1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

198 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 4,98 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín ngưỡng nói chung và nghi lễ thờ cúng của người Ê đê ở Buôn Ma Thuột nói riêng nhằm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

MAI TRỌNG AN VINH

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA

NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - Năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

MAI TRỌNG AN VINH

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA

NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT

Trang 3

hoàn toàn là trung thực Những tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trang 4

cho nghiên cứu sinh những kiến thức khoa học rất bổ ích Đặc biệt, nghiên cứu sinh luôn tri ân thầy PGS.TS Lê Văn Đoán và thầy PGS.TS Trần Đăng Sinh là hai người hướng dẫn khoa học rất tận tâm, luôn theo dõi, chỉ dạy và chỉnh sửa cho nghiên cứu sinh từ lúc xây dựng Ďề cương cho Ďến khi hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2021

Tác giả luận án

NCS Mai Trọng An Vinh

Trang 5

TÀI 11 1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan Ďến triết lý và triết lý nhân sinh 11 1.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan Ďến nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê 24 1.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan Ďến triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê 35 1.4 Đánh giá chung và những vấn Ďề luận án cần tiếp tục giải quyết 43 Chương 2 TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 49 2.1 Một số khái niệm cơ bản 49 2.2 Các nhân tố tác Ďộng Ďến sự hình thành triết lý nhân sinh người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột 55 Chương 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI

LỄ THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT……… 75 3.1 Triết lý về con người trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột

………75

3.1.1 Triết lý về nguồn gốc con người 75 3.1.2 Triết lý về sự sống và cái chết trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột 77

3.2 Triết lý về cuộc sống của con người trong nghi lễ thờ cúng của người Ê Ďê ở Buôn Ma Thuột 93

3.2.1 Triết lý về mối quan hệ giữa con người với vũ trụ 93 3.2.2 Triết lý về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên 99 3.2.3 Triết lý về cuộc sống con người trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội

105

Trang 6

Chương 4 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ, KHẮC PHỤC HẠN CHẾ 121 4.1 Giá trị của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột 122

4.1.1 Luôn nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn 122 4.1.2 Có tính giáo dục sâu sắc……… ……….123

4.2 Một số hạn chế về triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột 128

4.2.1 Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột còn chứa đựng những yếu tố duy tâm, thần bí 128 4.2.2 Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột mang nặng tư tưởng quá phụ thuộc vào kinh nghiệm 130

4.3 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị và khắc phục hạn chế của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột hiện nay 131

4.3.1 Nâng cao dân trí, phát huy vai trò tích cực, chủ động của người Êđê

Error! Bookmark not defined

4.3.2 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng người Êđê Error!

Bookmark not defined

4.3.3 Tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Êđê nói chung và giá trị nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của tộc người này nói riêng

Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN 143 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……….……… …147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh Ďã từng khẳng Ďịnh rằng:

“Trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, dân tộc ÊĎê có một nền văn hóa dân gian thật phong phú, Ďa dạng, thấm Ďậm những giá trị nhân bản, tiêu biểu cho một trình Ďộ phát triển văn hóa các dân tộc ở Việt Nam” [111, tr 314] Thật vậy, nói Ďến tộc người tại chỗ ở Buôn Ma Thuột, Ďầu tiên phải nói Ďến người ÊĎê, họ cũng là tộc người có tỉ lệ dân số cao nhất trong nhóm các tộc người tại chỗ nơi Ďây Vị trí Ďịa

lý, Ďiều kiện tự nhiên và Ďiều kiện xã hội ở vùng Tây Nguyên nói chung, ở Buôn

Ma Thuột nói riêng Ďã tạo cho người ÊĎê có một nền văn hóa Ďặc sắc Nhưng bản sắc văn hóa không phải là “cái” bất biến mà là “cái” Ďược kiến tạo qua từng thời kỳ lịch sử Trong tiến trình cộng cư cùng phát triển, người ÊĎê Ďã tiếp xúc, giao lưu văn hóa với nhiều tộc người khác, vì thế Ďã tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người với nhau làm cho bản sắc văn hóa của người ÊĎê ngày càng biến Ďổi mạnh mẽ trong giai Ďoạn hiện nay Ngoài ra Ďời sống kinh tế, xã hội, chính trị,… ở Buôn Ma Thuột Ďã có sự biến Ďổi trong từng giai Ďoạn lịch sử Ďã kéo theo những sự biến Ďổi trong Ďời sống văn hóa của người ÊĎê, trong Ďó sự biến Ďổi của nghi lễ thờ

cúng là biểu hiện rõ nét nhất Vì thế từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Đảng ta Ďã Ďề ra quan Ďiểm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, Ďậm Ďà bản sắc dân tộc, thống nhất trong Ďa dạng của cộng Ďồng các dân tộc Việt Nam, với các Ďặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.” [46] Chúng tôi cho rằng, không thể hiểu bản sắc văn hóa của người ÊĎê nếu như không nghiên cứu về văn hóa dân gian của tộc người này “Không thể xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, nếu như không từ xuất phát Ďiểm là văn hóa dân gian” [111, tr 314] Trên tinh thần Ďó, những câu hỏi lớn Ďược Ďặt ra: Vậy, trong nền văn hóa dân gian hiện nay của người ÊĎê, nét văn hóa nào nên gìn giữ Ďể phát huy bản sắc? Và nét văn hóa nào nên thay Ďổi, thậm chí phải loại bỏ cho phù hợp hơn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 8

Ďang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai Ďoạn hiện nay? Và Ďặc biệt

là, trong số những nét văn hóa cổ truyền của người ÊĎê Ďang bị mai một, thậm chí

Ďã hoàn toàn mất Ďi trong giai Ďoạn hiện nay, nét văn hóa nào cần Ďược khôi phục lại Ďể lưu giữ? Và nét văn hóa nào không cần khôi phục lại vì không còn phù hợp trong tình hình mới hiện nay? Chúng tôi rất tán Ďồng với quan Ďiểm của nhà nghiên cứu Đỗ Lan Hiền, khi cho rằng: “Cần cân nhắc, xem xét kỹ Ďến ý nghĩa của từng lễ hội trong việc giáo dục, Ďịnh hướng Ďồng bào thay Ďổi tập tục, nghi lễ Không nhất thiết, cứ nghi lễ nào, tập tục nào tốn kém về thời gian, tiền bạc hoặc mang Ďậm màu sắc tâm linh, thì cần phải loại bỏ hết một cách máy móc” [54, tr 79]

Từ trước Ďến nay có rất nhiều nhà khoa học trong nước cũng như ngoài nước, của nhiều thế hệ khác nhau Ďã quan tâm nghiên cứu nền văn hóa dân gian ÊĎê ở nhiều góc Ďộ khác nhau Họ Ďã Ďể lại cho các thế hệ sau những tư liệu vô cùng giá trị ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên cho Ďến hiện nay, nghiên cứu nền văn hóa dân gian ÊĎê, Ďặc biệt là nghi lễ thờ cúng của tộc người này ở góc Ďộ triết học vẫn còn Ďược rất ít các nhà khoa học quan tâm Theo chúng tôi, muốn hiểu biết nhiều về nền văn hóa của một tộc người, Ďòi hỏi phải có sự nghiên cứu ở nhiều góc

Ďộ khoa học khác nhau là rất cần thiết Nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê là một trong những bộ phận chính cấu thành nên bản sắc văn hóa của tộc người này Nó là một thành tố quan trọng có tính nguyên hợp trong văn hóa dân gian, ẩn chứa bên trong

nó là những triết lý nhân sinh sâu sắc Trong quá trình nghiên cứu họ, chúng tôi nhận thấy rằng từ trước Ďến nay, góc Ďộ triết lý nhân sinh trong văn hóa dân gian ÊĎê vẫn còn nhiều khoảng trống khoa học Vì thế nghiên cứu góc Ďộ này trong nghi

lễ thờ cúng của người ÊĎê là Ďiều cần thiết nhằm góp phần khẳng Ďịnh sự tồn tại của tư tưởng triết học trong nền văn hóa dân gian của người ÊĎê nói chung và trong nghi lễ thờ cúng của tộc người này nói riêng Bởi theo chúng tôi, suy cho Ďến tận cùng thì giá trị cốt lõi của nghi lễ thờ cúng chính là triết lý nhân sinh ẩn chứa bên trong nó Ngoài ra nghiên cứu Ďể nhìn nhận một cách khách quan từ góc Ďộ khoa học nhằm tìm ra những giá trị cũng như một số hạn chế của triết lí nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột là việc cần thiết nhằm góp một

Trang 9

phần công sức nhỏ bé trong việc tạo ra một trong những cơ sở quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý văn hóa các tộc người tại chổ ở Tây Nguyên nói chung, ở Buôn

Ma Thuột nói riêng trong việc Ďề ra các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị trong bản sắc văn hóa của người ÊĎê trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Đó chính là những lý do thúc Ďẩy chúng

tôi quyết Ďịnh chọn Ďề tài: “Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê

ở Buôn Ma Thuột” Ďể thực hiện luận án tiến sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những nội dung và thực trạng của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột, luận án Ďề xuất một số giải pháp nhằm Ďịnh hướng phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong hoạt Ďộng tín ngưỡng nói chung và nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, Trình bày những vấn Ďề lý luận liên quan Ďến triết lý nhân sinh trong

nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột

Hai là, Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh trong nghi

lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột

Ba là, Phân tích những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong nghi lễ

thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột Từ Ďó Ďề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị, khắc phục hạn chế trong hoạt Ďộng tín ngưỡng nói chung và trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về không gian nghiên cứu

Trang 10

Địa bàn nghiên cứu của luận án là tất cả các buôn ÊĎê ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, mà trọng tâm là ba buôn: buôn Dhă Prong thuộc xã Cư Êbur, buôn Êa Nao A và buôn Kmrơng Prông B thuộc xã Ea Tu Vì so với tất cả các buôn còn lại thì ba buôn này thỏa mãn Ďược ba tiêu chí chọn Ďịa bàn nghiên cứu của chúng tôi là:

Một là, buôn Ďược thành lập từ lâu Ďời

Hai là, buôn chỉ có người ÊĎê tập trung cư trú là chủ yếu

Ba là, buôn còn lưu giữ Ďược nhiều nét bản sắc văn hóa của người ÊĎê

Cụ thể như sau:

 Buôn Êa Nao A thuộc xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột

Theo trưởng buôn Y Nguôn Kbuôr, buôn Êa Nao A chính thức thành lập từ năm 1920 Có vị trí Ďịa lý cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 6 km, trong buôn hiện có khoảng 159 hộ gia Ďình người ÊĎê và 58 hộ gia Ďình các tộc người khác Ďang sinh sống (mới nhập cư trong hai năm 2019 và 2020)1

Về cơ cấu nghề nghiệp, họ sinh kế chủ yếu bằng nghề nông, thu nhập bình quân của các hộ gia Ďình trong buôn ở mức trung bình2

Êa Nao A là một trong số ít những buôn ở Buôn

Ma Thuột hiện nay có người ÊĎê tập trung cư trú là chủ yếu, vì thế người dân nơi Ďây còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa Ďặc trưng của tộc người này, Ďiều Ďó thể hiện rất rõ nét trong sinh hoạt Ďời sống hàng ngày của họ, từ trang phục cho Ďến ẩm thực,… Và Ďặc biệt là trong những phong tục tập quán, hàng năm người ÊĎê nơi Ďây vẫn còn duy trì thực hành một số nghi lễ thờ cúng trong phạm vi buôn làng của

họ

 Buôn Dhă Prong thuộc xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột

Theo trưởng buôn H’Linh Ênuôl, buôn Dhă Prong chính thức thành lập từ năm

1919 Có vị trí Ďịa lý cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 6 km, trong buôn hiện có khoảng 633 hộ gia Ďình người ÊĎê và 148 hộ gia Ďình các tộc người khác Ďang sinh sống Về cơ cấu nghề nghiệp, họ chủ yếu sinh kế bằng nghề nông,

Trang 11

thu nhập bình quân của các hộ trong buôn ở mức trung bình Cùng với thôn Cao Thắng và thôn Ba thuộc xã Ea Kao, buôn Dhă Prông Ďược các nhà khảo cổ học, dân tộc học phát hiện là ba di chỉ cư trú cổ ở Buôn Ma Thuột, là Ďịa Ďiểm khảo cổ học tiền sử Điều Ďó cho thấy, tuy Ďược chính thức thành lập từ năm 1919, nhưng buôn Dhă Prông Ďã Ďược hình thành trước Ďó từ rất lâu Trong bối cảnh Ďô thị hóa Ďang diễn ngày càng mạnh mẽ ở Buôn Ma Thuột như hiện nay, nhưng buôn Dhă Prông là một trong số ít buôn làng người ÊĎê vẫn còn giữ Ďược nhiều nét văn hóa truyền thống của cư dân tại chổ Còn rất nhiều hộ gia Ďình nơi Ďây vẫn còn lưu giữ những ngôi nhà dài truyền thống với những vật dụng cổ của người ÊĎê như như cồng chiêng, ché rượu cần, ghế Kpan, trống H’gơr, Čing Kram, Čing Kok, Đing năm,…

Và Ďặc biệt, hàng năm họ vẫn còn duy trì thực hành một số nghi lễ thờ cúng truyền thống của người ÊĎê

 Buôn Kmrơng Prông B thuộc xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột

Theo trưởng buôn Y Wih Êban, buôn Ďược chính thức thành lập từ năm 1920

Có vị trí Ďịa lý cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 10 km, buôn hiện

có khoảng 247 hộ gia Ďình người Ê Ďê và 31 hộ gia Ďình các tộc người khác Ďang sinh sống Về cơ cấu nghề nghiệp, họ chủ yếu sinh kế bằng nghề nông, thu nhập bình quân của của các hộ gia Ďình trong buôn ở mức trung bình3 Từ ngày thành lập Ďến nay, cánh rừng nguyên sinh nơi Ďầu nguồn bến nước vẫn luôn Ďược mọi người trong buôn bảo vệ Họ quy ước với nhau rằng, ai chặt phá cây rừng Ďầu nguồn sẽ bị

xử phạt theo luật tục và tuân thủ rất nghiêm Đây là buôn hiếm hoi ở Buôn Ma Thuột còn duy trì Ďược rừng Ďầu nguồn và bến nước, nhờ rừng cổ thụ bao bọc quanh năm nên khả năng lưu giữ lượng mạch nước ngầm cho bến nước luôn mạnh, mát và trong veo Hiện nay, dù hầu hết trong các hộ gia Ďình ở buôn Kmrơng Prông

B Ďều có Ďào giếng riêng nhưng còn rất nhiều người ÊĎê vẫn giữ thói quen Ďến hứng nguồn nước mát ở bến nước về sử dụng Tuy hiện nay, do ảnh hưởng của sự tiếp xúc, tiếp biến văn hóa với các tộc người khác Ďang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong cộng Ďồng người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột, nhưng hầu hết các hộ gia Ďình nơi

3

Tư liệu Ďiền dã của nghiên cứu sinh tại thời Ďiểm tháng 10 năm 2020

Trang 12

Ďây vẫn còn duy trì, lưu giữ rất nhiều những nét văn hóa truyền thống trong Ďời sống hàng ngày Một số gia Ďình trong buôn vẫn còn giữ Ďược nghề dệt thổ cẩm, Ďan lát, nấu rượu cần,… Và những vật dụng truyền thống mang tính thiêng của người ÊĎê như: dàn cồng chiêng, ghế K’pan, trống H’gơr,… Trong số những ngôi nhà dài truyền thống ở nơi Ďây, có ngôi nhà Ďã hơn 100 tuổi, nhà của gia Ďình Ama

Y Vô là một Ďiển hình Đặc biệt hàng năm, người dân nơi Ďây vẫn còn duy trì một

số nghi lễ thờ cúng truyền thống của người ÊĎê

3.2.2 Về nội dung nghiên cứu

Với quan niệm vạn vật hữu linh, người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột có một hệ thống nghi lễ thờ cúng Ďồ sộ, nhưng trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những nghi lễ phản ánh rõ nét những triết lý nhân sinh của tộc người này Cụ

thể là những nghi lễ sau: Hứa cúng sức khỏe, trỉa hạt, Thổi tai, đặt tên, cúng trỉa

lúa, cúng tuốt lúa, rước hồn lúa, cúng xua đuổi thần ác, cúng xả xui cho người sản

phụ và bà đỡ, chôn người chết, bỏ mả, chia tay người chết, rước cây nêu, làm trống h’gơr, cúng chặt hạ cây, chọn đất làm rẫy và phát rẫy, cúng trận mưa đầu mùa, nghi lễ kết nghĩa, cúng rước ghế K’pan, hỏi và thách cưới, rước rể, cưới, cúng bến nước, cầu bếp, lên nhà mới, cầu bếp, rửa chân, rửa nhà và ăn cơm mới Trong mỗi

nghi lễ chúng tôi không triển khai mô tả chi tiết tất cả các lễ thức mà chỉ khái quát những lễ thức thể hiện Ďược rõ nét triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột Nhằm Ďạt Ďược sự tường minh, dễ hiểu và tránh sự rườm rà không cần thiết nên trong luận án này, tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể, trong nhiều trường hợp, chúng tôi sẽ sử dụng từ “nghi lễ” thay thế cho cụm từ “nghi lễ thờ cúng” với ý nghĩa tương Ďương nhau

3.2.3 Về thời gian nghiên cứu

Để nghiên cứu triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn

Ma Thuột, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những nghi lễ thờ cúng truyền thống của tộc người này từ năm 1986 trở về trước Đây là mốc thời gian quan trọng Ďối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng Vì từ năm 1986 trở về trước, những nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ sự du

Trang 13

nhập của các tôn giáo mới vào cộng Ďồng và tình hình kinh tế, xã hội nơi Ďây chưa

có những thay Ďổi sâu sắc, căn bản Và lẽ dĩ nhiên, khái niệm “người ÊĎê” trong luận án này dùng Ďể chỉ người ÊĎê truyền thống từ năm 1986 trở về trước

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, cụ thể là Chủ nghĩa duy vật biện chứng & Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: logic – lịch

sử, phân tích - tổng hợp và quan sát – tham dự, phỏng vấn sâu, Ďiều tra Ďiền dã và thảo luận nhóm Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Đối với nguồn tư liệu sơ cấp

Quan sát - tham dự, điều tra điền dã: Đây là hai phương pháp Ďược chúng tôi

sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu của mình Chúng tôi trực tiếp quan sát -

tham dự, điều tra điền dã hầu hết những nghi lễ của người ÊĎê tại Ďịa bàn nghiên

cứu Ďã nêu trong luận án nhằm thu hình, ghi âm và ghi chép lại trình tự các bước thực hành nghi lễ Qua Ďó, chúng tôi hệ thống Ďược trình tự các lễ thức, lễ vật, lễ phục, cách sắp Ďặt lễ vật, thái Ďộ, hành vi của người thụ lễ và những người tham dự, cách bố trí không gian thực hành nghi lễ… Địa bàn nghiên cứu cũng chính là nơi nghiên cứu sinh Ďược sinh ra, lớn lên và Ďang sinh sống nên rất thuận lợi trong việc

Trang 14

thực hiện hai phương pháp này Dữ liệu thu thập Ďược từ quá trình quan sát - tham

dự, điều tra điền dã giúp chúng tôi làm sáng tỏ hơn những thông tin có Ďược từ

những cuộc phỏng vấn sâu Tuy nhiên, chỉ Quan sát - tham dự, điều tra điền dã thì

không thể hiểu rõ hết Ďược những triết lý nhân sinh của những biểu tượng, những lễ thức, những bài khấn thần, những lễ vật,… Mặt khác, có những nghi lễ thờ cúng, người ÊĎê không muốn có sự hiện diện của những người nghiên cứu như chúng tôi

Vì sự có mặt của người ngoài làm cho họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí bối

rối Điểm bất lợi của phương pháp quan sát - tham dự là việc quan sát - tham dự

nghi lễ của người nghiên cứu hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian tổ chức nghi lễ của người ÊĎê, nên có một số trường hợp chúng tôi không thể tham dự Ďược dù rất cố gắng

Phỏng vấn sâu: Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện phỏng

vấn sâu những chuyên gia thực hành nghi lễ, là những người am hiểu về phong tục tập quán, Ďặc biệt là am hiểu các nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê Hoạt Ďộng này giúp chúng tôi có Ďược sự nhận diện một cách toàn diện hơn về nghi lễ thờ cúng, ví

dụ như việc xác Ďịnh tên gọi chính xác của những nghi lễ, trình tự các lễ thức trong thực hành nghi lễ, ý nghĩa của các lễ thức Ďó và Ďặc biệt là giải thích các biểu tượng

trong nghi lễ thờ cúng Những thông tin thu thập Ďược từ các cuộc phỏng vấn sâu sẽ

giúp chúng tôi có Ďược những dữ liệu cần thiết nhằm mang lại hiệu quả cao nhất có

thể cho quá trình quan sát – tham dự, điều tra điền dã Đối với từng nghi lễ cụ thể,

chúng tôi sẽ lập những kế hoạch phỏng vấn những Ďối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm tìm ra mẫu số chung nhất, chính xác nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công trình nghiên cứu của chúng tôi Cụ thể, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu những người thầy cúng, chủ gia Ďình, già làng, những người lớn tuổi,… là người ÊĎê Ďể thu thập những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho công trình nghiên cứu

Bên cạnh Ďó chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu những người làm công tác

quản lý văn hóa các tộc người tại chỗ ở Ďịa bàn Buôn Ma Thuột và Ďặc biệt là các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa người ÊĎê Từ kết quả nghiên cứu có Ďược thông qua việc thực hiện những phương pháp nêu trên, chúng tôi tiếp tục triển khai

Trang 15

phương pháp phân tích - tổng hợp và logic – lịch sử, nhằm Ďảm bảo tính hợp lý,

chính xác của tất cả những thông tin Ďã thu thập Ďược

Đối với nguồn tư liệu thứ cấp

Đây là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng Ďối với của chúng tôi, bởi lẽ phạm vi

về thời gian nghiên cứu của luận án từ năm 1986 trở về trước, trong khi nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong bối cảnh hiện nay Ďã biến Ďổi rất nhiều Nên chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu này nhằm hồi cố lại những nghi lễ thờ cúng truyền thống của người ÊĎê tại thời Ďiểm 1986 trở về trước dưới góc nhìn so sánh Ďối chiếu với nguồn tư liệu sơ cấp Để xử lý nguồn tư liệu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai

phương pháp phân tích - tổng hợp và logic – lịch sử

Khi có Ďược kết quả nghiên cứu từ hai nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi tiến

hành phương pháp Thảo luận nhóm:

Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tôi kiểm chứng lại tính hợp lý, chính xác của tất cả các kết quả mà chúng tôi có Ďược trong quá trình nghiên cứu Những nhóm Ďối tượng nghiên cứu dành cho phương pháp này phải thỏa mãn Ďược tiêu chí Ďa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính do chúng tôi Ďưa ra Thông qua

việc thảo luận nhóm, giúp chúng tôi có cái nhìn Ďa chiều, thậm chí là trái chiều từ

hoạt Ďộng trao Ďổi, phản biện thông tin giữa mỗi cá nhân trong nhóm Ďể tìm ra mẫu

số chung về một vấn Ďề cụ thể mà chúng Ďôi Ďặt ra Ďể cùng nhau thảo luận

5 Đóng góp của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê

ở Buôn Ma Thuột, luận án Ďã bổ sung và làm rõ những giá trị và hạn chế hiện thực của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê, từ Ďó Ďề xuất một số giải pháp nhằm Ďịnh hướng phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong hoạt Ďộng tín ngưỡng nói chung và nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột nói riêng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 16

Luận án góp phần làm rõ những triết lý nhân sinh ẩn chứa bên trong các nghi

lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước nhằm hoạch Ďịnh các chính sách về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn Ďề có liên quan Ďến văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột trong các trường Ďại học, cao Ďẳng và trong các cơ sở văn hóa ở Buôn Ma Thuột nói riêng và trên cả nước nói chung

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở Ďầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 12 tiết Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan Ďến Ďề tài

Chương 2: Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột: Một số vấn Ďề lý luận

Chương 3: Nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột

Chương 4: Giá trị, hạn chế của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột và giải pháp phát huy giá trị, khắc phục hạn chế

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý và triết lý nhân sinh

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý

Công trình Triết lý đã đi đến đâu? của Trần Đức Thảo ra mắt vào năm 1950

Mở Ďầu công trình, trong phần Căn bản thiết thực của triết lý Á và Âu, tác giả cho

rằng:

“Triết lý là ý niệm của nhân loại, tự giác Ďã Ďi ra khỏi cách sinh sống thời Ďại dã man, và nhờ văn minh nâng Ďời sống lên phương diện phổ biến: nghĩa là mỗi người có một nhân phẩm mà ai ai cũng phải công nhận không kể Ďến hoàn cảnh Ďặc biệt, nhưng chỉ vì một người là một người, có giá trị làm người” [120, tr 12]

Đối với ông:

“Socrate và Platon là tiêu biểu cho nền văn minh thành thị Hy Lạp, vì Ďã ráng sức ra khỏi phạm vi cảm giác tự nhiên và tìm cái chân lý của thực thể hữu hình trong một giới siêu nhiên, là giới Ý niệm Vật giới chỉ là một dòng biến chuyển vô lý và bất Ďịnh, vậy sự tồn tại chân thực chỉ có ở trong Ý niệm” [120, tr 25]

Tác giả khái quát tương Ďối Ďầy Ďủ về những góc Ďộ quan trọng của triết lý trong nền triết học của thế giới Đó là sự hình thành, phát triển của triết lý trong nền triết học phương Đông và phương Tây với những Ďặc thù riêng Trong phần Thời

đại trưởng giả trụy lạc, Mácxít phát triển, tác giả nhận Ďịnh rằng: “duy vật biện

chứng là phương diện biến chuyển thiết thực, thực hiện chân lý của duy tâm biện chứng.”

Công trình Triết lý văn hóa - khái luận của Nguyễn Đăng Thục ra mắt Ďọc giả vào năm 1959 [109] Mở Ďầu công trình là sự Ďề cập Ďến vấn Ďề Triết lý đi đến

đâu?, theo tác giả sở dĩ ông Ďề cập Ďến vấn Ďề này vì muốn trao Ďổi một số quan

Ďiểm về triết lý trong công trình Triết lý đã đi đến đâu? của tác giả Trần Đức Thảo

Ďã ra mắt trước Ďó, vào năm 1950 Tác giả cho rằng: “triết lý là chủ não của văn

Trang 18

hóa, mà văn hóa là tất cả tất cả phạm vi sinh hoạt của một xã hội, cho nên việc tìm xem triết lý Ďã Ďi Ďến Ďâu ấy là biết Ďược vận mệnh của nhân loại, văn minh sẽ thay

Ďổi như thế nào” [109, tr 5] Phần cuối công trình, tác giả Ďề cập Ďến vấn Ďề văn

nghệ Việt Nam với triết lý nghệ thuật phật giáo và cho rằng: “chúng ta ở Đông

phương Ďối với vũ trụ vốn Ďã không tự Ďặt mình Ďứng ra ngoài hoàn vũ Ďể thực hiện một tâm hồn Ďầy Ďủ cả trí, tình và ý, một ý thức vũ trụ Ďạo Chúng ta trước sau cố sống cái vũ trụ Ďầy Ďủ ấy, với tất cả nghị lực sáng suốt, vui tươi” [109, tr 215] Tác giả kết luận, “triết học Ďi tìm cái lý Chân, nghệ thuật Ďi tìm cái lý Mỹ, Ďạo Ďức Ďi tìm cái lý Thiện Chân – Thiện – Mỹ Xưa nay ở Đông cũng như ở Tây vẫn là mục tiêu lý tưởng của nhân loại khao khát trong cuộc sống Đấy là lý tưởng nhân bản

toàn diện” [109, tr 252]

Công trình Triết lý là gì? của Martin Heidegger do Phạm Công Thiện dịch,

Ďược ra mắt tại Sài Gòn vào năm 1969 [79] Nguyên tác tiếng Đức của công trình

này có nhan Ďề là Was ist das – die philosophie?, Ďược ra mắt năm 1956 tại Đức

Mở Ďầu công trình, tác giả cho rằng:

“Khi chúng ta Ďặt ra câu hỏi triết lý là gì? thì có nghĩa chúng ta Ďang nói

về triết lý với vị trí Ďứng bên ngoài triết lý Vì thế trong công trình này tác giả muốn tiếp cận triết lý với vị trí ở bên trong nhằm tìm ra bản chất của nó Đối với tác giả, triết lý chẳng những là một cái gì hữu lý mà còn

là chủ nhân thực thụ của lý trí” [83, tr 13]

Ông giải thích thêm:

“Triết lý là một sự việc thuộc về lý trí, nếu chúng ta Ďi vào trong ý nghĩa trọn vẹn của câu hỏi: “triết lý là gì?” thì lúc ấy chính câu hỏi của chúng

ta là một con Ďường Ďi tới một tương lai mang tính chất lịch sử Chúng ta

Ďã tìm ra Ďược một con Ďường vì chính câu hỏi là một con Ďường” [83,

tr 31]

Tác giả trích dẫn Ďịnh nghĩa về triết lý của Aristote rằng: “Triết lý là kiến thức suy lý về những nguyên lý và những nguyên do Ďầu tiên” [83, tr 45] Từ Ďịnh nghĩa

Trang 19

này chúng ta hiểu thêm về bản chất của triết lý dưới góc nhìn của Aristote Tác giả cho rằng:

“Định nghĩa về triết lý của Aristote là hậu quả kế tục tự tại của tư tưởng nguyên thủy và làm thành sự kết thúc của nó Tác giả xem Ďó là “hậu quả

kế tục tự tại” vì không thể nào nhận thấy rằng những nền triết lý cá biệt

và những thời Ďại triết lý Ďã sinh khởi lẫn nhau trong ý nghĩa hiểu theo

sự tất yếu của một tiến trình biện chứng pháp” [83, tr 53]

Chúng ta không nên chỉ dựa vào mỗt một Ďịnh nghĩa về triết lý của Aristote, tuy Ďịnh nghĩa này có giá trị rất lớn cho chúng ta suy ngẫm về câu hỏi triết lý là gì? nhưng Ďó cũng chỉ là một trong những Ďịnh nghĩa về triết lý dưới góc nhìn của thời Ďại mang tư tưởng nguyên thủy Tác giả nhấn mạnh: “Chúng ta phải ý thức về những Ďịnh nghĩa nguyên thủy và hậu thời về triết lý” [83, tr 53] “Vì như thế, chúng ta mới thu Ďược những kiến thức Ďa dạng, toàn diện và hữu ích, về cách mà triết lý Ďã Ďược trình bày trong dòng diễn biến của tính sử” [83, tr 55] Phần cuối công trình, tác giả khẳng Ďịnh:

“Câu trả lời dành cho câu hỏi triết lý là gì? nằm nơi sự tương ứng của chúng ta với cái Ďiều mà triết lý Ďang hướng về Và Ďó là Tính thể của hiện thể Trong sự tương ứng như thế chúng ta lắng nghe từ ban Ďầu cái

Ďiều mà triết lý Ďã nói cho chúng ta, triết lý, nghĩa là philosophia hiểu

theo ý nghĩa Hy Lạp” [83, tr 61]

Công trình Triết lý cái đình của tác giả Kim Định, Ďược xuất bản năm 1971

Phần Ďầu của công trình, tác giả khẳng Ďịnh: “Việt Nam Ďã có triết lý Không những thế mà còn có cả triết bình dân, và nền triết này Ďặc biệt ở chỗ nó không khác triết bác học về nội dung mà chỉ khác về trình Ďộ và ngôn ngữ” [42, tr 13] Ông còn cho rằng: “Ở những nền văn minh Âu Ấn, triết học Ďược sáng tạo do những người quý tộc hoặc do hàng tư tế tăng lữ là những giới không san sẻ cùng một Ďối tượng, cùng một mối bận tâm như bàn dân” [42, tr 14] Và Ďưa ra nhận Ďịnh:

“Ở Việt Nho lại không có trí thức quý tộc chủ trương sống bám trên lưng

nô lệ, cũng như không có tư tế biệt lập khỏi dân nên Ďược coi là văn hóa

Trang 20

do dân, triết cũng do dân, và vì thế không có hai Ďối tượng cho hai giai cấp mà chỉ có một và Ďối tượng Ďó là của dân: tức không nói về sau hay trước mà về những người Ďang sống ở Ďây và bây giờ” [42, tr 14] Tác giả nhận Ďịnh thêm:

“Bác học hay bình dân cũng thế cả, chỉ khác nhau là sự trình bày Ďể thích nghi với trình Ďộ học thức mà thôi Vì thế sự khác biệt hoàn toàn ở ngoại diện chứ không phải ở nội dung Ở Việt Nam tục lệ và tín ngưỡng pha trộn và hợp hóa thần bí tâm linh của Phật giáo với chủ nghĩa ma thuật của Đạo giáo vào tín ngưỡng nguyên thủy, một phần hoạt Ďộng và tư tưởng Ďã dành cho phương diện vô hình của thiên nhiên Đời sống hàng ngày của họ Ďã kết cấu bằng những Ďề tài huyền bí làm Ďề tài chính thức” [42, tr 15]

Điểm nhấn của công trình là sự triển khai nghiên cứu những nội dung như triết

lý cái Ďình, triết lý cái pháo, triết lý những con số,… Nhưng phần cuối của công

trình với nhan Ďề Bốn chặn đường huyền sử nước Nam nền tảng và triết lý mới làm chúng tôi quan tâm nhiều Trong phần này tác giả Ďịnh nghĩa: “Huyền sử chính là

nền Minh triết của một dân Ďược diễn tả bằng những mảnh vụn lịch sử của dân ấy” [42, tr 128] Ông lần lượt triển khai nghiên cứu nhiều góc Ďộ khác nhau của huyền

sử, nhưng phần nghiên cứu về Nền móng triết lý của tác giả là một Ďiểm Ďáng quý

trong công trình này Trong phần này, tác giả nhận Ďịnh: “Minh triết của nước Việt

Nam cũng chính là nền Minh triết của Kinh Dịch mà then chốt nằm trong ba chữ âm

dương hòa Vì thế nên biểu tượng căn Ďể của kinh dịch nói lên sự hòa Ďó bằng biểu

tượng trong âm có dương cũng như trong dương có âm” [42, tr 141] Đây là một nhận Ďịnh thú vị của tác giả

Công trình Triết lý đối chiếu Ďược tác giả Nguyễn Đăng Thục cho ra mắt năm

1973 [110] Bố cục công trình gồm 8 chương, mở Ďầu với chương một có nhan Ďề

Văn hóa Đông Tây tác giả nhận Ďịnh:

“Người ta thường phân biệt có hai khu vực, hai tinh thần văn hóa khác nhau như văn hóa Đông phương và văn hóa Tây phương Trong Ďó văn

Trang 21

hóa Đông phương thì hiếu tĩnh, văn hóa Tây phương thì hiếu Ďộng, văn hóa Đông phương thì duy tâm, văn hóa Tây phương thì duy vật, văn hóa Đông phương thuộc về Ďạo Ďức, văn hóa Tây phương thuộc về khoa học,… Nói như thế chẳng qua là khái quát không cho chúng ta thấy Ďược Ďến nội dung Ďặc chất của chúng thế nào Chính cái nội dung Ďặc chất ấy mới thiết yếu cho chúng ta ở Việt Nam lúc này” [110, tr 7]

Với lối Ďặt vấn Ďề như thế, tác giả Ďã lần lượt dẫn dắt người Ďọc vào chương

hai Những sắt thái của triết học thế giới và chương ba Truyền thống Đông phương

đối với Tây phương Nhưng trọng tâm của công trình Ďược tác giả bố trí ở chương

bốn Triết học đối chiếu Tác giả nhận Ďịnh: “Chúng ta cần phải nghiên cứu và thâu

hóa nước ngoài, những tư tưởng khác với tư tưởng cố hữu của ta Ďể bồi bổ sinh khí mới cho cái cây cổ thụ Ďã cằn cỏi thì mới mong sáng tạo nẩy nở Ďâm hoa kết quả một cách mỹ mãn” [110, tr 69] Theo ông: “Muốn thực hiện Ďược tinh thần ấy thì chúng ta phải chuyên cần vào công việc nghiên cứu triết học so sánh giữa các nền văn hóa Ďể không bỏ sót một nền văn hóa nào vì thành kiến” [110, tr 71] Phần cuối

công trình, chương năm Phương pháp đối chiếu, tác giả khẳng Ďịnh:

“Tài liệu triết lý của một dân tộc luôn ở trong lịch sử nhưng Ďiều Ďó không có nghĩa là phương pháp thực nghiệm của triết học lẫn vào phương pháp lịch sử Vì tuy rằng triết học Ďược rút ra từ trong bản chất những sự kiện lịch sử Ďể cho ra những tư tưởng của mình, nhưng không phải vì thế mà nó nô lệ vào lịch sử” [110, tr 84]

Ông nhấn mạnh thêm:

“Triết học thực tiễn khác với lịch sử ở chỗ nó tìm thấy ở trong sự cứu xét Ďồng nhất qua cái khác nhau lấy một cái gì thay thế cho sự khảo cứu những Ďịnh luật, khảo cứu này có tính cách không tưởng vì là phạm vi khảo cứu về loại thực kiện không bao giờ nhắc Ďi nhắc lại” [110, tr 84] Đối với tác giả, triết học thực tiễn Ďi con Ďường trái hẳn với lịch sử vì nó muốn tìm Ďịnh luật trong lịch sử, và nó bổ túc cho lịch sử Và triết học thực tiễn là

Trang 22

một triết học Ďối chiếu, vì khi có Ďược sự Ďối chiếu thì Ďối tượng của triết học mới Ďạt Ďược tính khách quan chứ không chỉ thuần túy là chủ quan trừu tượng

Công trình Một số suy nghĩ về triết học và triết lý của tác giả Hồ Sĩ Quý ra mắt

năm 1998 [95] Nội dung chính của công trình là sự phân tích về mối quan hệ giữa triết học về triết lý, tác giả nhận Ďịnh: “Nếu có thể Ďem so sánh với triết học thì triết

lý luôn luôn ở trình Ďộ thấp hơn về tính hệ thống, Ďộ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn Ďề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy” [95, tr 57] Chúng tôi hoàn toàn Ďồng tình với quan Ďiểm của tác giả khi cho rằng, về hình thức thể hiện thì “triết lý có thể và nên Ďược hiểu là những tư tưởng, quan Ďiểm hay quan niệm,… mang tính khái quát cao; Ďược phản ánh một cách cô Ďúc dưới dạng các mệnh Ďề hoặc các cách phán Ďoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp” [95, tr 57] Tác giả Ďúc kết: “Ďa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và có nhiều khả năng chứa Ďựng mâu thuẫn hơn so với triết học” [95, tr.57] Đối với ông, triết học với triết lý là hai khái niệm khác nhau và triết lý

có giá trị mang tính Ďịnh hướng về thế giới quan, nhân sinh quan cho những hoạt Ďộng của con người trong Ďời sống thực tiễn Những quan Ďiểm của tác giả Ďưa ra trong công trình này mang tính thống nhất tương Ďối cao so với quan Ďiểm của những tác giả khác khi triển khai nghiên cứu về mối quan hệ giữa triết học và triết

Công trình Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu của tác giả

Phạm Xuân Nam (chủ biên) ra mắt năm 2002 [90] Cấu trúc công trình gồm 7

chương, nhưng chúng tôi chú ý nhất ở chương một với nhan Ďề Quan niệm về triết

lý, triết lý phát triển với sự triển khai nghiên cứu bản chất của triết học và triết lý

Nhóm tác giả trích dẫn quan Ďiểm của Trần Văn Giàu, rằng: “Triết học và triết lý không giống nhau, vì triết học chủ yếu là lý luận về nhận thức… còn triết lý chủ yếu hướng về Ďạo lý; hướng về Ďạo lý, chứ không chỉ là Ďạo lý” [90, tr 21] Triết lý thường Ďặt vấn Ďề ở góc Ďộ tốt hay xấu, nên hay không nên chứ không Ďặt vấn Ďề ở góc Ďộ Ďúng hay sai, phải hay không phải Theo dòng nhận Ďịnh Ďó, các tác giả còn dẫn thêm quan Ďiểm của Vũ Khiêu: “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình

Trang 23

Triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ Ďạo cuộc sống con người” [90, tr 21] Như vậy thông qua công trình, chúng ta hiểu rằng triết lý và triết học Ďều giống nhau ở góc

Ďộ cùng Ďề cập Ďến những vấn Ďề thuộc phạm trù tư tưởng của con người Nhưng triết lý có tầm phổ quát, tính hệ thống thấp hơn triết học, tuy nhiên triết lý chứa Ďựng bên trong bản thân nó những giá trị mang tính cốt lõi, quan trọng của một tư tưởng và nó chỉ Ďạo, Ďiều khiển mọi hành Ďộng trong cuộc sống của con người

Công trình Triết lý trong văn hóa phương Đông của tác giả Nguyễn Hùng Hậu

xuất bản năm 2002 [60] Mở Ďầu công trình, tác giả nêu lên một vài Ďiểm khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây Tác giả cho rằng:

“Nếu như triết học phương Tây thường lần lượt Ďi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận Ďến nhân sinh quan, nhận thức luận, logíc học, từ

Ďó tạo nên một hệ thống quan niệm triết lý tương Ďối hoàn chỉnh, chặt chẽ thì triết học phương Đông lại Ďi ngược lại, nghĩa là lần lượt Ďi từ nhân sinh quan Ďến thế giới quan” [60, tr 7]

Bố cục công trình Ďược tác giả chia làm ba chương, chương một là Triết lý

trong văn hóa Ấn Độ, chương hai là Triết lý trong văn hóa Trung Hoa Nhưng

chúng tôi quan tâm nhiều Ďến chương ba Triết lý trong văn hóa Việt Nam với nhận

Ďịnh của tác giả rằng: “Muốn tìm hiểu triết lý trong văn hóa Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu ở góc Ďộ văn hóa, học thuật, tư tưởng ở giai Ďoạn thành văn Ďầu tiên ở Việt Nam ta, Ďó là giai Ďoạn từ thế kỷ thứ II, III với trung tâm Phật giáo

Luy Lâu” [60, tr 220] Cuối công trình, trong phần Triết Việt một vài vấn đề

phương pháp luận Tác giả kết luận: “Dù không nói từ triết học nhưng ở Việt Nam

vẫn có triết học, vấn Ďề là triết học Ďược hiểu theo nghĩa nào Điều này cũng giống như người ta không nói Ďến từ biện chứng, Ďiều Ďó không có nghĩa là trong cuộc sống không có biện chứng” [60, tr 399] Và:

“Triết học phương Tây nói chung thường gắn với những thành tựu của khoa học, Ďặc biệt là khoa học tự nhiên, nhà triết học thường là nhà khoa học, nhà bác học; trong khi Ďó, triết học phương Đông thường gắn liền

Trang 24

với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị - xã hội, Ďạo Ďức (Trung Quốc), với công cuộc bảo vệ Ďất nước (Việt Nam)” [60, tr 400]

Chúng tôi Ďồng tình với quan Ďiểm của tác giả rằng: “Khi phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ Ďất nước, triết học Việt Nam thường hướng chủ yếu Ďến vấn Ďề nhân sinh quan, Ďến Ďạo lý làm người trong thời chiến cũng như thời bình” [60, tr 400]

Công trình Triết lý phương Đông – giá trị và bài học lịch sử của tác giả Doãn

Chính, xuất bản năm 2005 [19] Công trình là sự tập trung nghiên cứu của tác giả ở hai góc Ďộ, Ďó là những bài học lịch sử từ triết học Trung Quốc cổ Ďại và những dấu

ấn mà triết lý Ấn Độ cổ Ďại Ďã Ďể lại Trung Quốc và Ấn Độ Ďược xem là cái nôi của nền văn minh thế giới bởi nhiều nguyên nhân Đó cũng là hai nơi Ďầu tiên xuất phát những tư tưởng và những triết lý về thế giới quan, nhân sinh quan trong lịch sử của nhân loại ở thời kỳ cổ Ďại Tổng thể công trình Ďược tác giả chia làm hai phần,

phần thứ nhất Triết học Trung Quốc cổ đại - những bài học lịch sử và phần thứ hai

là Triết học Ấn Độ cổ đại - những dấu ấn lịch sử Qua công trình, tác giả cho chúng

ta hiểu rằng Việt Nam là Ďiểm giao thoa, hội tụ của những làn sóng văn hóa từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, vì thế chịu rất nhiều ảnh hưởng từ nền văn minh Hoa Hạ (Trung Quốc) và nền văn minh Ấn Độ Tác giả nghiên cứu triết lý phương Đông với góc nhìn hiện Ďại Đây là Ďiều rất cần thiết vì như thế sẽ giúp chúng ta có Ďược những khám phá tri thức bổ ích và cần thiết trong tiến trình nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc Ďể tìm ra những giải pháp phát triển phù hợp trong tương lai

Công trình Triết lý hành động Hồ Chí Minh của tác giả Yên Ngọc Trung, ra mắt năm 2019 [123] Kết cấu công trình Ďược chia thành ba chương, chương I: Khái

niệm, cơ sở hình thành, bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh; chương II: Nội dung cơ bản của triết lý hành động Hồ Chí Minh và chương III là: Giá trị dân tộc

và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh Trong chương một, tác giả làm rõ

những khái niệm cơ bản, cơ sở hình thành và bản chất triết lý hành Ďộng Hồ Chí Minh Từ Ďó làm nền tảng cho tác giả triển khai nội dung chương hai, nghiên cứu

sâu những nội dung cơ bản của triết lý hành Ďộng Hồ Chí Minh, Ďó là: triết lý về

Trang 25

mục tiêu hành động; triết lý về động lực hành động và Ďặc biệt trong phần triết lý về nguyên tắc hành động tác giả Ďã triển khai làm rõ năm nội dung cơ bản trong

nguyên tắc hành Ďộng Hồ Chí Minh là: nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn; nguyên tắc kiên định mục tiêu hành động; nguyên tắc đồng thuận, thống nhất trong hành động; nguyên tắc nói đi đôi với làm và chí công vô tư Cuối cùng là phương pháp trong triết lý hành động Hồ Chí Minh, trong phần này tác giả chỉ ra

rằng phương pháp trong triết lý hành Ďộng Hồ Chí Minh là luôn quán triệt mục tiêu

vì Nhân dân, lấy Nhân dân làm trung tâm Phát huy vai trò của Nhân dân, tự do, hạnh phúc của Nhân dân là trọng tâm Ďể xác Ďịnh phương pháp hành Ďộng Thông qua công trình, tác giả Ďã cho chúng ta thấy rằng triết lý hành Ďộng Hồ Chí Minh là kết hợp của triết lý hành Ďộng có trong chủ nghĩa Mác - Lênin với triết lý hành Ďộng truyền thống của dân tộc Việt Nam Giá trị của triết lý hành Ďộng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa Ďối với Đảng, Nhà nước,… mà còn có ý nghĩa Ďối với từng cá nhân mỗi con người với tư cách là chủ thể hành Ďộng

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý nhân sinh

Công trình Xây dựng nhân sinh quan của tác giả Nghiêm Xuân Hồng ra mắt

năm 1960 [65] Mở Ďầu công trình, tác giả cho rằng:

“Nhân sinh quan là một danh từ tương Ďối mới mẻ, mới Ďược tung ra trong thời Ďại chiến thứ hai Theo Ďịnh nghĩa thông thường của nó, nhân sinh quan là cái lối người ta nhìn cuộc Ďời, cái khuôn sáo theo Ďó người

ta thu xếp cuộc sống cùng phép xuất xử Dù mặc nhiên hay rõ rệt, mỗi người chúng ta Ďều phải có ít nhiều ý niệm về cuộc sống của mình Ý niệm Ďó thường thay Ďổi tùy theo tầng lớp hoặc thế hệ” [65, tr 7]

Công trình Ďược chia thành hai phần nhưng chúng tôi quan tâm nhiều Ďến

Phần I với nhan Ďề Vấn đề nhân bản, tự do, đức lý qua các triết thuyết Phần này tác

giả Ďề cập tương Ďối nhiều Ďến những vấn Ďề liên quan Ďến triết lý nhân sinh Tác

giả lần lượt triển khai phân tích những vấn Ďề như: Nhân bản và nhân bản; Quan hệ

giữa nhân bản và quan niệm nhân sinh; Thảm kịch nhân bản của thế kỷ 20; Kiểm điểm các quan niệm nhân bản trong trận doanh duy tâm và duy vật; Triệu chứng

Trang 26

của thời đại: khuynh hướng song kháng của con người thế kỷ 20 và Những trào lưu nhân bản mới Thông qua những nội dung trên, tác giả nhận Ďịnh rằng xây dựng

nhân sinh quan tức là phải Ďặt nên một loạt các câu hỏi như: Ta có thể nhận định gì

trong thực thể con người, và trong thân phận của người? Sự nhận định đó đem lại một kết luận bi quan yếm thế, hay lạc quan luyến thế về thân phận con người? Con người có thể tin tưởng ở ngay cuộc đời này, hay phải chờ đợi một cuộc đời nào khác?,… Và nhiệm vụ của công trình này là nhằm Ďi tìm lời giải cho những câu

hỏi Ďó Đối với tác giả:

“Từ trước tới nay tất cả những triết thuyết, xứng Ďáng với tên hiệu ấy, Ďều Ďã mặc nhiên hoặc rõ rệt Ďem lại những giải Ďáp cho các câu hỏi trên Ďây Kiểm Ďiểm những lời giải Ďáp ấy Ďể tìm những hướng chính cho một nền nhân sinh quan của hiện tại là phương pháp thích ứng hơn cả” [65, tr 9]

Công trình Mối quan hệ giữa người với người của hai tác giả Saxe Commins

và Robert N Linscott, biên dịch bởi Nguyễn Kim Dân, ra mắt tại Việt Nam vào năm 2005 [101] Vấn Ďề con người và mối quan hệ giữa con người với con người luôn là chủ Ďề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ Ďại Ďến hiện Ďại, công trình là sự

phân tích những vấn Ďề liên quan Ďến mối quan hệ giữa con người với con người

của những tư tưởng lớn thông qua hàng loạt tác phẩm của họ Phần Ďầu công trình,

hai tác giả Ďề cập Ďến tác phẩm Các nguyên tắc đạo đức Nicomachean của triết gia

Aristotle Trong tác phẩm này, Aristotle với những suy tư về con người, ông Ďã trình bày và phân tích những quan Ďiểm của ông về Ďạo Ďức con người Vì Ďối với ông, Ďó là vấn Ďề lớn của nhân loại cần phải quan tâm trước tiên Từ những hoạt Ďộng của chính bản thân con người và những hoạt Ďộng trong mối quan hệ giữa của con người với con người, Aristotle tìm ra một hướng Ďi mà ông cho rằng Ďúng và có giá trị thật sự cho mỗi cuộc Ďời con người Thông qua tác phẩm này, Aristotle Ďã phần nào giúp con người ý thức hơn trong việc tìm về với chính bản thân mình và Ďánh giá lại mối quan hệ giữa con người với con người nhằm tìm ra Ďược lý tưởng sống cho mình Aristotle chỉ ra rằng mục Ďích sống của con người là cái thiện giữa

Trang 27

con người với con người và cái thiện của chính bản thân mình Đối với ông, cái thiện chỉ có một, gọi tên nó là gì thì mỗi người Ďều có cách gọi khác nhau Ông cho rằng mỗi con người Ďều có những lộ trình khác nhau Ďể Ďạt Ďược mục tiêu cho mình, vì khả năng suy lý và mục tiêu của mỗi người khác nhau

Và cứ như thế, hai tác giả lần lượt dẫn dắt chúng ta vào những tác phẩm thuộc

hàng kinh Ďiển của các triết gia lớn trên thế giới như: Planton Nền cộng hòa (quyển

II và quyển VI), Lời biện bạch Crito (Apology Crito); Epicurus Epictetus Các học

thuyết chính; Những suy ngẫm của Marcus Aurelius Antoninus; Sự thông thái của Khổng tử, Michael de Montaigne bài tiểu luận; Ralph Waldo Emerson Tính tự lập, linh hồn cao cả sự đền bù và Dewey Đạo đức và hạnh kiểm Hai tác giả tập trung

khai thác các tác phẩm Ďó ở khía cạnh mối quan hệ giữa người với người, Ďó cũng

chính là những vấn Ďề nhân sinh mà từ xưa Ďến nay nhân loại luôn quan tâm và tìm kiếm

Công trình Triết học nhân sinh do Stanley Rosen chủ biên, Ďược biên dịch bởi

Nguyễn Minh Sơn, Lưu Văn Hy và Nguyễn Đức Phú, ra mắt năm 2006 [102] Tổng thể công trình là sự phân tích, Ďánh giá một cách tổng quan ở khía cạnh nhân sinh của nhóm triết gia Phương Tây, cụ thể là Socrate, Planton, Aristotle, R Descartes, J.J Rousseau, I Kant,… E Husserl Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu góc nhìn triết học nhân sinh trong những tác phẩm Ďược xem là kinh Ďiển của nhân loại

Thông qua công trình Triết học nhân sinh, chúng ta hiểu ra rằng, một trong những

bản chất quan trọng của triết học là thể hiện những giá trị nhân sinh Ďích thực trong bản chất con người Cấu trúc công trình Ďược nhóm tác giả chia thành sáu phần, lần lượt là: “Triết học xã hội và triết học chính trị; Triết học tôn giáo; Triết học nghệ

thuật và văn hóa; Siêu hình học; Tri thức luận và Triết học khoa học” [102, tr 3]

Cấu trúc sắp xếp chủ Ďề theo thứ tự phân chia như trên cũng là kết cấu mang tính truyền thống thường thấy trong triết học phương Tây, vì qua Ďó phản ảnh Ďược tính liên ngành của triết học phương Tây theo tiến trình của lịch sử Thông qua công

trình Triết học nhân sinh, chúng ta nhận thấy rằng khía cạnh nhân sinh là bước phát

triển của triết học phương Tây, nó phản ảnh bản chất và cuộc sống của con người

Trang 28

Socrate là một trong số ít những triết gia Ďầu tiên của nền triết học phương Tây Ďề cập trực diện Ďến khía cạnh nhân sinh trong tác phẩm của mình, ông làm cho nhân loại dần ngộ ra rằng vấn Ďề nhân sinh chính là cốt lõi tự thân của triết học Triết học len lỏi vào trong từng ngóc ngách của Ďời sống, chứ không phải là Ďiều gì cao xa, không tưởng như mọi người vẫn nghĩ Nó là loại tri thức giúp con người giải quyết Ďược những vấn Ďề căn bản nhất trong cuộc sống Mối quan tâm của triết học không ngoài mục Ďích lớn nhất là tìm lời giải Ďáp cho những vấn Ďề nhân sinh Có thể nói Ďây là một trong những công trình triết học phương Tây nổi bật trong việc khai thác khía cạnh nhân sinh trong triết học từ Cổ Ďiển cho Ďến Cận hiện Ďại

Công trình Triết lý nhân sinh của tác giả Lê Kiến Cầu, Chu Quý biên dịch ra mắt năm 2008 [22] Cấu trúc công trình Ďược chia làm ba phần, cụ thể phần I: Ý

nghĩa nhân sinh; phần II: Vấn đề nhân sinh Nhưng chúng tôi quan tâm nhiều Ďến

phần III với nhan Ďề Nhân sinh quan Tác giả cho rằng trong lịch sử nhân loại vấn

Ďề con người luôn Ďược Ďặt ra, từ những vấn Ďề cơ bản nhất cho Ďến phức tạp nhất

“Đó là những vấn Ďề mà bất cứ con người nào cũng phải Ďối diện trong cuộc sống của mình” [22, tr 4] Tổng thể công trình, tác giả Ďề cập Ďến 35 vấn Ďề với 422 câu hỏi Ở phần Ďầu, tác giả tiếp cận khái niệm nhân sinh ở ba khía cạnh, Ďó là sinh mệnh, cuộc sống và phương hướng của con người Mỗi khía cạnh, tác giả Ďều rút ra những ý nghĩa khác nhau của nhân cách Ďể từ Ďó Ďưa ra hướng giải quyết cụ thể Tác giả nhận Ďịnh: “Mục Ďích của triết học nhân sinh là xây dựng một nhân cách trọn vẹn, là xây dựng một lý tưởng nhân sinh” [22, tr 230] Đối với tác giả, vận mệnh của mỗi người hoàn toàn do chính bản thân mình quyết Ďịnh Vì vậy vấn Ďề then chốt không phải là cách giải quyết khó khăn mà chính là thái Ďộ của họ khi Ďối diện với khó khăn Ở phần II của công trình, với góc nhìn biện chứng, tác giả Ďúc kết rằng con người cần có nhân sinh quan Ďúng Ďắn Ďể thấy Ďược ý nghĩa của cuộc sống, từ Ďó tạo ra niềm tin tích cực, dám Ďương Ďầu với nghịch cảnh và tìm mọi cách Ďể vượt qua nó Ngoài ra, theo tác giả nhiệm vụ của triết học nhân sinh còn nhằm Ďể giải quyết hàng loạt vấn Ďề khác trong cuộc sống Ďời thường như vấn Ďề thật và giả, thiện vá ác, Ďẹp và xấu,… Ở phần III, cũng là phần cuối của công trình,

Trang 29

tác giả triển khai làm rõ một số quan Ďiểm của những trường phái triết học ở khía cạnh nhân sinh, như “chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa công lợi, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa pháp luật, chủ nghĩa tiến hóa” [22, tr 41] Trong mỗi trường phái, tác giả thể hiện rõ sự Ďồng tình và không Ďồng tình của mình trong mỗi quan Ďiểm Tác giả kết thúc công trình với sự Ďề cập Ďến

Thuyết lương tri, theo ông: “Lương tri không phải là một khái niệm mơ hồ, cũng

không phải là một thứ không tồn tại, càng không phải là một sự vật siêu hình, mà là phán Ďoán cụ thể cá biệt nằm ngay trong nội tâm của mỗi chúng ta [22, tr 381]

Công trình Triết học nhân sinh Mỹ và một số vấn đề nhân sinh cơ bản trong

triết học Mỹ của tác giả Trịnh Sơn Hoan, Ďược ra mắt năm 2018 [67] Mở Ďầu công

trình, tác giả cho rằng: “Triết học Mỹ là một thành tố của triết học phương Tây hiện Ďại Đa số các trường phái triết học Mỹ Ďều có nguồn gốc từ châu Âu, do phương thức tư duy của người Mỹ từng chịu ảnh hưởng của người châu Âu” [67, tr 5] Triết học Mỹ bao hàm nhiều nội dung, nhưng vấn Ďề nhân sinh là nội dung lớn và quan trọng nhất của nền triết học này Công trình Ďược tác giả cấu trúc thành ba chương,

chương một với nhan Ďề Sự hình thành triết học nhân sinh Mỹ, tác giả tập trung

nghiên cứu các nhân tố tác Ďộng Ďến sự hình thành triết học nhân sinh Mỹ Từ Ďó tác giả triển khai nghiên cứu tiếp những vấn Ďề liên quan Ďến triết học nhân sinh và các trường phái triết học nhân sinh Mỹ tiêu biểu Nhưng chương hai của công trình

với nhan Ďề Một số vấn đề nhân sinh cơ bản trong triết học Mỹ làm chúng tôi quan

tâm nhất, vì trong chương này tác giả nêu lên ba khía cạnh cốt lõi trong triết học

nhân sinh Mỹ và luận giải nó dưới góc Ďộ triết học Cụ thể ba vấn Ďề Ďó là: Vấn đề

con người tự lập thân Mỹ; Vấn đề tự do trong nhân sinh Mỹ và Vấn đề niềm tin của nhân sinh Mỹ Thông qua chương này, tác giả cho chúng ta thấy rằng con người Ďã

trở thành Ďối tượng và mục Ďích cho các luận giải về triết học Mỹ và những luận giải Ďó Ďã trở thành những Ďịnh hướng cho sự sinh tồn của con người Các trường phái triết học nhân sinh Mỹ Ďã tiếp cận nghiên cứu con người ở nhiều góc Ďộ khác nhau Thông qua việc phân tích và lý giải các trường phái triết học nhân sinh Mỹ tiêu biểu như: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa

Trang 30

hiện sinh, chủ nghĩa nhân vị,… tác giả Ďã Ďúc kết Ďược những vấn Ďề cơ bản nhất trong triết học nhân sinh Mỹ Sau khi Ďưa ra những giá trị và hạn chế của triết học nhân sinh Mỹ ở chương ba, tác giả Ďi sâu phân tích các góc Ďộ nhân sinh cốt lõi nhất của nền triết học Mỹ Phần cuối công trình, tác giả nhận Ďịnh:

“Triết học nhân sinh Mỹ là sản phẩm tư tưởng của người Mỹ, nó phản ảnh những tồn tại trong xã hội Mỹ Nước Mỹ vào nửa Ďầu thế kỷ XIX vẫn chưa có triết học theo Ďúng nghĩa của nó, vì thế so với các nền triết học có bề dày trong lịch sử nhân loại thì triết học nhân sinh Mỹ còn khá mới mẻ” [67, tr 174]

Ông kết luận: Trong khoảng ba thế kỷ Ďầu, về mặt văn hóa tư tưởng, Mỹ là bản sao của châu Âu “Cho dù phần lớn các trường phái triết học lớn của Mỹ Ďều xuất phát từ phương Tây, nhưng khi lưu chuyển Ďến Ďất Mỹ, Ďã không còn giữ nguyên màu sắc cũ, thậm chí, nhờ có Ďất Mỹ mà các trường phái triết học có gốc tích châu Âu lại trở nên tươi mới” [67, tr 175] Theo chúng tôi, Ďây là một kết luận rất Ďáng quý của tác giả Ďối với những người Ďi sau có hướng nghiên cứu về triết lý nhân sinh

1.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến nghi lễ thờ cúng của người Êđê

Những nhà nghiên cứu người Pháp là những nhà khoa học Ďầu tiên có những nghiên cứu thực sự về nghi lễ thờ cúng của các tộc người ở Tây Nguyên, trong Ďó

có người ÊĎê Trong giai Ďoạn Ďầu, Ďáng chú ý những nghiên cứu của Piere Dourisboure, Henri Maitre, L Sabatier, Antomarchi,… Có thể nói Ďó là thế hệ các nhà khoa học tiêu biểu người Pháp Ďầu tiên Ďến Tây Nguyên Nhưng có lẽ, nổi bật

nhất trong giai Ďoạn này là tác giả Henri Maitre với công trình Rừng người Thượng

Ďược xuất bản năm 1912 [68] Đây Ďược xem là một trong những công trình nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên thời bấy giờ Cấu trúc công trình Ďược tác giả chia làm ba phần, nếu hai phần Ďầu mang tính chủ quan và dựa chủ yếu vào sự quan sát của chính mình, thì ở phần ba, tác giả triển khai nghiên cứu những thành tố văn hóa

cụ thể hơn, trong Ďó ít nhiều có Ďề cập Ďến nghi lễ của người Thượng Đáng chú ý hơn cả, trong chương hai là sự phân loại người Thượng ở Tây Nguyên thành những

Trang 31

nhóm tộc người khác nhau, một cách tương Ďối khoa học, qua Ďó người Ďọc nhận biết Ďược rằng người ÊĎê cũng là một trong những tộc người Ďược gọi là người Thượng ở Tây Nguyên Nhà dân tộc học Jacques Dournes Ďã từng nhận xét rằng

Rừng người Thượng là công trình nghiên cứu xuất sắc nhất về Tây Nguyên Nhưng

ở góc Ďộ nghi lễ thờ cúng, chúng tôi nhận thấy rằng, những kiến thức về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê Ďược Ďề cập trong công trình này còn rất tản mạn

Theo chúng tôi, người có công lớn Ďầu tiên trong việc nghiên cứu và khám phá ra những vấn Ďề khoa học liên quan Ďến nghi lễ trong cộng Ďồng các tộc người tại chổ ở Tây Nguyên, cũng như người ÊĎê nơi Ďây, chính là M Ner Ông Ďã tiến hành nhiều chuyến Ďiền dã ở tỉnh Đắk Lắk nhằm khảo sát Ďời sống của họ và Ďã khám phá ra sự tồn tại những nghi lễ thờ cúng trong giai Ďoạn hôn nhân của gia

Ďình mẫu hệ Tất cả những Ďiều Ďó Ďược ông thể hiện trong công trình Report sur

une enquête socillogique sur les Moi du Darlac du Lang Biang et Sur Annam xuất

bản năm 1927 [141] của mình

Công trình Dân Làng Hồ [33] của tác giả Piere Dourisboure, là một vị linh

mục và Ďã có khoảng 35 năm sinh sống ở Tây Nguyên Năm 1929, công trình này Ďược công bố tại thủ Ďô nước Pháp và dường như ngay lập tức Ďã gây sự chú ý Ďặc biệt Ďối với mọi Ďộc giả, Ďặc biệt là giới nghiên cứu khoa học Người Ďọc có thể tìm thấy trong công trình khá nhiều thông tin liên quan Ďến văn hóa, nghi lễ thờ cúng của các tộc người tại chổ, cũng như người ÊĎê ở Tây Nguyên thời Ďiểm thế kỷ 19, qua Ďó công trình giúp người Ďọc hình dung Ďược phần nào Ďời sống văn hóa của

họ Rải rác trong công trình là những phong tục tập quán Ďộc Ďáo với một số tục lệ kiêng cữ, trong Ďó, nghi lễ thờ cúng Ďược xem như là những qui Ďịnh bất thành văn

có sức mạnh “pháp lý” rất cao trong cộng Ďồng các tộc người bản Ďịa ở Tây Nguyên

thời bấy giờ Các miêu tả về nghi lễ thờ cúng trong công trình Dân Làng Hồ tuy còn

tản mạn và có phần mờ nhạt nhưng có giá trị tham khảo rất cao

Các nhà nghiên cứu người Pháp thế hệ tiếp theo Ďến Tây Nguyên là các nhà khoa học chuyên nghiệp, một số tác giả tiêu biểu trong giai Ďoạn này như: Anna De Hautecloque-howe, Boulbet, Georges Condominas, Maurice, J Dournes… Họ cho

Trang 32

ra Ďời nhiều công trình quan trọng về văn hóa của người ÊĎê ở Tây Nguyên cũng như những nghi lễ thờ cúng của tộc người này, nổi bật trong số Ďó là công trình

Người Ê Đê – một xã hội mẫu quyền của tác giả Anne De Hautecloque-howe [1]

Nó là kết quả của 14 tháng hòa mình vào Ďời sống người ÊĎê tại buôn Põk, Đắk Lắk của tác giả Trong công trình, tác giả nhấn mạnh vị trí của người Ďàn ông trong gia Ďình mẫu hệ và khẳng Ďịnh rằng người ÊĎê có xã hội mẫu quyền mang tính Ďiển hình nhất cao nhất ở vùng Tây Nguyên Trong phần kết luận của công trình, tác giả nhấn mạnh người Ďàn ông trong gia Ďình mẫu hệ ÊĎê Ďược Ďặt trên một vị trí cân bằng rất tế nhị, vì người phụ nữ sở hữu tài sản, nhưng chính người Ďàn ông quản lý,

và họ có thể trở thành một người có quyền thế trong gia Ďình với một loạt các nghi

lễ thờ cúng, kèm theo những con vật hiến sinh Ďược mua rất tốn kém bằng tài sản của người vợ Tác giả cho rằng, tất cả những gì liên quan Ďến sự giàu có và quyền thế nơi người ÊĎê Ďều thuộc về khía cạnh tín ngưỡng hơn là kinh tế Tuy nhiên, những nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong công trình này Ďược tác giả Ďề cập tương Ďối tản mạn và rời rạc

Hiệp Ďịnh Genève Ďược ký kết năm 1954 mở Ďầu cho một giai Ďoạn hợp tác mới giữa các tộc người bản Ďịa ở Tây Nguyên và tộc người Kinh Tây Nguyên trong giai Ďoạn này chịu sự giám sát của chế Ďộ Việt Nam cộng hòa Dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ, người Mỹ Ďã tăng cường nghiên cứu về các cư dân tại chổ ở Tây Nguyên trong mọi khía cạnh, trong Ďó có văn hóa nhằm duy trì ách cai trị của chủ nghĩa thực dân mới Nhiều tài liệu ghi chép, mô tả, chuyên khảo về nghi lễ của các tộc người ở Tây Nguyên, cũng như người ÊĎê Ďược công bố Tiêu biểu như công

trình Minority groups in the republic of Viet Nam của tác giả Nivelle ra Ďời năm

1966 [142], Ďã dành hẳn một chương nghiên cứu về văn hóa người ÊĎê với những nghi lễ thờ cúng Ďộc Ďáo Nhưng mức Ďộ nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong công trình này còn sơ lược, hầu như sử dụng lại rất nhiều tư liệu nghiên cứu về người ÊĎê của các nhà khoa học Pháp Ďể lại Trong giai Ďoạn này, các tác giả là người Việt nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê Ďã nhiều hơn giai Ďoạn trước Có thể nêu ra một loạt các tác giả như: Nguyễn Trắc Dĩ với công trình

Trang 33

Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam [25], Toan Ánh - Cửu Long Giang với

công trình Cao nguyên miền Thượng (quyển hạ - quyển thượng) [5], [6], Bùi Đình với công trình Đường lên xứ Thượng [38], Hồ Văn Đàm với công trình Giống người

và gốc tích tỉnh Darlac [39], Lân Đình với công trình Người Thượng dọc dãy Trường Sơn [44], Duy Việt với công trình Gốc tích đồng bào Rhadê [128], Y Yak

Niê với công trình Cách đặt tên lót của người Thượng Đê [137], và công trình

Phong tục tập quán đồng bào Thượng của Nha Công tác xã hội miền Thượng [91]

Rải rác trong các công trình nêu trên, các tác giả Ďề cập tương Ďối nhiều Ďến nghi lễ thờ cúng của các tộc người ở Tây Nguyên, trong Ďó có nghi lễ thờ cúng của người

ÊĎê, Ďặc biệt là công trình Cao nguyên miền Thượng (quyển hạ - quyển thượng) của

hai tác giả Toan Ánh và Cửu Long Giang nhưng thực sự những kiến thức Ďó còn tương Ďối sơ lược, tản mạn

Do Ďiều kiện lịch sử nên so với các nhà nghiên cứu miền Nam thì sau năm

1975 các nhà nghiên cứu miền Bắc mới có nhiều Ďiều kiện hơn trong việc tiếp cận nghiên cứu về văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên, cũng như người ÊĎê nơi Ďây Các công trình của họ ban Ďầu chỉ tập trung vào nghiên cứu một cách tổng thể nền văn hóa của tất cả các tộc người toàn vùng Tây Nguyên, nhưng càng về sau các công trình dần Ďi vào nghiên cứu sâu hơn văn hóa của từng tộc người cụ thể, trong

Ďó có nền văn hóa của người ÊĎê ở Tây Nguyên nói chung và người ÊĎê ở Buôn

Ma Thuột nói riêng Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như:

Tây Nguyên của tác giả Hoàng Văn Huyền ra mắt năm 1980, mở Ďầu công

trình tác giả nhận Ďịnh: “Cảnh rừng núi hùng vĩ tưởng chừng như âm u, thanh vắng của Tây Nguyên lại không bao giờ dứt tiếng trống, tiếng chiêng, lời ca giữa rừng sâu núi thẳm” [55, tr 3] Công trình Ďược tác giả chia thành 5 chương nhưng chúng tôi quan tâm nhiều Ďến chương 3, vì trong chương này, tác giả nghiên cứu một số nội dung liên quan Ďến phong tục tập quán của người ÊĎê như tục cà răng, căng tai kèm theo một số nghi lễ thờ cúng Ďộc Ďáo, nhưng thực sự phần nghiên cứu này còn

ở mức Ďộ sơ lược nên lượng kiến thức về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong công trình này chưa sâu, còn rất tản mạn

Trang 34

Năm 1982, tập thể tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng và Vũ

Đình Lợi cho ra Ďời công trình Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk [36]

Công trình này là kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 4 năm của các tác giả

Họ Ďã thực hiện rất nhiều chuyến Ďiền dã nghiên cứu tại nhiều vùng có người ÊĎê

và M’nông ở Đắk Lắk Phần thứ nhất của công trình chủ yếu giới thiệu những Ďặc Ďiểm Ďịa lý, tự nhiên, sự phân bố dân cư và thành phần các tộc người ở tỉnh Đắk Lắk bên cạnh việc Ďề cập Ďến nguồn gốc lịch sử và những Ďặc Ďiểm nhân chủng của người ÊĎê và người M’nông là hai tộc người có số lượng dân cư Ďông hàng Ďầu ở tỉnh Đắk Lắk thời bấy giờ Phần thứ hai của công trình nghiên cứu về các hoạt Ďộng sản xuất, kinh tế và các quan hệ xã hội của hai tộc người ÊĎê và M’nông Đặc biệt phần thứ ba, công trình tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực văn hoá, với ba chương, chương 1 nghiên cứu về về văn hoá vật chất, chương 2 nghiên cứu về văn học nghệ thuật dân gian và Ďặc biệt chương 3 còn lại, là sự nghiên cứu về những nghi lễ thờ cúng trong chu kỳ Ďời người Ở phần này, nhóm tác giả trình bày riêng lẻ văn hóa truyền thống của từng tộc người cụ thể, nhưng rất tiếc phần nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong công trình còn sơ lược Nhưng công trình Ďã tạo ra một trong những cơ sở quan trọng cho những người nghiên cứu sau như chúng tôi

có thêm những kiến thức về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê

Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, bảo vệ tại Viện Dân tộc học Hà Nội năm

1992 với Ďề tài Hôn nhân và gia đình ở các dân tộc Malayô-Pôlynêxia (Nam Đảo)

Trường Sơn - Tây Nguyên của tác giả Vũ Đình Lợi [79] Đặc biệt trong chương 1,

tác giả Ďề cập Ďến các nghi lễ trong giai Ďoạn hôn nhân của các tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên, trong Ďó có người ÊĎê Nhìn chung, các nghi lễ thờ cúng trong công trình này Ďược tác giả trình bày tương Ďối sơ lược, theo chúng tôi nguyên nhân cũng dễ hiểu vì nghi lễ thờ cúng không phải là Ďối tượng nghiên cứu chính của Ďề tài Ở chương 2 của công trình, tác giả nghiên cứu Ďến hình thức và cấu trúc của gia Ďình, một số chức năng của gia Ďình, kèm theo một số nét về nghi lễ thờ cúng Tác giả khẳng Ďịnh rằng Ďối với người ÊĎê, lễ hôn nhân chỉ Ďược xem như hoàn tất khi

Trang 35

Ďã tiến hành Ďầy Ďủ các bước thực hành nghi lễ theo phong tục tập quán của tộc người này

Năm 1996, công trình Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên của tác giả Lưu Hùng

Ďược cho ra mắt [59], công trình là sự nghiên cứu tổng thể về các tộc người ở Tây Nguyên trên ba phương diện: môi trường và ứng xử của các dân tộc người Tây Nguyên trong việc tổ chức sản xuất Ďời sống; Tổ chức gia Ďình và xã hội; Tổ chức sinh hoạt Ďời sống tinh thần Có thể nói công trình này là thành tựu khắc họa tổng thể văn hóa của các tộc người tại chổ ở Tây Nguyên Rải rác trong công trình, tác giả Ďã Ďề cập ít nhiều Ďến một số nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê, tuy nhiên còn sơ lược nên lượng kiến thức về nghi lễ thờ cúng của người ÊĎê trong công trình này còn tương Ďối tản mạn Và cũng do Ďối tượng nghiên cứu chính của công trình là nền văn hóa của toàn bộ các tộc người ở Tây Nguyên, trong Ďó bao gồm cả người ÊĎê nên phần nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng của riêng người ÊĎê trong công trình này chưa có Ďiều kiện nghiên cứu sâu

Luận án tiến sĩ lịch sử với Ďề tài Văn hóa Êđê -Truyền thống và biến đổi của

tác giả Nguyễn Ngọc Hòa [62] Công trình Ďược hoàn thành tại Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật – Hà Nội vào năm 2002 Công trình Ďã khắc họa diện mạo văn hóa truyền thống của người ÊĎê, phân tích sự biến Ďổi của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, luận án còn làm rõ một số nhận thức cơ bản và Ďề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc của văn hóa ÊĎê trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến ngày càng Ďậm Ďà bản sắc dân tộc Kết cấu của luận án gồm ba chương, ở chương 1 tác giả Ďã khái quát về văn hóa tộc người ÊĎê ở tỉnh Đắk Lắk, chương 2 tác giả Ďã khảo sát về thực trạng biến Ďổi văn hóa của người ÊĎê trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk Phạm vi nghiên cứu văn hóa truyền thống của người ÊĎê trong luận án, tác giả nghiên cứu khái quát

về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tác giả cho rằng tính cộng Ďồng và tổng thể nguyên hợp là những Ďặc Ďiểm quan trọng của văn hóa cổ truyền ÊĎê Đáng lưu

ý trong công trình này là phần tác giả tập trung và làm rõ một số nghi lễ thờ cúng trong nghi lễ vòng Ďời của người ÊĎê như: nghi lễ Ďặt tên, nghi lễ cưới, nghi lễ bỏ

Trang 36

mả…qua Ďó tác giả cho rằng tất cả những nghi lễ Ďó là dịp Ďể người ÊĎê chia sẻ tình cảm, nỗi Ďau, niềm tin và ước muốn của mình thông qua những quan niệm về nhân sinh ẩn chứa bên trong Nhưng do nghi lễ thờ cúng không phải là Ďối tượng nghiên cứu chính của Ďề tài nghiên cứu này nên phần Ďề cập nghi lễ thờ cúng trong công trình này, tác giả chưa có Ďiều kiện nghiên cứu sâu nên còn rất tản mạn

Ngoài ra còn nhiều công trình khác là các bài báo khoa học liên quan Ďến nghi

lễ thờ cúng của người ÊĎê Ďã Ďược công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín Có thể kể ra hàng loạt các nghiên cứu tiêu biểu như:

Công trình Ảnh hưởng của đạo tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của

đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Văn Nam công bố

năm 2008 trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo [86] Mở Ďầu công trình, tác giả cho rằng “Các Ďiều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng Ďến tình cảm, tâm lý của Ďồng bào và tạo ra những nét khác biệt trong quá trình tiếp thu các loại hình tín ngưỡng tông giáo” [86, tr 36] Ông nhận Ďịnh Ďạo Tin Lành sẽ còn tồn tại lâu dài trong các tộc người ở Tây Nguyên nói chung và người ÊĎê ở Buôn Ma Thuột nói riêng, vì Tây Nguyên là môi trường thuận lợi cho Ďạo Tin Lành phát triển Điều Ďó Ďã gây ra sự ảnh hưởng ít nhiều Ďến Ďến tín ngưỡng truyền thống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên, trong Ďó có người ÊĎê Theo tác giả, xét ở góc

Ďộ văn hóa, sự tồn tại và phát triển của Ďạo Tin Lành Ďã gây ra sự ảnh hưởng theo chiều hướng phai nhạt dần những giá trị văn hóa, trong Ďó có các nghi lễ thờ cúng của các tộc người tại chỗ nơi Ďây, Ďiển hình như: “Thay các trường ca, sử thi của các dân tộc thiểu số bằng những tín Ďiều kinh thánh Thay thế các lễ hội truyền thống tốt Ďẹp của các dân tộc Bana, ÊĎê, M’nông,… bằng các nghi lễ tôn giáo” [86,

tr 39] Ngoài ra Ďạo Tin Lành còn “Giương cao ngọn cờ bài trừ mê tín dị Ďoan nhằm phá vỡ những phong tục tập quán tốt Ďẹp; hô hào bãi bỏ sinh hoạt cộng Ďồng, biến cồng chiêng thành Ďồng nát; bãi bỏ Ďốt lửa cộng Ďồng, bỏ rượu cần và nghe kể chuyện sử thi” [86, tr 39] Chúng tôi hoàn toàn Ďồng tình với quan Ďiểm của tác giả, khi cho rằng:

Trang 37

“Với tư cách là tín ngưỡng Ďộc thần vào vùng Ďồng bào các dân tộc thiểu

số Ďể thay thế tín ngưỡng Ďa thần thì Ďạo Tin Lành chẳng những không mang lại cho Ďồng bào Ďiều gì mới mẻ, không cởi trói Ďồng bào khỏi những quan niệm mê tín lạc hậu mà ngược lại Ďạo Tin Lành Ďã lợi dụng

Ďể củng cố niềm tin tôn giáo bằng các loại mê tin khác” [86, tr 40]

Công trình Văn hóa – Tôn giáo tín ngưỡng cổ truyền Tây Nguyên: Thực trạng

và giải pháp Ďược tác giả Đỗ Hồng Kỳ cho ra mắt năm 2010 trên Tạp chí Khoa học

xã hội Việt Nam [71] Mở Ďầu công trình, tác giả nhận Ďịnh: “Cư dân cư trú lâu Ďời

ở Tây Nguyên Ďều theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh Trong Ďó có thế giới hữu hình

và thế giới vô hình” [71, tr 103] và “Thế giới hữu hình bao gồm các sự vật, hiện tượng như: quá trình sinh nở, trưởng thành, bệnh tật, sự di chuyển của các vật thể (mặt trời, mặt trăng, ngôi sao ) v.v… Phần xác và phần hồn của thế giới hữu hình gắn bó và tác Ďộng lẫn nhau Ďể tồn tại” [71, tr 104] Trên cơ sở Ďó, công trình triển khai tìm hiểu những quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng Ďa thần của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên, trong Ďó có người ÊĎê Có thể kể ra như: “Người Tây Nguyên tôn sùng và ngưỡng mộ thần Lúa Tín ngưỡng hồn linh Ďó thể hiện ở niềm tin, sự sùng bái thần Lúa Họ tin tưởng sâu sắc rằng, nếu ứng xử tốt với thần Lúa thì thần sẽ ban cho mùa màng bội thu, còn nếu không thần sẽ làm cho hạn hán mất mùa” [71, tr 103]; “khi thu hoạch Ďồng bào không dùng liềm Ďể gặt, mà tuốt bằng tay Họ sợ rằng nếu dùng liềm Ďể cắt, cây lúa bị Ďau sẽ xúc phạm Ďến thần Lúa, thần

sẽ phạt, năm sau sẽ bị mất mùa” [71, tr 103]; “Ở một số tộc người Tây Nguyên, cây

Ďa và cây gạo là hai loại cây mang tính biểu tượng cho sự giàu có, may mắn và hạnh phúc của con người Người ÊĎê tin rằng ai hái Ďược hoa Ďa (tất nhiên là hoa biểu tượng, chứ không có trong tự nhiên) Ďem về nấu ăn thì người Ďó và dòng họ sẽ trở nên giàu có hơn người” [71, tr 103]… Điểm nhấn của bài viết, chính là sự phân tích thực trạng tín ngưỡng truyền thống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên trong bối cảnh xã hội hiện nay, Ďáng chú ý là nhận Ďịnh của tác giả:

“Lễ hội cổ truyền Tây Nguyên hiện nay không diễn ra theo Ďịnh kỳ như trước Ďây Nội dung lễ hội cũng không còn nguyên sơ như trước nữa

Trang 38

Nhà nước có chủ trương rất Ďúng Ďắn là cấp kinh phí cho việc duy trì bảo tồn lễ hội Tuy nhiên, công việc triển khai cụ thể không khoa học Người

ta quên mất rằng trong lễ hội, việc vui chơi chỉ là phụ, Ďời sống tâm linh mới là quan trọng” [71, tr 109]

Chúng tôi hoàn toàn Ďồng tình với tác giả, khi nêu ra thực trạng Ďáng buồn cho những ai tâm huyết với những giá trị trong văn hóa dân gian của Ďồng bào các tộc người ở Tây Nguyên, rằng: “Trong nhiều gia Ďình người ta treo ảnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ Ďồng trinh Như vậy có nghĩa là các nhân vật như các thần Aê Du, Aê Diê (người ÊĎê), Bok Kei Dei (người Ba Na) Ďã không còn chỗ Ďứng trong tâm thức của họ nữa” [71, Tr 110] Cuối cùng là những giải pháp nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị trong văn hóa dân gian cho cộng Ďồng người Thượng ở Tây Nguyên, dĩ nhiên trong Ďó có cả người ÊĎê

Công trình Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở Tây

Nguyên của tác giả Ngô Đức Thịnh công bố năm 2012 trên Tạp chí Phát triển kinh

tế xã hội Đà Nẵng [115] Mở Ďầu bài viết, tác giả khẳng Ďịnh: “Tây Nguyên là vùng văn hóa dân gian phong phú và Ďộc Ďáo nhất ở nước ta Đã có những công trình khoa học khẳng Ďịnh Tây Nguyên là một trong bảy vùng văn hóa lớn của nước ta” [115, tr 50] Chúng tôi rất Ďồng tình với quan Ďiểm nêu trên, vì Ďiều Ďó thể hiện rất

rõ nét trong nghi lễ thờ cúng của các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên, Ďặc biệt là người ÊĎê Cũng thật dễ hiểu, bởi lẽ nghi lễ thờ cúng là một trong những thành tố rất quan trọng, trực tiếp tạo nên một nền văn hóa dân gian Ďặc sắc cho mỗi tộc người ở Tây Nguyên, như tác giả Ďã nhận Ďịnh:

“Người Tây Nguyên còn ở trình Ďộ tư duy hiện thực huyền ảo, hiện thực

vì mọi cái Ďều Ďược con người quy về các hiện tượng tự nhiên, quy về thế giới Ďộng vật, thực vật quanh mình, nói cách khác là họ ưa lấy các hiện tượng tự nhiên làm hệ quy chiếu cho con người; còn huyền ảo là vì tất cả các hiện tượng tự nhiên ấy Ďều mang trong nó cái “Yang” (hồn, thần), khiến thế giới bao quanh con người luôn là một thế giới vật chất

có hồn, chứ không phải là vô tri vô giác ” [115, tr 51]

Trang 39

Vì thế, những tộc người tại chổ nói chung, người ÊĎê nói riêng ở Tây Nguyên Ďều có một hệ thống nghi lễ thờ cúng Ďồ sộ, Ďộc Ďáo mang Ďậm những triết lý nhân sinh rất riêng của tộc người mình Nhưng Ďứng trước những xu hướng biến Ďổi Ďang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong bản sắc văn hóa của các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên, công trình Ďã Ďặt ra một loạt vấn Ďề về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Ďó Trong Ďó, chúng tôi tâm Ďắc nhất với ý kiến của tác giả, khi Ďưa ra quan Ďiểm rằng:

“Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng, chủ thể của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở các dân tộc Tây Nguyên phải là nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, Ďó là sự nghiệp của người Tây Nguyên, cho người Tây Nguyên và vì người Tây Nguyên Đó chính là bản chất dân chủ của

sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa Nếu thiếu Ďiều Ďó thì mọi ý Ďịnh tốt Ďẹp, mọi nhân lực, vật lực mà chúng ta bỏ ra Ďều không bao giờ Ďạt Ďược kết quả mong muốn” [115, tr 54]

Công trình Đa dạng tôn giáo và vấn đề bảo tồn tín ngưỡng truyền thống các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay của Ďồng tác giả Nguyễn Minh Ngọc &

Phạm Quang Tùng công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo vào năm 2013 [88] Nội dung chính của bài viết nhằm nghiên cứu sự biến Ďổi trong tín ngưỡng, tôn giáo

ở vùng Tây Nguyên (khảo sát ỏ tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) trong Ďiều kiện hiện nay dưới góc Ďộ Ďa dang tôn giáo Trên cơ sở Ďó, hai tác giả triển khai phân tích sự liên hệ giữa tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên Đặc biệt, công trình Ďã Ďặt ra một số vấn Ďề về việc gìn giữ, phát huy tín ngưỡng truyền thống của các tộc người nơi Ďây Bài nghiên cứu chỉ ra rằng: “Một

số hiện tượng tôn giáo mới hiện nay cũng phát triển mạnh ở Tây Nguyên thời gian gần Ďây như: Hà Mòn, Canh Tân Đặc Sủng, Tâm Linh Hồ Chí Minh, Niệm Phật Vãng Sinh, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công,…” [88, tr 116] “Ở Tây Nguyên hiện nay, sự phát triển nhanh và mạnh của các tôn giáo, nhất là Công giáo

và Tin Lành Ďang ảnh hưởng trực tiếp tới tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu

số Nhiều tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu số theo Công giáo và Tin Lành

Trang 40

dang dần bị xóa bỏ” [88, tr 119] Từ Ďó công trình Ďưa ra một số nguyên nhân

nhằm lý giải cho những hiện tượng nêu trên: “Một là, tín ngưỡng truyền thống của Ďồng bào một thời gian dài bị cho là mê tín dị Ďoan Hai là, sự phát triển của xã hội

hiện Ďại làm thay Ďổi tập quán làm ăn sinh sống, một số tín ngưỡng truyền thống không còn phù hợp, không cón Ďáp ứng Ďược nhu cầu tâm linh của Ďồng bào” [88,

tr 119] Chúng tôi rất Ďồng tình với nhận Ďịnh của hòa thượng Thích Thiện Trí, Ďược hai tác giả dẫn lại trong bài nghiên cứu rằng: “Người Tây Nguyên từ trong sâu thẳm tâm hồn xem rừng là một sinh vật sống thiêng liêng mang Ďầy Ďủ cảm xúc của con người Họ sống theo Ďạo Ďức của rừng, rừng là cội nguồn tâm linh, cội nguồn văn hóa” [88, tr 120]

Công trình Tác động của đa dạng tôn giáo đối với biến đổi và tái cấu trúc văn

hóa truyền thống ở Tây Nguyên Ďược tác giả Nguyễn Ngọc Mai công bố vào năm

2015 trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo [82] Nội dung chính của công trình này triển khai nghiên cứu những sự tác Ďộng của Ďa dạng tôn giáo Ďến văn hóa truyền thống, dân số và vai trò của những chức sắc tôn giáo trong công cuộc tái cấu trúc nền văn hóa cổ truyền của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên Bài viết Ďã “tập trung tập trung phân tích sự phát triển mạnh mẽ của Ďa dạng tôn giáo ở Tây Nguyên với tư cách là yếu tố nổi trội dẫn tới tình trạng xung Ďột với văn hóa truyền thống trên Ďịa bàn Tây Nguyên những năm gần Ďây” [82, tr 5] Trên tinh thần Ďó, tác giả Ďưa ra nhận Ďịnh:

“Hiện nay, ở Tây Nguyên, sự Ďa dạng của các tôn giáo Ďã mang Ďến sự

Ďa dạng niềm tin, Ďa dạng biểu tượng thiêng và tất yếu là Ďa dạng các thực hành nghi lễ: vừa nhất thần (Công giáo, Tin Lành), vừa Ďa thần (tôn giáo bản Ďịa), vừa có bậc giác ngộ (Phật), vừa có Ďấng cứu vớt (Chúa)… Các thực hành tôn giáo Ďa dạng hơn rất nhiều: vừa chạy Ďàn (Phật giáo), vừa làm lễ thánh thể (Công giáo), vừa Ďâm trâu (cúng Yang)…” [82, tr 7]

Chúng tôi Ďồng quan Ďiểm với tác giả khi Ďánh giá về diện mạo tôn giáo của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên rằng: “Cái nổi bật dễ nhìn thấy nhất của Tây

Ngày đăng: 13/06/2021, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w