1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

27 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 414,92 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín ngưỡng nói chung và nghi lễ thờ cúng của người Ê đê ở Buôn Ma Thuột nói riêng nhằm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

MAI TRỌNG AN VINH

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG

CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 9229001

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - Năm 2021

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bộ Giáo dục và đào tạo

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Lê Văn Đoán PGS TS Trần Đăng Sinh

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Viện Triết học

Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Thị Lan

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội

vào hồi………giờ……… tháng……… năm…………

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

- Thư viện Truờng Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

và trong nghi lễ thờ cúng của tộc người này nói riêng Vì suy đến tận cùng thì giá trị cốt lõi của nghi lễ thờ cúng chính là những triết lý nhân sinh ẩn chứa bên trong nó Đó chính là những lý do

để chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín ngưỡng nói chung và nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

 Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

 Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị, khắc phục hạn chế trong hoạt động tín ngưỡng nói chung và trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

2 Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về không gian nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của luận án là tất cả các buôn Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, mà trọng tâm là ba buôn: Dhă Prong, Êa Nao A và Kmrơng Prông B

3.2.2 Về nội dung nghiên cứu

Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những nghi lễ phản ánh rõ nét những triết lý nhân sinh của tộc người này Cụ thể là những

nghi lễ sau: Hứa cúng sức khỏe, trỉa hạt, Thổi tai, đặt tên, cúng

trỉa lúa, cúng tuốt lúa, rước hồn lúa, cúng xua đuổi thần ác, cúng

xả xui cho người sản phụ và bà đỡ, chôn người chết, bỏ mả, chia tay người chết, rước cây nêu, làm trống h’gơr, cúng chặt hạ cây, chọn đất làm rẫy và phát rẫy, cúng trận mưa đầu mùa, nghi lễ kết nghĩa, cúng rước ghế K’pan, hỏi và thách cưới, rước rể, cưới, cúng bến nước, cầu bếp, lên nhà mới, cầu bếp, rửa chân, rửa nhà

và ăn cơm mới

3.2.3 Về thời gian nghiên cứu

Những nghi lễ thờ cúng truyền thống từ năm 1986 trở về trước và lẽ dĩ nhiên, khái niệm “người Êđê” trong luận án này dùng để chỉ người Êđê truyền thống

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

3

Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: logic – lịch sử, phân tích - tổng hợp và quan sát – tham dự, phỏng vấn sâu, điều tra điền dã và thảo luận nhóm

5 Đóng góp của luận án

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực và khắc phục những hạn chế trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước nhằm hoạch định các chính sách về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề có liên quan đến văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của người Êđê ở Buôn

Ma Thuột

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 12 tiết

Trang 6

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý như: Công trình Triết lý đã đi đến đâu? của Trần Đức Thảo ra mắt vào năm 1950; Công trình Triết lý văn hóa - khái luận của Nguyễn Đăng Thục ra mắt đọc giả vào năm 1959; Công trình Triết lý là gì? của Martin Heidegger do Phạm Công Thiện dịch, được ra mắt tại Sài Gòn vào năm 1969; Công trình Triết lý cái đình của tác giả Kim Định, được xuất bản năm 1971; Công trình Triết lý đối chiếu được tác giả Nguyễn Đăng Thục cho ra mắt năm 1973; Công trình Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu của tác giả Phạm Xuân Nam (chủ biên) ra mắt năm 2002; Công trình Triết lý trong văn hóa phương Đông của tác giả Nguyễn Hùng Hậu xuất bản năm 2002; Công trình Triết lý phương Đông – giá trị và bài học lịch sử của tác giả Trịnh Doãn Chính, xuất bản năm 2005; Công trình Triết Lý Hành Động Hồ Chí Minh của tác giả Yên Ngọc Trung, ra mắt năm 2019

1.1.2 Nhóm công trình liên quan đến triết lý nhân sinh

Có rất nhiều công trình liên quan đến triết lý nhân sinh như: Công trình Xây dựng nhân sinh quan của tác giả Nghiêm Xuân Hồng ra mắt năm 1960; Công trình Mối quan hệ giữa người với người của hai tác giả Saxe Commins và Robert N Linscott, biên dịch bởi Nguyễn Kim Dân, ra mắt tại Việt Nam vào năm 2005; Công trình Triết học nhân sinh do Stanley Rosen chủ biên, được biên dịch bởi Nguyễn Minh Sơn, Lưu Văn Hy v à Nguyễn Đức Phú, ra mắt năm 2006;

Trang 7

5 Công trình Triết lý nhân sinh của tác giả Lê Kiến Cầu, Chu Quý biên dịch ra mắt năm 2008; Công trình Triết học nhân sinh Mỹ

và một số vấn đề nhân sinh cơ bản trong triết học Mỹ của tác giả Trịnh Sơn Hoan, được ra mắt năm 2018

1.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nghi lễ thờ cúng của người Êđê

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nghi lễ thờ cúng của người Êđê như: Công trình Dân Làng Hồ của tác giả Piere Dourisboure; Công trình Người Ê Đê – một xã hội mẫu quyền của tác giả Anne De Hautecloque-howe và một loạt các tác giả như: Nguyễn Trắc Dĩ với công trình Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam; Toan Ánh - Cửu Long Giang với công trình Cao nguyên miền Thượng; Bùi Đình với công trình Đường lên

xứ Thượng; Hồ Văn Đàm với công trình Giống người và gốc tích tỉnh Darlac; Lân Đình với công trình Người Thượng dọc dãy Trường Sơn; Duy Việt với công trình Gốc tích đồng bào Rhadê; Y Yak Niê với công trình Cách đặt tên lót của người Thượng Đê và công trình Phong tục tập quán đồng bào Thượng của Nha Công tác xã hội miền Thượng Ngoài ra năm 1980, công trình Tây Nguyên của tác giả Hoàng Văn Huyền; Năm 1982 các tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng và Vũ Đình Lợi, cho ra đời công trình Đại cương về dân tộc Êđê, M’nông ở Đăk Lăk; Năm 1996, công trình Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên của tác giả Lưu Hùng được cho ra mắt

1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng như:

Trang 8

6 Năm 2007, nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh, Lê Văn Kỳ và Nguyễn Quang Lê đã cho ra đời công trình nghiên cứu Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên; Công trình Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên của Viện nghiên cứu Văn hóa ra đời năm 2007; Năm 2010, công trình Nghi lễ - Lễ hội Êđê của tác giả Trương Bi ra mắt; Nhóm tác giả với Hà Đình Thành làm chủ biên đã cho ra đời công trình nghiên cứu Cộng đồng dân tộc Êđê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay được Nhà xuất bản Từ điển xuất bản năm 2012; Đặc biệt gần đây nhất, năm

2017 là hai công trình với đề tài Các bài cúng trong nghi lễ vòng đời người của dân tộc Êđê ở tỉnh Đắk Lắk và Các bài cúng trong nghi lễ nông nghiệp của dân tộc Êđê của hai đồng tác giả là Trương Bi và Y Won

1.4 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Có thể khẳng định rằng cho đến hiện nay, những công trình nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở khía cạnh triết học còn rất ít, thậm chí những công trình nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu chính là triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột hoàn toàn chưa có Đó l à khoảng trống khoa học tạo điều kiện cho những người đi sau có

cơ hội nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước có liên quan đến đề tài Chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, làm rõ những nhân tố tác động cho sự ra đời và tồn

tại của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

Thứ hai, làm rõ nội dung cơ bản triết lý nhân sinh trong nghi

lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

Trang 9

7

Thứ ba, nhận định về những giá trị và hạn chế của triết lý

nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị và khắc phục những hạn chế của triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Êđê ở Buôn Ma Thuột hiện nay

Trang 10

8

Chương 2 TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHI LỄ THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm triết lí

Theo chúng tôi, triết lý là một bộ phận của triết học, nó là sự

đúc kết súc tích, có tính khái quát cao về bản chất của một sự vật, một hiện tượng hoặc một trạng thái tâm lý nào đó Hoặc có thể hiểu, triết lý là những mệnh đề, có tính khái quát cao, được đúc kết từ sự chiêm nghiệm trong thực tiễn đời sống của con người, cộng đồng Nhưng lưu ý rằng triết lý thường là những

quan niệm của con người về một sự vật, hiện tượng hoặc một trạng thái tâm lý nào đó Nhưng không phải quan niệm nào cũng là triết

2.1.2 Khái niệm triết lý nhân sinh

Theo chúng tôi, triết lý nhân sinh là những mệnh đề được đúc

kết súc tích, có tính khái quát cao về bản chất con người và cuộc đời con người từ sự chiêm nghiệm qua đời sống thực tiễn của con người trong các mối quan hệ với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội

2.1.3 Khái niệm nghi lễ

Chúng tôi cho rằng, nghi lễ là trình tự các lễ thức mang tính

biểu tượng cao được tất cả mọi người trong cộng đồng cùng thừa nhận, nó được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong đời sống, trở thành thói quen, tập tục in sâu trong tâm thức của mỗi cá nhân, cộng đồng Nghi lễ cũng là cách ứng xử của con người đối với

thiên nhiên, đối với thế giới siêu nhiên Nghi lễ không chỉ tồn tại trong tôn giáo mà còn đi vào cuộc sống thường ngày của con người dưới hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, đặc biệt trong văn hóa dân gian

Trang 11

9

2.1.4 Khái niệm nghi lễ thờ cúng

Chúng tôi cho rằng nghi lễ thờ cúng là trình tự các lễ thức mang tính biểu tượng cao của con người dành cho các bậc tiền nhân, ông bà tổ tiên, các bậc thánh hiền có công với đất nước và các lực lượng siêu nhiên khác với tấm lòng tôn kính nhất

2.2 Các nhân tố tác động đến sự hình thành triết lý nhân sinh người Êđê ở Buôn Ma Thuột

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm tỉnh Đắk Lắk, nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 mét so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50-100 từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú

Trước kia, nơi đây là một trong những khu vực có rừng tự nhiên hàng đầu Việt Nam với tính đa dạng sinh học rất cao, hệ động vật hoang dã nơi đây cũng rất phong phú

2.2.2 Khái quát về người Êđê

Nói đến các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk, đầu tiên phải nói đến người Êđê Họ sinh sống chủ yếu ở Buôn Ma Thuột và rải rác ở một số huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tộc người này thuộc ngữ tộc Malayo – Polynesien, là ngôn ngữ của các tộc người có nguồn gốc Nam Đảo Cũng như một số tộc người tại chổ khác, họ cũng phân chia tộc người mình thành nhiều nhóm địa phương khác nhau Nhưng sự khác biệt về phong tục, tập quán giữa các nhóm người Êđê địa phương với nhau rất ít, không đáng kể Họ đều nói chung ngôn ngữ Êđê, chung hệ thống tín ngưỡng, thần linh, chung một nền văn hóa

2.2.3 Đặc điểm kinh tế của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

2.2.3.1 Trồng trọt

Trang 12

10 Gạo là thực phẩm cơ bản của tộc người này, lúa được họ trồng trên nương rẫy là chủ yếu Rẫy được người Êđê thực hiện theo hình thức đa canh và mỗi năm chỉ trồng một vụ Phương pháp canh tác phổ biến của người Êđê là chọc lỗ và trỉa hạt, đặc điểm làm rẫy của người Êđê là chế độ luận khoảnh

2.2.3.2 Chăn nuôi

Bên cạnh hoạt động trồng trọt, người Êđê còn chú trọng đến hoạt động chăn nuôi gia cầm và gia súc, họ thường chăn nuôi dưới hình thức thả rông là chủ yếu Tộc người này chăn nuôi với mục đích phục vụ cho việc thực hành nghi lễ hơn là mục đích kinh tế, thịt những con vật hiến sinh sau khi đã dâng cúng thần linh được người Êđê rất quý vì họ cho rằng đã có sự chứng giám của thần linh

2.2.3.4 Khai thác các nguồn lợi tự nhiên

Môi trường tự nhiên cung cấp nguồn thực phẩm chính cho người Êđê duy trì sự sống của mình Buôn Ma Thuột là vùng đất

có nhiều sông, suối, ao, hồ tự nhiên nên cũng là nguồn cung cấp cho người Êđê các loại thực phẩm dồi dào là các loại cá, tôm, cua… Đặc biệt hơn, rừng cung cấp cho người Êđê những loại vật liệu thiết yếu phục phụ cho đời sống hàng ngày như gỗ, tre, nứa, các loại dây leo,… để làm nhà sàn, nhà mồ,…

2.2.3.5 Nghề thủ công

Trong cộng đồng xã hội của người Êđê, nghề thủ công được phân chia theo giới tính Công việc đan gùi , rèn các vật dụng kim loại,… là của đàn ông Còn những việc như: dệt vải, làm đồ gốm,… là phần việc dành cho phụ nữ Trong số những sản phẩm thủ công làm ra được, họ luôn dành những sản phẩm đẹp nhất, quý nhất để phục vụ cho việc thực hành nghi lễ là chủ yếu

2.2.4 Đặc điểm xã hội của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

Trang 13

11

Xã hội Êđê vận hành theo tập quán tổ chức của chế độ mẫu

hệ Người Êđê gọi làng là “buôn” hoặc “buôn làng”, đó là tập hợp duy nhất mang tính tổ chức xã hội duy nhất của những người đồng tộc có cùng khu vực cư trú và có chung những quy tắc ứng

xử theo luật tục Đây cũng là tập hợp cư dân cao nhất có mang tính

tổ chức của xã hội Êđê, buôn là đơn vị kinh tế, văn hóa, cư trú cơ bản của xã hội tộc người này

2.2.5 Đặc điểm văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

2.2.5.4 Văn hóa vật chất

Nhà dài:

Nhìn tổng thể hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, nó luôn mang hình dáng của một chiếc thuyền như muốn nhắc nhở với các thế hệ con cháu về nguồn gốc hải đảo của tộc người mình Nhà dài có kết cấu kiểu nhà sàn, đây là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung, là nét đặc trưng của gia đình mẫu hệ người Êđê Đây là nơi cư trú của nhiều gia đình nhỏ trong tổng thể một gia đình lớn

Ẩm thực:

Nguyên, vật liệu để chế biến các món ăn của người Êđê được lấy từ thiên nhiên là chủ yếu, phần còn lại là từ hoạt động canh tác nương rẫy Món ăn chính của người Êđê là cơm nấu bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp, những lúc trong gia đình hết gạo thì họ thường ăn bắp để thay thế, nó thường được giã nhỏ hoặc để nguyên hột rồi nấu chín như cơm

Trang phục:

Người Êđê có nhiều nhóm địa phương khác nhau nhưng đều có chung một hình thức trang phục Phụ nữ mặc váy dài và áo ngắn chui đầu, còn nam giới đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông

Ngày đăng: 10/06/2021, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w