt đối thoại giải khiếu nại hành đất đai với đối thoại Tố tụng hành chính, hịa giải. .. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng pháp luật đối thoại giải khiếu nại hành thuộc lĩnh vực đất đai Việt. .. đất đai Việt Nam 6 CHƢƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CỦA ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung đối thoại giải khiếu nại hành 1.1.1 Khiếu nại hành

Ngày đăng: 23/06/2021, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan