Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về BH BATD và kênh Bancassurance; Xác định các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng, mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế; Đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kênh Bancassurance.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ
HOÀNG THỊ THÚY HẰNG
Hu ế, tháng 01, năm 2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-* -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thúy Hằng
Trang 3L ờ i c ả m
ơn
Sau những ngày tháng miệt mài tích lũy các kiến thức chuyên môn cần thiếttrên ghế nhà trường thì thực tập cuối khóa là bước đường cuối cùng mà mỗi sinhviên cần trải qua để có thể bắt đầu thực hiện ước mơ của riêng mình
Để có thể hoàn thành tốt kì thực tập này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đạihọc Kinh tế Huế, những người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kỹnăng cần thiết để tôi có thể đi đến ngày hôm nay Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáokhoa Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là Cô Trần Thị Khánh Trâm là người đã trựctiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập cuối khóa
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô chú cán bộ côngnhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NamSông Hương Huế đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho tôi trongsuốt thời gian thực tập
Trong bài báo cáo này, mặc dù tôi đã cố gắng đạt được các mục tiêu và yêucầu, tuy nhiên do bản thân còn nhiều giới hạn về mặt kiến thức, kĩ năng và cả mặtthời gian nên không thể tránh được các thiếu sót Tôi rất mong quý thầy cô có thểchỉnh sửa, góp ý để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thúy HằngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 12
1 Lý do chọn đề tài 12
2 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1 Mục tiêu chung 13
2.2 Mục tiêu cụ thể 13
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Phạm vi nghiên cứu 13
4 Phương pháp nghiên cứu 13
4.1 Quy trình nghiên cứu 13
4.2 Phương pháp thu thập thông tin 15
4.3 Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu 15
4.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 15
5 Kết cấu khóa luận 17
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM KHOẢN VAY 18
1.1 Tổng quan về kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng 18
1.2 Tổng quan về bảo hiểm tiền vay 18
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 51.3 Các nhân tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng 19
1.4 Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng 20
1.5 Lịch sử nghiên cứu 22
1.6 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng 23
1.6.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 23
1.6.2 Hình thành thang đo 24
CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 27
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 28
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động chính 29
2.1.4 Tình hình lao động 30
2.1.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn 31
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 35
2.2 Tổng quan về bảo hiểm Bảo an tín dụng 38
2.2.1 Cơ sở lý luận 38
2.2.2 Đặc điểm bảo hiểm Bảo an tín dụng 39
2.2.3 Phương thức tính phí bảo hiểm 40
2.2.4 Giám định và bồi thường 42
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 62.3 Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế .43
2.3.1 Quy trình cấp bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương Huế 43
2.3.2 Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 46
2.3.2.1 Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 46
2.3.2.2 Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 51
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế .56
2.4.1 Điều tra chính thức 56
2.4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 57
2.4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 58
2.4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo 59
2.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với các nhân tố độc lập 61
2.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá đối với nhân tố “Quyết định mua” 64
2.4.3.4 Phân tích mô hình hồi quy nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng 65
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 71
3.1 Định hướng kinh doanh 71
3.2 Giải pháp phát triển 72
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 75
2.1 Kiến nghị đối với Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp 75
2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 76
3 Hạn chế của đề tài 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamABIC Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp
NHTM Ngân hàng Thương mại
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
NĐBH Người được bảo hiểm
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CB - CNV Cán bộ - công nhân viên
DTT & NQ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông
Hương – Huế 24
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng lao động tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 30
Bảng 2.3 Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 31
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 35
Bảng 2.5 Phí bảo hiểm Bảo an tín dụng theo độ tuổi 40
Bảng 2.6 Phí bảo hiểm ngắn hạn Bảo an tín dụng 41
Bảng 2.7 Phí bảo hiểm dài hạn Bảo an tín dụng theo độ tuổi 41
Bảng 2.8 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015– 2017 48
Bảng 2.9 Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 51
Bảng 2.10 Nợ quá hạn, nợ xấu và nợ nhóm 5 tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 52
Bảng 2.11 Doanh số bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 54
Bảng 2.12 Doanh số bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 54
Bảng 2.13 Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu 57
Bảng 2.14 Cronbach’s Alpha của các biến độc lập 60
Bảng 2.15 Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc 61
Bảng 2.16 Kiểm định KMO và Barlett’s 61 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Bảng 2.18 Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Quyết định mua” 64
Bảng 2.19 Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Danh tiếng công ty” 65
Bảng 2.20 Kiểm định hệ số tương quan 65
Bảng 2.21 Hệ số phân tích hồi quy 67
Bảng 2.22 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 68
Bảng 2.23 Kiểm định ANOVA 69
Bảng 2.24 Kiểm định Kiểm định One-way ANOVA 69
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý 20
Sơ đồ 2.2 Mô hình hành vi hoạch định 21
Sơ đồ 2.3 Nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ ở Đài Loan 22
Sơ đồ 2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm BATD 23
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ máy quản lý Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế 28
Sơ đồ 2.6 Quy trình cấp Bảo hiểm Bảo an tín dụng tại NH Agribank chi nhánhNam sông Hương – Huế 44Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ khách hàng kí hợp đồng và lợi nhuận bảo hiểm BATD tạiAgribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 55Biểu đồ 2.2 Nguồn thông tin biết đến bảo hiểm Bảo an tín dụng của khách hàng tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 59
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, nhu cầu đảmbảo an toàn, sức khỏe tăng lên đã làm cho thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽvới cả hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, các sản phẩm được đa dạng hơn, các dịch vụ liên quan cũng được mởrộng thêm, đặc biệt là hình thức phân phối bảo hiểm qua kênh liên kết ngân hàng –bảo hiểm (Bancassurance)
Nhắc đến ngân hàng mọi người đều nghĩ ngay đến chức năng trung gian tíndụng của NHTM với hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay Tuy nhiêncùng với sự phát triển của nền kinh tế các NHTM đang tìm kiếm giải pháp nâng caolợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng nhằm ổn định nguồn thu, hạn chế rủi ro.Một trong những hoạt động phi tín dụng đem lại nguồn thu đáng kể cho các ngânhàng là trở thành đại lý phân phối bảo hiểm qua kênh Bancassurance
Với vai trò là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, là người bạnđồng hành của hàng triệu hộ nông dân Agribank luôn nỗ lực cố gắng vì lợi ích củakhách hàng và lợi ích lâu dài của đất nước Mong muốn có thể tạo sự an tâm chokhách hàng trong quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ vốn vay, Agribank đã phốihợp với công ty cổ phần bảo hiểm NH Nông nghiệp (ABIC) để triển khai sản phẩmbảo hiểm Bảo an tín dụng vào năm 2009 Với chức năng đảm bảo tài sản, giảmthiểu gánh nặng nợ cho bản thân và gia đình trong trường hợp không may rủi ro xảy
ra, BH BATD là một sản phẩm tốt, mang lại nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần.Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mức độ tham gia loại bảo hiểm này
ở khu vực miền Trung còn khá hạn chế trong điều kiện cả nhu cầu vay vốn và rủi rođều tăng cao Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về sản phẩm này, những lợi ích mà nómang lại cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng tôi
đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo
hiểm Bảo an tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế” để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD tại NHNông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về BH BATD và kênh Bancassurance
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng, mức độ ảnh hưởng đếnquyết định mua BH BATD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam sông Hương –Huế
- Đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngkênh Bancassurance
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảohiểm BATD của khách hàng
- Đối tượng điều tra: Khách hàng của chi nhánh NH Agribank nam sôngHương bao gồm những khách hàng đã sử dụng và đang sử dụng BH BATD
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp: 2015 – 2017
Số liệu sơ cấp: Tháng 10/2018 – 15/12/2018
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Quy trình nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Phỏng vấn chuyêngia và khách hàng
Xây dựng bảnghỏi lần 1
Xây dựng bảnghỏi chính thức
Trang 154.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra bảng hỏi chokhách hàng đã từng sử dụng BH BATD
4.3 Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Từ danh sách khách hàng đã vàđang sử dụng bảo hiểm BATD, dùng hàm Random để lọc ra danh sách 200 kháchhàng sau đó lên lịch hẹn phỏng vấn Đối với khách hàng đang sử dụng, thực hiệnphỏng vấn khi họ đến trả lãi tiền vay hoặc đóng phí bảo hiểm
- Xác định kích thước mẫu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tíchnhân tố khám phá EFA vì vậy dựa theo công thức tính kích thước mẫu của Hair &các cộng sự (1998): Kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thểtheo nguyên tắc cỡ mẫu được chọn gấp 5 lần số biến độc lập Mô hình đo lường dựkiến có 23 biến quan sát như vậy theo Hair & các cộng sự (1998), kích thước mẫucần thiết là 23 x 5=115
4.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Các bảng hỏi sau khi thu thập xong được tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữliệu, nhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu và sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp kiểm định giả thuyết thông kê,… thông qua công cụ phân tích
Trang 16(Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớnhơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo.
Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được
- Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Được sử dụng để rút gọn nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành mộttập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hếtthông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998)
Trị số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) trong phân tích nhân tố khám phá đượcdùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5đến 1 và giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu KMO nhỏhơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu
Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phầnbiến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tốtrích ra có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình phân tích
Ma trận nhân tố (Compoment matrix): Ma trận nhân tố có chứa các hệ sốbiểu diễn các tiêu chuẩn hoá bằng các nhân tố Trong hệ số tải nhân tố (Factorloading) các biến và các nhân tố được biểu diễn sự tương quan, cho biết chúng cóliên quan chặt chẽ với nhau
- Phương pháp hồi quy:
Kiểm định các giả thuyết của mô hình đồng thời xem xét ảnh hưởng của cácnhân tố đến quyết định mua của khách hàng bằng phương pháp hồi quy đa biến đểgiải thích mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Mô hình có dạng:
Yi= ß 0 + ß 1 X1 i + ß 2 X2 i + …+ß p Xp i +e 1
- Xem xét ma trận hệ số tương quan: Khi bắt đầu tiến hành phân tích hồi quy
đa biến cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến thông qua
hệ số tương quan Pearson, các biến có Sig < 0.05 sẽ được giữ lại để hồi quy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Chứng minh sự phù hợp của mô hình làmột trong những điểm quan trọng cần được thực hiện Tính phù hợp của mô hìnhtuyến tính thường được thể hiện qua hệ số R2 , R2 càng lớn cho thấy độ phù hợp của
mô hình càng cao
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kiểm định F được dùng để kiểm địnhmối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập và sử dụng trong bảngphân tích phương sai ANOVA là một phép kiểm định giả thiết về độ phù hợp của
mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể
- Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến: Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đacộng tuyến khi các biến quan sát có giá trị hệ số phóng đại phương sai (VarianceInflation Factor – VIF) lớn hơn hay bằng 10
- Xem xét hiện tượng tự tương quan: Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d)
có thể sử dụng để kiểm định hiện tượng tưong quan chuỗi bậc nhất Giả thuyết tiếnhành kiểm định là:
H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0
H1: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư khác 0
5 Kết cấu khóa luận
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm tiền vay
Chương 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểmBảo an tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chinhánh Nam sông Hương – Huế
Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển bảo hiểm Bảo an tín dụng chongân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sôngHương – Huế
Phần III: Kết luận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM KHOẢN VAY
1.1 Tổng quan về kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng
- Kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng còn được gọi là có nghĩa là việc cácngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông quamạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình Mức độ tham gia của ngân hàng
có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance mà NH lựa chọn
Sự cần thiết của Bancassurance:
- Tạo ra sự an tâm cho khách hàng khi sinh hoạt và làm việc Giúp khách hàngnhanh chóng tiếp cận được sản phẩm với các chương trình ưu đãi riêng
- Thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm của khách hàng Làm phong phú thêmcác sản phẩm dịch vụ của NH, tăng lợi thế cạnh tranh
- Sử dụng hệ thống dịch vụ của ngân hàng giúp Công ty BH tiết kiệm được chiphí hoạt động, chi phí đào tạo, khai thác – tìm kiếm khách hàng qua đó tăng khảnăng cạnh tranh và lợi nhuận
- Giúp các công ty bảo hiểm thâm nhập vào các thị trường chưa được khaithác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác qua ngân hàng
Ý nghĩa của Bancassurance:
- Đối với công ty bảo hiểm: Tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng mới, cơ hộicho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy NH mô lớn Giảm thiểu chi phíphân phối sản phẩm
- Đối với ngân hàng: Tăng số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, qua đó tăngkhả năng cạnh tranh của NH, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêmkhách hàng mới Ngoài ra ngân hàng có thể tăng nguồn thu hoạt động thông quaviệc bán BH cho khách hàng
- Đối với khách hàng: Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch địnhtài sản hiệu quả hơn Khi mua bảo hiểm tại ngân hàng khách có thể có thêm niềmtin vào “bảo lãnh uy tín” của bảo hiểm
1.2 Tổng quan về bảo hiểm tiền vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19- Bảo hiểm tiền vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho góisản phẩm vay của mình tại tổ chức tín dụng.
- Bảo hiểm tiền vay là sản phẩm tự nguyện, không bắt buộc mua theo quyếtđịnh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước
- Thông thường mức phí đóng cho loại bảo hiểm này dao động từ 5,5 –6,5%/năm/ số tiền gốc vay nợ của khách hàng Khoản phí này được xác định dựavào giá trị khoản vay, thời hạn vay vốn của KH tại NH và phương thức đóng tùythuộc từng ngân hàng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng
- Cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler (2002) cho rằng: “Hành vingười tiêu dùng là những hành động của con người trong việc mua sắm và sử dụngsản phẩm bao gồm các quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi mua Cóbốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, bao gồm văn hóa, xã hội, cánhân và tâm lý
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa
- Văn hóa chung, văn hóa đặc thù và tầng lớp xã hội đều gây ra ảnh hưởng đốivới hành vi người tiêu dùng Thông thường hững người tiêu dùng trong cùng mộtnhóm văn hóa và tầng lớp xã hội có thể có hành vi ứng xử tương đối giống nhau,dẫn đến hành vi tiêu dùng tương tự nhau
Ảnh hưởng của yếu tố xã hội
- Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thông qua các nhóm thamkhảo, gia đình và địa vị xã hội
- Các yếu tố xã hội thường ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tuynhiên đây là nhóm tác động có ảnh hưởng khá mạnh đến hành vi người tiêu dùng.Thông qua các nhóm tham khảo và gia đình, quyết định tiêu dùng của một cá nhân
có thể thay đổi so với ban đầu nhằm thể hiện rõ địa vị xã hội của mình
Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20- Quyết định của người mua còn phụ thuộc rất lớn vào những đặc điểm cánhân, đặc biệt là tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cáchsống, cá tính và quan niệm riêng của người đó.
- Tuổi tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là các nhân tố quantrọng cần xét đến khi nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường mụctiêu Những yếu tố này có tác động khá rõ ràng đến quyết định tiêu dùng của một cánhân do ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của họ
- Phong cách sống, tính cách là hai nhân tố quan trọng giúp các nhà nghiên cứuthực hiện phân đoạn thị trường dễ dàng hơn và có các phương thức phù hợp trongtruyền thông, quảng bá sản phẩm nhằm tăng tối đa khả năng tiếp cận KH tiềm năng
Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý
- Ngày nay, tâm lý học khá được xem trọng khi nghiên cứu hành vi tiêu dùngcủa khách hàng Các yếu tố tâm lý được quan tâm thường được thể hiện thông quađộng cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ của một người
- Xác định rõ động cơ, nhận thức, kiến thức của phân khúc khách hàng tiềmnăng sẽ giúp nắm giữ niềm tin, lòng trung thành của khách hàng đối với các sảnphẩm Niềm tin, lòng trung thành, thái độ của một người tương đối khó thay đổi khiphần nào họ thỏa mãn được các nhu cầu của mình, tuy nhiên thay vì cố thay đổi sảnphẩm của mình phù hợp với thái độ của từng người thì nên thay đổi theo thái độchung
1.4 Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Mô hình học thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action
Models - TRA).
Sơ đồ 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý
(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987)
Thái độ: niềm tin và đo lường niềm tin
đối với thuộc tính sản phẩm
Chuẩn chủ quan: niềm tin và sự thúc
đẩy làm theo ý muốn nhóm tham khảo
Quyết định muaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21- Được xây dựng từ năm 1967, sau đó được hiệu chỉnh và mở rộng từ đầunhững năm 1970 bởi Ajzen và Fishbein (1973) Mô hình này mô tả sự sắp đặt toàndiện các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dựđoán và giải thích tốt hơn về hành vi Lý thuyết này hợp nhất các thành phần nhậnthức, sự ưa thích và xu hướng mua.
Mô hình hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour- TPB)
- Mô hình hành vi hoạch định: Ajzen (1985) đã khắc phục được nhược điểmcủa TRA bằng cách bổ sung một biến nữa là “hành vi kiểm soát cảm nhận” Biếnnày đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việcbất kỳ TPB được xem là tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vicủa người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu
Sơ đồ 2.2 Mô hình hành vi hoạch định
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Lý thuyết về hành vi mua bảo hiểm
- The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan” của Min-Sun Horng vàYung-Wang Chang (2007), đã chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảohiểm phi nhân thọ của một cá nhân là nhận thức sự rủi ro và mức thu nhập
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thu nhập của một cá nhân tăng cao lên, nhucầu về mua bảo hiểm phi nhân thọ của họ cũng tăng lên
Sơ đồ 2.3 Nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ ở Đài Loan
Thái độChuẩn chủ quan (nhóm tham khảo) Quyết định mua
Hành vi kiểm soát cảm nhận
Nhận thức sự rủi ro
Mức thu nhập
Quyết định muaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 221.5 Lịch sử nghiên cứu
- Trong sách Hành vi khách hàng của Jagdish N.Sheth, Banwari Mittal và
Bruce I.Newman (2001), các tác giả đã đưa ra mô hình hai nhóm yếu tố ảnh hưởngđến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng, gồm:
Đặc điểm cá nhân: đặc điểm tâm lí, các sự kiện cuộc sống, đặc điểm nhânkhẩu, động cơ mua bảo hiểm nhân thọ và rào cản mua bảo hiểm nhân thọ
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: nhận thức về giá trị sản phẩm, danhtiếng công ty, kênh phân phối thích hợp và kinh nghiệm mua bảo hiểm nhân thọ
- Thạc sĩ Ngô Thị Phương Chi trong nghiên cứu “Về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng trên thành phố Huế”, đã chỉ ra các nhóm yếu tố như: nhóm tham khảo, danh tiếng công ty, kênh
phân phối, đặc điểm tâm lý, rào cản, động cơ mua, sự kiên cuộc sống là các yếu tốtác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
- Luận văn thạc sĩ “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm vật chất xe ô tô của khách hàng tại công ty bảo việt Quảng Trị” của tác giả Trần
Nguyễn Trường Sơn với phương pháp phân tích nhân tố khám phá - (EFA) đã chothấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD trên địa bàn tỉnhQuảng Trị, bao gồm: nhận thức rủi ro, tài chính, thương hiệu và chất lượng dịch vụcủa công ty Trong đó, yếu tố ảnh hưởng chính là “nhận thức rủi ro”
- Trong nghiên cứu “về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng trên thành phố Huế” của thạc sĩ Ngô Thị
Phương Chi đã chỉ ra các nhóm yếu tố như: nhóm tham khảo, danh tiếng công ty,kênh phân phối, đặc điểm tâm lý, rào cản, động cơ mua, sự kiện cuộc sống là cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của một người
- Bài báo “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” trên tạp chí khoa học trường đại học
Cần Thơ đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyệncủa người dân trên địa bàn thành phố bao gồm sức khỏe, trình độ, tuyên truyền, giớitính và số lần khám chữa bệnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23- Trong nghiên cứu “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng ở Trung Quốc”, tác giả Zhang Xumei và các
cộng sự (2008) đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bảo hiểm nhânthọ bao gồm: mức độ lo ngại về tương lai, điều kiện kinh tế, nhận thức về bảo hiểmnhân thọ, thói quan phân loại rủi ro, tình trạng sức khỏe có tác động lớn đến quyếtđịnh mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra cácyếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm như danh tiếng công ty haynhóm tham khảo
1.6 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng
1.6.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết của các tác giả trong và ngoài nướcđồng thời căn cứ vào các điều kiện thực tế ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018, khóaluận này đề xuất mô hình nghiên cứu gần như tương tự với mô hình của JagdishN.Sheth với hai nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng BH BATD là
“Đặc điểm cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng”, kết hợp tham khảo, bổ sung ý kiếncác chuyên gia để cụ thể hóa các nhân tố ảnh hưởng Theo đó, đặc điểm cá nhângồm hai nhân tố độc lập là “Động cơ mua BH”, “Rào cản tham gia”, Các nhân tốảnh hưởng gồm hai nhân tố độc lập là “Danh tiếng công ty” và “Nhóm tham khảo”.Bốn nhân tố này có tác động trực tiếp đến quyết định mua bảo hiểm của KH
Sơ đồ 2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm BATD
Trang 24- Động cơ hiểu một cách đơn giản nhất là mục đích chủ quan của con người,thúc đẩy con người hành động đáp ứng nhu cầu đặt ra Có 3 yếu tố làm cho nhu cầubiến thành động cơ hành động là: sự mong muốn, tính hiện thực của sự mong muốn
đó và hoàn cảnh môi trường xung quanh Do vậy, động cơ mua bảo hiểu có thể hiểu
là mục đích của một cá nhân được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn mà bảnthân họ đặt ra
- Rào cản tham gia có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùngtương đối giống với rào cản tham gia trong thị trường, đều là những nhân tố ngăncản hoặc kìm hãm các cá nhân tham gia vào một thị trường
- Danh tiếng công ty là cảm nhận của các nhóm người về một doanh nghiệp vàcảm nhận này thường được hình thành qua việc đánh giá những việc doanh nghiệp
đã và sẽ thực hiện, hoặc chỉ là những điều các nhóm nhóm này thu nhận được quacác kênh thông tin khác nhau
- Nhóm tham khảo là một tập thể gồm hai hay nhiều người trở lên có ảnhhưởng, tác động qua lại lẫn nhau để hoàn thành những mục tiêu cá nhân hay mụctiêu chung Mỗi nhóm tham khảo có những quy tắc “luật lệ” riêng mà các thànhviên phải tuân theo
- Bảng hỏi chính thức được hoàn thiện sau khi xử lý kết quả của bảng hỏi nhápbằng phần mềm SPSS được sử dụng để khảo sát trực tiếp đối với các khách hàng đãhoặc đang đăng kí hợp đồng bảo hiểm BATD tại ngân hàng Agribank chi nhánhNam sông Hương Huế
Bảng 2.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Nam sông Hương – Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Biến Nội dung của biến
Động cơ mua bảo hiểm BATD
ĐC1 Theo tôi, mua BH BATD là để bảo vệ tài chính cho gia đình
ĐC2 Theo tôi, mua BH BATD là để yên tâm khi làm việc, sinh hoạt
ĐC3 BH BATD bảo vệ gia đình tôi trước những khoản nợ gốc và lãi ngân hàng.ĐC4 BH BATD giúp tôi khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra
ĐC5 BH BATD đang là một sản phẩm phổ biến, là xu hướng của xã hội
Rào c ản tham gia
RC1 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu
không cần”
RC2 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu
quy trình bồi thường quá phức tạp”
RC3 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu
cán bộ, đại lý BH không chuyên nghiệp””
RC4 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu chất
lượng và dịch vụ BH chưa tốt”
RC5 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu BH
giải quyết bồi thường chậm ”
RC6 Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu tôi
không am hiểu về BH BATD”
Trang 26DT3 Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty đã được khách hàng đánh giá cao thời gian
TK4
Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ các cơ quan liên quan khác(Ngân hàng)
Bi ến tổng
T1 Tôi tin rằng việc mua BH BATD của tôi là đúng đắn
T2 Tôi vẫn sẽ thường xuyên tham gia bảo hiểm BATD trong một thời gian dài.T3 Tôi sẽ giới thiệu, khuyến khích mọi người mua BH BATD
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịchquốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt làAGRIBANK) được thành lập ngày 26/3/1988 Tính đến thời điểm hiện tại Agribank
là một trong bốn NHTM hàng đầu của Việt Nam; giữ vai trò hết sức quan trọngtrong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hoạt động đầu tư cho nôngnghiệp, nông dân, nông thôn
- Là NH đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toánkhách hàng (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ Agribank vẫn đang tiếp tục nỗ lực,phấn đấu hết sức mình để gặt hái nhiều hơn nữa những thành công, đóng góp nhiềuthành tựu vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đấtnước Với mạng lưới gồm 2.233 chi nhánh, phòng giao dịch và 2.626 máy ATMtrên toàn quốc Agribank đã có mặt ở 63 tỉnh thành trên cả nước
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chinhánh Nam sông Hương tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc Agribank ThừaThiên Huế, được thành lập theo quyết định số 115/QĐ- TCCB ngày 28/07/1998 củaGiám đốc Agribank tỉnh Thừa Thiên Huế Những ngày đầu thành lập tuy còn nhiềukhó khăn nhưng nhờ nỗ lực cố gắng của toàn bộ thế hệ CB – CNV đồng thời kếthừa kinh nghiệm của những chi nhánh đi trước hiện nay Ngân hàng đã gặt hái đượcnhiều thành tựu nhất định trong quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển củamình Với đội ngũ cán bộ chất lượng cao, thường xuyên được trau dồi về cả đạođức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, Ngân hàng vẫn đang từng bước cố gắnglàm hài lòng khách hàng và góp một phần nhỏ công sức vào quá trình xây dựng –phát triển của thành phố
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 282.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sôngHương – Huế được tổ chức dưới dạng trực tuyến chức năng với một GĐ, hai PGĐ
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ máy quản lý Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế
(Nguồn: Agribank chi nhánh Nam sông Hương - Huế)
Ban giám đốc: 1 giám đốc chi nhánh có quyền hạn cao nhất trong việc thựchiện nhiệm vụ tổ chức điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm về mọi mặt củachi nhánh Dưới giám đốc chi nhánh là 2 phó giám đốc phụ trách mảng kinh doanh
và tài chính, có nhiệm vụ hỗ trỡ giám đốc quản lý, điều hành hoạt động chi nhánh
Dưới phó giám đốc là trưởng và phó phòng chuyên môn, trực tiếp quản lýcác phòng chức năng, giúp việc cho phó giám đốc
Phòng kinh doanh có chức năng tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt độngcho vay đầu tư từ nguồn vốn của NH và các nguồn vốn huy động khác, cụ thể: soạn
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1
Trưởng phòng chuyên môn
Phó phòng chuyên môn
Phòng kếtoán – ngânquỹ
Phòng kinhdoanh
Phòng kếhoạch –nguồn vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29thảo hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm,… Quản lý giải ngân cáchợp đồng, theo dõi, đốn đốc thu hồi nợ gốc, thu lãi vay đầy đủ và đúng hạn Kiểmtra định kỳ trước và sau giải ngân nhằm quản lý giải ngân đúng mục đích, đúng đốitượng; Giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của kháchhàng để đảm bảo thu hồi vốn, lãi kịp thời, đúng hạn.
Phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quantiền mặt, giao dịch với khách hàng; kiểm tra, theo dõi số phát sinh, số dư các tàikhoản kế toán phát sinh trong NH
Phòng kế hoạch – nguồn vốn chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động thu chicủa NH; xây dựng, tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch tài chính phù hợp vớitừng giai đoạn
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động chính
- Nhằm đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện nhu cầu của khách hàng,Agribank chi nhánh Nam sông Hương luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chấtlượng phục vụ, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới nhăm thực hiệnmục tiêu chung của toàn hệ thống là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàngđầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước
- Hiện nay, ngoài mục đích hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp với các chươngtrình ưu đãi riêng, Ngân hàng còn cung cấp đến khách hàng hơn 100 Sản phẩm dịch
vụ, thuộc cả lĩnh vực tín dụng và phi tín dụng:
Tài khoản – tiền gửi
Tín dụng
Thanh toán trong nước
Thanh toán quốc tế
Kinh doanh ngoại tệ
Trang 302.1.4 Tình hình lao động
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng lao động tại Agribank chi nhánh Nam sông
Hương – Huế giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế)
- Xét theo giới tính: Cơ cấu lao động có sự thay đổi dần qua các năm cụ thể sốlao động nam có xu hướng tăng lên trong khi lao động nữ lại ổn định hơn Cụ thểlao động nam 2015 là 15 người đến năm 2016 vẫn giữ nguyên nhưng đến năm 2017
đã tăng lên 18 người chiếm 60% trong tổng cơ cấu Trong khi đó, lao động nữ năm
2015 là 12 người đã tăng thêm 1 người vào năm 2016 nhưng lại quay trở về mức 12người ở năm 2017 Lao động nữ của ngân hàng phần lớn tập trung ở bộ phận giaodịch viên và kế toán trong khi lao động nam lại ở bộ phận tín dụng – bộ phận đòihỏi di chuyển nhiều, áp lực công việc lớn
- Xét theo trình độ: Tỉ lệ CB – CNV ở trình độ đại học và sau đại học luônchiếm trên 50% trong tổng cơ cấu và có xu hướng tăng dần lên qua các năm Nhằmmục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng, Ngân hàng đã chú ý đến việc đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên đồng thời tuyển dụng bổ sung các nhân viênmới có trình độ cao để có thể nâng cao vị trí của ngân hàng trong tâm trí KH.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32- Trong giai đoạn 2015 – 2017 tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Agribankchi nhánh Nam sông Hương – Huế không có nhiều biến động Năm 2015 tổng Tàisản – Nguồn vốn đang ở mức 340.708 triệu đồng, năm 2016 đã tăng thêm 5,1% lên357.920 triệu đồng, qua đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7% so với nămtrước đạt mức 381.867 triệu đồng tuy rằng trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn cónhiều sự biến động.
- Tài sản:
Trong cơ cấu Tài sản của ngân hàng khoản mục cho vay tổ chức kinh tế và
cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất với trên 76%, sự biến động của khoản mục này
có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi tổng Tài sản Trong giai đoạn 2015 – 2017khoản mục này liên tục tăng lên Năm 2015, đạt 259.930 triệu đồng, năm 2016 tăngthêm 15.960 triệu đồng đạt 275.890, qua đến năm 2017 đã tăng lên 298.487 tươngứng với mức tăng 8,2% so với năm trước
Sau khoản mục cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, khoản mục chiếm tỷtrọng tương đối lớn là tài sản có khác, dao động từ 9,5% - 13,3% trong tổng cơ cấuTài sản Tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục này có xu hướng giảm dần qua các nămcòn giá trị lại có xu hướng biến động không ổn định Cụ thể năm 2015, Tài sản cókhác đạt 45.464 triệu đồng, qua năm 2016 đã giảm 11,7% xuống còn 40.124 triệuđồng, chỉ chiếm 11,2% trong tổng cơ cấu Tài sản Năm 2017 tiếp tục giảm về36.297 triệu đồng, giảm 9,5% so với năm trước và chỉ chiếm 9,5% trong tổng cơcấu Tài sản
Các khoản mục còn lại gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN và các tổ chứctín dụng , tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu Tài sản Cả 3khoản mục này đều có xu hướng tăng dần qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọngtrong cơ cấu tổng Tài sản Tiền gửi NHNN và các tổ chức tín dụng chỉ chiếm mộtphần nhỏ trong tổng Tài sản đứng sau khoản mục Tiền mặt tại quỹ nhưng năm 2016lại tăng thêm 28,8% so với năm trước, tăng mạnh hơn khoản Tiền mặt tại quỹ là20,3%, Tài sản cố định 9,3% và là khoản mục đạt được tốc độ tăng trưởng lớn nhấttrong cơ cấu Tài sản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33 Nguồn vốn:
Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh Đối với Ngân hàng, nguốn vốn có được phần lớn nhờ hoạt động huy động tiền gửicủa khách hàng Chính vì vậy trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank chinhánh Nam sông Hương – Huế khoản mục Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhânluôn chiếm tỷ trọng cao nhất, duy trì trên mức 85% và liên tục tăng lên trong suốtgiai đoạn 2015 – 2017 Cụ thể, năm 2015, khoản mục này đạt 301.931 triệu đồngchiếm 88,6% trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2016 đã tăng lên 321.148 triệu đồngtăng tương ứng 6,4% nâng tỷ trọng lên mức 89,7%, đến năm 2017 lại tiếp tục tăngthêm 7,6% đạt 345.563 triệu đồng và chiếm đến 90,5% tổng Nguồn vốn Điều nàyphần nào chứng tỏ được khả năng huy động vốn của Ngân hàng đang tăng trưởngtốt, bổ sung một phần đáng kể Nguồn vốn cho Ngân hàng, tuy nhiên khoản mục nàychiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu Nguồn vốn và có xu hướng tiếp tục tăng lêncũng báo động tình trạng lệ thuộc vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Ngoài hoạt động huy động tiền gửi, NH còn phát hành giấy tờ có giá để bổsung nguồn vốn kinh doanh của mình Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục nàychiếm tỷ trọng thấp nhất trong suốt cả giai đoạn và không ổn định, điều này phụthuộc rất lớn vào nguồn vốn NH cần và tình hình kinh tế năm đó Năm 2015 nguồnvốn thu được nhờ phát hành giấy tờ có giá chiếm 2,1% với 7.017 triệu đồng nhưngqua năm 2016 đã giảm xuống còn 6.238 triệu đồng, chỉ chiếm 1,7% trong tổng cơcấu Nguồn vốn Năm 2017, tỷ trọng khoản mục này đã tăng lên 1,9% với 7.358triệu đồng, tăng 1.120 triệu đồng so với năm trước
Một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính quan trọng của Ngânhàng là khoản mục Vốn và các quỹ Vốn và các quỹ của NH có xu hướng tăng dầnqua các năm về cả tỷ trọng và giá trị Năm 2015 khoản mục này đạt 11.528 triệuđồng với 3,4% trong tổng cơ cấu Nguồn vốn Năm 2016 đã tăng lên 12.811 triệuđồng và chiếm 3,6% Qua đến năm 2017 đã tăng thêm 1.120 triệu đồng lên mức14.750 triệu đồng và tăng tỷ trọng lên 3,9% So với các ngân hàng khác trên điabàn, chỉ tiêu này của Agribank chi nhánh Nam sông Hương tương đối tốt khi liênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34 Tài sản nợ khác (bao gồm thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.lương và các khoản phải trả cán bộ nhân viên, các khoản trả nhà cung cấp) là khoảnmục chiếm tỷ trọng khá cao chỉ đứng sau Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân, sựthay đổi của khoản mục này cũng có ảnh hướng đáng kể tới Nguồn vốn NH Năm
2015, khoản mục này chiếm tới 5,9% trong cơ cấu Nguồn vốn với 20.232 triệuđồng nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọng Cụ thể,năm 2016 Tài sản nợ khác đã giảm đi 2.509 triệu đồng, giảm về mức 17.723 triệuđồng và chỉ chiếm 5% trong tổng cơ cấu Nguồn vốn Qua đến năm 2017, chỉ tiêunày lại tiếp tục giảm xuống 3.527 triệu đồng về 14.196 triệu đồng, chiếm 3.7%trong Nguồn vốn NH Đây được xem là sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu Nguổnvốn với tốc độ tăng trường là -19,9%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 352.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017
Thu lãi cho vay 51.559 90,1 55.453 90,5 59.854 91,63 3.894 7,6 4.401 7,9
Thu nhập từ DVTT & NQ 2.435 4,3 1.981 3,2 2.593 4,0 (454) (18,6) 612 30,9Thu từ hoạt động khác 3.240 5,7 3.816 6,2 2.875 4,4 576 17,8 (941) (24,7)
Chi trả lãi tiền gửi 37.167 86,54 40.015 87,80 43.145 89,64 2.848 7,7 3.130 7,8Chi lãi phát hành giấy tờ có giá 1.575 3,67 1.501 3,29 1.650 3,43 (74) (-4,7) 149 9,9Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 248 0,58 316 0,69 367 0,76 68 27,4 51 16,1Chi hoạt động khác 3.959 9,22 3.653 6,11 2.970 6,17 (216) (5,5) (773) (20,7)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Thu nhập:
Tổng thu nhập của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn
2015 – 2017 có được sự tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng trungbình giai đoạn đạt 6%/năm Trong đó năm 2016, tổng TN của NH đạt 61.250 triệuđồng tăng 4.016 triệu đồng tương đương với 7% so với năm trước là 57.234 triệuđồng Đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng có phần chững lại khi chỉ còn 5% nhưngtổng Thu nhập của NH vẫn tiếp tục tăng thêm 3.072 triệu đồng lên mức 64.322 triệuđồng
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tài sản của NH là khoản mục Cho vay tổ chứckinh tế và cá nhân chính vì vậy trong cơ cấu Thu nhập khoản thu lãi cho vay chiếmđến trên 90% giá trị và có xu hướng tăng dần qua các năm tương tự tổng Thu nhập
Cụ thể, năm 2015, Thu lãi cho vay đạt 51.559 triệu đồng chiếm tới 90,1% trong cơcấu thu nhập, đến năm 2016 đã tăng lên 55.453 triệu đồng với tốc độ tăng trườngđạt 7,6% nhưng qua đén năm 2017 tuy rằng tiếp tục tăng thêm 4.401 triệu đồngtương đương với 7,9% cao hơn cùng kì năm trước 0,3% Tuy rằng tỷ trọng Thu lãicho vay có dấu hiệu biến động nhưng vẫn được duy trì trên 90% trong tổng cơ cấuThu nhập, điều này tiềm ẩn nhiều bất lợi cho ngân hàng khi thu nhập phụ thuộc chủyếu vào hoạt động tín dụng
Quy mô chi nhánh còn tương đối nhỏ kết hợp với vị trí thuộc khu vực có thunhập dân cư còn hạn chế nên thu nhập từ hoạt động thu lãi tiền gửi chưa phát huyđược tác dụng Ngoài ra các khoản thu nhập khác như thu từ DVTT và NQ, thu từhoạt động khác chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, sự thay đổi của hai chỉ tiêu này gây ảnhhưởng không nhiều đến sự thay đổi của tổng Thu nhập Cả hai khoản mục này đều
có xu hướng biến động không ổn định trong suốt giai đoạn 2015 – 2017 Cụ thể, chỉtiêu Thu nhập từ DVTT và NQ năm 2015 đạt 2.435 triệu đồng và chiếm tới 5,7%trong cơ cấu Thu nhập nhưng đến năm 2016 lại giảm 18,6% về còn 1.981 triệuđồng Năm 2017 ghi nhận được sự tăng lên đáng kể của chỉ tiêu này khi tăng 30,9%tương đương 612 triệu đồng lên mức 2.593 triệu đồng Trái ngược với khoản thu từDVTT và NQ, thu từ hoạt động khác lại tăng lên năm 2016, tăng đến 17,8%, từTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 373.240 triệu đồng năm 2015 lên 3.816 triệu đồng năm 2016 Sau đó năm 2017 lạigiảm 24,7% về mức 2.875 triệu đồng.
- Chi phí:
Nhìn chung tổng chi của NH giai đoạn này cũng có dấu hiệu tăng lên qua cácnăm nhưng mức độ biến động không ổn định Năm 2015, tổng chi ở mức 42.949triệu đồng, qua năm 2016 đã tăng thêm 2.626 triệu đồng và đạt 45.575 triệu đồng.Năm 2017 tổng chi tiếp tục tăng lên 2.557 triệu đồng – mức tăng xấp xỉ với nămtrước nhưng tốc độ tăng trường chỉ đạt 5,6% (thấp hơn năm 2016 là 6,1%)
Chiếm tỷ trọng lớn nhất tương ứng với khoản Tiền gửi của tổ chức kinh tế,
cá nhân là chi phí trả lãi tiền gửi Khoản chi này chiếm trên 85% tổng Chi phí của
NH và liên tục tăng lên Năm 2015, Chi phí trả lãi tiền gửi đạt 37.167 triệu đồngchiếm đến 86,54% trong cơ cấu Chi phí Năm 2016, tăng thêm 40.015 tương ứngvới 7,7% đạt mức 40.015 triệu đồng và tăng thêm 3.130 triệu đồng (tương ứng với7,8%) so với năm trước và tăng lên 43.145 triệu đồng Điều nay phần nào chứng tỏđược tình hình huy động vốn của NH trong giai đoạn này tương đối khả quan, cầnphát huy nhằm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng
Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu Chi phí là khoản Chi dịch vụ thanhtoán và ngân quỹ - luôn duy trì dưới 1%, tuy rằng đang có dấu hiệu tăng lên về giátrị nhưng tỷ trọng trong tổng chi vẫn còn hạn chế
Ngoài ra khoản chi lãi phát hành giấy tờ có giá và chi hoạt động khác chiếmmột phần đáng kể trong tổng Chi phí Cả hai chỉ tiêu này đều có chung xu hướnggiảm xuống vào năm 2016 và tăng nhẹ lên vào cuối năm 2017
- Lợi nhuận: Lợi nhuận của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế đangtrên đà tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn 2015 – 2017 Lợi nhuận năm
2015 đạt 14.285 triệu đồng, qua năm 2016 đã tăng thêm 1.390 triệu đồng – tăng lênmức 15.675 triệu đồng Năm 2017 tiếp tục tăng lên 17.190 triệu đồng với mức tăngtrưởng giai đoạn này là 9,7%/năm, tuy rằng có một số khoản mục bị giảm về giá trịnhưng không gây ra nhiều ảnh hưởng đến Lợi nhuận NH Là chi nhánh của mộttrong những NH hàng đầu trên cả nước, Agribank chi nhánh Nam sông Hương –Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38thành người bạn đồng hành của nhiều gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn thànhphố - đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành cồng trong quátrình hoạt động của chi nhánh.
2.2 Tổng quan về bảo hiểm Bảo an tín dụng
2.2.1 Cơ sở lý luận
- Bảo hiểm bảo an tín dụng: là sản phẩm bảo hiểm liên kết toàn diện giữaABIC và Agribank nhằm bảo vệ khách hàng vay vốn và NH hạn chế được nhữngrủi ro xảy ra trong thời hạn vay vốn tại Agribank
- Người được bảo hiểm (NĐBH): là người được ABIC chấp nhận bảo hiểmtheo quy tắc của bảo hiểm bảo an tín dụng và thỏa mãn các điều kiện quy định tronghợp đồng bảo hiểm:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Được NH chấp nhận cho vay hoặc là người đại diện cho tổ chức được NHchấp thuận cho vay và tự nguyện chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho NH
Có độ tuổi từ đủ 18 – 65 tuổi vào ngày bắt đầu bảo hiểm và không quá 66tuổi vào ngày kết thúc hợp đồng bảo hiểm
NĐBH có tỉ lệ thương tật không quá 50% tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm
- Bên bảo hiểm: ABIC – công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp
- Ngân hàng: đơn vị được phép cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định, làtrung gian thực hiện cấp bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại NH
- Bên mua bảo hiểm là cá nhân tổ chức phù hợp với các yêu cầu bảo hiểm vàđóng phí bảo hiểm theo cá điều khoản, điều kiện quy định
- Người thụ hưởng: Là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định nhận số tiền chi trảquyền lợi bảo hiểm
- Tai nạn: là bất kì sự kiện bất ngờ, không lường trước, gây ra bởi một lực bấtngờ có thể nhìn thấy được từ bên ngoài, tác động lên thân thể NĐBH và xảy rangoài sự kiểm soát là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất gây ra tử vong hoặc thươngtật thân thể cho NĐBH
- Phí bảo hiểm: được quy định trong hợp đồng bảo hiểm căn cứ và Biểu phí và
số tiền bảo hiểm theo quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39- Số tiền bảo hiểm: được ghi trong HĐBH là giới hạn trách nhiệm tối đa củaABIC cho mỗi sự kiện bảo hiểm.
- Hợp đồng tái tục: là hợp đồng bảo hiểm được thiết lập lại trên cơ sở các hợpđồng bảo hiểm trước đó nếu thỏa mãn điều kiện: NĐBH không thay đổi, thời gian
đã được bảo hiểm trước đó tối thiểu 12 tháng
- Thời hạn bảo hiểm: Là thời hạn khách hàng muốn tham gia hoặc tương ứngvới thời hạn của hợp đồng tín dụng
- Quyền lợi bảo hiểm, bao gồm:
Trường hợp NĐBH bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn thuộcphạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả 100% số tiền bảo hiểm
Trường hợp NĐBH bị tử vong, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh tật, thai sảnthuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả theo tỷ lệ nhân với số tiền bảo hiểm
Quyền lợi bảo hiểm bổ sung khác: Tùy thuộc vào DNBH có thể thiết kế thêmcác quyền lợi bảo hiểm bổ sung
(Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng)
2.2.2 Đặc điểm bảo hiểm Bảo an tín dụng
- Là loại bảo hiểm sức khỏe được phân phối qua kênh liên kết ngân hàng – bảohiểm (Bancassurance) dành riêng cho khách hàng vay vốn tại các chi nhánh, phònggiao dịch thuộc NH Agribank trên toàn quốc
- Khách hàng khi thực hiện vay vốn tại NH sẽ được tư vấn đăng kí tự nguyệnsản phẩm bảo hiểm này để hạn chế rủi ro xảy ra trong thời hạn cho vay với số tiềnbảo hiểm tối đã không quá 200 triệu đồng
- Phí bảo hiểm được khách hàng đóng một lần, tại thời điểm ký kết hợp đồngbảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào độ tuổi của Người được bảo hiểm và sốtiền bảo hiểm tham gia Phí bảo hiểm sẽ được thu một lần bằng cách KH nộp thôngqua NH hoặc NH sẽ trừ vào số tiền vay vốn được giải ngân cho KH
- Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận
đã tham gia bảo hiểm để theo dõi thực hiện đóng phí và đảm bảo thực hiện quyềnlợi khi rủi ro xảy ra
- Bảo hiểm Bảo an tín dụng là một loại bảo hiểm sức khỏe – một loại sảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40hiểm phi nhân thọ, số tiền phí đóng bảo hiểm sẽ không được tích lũy qua từng giaiđoạn và không được trả lại sau khi hết hạn hợp đồng như BHNT.
- Thời hạn hợp đồng tương đối linh hoạt, kéo dài liên tục từ dưới 3 tháng đếntrên 48 tháng, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và giá trị khoản vay
2.2.3 Phương thức tính phí bảo hiểm
- Phương thức tính phí và biểu phí được quy định trong Quyết định số3131/2013/QĐ-ABIC-PHH của tổng giám đốc công ty cổ phần bảo hiểm Ngânhàng Nông nghiệp đã được bộ tài chính phê chuẩn
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản
- Phí bảo hiểm một người/ năm được xác định = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiềnbảo hiểm
(Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng)
- Số tiền bảo hiểm: từ 1 triệu đồng đến 200 triệu đồng
- Ví dụ: Một khách hàng (40 tuổi) đến xin vay vốn tại chi nhánh NH Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Nam sông Hương với số tiền là 1 tỷ đồng Khi lậphợp đồng tín dụng KH đồng thời lập yêu cầu cấp BH bảo an tín dụng với STBH tối
đa là 200 triệu trong vòng 5 tháng HĐ tín dụng và HĐBH của khách hàng được phêduyệt một lần Sau khi giải ngân và trừ đi số phí bảo hiểm NH số tiền NH cấp chokhách hàng 999.220 triệu đồng
Số phí bảo hiểm = 200.000.000 x 0,65% x 60% = 780.000 vnđ
Quyền lợi bảo hiểm bổ sung
- Quyền lợi khách hàng được yêu cầu bổ sung trong điều khoản hợp đồng:
Trợ cấp nằm viện do tai nạn
Trường Đại học Kinh tế Huế