Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11
Trang 1-
NGUYỄN THỊ THU TRANG
VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp DHSH Mã số: 60.15.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phúc Chỉnh
Phản biện 1:………
Phản biện 2:………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày… tháng….năm 2009
Trang 3-
SUMMARY OF MASTER ESSAY FOR EDUCATION SCIENCE
APPLYING COOPERATIVE TEACHING METHOD
Specialyty: Biology Reson and teach method Code: 60.15.10
Teacher: Doctors Nguyen Phuc Chinh Student: Nguyen Thi Thu Trang
Trang 5Bảng 3.1 Tần suất điểm kiểm tra (đợt 1)
Bảng 3.2 Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1) Bảng 3.3 Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 1)
Bảng 3.4 Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 1) Bảng 3.5 Tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)
Bảng 3.6 Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2) Bảng 3.7 Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 2)
Bảng 3.8 Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 2)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hoạt động của GV và HS trong QTDHHT Hình 2.2 Các bước của quy trình tổ chức DHHT Hình 2.3 Yếu tố môi trường và việc học
Hình 2.4 Yếu tố môi trường và phương pháp sư phạm
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra (đợt 1)
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ tấn suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1) Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ tấn suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2)
Trang 6Trang
Mở đầu ……… …1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác trên thế giới ……… 4
1.2 Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác ở Việt Nam ……… 8
Chương 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 2.1 Cấu trúc chương trình SH 11 và các thành phần kiến thức cơ bản…… 12
2.2 Cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác……… 13
2.3 Khái niện dạy học hợp tác ……… 16
2.4 Phân loại nhóm hợp tác ……… 18
2.5 Hiệu quả của dạy học hợp tác ……… 19
2.6 Các mô hình tổ chức dạy học hợp tác……… 20
2.7 Quy trình của một bài học hợp tác ……… 26
2.8 Môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lí ……… 37
2.9 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học hợp tác ……… 38
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự phát triển của xã hội là sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp
giáo dục Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12/1996) đã xác định “phải đổi mới
phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” Văn kiện Hội nghị lần thứ chín
Ban chấp hành TW khoá X tiếp tục khẳng định “Tập chung nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [7]
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung và của cải cách bậc trung học phổ thông nói riêng Vài năm gần đây các trường trung học phổ thông đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống đặc biệt là phương pháp thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các phương pháp dạy học ở các trường THPT
Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay Một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên là dạy học hợp tác (DHHT) DHHT là mô hình dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên, các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân được liên kết với nhau trong hoạt
Trang 8động chung nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập DHHT khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó còn huy động và hội tụ tiềm năng trí tuệ của cả tập thể Vì vậy, DHHT vừa giúp học sinh nắm vững tri thức, vừa giúp hình thành các kỹ năng tham gia thực hành xã hội
Năm 2006, sách giáo khoa Sinh học 11 đã hoàn thiện và đưa vào chương trình phổ thông Tuy nhiên nội dung của sách sinh học 11 là nội dung khó nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ gặp nhiều trở ngại Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên sẽ chọn các phương pháp dạy học truyền thống Nhưng nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh
Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tàinghiên cứu “Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác để xây dựng cách tổ chức bài học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết và thực tiễn của dạy học hợp tác - Thiết kế và tổ chức bài học SH 11 theo dạy học hợp tác
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hợp tác trong dạy học SH 11 ở trường THTP
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học 11
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết cho quá trình nghiên cứu
Trang 9- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học để tìm hiểu về thực trạng vận dụng dạy học hợp tác ở các trường THPT
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT để kiểm tra tính khả thi của phương án đã đề xuất
Sử dụng phần mềm Excel xử lí các số liệu trước và sau thực nghiệm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hợp lí thì chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường THPT có thể được nâng cao
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 10Năm 1916, John Dewey (khi đó làm việc tại đại học Chicago) đã viết
một cuốn sách có tựa đề “Democracy and Education” (Nền dân chủ giáo
dục) Theo Dewey, lớp học phải phản ánh được xã hội rộng lớn và phải là một phòng thí nghiệm cho việc học và cuộc sống thực tế Khoa sư phạm của Dewey yêu cầu giáo viên phải tạo ra trong môi trường học tập một hệ thống xã hội có các quy tắc dân chủ Trách nhiệm chủ yếu của GV là sắp xếp các học sinh trong việc tìm hiểu những vấn đề giữa các cá nhân và xã hội Các quy tắc cho các lớp học cụ thể được mô tả bởi Dewey và những người kế tiếp sau này là tập trung vào các nhóm học sinh giải quyết vấn đề để tìm câu trả lời cho riêng mình và học các nguyên tắc dân chủ qua các hoạt động tương tác hàng ngày [12], [39]
Nhiều năm sau (1954, 1960), Herbert Thelen cũng thuộc trường đại học Chicago đã phát triển và chính xác hơn trong việc giúp học sinh làm việc theo nhóm Giống như Dewey, Thelen lập luận rằng lớp học sẽ là một thư viện hoặc một nền dân chủ thu nhỏ nhằm mục đích nghiên cứu và tham gia vào các vấn đề giữa cá nhân và xã hội Thelen quan tâm tới sự năng động của nhóm, tới tính chất giáo dục của việc điều tra theo nhóm Từ đó mang lại khái niệm cơ bản cho sự phát triển của dạy học hợp tác[37], [39].
Trang 11Năm 1954, toà án tối cao Mỹ đã ra phán quyết mang tính lịch sử về dân chủ trong giáo dục Theo đó, toà án phán quyết rằng các trường công lập ở Mỹ không thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc mà phải thực hiện chính sách bình đẳng Điều này đã dẫn đến một loạt các hành động và quyết định kế tiếp của các cơ quan hành pháp và lập pháp trên khắp đất nước yêu cầu các quan chức phải đệ trình các kế hoạch cho việc xoá bỏ phân biệt chủng tộc trong nhà trường
Lúc bấy giờ các nhà lý luận tư tưởng và nhà quan sát đã cho rằng đặt mọi người có hai lai lịch dân tộc, hoặc chủng tộc khác nhau trong cùng một vị trí sẽ không làm mất đi sự thành kiến hoặc thúc đẩy sự liên kết, chấp nhận giữa các nhóm Ví dụ, trong một quán tự phục vụ vẫn có thể bắt gặp hình ảnh học sinh da đen ngồi một bên, học sinh da trắng ngồi bên khác Họ cũng đồng thời nhận thấy rằng một cộng đồng có thể có sự hoà nhập cao nhưng vẫn có những nhà hàng hoặc nhà thờ chỉ ưu tiên cho một nhóm người da đen hoặc da trắng [39]
Gordon Allport, một nhà xã hội học hàng đầu lúc bấy giờ đã lập luận rằng bản thân luật pháp không làm giảm được sự định kiến giữa các nhóm và thúc đẩy các nhóm chấp nhận nhau Năm 1984, Shlomo Sharan và các đồng nghiệp ở trường đại học Tel Aviv (Isreal) dựa trên cơ sở của Allport đã tổng kết ba điều kiện cơ bản về việc chống lại phân biệt chủng tộc: (1) Hoà giải, tiếp xúc giữa các dân tộc (2) Tạo điều kiện địa vị công bằng giữa các thành viên của các nhóm tham gia trong cùng một hoàn cảnh (3) Việc liên kết giữa các nhóm dân tộc được thừa nhận
Từ 3 điều kiện trên người ta đã quan tâm tới việc xây dựng những lớp học, tiến trình dạy học khắc phục được nạn phân biêt chủng tộc; mô hình học tập hợp tác đã được hình thành Công việc của Sharan và các đồng nghiệp ở Isreal là tìm ra con đường thúc đẩy sự hoà hợp giữa những người nhập cư Do thái có nguồn gốc Châu Âu và những người có nguồn gốc Trung Đông Công
Trang 12việc của Johnsons tại trường đại học Minesota là khám phá ra làm thế nào để môi truờng học tập mang tính hợp tác có thể dẫn đến cách học tốt hơn và tích cực hơn, học sinh từ các dân tộc chủng tộc khác nhau có xu hướng hoà nhập với nhau hơn trong môi trường lớp học [39].
Những năm 60 của thế kỷ XX Carl Roger đã đưa ra chiến lược lấy học sinh làm trung tâm bao gồm những hoạt động đa dạng để tạo lập và duy trì bầu không khí tâm lý thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức của học sinh [30] Chiến lược này gồm:
- Tổ chức môi trường học tập thuận lợi, thích hợp cho sự đối thoại giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh với học sinh
- Rút ngắn khoảng cách xã hội bằng cách lắng nghe nhau, trao đổi với nhau về vấn đề học tập
- Cho phép học sinh lựa chọn những phương pháp lập luận riêng, từ năng lực cá nhân và giải quyết nhiệm vụ học tập
- Lôi cuốn sự tham gia của mọi học sinh bằng cách tôn trọng những thắc mắc, những ý kiến đối lập và sử dụng chúng để tạo sức đẩy cho bài học
- Khuyến khích học sinh nói lên điều họ suy nghĩ và cách thức họ muốn làm, cho phép họ xác lập các chuẩn đánh giá mức tiến bộ của mình
Như vậy lý thuyết của Carl Rogers đã nêu ra là ngoài chức năng tiếp cận cá nhân còn chú ý tới tác động của cá nhân thông qua sự hợp tác giữa các học sinh
Cuộc sống ở thế kỷ XX được mô tả là một cộng đồng toàn cầu, một xã hội phức tạp mà ở đó yêu cầu về mức độ hợp tác giữa các thành viên là rất cao Kết quả là phần lớn mọi người đều có những hành vi mang tính hợp tác và tin tưởng rằng nó là một mục tiêu quan trọng mà giáo dục cần đạt được Rất nhiều các hoạt động ngoại khoá trong trường học chẳng hạn như đội thể thao, các tác phẩm nhạc, kịch đã được dựa trên căn cứ này Thế nhưng còn về các hoạt động trong lớp học thì sao? Liệu các hoạt động hợp tác của học tập hợp tác có ảnh hưởng đến hành vi hợp tác của học sinh?
Trang 13Sharan (1984) và các đồng nghiệp của ông đã tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này trong suốt hơn một thập kỷ Họ làm việc một cách miệt mài nhằm tiếp cận cụ thể việc học mang tính hợp tác và thử nghiệm nó để xem liệu việc sử dụng nó có cải thiện được mối quan hệ xã hội giữa những người Do thái ở Isreal Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên 33 giáo viên tiếng Anh và văn học, chia thành ba nhóm tập huấn
Các giáo viên nhóm 1 được dạy làm thế nào để hình thành kỹ năng cho toàn bộ lớp học
Các giáo viên thuộc nhóm 2 được dạy làm thế nào sử dụng việc phân chia thành quả làm việc trong nhóm (STAD): mỗi tuần các giáo viên sử dụng STAD giới thiệu các thông tin mới cho học sinh bằng miệng hoặc văn bản Học sinh trong lớp sẽ phân chia thành các đội gồm 4 hoặc 5 thành viên khác nhau về giới tính, chủng tộc, dân tộc, học lực
Những giáo viên thuộc nhóm thứ 3 được dạy cách khảo sát trong nhóm (GI): giáo viên phân lớp học thành các nhóm hỗn tạp gồm 5 hoặc 6 thành viên, học sinh sẽ tham gia lập kế hoạch về chủ đề học tập và cả cách tiến hành công việc điều tra
Các nhà điều tra đã thu thập một khối lượng lớn các thông tin trước, trong và sau quá trình thực nghiệm, bao gồm dữ liệu từ các thử nghiệm thành công, quan sát lớp học và hành vi hợp tác của học sinh Nghiên cứu của Sharan chỉ rõ ra rằng các phương pháp chỉ dẫn ảnh hưởng tới hành vi cạnh tranh hoặc hợp tác của học sinh Mô hình điều tra theo nhóm (GI) tạo ra nhiều hành vi hợp tác hơn so với việc giảng dạy cho toàn bộ lớp học hay phân chia thành quả làm việc trong nhóm (STAD) Và STAD lại tạo ra nhiều hành vi hơn việc dạy cả lớp Trong một phân tích khác được tiến hành theo dữ liệu này, Sharan và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng cách tiếp cận học mang tính hợp tác đã làm tăng sự hợp tác giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau
Trang 14trong các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập hơn là giảng dạy trong toàn bộ lớp học [35], [39]
Robert Slavin (1984) có viết: Các học sinh thường không đánh giá bạn học có kết quả học tập tốt trong khi họ lạis đánh giá cao những bạn học có kết quả vượt trội trong thể thao… Vì thành công trong thể thao mang lại lợi ích cho nhóm (đội, trường, thị trấn), trong khi thành công trong học tập chỉ mang tính cá nhân Thực tế, trong một lớp học nếu sử dụng việc chấm điểm mang tính cạnh tranh thì bất kì sự thành công của cá nhân nào đó sẽ làm giảm sự thành công của các cá nhân khác Slavin và đồng sự tin rằng học tập hợp tác có thể thay đổi cách nhìn của giới trẻ và khiến học sinh dễ chấp nhận kết quả học tập của mình hơn
Hành vi hợp tác là một khía cạnh quan trọng của học hợp tác nó thúc đẩy học sinh có trách nhiệm trong việc học tập của mình đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm Slavin (1986) đã tổng quan các nghiên cứu và báo cáo rằng: trong 45 công trình nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 1972 đến năm 1986 điều tra về hiệu quả của cách học mang tính hợp tác trong các môn học: ngôn ngữ, phát âm địa lý, nghiên cứu khoa học, toán học, tiếng anh ở các nước Mỹ, Israel, Nga và Đức có 37/45 nghiên cứu cho thấy các lớp học mang tính hợp tác làm tốt hơn trong việc kiểm soát nhóm học sinh và giành kết quả học tập cao hơn, 8 nghiên cứu còn lại cho thấy không có sự khác biệt Không một nghiên cứu nào phủ định lại những lợi ích của việc học hợp tác mang lại [39]
1.2 Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác ở Việt Nam
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một giáo viên thường dạy cho một nhóm nhỏ học sinh có thể chênh lệch nhau khá nhiều về lứa tuổi và trình độ Điển hình là thầy đồ Nho ở nước ta thời kì phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ mới học Tam tự kinh đến môn sinh đi thi tú tài, cử nhân Trong kiểu dạy đó, thầy đồ nho bắt buộc
Trang 15phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi học sinh, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao Tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp [3], [11]
Sau khi nước ta thoát khỏi chế độ phong kiến lại tiếp tục một thời gian dài dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Giáo dục thời kì này đã có tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học sinh cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên có điều kiện chăm lo cho từng học sinh Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh rất nhiều trường học đã phải sơ tán, nhiều giáo viên tham gia nghĩa vụ quân sự nên trong một lớp học giáo viên có thể dạy nhiều nhóm học sinh có trình độ khác nhau Như vậy trong lịch sử giáo dục Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức dạy học theo nhóm nhỏ nhưng chỉ ở mức độ tự phát không có quy trình cụ thể và không thể hiện được sự hợp tác giữa các học sinh trong một nhóm [11], [12], [27]
Vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 60 của thế kỷ XX Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó Nhưng phải đến những năm 80, phát huy tính tích cực của học sinh mới là một trong những phương hướng của cải cách giáo dục được triển khai ở các trường phổ thông Tuy nhiên những chuyển biến về giáo dục đạt được còn hạn chế vì thời điểm này đất nước đứng trước rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết [4], [6], [11], [25], [26]
Trong nhiều năm phát triển giáo dục dưới thời bao cấp, thanh thiếu niên được nhà nước và xã hội bảo đảm việc học hành như một quyền lợi đương nhiên; đến tuổi phải được đi học, không phải trả học phí mà còn được phát SGK, học hết năm ắt được lên lớp, học xong sẽ được phân công công tác Điều đó đã gây tâm lí ỷ lại trong thanh thiếu niên, làm tê liệt động cơ phấn đấu trong học tập ở đại bộ phận học sinh Hậu quả là học sinh ngày càng thụ
Trang 16động mặc dầu nhà trường kêu gọi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, học sinh ngày càng lười học mặc dù nhà trường liên tục phát động thi đua học tốt [3], [8], [19]
Vào những năm cuối của thế kỉ XX và những năm đầu tiên của thế kỉ XXI giáo dục Việt Nam mới thực có những chuyển biến rõ rệt Có rất nhiều tài liệu giáo dục và dạy học nói tới việc cần thiết chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nội dung dạy học chú trọng các kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hoà nhập và phát triển cộng đồng Và một trong những mô hình dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đó là dạy học hợp tác [5], [10], [13], [29]
Về phương diện lí thuyết, thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới dạy học mang tính hợp tác
Tác giả Lê Văn Tạc (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) đã đăng bài viết “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm” trên tạp chí giáo dục số 81 (3/2004) Nội dung bài viết đề cập đến khái niệm của DHHT, cơ sở lí luận của DHHT cũng như các bước thực hiện DHHT trong quá trình dạy học [32]
GS Trần Bá Hoành, một trong những nguời đi đầu trong việc nghiên cứu về phát triển đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa ở Việt Nam, trong bài viết “Những đặc trưng của phương pháp tích cực” trên tạp chí giáo dục số 32(6/2002) có nêu: “Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để họ tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình” [10], [12]
Trang 17Cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” tập hợp 26 bài viết được lựa chọn trong suốt 10 năm gần đây của GS Trần Bá Hoành, đó là những bài viết ngắn gọn, dễ đọc, dễ vận dụng, đề cập đến những vấn đề phục vụ đúng trọng tâm công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi tại các truờng học, các đơn vị giáo dục: dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát triển các phương pháp tích cực, tăng cường dạy phương pháp học tập, tự học Và trong cuốn sách này cũng chỉ rõ dạy học hợp tác là một trong những chiến lược dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm [12]
DHHT còn được đề cập đến trong cuốn “Sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư phạm” (dùng chung cho các môn học) của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp thuộc Dự án Đào tạo giáo viên THCS Đây là cuốn sách trợ giúp thường xuyên về mặt phương pháp dạy học cho giảng viên các trường cao đẳng sư phạm, giúp họ bồi dưỡng chuyên môn để có thể thực hiện tốt chương trình mới ban hành [3]
Năm 2002, Ngô Thị Thu Dung đã nghiên cứu “Một số vấn đề lí luận và kĩ năng dạy học theo nhóm của học sinh” [5] Cùng năm đó Nguyễn Thị Hồng Nam đã nghiên cứu về việc “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm” [24]
Năm 2006, Trần Thị Bích Hà đã đăng bài viết “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông” [13]
Trần Ngọc Lan nghiên cứu về “ Kỹ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm học tập hợp tác trong dạy học toán ở tiểu học [15]
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu dạy học hợp tác Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11
Trang 18Chương 2
VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
2.1 Cấu trúc chương trình sinh học lớp 11 và thành phần kiến thức cơ bản
Chương trình sinh học 11 gồm 48 bài trong đó có 40 bài lí thuyết và 8 bài thực hành Chương trình sinh học 11 là phần Sinh học cơ thể, phần này gồm 4 chương Mỗi chương lại được tách thành 2 phần nhỏ để giới thiệu riêng rẽ về các quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Chương này gồm 22 bài (18 bài lí thuyết và 4 bài thực hành)
Nội dung chương này giới thiệu về các quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật, đó là quá trình như vận chuyển các chất trong cây, thoát hơi nước, quá trình quang hợp, quá trình hô hấp ở thực vật Các quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ở cơ thể động vật
Chương II: Cảm ứng
Chương này gồm 11 bài (9 bài lý thuyết và 2 bài thực hành) Nội dung của chương đề cập đến các hiện tượng diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật để phản ứng lại các kích thích của môi trường
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
Chương này gồm 7 bài (6 bài lý thuyết và 1 bài thực hành) Nội dung của chương này giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, các hoocmôn, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Chương IV: Sinh sản
Chương này gồm 8 bài (6 bài lí thuyết, 1 bài thực hành và 1 bài ôn tập) Nội dung của chương giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật và động vật cũng như các cơ chế, điều kiện để điều hòa sinh sản
Trang 19* Thành phần kiến thức của chương trình
Kiến thức cơ bản nhất của chương trình là hệ thống các khái niệm phản ánh các hiện tượng, quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật
- Khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng, quá trình đặc trưng nhất của cơ thể thực vật và động vật
- Các khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của cơ thể thực vật và động vật
- Khái niệm phản ánh về vai trò của các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến các quá trình diễn ra trong cơ thể sống
Từ việc phân tích cấu trúc chương trình sinh học 11 chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều bài học có thể sử dụng mô hình dạy học hợp tác để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả
2.2 Cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác
Việc nghiên cứu dạy học hợp tác dựa trên các thuyết sau:
2.2.1 Thuyết học tập mang tính xã hội: Làm việc đồng đội
Thuyết này được xây dựng trên nguyên tắc phổ biến là trẻ sẽ nỗ lực đối với những nhiệm vụ mà trẻ sẽ được khen thưởng sau khi hoàn thành và sẽ không cố gắng với những việc mà trẻ không được khen hoặc bị chê Tư tưởng chính của thuyết này là khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn để đạt đến thành công Các thành viên trong nhóm có xu hướng giúp đỡ lẫn nhau để có thể vươn tới sự thống nhất Thuyết này đã được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường Nhiều thực nghiệm đã chứng minh các mô hình học tập xây dựng trên thuyết học tập mang tính xã hội mang lại kết quả vượt hẳn các cách học truyền thống [5], [6] [39]
2.2.2 Thuyết Piaget: Sự giải quyết mâu thuẫn
Theo Piaget, để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, giáo viên đưa
Trang 20trẻ vào những tình huống làm xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau Giáo viên sắp đặt những học sinh có quan điểm đối lập nhau về cách giải quyết vấn đề thành một nhóm và yêu cầu từng cặp này hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học Sau khi các em thống nhất giáo viên kiểm tra từng em và luôn thấy rằng những em lúc đầu còn kém cỏi về một vấn đề nào đó thì bây giờ có thể tự mình giải quyết một cách đúng đắn, không khác với cách giải quyết của bạn mình Đôi khi giáo viên cũng dạy trẻ theo từng đôi một nhằm mục đích cho trẻ bắt chước cách giải quyết đúng một vấn đề, hoặc cũng có thể dạy trẻ với sự chứng kiến của những đứa trẻ khác để chúng học cách tìm ra nguyên nhân theo hướng cùng phát triển [31]
2.2.3 Thuyết Vygotsky: Sự hợp tác tập tập thể
Vygotsky cho rằng: mọi chức năng tâm lí cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện trước hết ở cấp độ liên cá nhân, trước khi được chuyển vào trong và tồn tại ở cấp độ nội cá nhân “Trong sự phát triển của trẻ, mọi chức năng tâm lí cao cấp đều xuất hiện hai lần: lần thứ nhất như một hoạt động tập thể, một hoạt động xã hội nghĩa là như một chức năng liên tâm lí; lần thứ hai như một hoạt động cá nhân, như một chức năng tâm lí bên trong” Vygotsky đã đưa ra khái niệm và xây dựng lí thuyết về vùng phát triển gần Dạy học chỉ có kết quả đối với việc thúc đẩy sự phát triển gần của học sinh Phải làm sao kích thích và làm thức tỉnh quá trình chuyển hoá các hoạt động bên trong của đứa trẻ Các quá trình hướng vào trong sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân trẻ “Điều trẻ em cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai”[32]
2.2.4 Thuyết khoa học nhận thức mới: dạy lẫn nhau
Phương pháp này được Palincsar Brown xây dựng và phát triển Theo phương pháp này, học sinh và giáo viên thay nhau đóng vai trò người dạy sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập, giáo viên làm mẫu đưa ra các cách thức,
Trang 21nêu ra các vấn đề, đặt ra các câu hỏi, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề … học sinh học cách làm của giáo viên và áp dụng vào nhóm học tập của mình Các thành viên khác trong nhóm tham gia vào thảo luận bằng cách nêu ra các câu hỏi, câu trả lời cho các câu hỏi đó, bình luận, tìm kiếm những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận Vai trò của các thành viên được luân phiên thay đổi [32]
2.2.5 Thuyết kiến tạo
Theo thuyết kiến tạo, hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo tri thức cho chính mình, chứ không phải do giáo viên mang sẵn lời giải đến cho học sinh Mặt khác hoạt động học tập cũng là quá trình mang tính xã hội, văn hoá, và liên nhân cách nên việc tổ chức hoạt động dạy và học phải làm sao huy động được không chỉ phương pháp nhận thức - học tập mà cả cách thức giao tiếp, hợp tác vào giải quyết các nhiệm vụ học tập Người ta dự đoán trong tương lai, lí thuyết kiến tạo sẽ là một trong bốn yếu tố chi phối giáo dục thế giới, đó là: tư duy phê phán và sáng tạo (Creative and crifical thinhking); học tập hợp tác (Cooperative learning); Lí thuyết kiến tạo (Constructivism); và học tập dựa trên cơ sở máy tính (Computer basing learning)
Từ các tiền đề trên cho thấy, để học có hiệu quả, không chỉ huy động các tác nhân nhận thức - học tập mà cần huy động các tác nhân văn hoá, xã hội vào quá trình học tập của học sinh Để tổ chức hoạt động học, không chỉ sử dụng các phương pháp nhận thức - học tập mà cần phối hợp với các phương pháp giao tiếp, hợp tác trong một môi trường xã hội thu nhỏ nhằm giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả hơn Học sinh không chỉ được hình thành các tri thức và phẩm chất trí tuệ mà còn cần có bản lĩnh giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội thu nhỏ Sau này học sinh sẽ có khả năng thích ứng nhanh với các hoạt động thực tiễn trong xã hội [5] [32]
2.3 Khái niệm học tập hợp tác
Trang 22Phân tích các định nghĩa về hợp tác trong các từ điển và sự hợp tác trong thực tế cuộc sống, cho phép đặc điểm của hợp tác gồm:
- Bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện hợp tác
- Phụ thuộc, liên đới trách nhiệm trên cơ sở trách nhiệm cá nhân - Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau
Học hợp tác không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ học, cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn đảm bảo 5 yếu tố:
+ Phụ thuộc nhau một cách tích cực: Các thành viên của nhóm hợp tác phải gắn kết với nhau theo cách mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức mình Trong học hợp tác học sinh có trách nhiệm: 1) Thực hiện nhiệm vụ được giao; 2) Đảm bảo các thành viên trong nhóm cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao Điều đó có thể đạt được qua việc thiết lập mục tiêu bài dạy chung cho mọi học sinh.; giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, vai trò độc lập của từng học sinh và động viên, khích lệ chúng Để cho điều kiện học tập trở thành hợp tác học tập gắn bó, học sinh cần cảm nhận chúng hoàn toàn phụ thuộc với các thành viên trong hợp tác học tập
+ Tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh Học hợp tác đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh Điều đó được thực hiện khi các thành viên trong nhóm được nhìn thấy nhau trong quá trình trao đổi, hợp tác Tương tác giữa các học sinh có một số tác động như tăng cường động cơ học tập; làm nảy sinh những hứng thú mới; kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề; tăng cường kỹ năng xã hội như thái độ, cách biểu đạt; tăng cường sự phản hồi của học sinh bằng các hình thức khác nhau: lời nói, ánh mắt, cử chỉ; khích lệ mọi thành viên tham gia phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau
Trang 23+ Trách nhiệm cá nhân cao: nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho từng thành viên trong nhóm không trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập Mọi người đều phải học, phải đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm Mỗi học sinh trong học tập hợp tác được phân công thực hiện một vai trò nhất định tức là được luân phiên trong trong các hoạt động học tập khác nhau và hiểu rằng không thể dựa dẫm vào người khác + Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội: Học sinh phải thể hiện được các kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng giao tiếp như không xen ngang khi người khác đang nói, biết chờ đến lượt mình, lắng nghe, tóm tắt thông tin; Các kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp đỡ bạn; các kĩ năng giải quyết các vấn đề bất đồng như kiềm chế bực tức, thể hiện ý kiến bất đồng mà không xúc phạm, phản đối một cách nhẹ nhàng không chỉ trích
+ Rút kinh nghiệm trong tương tác: Sau mỗi hoạt động hợp tác, học sinh phải đánh giá quá trình hoạt động của mỗi thành viên Những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật cần được phát huy; những mặt cần thay đổi, cải thiện để hoạt động hợp tác có hiệu quả hơn Điều này giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách hiệu quả [4] [6], [13], [31]
Và khái niệm về dạy học hợp tác có thể được hiểu là mô hình học tập mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc phối hợp cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích chung của nhóm đã được đặt ra
Để sự phối hợp trong học hợp tác mang lại hiệu quả Các thành viên phải làm việc trong những ê-kip với đặc trưng là tương hợp tâm lí và phối hợp hành động để thực hiện mục đích chung[13]
2.4 Phân loại nhóm hợp tác
Trong học hợp tác có 3 loại nhóm hợp tác chính:
Trang 24- Nhóm hợp tác chính thức
- Nhóm hợp tác không chính thức - Nhóm hợp tác nền tảng
2.4.1 Nhóm hợp tác chính thức
Nhóm hợp tác chính thức được duy trì trong phạm vi một tiết học cho tới nhiều tuần Nhóm hợp tác chính thức gồm những học sinh làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu chung bằng cách đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao [4] Khi làm việc với các nhóm hợp tác chính thức cần phải:
+ Cụ thể hoá mục tiêu bài học
+ Đưa ra được các quyết định trước khi thực hiện bài giảng
+ Giải thích các nhiệm vụ và tính phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực cho các học sinh
+ Theo dõi việc học của học sinh và can thiệp để trợ giúp hoặc tăng cường kĩ năng liên cá nhân và kĩ năng làm việc nhóm
+ Đánh giá việc học của học sinh và giúp các em nhìn lại xem nhóm mình đã làm việc như thế nào
2.4.2 Nhóm hợp tác không chính thức
Nhóm hợp tác không chính thức là những nhóm đặc biệt, không theo thể thức cố định, có thể tồn tại trong phạm vi từ vài phút đến một tiết học Có thể dùng kiểu nhóm này trong các hình thức giảng dạy trực tiếp để hướng chú ý của học sinh vào một tài liệu cụ thể, tạo tâm thế thuận lợi cho việc học, tạo cơ hội cho học sinh xử lí được kiến thức mà giáo viên đang trình bày và đưa ra kết luận cho một bài giảng Nhóm hợp tác không chính thức thường được tổ chức theo hình thức cho học sinh từ 3 đến 5 phút thảo luận tập trung trước và sau bài giảng, và 2 đến 3 phút thảo luận từng cặp đôi trong suốt bài giảng
Nhóm hợp tác không chính thức giúp học sinh thực hiện những thao tác
Trang 25trí tuệ như xây dựng, giải thích, tóm tắt tài liệu, biết hợp nhất chúng dựa vào các khái niệm trong suốt quá trình giảng dạy [4]
2.4.3 Nhóm hợp tác nền tảng
Các nhóm hợp tác nền tảng thường kéo dài ít nhất trong một năm Nhóm gồm nhiều thành phần hỗn hợp, số thành viên ổn định và mục đích căn bản là để các thành viên ủng hộ, giúp đỡ, khuyến khích lẫn nhau nhằm đạt được thành công trong học tập Các nhóm hợp tác nền tảng tạo cho học sinh mối quan hệ mật thiết trong thời gian dài, cho phép các thành viên có điều kiện giúp đỡ, khuyến khích và trợ giúp nhau trong các nhiệm vụ học tập để đạt được sự tiến bộ
Cùng với 3 kiểu nhóm hợp tác trên, các kịch bản hợp tác sử dụng để xây dựng những hoạt động học tập thường xuyên trong lớp Kịch bản học hợp tác gồm những nội dung mang tính tiêu chuẩn để hướng dẫn chung cho các giờ học lặp đi lặp lại và quản lí các hoạt động thường xuyên của lớp Khi được chuẩn bị và thực hiện nhiều lần, chúng trở thành những hoạt động tự giác trong lớp học và làm cho việc xây dựng một lớp học hợp tác trở nên dễ dàng hơn [4], [11]
2.5 Hiệu quả của học hợp tác
Học hợp tác là thông qua cộng tác làm việc học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội đặc biệt là năng lực cộng tác và thái độ đoàn kết của học sinh Học hợp tác nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp như:
- Phát huy tính tích cực tự lực và tính trách nhiệm của học sinh: Trong học hợp tác, học sinh phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả học tập của mình Học hợp tác hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập sáng tạo của học sinh
Trang 26- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: Công việc nhóm là phương pháp làm việc được học sinh ưa thích Học sinh được luyện tập những kĩ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung
- Phát triển năng lực giao tiếp: Thông qua việc hợp tác học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày và bảo vệ ý kiến của mình
- Hỗ trợ quá trình học mang tính xã hội: Học hợp tác là quá trình học tập mang tính xã hội Học sinh học tập trong môi trường tương tác với nhau, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các mối quan hệ xã hội và sẽ không cảm thấy phải chịu áp lực từ phía giáo viên
- Tăng cường sự tự tin cho học sinh: Vì học sinh được liên kết với nhau thông qua giao tiếp, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm Mặt khác thông qua giao tiếp sẽ khắc phục được sự thô bạo, cục cằn
- Phát triển năng lực phương pháp: Học hợp tác sẽ rèn luyện cho học sinh phương pháp làm việc
- Học hợp tác tạo khả năng dạy học phân hoá: Lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn một cách ngẫu nhiên, những yêu cầu về nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau, mức độ nhiệm vụ khó hay dễ, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công nhiệm vụ như nhau hay khác nhau, nam hay nữ học sinh làm việc cùng nhau hay riêng rẽ…
- Tăng cường kết quả học tập: Áp dụng tốt học tập hợp tác sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn không chỉ riêng cho mỗi cá nhân học sinh mà còn mang lại hiệu quả chung cho cả tập thể [16], [17], [21], [29]
2.6 Các mô hình tổ chức dạy học hợp tác
Một bài học hợp tác có thể được thiết kế theo nhiều mô hình khác nhau Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập
Trang 27theo hướng hợp tác Các nhà lí luận dạy học đã đưa ra 4 mô hình đáp ứng được tiêu chí của việc tiếp cận với việc học theo hướng hợp tác
2.6.1 Nhóm học tập (Student Team Achievement Division – STAD)
STAD được phát triển bởi Robert Slavin tại trường đại học John Hopkins có lẽ đây là mô hình đơn giản nhất thể hiện được cách tiếp cận theo hướng hợp tác Mô hình này gồm các bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu mục đích của bài học
Bước 2: Giới thiệu thông tin tới học sinh thông qua bài giảng, sách, mẫu Bước 3: Sắp xếp học sinh vào các đội
Bước 4: Quản lí và giúp học sinh trong suốt quá trình học nhóm Bước 5: Kiểm tra kết quả làm việc của học sinh
Bước 6: Công nhận sự nỗ lực của nhóm và cá nhân
Các giáo viên sử dụng STAD để giới thiệu các thông tin mói cho học sinh [39]
2.6.2 Nhóm chuyên gia (Jigsaw)
Nhóm chuyên gia được phát triển và thực nghiệm bởi Elliot Aronson và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Texas Mô hình nay gồm các bước sau:
Bước 1: Thành lập nhóm hợp tác một cách ngẫu nhiên và nhóm này gọi là
nhóm gốc (Home base group)
Bước 2: Phát cho mỗi thành viên trong nhóm một phần của nội dung bài học
Thông báo thời gian dành cho học sinh tự nghiên cứu
Bước 3: Thành lập “nhóm chuyên gia” Thông báo thời gian thảo luận trong
Trang 28Bước 6: Chấm điểm từng học sinh và điểm của từng nhóm
Phương pháp này dùng để dạy các kiến thức lí thuyết, những nội dung được xem là khó phát huy được tính tích cực của người học [14], [39]
2.6.3 Điều tra theo nhóm (Group Investigation - GI)
Mô hình này được Herber Thelen phác thảo Sau đó Sharan và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Tel Aviv đã mở rộng và cải tiến Mô hình này được coi là mô hình nhỏ của dạy học hợp tác Ngược lại với STAD và jigsaw, ở mô hình này học sinh được tham gia trong việc lập kế hoạch về chủ đề học tập cũng như là cách tiến hành công việc điều tra Điều này yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớp học phải tinh tế hơn là các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm [39]
Các giáo viên sử dụng GI thường phân các lớp học của họ thành các nhóm hỗn tạp gồm 5 hoặc 6 thành viên Tuy nhiên trong một số trường hợp, các nhóm có thể hình thành từ tình bạn hoặc do mối quan tâm trong cùng một chủ đề cụ thể Học sinh lựa chọn các chủ đề học, theo đuổi các cách điều tra sâu các chủ đề được lựa chọn, và sau đó chuẩn bị một báo cáo trước toàn thể cả lớp Sharan và các đồng nghiệp của ông đã mô tả 6 bước của GI như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề Các học sinh chọn các chủ đề nhỏ cụ thể trong một
lĩnh vực, vấn đề, thường do giáo viên đưa ra Học sinh sau đó tổ chức thành các nhóm nhỏ trọng tâm vào nhiệm vụ gồm từ 2 đến 6 thành viên Kết cấu nhóm mang tính hỗn tạp về thành tích học
Bước 2: Lập kế hoạch hợp tác Học sinh và giáo viên lập kế hoạch tiến trình
học, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể nhất quán với các chủ đề nhỏ của các vấn đề được lựa chọn ở bước 1
Bước 3: Thực thi Học sinh tiến hành kế hoạch đã được lập ở bước 2 Việc học
nên liên quan đến các hoạt động và kĩ năng đa dạng và nên hướng dẫn học sinh đến các nguồn tài liệu khác nhau kể cả trong và ngoài nhà trường Giáo viên giám sát sát sao tiến trình của mỗi nhóm và đưa ra trợ giúp khi cần thiết
Trang 29Bước 4: Phân tích và tổng hợp Học sinh phân tích và đánh giá những thông
tin thu thập được trong bước 3 và lập kế hoạch để làm thế nào có thể tổng hợp một vài điểm thú vị để trình bày hoặc diễn thuyết trước các bạn cùng lớp
Bước 5: Trình bày kết quả cuối cùng Một vài hoặc tất cả các nhóm trong lớp
đều trình bày chủ đề đã được nghiên cứu để các bạn cùng lớp tham gia vào công việc của nhóm Giáo viên điều phối việc trình bày nhóm
Bước 6: Đánh giá Trong trường hợp các nhóm theo đuổi các kế hoạch khác
nhau của cùng một chủ đề, học sinh và giáo viên đánh giá sự đóng góp của mỗi nhóm đối với bài học của lớp Việc đánh giá có thể bao gồm cả đánh giá cá nhân hoặc đánh giá cả nhóm hoặc đánh giá cả hai
2.6.4 Mô hình cấu trúc
Một mô hình khác của cách dạy học hợp tác đã được phát triển chủ yếu qua thập kỉ trước bởi Spencer Kagan và các đồng nghiệp của ông Các cấu trúc của Kagan kêu gọi học sinh làm việc một cách độc lập theo các nhóm nhỏ Sau đây là hai cấu trúc mà Kagan đã phát triển [39]
- Cặp đôi cùng suy nghĩ: Đây là một cách hiệu quả để thay đổi mô hình thuyết
trình trong lớp học Để sử dụng cặp đôi cùng suy nghĩ giáo viên sử dụng các bước sau:
Bước 1: Suy nghĩ - Giáo viên đặt câu hỏi hoặc một vấn đề kết hợp với bài học
để học sinh suy nghĩ trong vài phút cho câu trả lời cho vấn đề đó
Bước 2: Làm việc theo cặp - tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc
theo cặp và thảo luận những gì học sinh suy nghĩ Việc tương tác trong suốt quá trình này có thể giúp học sinh chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi hoặc ý kiến cho một tình huống cụ thể Thông thường giáo viên cho phép học sinh suy nghĩ trong 4 đến 5 phút
Bước 3: Chia sẻ - Bước cuối cùng giáo viên yêu cầu các cặp đôi chia sẻ với
toàn bộ cả lớp những gì học sinh đã thảo luận
Trang 30Mô hình này hiệu quả và đơn giản hơn rất nhiều so với việc giáo viên mất thời gian để hướng dẫn hoặc kiểm tra từng cá nhân trong dạy học toàn lớp
- Nhóm cùng suy nghĩ: Phương pháp này liên quan đến việc nhiều học sinh cùng nghiên cứu nội dung bài học Thay thế việc giáo viên đưa câu hỏi cho toàn bộ lớp học ở phương pháp này giáo viên có thể sử dụng bốn bước sau:
Bước 1: Đánh số - giáo viên chia lớp học thành các đội gồm 3 đến 5 thành
viên và đánh số Vì vậy, mỗi thành viên trong đội có một số khác nhau từ 1 đến 5
Bước 2: Đặt câu hỏi – Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi Các câu hỏi có
thể biến đổi, các câu hỏi có thể rất cụ thể hoặc theo mẫu, hoặc câu hỏi đó có thể trực tiếp
Bước 3: Cùng nhau suy nghĩ - Học sinh cùng nhau suy nghĩ để tìm ra đáp án
chính xác cho câu trả lời
Bước 4: Trả lời – Giáo viên một số học sinh đại diện cho các nhóm trình bày
câu trả lời trước cả lớp
Phương pháp này giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu biết nội dung bài học của học sinh
Để thấy được sự khác nhau của 4 mô hình nhỏ của dạy học hợp tác người tác đã đưa ra bảng so sánh sau:
Trang 31trúc Mục tiêu
nhận thức
Lí thuyết đơn giản
Lí thuyết đơn giản
Lí thuyết phức tạp
Lí thuyết đơn giản
Mục tiêu xã hội
Hợp tác làm việc theo nhóm
Làm việc hợp tác theo nhóm
Hợp tác trong nhóm hỗn tạp
Nhóm mang đặc trưng của một xã hội thu nhỏ
Cấu trúc nhóm
Nhóm học tập gồn 4 – 5 thành viên
Nhóm học tập gồm 5 – 6 thành viên – nhóm chuyên gia
Nhóm học tập gồm 5- 6 thành viên
Làm việc theo cặp, theo theo nhóm gồm 4 – 6 thành viên
Lựa chọn chủ đề bài
học
Chủ yếu là giáo viên
Chủ yếu là giáo viên
Chủ yếu là học sinh
Chủ yếu là giáo viên
Nhiệm vụ
Học sinh làm việc theo nhóm và giúp đỡ những người khác để tìm ra bản chất của vấn đề
Học sinh điều tra theo các nhóm chuyên gia và chia sẻ với nhóm về bản chất của vấn đề
Học sinh hoàn thành việc điều tra đối với những vấn đề phức tạp
Học sinh làm việc theo sự phân công ban đầu (vừa mang tính nhận thức, vừa mang tính xã hội)
Đánh giá
Kiểm tra theo tuần
Có thể kiểm tra theo tuần hoặc bằng những hình thức kiểm tra khác
Hoàn thành kế hoạch và báo cáo - có thể dưới hình tức bài tiểu luận
Hình thức kiểm tra tuỳ theo lựa chọn của giáo viên Từ bảng trên ta có thể chỉ ra được những điểm giống và khác nhau của 4 mô hình trên Nhưng không phải với điều kiện nào của có thể sử dụng được chúng một cách có hiệu quả Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cách tổ chức bài học hợp tác phù hợp với điều kiện trong các trường phổ thông tại Việt Nam
2.7 Quy trình tổ chức bài học hợp tác
Trong dạy học hợp tác hoạt động dạy và hoạt động học của giáo viên bao
Trang 32gồm nhiều bước kế tiếp nhau Sự kết thúc của bước này sẽ là sự mở đầu của bước tiếp theo tương ứng với tiến trình bài học Mỗi bước gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn được sắp xếp theo trật tự nhất định trong một chỉnh thể sẽ tạo nên cấu trúc của việc tổ chức dạy học Trong dạy học hợp tác cấu trúc của bài học có thể được khái quát như sau:
Hình 2.1 Các hoạt động của GV và HS trong DHHT
Cấu trúc của bài học gồm các giai đoạn đã được khái quát ở sơ đồ trên Các giai đoạn này cấu thành lên quy trình tổ chức dạy học hợp tác Quy trình này lại được chia thành các quy trình bộ phận sắp xếp theo trình tự:
+ Quy trình chuẩn bị + Quy trình thực hiện
+ Quy trình tổng kết, đánh giá
Trong mỗi quy trình nhỏ thì hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Hoạt động của GV
Tổ chức thảo luận lớp
Hướng dẫn HS tự nghiên cứu
Kết luận, Đánh giá Tổ chức thảo luận
nhóm
Hoạt động của HS
Tự nghiên cứu cá nhân
Hợp tác với bạn trong nhóm
Hợp tác với các bạn trong lớp
Tự đánh giá, Tự điều chỉnh
Trang 33có sự khác biệt nhưng đều nhằm thực hiện mục đích chung là hoàn thành nhiệm vụ học tập [8], [15], [23], [24]
2.7.1 Quy trình chuẩn bị
* Hoạt động của giáo viên
Vai trò của GV là người hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động của HS Vì vậy, để giờ học đạt chất lượng tốt nhất thì khâu chuẩn bị chu đáo cho từng giờ dạy của mình Hoạt động của GV trong giai đoạn này gồm các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là sự cụ thể mục tiêu của môn học tại một thời điểm nhất định của quá trình dạy học Mục tiêu bài học chính là kết quả cuối cùng mà HS cần hướng tới sau khi kết thúc bài, vì vậy mục tiêu của bài học là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động của GV và HS trong giờ học
Bước 2: Thiết kế nội dung bài học
Trong DHHT, nội dung bài học cấu trúc theo chương trình hoá Mỗi bài học giải quyết một chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều tình huống và mỗi tình huống lại được cụ thể thành nhiều vấn đề HS tiến hành bài học nghĩa là tiến hành giải quyết các tình huống có vấn đề Các tình huống phải kích thích được HS, được HS tham gia tích cực, chủ động sáng tạo Để làm được điều
Trang 34đó GV cần phải tiến hành thiết kế nội dung bài học cụ thể là thiết kế tình huống Cách tiến hành như sau:
+ Phân tích nội dung bài học
+ Xây dựng cấu trúc nội dung bài học + Kiến tạo tình huống dạy học
+ Xác định quỹ thời gian cho từng tình huống
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học, các phương án tổ
* Hoạt động của học sinh
Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV, HS tham gia vào quá trình chuẩn bị bài học với tư cách là một chủ thể tích cực hoạt động của HS gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS xác định mục tiêu của bài học Để xác định mục tiêu bài học HS cần:
+ Tìm hiểu mục tiêu bài học
+ Tự xác định vị trí bài học trong chương trình
+ Tự xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình sau khi kết thúc bài học
Bước 2: Nghiên cứu trước nội dung bài học
Trang 35Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành nghiên cứu SGK và tài liệu học tập để xây dựng nội dung bài học Ở bước này học sinh thực hiện:
+ Phân tích nội dung bài học + Tự đặt ra các tình huống độc lập + Tự tìm cách giải quyết tình huống
Bước 3: Tự lựa chọn phương pháp và phương tiện học tập
Kết thúc quy trình chuẩn bị GV và HS chuyển sang quy trình tiếp theo, quy trình thực hiện
2.7.2 Quy trình thực hiện
* Hoạt động của GV
Hoạt động của giáo viên ở giai đoạn này trở nên quan trọng hơn GV là người khởi xướng các mối quan hệ hợp tác giữa GV - nhóm - HS, hoạt động của người GV sẽ quyết định đến hiệu quả của DHHT GV bằng các chiến lược tổ chức của mình sẽ khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân HS đồng thời tạo ra một không khí năng động, hợp tác trong lớp học Hoạt động của GV tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS + Tổ chức nhóm
- Thành lập nhóm (chú ý về số lượng nhóm và số lượng các thành viên trong nhóm)
- Phân công vị trí của nhóm trong không gian lớp học + Giao nhiệm vụ cho nhóm
Khi giao nhiệm vụ cho nhóm cần chú ý
- Nhiệm vụ phải sát với trình độ học sinh
- Giải thích các vấn đề cần giải quyết và mục tiêu HS cần đạt được - Thời gian hoàn thành nhiệm vụ
Bước 2: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu
Trang 36Trong DHHT, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống học tập, qua đó HS sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, cách hoạt động mới
Tuy nhiên chiếm lĩnh tri thức là quá trình khó khăn, vì vậy GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ Ở bước này GV tiến hành theo trình tự sau:
+ Xác định và cụ thể hoá từng nhiệm vụ của học sinh + Gợi ý cách giải quyết tình huống
+ Thúc đẩy hoạt động của nhóm đi tới mục tiêu Bước 4: Tổ chức thảo luận lớp
Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết Tuy nhiên, để cho kiến thức được hoàn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các
Trang 37nhóm trao đổi và bổ sung cho nhau Hoạt động của giáo viên tiến hành theo trình tự:
+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày + Yêu cầu các nhóm bổ sung hoàn thiện
+ Nhấn mạnh những khác biệt, mâu thuẫn giữa các nhóm Bước 5: Kết luận và đánh giá
Trong thảo luận, có những vấn đề rất khó phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trò là trọng tài khoa học GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lí tình huống Hoạt động của GV được tiến hành như sau:
+ Tóm tắt vấn đề trong tình huống
+ Bổ sung và chính thức hoá tri thức mới
+ Đưa ra câu hỏi để tìm hiểu mức độ hiểu vấn đề của HS + Nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm, từng học sinh
Kết thúc bước 5, GV quay lại bước 1 và tiến hành cho tới khi hết các tình huống bài học
* Hoạt động của học sinh
Hoạt động của HS trong DHHT là tự lực chiếm lĩnh tri thức bằng chính hành động của mình và bằng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và với GV Như vậy HS vừa là mục tiêu vừa là động lực chủ yếu của quá trình dạy học Ở giai đoạn này HS tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:Ra nhập nhóm và tiếp cận nhiệm vụ học tập
Trong giờ học theo DHHT thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một nhóm nhất định và giữ một vai trò nhiệm vụ nhất định Vì vậy, ở bước này hoạt động của HS được tiến hành như sau:
+ Ra nhập nhóm
+ Tiếp nhận nhiệm vụ từ GV + Tiếp nhận nhiệm vụ từ nhóm
Trang 38Bước 2: Cá nhân tự nghiên cứu
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tự nghiên cứu SGK, tài liệu và bằng vốn kiến thức của mình để tìm hướng xử lí tình huống mà GV đặt ra Trình tự mà HS thực hiện ở bước này như sau:
+ Trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước nhóm + Ghi lại các ý kiến của bạn theo cách hiểu của mình
+ Đưa ra nhận xét của mình đối với phương án của bạn đưa ra
+ Các thành viên trong nhóm thống nhất để đi đến kết quả chung nhất Bước 4: Hợp tác với bạn trong lớp
Sau bước 2 các giải pháp giải quyết tình huống của các nhóm đã được sửa chữa và bổ sung chỉnh lí Tuy nhiên giữa các nhóm vẫn có thể có sự khác biệt, khi đó các nhóm trong lớp sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất ý kiến Hoạt động của HS thực hiện như sau:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm khác + Bổ sung và điều chỉnh kết quả
Bước 5: Hợp tác với thầy tự đánh giá kết quả
Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp thì GV sẽ đưa ra những phân tích,
Trang 39đánh giá và kết luận căn cứ vào đó HS sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình Ở bước này HS cần tiến hành theo trình tự sau:
+ So sánh với kết luận của GV
+ Khái quát, tổng hợp lại từng vấn đề + Chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện kết quả + Rút kinh nghiệm về cách học
Tóm lại qua các khâu tự nghiên cứu cá nhân, hợp tác với bạn trong nhóm, trong lớp, với thầy HS đã tự hình thành cho mình một hệ thống tri thức có tính khoa học Với những tri thức có được HS sẽ vận dụng để tiếp tục chiếm lĩnh tri thức khác, hoặc để giải quyết một tình huống thực tế
Giai đoạn 2 là giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định sự thành công của việc tổ chức DHHT Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 GV và HS cùng bước sang giai đoạn tiếp theo
Bước 1: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
GV hướng dẫn HS khái quát và hệ thống lại nội dung bài học, mối quan hệ giữa các luận điểm đó và sắp xếp chúng vào một hệ thống chặt chẽ theo logic bài học Bước này được tiến hành như sau:
+ Yêu cầu HS xem lại toàn bộ nội dung bài học
+ Hướng dẫn HS xác định trọng tâm từng phần và toàn bài
+ Hướng dẫn HS xây dựng mối quan hệ trong từng phần và giữa các phần trong bài
Trang 40+ Hướng dẫn HS sắp xếp các ý, theo trật tự nhất định
+ Hướng dẫn HS khái quát lại luận điểm, xác định nội dung chủ yếu Bước 2: Đánh giá kết quả của HS
GV tiến hành đánh giá:
+ Mức độ thực hiện kế hoạch của HS
+ Mức độ đạt được về tri thức, kĩ năng và thái độ của HS + Nguyên nhân những tồn tại của HS
+ Đề xuất giải pháp giúp HS khắc phục những tồn tại Bước 3: Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài mới
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài mới để giờ học tập tiếp theo có hiệu quả hơn, GV tiến hành như sau:
+ GV hướng dẫn HS xác định mục tiêu, nhiệm vụ bài học + Hướng dẫn HS nghiên cứu trước nôi dung bài học
+ Hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp, phương tiện, tài liệu tham khảo * Hoạt động của HS
Dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV, HS tiến hành tự tổng kết và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu của mình như sau:
Bước 1: Hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung tri thức đã học HS tiến hành theo trình tự sau:
+ Đọc lướt toàn bộ nội dung bài
+ Xác định luận điểm cơ bản của nội dung bài
+ Phát hiện mối quan hệ giữa các ý trong luận điểm và các luận điểm trong bài
+ Sắp xếp các ý cốt lõi, các luận điểm cơ bản, các mối quan hệ và khái quát lại để xác định nội dung và tư tưởng của bài học
Bước 2: Tự đánh giá kết quả học tập
HS đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho bài học để tìm ra