1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2

22 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 668,7 KB

Nội dung

Trong các nội dunggiáo dục tiểu học thì giáo dục kỹ năng giao tiếp có vị trí, vai trò quan trọng,ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của giáo dục tiểu học Thực trạng hiện nay, có nhiều học

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốnphát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người.Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục

- đào tạo, đặc biệt là giáo dục toàn diện nhân cách con người, trang bị trithức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ vàdạy người Trong giáo dục và phát triển nhân cách con người, kỹ năng giaotiếp có vai trò quan trọng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiếtphải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhâncách học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững Mục tiêugiáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầulàm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn Trong các nội dunggiáo dục tiểu học thì giáo dục kỹ năng giao tiếp có vị trí, vai trò quan trọng,ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của giáo dục tiểu học

Thực trạng hiện nay, có nhiều học sinh chưa mạnh dạn, tự tin, còn e

dè, thụ động trong học tập và trong cuộc sống; kĩ năng giao tiếp còn hạn chế,chưa biết cách diễn đạt, hợp tác và trinh bày cá nhân Một số học sinh trongứng xử có phần mang tính tùy tiện Nhiều học sinh thiếu kĩ năng xử lí tìnhhuống thực; không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong giađình, nhà trường cũng như ngoài xã hội; thiếu tự tin khi giao tiếp, thiếu bảnlĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ động Nguyên do chính là trong tư tưởnggiáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ nănggiao tiếp cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan

Trang 2

trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luônchú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt…

Cá biệt vẫn còn có học sinh do ảnh hưởng môi trường xã hội, khu dân

cư nên hành vi ứng xử chưa đúng mực Một vài học sinh được sự nuôngchiều của gia đình, được gia đình phục vụ, đáp ứng mọi yêu cầu, chỉ biết họcnên việc giao tiếp còn hạn chế và ngược lại cũng có những học sinh sốngtrong gia đình nghèo khổ, bố mẹ thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cáicòn phó mặc cho nhà trường

Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểuhọc, với cương vị là người giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân hết sức bănkhoăn và trăn trởvà luôn tự hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếpcho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng giao tiếpvào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc luận

giải những vấn đề nói trên, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 ” Vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân tôi

mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh củamình có những kĩ năng giao tiếp tốt cho tương lai sau này, trở thành nhữngcon người tốt, có ích cho xã hội Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và

xã hội hết sức quan tâm

2 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã vận dụng sáng tạo các biệnpháp đã có và đưa ra những biện pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế,đặc điểm học sinh của lớp tôi chủ nhiệm: Gần gũi và tạo mối thân thiện vớihọc sinh; Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học;Chú trọng hơn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng giao tiếp

Trang 3

cho học sinh.( Đặc biệt là tôi áp dụng hai hình thức thảo luận nhóm và trò

chơi học tập trong các tiết dạy); Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua các tiết

sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi; Phát huy tốt tác dụng các câulạc bộ nhỏ của lớp nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh; Phối hợp vớicha mẹ học sinh trong việc giáo dục cho các em nắm được những quy tắc cơbản trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ, chị em, khách…; Giáo viên chủnhiệm định hướng cho học sinh dùng các nghi thức lời nói và xác định đượccác nhân tố giao tiếp trong việc giao tiếp, ứng xử những tình huống của cuộcsống thực ( ngoài xã hội) Đó chính là điểm mới của đề tài sáng kiến này

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu :

Trong quá trình rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh nhằm thực hiện nộidung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, bảnthân đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

1.1 Thuận lợi

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trườnghọc thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trungương đến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từngnăm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống trong đó có kĩ nănggiao tiếp cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính lànhững định hướng giúp giáo viên thực hiện tốt

Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan vàbiết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trườngluôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũngnhư giáo dục Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ nănggiao tiếp, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trởthành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đangphát triển

1.2 Khó khăn

1.2.1 Đối với giáo viên

Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩnăng giao tiếp cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế Qua dùng phiếuthăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nộidung, biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Nhận thức của nhiềugiáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh

Trang 5

là rèn những vấn đề gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm rađược biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng giao tiếp cho họcsinh

Giáo viên cơ bản mới chú ý đến việc giáo dục chất lượng của họcsinh Một số giáo viên chưa thật sự tích cực tổ chức phương pháp dạy họcmới tạo điều kiện để học sinh học nhóm, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫnnhau Một số ít giáo viên dạy các môn Đạo đức, Hoạt động ngoài giờ lênlớp, Tự nhiên và xã hội chưa vận dụng linh hoạt việc dạy học các bài họcphải tích hợp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Giáo viên chưa chú trọngrèn kĩ năng thực hành, chủ yếu hình thành trên lí thuyết

1.2.2 Đối với học sinh

Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãinhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thểlớp,

Các em học sinh vừa từ lớp một lên làm quen với môi trường lớp 2,các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến.Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu

và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè Nhiều em đến trường tỏ ra nóinhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ

1.2.3 Đối với phụ huynh học sinh

Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họchỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưabiết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá Ngoài ra, một trở ngại nữa làphụ huynh trong lớp có một số bố mẹ quá nuông chiều chưa giáo dục concác kĩ năng giao tiếp cơ bản Ngược lại, một số phụ huynh vì bận đi làm ăn

xa nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết…

Trang 6

1.3 Kết quả khảo sát khả năng giao tiếp của học sinh đầu năm như

2 Một số biện pháp của Giáo viên chủ nhiệm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh

2 1 Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh

Đầu tiên, sau khi nhận lớp chủ nhiệm, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữahọc sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho họcsinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ vớinhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình

với các em Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng

giao tiếp của học sinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong mộtmôi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt

Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồicủa mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em:

Trang 7

mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay khôngthích Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát nhữngbiểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các emchọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.

Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể thực hiện trong bất

cứ lúc nào, giờ học nào Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên vàđạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo

2.2 Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học

Quan hệ thầy trò trong nhà trường không phải là quan hệ bề trên - kẻdưới mà là thực hiện một sự phân công – hợp tác

Trong từng môn học, tiết học, giáo viên phải là người làm mẫu” từ cáchnói năng, thái độ, đi đứng, chữ viết…Vì nếu giáo viên có thái độ không tốtvới học sinh, chúng sẽ học theo thầy đối xử không tốt với bạn bè và mọingười xung quanh.” Lệnh” giao việc của giáo viên đưa ra phải rõ ràng, cụthể và thật sự “ nghiêm” Cần xây dựng mối quan hệ thân thiện-hợp tác giữathầy – trò và giữa trò-thầy, để mọi học sinh đều được quan hệ trực tiếp vớithầy và quan hệ với nhau Giáo viên cần khuyến khích học sinh trao đổi, đặtcâu hỏi, thảo luận, phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm cảm xúc riêng củamình Giáo viên có thể chia lớp thành nhóm nhỏ( 2 học sinh ngồi cùng bàn)

để dễ trao đổi, giúp các em tự tin dần, sau đó triển khai giữa 1 em và 1 emkhác ( vẫn là 2 em nhưng thay đổi bạn trao đổi) sẽ giúp các em quen dần với

sự hợp tác này Dần dần khi các em đã có kinh nghiệm hơn, tự tin hơn có thểtriển khai thành nhóm lớn hơn ( 4,6,8 em) và luân phiên nhau em nào cũngđược làm nhóm trưởng- mọi thành viên trong nhóm đều được nói, các thànhviên còn lại có nhiệm vụ đóng góp ý kiến,trao đổi, giúp đỡ bạn mình…Giáoviên phải là người thiết kế, giúp đỡ, uốn nắn học sinh: tôn trọng học sinh,giúp học sinh tự tin bằng việc khuyến khích, động viên chứ không chê bai,

Trang 8

chỉ trích…Giáo viên phải biết khẳng định việc làm của học sinh là “đúng”hay” chưa đúng” tuyệt đối không nói là” sai”.

Để nâng cao năng lực tự tin, khả năng giao tiếp, hành vi ứng xử của họcsinh, giáo viên có thể yêu cầu mỗi tuần mỗi tổ cử một bạn làm nhóm trưởngluân phiên lần lượt Lúc đầu là những em có năng lực, mạnh dạn, tự tin; sau

là những em nhút nhát,chưa tự tin, những em còn có hành vi chưa thật sựvăn minh, lịch sự, những em còn hạn chế về khả năng giao tiếp… để các emrút kinh nghiệm, điều chỉnh dần bản thân mình,nâng cao năng lực cánhân…với sự góp ý, giúp đỡ của tập thể lớp và khả năng bản thân ( vì mỗihọc sinh chắc chắn đều có những mặt mạnh, mặt tích cực riêng)

Giáo viên phải là người làm mẫu, hướng dẫn điều chỉnh học sinh ,vì vậycần tổ chức các bài học thông qua mô phỏng, trao đổi, thảo luận, tranh luận,đóng vai, cuộc thi, trò chơi, vẽ tranh…để mỗi học sinh đều được thể hiệnmình

- Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh không phải thông qua mộtmôn học nào mà nó bao trùm toàn bộ các môn học, là sự tích hợp dần để họcsinh được trải nghiệm.Tất cả các môn học từ Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và

xã hội, Đạo đức, thủ công, mĩ thuật, âm nhạc …đều giúp học sinh rèn luyệngiao tiếp để phát triển kĩ năng sống nếu giáo viên là người biết “ Thiết kế”

và học sinh là người” thi công”

Ví dụ: Trong chương trình lớp 2, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học

có thể rèn kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Tự thuật, đáp lời chào, giới thiệu,chia vui, chia buồn, an ủi, viết bưu thiếp… Kể chuyện được lồng cụ thể quacác tình huống giao tiếp Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói mộtcách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện

từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giớithiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao

Trang 9

tiếp cộng đồng như tự thuật, bưu thiếp, tin nhắn Để hình thành những kiếnthức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua môn Tiếng Việt, ngườigiáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập,phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt độngnhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được pháthuy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…họcsinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng giao tiếp cần thiết.

Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Chia buồn, an ủi”, “Tự thuật”,

bản thân tổ chức cho các em, đóng vai, chơi trò chơi Sau vài lời khuyếnkhích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai,giới thiệu, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóngvai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc nhở các emnhững điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòađồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại.Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn,mạnh dạn hơn

2.3 Chú trọng hơn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.( đặc biệt là tôi áp dụng hai hình thức thảo luận nhóm và trò chơi học tập trong các tiết dạy )

Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủđộng, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tựchiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viêntrong môi trường giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dụccủa bậc học, của môn học, của bài học

Trang 10

Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa cáchình thức dạy học mới vào trong từng bài học Vì thế, để rèn kỹ năng giaotiếp cho các em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.Vàmột trong các biện pháp để rèn kĩ năng giao tiếp có hiệu quả là thông quathảo luận nhóm và trò chơi học tập.

Ví dụ: - Thảo luận nhóm:

Thảo luận nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thànhcho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ Vìvậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôithường vận dụng hình thức này như đối với phân môn Kể chuyện,Tập làmvăn Tôi thường cho học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện bài tập, sau

đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặcbiệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm chocác em hứng thú hơn trong học tập Thông qua trò chơi, học sinh được luyệntập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phâncông và tinh thần hợp tác Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tựcủng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình

Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ

ra chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học Quacác trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa đượchọc, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằngngày

Ví dụ : Đối với trò chơi Kịch câm( tiết Luyện từ và câu về bài Từ chỉ hoạtđộng)

Trang 11

Luyện cho học sinh biết nói các hoạt động quen thuộc trong cuộc sốnghằng ngày

Cách chơi: Một học sinh dùng cử chỉ, điệu bộ của mình để diễn tả mộthoạt động nào đó và các bạn sẽ nêu tên các hoạt động đó.Việc vận dụng tròchơi này làm các em hứng thú và tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp

Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thànhtình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh Giáo viên phải sửdụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh,băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểuphẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…

2 4 Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các buổi giao lưu học tập, là các tiết sinhhoạt Đội, là các tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa…Thôngqua các buổi sinh hoạt này, học sinh được chủ động tham gia các hoạt độngmình yêu thích, được tương tác với bạn bè, được giao lưu với nhiều thànhviên khác Giáo viên lúc này là người bạn “lớn” hơn, giúp đỡ, khích lệ họcsinh thể hiện mình.Vì vậy giáo viên có thể linh động tổ chức các hoạt độngtrên dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Hàng tuần dành thời gian cho tiết hoạt động tập thể ( Sinh hoạt) cuối tuần

để tạo kĩ năng giao tiếp tự tin cho học sinh và nắm bắt nguyện vọng, ý kiếncủa học sinh.Từ đó học sinh sẽ được bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình, đềxuất cá nhân

Ngày đăng: 15/06/2021, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w