luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, luận văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- Là HỒNG PHÚC Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở Huyện Yên Hưng-Tỉnh Quảng Ninh LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM VÂN ðÌNH HÀ NỘI - 2009 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 1 1. MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Tổng diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km 2 , diện tích vùng biển ñặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km 2 , gấp 3 lần diện tích ñất liền. Ngoài ra trong vùng biển có 4 nghìn hòn ñảo lớn nhỏ, trong ñó có những ñảo lớn có dân cư như Vân ðồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn ðảo, Phú Quốc…, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều ñiều kiện tự nhiên ñể phát triển nuôi trồng và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh ñiều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu héc ta ñất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, ñặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long v.v… Như vậy có thể nói ñây là nơi có ñủ các ñiều kiện tạo nên thế mạnh cho phát triển ngành kinh tế thủy sản [4]. Hội nhập WTO ñã tạo ra cho ngành thủy sản có nhiều cơ hội về thị trường, lợi thế cạnh tranh . Tuy nhiên một thực tế là hội nhập cũng nảy sinh nhiều thách thức ñối với thủy sản Việt Nam, ñó là sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, thị trường với những quy ñịnh ngặt nghèo mới. Do ñó tăng cường hợp tác liên kết ñể hỗ trợ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là một xu thế tất yếu. Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh có nhiều thế mạnh về tự nhiên ñể phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ñặc biệt là phù hợp cho phát triển nuôi tôm. Tính ñến thời ñiểm năm 2008 huyện Yên Hưng có diện tích nuôi tôm ñạt 6.330,6 ha, chiếm 60,05% diện tích nuôi của tỉnh, trong khi sản lượng ñạt 21.252 tạ chỉ bằng 30,36%. Tuy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 2 nhiên một thực tế cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản ở Yên Hưng vẫn còn chưa phát triển ñúng với tiềm năng, mà nguyên nhân là do vấn ñề về vốn, tiếp cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ còn nhiều hạn chế, giá bán không ổn ñịnh, chất lượng chưa cao, cách thức làm ăn còn ñơn giản. Các hộ nông dân tự ñắp ñê, ñập, xây cống ñầm, lấy nước vào ñầm theo thủy triều, nguồn giống dựa vào tự nhiên, thức ăn có sẵn trong môi trường nước[9]… Một hạn chế ñược cho là quan trọng trong phát triển NTTS là các mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân nuôi trồng với các công ty chế biến, tiêu thụ chưa hiệu quả, các mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất không bền vững, ràng buộc và trách nhiệm giữa các bên tham gia liên kết chưa ñược rõ ràng, còn khó hiểu dẫn ñến tình trạng phá vỡ hợp ñồng, thiếu nguyên liệu… Bên cạnh ñó, là vai trò của Nhà nước, chính quyền ñịa phương và các nhà khoa học chưa thật sự rõ nét trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm hiểu và nghiên cứu sự hợp tác, các mối quan hệ liên kết cũng là một trong những biện pháp góp phần giải quyết các hạn chế trên. Xuất phát từ những nhận ñịnh trên, tôi lựa chọn chuyên ñề “Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh” làm ñề tài thực tập tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Từ việc phân tích ñánh giá các mối liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, ñề xuất các giải pháp phát triển tốt các mối liên kết ñó. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn ñề lý luận cơ bản và thực tiễn về liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 3 - ðánh giá thực trạng liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm qua 3 năm 2006 - 2008 ở Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng ñến ñến sự phát triển mối quan hệ liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. - ðề xuất các giải pháp nhằm phát triển các mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm của huyện thời gian tới. 1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu Các vấn ñề lý luận, thực tiễn về các mối quan hệ liên kết trong phát triển nuôi, chế biến và tiêu thụ, với chủ thể là các hộ nuôi tôm, các công ty chế biến và các hộ thu gom tôm trên ñịa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp ñể phát triển các mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm. Về không gian: ðề tài chỉ ñi vào nghiên cứu tại các hộ nuôi, cơ sở chế biến và thu gom tôm có quy mô tương ñối lớn (không tìm hiểu tình hình sản xuất ở các cơ sở, hộ nuôi tôm nhỏ lẻ). ðề tài ñược thực hiện trên ñịa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: ðề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời gian từ năm 2006 - 2008, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2008, phần phương hướng ñến năm 2015. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 4 2. MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ TÔM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số vấn ñề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm 2.1.1.1 Một số khái niệm Các khái niệm về liên kết Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước ñây khái niệm này ñược biết ñến với tên gọi là nhất thể hoá và gần ñây mới gọi là liên kết. Sau ñây là một số quan ñiểm về liên kết kinh tế: ♦ Trong Từ ñiển Kinh tế học hiện ñại (David. W. Pearce) cho rằng liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt ñộng phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. ðiều kiện này thường ñi kèm với sự tăng trưởng bền vững[3]. ♦ Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy ñịnh ban hành theo Quyết ñịnh số 38-HðBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt ñộng do các ñơn vị kinh tế tiến hành ñể cùng nhau bàn bạc và ñề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan ñến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc ñẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các ñơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp ñồng về những vấn ñề có liên quan ñến phần hoạt ñộng của mình ñể thực hiện[7]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 5 ♦ Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ ñộng nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao ñộng ñể ñạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung[6]. ♦ Tổng hợp những khái niệm trên có thể kết tóm lược “Liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục ñích ñạt ñược lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp ñồng ñã ký kết với những thoả thuận nhất ñịnh, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh”. Phương thức liên kết kinh tế Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng mà trong ñó mỗi tác nhân ñảm nhận một bộ phận hoặc một số công ñoạn nào ñó) là liên kết ñược thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận ñộng của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai ñoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu ñến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước ñó, ñồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm ñáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian[13]. Liên kết theo chiều ngang (Liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt ñộng trong cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục ñích làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này ñược tổ chức dưới nhiều dạng, có thể thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như Hiệp hội Mía ñường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở ñộc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 6 này có thể hạn chế ñược sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường [12]. Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi ñịa lý, mỗi loại hình liên kết có những ñặc ñiểm riêng cũng như những ưu ñiểm riêng của nó. Mục tiêu của liên kết kinh tế Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn ñịnh thông qua các hợp ñồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt ñộng của từng tổ chức liên kết ñể tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng ñơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước. Liên kết ñể cùng nhau tạo thị trường chung, phân ñịnh hạn mức sản lượng cho từng ñơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm ñể bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất. Liên kết kinh tế giúp ñỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý, giúp ñỡ nhau về ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin v.v . Các hoạt ñộng này ñược ghi thành hợp ñồng kinh tế [7]. Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế - Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: ðây chính là mục tiêu của mọi hoạt ñộng sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản xuất, thay ñổi các phương thức sản xuất của từng thành viên khi ra nhập tổ chức kinh tế hợp tác nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các ñối tác khác phải ñạt mục tiêu hiệu quả. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 7 - Tự nguyện: Việc liên kết kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi thành viên, không có sự gò ép mới thực sự có hiệu quả - Bình ñẳng và công bằng trong phân phối lợi nhuận và rủi ro: nguyên tắc này sẽ là ñộng lực thúc ñẩy quá trình liên kết kinh tế [12][7]. Nội dung liên kết kinh tế Từ những quan ñiểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân rất ña dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, ñan xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất ña dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất từ sản xuất ñơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hoá và mức ñộ phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và ñể ñánh giá mức ñộ liên kết, mức ñộ quan hệ chặt chẽ giữa các tác nhân khi tham gia liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sơ ñồ 2.1: Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân Sự thoả thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong quá trình nuôi, chế Cơ chế liên kết - Hợp ñồng kinh tế - Hợp ñồng miệng - Mua bán tự do Hình thức liên kết kinh tế - Liên kết theo chiều dọc - Liên kết theo chiều ngang Cơ sở B Cơ sở A Khâu liên kết - Vốn, cơ sở vật chất - Tiêu thụ - Kỹ thuật, giống, vật tư - Cơ chế chính sách, hỗ trợ . Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 8 biến và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp ñỡ nhau vì lợi ích chung cho cả hai bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình ñẳng và sự phát triển của cả hai bên. Các cam kết, thoả thuận phải có các ñiều kiện ưu ñãi, các ưu ñãi này phải ñược xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và dựa trên các quan hệ cung cầu thị trường. Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện ñúng, ñủ theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức liên kết như sau: - Hợp ñồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp ñồng là sư thoả thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá ñặt trước. Liên kết theo hợp ñồng là quan hệ mua bán chính thức ñược thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Michael Boland (2002) Liên kết dạng hợp ñồng là hình thức một công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá ñược xác ñịnh trước khi mua. Mối quan hệ hợp ñồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự ñiều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu ñầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… ñược thoả thuận trước khi bán. Liên kết hợp ñồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp ñồng [33][34] Hợp ñồng ñược ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín dụng, trung tân khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức: + Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 9 + Bán vật tư mua lại sản phẩm + Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết bị, nguyên liệu ñầu vào, vay vốn . + Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê ñất, diện tích mặt nước, sau ñó hộ ñược sản xuất trên diện tích ñó hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp [30]. - Hợp ñồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận không ñược thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt ñộng, công việc nào ñó. Hợp ñồng miệng cũng ñược hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và ñịa ñiểm. Cơ sở của hợp ñồng là niềm tin, ñộ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp ñồng. Hợp ñồng miệng thường ñược thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác nhân ñã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm, giữ chữ tín với các ñối tác. Tuy nhiên, hợp ñồng miệng thường chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, ñiều kiện giao nhận hàng. Hợp ñồng miệng cũng có thể hoặc không có ñầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp ñồng văn bản thì hợp ñồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn. Tóm lại nội dung liên kết kinh tế là sự thể hiện cụ thể mối quan hệ phân công và hợp tác lao ñộng giữa hai chủ thể tham gia một liên kết kinh tế. Nó qui ñịnh những hoạt ñộng, trách nhiệm, chức năng, việc làm cụ thể về kinh tế - kỹ thuật mà mỗi bên phải thực hiện ñể cùng nhau hợp tác, tạo ra thành quả lao ñộng chung của liên kết kinh tế. Nội dung liên kết kinh tế bao gồm: Liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho