Về mặt kĩ năng: - Nhận diện được những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục; - Vận dụng được những kĩ năng xử lí đối với những trường hợp có nguy cơ đã được học vào thực tiễn; - Hìn
Trang 1HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Chuyên đề: GIÁO DỤC PHÒNG NGÙA NẠN XÂM HẠI
TÌNH DỤC CHO HỌC SINH LỚP 3
I ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG
1 Đối tượng: học sinh lớp 3
2 Đặc điểm:
Nhận thức của trẻ sẽ dần phát triển ở giai đoạn lớp 3, trẻ học được các tiêu
chuẩn để đánh giá các nguyên tắc đạo đức Khả năng nhìn nhận vấn đề của trẻ cũng cao hơn, tự đưa ra các suy nghĩ và ý kiến của mình nhưng lại chưa có cái nhìn tổng quát và toàn diện khiến trẻ có thêm tâm lý bất an
Vì cảm xúc bất an nên hành vi của trẻ cũng bị ảnh hưởng Trẻ học hành và
làm bài cẩu thả hơn, phụ huynh cần chú ý để con không bị nhiễm thói quen xấu này Nên tạo hứng thú cho trẻ học bài, kết hợp học và chơi để tâm lý trẻ thoải mái để không ảnh hưởng đến việc học
Hoạt động: Ngoài hoạt động học tập là chính, trẻ có nhiều những hoạt động
khác, chẳng hạn như:
- Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật
sang các trò chơi vận động
- Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân
và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,
- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
Tri giác:
Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối
tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích,
có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, ) giai đoạn lớp
3 là giai đoạn giữa các mặt tri giác, nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu
Trang 2hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững
và dễ thay đổi
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này
bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em Giai đoạn lớp 3, cần hiểu được đặc điểm tư duy của giai đoạn đầu và cuối tiểu học, từ đó trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú
và đa dạng
3 Những kĩ năng đối tượng cần:
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác, ứng xử, phản hồi và lắng nghe tích cực;
- Nâng cao kĩ năng tập trung;
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện, kêu gọi sự giúp đỡ, tự bảo vệ bản thân
trước những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục;
- Nâng cao năng lực tự giải quyết trước những tình huống có nguy cơ.
II MỤC TIÊU:
Thông qua chủ đề này, người học hình thành được 3 mặt chính: kiến thức, kĩ năng và thái độ
1 Về kiến thức:
Trang 3- Liệt kê được những biểu hiện của xâm hại tình dục;
- Phân tích được những hậu quả của xâm hại tình dục đối với nạn nhân;
2 Về mặt kĩ năng:
- Nhận diện được những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục;
- Vận dụng được những kĩ năng xử lí đối với những trường hợp có nguy cơ đã
được học vào thực tiễn;
- Hình thành được kĩ năng từ chối trước nhiều tình huống.
3 Về mặt thái độ:
- Hình thành được kĩ năng tôn trọng nhân phẩm của mọi người
- Liệt kê được những hành vi xấu xa, những tội ác đi ngược lại với chuẩn mực
đạo đức, từ đó có thái độ lên án với những hành vi đó;
- Cảm thông với những nạn nhân vì họ không phải là người có tội;
- Thể hiện niềm tin với việc tội ác sẽ được loại bỏ.
III NỘI DUNG:
1 Khái niệm xâm hại tình dục ở trẻ em
2 Biểu hiện của hành vi xâm hại;
3 Phân tích hậu quả của xâm hại tình dục đối với trẻ em;
4 Chỉ ra được nạn nhân, thủ phạm;
5 Nhận diện những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục;
6 Những kĩ năng ứng phó với những tình huống có nguy cơ bị xâm hại
IV PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC:
Mục tiêu: học sinh nhận biết được thế nào là xâm hại tình dục, nhắc lại được
khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Bước 1: Khám phá:
- Phương pháp: trò chơi
a Mục tiêu: Tạo bầu không khí vui vẻ trước khi đi vào bài học
- Phương tiện:
Danh mục những câu đố vui;
Phòng học
Trang 4b Cách tiến hành:
B1: Giáo viên hướng dẫn trò chơi
Chia lớp thành 4 nhóm theo từng dãy bàn Tiếp theo giới thiệu trò chơi với lớp : sẽ có những câu hỏi được đưa ra và các bạn sẽ giơ tay nêu ý kiến, nhóm trả lời nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng
B2: Học sinh chơi trò chơi:
Học sinh sẽ thi nhau trả lời những câu hỏi như:
- Có một bà già, bả bay qua cầu, hỏi bã mấy tuổi ( đáp án bả bay ->bảy ba,
bã 73 tuổi);
- 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2
con vịt, hỏi có mấy con vịt ( 4 con);
- Một ông ổng leo lên một ngọn núi rất cao, lên tới nơi hỏi ổng thấy cái gì (
thấy mệt);
- Có 3 ông đi vào nhà, ông giữa cầm xô, ông sau cầm chổi, hỏi ông đầu
tiên cầm gì ( cầm đầu);
- Con gì đâp thì sống, không đập thì chết ( con tim)
- Mình đững thì nó nằm, mình nằm thì nó đứng ( bàn chân).
- Lưng ở trước, bụng đằng sau là cái gì ( cái chân)
-c Kết luận nhóm chiến thắng.
Bước 2: Kết nối:
a Mục tiêu: Học sinh nhận biết được những bộ phận riêng tư, không riêng tư,
nhận diện được khái niệm xâm hại tình dục
Phương pháp: thuyết trình
b Cách tiến hành:
B1: Giáo viên hướng dẫn
Giới thiệu những từ như “riêng tư” và “không riêng tư” Giải thích rằng riêng tư có nghĩa là “dành cho em” và không riêng tư có nghĩa là “dành cho tất cả mọi người” Thảo luận các ví dụ về những thứ là riêng tư (ví dụ:
Trang 5đồ chơi ưa thích của các em, nhật ký của các em, quần áo của em ) và
những thứ là không riêng tư (ví dụ: ô tô buýt,)
Giáo viên đưa ra thông điệp : Một số bộ phận trên cơ thể em là riêng
tư Khi em lớn hơn, những người khác sẽ không được phép nhìn hoặc động chạm vào những bộ phận riêng tư trên cơ thể em, trừ phi em bị ốm, bị
thương hoặc cần sự giúp đỡ để chăm sóc bản thân
Tiếp theo, giáo viên chiếu ( hoặc gắn ) hình ảnh phát họa cơ thể bé trai
và bé gái lên bảng ( xem phụ lục 1) hỏi từng học sinh về các bộ phận trên
cơ thể và ghi tên lên ( hướng dẫn các em gọi tên khoa học của một số bộ phận trên cơ thể như âm vật, dương vật, hậu môn, )
Hướng dẫn các em khái niệm những bộ phận riêng tư là những bộ phận mang tính cá nhân và được quần áo che đi khi chúng ta gặp gỡ người khác
B2 Học sinh tiến hành hoạt động:
Chia lớp thành 4 nhóm ( nam riêng nữ riêng), phát cho mỗi nhóm một hình vẽ phát họa cơ thể bé trai hoặc bé gái, cho các em thảo luận “ những bộ phận nào được gọi là bộ phận riêng tư trên cơ thể
Tiếp theo đặt ra những câu hỏi liên quan như:
• Khi nào chúng ta không cần che đi những bộ phân riêng tư của cơ thể
chúng ta? (Khi chúng ta ở một mình và khi đang tắm hoặc mặc quần
áo.)
• Ai có thể động chạm vào những bộ phận riêng tư trên cơ thể chúng
ta? (Chúng ta có thể chạm vào những bộ phận riêng tư của mình một
cách kín đáo Bố mẹ và những người chăm sóc cần chạm vào những bộ phận riêng tư của các em bé và trẻ nhỏ khi họ chăm sóc cho chúng Khi trẻ lớn lên, trẻ có thể tự chăm sóc cơ thể mình Nếu trẻ bị ốm hoặc bị
thương hay bị khuyết tật thì người chăm sóc trẻ, bác sĩ hoặc điều dưỡng
có thể cần chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ.)
c Kết luận :
Xâm hại tình dục là hành vi đụng chạm không an toàn, người trưởng thành
de dọa, cưỡng ép dung vũ lực chạm vào những bộ phận riêng tư của các em khiến các em khó chịu, thậm chí làm tổn hại đến chúng mà không có sự xin phép hoặc không nhận được sự đồng ý của các em
Trang 6Mục tiêu: học sinh nhận biết được những biểu hiện của hành vi xâm hại:
Bước 1: khám phá;
a Mục tiêu:
Học sinh thư giãn, nhận biết được những hình thức đụng chạm trên cơ thể
Phương pháp: trò chơi
b Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: “Sờ nhau đi”
GV hát bài hát sờ nhau đi, nếu lời bài hát yêu cầu, học sinh làm theo lời bài hát Ví dụ: “Sờ cái tai nhau đi, xem ai có giận hờn gì,…” thì HS cùng sờ tai nhau Tương tự như thế có thể sờ lưng, sờ đầu,… ( Tránh trường hợp cho học sinh sờ bộ phận nhạy cảm trên cơ thể)
B2: HS chơi trò chơi trong thời gian 5-7 phút
c Kết luận:
Giáo viên đặt ra câu hỏi
- Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa?
- Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
- Khi bị bạn của mình sờ vào người thì các em cảm thấy như thế nào?
- Qua trò chơi các em nhận ra được điều gì?
GV nhận xét trò chơi:
Qua trò chơi các em biết được những hành vi nào làm các em cảm thấy vui
vẻ và những hành vi nào khiến các em cảm thấy khó chịu Nếu ai đó có những hành vi đụng chạm vào cơ thể mình mà khiến cho mình cảm thấy khó chịu hay
sợ hãy thì hãy từ chối và không cho phép họ tiếp tục làm như vậy với mình
Bước 2: Kết nối
Trang 7Đi vào bài học chính về những sự đụng chạm Những người khác cần
sự cho phép của em mới được động chạm vào em, đặc biệt là chạm vào những bộ phận riêng tư
Nếu hành vi động chạm làm em lo lắng, sợ hãi hoặc làm em bị tổn thương thì em có quyền nói không, đi khỏi và chia sẻ
Giải thích rằng chúng ta thường có thể nhận biết được một hành vi động chạm là an toàn hay không an toàn thông qua những tín hiệu mà
cơ thể chúng ta cho chúng ta biết, khi người khác động chạm vào Chúng
ta cũng có thể nhận biết được một hành vi động chạm là an toàn hay
không an toàn bằng cách nhìn cách thức mà hành vi động chạm đó
được thực hiện Hãy thảo luận xem mọi người có thể động chạm như thế nào, ví dụ: nhẹ nhàng, thô thiển
Bước 3: Luyện tập thực hành:
Cho học sinh thảo luận những câu hỏi về những sự đụng chạm thông qua bài trắc nghiệm
a Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được những tình huống đụng chạm an toàn, đụng chạm không an toàn
b Cách tiến hành:
B1: Giáo viên hướng dẫn: Sẽ có những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học ngày hôm nay về những sự đụng chạm Các nhóm ( 4 nhóm) sẽ cùng nhau thảo luận chọn ra đáp án đúng Nhóm nào nhanh nhất, đúng nhất sẽ thắng cuộc
B2: Học sinh tiến hành chơi
Danh sách câu hỏi được đưa ra cho học sinh thảo luận:
- Tại sao việc xin phép lại quan trọng? (Để bạn không làm tổn thương ý nghĩ và tình cảm của ai đó và để bạn không làm điều gì đó mà có thể
Trang 8không an toàn.)
- Ai có thể cho phép bạn sử dụng đồ chơi của người bạn của bạn? (Người
bạn đó)
- Ai có thể cho phép bạn sử dụng quả bóng của trường học? (Giáo viên
của bạn hay Hiệu trưởng nhà trường)
- Ai có thể cho phép bạn và gia đình bạn sử dụng sân chơi của cộng
đồng? (Người quản lý khu vui chơi đó)
- Ai có thể cho phép một ai đó động chạm hoặc nhìn các bộ phận riêng tư
trên cơ thể bạn? (Bạn)
- Bạn có thể cho phép ai làm vậy? (Bác sĩ, điều dưỡng, cha mẹ, người
chăm sóc)
- Bạn có thể cho phép người khác nhìn hoặc động chạm vào các bộ phận
riêng tư của mình vì những lý do gì? (Nếu bạn bị ốm, bị đau hoặc cần sự giúp đỡ để chăm sóc bản thân.)
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó không xin phép? (Sử dụng chiến lược
KHÔNG, ĐI KHỎI, CHIA SẺ)
c.Giáo viên kết luận:
Nêu ra nhóm thắng cuộc và kết luận lại bài học dựa trên việc tổng kết những ý kiến của học sinh cuối buổi
Mục tiêu : Học sinh phân tích được những hậu quả của xâm hại tình dục đối
với trẻ em
Bước 1 : Khám phá
Phương pháp: trò chơi
Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Trang 9a Mục tiêu:
Ôn lại những kiến thức của bài học cũ về những sự đụng chạm an toàn và đụng chạm không an toàn:
Phương pháp: trò chơi
b Cách tiến hành:
B1: Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
Sẽ có những bức hình có nội dung người trưởng thành có những hành vi
đụng chạm không an toàn với các em, ( xem phụ lục 2) có những hành vi
đụng chạm an toàn, các nhóm sẽ thi nhau lên từng bạn chọn từng hình dán vào ô thích hợp ( an toàn, không an toàn) Nhóm nhanh hơn và đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng;
B2: Học sinh tiến hành chơi:
Tiến hành chơi thử;
Tiến hành thi đua giữa các nhóm;
c.Kết luận:
Giáo viên công bố kết quả và tóm tắt lại kiến thức từ những thành viên đã tham gia và bài học trước
Bước 2: Kết nối:
Liên kết trò chơi vào bài học, giáo viên giới thiệu bài học về bài học mới “ những hậu quả của xâm hại tình dục đối với trẻ em”
a Mục tiêu:
Học sinh biết được những hậu quả của xâm hại tình dục đối với nạn nhân thông qua đoạn phim hoạt hình
b Cách tiến hành:
Phương pháp: tư duy trực quan hình ảnh, thảo luận;
Phương tiện: máy chiếu, đoạn phim hoạt hình có nội dung hậu quả của xâm hại tình dục với em bé
Trang 10B1: Giáo viên chiếu lên đoạn phim hoạt hình ( xem phụ lục 3) có nội
dung một em bé rất vô tư hồn nhiên, có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập Em rất thân thiết với một chú hàng xóm tên Bakshi, chú thường đưa em
bé đến trường mỗi khi bố trễ làm, cho em bé ăn kem đá – món ăn bé rất thích
Cứ như thế, em bé ngày càng thân thiết với chú hàng xóm cho đến một ngày chú giở trò xâm hại tình dục với đứa bé, những hậu quả của xâm hại đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bé
B2: Học sinh tiến hành xem đoạn phim và đưa ra những câu trả lời có nội dung liên quan đến đoạn video
Những câu hỏi liên quan:
- Em bé trong đoạn phim trước khi bị bác hàng xóm có những hành vi
đụng chạm không an toàn có một cuộc sống như thế nào?
- Bác hàng xóm thân thiết với em bé như thế nào?
- Khi nào em bé bị bác hàng xóm xâm hại tình dục? ( khi em bé ở một
mình với ông ấy)
- Sau khi em bé bị bác hàng xóm có những hành vi đụng chạm không an
toàn, em ây cảm thấy như thế nào? Cuộc sống của em ấy thay đổi ra sao
- Những hậu quả của các hành vi đụng chạm không an toàn ( xâm hại tình
dục) đối với nạn nhân ra sao?
c Kết luận:
Giáo viên tổng kết ý kiến từ học sinh, từ đó chỉ ra những biểu hiện, hành
vi, hậu quả của xâm hại tình dục đối với nạn nhân
Mục tiêu : học sinh bày tỏ thái độ cảm thông đối với những đứa trẻ là nạn
nhân của xâm hại tình dục
Bước 1: khám phá:
Phương pháp: trò chơi
a Mục tiêu:
Hình thành thái độ cảm thông đối với những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục
Trang 11b Cách tiến hành:
B1: Giáo viên hướng dẫn:
Phương tiện: 2 bảng ( bảng xanh và bảng đỏ) hướng dẫn học sinh khi nào đồng ý thì dơ bảng màu xanh, không đồng ý thì dơ bảng màu đỏ Giáo viên
sẽ lần lượt nêu ra những câu hỏi có liên quan đến thái độ của học sinh đối với những bạn là nạn nhân của xâm hại tình dục
B2: học sinh chơi trò chơi
Tiến hành chơi theo cá nhân, mỗi bạn sau mỗi câu hỏi sẽ đưa ra ý kiến của mình Danh mục câu hỏi:
Câu 1: những đứa trẻ bị người khác xâm hại tình dục ( có những đụng chạm không an toàn) là do không biết cách phòng tránh
Câu 2: những đứa trẻ bị xâm hại tình dục là do nó đáng bị như vậy;
Câu 3: những đứa trẻ bị xâm hại tình dục không có tội, tội là do những người gây ra;
Câu 4: những đứa trẻ bị xâm hại tình dục không nên được đi học vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn xung quanh;
Câu 5: những ai đã bị xâm hại tình dục chỉ nên ở nhà, không nên di đâu thêm vì nếu như vậy có thể sẽ bị xâm hại lần nữa;
Câu 6: những ai đã từng bị xâm hại tình dục cần nhận được sự giúp đỡ của mọi người trong việc hòa nhập: học tập vui chơi,
Câu 7: các em không có nghĩa vụ phải giúp đỡ những bạn đã bị xâm hại tình dục vì các em không phải là người gây ra
c Kết luận:
Giáo viên kết luận dựa trên ý kiến học sinh đưa ra, kết luận ngay sau những câu hỏi để có sự điều chỉnh những ý kiến có ý nghĩ sai lệch
Bước 2: Kết nối
Từ những ví dụ, những kết luận từ các ý kiến học sinh đưa ra, giáo viên tiến hành dạy kiến thức về những thái độ của học sinh đối với những bạn là nạn nhân của xâm hại tình dục nên cho học sinh thấy được rằng “ bản thân người bị xâm hại không bao giờ là có tội”
Phương pháp: thuyết trình
Phương tiện: máy chiếu, slide hoặc phấn, bảng