Nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Hướng Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯỚNG HÓA – QUẢNG TRỊ
HOÀNG THỊ CHÂU
Khóa học 2015- 2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HƯỚNG HÓA – QUẢNG TRỊ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam chi nhánh huyện Hướng Hóa” được thực hiện nhằm phân tích các số liệu vàcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại Chi nhánh Dữ liệunghiên cứu được thu thập từ 320 khách khàng đang sinh sống và làm việc trên địa bànhuyện Hướng Hóa Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic được sử dụngtrong nghiên cứu Ban đầu căn cứ vào tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đềtài, tôi đưa ra 11 nhân tố lớn là độ tuổi, trình độ học vấn, ngề nghiệp, tình trạng hônnhân, diện tích đất ở, thu nhập, vay từ nguồn khác, lãi suất, chất lượng uy tín ngânhàng, thủ tục vay vốn và cơ hội kinh doanh Sau khi chạy mô hình hồi quy Binary
Logistic, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định vay vốn
của KHCN tại Agribank Hướng Hóa đó là tình trạng hôn nhân, lãi suất, chất lượng uytín ngân hàng, thủ tục vay vốn và cơ hội kinh doanh Trong đó, chất lượng uy tín ngânhàng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhântại ngân hàng Agribank Hướng Hóa Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuấtnhững giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hoạt động vay vốn tại Ngân hàng
Agribank Hướng Hóa, nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Lời Cảm Ơn
Đ ể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi đến Quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng cùng toàn thể Quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập
và rèn luyện tại trường Đặc biệt, tôi xin gửi đến thầy Lê Hoàng Anh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành kỳ thực tập này lời cám ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh chị trong NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hướng Hóa – Quảng Trị, đặc biệt là các anh chị ở phòng tín dụng đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi, làm việc, tiếp xúc thực tế, đã chia sẽ cho tôi những kinh nghiệm, những kiến thức, kỹ năng thực tiễn trong suất thời gian thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên tôi trong quá trình thực tập.
Dù đã cố gắng để có thể hoàn thành tốt nhất đề tài này, nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu đề tài còn chưa nhiều, bên cạnh
đó việc áp dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô giáo để không chỉ hoàn thiện đề tài mà còn củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
Xin chân thành cám ơn.
Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Châu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
3.2.1 Phạm vi về không gian 2
3.2.2 Phạm vi về thời gian 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 3
4.2.1 Các bước điều tra 3
4.2.2 Xác định cỡ mẫu 3
4.2.3 Thiết kế bảng hỏi điều tra 4
4.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 4
4.3.1 Mô hình sử dụng 4
4.3.2 Thống kê mô tả 4
4.3.3 Các phương pháp phân tích số liệu 5
5 Kết cấu đề tài 7
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại 8
1.1.1 Các khái niệm có liên quan 8
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 8
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.1.1.2 Khái niệm cho vay cá nhân 8
1.1.2 Đặc điểm cho vay cá nhân trong NHTM 9
1.1.3 Phân loại cho vay cá nhân trong NHTM 10
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong NHTM 11
1.1.5 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với hình thức cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế .13
1.2 Các mô hình nghiên cứu về quyết định vay vốn của KHCN tại NHTM 14
1.2.1 Một số mô hình đi trước bàn về các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu 14
1.2.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.2.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước 15
1.2.2 Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank Hướng Hóa 16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HƯỚNG HÓA 19
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hướng Hóa 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Agribank Hướng Hóa 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự 21
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 21
2.1.2.2 Tình hình nguồn nhân lực Agribank Hướng Hóa (2015 – 2017) 22
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Agribank Hướng Hóa 23
2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 27
2.2.3 Thảo luận 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HƯỚNG HÓA – QUẢNG TRỊ 49
3.1.Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân 49
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 83.2 Giải pháp thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hướng Hóa 50
3.2.1 Nhóm giải pháp về các nhân tố tác động 50
3.2.1.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng uy tín ngân hàng 50
3.2.1.2 Giải pháp về hoàn thiện chính sách lãi suất 51
3.2.1.3 Giải pháp về xác định đối tượng khách hàng tiềm năng 52
3.2.1.4 Giải pháp hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục vay vốn 52
3.2.1.5 Giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 53
3.2.2 Một số giải pháp khác 53
3.2.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 53
3.2.2.2 Giải pháp về chính sách tín dụng 54
3.3 Kiến nghị 54
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN 54
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 55
PHẦN III KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank/NHNo&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự độngCBTD Cán bộ tín dụng
CVCN Cho vay cá nhân
NHTM Ngân hàng thương mại
Sig Significance – Mức ý nghĩa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đề xuất các biến quan sát có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc 17
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại ngân hàng Agribank Hướng Hóa giai đoạn 2015 – 2017 22
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank Hướng Hóa giai đoạn 2015 - 2017 24
Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa 25
Giai đoạn 2015 – 2017 25
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa giai đoạn 2015 - 2017 26
Bảng 2.5: Mô tả mẫu nghiên cứu 28
Bảng 2.6: Tỷ lệ vay từ nguồn khác và tỷ lệ đi vay 30
Bảng 2.7: Mô tả đặc trưng của các cá nhân trong mẫu khảo sát 30
Bảng 2.8: Khác biệt giữa cá nhân có vay vốn ngân hàng và cá nhân không có vay vốn ngân hàng 32
Bảng 2.9: Quyết định đi vay và các nhân tố vay ngoài, lãi suất, thủ tục, chất lượng ngân hàng và cơ hội kinh doanh 33
Bảng 2.10: Đặt tên nhân tố 34
Bảng 2.11: Kết quả hồi quy mô hình lần 1 quyết định vay vốn ngân hàng 35
Bảng 2.12: Kết quả hồi quy mô hình lần 2 quyết định vay vốn ngân hàng 38
Bảng 2.14: Kết quả lựa chọn ngẫu nhiên 100 mẫu 39
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định tỷ lệ 39
Bảng 2.16: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 40
Bảng 2.17: Dự đoán 41
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định One - Sample T-Test 41
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định Kruskall – Wallis 42
Bảng 2.20: Thu nhập và trình độ học vấn 43
Bảng 2.21: Kiểm định Chi – Square về học vấn và thu nhập 43
Bảng 2.22: Kiểm định Chi – Square về thủ tục vay và vay khác 44
Bảng 2.23: Kiểm định Chi – Square về biến cơ hội kinh doanh và vay khác 44
Bảng 2.24: Kiểm định Chi – Square về biến lãi suất và vay khác 44
Bảng 2.25: Kiểm định Chi – Square về biến uy tin và vay khác 45
Bảng 2.26: Kết quả kiểm định Kolmogrovo – smirnov 45
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Mann – Whitney đối với biến nghề nghiệp 46
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa 21
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước pháttriển vượt bậc Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt khoảng 6,8%, thu nhập bình
quân đầu người khoảng 2.300 USD/người, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát
triển để hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế Thế giới Từ thực tế đó, khi
xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp là cần vốn để sản xuấtkinh doanh, mở rộng thị trường mà các cá nhân, hộ kinh doanh cũng là những người
có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích kinh doanh và mở rộng quy mô kinh doanh củamình Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng ngày càng đượcnâng cao, cuộc sống ngày nay không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm’’ mà đã chuyểndần sang “ăn ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhu cầu khác cần được đáp ứng.Nhận thức được điều đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) - chi nhánh huyện Hướng Hoá đã rất chú ý đến hoạt động cho vay cá nhân
và đã đạt được một số kết quả đáng kể Tuy nhiên, hoạt động cho vay cá nhân chưa
thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân Quy mô tăng trưởng cho vay cá nhân chưa
tương xứng với mức tăng thu nhập người lao động Trên thực tế, người đi vay gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng Đặc biệt, trong bốicảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn huyện Hướng Hóa,việc nghiên cứu, đánh giá và tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay cá nhân là mộttrong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đó, cùng với những kiến thức đã
được học ở trường và tìm hiểu được qua quá trình thực tập tại ngân hàng Agribank
Hướng Hóa tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Hướng Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp với mục tiêu tìm ra các
giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân phát triển an toàn và hiệu quả
theo đúng định hướng hiện nay của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh huyện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Hướng Hoá nói riêng Giúp người người lao động có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn
của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Hướng Hóa Trên
cơ sở đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thu hút khách hàng cá nhân
vay vốn tại chi nhánh trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
Khái quát cơ sở lý luận về thực tiễn cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM;Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn của KHCN
tại Ngân hàng Agribank Hướng Hóa;
Đề xuất một số giải pháp thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàngAgribank Hướng Hóa trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
của khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Hướng Hóa
Trang 14Số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến 2017 từ các phòng ban của NHNo&PTNT chinhánh huyện Hướng Hóa.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập một số dữ liệu cũng như thông tin chung về Agribanktrên website, tạp chí liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển; ngoài ra còn thuthập các số liệu liên qua đến kết quả hoạt động của Agribank Hướng Hóa thông quacác Phòng ban của Agribank Hướng Hóa
Dữ liệu sơ cấp: Tiếp cận khách hàng đến giao dịch trực tiếp với Ngân hàng
Agribank Hướng Hóa và thực hiện khảo sát trực tiếp đánh giá của họ về các vấn
đề liên quan đến quyết định vay vốn của khách hàng thông qua bảng hỏi đã
chuẩn bị trước
4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
4.2.1 Các bước điều tra
Đầu tiên dự kiến mô hình sẽ thực hiện gồm những biến nào để xây dựng bảng hỏi
và tiến hành điều tra thử Trên cơ sở mô hình lựa chọn là Binary Logistics xem sét cácbiến cần thiết để đưa vào mô hình Tiến hành xây dựng bảng hỏi, điều tra thử để pháthiện những lỗi sai sót, chưa cần thiết và điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với nội dung
điều tra Thời gian điều tra từ ngày 24/11/2018 đến ngày 3/12/2018 Để đạt được mụctiêu đề ra cũng như thuận tiện cho việc điều tra, chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên theo tiêu chí: khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại Ngân hàng Agribank HướngHóa và tại các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng trên địa bàn, sau đó sẽ tiến hành
điều tra khảo sát hai nhóm đối tượng có vay vốn và không vay vốn tại ngân hàng
4.2.2 Xác định cỡ mẫu
Trong mô hình nghiên cứu này, số biến quan sát là 11 Theo Hair và cộng sự(1998) thì kích cỡ mẫu là 5 trên 1 biến, do đó kích cỡ mấu nhỏ nhất là 55 quan sát.Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Roger (2008), cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15các nghiên cứu thực hành là từ 150-200 quan sát Như vậy, việc đạt được kết quả điềutra 320 mẫu giúp cho bài nghiên cứu của tôi chính xác hơn.
Thời gian điều tra từ ngày 24/11/2018 đến ngày 3/12/2018 Số lượng bảng hỏiphát ra là 400, số lượng thu về 350 Sau quá trình phân loại còn 320 bảng hỏi đạt yêucầu để tiến hành nghiên cứu
4.2.3 Thiết kế bảng hỏi điều tra
Bố cục của bảng hỏi gồm 2 phần chính: Thông tin chung của đối tượng khảo sát
và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn Phần thông tin chung gồm tên, địachỉ của đối tượng (để xác định đối tượng là người đang sinh sống tại huyện HướngHóa, các câu hỏi về đặc điểm cá nhân được trình bày theo phương thức câu hỏi phânloại như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, diện tíchnhà ở) Phần thứ 2 gồm các câu hỏi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhvay vốn của khách hàng, đó là 5 nhân tố: lãi suất, thủ tục vay vốn, chất lượng uy tíncủa ngân hàng, cơ hội kinh doanh và vay từ nguồn khác
4.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
4.3.1 Mô hình sử dụng
Mô hình sử dụng để nghiên cứu là mô hình hồi quy Binary Logistic gồm 11 biến
độc lập, có dạng:
= B0+ B1X1+ B2X2+ B3X3+ B4X4+ B5X5+ B6X6+ B7X7+ …+ B10X10+ B11X11
Trong đó: Y là biến quyết định vay vốn ngân hàng của cá nhân và được đo lường
bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có vay vốn, 0 là không có vay vốn)
Các biến X1, X2, X3, X4, X5,…., X10, X11: Lần lượt là các biến độc lập (biến giải thích)
β0: Hệ số chặn; β1, β2, , β11: Các hệ số hồi quy tổng thể
4.3.2 Thống kê mô tả
Giúp mô tả điều tra và tìm hiểu đặc điểm của mẫu nghiên cứu, bao gồm thống kê mô tả
về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và diện tích nhà ở,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Trong phần thống kê mô tả tôi sẽ đưa ra các bảng biểu, biểu đồ, và từ đó đưa ranhận xét.
4.3.3 Các phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để chạy ra mô hình hồi quy Binary Logistic sau đó thựchiện một số kiểm định sau:
KIỂM ĐỊNH ONE – SAMPLET – TEST:
Kiểm định One – Sample T-Test là phép kiểm định giả thuyết về trung bình củatổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối liên hệ giữa giá trị trungbình của một tổng thể định lượng với một giá trị cụ thể xác định
Các bước khi thực hiện kiểm định One-Sample T-Test bao gồm:
+ Bước 1: Đặt giải thuyết Ho: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước”
+ Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượngtham gia kiểm định
+ Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test
+ Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test đã tính được
+ Bước 5: So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất
Nếu Sig> thì ta chấp nhận giả thuyết Ho
Nếu Sig thì ta bác bỏ giả thuyết Ho
KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG
Kiểm định Chi – bình phương 2 sử dụng phổ biến trong việc kiểm định mối liên
hệ giữa hai biến Định danh – Định danh hoặc Định danh – Thứ bậc Phép kiểm địnhnày cho chúng ta biết có tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể
+ Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Không có mối liên hệ giữa hai biến” hay “Hai biếnđộc lập với nhau”
+ Bước 2: Thực hiện kiểm định2
+ Bước 3: So sánh giá trị p-value với giá trị
Chấp nhận Ho nếu p-value >
Bác bỏ Ho nếu p-value
KIỂM ĐỊNH KRUSKALL - WALLS
Sử dụng để kiểm định sự khác biệt về phân phối giữa ba (hoặc nhiều hơn ba)
nhóm không có phương sai tương đương nhau
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Ví dụ: So sánh quyết định đi vay giữa 4 nhóm tuổi: (1): Từ 22 đến 34 tuổi; (2) Từ
35 đến 45 tuổi; (3) Từ 46 đến 55 tuổi; (4) Trên 55 tuổi
KIỂM ĐỊNH KOLMOGOROV SMIRNOV TEST
Sử dụng: Để kiểm định giả thuyết phân phối của dữ liệu có phân phối chuẩn hay không
Ta đặt giả thuyết Ho như sau:
H0: Phân phối của nhân tố X là phân phối chuẩn
H1: Phân phối của nhân tố X không phải là phân phối chuẩn
KIỂM ĐỊNH MANN WHITEY
Được dùng để kiểm định các giả thuyết về 2 mẫu độc lập không có phân phối
chuẩn
Ví dụ: So sánh nghề nghiệp giữa hai nhóm khách hàng: Có vay ngoài và không
có vay từ nguồn khác
KIỂM ĐỊNH TỶ LỆ
Dùng để xem kiểm định tỷ lệ của một biến nào đó lớn hơn hay nhỏ hơn một tỷ lệ
cụ thể nào đó trong tổng thể nghiên cứu
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ Ý NGHĨA CỦA HỆ SỐ HỒI QUY
Kiểm định giả thuyết:
H0: = 0
H1: ≠ 0
Nếu giá trị Sig > mức ý nghĩa = 0,05 thì bác bỏ H1chấp nhận H0
Nếu giá trị Sig < mức ý nghĩa = 0,05 thì bác bỏ H0chấp nhận H1
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH
Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình từ dữliệu nào cũng đều chứng minh sự phù hợp của mô hình Hầu như không có đườngthẳng hồi quy nào có thể phù hợp hoàn toàn với tập dữ liệu, vẫn luôn có sự lệch giữacác giá trị dự báo được cho ra bởi đường thẳng hồi quy Đối với mô hình hồi quyBinary Logistic thì có thể sử dụng chỉ tiêu – 2LL (viết tắt của – 2 Log Likelihood)
thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of error) nghĩa là càng nhỏ
càng thể hiện độ phù hợp càng cao Giá trị nhỏ nhất của – 2LL là 0 (tức là không cósai số) khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 185 Kết cấu đề tài
Bố cục của đề tài được chia làm 3 phần:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nôi dung và kết quả nghiên cứu; gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánhhuyện Hướng Hóa – Quảng Trị
Chương 3: Định hướng, giải pháp thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện
Hướng Hóa – Quảng Trị
Phần 3: Kết luận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế
hàng hóa Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng đã làm thay đổi đáng kể nềnkinh tế đất nước Trong bối cảnh kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại đóng vaitrò quan trọng trong lĩnh vực tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, là
định chế tài chính không thể thiếu được
Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy địnhkhác của pháp luật (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của NHTM)
1.1.1.2 Khái niệm cho vay cá nhân
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giaocho khách hàng một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi (Theo khoản 16 điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 ngày16/06/2010)
Như vậy, có thể hiểu: Cho vay cá nhân là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vàomục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.2 Đặc điểm cho vay cá nhân trong NHTM
Đối tượng cho vay là cá nhân, hộ gia đình
Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng nhiều nhưng mang lại lợi nhuận cao: So với
tín dụng doanh nghiệp, giá trị của các khoản tín dụng cá nhân không lớn Đó là do giátrị hàng hóa, dịch vụ hay vốn cho các đầu tư mang tính chất nhỏ lẻ (hộ kinh doanh)không cao Mặc dù quy mô các khoản tín dụng này của ngân hàng là nhỏ nhưng tổngquy mô lại khá lớn, lãi suất cho vay luôn cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp
nên thông thường lợi nhuận mang lại từ hoạt động này khá cao
Có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng: Quy mô của
mỗi khoản tín dụng thường nhỏ thậm chí đối với các khoản tín dụng tín chấp thì lạinhỏ không đáng kể nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn Hơn nữa, việc cập nhật
về các thông tin cá nhân lại khó có thể thực hiện một cách đầy đủ và chính xác Ngânhàng phải xủ lý rất nhiều bước trong suốt quá trình cấp tín dụng từ lúc tiếp cận kháchhàng, tiếp nhân hồ sơ, thẩm định các nội dung chính sách liên quan của Ngân hàng vềkhách hàng, giải ngân khoản tín dụng cho đến lúc trả dứt khoản tín dụng này
Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao vàkhông đầy đủ: Do thói quen thanh toán và nhận bằng tiền mặt trong các giao dịch cá
nhân vẫn còn khá phổ biến nên việc KHCN kê khai ít hơn hoặc nhiều hơn so với thực
tế hay việc giả mạo, kê khai khống các nguồn thu nhập trong hồ sơ vay vốn là mộtthực trạng khá phổ biến tại các ngân hàng thương mại
Nhu cầu vay của KHCN thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nhu cầu nàytăng lên trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh và giảm khi chu kỳ kinh tế suy thoái
Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào
quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này
Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ KHCN thường đơn giản hơn so với
Trang 211.1.3 Phân loại cho vay cá nhân trong NHTM
Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây
dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình
Cho vay phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí
mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch, … của cá nhân,
hộ gia đình
Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trongg đó khách hàng cá nhân đi vay
trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng một số tiền bằng nhau nhất định trong suốt thời hạn
vay Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, người đi vay ítquan tâm đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng của khoản vay, số tiền và
kỳ hạn của khoản vay sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng
Cho vay thông thường: là khoản vay mà hàng tháng khách hàng cá nhân đi vay
phải trả cho ngân hàng một khoản vốn gốc và tiền lãi vay, trong đó tiền lãi vay được tínhtheo số dư thực tế Đây là hình thức cho vay chủ yếu hiện nay của các NHTM
Cho vay tuần hoàn: là khoản cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng cánhân đi vay sử dụng các loại thẻ tín dụng, các loại thẻ ATM, thấu chi dựa trên tài
khoản vãng lai Theo phương thức này thì ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạnmức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian này kháchhàng có quyền vay và trả nợ nhiều lần
Căn cứ vào thời hạn khoản vay
Theo tiêu chí này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các khoản
vay như là thời gian giải ngân, thời hạn thu nợ,… Qua đó các ngân hàng có thể quản lý
tốt khả năng thanh khoản của mình
Ngắn hạn: các khoản vay cá nhân có thời gian vay từ tháng 12 trở xuống, chủ
yếu nhằm vào mục đích tài trợ cho các tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22của cá nhân, hộ gia đình Ngân hàng có thể áp dụng cho vay món hay hạn mức, cóhoặc không có tài sản bảo đảm,…
Trung và dài hạn: Các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được xếp vào
khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở lên là các khoản cho vay dài hạn Các khoản vay
này thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cá nhân của các NHTM,
chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay mang lại
Căn cứ theo hình thức đảm bảo
Cho vay có tài sản bảo đảm: nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân được
cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người đi vay hoặc bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Cho vay không có tài sản bảo đảm: ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách
hàng hoặc được bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba và các nhân tố liên quan khác đểcấp quyết định vay
Căn cứ vào nguồn góc của khoản nợ
Cho vay trực tiếp: KHCN và ngân hàng trực tiếp đàn phán, ký kết hợp đồng
tín dụng để nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các doanh nghiệp mà
họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ Hình thức này ngân hàng trực tiếp thẩm định khách hàng
và chịu mọi tổn thất khi có rủi ro xảy ra
Cho vay gián tiếp : Ngân hàng cho KHCN vay thông qua các tổ chức trung gian
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong NHTM
Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếpcũng đều được hưởng lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Hoạt động cho vay
đối với khách hàng cá nhân cũng không ngoại lệ khi có những vai trò sau đây:
Đối với nền kinh tế xã hội
Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế.
Cho vay khách hàng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để người dân trang trải các chiphí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với
chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để có thể đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh
tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập
Góp phần tạo sự ổn định vầ mặt xã hội.
Là một phần của cho vay nói chung, cho vay khách hàng cá nhân cũng có vai tròtích cực đối với xã hội Cho vay khách hàng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồnvốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả,
từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao
Đối với ngân hàng
Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển cho vay đối với khách
hàng cá nhân sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp.Thông qua cho vay khách hàng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còngiúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo SPDV ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiếtkiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ,dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói SPDV tài chính cá nhân đồng bộthỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nên nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh
tranh đối thủ, do đó góp phần nâng cao tương hiệu cho ngân hàng
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn,
vì lí do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất l0ớn đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng
Đối với khách hàng cá nhân
Ở một chừng mực nào đó, cho vay đối với KHCN giúp cho khách hàng linh
hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vì phải tíchlũy vốn ở hiện tại thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phốihợp giữa thỏa mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồitích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng.
Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hàng hóathiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay chi tiêu cấp bách như ốm đau, bệnhtật, ma chay, cưới hỏi… Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc hoặc phải tìm đếnnhững khoản vay nóng ngoài ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưỡng thì khách hàng
có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý
Ngoài ra, cho vay đối với KHCN còn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành Với điều kiện cấp tín dụng đơngiản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng KHCN phù hợp với hình thứckinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tượng này
1.1.5 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với hình thức cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thường có nhu
cầu vay món lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, có tính ổn
định cao Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tích phải
hết sức nghiêm ngặt do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn Bất kỳ một sự sai sótnào trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kết quả hoạt động của ngânhàng cho vay Vì vậy đối với nhóm khách hàng này các NHTM cần tạo dựng các mốiquan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục
Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các
khoản vay nhỏ lẻ, tính không thường xuyên và không ổn định của khoản vay Cáckhoản vay này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời cácnhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới Cho vay đối với nhóm
khách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay được
nhiều món vay đối với nhiều khách hàng Các đối tượng thường được các NHTM xếp
vào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật Do với tư cách làpháp nhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng xin vay trước pháp luật với tưcách là cá nhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân
không có tư cách là pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp
giữa ngân hàng cho vay với người đến xin vay Còn cho vay đối với các tổ chức thì
người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có
tư cách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân
1.2 Các mô hình nghiên cứu về quyết định vay vốn của KHCN tại NHTM
1.2.1 Một số mô hình đi trước bàn về các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu 1.2.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
“ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của khách
hàng Hi Lạp”, Nghiên cứu của Frangos, Konstantinos, Ioannis, Giannis, and Valvi
(2012) Thông qua cơ sở lý thuyết các tác giả đề xuất 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định vay vốn của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng: (H1) Các yếu tố nhân khẩu học
(tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tiền lương), (H2) Chất lượng dịch vụ ( dịch vụkhách hàng, thiết kế ngân hàng), (H3) Chính sách cho vay của ngân hàng ( điều kiệnvay chung, lãi suất, chính sách bảo hiểm/ bảo lãnh và chính sách trả góp), (H4) Sự hàilòng của khách hàng Tác giả đã tiến hành thực hiện phân tích nhân tố xác nhận vàphân tích hồi quy logistic như các công cụ thống kê chính để xác định các yếu tố ảnh
hưởng của nhu cầu vay ngân hàng Kết quả cho thấy các yếu tố lãi suất cho vay, yếu tố
chất lượng dịch vụ và các yếu tố xã hội là ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của kháchhàng Hi Lạp
“ Phân tích thực trạng các yếu tố quyết định đến lựa chọn ngân hàng của khách
hàng cá nhân tại Pakitan” của Phó giáo sư Hafeez ur rehman và tiến sĩ saima ahmed.
Nghiên cứu đã đề cập đến 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách
hàng đó là: (1) Sự thuận tiện, (2) Lãi suất, (3) môi trường nội bộ ngân hàng, (4) Hìnhảnh ngân hàng Trong đó yếu tố hình ảnh bên trong ngân hàng và danh tiếng bên ngoài
của khách hàng có sự ảnh hưởng lớn nhất Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có sự khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26và ngân hàng tư nhân Sự ảnh hưởng lớn nhất với nhân tố môi trường nội bộ ngân
hàng và hình ảnh bên ngoài,… Đối với ngân hàng tư nhân, dịch vụ khách hàng, sựhiểu biết của khách hàng về tình hình lợi nhuận của ngân hàng được xem là các yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng
tại thành phố Addis Ababa của khách hàng ” của Goiteom Woldemariam Tác giả đã
đưa ra được 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại ngân hàng là: (1) Sự thuận
tiện/an ninh, (2) Khả năng cung cấp dịch vụ, (3) Ảnh hưởng từ nhân viên , (4) Hình
ảnh ngân hàng, (5) Chiến lược truyền thông, (6) uy tín của ngân hàng, (7) Lợi ích tài
chính/ công nghệ Trong đó, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định vay vốntại ngân hàng của khách hàng cá nhân là sự thuận tiện/ sự an toàn và khả năng cungcấp dịch vụ
1.2.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước
“Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vay vốn của người chăm” của TS Bùi Văn
Trịnh – Trường Đại học Cần Thơ Trong nghiên cứu này tác giả cũng đã sử dụng môhình Binary Logistic với 5 biến độc lập là (H1) trình độ, (H2) số thành viên trong gia
đình, (H3) diện tích đất, (H4) nghề nghiệp và (H5) loại hộ Sau quá trình nghiên cứu,
kết quả cho thấy chỉ có nhân tố số thành viên trong gia đình là tác động ngược chiều
đến quyết định vay vốn, 4 nhân tố còn lại đều tác động thuận chiều Trong đó, nhân tố
nghề nghiệp có tác động mạnh nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng
“ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng
cá nhân đối với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh
Đà Nẵng”, Nguyễn Thế Doanh – Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của việc vay vốn của khách
hàng cá nhân, các nhân tố dẫn đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng cá
nhân đối với VPBank chi nhánh Đà Nẵng Tác giả đã thiết lập quy trình nghiên cứu
gồm hai bước cơ bản là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xây dụngtiến trình thực hiện đề tài Dựa vào cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước đây về cácnhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, tác giả đã đề xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài gồm 5 nhân tố đó là: (H1) Chính sách tíndụng, (H2) Giá của Ngân hàng, (H3) Chất lượng dịch vụ của Ngân Hàng, (H4) Hình
ảnh và danh tiếng của Ngân hàng, (H5) Chính sách truyền thông tiếp thị và khuyến
mãi của Ngân hàng Sau quá trình nghiên cứu định lượng, kết quả cho thấy 5 nhân tố
này đều tác động tỷ lệ thuận với quyết định vay vốn Từ kết quả đó tác giả đưa ra một
số đề xuất hàm ý chính sách để tác động tích cực đến việc đưa ra lựa chọn vay tại
VPBank chi nhánh Đà Nẵng đối với khách cá nhân
“ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng
cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn Thừa Thiên Huế” Hồ Đoàn Hiếu Long – Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh
tế Huế Luận văn đã trình bày một số nội dung lý thuyết về hoạt động tín dụng củaNHTM, các vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay cá nhân của NHTM; luận văn cũng
đánh giá được thực trạng cho vay cá nhân tại chi nhánh BIDV Huế, tác giả đã sử dụngphương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng cho đề tài nghiên
cứu của mình; mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm có 7 nhân tố tác động đếnquyết định vay vốn của khách hàng cá nhân bao gồm: (H1) Hình ảnh và danh tiếng củangân hàng BIDV, (H2) Chiến lược truyền thông của ngân hàng BIDV, (H3) Chất
lượng dịch vụ của ngân hàng BIDV, (H4) Chính sách tín dụng BIDV, (H5) Giá cả của
ngân hàng BIDV, (H6) Sự ảnh hưởng của các mối quan hệ, (H7) Giá cả của ngân hàngkhác Sau khi phân tích các nhân tố tác động tác giả đã đưa ra được các định hướng vàgiải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa ThiênHuế như hoàn thiện chính sách cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân,nâng cao trình độ của các cán bộ quan hệ khách hàng,…
1.2.2 Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank Hướng Hóa.
Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo các tài liệu đi trước kết hợp với nhận thức, hiểubiết có được cộng với quá trình thực tập tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại ngân hàng
Agribank Hướng Hóa, tôi đã đề xuất được các biến như sau có khả năng sẽ ảnh hưởng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28chính là các biến nhân tố trong mô hình nghiên cứu của tôi, được trình bày thông qua cáccâu hỏi khảo sát trong bảng hỏi điều tra để người được hỏi đánh giá như sau:
Bảng 1.1: Đề xuất các biến quan sát có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
35 đến 45 tuổi
46 đến 55 tuổiTrên 55 tuổi
2 Trình độ học vấn Dưới THCS
Trung học phổ thônTrung cấp, cao đẳngĐại học, trên đại học
3 Nghề nghiệp Sản xuất kinhh doanh, dịch vụ
6 Thu nhập Dưới 5 tr/tháng
Từ 5 đến 10 tr/thángTrên 10 đến 20 tr/thángTrên 20 tr/tháng
7 Vay từ nguồn khác Có vay từ nguồn khác
Không có vay từ nguồn khác
8 Lãi suất Có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Không có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
9 Chất lượng, uy tín ngân hàng Có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Không có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
10 Thủ tục vay vốn Có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Không có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
11 Cơ hội kinh doanh Có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Không có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết tổng quan về tín dụng
cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng Bên cạnh
đó, Chương 1 cũng đã trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu về quyết định vay
vốn của khách hàng của nhiều tác giả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HUYỆN HƯỚNG HÓA
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hướng Hóa
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Agribank Hướng Hóa
Ngày 19/08/1998 căn cứ quyết định số 340/QĐ-NHNo-02 của Tổng giám đốc
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ký quyết định thành lậpAgribank Chi nhánh huyện Hướng Hóa Agribankk Chi nhánh huyện Hướng Hóa trựcthuộc Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị Trước đây, Agribank Chi nhánh huyện
Hướng Hóa có 01 phòng giao dịch tại Lao Bảo nhưng sau này phòng giao dịch tại Lao
Bảo tách ra (thành Agribank Chi nhánh Lao Bảo) nên Agribank – Chi nhánh huyện
Hướng Hóa chỉ có 01 trung tâm Agribank chi nhánh huyện Hướng hóa là chi nhánh
trực thuộc loại II trực thuộc Agribank tỉnh Quảng Trị, quản lý cụm địa bàn chính làHuyện Hướng Hóa (gồm 18 xã và 01 thị trấn)
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam chinhánh huyện Hướng Hóa ( Agribank - chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Địa chỉ: 68 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: +84.2333 880 311 – Fax: +84.2333 880 112
Website:http://www.agribank.com.vn
Từ khi thành lập cho đến nay Agribank Chi nhánh huyện Hướng Hóa luôn bám sátcác chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, các chế độ thể lệ củangành và chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên giao, không ngừng phát triển về mọi mặt, đáp ứng
đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vực huyện Hướng Hóa
Agribank Hướng Hóa thực hiện kinh doanh sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31- Nhận các loại tiền gửi như: tiết kiệm, kỳ phiếu VND, USD và các loại ngoại tệkhác của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất sinh hoạt, hấp dẫn.Tiền gửi được bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và các ngoai tệ khác đối với cácngành, các thành phần kinh tế Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hướng dẫn, tư vấn chokhách hàng hoàn thành thủ tục nhanh chóng nhất Thực hiện bảo lãnh ngân hàng: bảolãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh ứng trước,…
- Dịch vụ rút tiền tự động ATM, thẻ Visa
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức chi phí thấp,…
Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Agribank Hướng Hóa:
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
- Được phép vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại ViệtNam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc Ngân hàng NôngNghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho phép bằng văn bản
+ Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh,dịch vụ cho vay tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
+ Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toánquốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụkhác về ngoại hối
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
- Thực hiện các dịch vụ: Thu - chi hộ và thu - phát tiền mặt cho khách hàng;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32- Thu, phát tiền mặt;
- Máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ;
- Tư vấn pháp luật tín dụng, kế toán tài chính;
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa
( Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Giám đốc: Là người đứng đầu Chi nhánh, có quyền cao nhất và chịu trách
nhiệm cuối cùng trong toàn hệ thống của chi nhánh Là người chỉ đạo trực tiếp cónhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Ngân hàng , chỉ
đạo thực hiện các kế hoạch do Agribank tỉnh giao, đồng thời trực tiếp điều hành các
phòng: phòng kinh doanh (hay còn gọi phòng tín dụng), phòng kế toán – ngân quỹ vàphòng hành chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền trực tiếp phụ
trách kinh doanh, chỉ đạo nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra các bộ phận được phân công, nắm tìnhhình thực tế, đề xuất các biện pháp chỉ đạo toàn diện và chịu trách nhiệm về nội dung hoạt
đông Một phó giám đốc phụ trách về hoạt động kế toán ngân quỹ, hành chính, tài chính của
Chi nhánh: Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán ngân quỹ và phòng hành chính, một phó giám đốcphụ trách hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh
Các phòng ban: Triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ cho vay, thực hiện hoạt
động tín dụng đối với khách hàng, tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ
giữa khách hàng với ngân hàng, trực tiếp giải ngân và thu lãi tiền vay cho khách hàng
2.1.2.2 Tình hình nguồn nhân lực Agribank Hướng Hóa (2015 – 2017)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại ngân hàng Agribank Hướng Hóa
Số lượng % Số lượng % Số lượng % ± % ± %Tổng 32 100 34 100 38 100 2 6,25 4 11,7
1 Phân theo giới tínhNam 18 56,2 19 55,9 21 55,27 1 5,55 2 10,5
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Xét theo giới tính: Năm 2015, Agribank Hướng Hóa có tổng số nhân viên là 32
người, trong đó có 18 nhân viên là nam và 14 nhân viên là nữ, chiếm tỷ lệ lần lượttương ứng là 56,2%và 43,8% Năm 2016, tổng số cán bộ nhân viên của AgribankHướng Hóa tăng lên 2 người, trong đó lao động nam là 19 người chiếm tỷ trọng
55,9%, số lao động nữ là 15 người, chiếm tỷ trọng 44,1% Qua năm 2017, tổng số lao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34nữ chiếm tỷ trọng lần lượt 55,27% và 44,73% Nhìn chung, tỷ lệ nhân viên lao động
nam đa số vượt trội hơn so với tỷ lệ nữ Điều này do tính chất công việc, như đối với
bộ phận kinh doanh thì hầu như toàn bộ nhân viên đều là nam, đây là bộ phận thường
xuyên đi làm việc ở ngoài để tiếp thị khách hàng nên đồi hỏi nhân viên phải năngđộng, có sức khỏe tốt, có khả năng chịu áp lực công việc, và những tiêu chí này thì
nhân viên nam đáp ứng tốt hơn nhân viên nữ
Xét theo trình độ: Đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng là đại học và sau đại học
ngày càng được nâng cao Năm 2015, tổng số lao động của chi nhánh là 32 người thì
có đến 27 lao động là trình độ đại học trở lên Năm 2016, tổng số lao động của chinhánh là 34 người thì có đến 29 lao động là trình độ đại học trở lên Chỉ qua 2 năm,
con số này đã cải thiện rõ rệt Số lao động năm 2017 là 38 người trong đó có đến 32
lao động chiếm 84,21 có trình độ đại học và sau đại học Đây chính là điểm thuận lợi
của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Nhằm đáp ứng những sự biến động của thị
trường tài chính đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhucầu thị trường
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Agribank Hướng Hóa
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Hướng Hóa
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt độngcủa các ngân hàng Quy mô huy động vốn càng lớn thì khả năng hoạt động càng lớn.Chính vì vậy, Agribank Hướng Hóa luôn chú trọng công tác huy động vốn, coi đây lànhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinhdoanh của chi nhánh Bằng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh đã biết tận dụng vàkhai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế với các giảipháp tích cực, sáng tạo như đa dạng hóa các hình thức huy động, chính sách lãi suấtlinh hoạt, chiến lược quảng bá phù hợp và tổ chức khoán huy động đến từng cán bộ,…Bằng nhiều biện pháp đã triển khai, nguồn vốn huy động tại Agribank Hướng Hóa qua
3 năm 2015 – 2017 được trình bày ở bảng sau
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank Hướng Hóa
Tổng huy động vốn 395.995 435.752 495.184 39.757 10,04 59.432 13,64-Tiền gửi dân cư 345.562 395.755 441.595 50.193 14,5 45.84 11,58-Tiền gửi tổ chức 50.433 39.997 53.589 -10.436 -20,7 13.592 33,98
Tỷ trọng tiền gửi dân cư 87,2 90,8 89,2 3,6 4,13 -1,6 -1,76
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Qua bảng 2.2 nhận thấy tổng nguồn huy động vốn qua ba năm có xu hướng tăng
rõ rệt, cụ thể năm 2016 tổng nguồn vốn huy động là 435.752 triệu đồng tăng 39.757triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 10,04% Năm 2017 tổng nguồn vốn huy
động là495.184 triệuđồng tăng 59.432 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng 13,64%
Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn phần lớn là nguồn huy động từ dân cư vànguồn này tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm như sau: năm 2016 đạt 395.755 triệu
đồng tăng 50.193 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 14,5% so với năm 2015.Năm 2017 đạt 441.595 triệu đồng tăng 45.84 triệu đồng so với năm 2016, tương ứngtăng 11,58%
Đối với tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế cũng có sự chênh lệch giữacác năm Trong năm 2016, cụ thể tiền gửi huy động tổ chức kinh tế đạt 39.997 triệuđồng, giảm 10.436 triệu đồng, tương ứng giảm 20,7% so với năm 2015 Tuy nhiên,đến năm 2017 con số này đã tăng trưởng rất tốt, cụ thể tiền gửi huy động trong nămlên đến 53.589 triệu đồng, tăng 13.592 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng là 33,98%
Tóm lại, công tác huy động vốn đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơcấu nguồn vốn khá ổn định, có sự tăng trưởng vững chắc giúp cho Agribank HướngHóa tự lực được nguồn vốn và thuận lợi trong kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 362.1.3.2 Tình hình tính d ụng của chi nhánh Agribank Hướng Hóa
Để hoạt động vay vốn ở ngân hàng được tiến hành một cách hiệu quả nhất thìcác ngân hàng thường phân loại tình hình tín dụng theo nhóm thời hạn tín dụng và
nhóm chất lượng tín dụng Ngân hàng Agribank Hướng Hóa cũng không ngoại lệ, tìnhhình tín dụng qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Dư nợ tín dụng theo thời hạn tăng liên tục qua các năm Cụ thể vào năm 2015,
dư nợ tăng 64.012 triệu đồng so với năm 2015, tương đương 22,54% Đến năm 2017
con số đạt 420.536 triệu đồng, so với năm 2016 đã tăng lên 62.572 triệu đồng, tương
đương 17,48% Lý giải cho sự tăng mạnh này, là do những năm gần đây, Agribank đã
có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng hơn, cả về thời hạn vay, hạn mức vay,lãi suất vay Bên cạnh đó, Agribank Hướng Hóa đã triển khai nhiều chương trình cho
vay ưu đãi để thu hút người dân cho việc kinh doanh, sửa chữa nhà ở, mua ô tô, đi xuất
khẩu, du học,…nên kích thích nhu cầu khách hàng vay nhiều hơn.Từ năm 2015 –
2017, nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn có sự vượt trội hơn so với cho vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37ngắn hạn Hướng Hóa là một huyện vùng núi, điều kiện phát triển chưa cao, thu nhậpbình quân đầu người còn thấp,… nên ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng kéodài thời gian thời gian trả nợ để đảm bảo khoản vay của khách hàng được trả đúnghạn, giúp cho khách hàng vừa trang trải cuộc sống, vừa thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Về chất lượng tín dụng, mặc dù dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm songchất lượng tín dụng luôn được đảm bảo Nợ xấu qua 3 năm 2015-2017 luôn duy trì
dưới mức 2% và giảm dần qua các năm, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu khống chế ở mức 0,2%
trên tổng dư nợ
2.1.3.3 K ết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Hướng Hóa
Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa qua 3 năm2015-2017 được trình bày ở bảng sau
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện
Hướng Hóa giai đoạn 2015 - 2017
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Hướng Hóa)
Chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Hướng hóa
qua 3 năm đều có lãi, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống và
thu nhập của người lao động không ngừng được nâng cao Trong năm 2016, tổng thunhập của ngân hàng đạt 77.562 triệu đồng, so với năm 2015 thì con số này là 72.753
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38triệu đồng, tăng 6,61% Đến năm 2017 con số đạt 80.752 triệu đồng, so với năm 2016
đã tăng lên 3.190 triệu đồng, tương đương 4,11% Nhưng ngược lại, chi phí của ngânhàng trong năm 2017 lại giảm 1,11% (tương đương 750 triệu đồng ) so với năm 2016
Sự tỉ lệ nghịch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng đã thể hiện sự phát triển liêntục trong quá trình hoạt động của ngân hàng, cũng như quá trình điều hành quản lýthực hiện các công việc một cách hợp lý, khoa học của Ban lãnh đạo ngân hàng Từ
đó, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng đạt được trong năm 2016 tăng 1600 triệu đồng,tương đương 19,45% so với năm 2015 Trong năm 2017, lợi nhuận của ngân hàng lênđến 13.767 triệu đồng tăng đến 40,09% so với năm 2016 Tuy nhiên, bên cạnh đó nhìnvào cơ cấu nguồn thu của Agribank Hướng Hóa ta thấy rằng phần lớn nguồn thu chủ
yếu là từ hoạt động tín dụng chiếm gần 90% trên tổng thu, thu từ hoạt động dịch vụchiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ từ 4-6% nhưng có xu hướng tăng dần, năm sau tăng hơn
năm trước Thu từ hoạt động tín dụng những năm qua đã gánh vác phần lớn trọng
trách tạo thu nhập cho Agribank Chi nhánh huyện Hướng Hóa song tiềm ẩn nhiều rủi
ro tín dụng, dễ gây nên những tổn thất về tài chính; Mặt khác, xu hướng chung của cácngân hàng hiện nay cần một tỷ trọng lớn về dịch vụ trong cơ cấu thu nhập Do đó, đòihỏi Chi nhánh phải có những thay đổi trong chính sách thu hút khách hàng sử dụngdịch vụ như đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường tiếp thị, quảng bá,…Có
như vậy mới thay đổi tỷ lệ thu dịch vụ, góp phần ổn định tài chính, bắt kịp xu hướng
phát triển của các ngân hàng hiện nay
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank Hướng Hóa
2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Để việc phân tích được thấu đáo hơn, bài viết sử dụng phân tích mô tả bằng
bảng số liệu kết hợp với các đồ thị nhằm tóm tắt mô tả đặc trưng của cá nhân trongmẫu khảo sát qua đó kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của cánhân; biết được sự khác biệt giữa vay ngân hàng và không vay ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Bảng 2.5: Mô tả mẫu nghiên cứu
Có đi vay ngân hàng 165 51.6
(Nguồn: Tổng hợp từ SPSS)
- Về độ tuổi
Mẫu khảo sát gồm 320 cá nhân trên tổng số dân của huyện Hướng Hóa năm
2018 từ độ tuổi 22 trở lên Đây là độ tuổi có thu nhập, có nhu cầu nhiều tiền cho việcchi tiêu cũng như tiết kiệm cho tương lai
Từ bảng trên cho thấy, phần lớn người trả lời phiếu điều tra thuộc nhóm tuổi từ 22
đến 34 tuổi chiếm 38.1% và nhóm tuổi từ 35 đến 45 tuổi chiếm 31.9% Hai nhóm đốitượng này có nhu cầu cao và thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng Còn độ tuổi ngoàilao động thuộc nhóm tuổi trên 55 tuổi chiếm 10.6% Mặc dù đây là những đối tượng có
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40- Trình độ học vấn
Thực tế cho thấy trên địa bàn huyện Hướng Hóa, trình độ học vấn của ngườidân ngày khá cao Phần lớn người tham gia khảo sát có trình độ học vấn từ Trung họcphổ thông trở lên chiếm 91.9%, trong đó Đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất cao 44.4%
Đối tượng khảo sát hướng đến hai lĩnh vực nghề nghiệp chính là sản xuất kinh
doanh dich vụ và ngành nghề khác (trong đó gồm công nhân, cán bộ công nhân viênchức,…) Phần lớn những người trả lời phiếu điều tra thuộc ngành nghề khác chiếm53.1% ứng với 170 người, còn những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh dịch vụ ít hơn chiếm 46.9% ứng với 150 người
- Tình trạng hôn nhân
Theo mẫu điều tra, số người độc thân chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 15.3% với 49 người,
số người đã kết hôn nhưng chưa có con chiếm 20.6% với 66 người và số người kết hôn
và đã có con chiếm tỷ lệ lớn nhất 64.1% với 205 người
- Diện tích đất ở
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, diện tích đất ở dưới 50 m2chiếm 17.5% Đa số
người dân huyện Hướng Hóa có diện tích trên 50 đến 100 m2chiếm 40.0% Và trên
100 đến 200 m2 cũng chiếm tỷ lệ khá cao 24.4% Diện tích trên 200 đến 300 m2chiếm10.6% và trên 300 m2chỉ chiếm 7.5% Điều này cho thấy rằng người dân huyện HướngHóa có diện tích khá rộng rãi
- Thu nhập hàng tháng
Số người trả lời có mức thu nhập phổ biến nằm khoảng từ 5 đến 10 triệu đồngtrên mỗi tháng chiếm 50.9% với 163 người Đó là mức thu nhập khá hiện nay của đa
số người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa Tiếp theo, mức thu nhập dưới 5 triệu
đồng trên mỗi tháng chiếm 33.8% Số người có thu nhập cao trên 10 triệu đồng/ tháng
chiếm 15.4%
Trong 320 mẫu khảo sát thì số người có đi vay ngân hàng là 165 người (chiếm51.6%) và số người không đi vay ngân hàng là 155 người (chiếm 48.4%) Hai tỷ lệ này
có mức chênh lệch rất nhỏ và thể hiện tính khách quan cho mẫu điều tra của nhóm
Trường Đại học Kinh tế Huế