1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chien luoc phat trien cua truong THCS KIM DONG20122015

18 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 32,28 KB

Nội dung

Phát triển các phương thức và mô hình quản lí nhà trường hiệu quả dựa vào chuẩn; Căn cứ chuẩn về Kiểm định chất lượng trường học, chuẩn nghề nghiệp GV, CBQL, tiêu chuẩn trường đạt[r]

(1)PGD&ĐT ĐẠI LỘC TR: THCS KIM ĐỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012-2017 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ NHÀ TRƯỜNG Trường THCS Kim Đồng thuộc địa bàn thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Đại Đồng là một xã miền núi thuộc về phía tây huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Cách thị trấn Ái nghĩa 12 km về hướng Đông nam Đông giáp xã Đại Quang,Tây giáp xã Đại Lãnh, Nam giáp xã Đại Phong, Đại Hồng, Bắc giáp dãy núi Sơn Gà Diện tích tự nhiên của xã là 41,48 km 2 trải dài hơn 7 km,dân số tính dến năm 2010 hơn 12 nghìn người Hiện nay, Đại đồng có 8 thôn là : An Định,Lộc Phước, Bàn Tân, Lam Phụng, Hà Nha, Lâm Tây, Vĩnh Phước, Hà Thanh Đại Đồng nằm ở vị trí tương đối thuận lợi: về giao thông có sông Vu gia, đường Huyện lộ, Quốc lộ 14B đi qua, lại có cầu Hà Nha bắc qua sông Vu Gia nối đường Hồ Chí Minh giữa huyện Nam Giang – Đại Lộc - Thành phố Đà nẳng 2.Tình hình kinh tế văn hóa xã hội: Về kinh tế : là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi gồm các bãi bồi ven sông, những cánh đồng màu mở và nguồn lợi từ lâm sản và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho Đại Đồng phát triển nhiều ngành nghề : nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, hơn nữa khi Quốc lộc 14B đi qua tạo điều kiên phát triển các cụm công nghiệp Đại Đồng đang phấn đấu xây dựng Xã công nghiệp từ 2015-2020 Về văn hóa: Đại Đồng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa Vốn văn học dân gian của nhân dân xã Đại Đồng rất phong phú về nội dung Các thể loại thường gặp là : Ca dao, Hò vè, hát hò khoan…Đại Đồng cũng có nhiều di tích lich sử xưa và trong kháng chiến như: Chùa Cổ Am, Khu tưởng niệm thôn Lộc Phước, Bia tưởng niệm Động Hà Sống … Về giáo dục: Đại Đồng là vùng đất hiếu học, trước 1975 đã có trường Tiểu học Lộc Quang với qui mô khá lớn, từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay hệ thống trường lớp trong toàn xã ngày càng phát triển, đã có cả 4 cấp học từ mẫu giáo đến THPT Các trường Mầm non, Tiểu học Nam Trân, Tiểu học Hồ Phước Hậu, THCS Kim Đồng đều đạt chuẩn Quốc gia Về xã hội : Đại Đồng là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng, có tinh thần đoàn kết Đảng bộ Xã Đại Đồng thành lập sớm đã lãnh nhân dân xã nhà giành nhiều thắng lợi trong kháng chiến chống pháp, chống Mỹ và trong công cuộc tái thiết đất nước, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, phấn đấu xây dựng xã nhà thành xã công nghiệp hiện đại Quá trình hình thành và phát triển của trường: Tiền thân là trường cấp 1 & 2 Đại Đồng, trường cấp 2 Đại Đồng sau đó chuyển thành trường cấp 2-3 Đại Đồng – Đại Lộc – Quảng Nam Từ năm 1998 trường được tách ra thành trường cấp III Chu Văn An và trường THCS Kim Đồng (2) Ngày thành lập: 10/8/1998 theo quyết định thành lập số 58/1998/QĐ GD&ĐT của Sở GD&ĐT Quảng Nam Địa chỉ: thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Năm học 2012-2013, trường có 17 lớp với 592 học sinh Tổng số CB-GVNV: 43 PHẦN I PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG (SWOT) 2.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước: 2.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực: Đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, giao lưu, hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục có những tác động sâu sắc đến tình hình văn hoá- xã hội và giáo dục của mỗi nước; bên cạnh những tác động tích cực, có không ít những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ nhất là trẻ em trong độ tuổi đến trường Đặc điểm, xu hướng chung của thời kỳ hội nhập đó là quá trình vừa có sự hợp tác vừa có cạnh tranh gay gắt; hội nhập mở ra những cơ hội, thời cơ mới để phát triển đồng thời là những thách thức to lớn đối với đất nước, dân tộc ta; đó là sự thách thức về các khả năng tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ, khả năng quản lý điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin Những tác động tiêu cực: phim ảnh, trò chơi trực tuyến mang nội dung thiếu lành mạnh, độc hại bạo lực, kích động bản năng giới tính…làm tâm lý xã hội xuất hiện tình trạng khủng hoảng về giá trị, niềm tin đạo đức bị lung lay… 2.1.2 Bối cảnh trong nước: (bên trong) Sự phát triển của giáo dục phổ thông Việt Nam nói chung và đối với từng loại trường phổ thông nói riêng đang chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa, gia nhập WTO, hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta Sự tác động tích cực của quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp nhằm xây dựng được lớp người năng động, sáng tạo; có kỹ năng sống trong một thế giớ hội nhập đa màu sắc Có khả năng làm chủ bản thân và biết chọn lọc các tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hoá nước nhà Từ năm 2002-2009 ngành giáo dục tiến hành thay sách giáo khoa cấp học phổ thông cùng với chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Năm 2006 thực hiện nghị định 43 của thủ tướng chính phủ về giao quyền tự chủ cho các trường học 2.2 Đánh giá thực trạng nhà trường hiện nay: 2.2.1 Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT): a.Những mặt mạnh của nhà trường: -Hệ thống Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học khá đầy đủ Phòng học, phòng học bộ môn, thiết bị dạy học, bàn ghế HS đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học Phần lớn các phòng làm việc khối HC-QT đều được trang bị máy vi tính có kết nối Internet Các công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu cho HS, GV tạm đủ dùng (Có 3 Nhà vệ sinh 40m2 cho HS (Nam, Nữ riêng), Có 1 nhà để xe cho GV và 1 cho HS (3) Sân trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn; có đủ diện tích để học sinh vui chơi và tập thể dục giữa giờ, có sân bóng đá mini -Đội ngũ: Lãnh đạo trường năng động, sáng tạo, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý; có phong cách lãnh đạo dân chủ Đội ngũ cán bộ cốt cán, giáo viên, nhân viên: Đa số trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm: có 100% CB, GV đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 78% trên chuẩn; đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, 100% CB-VC có thể sử dụng máy vi tính để làm việc, soạn bài Sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ được tổ chức thường xuyên và ngày càng có chất lượng về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng được nhu cầu học tập tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề, bồi dưỡng năng lực đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giáo viên Các đoàn thể vững mạnh, tập hợp được quần chúng; năng động, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua yêu nước góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ CB-VC và giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, đảm bảo thực chất; được các cấp quản lý giáo dục, đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cha mẹ học sinh tin tưởng b.Những mặt yếu của nhà trường: Năng lực thực tế của một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng đúng tầm yêu cầu đổi mới, còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với UDCNTT Dạy – học theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động, năng lực tự học của học sinh chưa được phát huy đúng mức Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ giảng dạy học tập, sinh hoạt vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới (thiếu nhà tập đa năng, phòng học bộ môn, thiết bị dạy học, phòng làm việc, bàn ghế hợp qui cách, ) Cho đến nay các công trình thiết yếu trong nhà trường như nhà để xe, nhà vệ sinh cho HS, GV vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, kinh phí xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn đóng góp của CMHS Chất lượng giáo dục mũi nhọn không ổn định, chưa ngang tầm với qui mô nhà trường Công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều bất cập, hạn chế Tình trạng học sinh vi phạm; có hành vi không mong đợi còn phổ biến Tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm tuy có hạn chế nhưng vẫn còn cao Sau hơn 5 năm được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, mặc dầu nhà trường có nhiều cố gắng đầu tư song vẫn không đáp ứng kịp yêu cầu, hiện tại hệ thống CSVC, đội ngũ chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng… Website của nhà trường chưa phát huy được tác dụng do số gia đình HS có máy tính nối mạng còn quá ít c Các cơ hội: (4) Chủ trương đổi mới chính sách và thể chế quản lí giáo dục phổ thông, quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của nhà trường theo nghị định 43/CP bước đầu phát huy quyền chủ động của nhà trường trong việc cân đối chi tiêu để phát triển CSVC kỹ thuật, tăng thêm thu nhập cho đội ngũ Chủ trương đổi mới toàn diện nền giáo dục đang tạo cơ hội để Nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhà trường có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm tiên tiến các nước trên thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo điều kiện để CB-VC có cơ hội tiếp cận, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài nước qua mạng thông tin Internet Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với chủ trương “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, xã hội hóa giáo dục đang tạo ra cơ hội điều kiện để nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục Xã Đại Đồng là một trong những địa phương đang triển khai đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 d.Các thách thức (nguy cơ) Do đặc thù của địa bàn, tình hình không ổn định và thiếu hụt CB-VC kéo dài nhiều năm liền vẫn chưa có giải pháp khắc phục Yêu cầu của xã hội về chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo nâng cao chất lượng của nhà trường còn rất hạn chế Đặc thù của địa bàn, đa số hộ dân đi làm ăn xa, không có điều kiện để chăm lo con em; việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường thường rất lỏng lẻo, dẫn đến tỉ lệ tình trạng học sinh bỏ học Các tác động tiêu cực của môi trường đến quá trình hình thành nhân cách học sinh ngày càng phức tạp, đa chiều, tiềm ẩn nhiều yếu tố xấu đáng lo ngại Việc phối hợp ba môi trường giáo dục chưa thật chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả 2.3 Đánh giá chung: Trong xu thế chung của sự phát triển xã hội, sự hội nhập, giao lưu quốc tế và khu vực ngày càng mở rộng; ranh giới của khoa học, công nghệ, giáo dục ngày càng xích lại gần nhau Đây vừa là thời cơ nhưng cũng đầy thách thức đối với mỗi chúng ta Việc đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới toàn diện nhà trường để đáp ứng tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi nhà trường Đối với đơn vị trường THCS Kim Đồng đã xác định được những thế mạnh và các điểm yếu để tiếp tục tự hoàn thiện và bằng nỗ lực của mình, cả tập thể sẽ khai thác tối đa tiềm năng các nguồn lực để vươn lên bắt kịp xu thế chung của thời đại 2.4 Phân tích các vấn đề chiến lược phát triển nhà trường: 2.4.1 Học sinh: Là ưu tiên hàng đầu trong mọi chính sách và hoạt động giáo dục của nhà trường Tập trung xây dựng môi trường giáo dục và học tập thân thiện, an toàn, tạo mọi thuận lợi và cơ hội để HS phát triển toàn diện, khuyến khích các em phát huy (5) tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục 2.4.2 Đội ngũ: Là nhân tố quan trọng số 1 trong nhà trường, thầy giáo chính là người phát triển các tiềm năng của học sinh, là người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục của nhà trường Tập trung xây dựng, duy trì đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ổn định công tác, gắn bó với nhà trường; tâm huyết với nghề nghiệp; có kỹ năng dạy học tích cực, làm chủ CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tự học cao, có sức sáng tạo trong công việc; đạt chuẩn nghề nghiệp theo qui định Được phân công lao động hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ học tập nâng cao tay nghề, chia sẻ kinh nghiệm, phát huy sở trường công tác 2.4.3 CBQL: Phải lãnh đạo bằng tri thức và tài năng; luôn nêu gương sáng trước đội ngũ, năng động, sáng tạo, vượt khó; đạt chuẩn hiệu trưởng theo qui định Có tầm nhìn chiến lược, lĩnh hội được sứ mệnh của nhà trường với các mục tiêu cụ thể; biết tạo dựng môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nhà trường, học sinh và đội ngũ Có năng lực lãnh đạo, quản lý sự đổi mới, có khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành đạt hiệu quả tốt 2.4.4 CSVC, tài chính: Đảm bảo có đầy đủ các công trình thiết yếu, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của GV, HS (nhà vệ sinh, nhà để xe, khu luyện tập TDTT …) Có kế hoạch bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học theo danh mục đồ dùng tối thiểu do BGD-ĐT qui định (máy lọc nước uống tinh khiết, đèn điện, quạt, rèm che nắng ….) Có đủ phòng học bộ môn riêng cho các môn Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ; phòng học Tin, phòng thực hành tiếng Anh cho học sinh học tập Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến theo quyết định 01, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của GV và HS Xây dựng các qui định quản lý, sử dụng CSVC nhằm khai thác nguồn lực CSVC phục vụ tối đa cho hoạt động giáo dục trong nhà trường Có kế hoạch sử dụng tốt nguồn tài chính được giao hằng năm đồng thời có kế hoạch vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để tăng cường nguồn lực tài chính đảm bảo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giaó dục trong nhà trường 2.4.5 Huy động các nguồn lực: Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, cựu học sinh, nhà tài trợ và cộng đồng 2.4.6 Hoạt động giáo dục: Giáo dục chính khoá: tập trung chỉ đạo giảng dạy đảm bảo chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, giảm tải, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, môi trường, đạo đức Hồ Chí Minh một cách hợp lý, hiệu quả Thực hiện đổi mới PP dạy học theo quan điểm dạy học tích cực gắn liền với đổi mới đánh giá tiết dạy, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh (6) Giáo dục ngoại khoá, NGLL: làm phong phú, đa dạng các hoạt động ngoại khoá, NGLL nhằm góp phần tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng sống, củng cố kiến thức đã học ở chương trình chính khoá, nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường PHẦN II SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ 1.1 Sứ mạng (Mission): Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, an toàn, chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình 1.2 Tầm nhìn (Vision): Học sinh chúng ta sẽ là những công dân hữu ích, có tinh thần vượt khó, năng động, sáng tạo, khỏe mạnh; không ngừng tự hoàn thiện đạo đức, tài năng 1.3 Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường (Values Scan): -Vượt khó -Năng động, sáng tạo -Đoàn kết, hợp tác -Trách nhiệm -Nhân ái -Trung thực -Khát vọng vươn lên -Tinh thần kỷ luật (7) PHẦN III MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 3.1 Mục tiêu chiến lược: 3.1.1 Mục tiêu tổng quát: Vượt lên trên khó khăn của một trường miền núi, thầy và trò trường THCS Kim Đồng quyết tâm phấn đấu xây dựng môi trường học tập lành mạnh, có kỷ cương, nề nếp; có chất lượng giáo dục cao; phấn đấu để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình Trong mọi điều kiện, quyết tâm phấn đấu xây dựng trường trở thành ngôi trường có chất lượng giáo dục cao, đạt các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục; trường THCS đạt chuẩn quốc gia; trường học thân thiện, học sinh tích cực; xây dựng nhà trường xứng đáng là trung tâm văn hoá chính trị của địa phương 3.1.2.Các mục tiêu cụ thể: a.Mục tiêu về TỔ CHỨC các hoạt động Dạy học (thực hiện chương trình giáo dục phổ thông) a.1.Chất lượng bài giảng: Từ 2012- 2015 có ít nhất 80% số bài giảng các môn học đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng, giảm tải, đổi mới phương pháp theo quan điểm dạy học học tích cực Từ 2015-2017 đạt các tiêu chí trên ít nhất 90% a.2.Chất lượng sinh hoạt chuyên môn (SHCM): Sinh hoạt chuyên môn thực sự hữu ích với CB-GV, giải quyết được những vấn đề bức xúc, vướng mắc trong dạy học, giáo dục; góp phần quan trọng trong việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ qua đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường a.3.Kiểm tra đánh giá HS: Có tác dụng sâu sắc trong việc thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học tập, rèn luyện của trò; không tạo tâm lý đối phó của học sinh; kết hợp kiểm tra của thầy với tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau trong học sinh; phản ánh đúng chất lượng dạy-học, rèn luyện Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành: Quyết định số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; thực hiện Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ngày 05/04/2006 của BGD&ĐT a.4.Quản lý việc dạy thêm học thêm: Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012 ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định dạy thêm học thêm Chấp hành nghiêm túc các qui định về dạy thêm học thêm, đảm bảo không có tình trạng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm; việc dạy thêm học thêm thực sự hữu ích, có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh học thêm tiến bộ rõ rệt, có theo dõi và đánh giá được sự tiến bộ đó b.Mục tiêu về TỔ CHỨC các hoạt động học tập và rèn luyện b.1.Tổ chức việc học tập các bộ môn văn hóa: (8) Là hoạt động trọng tâm trong nhà trường, quyết định chất lượng giáo dục do vậy phải được tổ chức khoa học, có nề nếp, kỷ cương; đảm bảo học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với đời sống; môi trường học tập thân thiện, an toàn b.2.Tổ chức các hoạt động giáo dục khác: Các hoạt động giáo dục ngoại khoá, NGLL phải góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống; được tổ chức với nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, thực sự thu hút học sinh tham gia một cách tích cực b.3.Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS: Đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai có tác dụng thúc đẩy việc học tập rèn luyện của học sinh c.Mục tiêu về XÂY DỰNG đội ngũ CB-GV-NV (Quản lý, đánh giá sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động CB-GV-NV) Đến năm 2015 tỉ lệ giáo viên/lớp đạt tiêu chuẩn 1,9; có đủ cơ cấu CB-GVNV theo qui định; GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn 86% Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại CB-GV-NV theo chuẩn nghề nghiệp và các qui định đánh giá khác của nhà nước Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ về dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, đánh giá học sinh theo năng lực theo kế hoach: thực hiện, sơ tổng kết rút kinh nghiệm từng giai đoạn Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng đội ngũ về Tin học, Ngoại ngữ, năng lực và nghiệp vụ giáo dục; các văn bản pháp qui; cập nhật thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” d.Mục tiêu về HUY ĐỘNG các nguồn lực Tài chính, CSVC-TB hạ tầng kỹ thuật (thông tin, thư viện, cơ sở dữ liệu, các nguồn đầu tư và tài trợ ) Huy động nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương đạt từ 100 triệu đến 200 triệu/ năm học Vận động sự đóng góp của các lực lượng xã hội, doanh nghiệp, bà con sống xa quê, cựu học sinh đạt mức tối thiểu 100 triệu đồng/ năm Huy động 100% CB-GV-CNV, ít nhất 70% học sinh tham gia khai thác, sử dụng nguồn thông tin Internet phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu Tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia học tập trực tuyến qua mạng, khuyến khích CMHS mua máy Vi tính cho con em học tập, tiếp cận Nâng cao chất lượng nguồn tin trên Website nhà trường theo hướng phục vụ tốt cho hoạt động dạy học, cập nhật thông tin, trao đổi thông tin giữa nhà trườngGV- HS và CMHS Xây dựng Bộ máy và đội ngũ cán bộ cốt cán có khả năng phân tích, sử dụng tốt các nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch, dự báo, xác định các vấn đề chiến lược, cơ bản trong nhà trường đ.Mục tiêu về NÂNG CAO chất lượng GD và tự kiểm định chất lượng giáo dục Tổ chức quản lý đơn vị theo các tiêu chí kiểm định chất lượng, thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ minh chứng theo qui định (9) Phấn đấu chất lượng học sinh lên lớp thẳng hằng năm đạt từ 90 đến 95%, lên lớp sau thi lại đạt tối thiểu 97,0% Vị thứ toàn đoàn kết quả thi học sinh giỏi khối 9 hằng năm đạt từ vị thứ 9 trở lên trên 17 đơn vị, vị thứ đồng đội theo bộ môn từ vị thứ 9 trở lên Năm 2013 được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ 3 e.Mục tiêu về XÂY DỰNG quan hệ Nhà trường – Gia đình – Xã hội Tổ chức có hiệu quả các cuộc họp giữa nhà trường, GVCN với cha mẹ học sinh, giúp cho CMHS nắm bắt đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo; nội qui qui chế của ngành Tạo sự thống nhất về nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con cái Tham mưu, phối hợp thật tốt với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; xây dựng truyền thống hiếu học của nhân dân địa phương Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường f Mục tiêu về Xây dựng môi trường GD Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong và ngoài Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu; xây dựng môi trường học tập sinh hoạt thân thiện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đảm bảo bầu không khí sinh hoạt, học tập, rèn luyện vui tươi, năng động trong nhà trường Hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội đến học sinh, xây dựng môi trường giáo dục không có tình trạng bạo lực trong học sinh, không vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, trật tự an ninh trường học Thực hiện thật tốt yêu cầu xây dựng trường lớp “xanh, sạch, đẹp, an toàn”, huy động mọi CB-GV-NV, học sinh tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quan, chăm sóc cây xanh, bồn hoa, phòng chống các tai nạn g.Mục tiêu về TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ điều hành các hoạt động nhà trường Tổ chức bộ máy: Kiện toàn cơ cấu tổ chức đủ mạnh để đảm đương các nhiệm vụ được giao, phân công bố trí lao động hợp lý; thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường Phương châm hành động của các tổ chức, bộ phận trong nhà trường: Tinh thông một việc và biết nhiều việc Thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất, có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn trong hoạt động công tác chuyên môn Về mặt tổ chức: rõ nhiệm vụ quyền hạn, gọn nhẹ, linh động và luôn đổi mới tư duy trong công tác 3.2.Các giải pháp chiến lược: 3.2.1.Nâng cao chất lượng dạy học/GD, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD (10) Đổi mới phương pháp dạy- học, giáo dục là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho CB-GV-CNV; xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực trong học sinh là cơ sở để làm nên chất lượng Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi; đảm bảo cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học, giáo dục có hiệu quả 3.2.2.Xây dựng và phát triển đội ngũ GV, CBQLGD đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên đơn vị đảm bảo qui trình, nội dung nhằm sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ GV nòng cốt từng bộ môn; cán bộ GV trẻ, tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn cống hiến và gắn bó với nhà trường Phấn đấu đến năm 2015 có 40% GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện, hầu hết các bộ môn đều có GV nòng cốt 3.2.3 Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn: các tổ chức, cá nhân, CMHS, các thế hệ cựu học sinh để đầu tư phát triển nhà trường Tập trung xây dựng Ban liên lạc cựu học sinh nhằm phát huy truyền thống tham gia xây dựng trường lớp của các thế hệ học sinh Củng cố Ban đại diện CMHS, chi hội khuyến học nhà trường vững mạnh tham gia tích cực vào việc huy động nguồn lực tài chính xây dựng trường lớp Sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính được cấp góp phần tăng cường nguồn lực để mua sắm CSVC, thiết bị dạy học Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật phù hợp yêu cầu hiện nay: xây dựng nhà tập đa năng, thư viện điện tử, hệ thống phòng ốc 3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Có kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng Website nhà trường, xem đó là công cụ quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc giao lưu học hỏi, trao đổi thông tin nội bộ, thông tin giữa nhà trường với bên ngoài Khi điều kiện cho phép tiến hành nâng cấp Website đơn vị theo hướng chuyên nghiệp Tiếp tục thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành một số hoạt động trong nhà trường như: phần mềm kế toán, Phổ cập giáo dục, sổ điểm điện tử, EMIS, PMIS tiến tới làm chủ hệ thống phần mềm VEMIS để quản lý tốt đội ngũ, học sinh, thư viện, thiết bị Tạo điều kiện để GV tiến hành đại trà việc lên lớp bằng bài giảng điện tử, nhanh chóng tiếp cận việc soạn bài giảng trực tuyến và tổ chức hoạt động học tập trực tuyến thông qua Website đơn vị Phấn đấu đến 2015 có 50% số phòng học được trang bị tivi 50 in để phục vụ dạy học Đối với GV tăng chỉ tiêu thi đua về số bài giảng điện tử đến năm 2015 bình quân mỗi giáo viên soạn và dạy 15 bài giảng điện tử/ năm; 3 bài giảng trực tuyến/năm (11) Vận động, khuyến khích GV có máy tính xách tay đạt tỉ lệ 60%, 100% CBGV-NV kết nối Internet tại nhà Tiếp tục đầu tư xây dựng nguồn học liệu mở của đơn vị: thư viện bài giảng điện tử, bài giảng trực tuyến, giáo án, đề thi, video, hình ảnh, … 3.2.5 Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường; Thương hiệu nhà trường là tài sản vô giá có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, tạo dựng niềm tin trong đội ngũ, học sinh và nhân dân; thôi thúc và động viên mọi người cống hiến tài năng, công sức xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh hơn Xây dựng thương hiệu trên nền tảng đội ngũ CB-GV-NV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức và tâm huyết với nghề nghiệp; chất lượng giáo dục cao, học sinh được giáo dục toàn diện, giỏi trong học tập, có phẩm chất đạo đức tốt 3.2.6 Quan hệ với cộng đồng Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành đoàn thể chung quanh xã, các trường học trong địa bàn xã bằng sự cam kết trách nhiệm rõ ràng Mở rộng quan hệ với các đơn vị trường học trong và ngoài huyện nhằm thúc đẩy giao lưu học hỏi kinh nghiệm giáo dục, quản lý trường lớp, dạy học; quan hệ với các cơ sở giáo dục, dạy nghề, công ty xí nghiệp để triển khai các hoạt động tham quan, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh … Tổ chức tốt các kỳ họp cha mẹ học sinh nhằm kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc chăm lo xây dựng môi trường giáo dục gia đình, thôn xóm; chăm lo giáo dục con cái, tạo điều kiện tốt nhất để con em yên tâm, chăm chỉ học hành Xây dựng ban liên lạc cựu học sinh 3.2.7 Lãnh đạo và quản lý Đổi mới sự lãnh đạo và quản lý phù hợp tình hình đơn vị và xu thế chung của đất nước, thế giới CBQL phải đánh giá khách quan về bản thân, đơn vị để có thể khắc phục được các mặt yếu kém trì trệ còn tiềm ẩn lâu nay, đồng thời đánh giá khách quan đội ngũ tạo điều kiện tốt nhất để phát triển đội ngũ; phát triển đội ngũ là nâng cao chất lượng giáo dục Lãnh đạo phải biết phát huy thật tốt các nguồn lực (CSVC, con người, tài chính … ) theo phương châm với nguồn lực ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất PHẦN IV CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC: 4.1 Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lí: 4.1.1 Xây dựng triết lí và mô hình tổ chức, quản lí của nhà trường: Hoạch định và cam kết về triết lí trong cộng đồng trường Triết lý về mô hình tổ chức, quản lý giáo dục nhà trường đó là: Chi bộ đảng là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động giáo dục; Hội đồng trường xây dựng nghị quyết về các vấn đề trọng tâm, Nhà trường lãnh đạo, tổ chức quá trình thực hiện, (12) các đoàn thể chủ động phối hợp; CB-GV-NV thực hiện trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; chất lượng, hiệu quả giáo dục là thước đo tinh thần trách nhiệm và năng lực đội ngũ Phát triển các phương thức và mô hình quản lí nhà trường hiệu quả dựa vào chuẩn; Căn cứ chuẩn về Kiểm định chất lượng trường học, chuẩn nghề nghiệp GV, CBQL, tiêu chuẩn trường đạt chẩn quốc gia, tiêu chuẩn trường học thân thiện học sinh tích cực, tiêu chẩn đánh giá phân loại giáo viên, CB-VC và các văn bản pháp qui: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, thông tư về thanh tra cơ sở giáo dục, nhà giáo; nhà trường tiến hành đáp ứng hoạt động nhà trường theo các tiêu chuẩn nêu trên, đồng thời xây dựng các bộ công cụ chuẩn phù hợp với luật pháp, với trình độ phát triển của đơn vị có khả năng đánh giá toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường Thực hiện phân cấp quản lí trong trường; Xây dựng văn bản qui định cụ thể phân cấp quản lý trong đơn vị, phát huy vai trò tự chủ của nhà trường, của mọi tổ chức, cá nhân trong đơn vị coi trọng vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên, xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh Nhà trường thực hiện phân công gắn liền với phân quản lý một cách cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm 4.1.2 Cơ cấu lại tổ chức (trường, tổ bộ môn ) Hằng năm rà soát bổ sung về hệ thống tổ chức trong đơn vị theo điều kiện cụ thể của nhà trường, tránh trường hợp chồng chéo về phân công nhiệm vụ, công tác kiêm nhiệm, bố trí đúng người, đúng việc 4.1.3 Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS: Sử dụng tốt các ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS; phân công PHT phụ trách công tác hành chính trực tiếp theo dõi việc thực hiện chế độ báo cáo, phân tích các dữ liệu phục vụ tốt cho công tác quản lý 4.2 Hoàn thiện qui định, qui chế, chính sách nội bộ của trường: Xây dựng đầy đủ hệ thống các qui định trong nhà trường để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, mọi thành viên đều biết rõ chức năng, nhiệm vụ, biết ứng xử hợp lý, tích cực trong mọi tình huống công tác Thường xuyên củng cố, bổ sung các qui định đã có: Qui chế làm việc của đơn vị; Qui chế dân chủ cơ sở; Qui chế chi tiêu nội bộ và sử dụng tài sản công; Nội qui cơ quan; Nội qui học sinh; Qui chế phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn; chuẩn kiểm tra chuyên môn, kiểm tra công tác chủ nhiệm, tiêu chuẩn công nhận lớp học thân thiện- học sinh tích cực… Tiếp tục xây dựng mới các qui định nhiệm vụ quyền hạn của tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn; các hội đồng tư vấn, các ban tư vấn trong nhà trường 4.3 Phát triển các nguồn lực: 4.3.1 Nguồn nhân lực: Tích cực tham mưu với cấp trên bố trí đủ nhân lực phụ trách công tác quản lý và nhân viên hành chính phù hợp với qui mô loại trường; đối với nhân viên thiết bị, thư viện, văn thư cần bố trí ổn định lâu dài (13) Đội ngũ: tiếp tục vận động GV đào tạo nâng chuẩn đạt tỉ lệ 80% có trình độ Đại học vào 2015, 100% vào năm 2020 Phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp đào tạo tin học, ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên theo qui định của bộ GD-ĐT, đến 2017 có 30% GV có chứng chỉ Tin học văn phòng, bằng A ngoại ngữ Nhân sự hỗ trợ: xây dựng các hội đồng tư vấn nhằm phát triển nguồn lực tài chính, tư vấn chuyên môn, nghiên cứu và quản lí trang thiết bị kĩ thuật v.v 4.3.2 Nguồn lực tài chính: Ngân sách: tích cực tham mưu với cấp trên trong việc phân bổ nguồn tài chính hằng năm phù hợp qui mô trường lớp, đội ngũ; đảm bảo để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm có chính sách cấp bù mức đóng học phí cho học sinh miền núi nhằm đảm bảo kinh phí phục vụ cho học sinh Tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) hoạt động, tham gia tích cực trong việc huy động nguồn đóng góp tự nguyện trong CMHS hỗ trợ cho hoạt động giáo dục và chăm sóc học sinh tại trường, xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ dạy học Xây dựng tiểu ban tư vấn phát triển nguồn lực tài chính, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân giàu lòng hảo tâm, lực lượng cựu học sinh 4.3.3 Nguồn lực vật chất và đầu tư khác: Tiếp tục tham mưu với địa phương để mở rộng diện tích mặt bằng sân sau nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà tập đa năng, hoàn thiện hệ thống sân chơi bãi tập đạt tiêu chuẩn qui định vào năm 2015 Có kế hoạch từng bước đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy học bằng bài giảng điện tử, phấn đấu đến năm 2020 100% các phòng học được trang bị Tivi 60in phục vụ dạy học; 50% số phòng học được gắn camera Bằng nguồn kinh phí vận động trong CMHS, tiết kiệm từ nguồn ngân sách được giao hằng năm phấn đấu đến năm 2015 xây dựng phòng học thực hành tiếng Anh 4.4 Quản lí nhân sự: Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên: phân công lao động đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Nhà trường tạo thêm điều kiện về thời gian, tài liệu, phương tiện để đội ngũ CB-GV đầu tư nghiên cứu công tác chuyên môn nghiệp vụ Các quy định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn và quản lí thực hiện một cách nghiêm túc, đúng qui trình, công khai minh bạch Nhà trường phối hợp với công đoàn xây dựng các loại quỹ: khuyến họckhuyến tài; tương trợ, tham quan, hiếu hỉ … đối với các loại quĩ vận động từ CBCC qui định rõ tỉ lệ tham gia giữa CB-CC và phần đóng góp hỗ trợ của nhà trường 4.5 Đổi mới phương pháp dạy - học, ứng dụng CNTT: Hoàn thiện, hiện đại hóa chương trình các môn học: Thường xuyên thực hiện việc cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức các môn học theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo qui định (14) Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học tích cực: Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại: +Hệ thống phòng học bộ môn và trang thiết bị thiết bị: từng bước có kế hoạch hoàn thiện phòng học bộ môn, trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, ưu tiên các môn khoa học thực nghiệm trước +Mạng LAN: thực hiện tốt việc kết nối và chia sẽ thông tin giữa các thành viên trong đơn vị thông qua mạng nội bộ, chia sẻ tài nguyên đơn vị +Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và học tập qua mạng Internet +Phát triển và sử dụng công nghệ multimedia hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến, học cá nhân và học hợp tác +Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp +Nâng cao năng lực, trình độ ứng dụng CNTT của GV nhằm phục vụ tốt hơn việc đổi mới phương pháp theo quan điểm dạy học tích cực 4.6 Truyền thông, quảng bá và tiếp thị, xây dựng thương hiệu nhà trường: 4.6.1 Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm xã hội: Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của trường trên các mặt: chất lượng giáo dục rèn luyện toàn diện, chất lượng học sinh giỏi, năng khiếu các bộ môn của đơn vị nằm trong tốp trường chất lượng cao của huyện Xác lập các tiêu chí và chuẩn cho các lĩnh vực và các sản phẩm của trường (đầu vào, hệ thống quản lí, bộ máy nhân sự, sản phẩm, dịch vụ ); 4.6.2 Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá, xây dựng thương hiệu trong môi trường xã hội và trong nội bộ trường bằng nhiều biện pháp; Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của trường trên Website đơn vị (http://WWW.thcs-kimdong-quangnam.violet.vn ), trong CB-GV-NV, HS, CMHS và cộng đồng dân cư, bảng công khai tại nhà trường Xuất bản đặc san nội bộ, quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường trên các Báo và Tạp chí trong và ngoài nước khi có điều kiện +Tổ chức hội thảo, báo cáo và diễn đàn dựa vào Internet PHẦN V TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5.1 Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược: 5.1.1 Tuyên truyền và thông tin phổ biến, nâng cao nhận thức: Kế hoạch chiến lược phải được phổ biến rộng rãi trong CB-GV-NV, học sinh và CMHS; thông qua các phương tiện, diễn đàn như Website, báo chí, nội san, hội nghị, sinh hoạt, nói chuyện theo chủ đề, các hội thi tìm hiểu … để tiến hành các họat động tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển 5.1.2 Tổ chức bộ máy và phân công thực hiện cho các cá nhân, bộ phận, đơn vị chức năng (trách nhiệm, quyền hạn, nguồn lực ) Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược; định kỳ hằng năm rà soát đánh giá kết quả thực hiện và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với tình hình thực tế (15) Các tổ chuyên môn có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các biện pháp khả thi để các thành viên trong tổ thực hiện đạt các mục tiêu kế hoạch chiến lược đề ra Các hội đồng tư vấn trong nhà trường có trách nhiệm tham mưu thực hiện tốt các phần việc được giao Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chủ động phối hợp cùng nhà trường tổ chức vận động CB-GV-NV hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong nhà trường góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu; nâng cao chất lượng đội ngũ làm động lực và nền tảng để nâng cao chất lượng dạy học 5.1.3 Xây dựng ma trận hành động chiến lược các hoạt động chủ yếu) Mỗi một hoạt động cần chỉ rõ: mục tiêu cần đạt, thời gian thực hiện, các nguồn lực bảo đảm; cá nhân hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp; các chỉ số đầu ra (kết quả, hiệu quả, tác động ); cách đo và xác nhận các chỉ số; TT Hoạt động chủ yếu Mục tiêu Thời gian Nguồn lực Ghi chú (triệu đồng) XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 1 Hệ thống phòng học bộ môn Nâng cấp các phòng học bộ môn hiện có; Xây dựng thêm 1 phòng 2013-2017 DA 800 2 Nhà tập đa năng Xây dựng mới nhà tập đa năng 500m2 Sau 2015 DA 800 3 Sân chơi bãi tập Nâng cấp Thường xuyên NS+XHH 50 4 Nhà vệ sinh GV XD mới 2012-2013 NS 200 5 Nhà thường trực XD mới 2012-2013 NS 5 6 Ti vi màn hình 50in phục vụ dạy học Mua mới mỗi phòng học 1 Tivi 2012-2015 Tài trợ 200 12 Đầu tư cảnh quan Bổ sung Thường xuyên NS+XHH 100 16 Quét vôi phòng học, làm việc Nâng cấp 2013-2014 XHH 30 17 Bổ sung sách – TB hằng năm Bổ sung đạt tỉ lệ qui định Thường xuyên NS+XHH 50 Sắm mới 1 bộ 2012-2013 XHH 30 18 Bộ tăng âm 19 Máy tính xách tay Sắm mới 5 máy 5 tổ CM 2012-2017 NS 50 20 Đàn Organ Sắm mới 2012-2013 NS 8 (16) 5.1.5 Các biện pháp ứng phó thay đổi, rủi ro: Nhà trường luôn chủ động phân tích, đánh giá tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với mọi thay đổi của môi trường kể cả sự rủi ro Việc đánh giá để điều chỉnh chiến lược phải đượcthực hiện định kỳ hằng năm 5.2 Hệ thống chỉ số thực hiện để đo và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược (số tuyệt đối hoặc các tỷ lệ so sánh) 5.2.1 Phát triển qui mô, chất lượng giáo dục; a mạng lưới trường lớp, số lượng: -Tỉ lệ HS bỏ học trong năm học dưới 1% Tổng cọng Năm học CHIA RA LỚP SÁU Lớp Sĩ số 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2019-2020 17 17 16 16 LỚP BẢY Lớp 4 5 4 4 LỚP TÁM Sĩ số LỚP CHÍN Lớp 4 5 4 4 Sĩ số Lớp 4 5 4 4 Sĩ số Lớp Sĩ số 5 5 4 4 b Chất lượng giáo dục: (trong từng năm học) -Học sinh lớp 678 Xếp loại học lực TB trở lên sau thi lại đạt từ 95% trở lên -Học sinh Khối 9 xét công nhận TN THCS đạt từ 95% trở lên -Học sinh có XL hạnh kiểm TB trở lên đạt từ 98% trở lên; trong đó loại TB 10%, loại tốt ít nhất 50%; Khá 38% -HS có xếp loại Hạnh kiểm yếu không quá 1% -Số lượt Học sinh đạt giải HS giỏi cấp huyện trở lên so với tổng số HS nhà trường đạt tỉ lệ ít nhất 1% -Tỉ lệ HS trúng tuyển vào lớp 10 công lập hằng năm đạt mặt bằng về tỉ lệ tuyển sinh của trường THPT trong tuyến 5.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (số lượng, cơ cấu tuổi, bộ môn và trình độ, các tỷ lệ ) -Đội ngũ: tỉ lệ GV/lớp ít nhất đạt 1,8; giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn ít nhất 70%; GV giỏi cấp cơ sở đạt 30% -UD CNTT: 100% GV đạt yêu cầu phổ cập tin học, thực hiện tốt việc UDCNTT trong dạy học tích cực; có ít nhất 30% GV tiếp cận việc soạn bài giảng trực tuyến -CBQL: 100% đạt chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị 5.3 Tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả (các mức độ đạt được theo mục tiêu) 5.3.1.Mục đích, nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám sát: +Mục đích: Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược và kết quả đạt được theo mục tiêu nhằm kịp thời phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm rút kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo chiến lược được thực thi có hiệu quả (17) +Nội dung giám sát, đánh giá: Các quá trình tổ chức thực hiện, sự phù hợp của các giải pháp chiến lược đã được xác định, các nội dung chương trình hành động; các mức độ đạt được theo mục tiêu đề ra… +Cách thức, hình thức: Thành lập hội đồng giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển đơn vị; huy động tham gia giám sát, đánh giá của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; huy động mọi thành viên trong đơn vị tham gia giám sát, đánh giá; phát huy việc tự đánh giá của lãnh đạo nhà trường Việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên; đánh giá tiến hành theo định kỳ tháng, quí, học kỳ, năm học 5.3.2.Qui định trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng giám sát, đánh giá (HĐ GS-ĐG) Hội đồng giám sát, đánh giá (GS-ĐG) do HT làm chủ tịch hội đồng, hội đồng có trách nhiệm tổ chức, huy động CB-GV-NV và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị tham gia cùng hội đồng trong việc giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược đơn vị Hội đồng giám sát, đánh giá giúp HT xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá trong từng năm học Quyền hạn: hội đồng GS-ĐG: được quyền cung cấp các thông tin về tình hình nhà trường, kết quả đạt được theo mục tiêu đề ra; có quyền tổ chức các hoạt giám sát, kiểm tra đánh giá theo kế hoạch đề ra; kết quả giám sát, đánh giá được công khai tại các cuộc họp CB-GV-NV đơn vị hằng tháng; được quyền đề xuất các kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để lãnh đạo trường xem xét Lãnh đạo trường nghiêm túc xem xét, tiếp thu các kiến nghị đúng đắn của hội đồng GS-ĐG, trả lời trước các cuộc họp hằng tháng của đơn vị về các kết luận, kiến nghị của hội đồng GS-ĐG PHẦN VI PHỤ LỤC 6.1 Các thông tin, tài liệu dự báo có liên quan; -Nghị quyết Đại hội Đảng bộ giáo dục Đại Lộc nhiệm kỳ 2010-2015 -Định hướng phát triển kinh tế xã hội xã Đại Đồng giai đoạn 2010-2015 -Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015 6.2 Các tài liệu, số liệu thống kê về chất lượng giáo dục của nhà trường trong 5 năm gần đây: (kèm theo phụ lục) 6.3 Các văn bản pháp quy của các cấp quản lý và của nhà trường có liên quan: -Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2 005 -Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 8 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005 -Điều lệ trường THCS… (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT -Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 -Thông tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD&ĐT v/v Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và qui trình, chu (18) kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên -Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ra ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập HIỆU TRƯỞNG ĐINH THỊ BÍCH NGA (19)

Ngày đăng: 23/06/2021, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w