Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá mà nguyên nhân xâu xa là do kinh tế: trao đổi hàng hóa thông thương giữa các nước, do xâm lược, di cư. Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. ....
Bài cá nhân Môn: XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA 1 Giao lưu văn hóa (tương tác văn hóa) 1.1.Bản chất của giao lưu văn hóa (tương tác văn hóa) Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá mà nguyên nhân xâu xa là do kinh tế: trao đổi hàng hóa thông thương giữa các nước, do xâm lược, di cư Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc có vai trò rất quan trọng Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình 1.2.Định nghĩa giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa 1.3.Đặc điểm của giao lưu văn hóa 1.3.1 Hình thức tiếp xúc giao lưu giữa các nền văn hóa + Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng…mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần tự nguyện + Còn hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược 1 thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này lắm khi không thuần nhất Có khi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện 1.3.2 Mục đích đạt được là phải có sự thích ứng giữa các nền văn hóa khác nhau Mục đích của giao lưu văn hóa là sự hợp nhất văn hóa Trong giao lưu văn hóa, các dân tộc phải lựa chọn những cái hay, cái đẹp của văn hóa bên ngoài để đưa vào, cải biến thành văn hóa của mình Và rõ ràng, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại không phải là một sự sao chép, học đòi, lai căng mà là một quá trình bổ sung và sáng tạo để thích ứng với các nền văn hóa Trong quá trình giao lưu các giá trị văn hóa truyền thống có thể thay đổi dể thích ứng với nhau 1.4.Các loại hình thương tác văn hóa Tương tác văn hóa ít nhất là phải có 2 đối tượng : Có thể là 2 người , 2 nhóm , 2 tộc người , 2 quốc gia Hai đối tượng này phải gặp gỡ, phải tiếp xúc, phải trao đổi học hỏi nhau Có thể : Trực tiếp, Gián tiếp hay cả 2 Có thể tự nguyện , cưỡng bức hoặc cả 2 Hợp tác – Cạnh tranh 1.5.Nguyên tắc trong giao lưu văn hóa Nguyên tắc có 4 khả năng xảy ra : A là nội lực, A’ là ngoại lực A -> A’= AA’ A -/> A’= X A -> A/= A A -> = A Mọi sự giao lưu đều dẫn đến văn hóa phong phú và đa dạng hơn 2 1.5.1 Chấp nhận sự khác biệt Bên cạnh thái độ tôn trọng nền văn hoá bên ngoài, giao lưu liên văn hoá tích cực còn đòi hỏi một tâm thế khoan dung đối với nền văn hoá ấy Nó biểu thị một sự thừa nhận hai chiều và chấp nhận khác biệt của bên kia Điều này còn có nghĩa là không được áp đặt bất cứ cái gì mà cái “khác” không thể chấp nhận Đây chính là nguyên tắc vàng như lời của Khổng Tử: “Điều không muốn xảy ra với mình thì cũng đừng làm với người khác” Khoan dung lẫn nhau thay vì ghê sợ có thể đem lại cơ sở cho giao lưu và thấu hiểu lẫn nhau, có thể đem đến đối thoại bình đẳng và lành mạnh giữa các nền văn hoá và văn minh khác nhau thay vì đối kháng hay xung đột 1.5.2 Tôn trọng lẫn nhau Chúng ta đang sống trong một xã hội giao lưu toàn cầu hoá và trong bối cảnh ràng buộc lẫn nhau, đang hoạt động trong điều kiện của những sự phát triển và những nền văn hoá đa dạng cũng như trong sự giao lưu giữa các truyền thống văn hoá khác nhau Sự tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống văn hoá dân tộc là tiền đề đầu tiên của sự giao lưu liên văn hoá Các nền văn hoá đa dạng đều bình đẳng với nhau, dù ở đất nước nào, lớn hay nhỏ; đều phải tôn trọng truyền thống văn hoá của bên kia và thừa nhận vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì bản sắc của nền văn hoá dân tộc Chỉ có thừa nhận tâm thế tôn trọng lẫn nhau thì mới có thể đạt đến sự thấu hiểu liên văn hoá lẫn nhau Điều này có thể đưa đến sự chung sống hoà bình giữa các nền văn minh thế giới thay vì xung đột, đối thoại thay vì đối kháng, giao lưu hài hoà thay vì ghê sợ và cô lập và từ đó thực hiện được sự “hài hoà trong khác biệt” như là tính liên văn hoá tích cực 1.5.3 Hướng tới sự gần gũi, tương đồng Hướng tới sự tương đồng không chỉ có nghĩa là cùng xác định những ứng xử trong giao lưu với nhau mà còn biểu thị sự tương tác hài hoà, chủ động và sự thẩm thấu giữa “văn hóa bản địa” với “văn hóa bên ngoài”, sự đồng quy của hai 3 tầm nhìn, sự nghiên cứu và sử dụng tham chiếu lẫn nhau, sự hấp thụ những nhân tố có ích từ đối tác để làm giàu và phát triển nền văn hoá của chính mình vì tiến bộ chung của các nền văn minh khác nhau Tất nhiên, sự hấp thụ văn hoá bên ngoài như thế không phải là sự chuyển giao hay cấy ghép máy móc bởi, nếu như vậy, nó sẽ gây nên sự cứng nhắc và đoạn tuyệt với văn hoá bản địa Cả hai phía đều phải chuyển tải những nhân tố hợp lý, có ích của bên kia vào bối cảnh của mình, sửa đổi và phát huy chúng, làm cho chúng trở nên hữu ích đối với sự phát triển chung, cách tân nền văn hoá của mình vá thực hiện một cách thực sự tính đồng nhất và tính liên văn hoá tích cực của các nền văn minh đa dạng trên thế giới 2 Vai trò của văn hóa truyền thống trong giao lưu văn hóa 2.1.Khái niệm văn hóa truyền thống Văn hóa truyền thống là những giá trị tương đối ổn định ( những kinh nghiệm tập thể ) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,… 2.2.Các yếu tố tạo nên văn hóa truyền thống Tính giá trị: Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyền thống mang tính giá trị Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống Văn hóa truyền thống mang tính giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, đúng, sai để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó Tính lưu truyền: Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá 4 trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam Tính ổn định: Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch sử thừa nhận Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xã hội Văn hóa truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật… Ở Việt Nam đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội Như vậy, tính giá trị, tính ổn định và tính lưu truyền đã tạo nên dáng vẻ riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam 2.3.Vai trò của văn hóa truyền thống trong vấn đề hội nhập Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới Cho đến nay, khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ Trong bối cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế 5 lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới Ngày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm Để lựa chọn một mô hình hội nhập văn hóa phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay ta cần: Trước hết, đó là không e ngại sự áp đảo của toàn cầu hóa, không “dị ứng” với mọi biểu hiện của văn hóa nhân loại Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự nhiên, sẵn sàng đối thoại với các nền văn hóa với tư duy đa dạng văn hóa trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm gốc Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc giữ gìn, phát huy cốt cách văn hóa dân tộc mới đi tới được văn hóa nhân loại Thứ hai, phải nhận thức được văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế và chính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển Như vậy, trong khi đẩy mạnh CNH-HĐH, cùng với phát triển kinh tế vẫn phải có niềm tin và biện pháp tích cực để phát triển văn hóa tinh thần Thứ ba, phải xuất phát từ tư duy phương Đông, tìm kiếm tính thống nhất của vũ trụ, sự hài hòa giữa những mâu thuẫn Trong mối quan hệ Đông - Tây, dân tộc và nhân loại, cần phải xác định cái chung và cái riêng; vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh để tập trung giải quyết sự cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố Thứ tư, có “vay” thì phải có “trả” “Vay” thì phải sáng tạo và không được trở thành kẻ bắt chước “Trả” thì phải xứng đáng là một dân tộc trong số ít của thế giới có nền văn hóa tiêu biểu Giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa nhân loại vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự 6 Thứ năm, phải xác định giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc là một ý thức chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” Người cũng đã chỉ rõ, cái gì bổ ích và cần thiết, cái gì tốt và hay thì ta phải học lấy, tiếp nhận để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân Cái gì mới mà hay thì tiếp thu, còn cái mới mà lai căng, xấu xa thì cương quyết loại bỏ… Nghị quyết T.Ư 9 (khóa XI) đã khẳng định: “Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc” 7 8 9 10 ... ứng văn hóa khác Mục đích giao lưu văn hóa hợp văn hóa Trong giao lưu văn hóa, dân tộc phải lựa chọn hay, đẹp văn hóa bên ngồi để đưa vào, cải biến thành văn hóa Và rõ ràng, tiếp thu tinh hoa văn. .. thực tính đồng tính liên văn hố tích cực văn minh đa dạng giới Vai trị văn hóa truyền thống giao lưu văn hóa 2.1.Khái niệm văn hóa truyền thống Văn hóa truyền thống giá trị tương đối ổn định ( kinh... văn hóa truyền thống vấn đề hội nhập Giao tiếp liên văn hóa giao tiếp văn hóa, cộng đồng văn hóa khác với phương thức sống giới quan khác Bản thân giao tiếp liên văn hóa khơng phải tượng mẻ, mà