Hà nội nguồn cảm hứng chủ yếu trong sáng tác của nguyễn huy tưởng

145 23 0
Hà nội nguồn cảm hứng chủ yếu trong sáng tác của nguyễn huy tưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thiện nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tâm của thầy Bạch Văn Hợp và sự giúp đỡ của các thầy, cô: thầy Trần Hữu Tá, cô Lê Thu Yến, thầy Nguyễn Thành Thi, … Nhờ sự dạy dỡ tận tình của quý thầy cô khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô Tổ Văn học Việt Nam Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Nhờ sự giúp đỡ của phòng Sau đại học Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Nhờ sự quan tâm, chia sẻ từ người thân: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất! Trân trọng! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011 Đỗ Thị Hường PHẦN MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Nguyễn Huy Tưởng đến với nghề văn muộn so với những bạn văn cùng thời Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng… Đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX ông mới thực sự sáng tác đã “chiếm vị trí xứng đáng văn đàn trước và sau Cách mạng tháng Tám” [34: 11] Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu từ những đề tài lịch sử, đề tài Hà Nội với cảm quan lành mạnh, tiến bộ và bao gồm nhiều thể loại tiểu thuyết, kịch nói, kịch bản điện ảnh, truyện phim, truyện thiếu nhi, bút kí, nhật kí… Ông năm 1960, ở tuổi 48, mà khát vọng một đời văn còn dang dở, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đờ sợ, được gia đình, bạn hữu lưu giữ cẩn thận, hầu còn nguyên vẹn Có thể coi đó là một may mắn để dựng lên được bức chân dung đầy đủ, hoàn chỉnh về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Sự cao cả về nhân cách, sự phong phú về đề tài, sự đa dạng về thể loại, sự ổn định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật đã vinh dự đưa nhà văn đến với giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996) Qua những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, người đọc có thể nhận thấy đề tài sáng tác của ông khá đa dạng và phong phú: quá khứ và hiện tại, nông thôn và thành thị, chiến trường và hậu phương… Trong những đề tài ấy, Nguyễn Huy Tưởng có sở trường đặc biệt về đề tài Hà Nội Đây là bộ phận sáng tác có giá trị nhất văn nghiệp của ông Gần hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã viết về Hà Nợi hoặc những liên quan đến Hà Nội, chiếm tỉ lệ một nửa khối lượng sáng tác của nhà văn Trước cách mạng ông viết tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa; kịch Vũ Như Tô Sau cách mạng ông viết kịch Những người ở lại, truyện phim Lũy hoa, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô; truyện thiếu nhi: An Dương Vương xây thành Ốc, ể chyỵn uyang Tryng, Ĺ cờ thêy áy chữ vàng; bút kí: Một ngày chủ nhật Chỉ xét riêng những tác phẩm ấy cũng đủ thấy được tâm huyết nhà văn dành cho Thăng Long – Hà Nội “Nguyễn Huy Tưởng đã thành một nhà văn của Hà Nội Và người Hà Nội nhận Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn của mình” [74: 73] Thăng Long – Hà Nợi, những hình ảnh thoáng qua thật sâu đậm, đẹp đẽ kí ức và hiện tại, nguồn cảm hứng bất tận của các văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các văn nhân đến từ mọi miền Tổ quốc mà tài của họ còn ở thời kì nhen nhúm Cũng chính mảnh đất này là mối sâu duyên nặng nợ nâng đỡ cho những tài văn học được nảy nở, tỏa sáng Nguyễn Huy Tưởng gắn bó với quê hương Hà Nội và dành cho miền quê ấy một vị trí đáng kể sự nghiệp sáng tác của Những sáng tác của ông về Hà Nội thật sinh động: một Hà Nội quằn quại đau thương quá khứ, một Hà Nội đổ nát dưới sự tàn phá của bom đạn hiện tại Nhưng cả ấy, Hà Nội vẫn toát lên vẻ đẹp linh thiêng, cổ kính với những đền miếu, giếng cổ; Hà Nội vẫn sáng lên truyền thống yêu nước kiên cường những bản anh hùng ca chiến thắng, Hà Nội vẫn ngời sáng vẻ đẹp nhân văn cao cả… Hà Nội là một niềm tự hào, một nguồn cảm hứng đẹp mãi lòng mỗi người dân Việt Nam Trong không khí tưng bừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, với rất nhiều cột mốc lịch sử, nhiều chiến thắng oai hùng, người viết nghĩ sẽ là thiếu xót nếu không nhắc đến những An Tư, Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, Những người ở lại, Lũy hoa, Sống mãi với thủ đô, Một ngày chủ nhật, An Dương Vương xây thành Ốc, Ĺ cờ thêy áy chữ vàng… của Nguyễn Huy Tưởng Bởi “nếu thiếu họ thì bộ mặt hiện thực về cảnh và người Hà Nội sẽ thiếu nhiều lắm” [26: 108] Trong sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng, nguồn cảm hứng về Hà Nội có nhiều sức hấp dẫn, thú vị Những năm gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về Hà Nội sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng một cách thấu đáo Chính Nguyễn Huy Thắng, trai của nhà văn cũng đã tâm sự: “Giáo sư Hà Minh Đức, người đã dày công nghiên cứu cha suốt mấy chục năm qua cho rằng, giờ cần phải đặt lại vấn đề nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng với một cách nhìn nhận khác hẳn” [66: 156] Đây là ý kiến gợi hướng cho người viết chọn đề tài: “Hà Nội – Ngyồn cảm hứng chủ yếy áng t́c của Ngyyễn Hyy Tưởng” xem là một hội, một việc làm nghiêm túc mang ý nghĩa thiết thực góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu di sản văn chương Nguyễn Huy Tưởng, đặc biệt là giá trị tư tưởng văn nghệ cũng phong cách của ông Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng nhà trường hiện Lịch sử vấn đề Cho đến nay, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, tiểu luận, phê bình và giới thiệu về người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng không ít Các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn chương có uy tín nước như: Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan Trọng Thưởng, Phong Lê, Dương Trung Quốc, Trần Mạnh Tiến, Cao Xuân Thử, Nam Phong, Nguyễn Vinh Phúc, Hà Ân, Đỗ Đức Hiểu, Phạm Xuân Nguyên v.v…, đó có cả những người thân ruột thịt, bạn hữu của chính nhà văn đều viết, nghiên cứu về ông và sự nghiệp sáng tác của ông Năm 2003, công trình Ngyyễn Hyy Tưởng – về t́c gia và t́c phẩm, NXB Giáo dục Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên biên soạn, đời đã tập hợp, tuyển chọn những bài phê bình, nghiên cứu có chất lượng Đây là mợt cơng trình biên soạn khá công phu Ngoài ra, còn có những bài viết nằm rải rác các cơng trình nghiên cứu khác từ những năm 60 đến thời điểm hiện tại mà người viết sưu tầm được Tổng hợp những ý kiến đánh giá đó, người viết xin chọn lọc và phân loại những ý kiến tiêu biểu sau: 2.1 Những ý kiến đánh giá chung về đề tài Hà Nội sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Là bạn của Nguyễn Huy Tưởng và tâm huyết với đề tài Hà Nội, Nguyễn Tuân viết Lời bạt cho tác phẩm Sống mãi với thủ đô, NXB Văn học, 1961 chia sẻ thấy nhớ tiếc người Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, ông nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng đã nhiều lần hoài bão về đề tài thủ đô Mang nặng một đề tài và chủ đề mỗi lần có khác đi, Nguyễn Huy Tưởng đã thai nó, sinh hạ nó lên giấy, có lần đẻ non, có lần đủ tháng, lại có lần đẻ rơi, chết rồi mà đứa tinh thần vẫn lọt lòng và có đứa lại nửa đời nửa đoạn” [95: 524] Cùng năm 1961, bài viết Ngyyễn Hyy Tưởng và aự làm vịc của anh, Văn nghệ số 52, Kim Lân viết: “Nguyễn Huy Tưởng biết nhiều về Hà Nội Hà Nội mới, Hà Nội cũ, Hà Nội kháng chiến và Hà Nội của những năm xa xưa thời Lê, thời Trịnh… Mỗi lần dạo các hè phố với anh, thường được nghe anh kể chuyện Hà Nội Đi đến một góc đường nào, phố nào anh cũng có chuyện để nói Tôi có cảm giác anh gắn bó với thủ đô Hà Nội từng mỗi bước chân Từng mỗi bước chân anh đều biết những dấu tích của cuộc chiến đấu đã qua và dấu tích của những thời xưa cũ Cái đầu ngõ đêm đầu nổ súng, có mấy anh tự vệ đã hy sinh Trên tầng gác thứ ba tòa nhà ấy, mẹ chú Thắng đã tiễn biệt thế nào Đằng sau dãy nhà cũ có đền gì, thờ và tự vệ thành ngày ấy đã dùng đền ấy làm gì… Tôi không thể nhớ được những chuyện anh kể về Hà Nội, chỉ biết rằng anh hiểu biết và gắn bó với Hà Nội vô cùng” [Dẫn theo 9: 189 190] Trong chuyên khảo Ngyyễn Hyy Tưởng (1912 - 1960), NXB Văn học Hà Nội, 1966, Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn quan tâm đặc biệt đến đề tài đó (đề tài Hà Nội – Đỗ Thị Hường) Từ thời kì kháng chiến, núi rừng Việt Bắc, viết Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã ấp ủ một niềm ước mơ là có dịp thể hiện sâu sắc về đề tài Hà Nội kháng chiến Từ sau hòa bình lập lại, trở về thủ đô giải phóng, mỗi đường phố, nhà lại nhắc nhủ tác giả, thúc anh suy nghĩ về đề tài đó Nguyễn Huy Tưởng rất yêu quý và gắn bó với Hà Nội Anh biết nhiều về Hà Nội quá khứ cũng hiện tại Lòng thiết tha quyến luyến của anh với người và cảnh vật thủ đô chính là nguồn tiếp sức mạnh mẽ cho tác giả thực hiện mơ ước của mình” [9: 189] Năm 1979, cuốn Nhà văn Vịt Nam hịn đại (1945 -1975), tập 1, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức nhận xét: “Ngòi bút tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng dễ thích hợp với đề tài Hà Nội, một thành phố với truyền thống lịch sử lâu đời và những truyền thuyết phong phú, thành phố phát triển về kinh tế, văn hóa với những phong cảnh đẹp vừa trang nghiêm cổ kính, vừa trữ tình nên thơ Nguyễn Huy Tưởng đã cắm sâu tiểu thuyết đề tài Hà Nội thời kì trước và sau cách mạng và chủ yếu ở những năm đầu kháng chiến chống Pháp [13: 586] Hai nhà nghiên cứu rất công bằng cho rằng “những trang viết của anh (Nguyễn Huy Tưởng) về Hà Nội kháng chiến vẫn là những trang viết đẹp, gợi lên bao rung động, kỉ niệm về một thời kì lịch sử lớn lao của dân tộc” [13: 589] Năm 1984, Nhà xuất bản Văn học cho đời Tyỷn tập Ngyyễn Hyy Tưởng (3 tập) Trong Lời giới thịy (Tập 1) Hà Minh Đức có nhận xét rất đáng trân trọng: “Trong nỗi vui cũng cái buồn của cảnh vật, Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm cả sự hiểu biết và tấm lòng yêu mến Hà Nội của mình Hà Nội đứng trước những chuyển động lớn lao Cái khó của Nguyễn Huy Tưởng là miêu tả cho đúng bản chất người Hà Nội cuộc chiến đấu” một sống một còn với kẻ thù xâm lược” [12: 35] Hoàng Tiến bài viết Nguyễn Hyy Tưởng với đề tài Hà Nội (Tạp chí văn học, số năm 1984) sau bao quát những sáng tác của ông, tác giả đã khẳng định: “Nguyễn Huy Tưởng rất say mê với Hà Nội mới, Hà Nội cách mạng, Hà Nội đổi đời” [74: 76] Năm 1994, dường Nguyễn Tuân nhận thấy những viết về Nguyễn Huy Tưởng chưa xứng với tầm của anh nên Lời bạt Lũy hoa, NXB Hà Nội, tác giả khẳng định: “Trong số những nhà văn quê hương ta hằng tha thiết với Hà Nội kinh kỳ có lẽ Nguyễn Huy Tưởng là người có một nét sống hao hao cái kiểu anh niên Hà Nội tự vệ thành đeo vuông: “Sống với Hà Nội, chết với Hà Nội Sống làm người Hà Nội, chết rồi cũng làm ma của Hà Nội” [81: 220] Năm 2001, bài viết Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, in tác phẩm Ngyyễn Hyy Tưởng – êh́t vọng một đời văn, NXB Văn hóa thông tin Phương Ngân tuyển chọn, giới thiệu, Tô Hoài viết: “Trong hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác nhiều thể loại văn xuôi, nhiều đề tài khác Nhưng, với anh, đề tài Hà Nội vẫn là tiềm lực sức sống liên tục tất cả các giai đoạn, là những tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng Ở mỗi trang Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta đều có thể gặp được bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, của Hà Nội Trong đó, cuộc sống và người, từ truyền thuyết tới ngày nay, qua mọi giai đoạn lịch sử, nghìn năm trước tới sau này, vẫn là một người Việt Nam nhẫn nại, kiên cường đương đầu với mọi thử thách, mọi biến thiên và đã đứng vững, chiến thắng Là bút sử thi hết sức hùng tráng, Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng bao giờ cũng cực kì hùng vĩ, từ những tác phẩm ban đầu” [65: 70] Trong tác phẩm Về văn học Vịt Nam hịn đại nghĩ tiếp, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, Phong Lê có bài viết nhân kỉ niệm 50 năm giải phóng thủ đô Hà Nội: Hà Nội với, và Hà Nội văn học hịn thực trước 1945 Ở bài này, tác giả đã khảo cứu các tác gia tiểu biểu viết về Hà Nội Về Nguyễn Huy Tưởng, ông có nhận xét sau: “Nguyễn Huy Tưởng là người thật chăm chỉ dành cho Hà Nội một mối quan tâm bền bỉ và dài lâu suốt ngót hai mươi năm đời viết văn của mình …Ở nhà văn có tư cách nhà văn hóa này, Hà Nội được hiện lên suốt chiều dày lịch sử, kể từ thời Trần với Hào khí Đông A An Tư, qua thời vua Lợn Lê Tương Dực Vũ Như Tô, đến thời Lê mạt nơi cung vua phủ chúa Đêm hội Long Trì… Đối với Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử luôn đậm đà mỗi trang viết về Hà Nội quá khứ; và chiều sâu lịch sử luôn là sự cần thiết, là ưu thế cho ông nhìn về Hà Nội của hiện tại ” [26: 111-112] Gần nhất cơng trình 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nghiên cứu về Hà Nội tác giả Lưu Vinh Phúc có giới thiệu những người ưu tú của đất kinh kì Đới với sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng ông đánh giá sau: “Đề tài Thăng Long – Hà Nội là phần thành công nhất sự nghiệp văn học của ông (Nguyễn Huy Tưởng – ĐTH) Hơn 2000 trang cho quê hương Rồng bay quả là đáng kính nể Hầu những thời kì lịch sử đầy kịch tính của Hà Nội đều có mặt tác phẩm của ông… Nguyễn Huy Tưởng quả đã muốn khẳng định một điều: Thăng Long – Hà Nội dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng dù ở thời nào cũng cùng một tâm hồn yêu nước, bất khuất, kiên cường và một phong thái hào hoa, lịch” [ 44: 883 – 884] Nhìn chung, các bài viết, các cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều thống nhất cho rằng Nguyễn Huy Tưởng quan tâm bền bỉ đến đề tài Hà Nội, Hà Nội mới và cũ, Hà Nội quá khứ và hiện tại bằng tất cả tấm lòng thiết tha, ước mơ, hoài bão, say mê mợt điều đó thơi thúc tận đáy lòng 2.2 Những ý kiến đ́nh gí về ćc t́c phẩm cụ th̉ của Ngyyễn Hyy Tưởng liên qyan đến đề tài Hà Nội Trong chuyên khảo Ngyyễn Hyy Tưởng (1912 - 1960), Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ nhận xét một cách khái quát các tác phẩm viết về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng sau: “Thăng Long những ngày vang dậy tiếng hò Sát Thát chống quân Nguyên (An Tư) – Đất Thăng Long dưới những triều của hôn quân bạo chúa, những tầng đài ngất cao xây mồ hôi xương máu của nhân dân, những đêm hoa đăng mà bọn vua quan sức chơi bời trác táng (Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì) Thủ đô Hà Nội hiện đã có ngót một ngàn năm tuổi Qua các triều đại hưng vong, qua các lần giặc giã ngoại xâm, bộ mặt của Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, truyền thống vẻ vang của Hà Nội ngày càng rực rỡ, tỏa sáng đến mai sau Hà Nội đất ngàn năm văn vật, nơi quê hương của những anh hùng thi bá, gắn liền với những sự nghiệp vinh quang của dân tộc Với Lũy hoa và Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng đã khôi phục lại được một giai đoạn lịch sử vô cùng anh dũng của nhân dân Hà Nội cũng của toàn thể dân tộc ta” [9: 190] Về kịch Những người ở lại, Hà Minh Đức bước đầu có nhận xét, đánh giá: “Những người ở lại đã phản ánh được quá trình chuyển biến của người trí thức theo cách mạng, và rộng một phần nào nói lên được cuộc chiến đấu của anh dũng của quân dân thủ đô” [34: 381] Và Hoàng Trung Thông cho rằng: “Những người ở lại nêu lên tinh thần chiến đấu kiên cường của người dân Hà Nội với tất cả những tấn bi kịch gia đình” [85: 130] Đánh giá tùy bút Một ngày chủ nhật, tác giả Nguyễn Vinh Phúc viết: “Trong Một ngày chủ nhật, Nguyễn Huy Tưởng tỏ có một lực quan sát và phân tích tinh tế sắc nét Vì tình yêu chân lý (chữ dùng của Nguyễn 129 Lời thoại của Nguyễn Huy Tưởng được viết bằng lới văn tưởng bình thản “khách quan” quả thực đầy ắp đó cả mợt tình cảm nờng nhiệt, chân thành kể cả nhân vật rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn nhất Phải có một bản lĩnh phi thường, một khát khao sáng tạo mãnh liệt Vũ Như Tô mới cất lên chất giọng nồng nàn tha thiết thế Bi kịch xảy hoàn cảnh đặc biệt, loạn lạc, những rối ren, sự nghi kị nơi cung đình song Như Tơ vẫn giữ được trạng thái không hề run sợ, trái lại ngôn ngữ chứa đầy lòng nhiệt thành, say sưa phấn đấu Nguyễn Huy Tưởng thấu hiểu, rất đồng cảm, trân trọng lí tưởng của Vũ Như Tô nên đã sáng tạo thành công nhân vật qua ngôn từ nghệ thuật tài hoa, tinh tế Ở tiểu thút An Tư, c̣c tình Trần Thông – An Tư phải chịu cảnh “giữa đường đứt gánh” Họ đau đớn chia tay giữa trời mây sóng nước Thế mà, lời nói sau cùng của cặp uyên ương này không chút bi lụy mà đầy chắc chắn, tin tưởng: “Hè ra, ta sẽ gặp Công chúa đợi ở Thăng Long, không được sai hẹn” [87: 109] Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều hướng vào đề tài Hà Nội chiến đấu và sinh hoạt Phủ lên những tác phẩm ấy thứ ngôn ngữ say sưa, giọng điệu nồng nhiệt, tin tưởng về hình ảnh những c̣c kháng chiến hùng vĩ của nhân dân Hà Nội, về tập thể những người anh hùng thủ đô đẹp đẽ, tiêu biểu, về bi kịch của người dòng xoáy lịch sử 3.2.2 Giọng ngậm ngùi, xót thương, day dứt Trong tiểu thuyết An Tư, phía sau bản anh hùng ca chiến trận của thời đại Đông A, còn có sự đan qụn giữa giọng điệu ngọt ngào của mới tình son sắt thủy chung với giọng điệu ngậm ngùi, xót thương, day dứt cho số phận của người phụ nữ kinh thành đằng sau vinh quang của dân tộc 130 Đó là chất giọng ngậm ngùi trước cảnh công chúa An Tư chia tay Trần Thông đồi Cổ Hạc; cảnh cô An Tư bế cháu gái Huyền Trân công chúa mới sáu tháng tuổi cùng người thân hoàng tộc tiễn chân nàng nhuốm màu sắc tiền định, là một ẩn ý của nhà văn về số phận cũng giống An Tư của công chúa Huyền Trân, người mà sau này được đem gả cho vua Chiêm Thành lấy hai châu Ô, Lý Cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu tương phản với lòng người ảm đạm, tê tái Cảnh An Tư gieo suống sông Cái (sông Hồng) dưới ánh trăng bàng bạc, văng vẳng tiếng reo khúc ca khải hoàn từ kinh thành vọng lại của quân Đại Việt và bóng ngựa bạch ngơ ngác, đánh tìm chủ: “Nàng trơng lại phía thành, cờ phấp phới bay dưới trăng vằng vặc… Nàng chạy bờ sông Chợt quay lại nghe rõ tiếng ca vang lừng: Đoan sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan Thái bình tu nỗ lực Vạn cổ thử giang san” Tiếng ca lút trời, quyện vào trăng mây gió, đầy một ý khí hào hùng… Ánh trăng bằng bạc, nàng mê man ngày nào ruổi ngựa cùng chàng vào Thanh, Nàng đã đến bên bờ sông Cái…” Trên bờ sông, ngựa bạch ngơ ngác, đánh tìm chủ nhân, lồng lộn hướng dòng sông, dưới bóng trăng khuya, hí lên một hồi tuyệt vọng… ” [87: 212] Và giọng văn thể hiện nỗi đau đớn, xót thương cho quận chúa Quỳnh Hoa bị ép gả lấy kẻ gian ác Đặng Lân ở Đêm hội Long Trì: 131 “Nỗi đau khổ quá lớn mà người nàng nhỏ bé, linh hồn yếu ớt Nàng không thiết ăn uống, chỉ ngồi khóc lóc từng hồi, từng trận, khóc đến nỗi bọn thị nữ tưởng hết thì nàng sẽ chết” [86: 89] Nỗi cảm thương ấy được nhà văn thể hiện những lời văn mang âm hưởng bi tráng làm nổi bật số phận của người phụ nữ kinh thành An Tư , Quỳnh Hoa… trước những biến động của lịch sử Với Vũ Như Tô, sự vỡ mộng của nhân vật này tạo thành tiếng kêu bi thiết mà giọng điệu khắc khoải, day dứt trở thành âm điệu chủ đạo bao trùm cả đoạn kết: “Ơi mợng lớn! Ơi Đan Thiềm! Ơi Cửu trùng đài!” Âm điệu này dội ngược lên toàn bộ tác phẩm khiến người đọc nghĩ về một câu hỏi lớn lời Đề tựa ngày tháng năm 1942 mà tác giả viết: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Đài cửu trùng không thành nên mừng hay nên tiếc? … Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết! Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” Những câu hỏi đầy băn khoăn ấy đến vẫn còn tốn không ít giấy mực và tâm trí của các nhà nghiên cứu Tóm lại, giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng có những nét độc đáo, đa dạng: chất giọng chủ yếu nồng nhiệt, say mê, tin tưởng xen lẫn giọng ngậm ngùi, day dứt; vừa có chất lịch lãm, thi vị của một nhà văn Hà Nội, vừa có chất uyên thâm, chín chắn của một nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Đặc điểm này trở thành một những yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nhà văn Nguyễn Huy Tưởng 3.3 Nhịp điệu lời văn linh hoạt mang thở cuộc sống Như đã nói, cảm hứng chủ yếu về Hà Nội những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là cảm hứng ngợi ca Để phục vụ đắc lực cho nguồn cảm 132 hứng ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng nhịp điệu làm phương tiện quan trọng để cấu tạo lên hình thức tác phẩm Nhịp điệu là sự lặp lại các quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật Trong những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài Hà Nội, nhịp điệu lời văn được thể hiện hai phương diện: thứ nhất, nhịp điệu chủ yếu dồn dập, rộn ràng; thứ hai, nhịp điệu chuyển đổi linh hoạt Trước hết, tìm hiểu nhịp điệu rợn ràng, dờn dập những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng viết về Hà Nội Nhà văn thường say sưa với lịch sử thủ đô, với cảnh vật và người Hà Nội nên ông rất thành công nói đến những chiến công hùng tráng kháng chiến, những điển hình đẹp đẽ về người kinh đô yêu nước Hầu khắp những sáng tác của nhà văn về Hà Nội đều có nhịp điệu dồn dập, rộn ràng, xứng tầm với cảm hứng anh hùng ca, ca ngợi lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Hà Nội Thử lấy một sớ ví dụ điển hình về nhịp rợn ràng, dờn dập, gấp gáp làm nổi bật cảm hứng hùng ca, khám phá: “Tiếng gọi ríu rít: “Nhanh tay lên! Đã năm đêm rồi, không đắp xong thành thì xấu mặt bầy tiên Nhanh tay lên, đêm dù ngắn, ta cũng phải làm xong trước gà gáy” Mây bay cuồn cuộn ngựa phi, gió đánh ào ào sắp có dông, đất đổ xuống rầm rầm mưa trút Tiếng đàn, tiếng sáo nhanh nước chảy, mây bay” [93: 20] “Đan Thiềm: - Ông Cả! Ông chạy đi! Ơng có nghe tiếng gì khơng? Qn giặc tìm ơng đấy, trớn đi! - Ơng đừng mơ mợng nữa Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác Họ không hiểu công việc của ông Tránh đi! Trốn đi! Đợi thời là thượng sách Đừng để phí tài trời Trốn đi” [100: 101] 133 “Phố này, những đồ đồng, lẫn lộn với những đồ sắt Tây, những đồ sắt cũ, những xác ô tô chất lên thành đống Phố kia, những hòm, những khám, những giường thờ… Phố khác, những quan tài, cái xếp cao thành, cái còn ngổn ngang ở đường bật nắp ra… Phố khác, những kiện kìn kìn khuân tới đầu phố trắng tinh xếp một kho hàng Phố khác, những bao đường chồng lên những bao cát, đường trắng vãi tung mặt đất… Phố khác, những tiểu sành, những bia lớn nhỏ, những thập ác bằng đá… Phố khác, những xe bò, xe ba gác, xe xích lô…” [89: 57] “Tiếng đục tường trước mặt, tiếng đục tường sau lưng, tiếng đục tường ở gần, tiếng đục tường ở xa, tiếng đục tường ở dưới nhà, tiếng đục tường ở gác” [95: 430] … Nhìn chung Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng những câu văn rắn rỏi gân guốc kết hợp với những từ láy gợi hình gợi tạo nên nhịp điệu hới hả gấp gáp, phản ánh không khí đầy nhiệt huyết của các cuộc kháng chiến ở Hà Nội và sự căng thẳng, đầy kịch tính những lớp kịch Vũ Như Tô Các điệp từ “nhanh tay lên”, “nhanh tay lên”, “chạy đi”, “trốn đi”, “tránh đi”, “phố này”, “phố kia”, “phố khác”, “tiếng đục tường”, “tiếng đục tường”, … làm cho nhịp văn hối hả, dồn dập nhịp đập rộn ràng của trái tim người Ngồi nhịp điệu rợn ràng, dồn dập, Nguyễn Huy Tưởng còn sử dụng nhịp điệu chuyển đổi linh hoạt Như khắc chạm vào giọng điệu say sưa mỗi lần nói về Hà Nội, văn Nguyễn Huy Tưởng sử dụng nhịp điệu chuyển đổi linh hoạt một cách thành thục Chẳng hạn, nhịp điệu linh hoạt được thể hiện những đoạn văn dưới đây: “Đánh đến nơi rồi Cụ Tụi Pháp nó bố trí khắp nơi rồi Nó đã bao vây dinh cụ Chủ tịch, nó đã cho xe đến trước công an quận nhất Tự vệ các phố đã sửa soạn đối phó Nhiều chỗ đã phá thùng ét-xăng 134 chia mỗi người mấy chai Phen này nó khiêu khích thì là đánh (se sẽ) Con thấy lố nhố anh em vệ quốc quân Trông sướng mắt lắm Cụ Ở lại làm gì Con đây” [100: 221] “Quân Pháp cho xe đến nhổ những súc gỗ lớn chôn sâu xuống đất làm chướng ngại Chúng xông vào một nhà, bắt một anh tự vệ, đè xuống đường Một thằng lấy chậu hứng máu, bắt một ông già uống…” [89: 21] “Những bàn tay run run giơ lên xin nhận lựu đạn, những bàn tay gân guốc, những bàn tay đầy chai, những bàn tay thư sinh, những bàn tay thích chàm, những bàn tay búp măng óng chuốt Lẫn những bàn tay lớn, ta thấy bàn tay nhỏ của Thắng, cố nhoi lên cho cao bằng tay người lớn Đôi mắt nhanh cắt của Thắng long lanh và quyết liệt nhìn thúng lựu đạn không chớp Chú ngước lên nhìn Dân Gian phòng im lặng Có một số người ngồi im không giơ tay, mặt ngơ ngác, sợ sệt Một phụ nữ nhắm mắt lại, rùng mình” [89: 34] “Tất cả một khu lộn xộn, lúc nhúc, ồn ào nhiều màu sác, trước kia, dưới những triều vua sống cách biệt nhau, gài kín cổng, nơm nớp lo cướp bóc, giặc giã, hỏa hoạn, quây quần lấy nhau, thông với bằng những đường quanh co, eo hẹp Thiếu bóng cây, thiếu khoảng rộng, thiếu không khí, xoắn xuýt Hà Nội xưa và nay, trơ trụi gạch ngói với người Và nấp những phố tíu tít ấy, người ta sản xuất và buôn bán, cung cấp và thu nhập, tỏa cái truyền thống lịch thiệp, tinh xảo của Hà Nội khắp nơi, gây lên cái sức quyến rũ của thủ đô hoa lệ” [95: 394] Nhịp điệu chuyển đổi linh hoạt được tác giả thể hiện ở những câu văn dài ngắn; ở sự luân chuyển giữa mạch kể chuyện và mạch tả; ở sự chuyển đổi tâm trạng người nguy biến của lịch sử… các ngữ đoạn nhằm mở rộng bức tranh hiện thực về cảnh vật và người Hà Nội Với vốn kiến thức giàu có, uyên thâm về lịch sử, văn hóa, địa lý, phong tục tập 135 quán, ngôn ngữ, nếp sinh hoạt truyền thống… của người kinh kỳ, tác giả rất thành công đã tạo được không khí “có nét hao hao kiểu Hà Nội” nhất (Nguyễn Tuân) Nói chung, cảm hứng chủ yếu về Hà Nội những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng khơng chỉ thể hiện qua thế giới hình tượng nghệ thuật mà còn bộc lộ qua bút pháp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khai thác tối đa và vận dụng sáng tạo khả biểu cảm cao của ngôn ngữ kể, tả để thể hiện vẻ đẹp hùng tráng của lịch sử, cảnh vật, người thủ đô Giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một thế giới đa âm, phong phú vừa nồng nhiệt, tin tưởng, say mê vừa ngậm ngùi, xót thương, day dứt Nhịp điệu lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng cũng là một yếu tố gây ấn tượng mạnh với người đọc vừa rộn ràng, dồn dập vừa chuyển đổi linh hoạt khó lẫn với nhịp điệu của các nhà văn khác 136 PHẦN KẾT LUẬN Tìm hiểu đề tài Hà Nội - ngyồn cảm hứng chủ yếy chủ yếy áng t́c Ngyyễn Hyy Tưởng là xác định mối liên hệ bản giữa tư tưởng và phong cách của nhà văn Bởi cảm hứng chủ yếu về Hà Nội vừa là nội dung tư tưởng vừa là một yếu tố thuộc phong cách nghệ thuật Từ đây, người viết có thể rút mấy kết luận ban đầu về Hà Nội – ngyồn cảm hứng chủ yếy áng t́c Ngyyễn Hyy Tưởng: Hà Nội trở thành nguồn cảm hứng chủ yếu, xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng từ trước và sau Cách mạng tháng Tám, từ mới bước vào nghề văn cho đến hấp hối lâm chung, từ các thể loại kịch, truyện viết cho thiếu nhi, bút kí đến truyện phim, tiểu thuyết… Cảm hứng ấy đã sớm định hình nên phong cách văn xi nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng đã viết đề tài về Hà Nội với một phong cách riêng, đợc đáo Qua những tác phẩm của mình, điều đáng quý ở chỗ Nguyễn Huy Tưởng không chỉ khai thác cốt lõi lịch sử mà phối hợp nhuần nhuyễn với khả hư cấu, tưởng tượng tạo nên những tác phẩm bề thế, chững chạc, ổn định và say đắm Điều khác biệt tạo nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng là viết về Hà Nội, nhà văn chọn cho những điểm nhìn khác nhau: Có nhìn sâu vào lịch sử tìm thấy những khúc ca hoành tráng, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ở thủ đô, từ đó khám phá tính cách, số phận mỗi người, bi kịch mỗi cuộc đời và đặt những câu hỏi lớn về số phận Con Người dòng xoáy lịch sử; có nhìn rợng xa thấy được bộ mặt thực về cảnh và người Hà Nội, từ đó phê phán những thói hư tật xấu còn tồi tại ở thủ đô và khẳng định một cách chắc chắn, đầy tin tưởng về chân lý Thiện thắng Ác, Chính thắng Tà, gửi gắm niềm tin yêu vào cuộc sống ngày mai rồi sẽ tốt đẹp 137 Để chuyển tải được những tư tưởng lớn lao ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật nồng nhiệt, linh hoạt thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ kể, tả sáng, chín chắn, linh hoạt, giàu chất thơ, đậm chất trữ tình; ở giọng điệu chủ ́u nờng nhiệt, say mê, tin tưởng xen lẫn với giọng ngậm ngùi, xót thương, day dứt; ở cách đưa nhịp điệu rộn ràng, gấp gáp, có sự chuyển đổi linh hoạt tạo lên âm hưởng bi tráng cho lời văn Có được những thành cơng để hình thành lên phong cách ấy là nhà văn có thiên hướng, sở trường là những tác phẩm dài hơi, những cơng trình có tính chất quy mô, đồ sộ “thiên về ca ngợi, thiên về cái hùng tráng, huy hoàng, thiên về cái cao cả” [34: 191] Nguyễn Huy Tưởng là một số ít nhà văn viết về Hà Nội vừa thực vừa sâu đến vậy Cảm hứng về Hà Nội trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo văn nghiệp của ông Nó x́t phát từ mợt tình u lớn, hiểu, gắn bó sâu sắc về Hà Nội, từ lòng đam mê, khát vọng nhiệt thành, ý thức công dân, trách nhiệm nghệ sĩ đã thúc ông cầm bút sáng tác về Hà Nội Cảm hứng Hà Nội thấm đượm chất nhân văn ấy đã đưa các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài thủ đô lên tầm cao của tư tưởng và nghệ tḥt Vì thế, ơng có những đóng góp lớn đường hiện đại hóa văn học, đạt tới sự hoàn thiện của một thể loại văn học rất quan trọng ở thế kỉ XX: truyện lịch sử Nhìn lại những vấn đề phát sinh từ cuộc sống hôm nay, thiết nghĩ ngành giáo dục đã đến lúc cần nhìn nhận mợt cách nghiêm túc việc đưa một số truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng vào giảng dạy Nhà trường phổ thông An Tư, Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thời đại nào cũng đều rất cần thiết bởi yêu nước bắt nguồn từ yêu lịch sử Học sinh trước là người thành đạt hãy là những người yêu nước, người nhân văn, sống đẹp, sống có lí 138 tưởng, có khát vọng cao cả đem lại lợi ích cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng Giáo dục học sinh đến với lịch sử là trang bị cho các em những bài học thất bại lẫn thành công của cha ông đường các em tiến bước… Xin khép lại đề tài bằng một lời nhận xét gợi mở của GS Phong Lê cho những còn quan tâm đến nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: “Nguyễn Huy Tưởng – người mà sự nghiệp sáng tạo vẫn còn mở nhiều hướng cho những tìm kiếm về ông, cũng về một nền văn học mà ông ao ước và phụng sự” 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Anh: Hà Nội – Những thơ trí nhớ (Tạp chí Thăng Long – Hà Nội ngàn năm, ngày 24/4/2010) Hà Ân: Vài ý kiến về aự thực lịch aử và hư cấy ngḥ thyật tryỵn lịch aử phục vụ ćc em, Tạp chí văn học, số 3, 1979 Nguyễn Thanh Bình (Tuyển chọn ): Hà Nội 36 góc nhìn, NXB Thanh niên, 2009 Ngô Vĩnh Bình: Ngỹn Hyy Tưởng, Báo văn nghệ qn đợi (Thứ 5, ngày/10/2009) Lý Khắc Cung: êinh thành em có nhớ, NXB Thanh niên, 2004 Trần Cư: Vài ý kiến về mối qyan ḥ giữa nhân vật anh hùng và người bình thường, Tạp chí văn học, số 7, 1967 Lê Tiến Dũng: Gío trình Lí lyận văn học, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hờ Chí Minh, 2003 Phan Đình Dũng: Cảm hứng lịch aử kịch nói Ngyyễn Hyy Tưởng, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Hà Minh Đức - Phan Cự Đệ: Ngyyễn Hyy Tưởng (1912 - 1960), NXB Văn học, 1966 10 Phan Cự Đệ: Vũ Như Tô – T́c phẩm đặt những vấn đề lớn (In Vũ Như Tô t́c phẩm và dư lyận, Nguyễn Huy Thắng tuyển chọn), NXB Văn học, 2002 11 Hà Minh Đức (Sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu) (3 tập): Tyỷn tập Ngyyễn Hyy Tưởng (Tập 3), NXB Văn học, 1986 12 Hà Minh Đức (Sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu) (3 tập): Tyỷn tập Ngyyễn Hyy Tưởng (Tập 1), NXB Văn học, 1984 13 Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức: Nhà văn Vịt Nam (1945 -1975) (Tập 1), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1979 14 Hà Minh Đức (Chủ biên): Lí lyận văn học, NXB Giáo dục, 2003 15 Nhiều tác giả: Lí lyận văn học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002 16 Nhiều tác giả: Chân dyng ćc nhà văn hịn đại, NXB Giáo dục, 2005 17 Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Thị Hạnh (Sưu tầm, biên soạn): Ngyyễn Hyy Tưởng toàn tập (Tập 5, Nhật kí), NXB Văn học, 1996 18 Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên): Từ đỉn Văn học, Bộ mới, NXB Thế giới, 2004 19 Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh: Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thi đàn, NXB Hà Nội, 2004 20 Tô Hoài: Tích xưa Hà Nội, lịch aử hyyền thoại, NXB Phụ nữ, 2006 21 Nguyễn Phạm Hùng: Văn học Vịt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001 140 22 Lan Hương: Nét đẹp giao tiếp của người Tràng An (Báo Hà Nội mới, ngày 6/10/2004) 23 Hội ngôn ngữ học: Hà Nội – Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 2001 24 Thụy Khuê: Ngyyễn Hyy Tưởng (1912-1960), Tập san văn học nghệ thuật biên khảo (Thứ bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2008) 25 Phong Lê: Văn học hành trình của thế kỉ XX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 26 Phong Lê: Về văn học Vịt Nam hịn đại nghĩ tiếp…, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005 27 Phong Lê: Bàn thêm về Ngyyễn Hyy Tưởng, Tạp chí Văn học, số 7, 1967 28 Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên): Ngữ văn 11 (Sách GV), Tập 1, NXB Giáo dục, 2007 29 Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên): Śch gío khoa Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008 30 Hoàng Như Mai: (Giới thiệu): Tryỵn và kí kh́ng chiến (1946 - 1954), NXB Giáo dục, 1966 31 Hoàng Như Mai: Hoài nịm Ngyyễn Hyy Tưởng, nói chyỵn Đan Thiềm và Vũ Như Tô ((In Vũ Như Tô t́c phẩm và dư lyận, Nguyễn Huy Thắng tuyển chọn), NXB Văn học, 2002 32 Nguyễn Đăng Mạnh: Con đường vào thế giới ngḥ thyật của nhà văn, NXB Giáo dục, 1994 33 Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên): T́c giả văn học Vịt Nam (Tập 2), NXB Giáo dục, 1992 34 Bích Thu, Tôn Thảo Miên (Tuyển chọn và giới thiệu): Ngyyễn Hyy Tưởng về t́c gia và t́c phẩm, NXB Giáo dục, 2003 35 Trần Đình Nam: Nhà văn Ngyyễn Hyy Tưởng với đề tài lịch aử (Báo Văn nghệ, 23/2/1985) 36 Vũ Kiêm Ninh: Cổng làng Hà Nội xưa và nay, NXB Văn hóa thông tin, 2007 37 Hà Nội – Ngyồn cảm hứng bất tận của ćc văn ngḥ aĩ (Báo Người Hà Nội – 24/4/2010) 38 Ngô Văn Phú (Sưu tầm, tuyển chọn): Tản văn và tryỵn ngắn hay về Hà Nội, NXB Hội nhà văn, 2005 39 Nguyễn Vinh Phúc: Hà Nội qya những năm th́ng, NXB Trẻ, 2004 40 Nguyễn Vinh Phúc: Phố và đường Hà Nội, NXB Giao thông vận tải, 2004 41 Nguyễn Vinh Phúc: Hà Nội cõi đất và người, NXB Thế giới, 2005 42 Nguyễn Vinh Phúc: Mặt gương Tây Hồ, NXB Trẻ, 2004 141 43 Vũ Khiêu, Bằng Việt, Nguyễn Vinh Phúc (Đồng chủ biên): Hình ảnh người Hà Nội văn học ngḥ thyật cận và hịn đại, NXB Văn học, 2005 44 Nguyễn Vinh Phúc: 1000 năm Thăng Long Hà Nội, NXB Trẻ, 2009 45 Trần Nữ Quế Phương (Sưu tầm, biên soạn): Gương áng đất Thăng Long, NXB Lao động, 2004 46 GS Nguyễn Văn Hạnh, PTS Huỳnh Như Phương: Lí lyận văn học, vấn đề và ayy nghĩ, NXB Giáo dục, 1995 47 G.N Pôxpêlôp: Dẫn lyận nghiên cứy văn học, NXB Giáo dục, 1998 48 Nguyễn Trương Quý: Tự nhiên người Hà Nội, NXB Trẻ, 2005 49 Băng Sơn: Thú ăn chơi người Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin, 2005 50 Nguyễn Trác, Nguyễn Sơn: Văn tyỷn văn học Vịt Nam (1930 - 1945), NXB Giáo dục, 1981 51 Trần Đăng Suyền: Chủ nghĩa hịn thực văn học Vịt Nam nửa đầy thế kỉ XX, NXB Khoa học xã hợi, 2010 52 Trần Đình Sử (Chủ biên): Tự aự học (Tập 1), NXB Đại học Sư phạm, 2004 53 Trần Đình Sử (Chủ biên): Tự aự học (Tập 2), NXB Đại học Sư phạm, 2004 54 GS.TS Trần Đình Sử (Biên soạn): Từ đỉn thyật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2009 55 Trần Đình Sử: Lý lyận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996 56 Nguyễn Văn Thành: Vũ Như Tô từ kịch bản văn học đến vở diễn, Tạp chí sân khấu, số 176 (Tháng 12/1995) 57 Trần Khánh Thành (Tuyển chọn): Hà Minh Đức tyỷn tập (Tập 2), NXB Giáo dục, 2004 58 Trần Khánh Thành (Tuyển chọn): Hà Minh Đức tyỷn tập (Tập 3), NXB Giáo dục, 2004 59 Nguyễn Huy Thắng: Những chân dyng đồng hành (Phần 1), NXB Thanh niên, 2008 60 Nguyễn Huy Thắng: Những chân dyng đồng hành (Phần 2), NXB Thanh niên, 2009 61 Nguyễn Huy Thắng: Ngyyễn Hyy Tưởng – Một phút yếy đyối, NXB Phụ nữ, 2008 62 Nguyễn Huy Thắng (Biên soạn): Ngyyễn Hyy Tưởng trước là nhà văn, NXB Thanh niên, 2009 63 Nguyễn Huy Thắng (Biên soạn, giới thiệu): Ngyyễn Hyy Tưởng và những trang viết về Địn Biên, NXB Hội nhà văn, 2001 142 64 Nguyễn Huy Thắng (Sưu tầm và biên soạn): Ngyyễn Hyy Tưởng – Một thời và mãi mãi, NXB Thanh niên, 2004 65 Nguyễn Huy Thắng (biên soạn): Ngyyễn Hyy Tưởng – êh́t vọng một đời văn, NXB Văn hóa thông tin, 2001 66 Nguyễn Huy Thắng: Ngyyễn Hyy Tưởng vầng áng hồi nhớ, NXB Hà Nội, 1997 67 Nguyễn Huy Thắng (Tuyển chọn): Vũ Như Tô – T́c phẩm và dư lyận, NXB Văn học, 2002 68 Nguyễn Huy Thắng: Lời giới thịy Vũ Như Tô, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998 69 Nguyễn Huy Thắng: Bộ ba Thế Lữ – Song êim – Ngyyễn Hyy Tưởng, Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 10, tr 123 70 Nguyễn Huy Thắng: Mối tâm giao giữa nhà văn Ngyyễn Hyy Tưởng với họa aĩ Dương Bích Liên, Tạp chí NCVH, số 1/ 2008, tr.116 71 Nguyễn Huy Thắng: Nhà văn Đặng Thai Mai với cha – Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí NCVH số 5/ 2008, tr 126 72 Nguyễn Huy Thắng: Ngyyễn Hyy Tưởng, Vũ Đình Liên – Đồng nghịp và đồng liêy, Tạp chí NCVH số 1, 2009 73 TS Nguyễn Thành Thi: Văn học thế giới mở, Tiểu luận, phê bình, NXB Trẻ, 2010 74 Hoàng Trung Thông: Nhớ lại đôi điềy về Ngyyễn Hyy Tưởng, TCVH số 5, 1984 75 PGS.TS Nguyễn Bích Thu: Ngyyễn Hyy Tưởng – Nhà chép aử bằng văn chương, Tạp chí NCVH, số 9, 2007 76 Hoàng Đạo Thúy: Người và cảnh Hà Nội, NXB Hà Nội, 2004 77 Nguyễn Kiều Tiên: Ca dao về Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin, 2006 78 Hoàng Tiến: Ngyyễn Hyy Tưởng với đề tài Hà Nội, TCVH, số 4, 1984 79 PGS TS Trần Mạnh Tiến: Lí lyận phê bình văn học Vịt Nam đầy thế kỉ XX, NXB Đại học Sư phạm, 2008 80 Ngọc Tú (Sưu tầm, tuyển chọn): Thăng Long dịn mạo và lịch aử, NXB Lao động, 2006 81 Nguyễn Tuân: Đề bạt Lũy hoa (In tác phẩm Lũy hoa của Nguyễn Huy Tưởng), NXB Hà Nội, 1994 82 Nguyễn Tuân: Lời bạt (In tác phẩm Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng), NXB Văn học, 1961 83 Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn): Tyỷn tập ćc bài viết về tỉy thyyết ở Vịt Nam đầy thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2008 84 Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006 85 Nguyễn Huy Tưởng: Ĺ cờ thêy áy chữ vàng, NXB Văn hóa thông tin, 2001 143 86 Nguyễn Huy Tưởng: Đêm hội Long Trì, NXB Thanh niên, 2007 87 Nguyễn Huy Tưởng: An Tư, NXB Thanh niên, 2007 88 Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô, NXB Thanh niên, 2007 89 Nguyễn Huy Tưởng: Lũy hoa, NXB Thanh niên, 2007 90 Nguyễn Huy Tưởng: Tìm mẹ, NXB Kim Đồng, 1987 91 Nguyễn Huy Tưởng: Bắc aơn, êịch năm hồi, NXB Văn học, 1971 92 Nguyễn Huy Tưởng: êý aự Cao Lạng, NXB Văn học, 1970 93 Nguyễn Huy Tưởng: Tryỵn viết cho thiếy nhi, NXB Văn học, 1966 94 Nguyễn Huy Tưởng: Tyỷn tập ký aự, NXB Văn học, 1963 95 Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với thủ đô, NXB Văn học, 1961 96 Nguyễn Huy Tưởng: Lũy hoa: truyện phim, NXB Thanh niên, 2007 97 Nguyễn Huy Tưởng: Bốn năm aay: tryỵn, NXB Văn học, 1959 98 Nguyễn Huy Tưởng: ể chyỵn uyang Tryng, NXB Phụ nữ, 1995 99 Nguyễn Huy Tưởng: Tyỷn tập, NXB Tác phẩm mới, 1978 100 Nguyễn Huy Tưởng: êịch Những người ở lại, NXB Hội nhà văn, 2005 101 Trần Quốc Vượng: Danh nhân Hà Nội, NXB Quân đội nhân dân, 2004 102 Trần Quốc Vượng (Chủ biên): Hà Nội – Thủ đô Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vịt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 2004 ... Nguyễn Huy Tưởng Ở mỗi trang Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta đều có thể gặp được bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, của Hà Nội Trong đó, cuộc sống và người, từ truyền thuyết... biểu của Nguyễn Huy Tưởng đã giới thiệu khái quát ở trên; cả hai thời kì sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám; tất cả các thể loại bao gồm tiểu thuyết, kịch, truyện... nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: Thăng Long – Hà Nội, nguồn cảm hứng bất tận của văn nghệ sĩ Việt Nam; bước đầu tìm hiểu khuynh hướng sáng tác về Hà Nợi hành trình

Ngày đăng: 18/06/2021, 15:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan