Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất có triển vọng và được lựa chọn và tập tr
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MAI MINH HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Quốc Hưng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Mai Minh Huyền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Phan Quốc Hưng, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo; Khoa Quản lý đất đai, Học viện nông nghiệp Việt Nam;
Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo, Chi cục Thống kê huyện Tuần Giáo, Trạm khuyến nông – khuyến ngư huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biện đã tận tình giúp đỡ
để tôi hoàn thành công việc
Trân trọng cảm ơn bạn bè đã khích lệ tôi thực hiện đề tài
Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Mai Minh Huyền
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Trích yếu luận văn viii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Khái quát về đất đai, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 4
2.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 4
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 6
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 8
2.2 Quan điểm về đánh giá đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 11
2.2.1 Quan điểm về đánh giá đất 11
2.2.2 Quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 12
2.3 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 16
2.3.1 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới 16
2.3.2 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 20
2.4 Những nhận xét chung 24
Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.2 Nội dung nghiên cứu 25
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 25
3.2.2 Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo 25
3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo 25
Trang 53.2.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tuần Giáo 26
3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 26
3.3.2 Điều tra thu thập dữ liệu, số liệu 26
3.3.3 Điều tra thực địa 26
3.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 26
3.3.5 Phương pháp so sánh 29
Phần 4 Kết quả nghiên cứu 30
4.1 Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 39
4.2 Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp và thực trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo 47
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 47
4.2.2 Tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp 49
4.2.3 Thực trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 52
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 53
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 53
4.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 61
4.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 68
4.3.4 Đánh giá tổng hợp các LUT và kiểu sử dụng đất 79
4.4 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và đề xuất các giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đát sản xuất nông nghiệp 81
4.4.1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả 81
4.4.2 Đề xuất các giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp 86
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 91
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 95
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BVTV Bảo vệ thực vật
CPTG Chi phí trung gian
CN - TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp GTSX Giá trị sản xuất
GTNC Giá trị ngày công
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất 27
Bảng 3.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha) 28
Bảng 3.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 29
Bảng 4.1 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tuần Giáo qua 3 năm 2011, 2015, 2016 40
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của huyện Tuần Giáo 48
Bảng 4.3 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2010, 2015, 2016 49
Bảng 4.4 Biến động một số loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo năm 2010 – 2016 51
Bảng 4.5 Loại sử dụng đất chính của vùng 1 52
Bảng 4.6 Loại sử dụng đất chính của vùng 2 52
Bảng 4.7 Loại sử dụng đất chính của vùng 3 53
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 55
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 57
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 59
Bảng 4.11 Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 1 63
Bảng 4.12 Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 2 65
Bảng 4.13 Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 3 67
Bảng 4.14 So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu vùng 1 70
Bảng 4.15 So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu vùng 2 71
Bảng 4.16 So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu vùng 3 72
Bảng 4.17 Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng (tính trên 1 ha) 74
Bảng 4.18 Mức độ che phủ đất của các loại sử dụng đất 76
Bảng 4.19 Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 1 77
Bảng 4.20 Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 2 77
Bảng 4.21 Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 3 78
Bảng 4.22 Tổng hợp đánh giá hiệu quả các LUT và kiểu sử dụng đất 79
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Mai Minh Huyền
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Tóm tắt nội dung
Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Tuần Giáo
Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tuần Giáo
Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm: Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu, số liệu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp chọn hộ điều tra, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất và phương pháp so sánh
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 3 LUT với 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đại diện tiêu biểu cho vùng nghiên cứu, bao gồm: LUT chuyên lúa (lúa xuân – lúa mùa); LUT 2 lúa – màu (lúa xuân – lúa mùa – ngô đông); LUT cây dược liệu (táo mèo, sa nhân)
Trang 10Hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất khác nhau:
- Về hiệu quả kinh tế:
+ Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa – 1 màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX là 77735,87 nghìn đồng LUT canh tác nương rẫy mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 9038,18 nghìn đồng
+ Tiểu vùng 2: LUT 2 lúa – 1 màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX là 76548,57 nghìn đồng LUT canh tác nương rẫy mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 9115,80 nghìn đồng
+ Tiểu vùng 3: LUT cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất cây táo mèo đạt 121848,00 nghìn đồng LUT canh tác nương rẫy cho hiệu quả kinh tế thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 7710,00 nghìn đồng
- Về hiệu quả xã hội:
LUT chuyên lúa và LUT cây dược liệu cho hiệu quả xã hội cao LUT chuyên lúa cho GTNCLĐ từ 110,38 – 114,57 nghìn đồng LUT cây dược liệu cho GTNCLĐ từ 439,24 – 858,42 nghìn đồng
- Về hiệu quả môi trường: hầu hết các LUT đều có ảnh hưởng đến môi trường và chỉ cho hiệu quả môi trường ở mức trung bình Riêng loại sử dụng đất chuyên lúa và canh tác trên nương rẫy cho hiệu quả môi trường cao và bền vững
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đề xuất thứ tự ưu tiên các loại sử dụng đất như sau:
- Tiểu vùng 1: Chuyên lúa >2 lúa – 1 màu >1 lúa >cà phê > canh tác nương rẫy
- Tiểu vùng 2: Chuyên lúa >2 lúa – 1 màu >1 lúa > canh tác nương rẫy
- Tiểu vùng 3: Cây dược liệu > cà phê > canh tác nương rẫy >1 lúa
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất có triển vọng và được lựa chọn và tập trung thực hiện các giải pháp về chính sách đầu tư, nguồn lực và vốn đầu tư, phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, kĩ thuật, bảo vệ, cải tạo đất
và chống xói mòn và đặc biệt là các biện pháp chống xói mòn cần được triển khai, áp dụng đến các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Trang 11THESIS ABSTRACT Master candidate: Mai Minh Huyen
Thesis title: Assess the agricultural land use efficiency in Tuan Giao district, Dien Bien province
Major: Land Management Code: 60.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
- Assess the agricultural land use status and efficiency in Tuan Giao district
- Orient agricultural land use for future
- Propose solutions to increase agricultural land use efficiency
Materials and Methods
- Contents:
+ Assessment of natural, socio-economic conditions in Tuan Giao district
+ The current status of agricultural land use of Tuan Giao district
+ Evaluating the effectiveness of district’s agricultural land use
+ Propose solutions to improve the effectiveness of agricultural land use, to have rational and sustainable agricultural land use
- Methods: To implement the research contents, the following methods were used: Method of data and document collection and survey, research site selection method, field survey method, interview household selection method, method of land use efficiency assessment and comparison method
Main findings and conclusions
Tuan Giao district is a mountainous area, 80km far from the center of Dien Bien city Its agricultural land area is 62126.27 ha, accounting for 14.53% of the natural area Tuan Giao is characterized by high and low terrain, so the cropping system is relatively diversed Currently, the whole district has 6 land use types with 9 land use patterns: rice, 2 rice – 1 cash crop, 1 rice, upland cultivation, perennial industrial crops and medicinal plants
Three LUTs have been selected with four land use patterns for economic, social and environmental efficiency, typical representative for the study area, including: LUT
2 rice (spring rice – summer rice); LUT 2 rice – 1 cash crop (spring rice - summer rice - winter maize); LUT medicinal plants (Docynia indica, Amomum villosum)
Land use efficiency of different land use types:
Trang 12- On economic efficiency:
+Sub-area 1: LUT 2 rice – 1 cash crop returned the highest economic efficiency with production value of 77735.87 thousand VND LUT upland farming had the lowest economic efficiency, in detail land use pattern of upland rice with production value of 9038.18 thousand VND
+ Sub-area 2: LUT 2 rice – 1 cash crop returned the highest economic efficiency with production value of 76548.57 thousand VND LUT of upland farming had the lowest economic efficiency, with production value of 9115.80 thousand VND
+ Sub-area 3: LUT medicinal plants had the highest economic efficiency, namely the land use pattern of Docynia indica reached 121848.00 thousand VND LUT upland farming had the lowest economic efficiency, namely the land use pattern of upland rice with production value of 7710.00 thousand VND
- On social efficiency:
LUT rice and LUT medicinal plants had high social efficiency LUT rice had workingday value from 110.38 to 114.57 thousand VND LUT medicinal plants had workingday value from from 439.24 to 858.42 thousand VND
- On environmental efficiency: Most LUTs have an environmental impact and only medium environmental efficiency Particularly, the LUT of rice and upland farming for high environmental efficiency and sustainability
From the research results of the project, I propose the order of priority for the land use types as follows:
- Sub-area 1: Rice >2 Rice – 1 cash crop >1 Rice >coffee > upland farming
- Sub-area 2: Rice >2 Rice – 1 cash crop >1 Rice > upland farming
- Sub-area 3: Medicinal plants > coffee > upland farming >1 Rice
In order to improve the efficiency of agricultural land use in Tuan Giao district, there should be solutions to improve the land use efficiency of promising and selective land use types and focus on implementing solutions of investment capital, resources, market development for agricultural products, techniques, soil protection and improvement and erosion control and especially anti-erosion measures need to be developed, applied to the agricultural production households in the area
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà kinh tế học Adam Smith trong tác phẩm “The weath of nations” đã nói: “Nguồn gốc giàu có của một quốc gia là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là đất đai” Thật vậy đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia (Luật đất đai, 2013) Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là nguồn tài nguyên có giới hạn
về diện tích nhưng vô hạn về thời gian sử dụng Vì vậy, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, sử dụng đất một cách khôn ngoan là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững
Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành quả tích cực, giúp Việt Nam từ chỗ thiếu đói trở thành một nước xuất khẩu nông sản Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún là chủ yếu, năng suất và khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa bền vững Sức cạnh tranh với khu vực và thế giới còn thấp, ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong nông nghiệp còn khiêm tốn
Mặt khác, với sức ép gia tăng dân số cùng với sự phát triển về nhu cầu xã hội, đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh về cả số lượng và chất lượng Việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và bền vững là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay Để khai thác tiềm năng đất đai đạt hiệu quả cao đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Huyện Tuần Giáo gồm 18 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên 113542,27
ha, trong đó đất nông nghiệp là 99628,22 ha, chiếm 88,75% tổng diện tích tự nhiên Huyện Tuần Giáo nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện cửa ngõ phía
Trang 14Nam của tỉnh Điện Biên, cách thủ đô Hà Nội 405km có địa hình tương đối khó khăn và phức tạp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Với tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích sử dụng đất toàn huyện, ngành nông nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của Tuần Giáo Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến và tiêu thụ, phương thức canh tác chưa được chuyên môn hóa, trình độ thâm canh sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, diện tích phục vụ cho sản xuất lại nhỏ và manh mún, khó khăn về giao thông đi lại
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để từ đó định hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
và bền vững đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết của thực tiễn ở huyện Tuần Giáo nói riêng và địa bàn miền núi nói chung
Xuất phát từ ý nghĩa và nhu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Tuần Giáo
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ nghiên cứu trong không gian là huyện Tuần Giáo
- Đề tài chỉ nghiên cứu các số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2016, các số liệu thứ cấp trong vòng 5 năm (từ 2011-2016)
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những loại hình sử dụng đất phát triển và có tiềm năng Mặt khác giúp tiết kiệm quỹ đất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn
Trang 15- Kết quả của luận văn bổ sung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để góp phần định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
- Góp phần bổ sung lý luận về phương pháp đánh giá các loại sử dụng đất
- Cung cấp thêm số liệu về hiệu quả sử dụng đất trên các vùng sinh thái khác nhau tạo cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất tại địa phương
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất, Nhà bác học người Nga Dokuchaev năm 1897 đưa ra định nghĩa:
“Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người Theo Các Mác: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”
Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch
sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết (Krasi/nikov, 1958)
Theo Christian and Stewart (1968), Brinkman and Smith (1973): “Một vạt đất xác định và mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hay thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: Khí hậu, đất (Soil), điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” Theo quan điểm sinh thái đất được định nghĩa: Đất là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp (Vũ Thị Bình, 1995)
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất
Trang 17Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)
Theo quan điểm của đánh giá đất thì đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không mà ở mức độ nào của vùng đó Thuộc tính của đất bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, động vật, thực vật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người (FAO, 1976)
Có quan điểm cho rằng:" Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian" (Đỗ Nguyên Hải , 2001) Sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt
là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên
Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (Trần Thị Minh Châu, 2007) và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích
cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001) Như vậy có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm phản ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm nêu lên mối quan hệ giữa đất và cây trồng và các ngành sản xuất, nhưng nhìn chung có thể hiểu: đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người
2.1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng riêng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ
Trang 18phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sử dụng đúng Luật đất đai 2013 phân loại đất thành 3 nhóm theo mục đích sử dụng, đó là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng trồng, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội (Quốc hội, 2013)
Đất sản xuất nông nghiệp (bap gồm : đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người Từ xa xưa, đất đã gắn chặt với cuộc sống của người dân, của đất nước Đất là nơi làm nhà, là nơi con người tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân mình Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người vì đất là môi trường sống trên cạn và con người Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia
Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng” (Quốc hội, 1993)
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các ngành sản xuất Độ phì của đất có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp, nó tác động đến năng suất, sản lượng của cât trồng, vật nuôi… Trong nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất Đất đai là đối tượng lao động bởi nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá
Trang 19trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm
Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ Nhận thức đúng được các đặc trưng riêng của đất sẽ giúp người sử dụng đất
có các định hướng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái
Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó - nghĩa là độ màu mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu cho đất thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người
Đất đai là tài nguyên có hạn về diện tích, đặc biệt là đất nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể Do vậy trong quá trình sử dụng đất cần hết sức chú trọng bảo vệ và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội Nhận thức đúng được các đặc trưng riêng của đất sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh hưởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng đất
và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995) Đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con người và giá trị đó tùy thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào
Trang 20khác trong sản xuất Hiệu quả của đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
Như vậy: trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được Nhưng diện tích đất đai lại có hạn, bên cạnh đó sự gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp Mặt khác hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Vì vậy sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, đặc biệt đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do bị trưng dụng sang các mục đích phi nông nghiệp Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm của rừng, phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ tiến tiến; khai thác tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành nông - lâm nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân
Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc "đầy đủ, hợp lý và hiệu quả"
- Đầy đủ: Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo diện tích đất canh tác luôn đáp ứng được nhu cầu về an toàn lương thực, diện tích đất nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái được bền vững cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người
- Hợp lý: Đây là nguyên tắc giúp cho việc khai thác, sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả
Trang 21- Hiệu quả: Trong khai thác và quản lý sử dụng đất tính hiệu quả cao nhất
cả về kinh tế, xã hội và môi trường Mặt khác có những quan điểm đúng đắn theo
xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Theo chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 quan điểm sử dụng đất nông - lâm nghiệp là:
- Phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước
- Các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản Phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước
và xã hội; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân
- Phát triển phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội Đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh; tài nguyên
Trang 22sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do bệnh tật, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn; hỗ trợ người nghèo, những nhóm đối tượng khó khăn trong quá trình phát triển
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người và đất đai Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý (Cao Liêm và cs., 1990) Vì vậy, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất)
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ)
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi)
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận)
Năm nguyên tắc trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được Nếu chỉ một hay một vài mục tiêu không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính
bộ phận
Ngoài ra còn có các quan điểm sau:
- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Trang 232.2 QUAN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1 Quan điểm về đánh giá đất
* Khái niệm về đánh giá đất
Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những Loại sử dụng đất khác nhau Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chất chả công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai và các yêu cầu sử dụng đất
Một số định nghĩa về đánh giá đất như sau:
Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất”
Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”
* Quan điểm đánh giá đất theo FAO
- Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị đất đai và loại sử dụng đất
- Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho các loại sử dụng đất
Những nguyên tắc của đánh giá đất theo FAO
- Đánh giá đất tập trung vào so sánh các Loại sử dụng đất (LUT) khác nhau trong vùng nghiên cứu
- Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT cụ thể
- Đánh giá đất đòi hỏi có sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT
- Đánh giá đất trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học nông nghiệp khác nhau
- Đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực/ vùng nghiên cứu
- Khả năng thích hợp đưa của các LUT phải dựa trên cơ sở bền vững, mang tính quyết định là các yếu tố sinh thái
Trang 242.2.2 Quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả Khi nhận thức của con người còn hạn chế, người ta thường quan nhiệm kết quả chính là hiệu quả Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới, nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà
ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả (Từ điển tiếng Việt ,1992) Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ được môi trường Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá hiệu quả trên ba mặt đó là hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học – kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, cần gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ 1992, hiệu quả chính là kết quả cũng như yêu cầu của việc làm ngừng lại Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ
Trang 25cấu cây trồng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp
Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng phải là kết quả của quá trính sử dụng đất Kết quả ở đây được hiểu là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được hiểu bằng những chỉ tiêu do tích chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993)
Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất đến các vấn đề của xã hội bao gồm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn Đây thực chất là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Ngoài ra cũng theo tác giả này thì phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường phát triển, điều này đồng nghĩa với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh
Vậy khi xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị
và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
Trang 26a Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel- Nordhuas" Hiệu quả là không lãng phí" Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn
vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội (Vũ Thị Phương Thụy, 2000) Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật" tiết kiệm thời gian";
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu tư, chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn…So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, sẽ là hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt được một kết quả nhất định
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện thông qua các chỉ tiêu
b Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải tạo ra được nhiều sản phẩm, thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh
Trang 27lương thực, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác; phải tạo ra được sự ổn định và phong phú về thị trường tiêu thụ Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ
Theo Nguyễn Thị Vòng và các cs (2001) thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995)
Như vậy, hiệu quả xã hội là có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người Chúng là tiền đề của nhau và
là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại Việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, định canh, định cư, xây dựng xã hội lành mạnh, nâng cao mức sống của toàn dân
Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;
- Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu;
- Phát huy được tri thức bản địa;
- Phù hợp với tập quán của địa phương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Thu hút lao động giải quyết công ăn việc làm cho nông dân nhất là vào lúc nông nhàn
c Hiệu quả môi trường
Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có những tác động xấu đến vấn đề môi trường như đất, nước, không khí và
hệ sinh học Hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không
Trang 28làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại quá trình sản xuất đó còn đem lại cho môi trường tốt hơn, làm cho môi trường xanh, sạch đẹp hơn trước
Hiệu quả môi trường vừa đảm bảo lợi ích trước mắt vì phải gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài là bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái Khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của một Loại
sử dụng đất nào đó được đảm bảo thì hiệu quả môi trường càng được quan tâm Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng và tác động của các hóa chất trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng trong mối tương tác với các đối tượng sinh học
có lợi và có hại khác nhằm đảm bảo tính đa dạng mà vẫn đạt được yêu cầu đặt ra Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí năng lượng đầu vào
Như vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong một thể thống nhất Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức
độ khác nhau
2.3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.3.1 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới
Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề
Trang 29quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả của từng loại cây trồng, từng giống cây trồng đối với mỗi loại đất để từ
đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng
Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như chương trình khai thác và sử dụng đất các loại, chương trình giải quyết sức kéo nông nghiệp và thức ăn gia súc, chương trình phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hóa đặc sản xuất khẩu, chương trình bảo
vệ đất ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ, chương trình việc làm, sử dụng lao động nông thôn Mỗi chương trình có mục tiêu chủ yếu khác nhau, nhưng tựu chung lại các chương trình này đều nhằm mục đích khai thác sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều
đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác Tạp chí “ Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới
và các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng các yếu tố quyết định của hệ sinh thái nông nghiệp là
sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hóa tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu
tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm (Đàm Thị Thu Hà, 2014)
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất là yếu
tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000)
Trang 30Lần đầu tiên, các nhà khoa học thế giới xác định được chính xác cấu trúc di truyền của hơn 3.000 giống gạo khác nhau Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ… Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI)
Marco van den Berg, giám đốc công nghệ IRRI cho hay giờ đây, các nhà chọn giống có thể sử dụng các dữ liệu trình tự gien để xác định và xây dựng cây trồng mang các đặc tính tốt Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động nghiên cứu lúa gạo Bằng cách xác định AND của các giống lúa, giới nghiên cứu kỳ vọng sẽ cải thiện được chất lượng tổng thể của việc canh tác lúa gạo Các đặc điểm tốt đang được nhắm đến để phát triển bao gồm chất lượng dinh dưỡng cao hơn, khả năng chịu đựng sâu hại, dịch bệnh, lũ lụt và hạn hán tốt hơn, giảm tải việc thải ra khí nhà kính Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên, một số lượng lớn giống cây trồng của một loại lương thực chính được giải mã trình tự gien và công bố công khai Việc này sẽ giúp phát triển các loại cây trồng cho ra năng suất cao hơn, trong bối cảnh các mối đe dọa về môi trường đang gia tăng, giúp củng cố an ninh lương thực thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2015 -
2016 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây Lý do là vì nguồn cầu vượt quá sức cung khi các nước sản xuất lúa gạo chính chật vật với lũ lụt, hạn hán và tình hình thời tiết tiêu cực
“Lượng gạo tồn kho của các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu - bao gồm
Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam - đang ở mức thấp nhất trong 4 năm là nguyên nhân góp phần giảm nguồn cung lúa gạo toàn cầu”, báo cáo của
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, gạo là lương thực chính của hơn một nửa số dân trên toàn thế giới Dân số toàn cầu vốn được dự báo là sẽ vượt qua con số 9,6 tỉ người vào năm 2050 (Thu Thảo, 2015)
Israel là một quốc gia nhỏ bé, với diện tích chỉ 22.000 km2 và đang đứng trước mối nguy cạn kiệt dần nguồn nước ngọt nhưng Israel được tôn vinh là một quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới Trong giai đoạn ngắn, Israel đã chuyển từ tình trạng thiếu nước, thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5 năm gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20% Với định hướng kinh doanh nông nghiệp theo thị trường: “thị trường quyết định sản xuất và công nghệ làm ra
Trang 31sản phẩm”, Israel đã tạo ra một nền nông nghiệp với các phương pháp, hệ thống
và những sản phẩm nông nghiệp hiện đại trên phần diện tích với hơn một nửa là
sa mạc Chìa khoá thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Israel là sự hợp tác chặt chẽ của “4 nhà”: nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân và các ngành công nghiệp hỗ trợ Chính vì vậy, mọi khó khăn đều có thể khắc phục Thông tin phát sinh trên đồng ruộng ngay lập tức được chuyển đến cho các nhà khoa học và ngược lại, nếu có kỹ thuật khoa học tiên tiến nào thì người nông dân đều nhanh chóng được tiếp cận và phổ cập rộng rãi (Ngô Thị Mai Trang, 2016) Luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, Israel đã trở thành một điển hình nông nghiệp của thế giới Họ áp dụng công nghệ và cơ giới vào tất cả các khâu có thể, từ khâu làm đất, gieo trồng cho đến khâu thu hái
và bảo quản sau thu hoạch Từ những năm 1950, người Israel không những chỉ tìm ra phương thức tuyệt với để phủ xanh cho những sa mạc mà họ đã chia sẻ, chuyển giao những sáng kiến này đến các quốc gia khác thông qua các tổ chức hợp tác quốc tế của họ một cách rộng rãi (Thu Thảo, 2015)
Theo Nguyễn Thị Hồng Liên (2016), ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng %, chia làm 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: Có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao
- Nhóm tốt: Trồng được bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn nhóm thượng hạng
- Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
Ở Hoa Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, phân hạng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất hợp lý đã được chú ý Hiện nay, ở Hoa
Kỳ đang áp dụng rộng rãi hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác
Trang 32Ở các nước châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính)
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng)
Các phương pháp thường áp dụng bằng phương pháp so sánh tính điểm hoặc tính phần trăm
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn
sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường
2.3.2 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
* Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
là yêu cầu thiết yếu đối với Việt Nam trong những năm tới (Nguyễn Thị Vòng
và cs., 2001)
Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Lê Văn Bá, 2001)
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó Trong đó phải kể đến các công trình như: Đánh
Trang 33giá các loại sử dụng đất chủ yếu trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng
sử dụng đất vùng trung tâm miền núi bắc bộ Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Phồn (1996);
Tác giả Hoàng Quốc Việt (2014) đã có công trình nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam” Tác giả Nguyễn Quang Tin (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn
dư thực vật, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng dể giảm thiểu sự rửa trôi… tại tỉnh Yên Bái Thực tế cho thấy, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc dã mở ra một huớng đi mới trong sản xuất nông lâm nghiệp cho một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái Ðây là những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tư ít nhưng lại mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất từ 20-30% và cải thiện cấu trúc của đất Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo
vệ môi truờng sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25-50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái Một số công trình nghiên cứu khác như; Nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ
sở dữ liệu và trang thông tin điện tử hướng dẫn sử dụng phân bón cho các loại cây trồng và cơ cấu cây trồng chính theo mùa vụ tại tỉnh Bắc Ninh” (Hoàng Quốc Việt, 2014); Nghiên cứu “Đánh giá tình hình ô nhiễm Cu, Pb, Zn do ảnh hưởng của việc thâm canh hoa trên địa bàn phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” (Hoàng Quốc Việt, 2015)…
Một số các bài biết trên báo như: Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang của Vũ Thị Thương và Cao Việt Hà trên Tạp chí Khoa Học Đất số 44, trang 155-162 năm 2014; Nghiên cứu phân loại đất theo phương pháp định lượng của FAO-UNESCO-WRB ở tỉnh Thanh Hóa của Luyện Hữu Cử trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 14 năm 2014; Sử dụng bền vững đất cửa sông Kinh nghiệm từ sử dụng đất cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định của Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Thị Thu Trang trên Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2014; Định hướng phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp huyện Lục ngạn tỉnh Bắc Giang của Vũ Thị Thương, Cao Việt Hà, Vũ Năng Dũng trên Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn số 16 năm 2015, trang 3-10 năm 2015; Tính bền vững của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội của Nguyễn Hữu Thành,
Trang 34Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Quốc Việt trên Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn số 14/2015, trang 18-26 năm 2015…
* Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Tây Bắc Tây Bắc vẫn là vùng miền nghèo nhất so với cả nước, vùng đặc biệt khó khăn; kết cấu hạ tầng yếu kém (nhất là về giao thông) Diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp ít, manh mún; nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương chưa xây dựng thương hiệu; việc ứng dụng khoa học công nghệ cao còn hạn chế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình Vietgap, nên các lợi thế của vùng chậm được phát huy, chưa khai thác tối đa được tiềm năng Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nhìn chung quy mô còn nhỏ, phân tán Các hình thức tổ chức, liên kết trong sản xuất chưa phát triển, mới ở bước manh nha Đặc biệt rất thiếu doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, nhất là trong công nghiệp chế biến, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết Sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp phát triển bền vững là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý
Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Trên địa bàn vùng núi Tây Bắc đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, có một số nghiên cứu điển hình sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu “Quy hoạch sử dụng hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng trung du miền núi Bắc Bộ” Nghiên cứu khẳng định, canh tác nương rẫy là một giai đoạn phát triển nông nghiệp mà mọi miền trên trái đất đều trải qua và hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở nuớc
ta, canh tác nương rẫy là phương thức sản xuất truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao, mang nặng tính tự cung tự cấp Cả một thời gian dài, canh tác nương rẫy đã đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của các cư dân vùng đồi núi Tình hình này vẫn sẽ còn tồn tại trong tương lai xa Tuy nhiên, canh tác nương rẫy là hệ luỵ của việc phá rừng, đốt nương làm
Trang 35rẫy Ða số đất nương rẫy có độ dốc cao; canh tác trên đất nương rẫy chủ yếu theo phương thức truyền thống, khai thác tự nhiên, thiếu các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên phá vỡ nghiêm trọng môi trường sinh thái, đất thoái hoá, năng suất cây trồng thấp Do sản xuất quảng canh nên sau một chu kỳ nhất định, người dân buộc phải bỏ nương rẫy cũ và khai phá vùng đất khác, lại đốt nương làm rẫy, Hầu hết các diện tích đất trống đồi trọc hiện nay là hệ quả của canh tác nương rẫy Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2005, cả nước có khoảng 1 triệu ha đất nương rẫy thì riêng vùng TD – MNPB dã có 45,2 vạn ha, chiếm trên 45% đẫt nương rẫy của cả nước Tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp của vùng
là 30,6%, trong đất cây hàng năm 39,7%, cao hơn nhiều so với các vùng khác Ðặc biệt 3 tỉnh Tây Bắc, tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp rất cao như tỉnh Ðiện Biên 55,2%, Sơn La 68,8%, Lai Châu 48%
* Trên địa bàn tỉnh Điện Biên và huyện Tuần Giáo
Tại tỉnh Điện Biên, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều Năm 2016, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Yến nghiên cứu về: “Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục
vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” Kết quả nghiên cứu đã đóng góp về cơ sở lý luận, thực tiễn cho sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai trên cơ
sở kết hợp giữa mục đích sản xuất nông nghiệp và du lịch nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai đồng thời bảo vệ cảnh quan sinh thái, duy trì truyền thống, văn hóa dân tộc đặc trưng của vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam; Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Năm
2014, luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thanh Thủy nghiên cứu về: “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” Kết quả nghiên cứu đã đóng góp về cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững tại huyện Điện Biên và định hướng đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững tại địa phương
Tuần Giáo là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đất đai được sử dụng để sản xuất nông nghiệp từ lâu, tuy nhiên trình độ thâm canh của người dân chưa cao Việc tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên” là việc làm có ý nghĩa thực tiến rất lớn
Trang 36Đề tài nhằm cụ thể hóa phát triển những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp địa phương có căn cứ lựa chọn các loại sử dụng đất hiệu quả nhất về cả kinh tế, xã hội và môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bàn huyện Tuần Giáo nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung
2.4 NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG
Qua nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là đưa ra các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai
Đối với vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau thì có những loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất khác nhau Vì vậy việc đánh giá các loại hình sử dụng đất của mỗi vùng là khác nhau
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm để tham khảo cho những địa phương có điều kiện tương tự trong việc đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp Trong đó huyện Tuần Giáo là một trường hợp cụ thể Tuần Giáo là vùng có địa hình hiểm trở và đa dạng, khí hậu, đất đai vùng đồi núi,
có những yếu tố hạn chế về điều kiện khí hậu: mùa đông chịu tác động của sương muối, mùa hè nắng nóng gió Lào , nguồn nước tưới bị hạn chế về mùa khô, mùa mưa gặp mưa lớn gây rửa trôi xói mòn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là cơ sở
để lựa chọn loại sử dụng đất thích hợp với các cây trồng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển trên đất dốc của huyện
sử dụng đất đã có những thay đổi vì vậy cần phải tiến hành đánh giá lại hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo
Trang 37PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
Các Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Trong địa giới hành chính huyện Tuần Giáo
- Về thời gian: Các số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2016, các số liệu thứ cấp trong vòng 5 năm (từ 2011-2016)
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên (bao gồm vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn và các nguồn tài nguyên như: đất, nước, rừng, tài nguyên nhân văn)
- Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của huyện:
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi…)
+ Các vấn đề về dân số, lao động và việc làm
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…)
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (bao gồm những thuận lợi và hạn chế của huyện)
3.2.2 Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo
- Điều tra các LUT cây trồng chính
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo
- Nghiên cứu các loại sử dụng đất hiện trạng của huyện Tuần Giáo
3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế của các loại sử dụng đất: Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn
- Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất: Giá trị ngày công, mức thu hút lao động, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, phù hợp với
Trang 38nguồn lao động, được cộng đồng chấp nhận, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân
- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất: Sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức độ cải tạo đất
3.2.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tuần Giáo
- Căn cứ đề xuất các loại sử dụng đất:
+ Định hướng sử dụng đất của tỉnh Điện Biên, huyện Tuần Giáo
+ Lựa chọn các LUT/kiểu sử dụng đất có hiệu quả
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Tuần Giáo có 19 xã, thị trấn, trên cơ sở địa hình, đặc điểm của đất đai, hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phân bố cây trồng và tập quán canh tác, huyện Tuần Giáo chia làm 3 tiểu vùng Đại diện cho tiểu vùng 1, tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 lần lượt là xã Quài Cang, Mùn Chung, Tỏa Tình
3.3.2 Điều tra thu thập dữ liệu, số liệu
- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn (từ các cơ quan quản lý đất đai: phòng tài nguyên và môi trường, phòng nông nghiệp, phòng thống kê…, từ internet): hệ thống số liệu thống kê kinh tế- xã hội, các thông tin tài liệu cơ bản đã có liên quan tới nội dung nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn phục vụ đánh giá hiệu quả sản xuất theo các loại sử dụng đất Điều tra 120 phiếu ở các xã trọng điểm phân theo tiểu vùng của huyện, phiếu điều tra có sẵn và chọn hộ theo kiểu ngẫu nhiên
3.3.3 Điều tra thực địa
Phương pháp này để đánh giá được độ chính xác của số liệu thứ cấp Rà soát các thông tin thu được với ngoài thực địa
3.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
3.3.4.1 Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8409:2010)
Trang 39+ Giá trị sản xuất (GTSX): Được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra
GTSX = SL*GB Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất;
SL: sản lượng cây trồng;
GB: Giá bán sản phẩm
+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ, và các chi phí khác ngoài công lao động)
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Tổng thu nhập - Tổng chi phí trung gian - khấu hao tài sản cố định (không kể chi phí công lao động gia đình)
TNHH = GTSX – CPTG – KHTSCĐ
+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): Thu nhập hỗn hợp/ Tổng ch phí
Căn cứ hướng dẫn trong Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009; tập 2-Phân hạng đánh giá đất đai) và TCVN 8409:2010, trên cơ sở kết quả xử lý số liệu, tổng hợp phiếu điều tra, mặt bằng phát triển chung của huyện, tiến hành phân cấp các chỉ tiêu như sau:
Bảng 3.1 Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
Cấp đánh giá Thang
điểm
GTSX (Triệu đồng)
TNHH (Triệu đồng)
HQĐV (lần)
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 – 6,75 điểm (>50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình
Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp
3.3.4.2 Hiệu quả xã hội
- Số công lao động trên một LUT hay một kiểu sử dụng đất (công/ha);
Trang 40- Giá trị ngày công lao động (1000đ/công);
- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện bằng tỷ lệ % số hộ đồng ý mở rộng hay áp dụng loại sử dụng đất đó (hoặc kiểu sử dụng đất đó) trong tương lai; Bảng 3.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 3 - 4,5 điểm (>50%-75% số điểm tối đa): Hiệu quả xã hội trung bình
Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 3 điểm (50% số điểm tối đa): Hiệu quả xã hội thấp
3.3.4.3 Hiệu quả môi trường
- Dựa vào các chỉ tiêu sau
+ Mức độ sử dụng phân bón hoá học: so sánh mức bón của người nông dân với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông của tỉnh cho từng loại cây trồng cụ thể
+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật mà các nông hộ đã sử dụng so với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông của tỉnh
+ Mức độ che phủ đất
Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không thể đánh giá chi tiết mức
độ che phủ đất Vì vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ che phủ đất dựa trên tiêu chí là được tính bằng thời gian mặt đất được cây trồng che phủ trong một năm (Tỷ lệ che phủ=số tháng tồn tại của cây trồng trên đất/12 tháng)
Các chỉ tiêu đánh giá được phân thành 3 cấp (bảng 3.3):