1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN lựa chọn trò chơi để nâng cao hiệu quả giảng dạy một số tiết học thể dục ở trường THPT như thanh 2

17 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 ĐỀ MỤC TRANG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận 2.2 Thực trạng vấn đề 2.3.Các giải pháp 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận 3.2 Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SKKN 2 2 3 3 3 3 3 4 4 10 14 14 14 15 16 2 1.MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Việc rèn luyện thể chất trong nhà trường được quy định tại Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường Giáo dục thể chất trong nhà trường là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tầm vóc, tiến tới hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống, đồng thời giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện môi trường học tập, lao động của bản thân và hoàn cảnh xã hội Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người thầy phải chuẩn mực về tư cách nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức kỹ năng Để đạt được vấn đề này người giáo viên nói chung và giáo viên dạy thể dục nói riêng phải không những trau dồi kiến thức, thường xuyên học tập để nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy Như chỉ thị 36CT/Tư của Ban bí thư trung ương Đảng khóa VIII về Công tác TDTT rong tình hình mới, ghi rõ:“ Phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ ” Trò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học” vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên tuổi đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được vui chơi, giải trí Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe Ở trong phân phối chương trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn Như vậy nếu giáo viên nào chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý trong từng tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ cao hơn Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời gian của tiết học mà hiệu quả giờ học sẽ không cao Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn và tổ chức các 3trò chơi trong các tiết học nên tôi đã chú ý tìm tòi chọn lọc và tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy của mình qua đó cúng có nhiều tác dụng trong việc giáo dục cho học sinh và các em hứng thú và thoải mái hơn trong tiết học Việc lựa chọn trò chơi thật sự không khó, không mất nhiều thời gian song vì nhiều giáo viên chưa chú trọng đến nó nên chưa thực hiện được tốt Vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Lựa chọn trò chơi để nâng cao hiệu quả giảng dạy một số tiết học thể dục ở trường THPT Như Thanh 2” 1.2 Mục đích nghiên cứu: Tìm và vận dụng những phương pháp dạy học theo hướng tích cực làm tăng sự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của toàn xã hội làm tăng tính hấp dẫn của môn học tạo sự hứng thú, thu hút học sinh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc đào tạo và rèn luyện chính là vấn đề cốt yếu của đề tài này Do việc tập luyện thể dục thể thao có nhiều nội dung đòi hỏi sự hoạt động nhiều về thể lực, các bài tập gây nhiều ức chế cho các em Vì thế việc lựa chọn một số trò chơi có tác dụng rất quan trọng giúp các em có hứng thú hơn trong việc tập luyện và tạo đều kiện tốt để các em phát huy hết khả năng về thể cũng như kỹ chiến thuật của mình Bên cạnh đó giúp cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục có được những cách vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và phong phú hơn nhằm nâng cao sự hứng thú, tích cực tập luyện của học sinh để tham khảo, góp ý 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này của tôi là học sinh các khối lớp 10 và 11 của 5 năm học từ 2016 đến 2021 của trường THPT Như Thanh 2 Đây là đối tượng mới bắt đầu tiếp cận chương trình THPT và bước đầu có những năng khiếu được bộc lộ nhưng chưa được rèn giũa nên tạo hứng thú trong từng giờ học là hết sức cần thiết, để từ đó các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, tra cứu tài liệu, điều tra, thống kê, thu thập xử lí số liệu - Phương pháp điều tra khảo sát chất lượng học tập của học sinh - Phương pháp kích thích các em ham thích học môn thể dục - Phương pháp sử dụng trò chơi - Phương pháp khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao - Phương pháp tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy học của đồng nghiệp - Phương pháp thăm dò học sinh 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Luật giáo dục năm 2005(điều 5) đã quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh pháp triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động” và sáng tạo hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006 quyết định số 16/ 2016/QĐBGDĐT ngày 5- 5- 2006 của bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã nêu “Phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh” 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh cúng như các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều và chú trọng tới môn học thể dục: + Tât cả các giáo viên đều cho rằng đó là môn phụ không đầu tư nhiều, chỉ cần quan tâm tới đội tuyển để tham gia Hội khỏe Phù Đổng là được, chỉ tập trung vào những em có năng khiếu mà không quan tâm tới tất cả các em + Do cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn (sân bãi, dụng cụ học tập) nên sự đánh giá chất lượng giờ học chưa đòi hỏi cao Chính vì lý do đó mà một số giáo viên chưa đầu tư nhiều, chưa chịu khó tìm tòi nghiên cứu để vận dụng nhiều phương pháp vào quá trình giảng dạy Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp: + Nhiều tiết dạy trong PPCT có ghi “ tự chọn”, giáo viên có chọn và tổ chức trò chơi cho có lệ, chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ yếu 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều đồng nghiệp dạy thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp ở các trường khác và đã nắm được đặc điểm chung của nhiều giáo viên Từ đầu năm học: 2016 – 2017 tôi đã nghiên cứu các phương pháp làm sao để tiết dạy có chất lượng hơn Đồng thời tìm hiểu sự ham thích học, luyện tập thể dục qua các trò chơi: Thông qua các trò chơi các em được gì trong mục tiêu của tiết dạy a) Khởi động thư giãn b) Luyện tập các động tác đã học c) Thư giãn cuối giờ 5 d) Rèn kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục truyền thống Tìm trò chơi, nhất là những trò chơi dân gian do ông cha ta để lại, tự sáng tạo các trò chơi mới, hoặc cải biến những trò chơi tương tự khi những trò chơi đã biết không phù hợp tiết dạy Từ đầu năm học cho đến nay bản thân tôi đã áp dụng vào tiết dạy thấy kết quả rất khả quan Cụ thể: 2.3.1 Cách chơi và tổ chức trò chơi: Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân…) * Không gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút Như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi) Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết) 2.3.2 Phân loại trò chơi: * Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh - Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi - Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi * Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng: - Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo - Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước - Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học * Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thì chọn trò chơi theo mục đích A TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP VỚI LƯỢNG VẬN ĐỘNG NHẸ: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ (đầu phần cơ bản) Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học6vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài Ví dụ: Khi dạy nội dung chạy cự ly ngắn - Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo viên có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi” Trò chơi này dựa trên trò chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết - Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác theo quy định: * Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe nhàng * Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn * Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn nữa * Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải Để gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh Những học sinh làm không đúng các động tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay Trò chơi này chỉ cần thực hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy nâng cao đùi Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài tập ôn luyện phần trước 7 Một số hình ảnh về trò chơi vận động nhẹ B TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP CÓ TÁC DỤNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC: Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với chương trình lớp 10, 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10) Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác thế nào để chọn trò chơi có tính chất luyện những động tác đó Ví dụ: Ở chương trình thể dục 10 Môn chạy nhanh: Từ tiết 3 cho đến tiết 17, với trò chơi chạy tiếp sức mà trong chương trình đã giới thiệu thì cần luyện tập chạy nhanh xuất phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên tự đặt tên) Trò chơi 1: (H1) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau từ 2-3m và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội Khi giáo viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt em chạy) Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang Khi có hiệu lệnh của giáo viên hàng đầu vào vạch m chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng 8 chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu Hình ảnh về trò chơi Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp dụng từ tiết 3-12 Những tiết từ 12-17, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn (tương trự trò chơi của phần khởi động đã giới thiệu) với bộ môn chạy, nếu là xuất phát thấp nên cải biến trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng bật chạy nhanh nhẹn 9 Hình ảnh về trò chơi Trò chơi 3: Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một vòng tròn lớn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy Thùy theo sân bãi mà vòng tròn lớn hay nhỏ Chia vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm trong vòng nhỏ bỏ một số vật (cái cờ nhỏ, cái khăn,…) Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 1à2 Khi có hiệu lệnh những em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì…) Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể đoàn kết tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của tiết dạy Môn bật nhảy: Từ tiết 31 đến tiết 50 Ngoài ba trò chơi mà trong chương trình đã giới thiệu: “Nhảy ô tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức, giáo viên tự chọn trò chơi khác sinh động hơn, tôi xin giới thiệu cải biến một trò chơi như sau: Ở trò chơi rèn luyện chạy nhanh xuất phát thấp mà tôi đã giới thiệu ở trên, có thể thay đổi một số chi tiết bằng cách: Cho vòng tròn lớn có bán kính khoảng 12m, cách tâm (vòng tròn nhỏ) khoảng 3m vẽ một vòng tròn nữa tại đó Cách chơi: Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vòng tròn lớn, khi có hiệu lệnh, các em mang số 1 sẽ chạy (xuất phát cao) đến vòng tròn thứ hai rồi chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy mẫu vật trong vòng tròn này, khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới chạy về đưa cho bạn thứ hai 10 Học sinh chuẩn bị khởi động để tham gia trò chơi Với trò chơi này giáo viên tổ chức chơi như trò chơi ở chạy nhanh xuất phát thấp, nên khi giới thiệu trò chơi cho các em không mất nhiều thời gian, cách chơi cũng dễ mà huy động được 100% các em tham gia trò chơi Môn đá cầu: Từ tiết 49-55 Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn Nên giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên Trò chơi 5: chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì đội đó thắng Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, là msao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh Trò chơi loại này có tác dụng lớn đối với học tập TDTT đối với các em học sinh THCS C TRÒ CHƠI CÓ TÍNH THƯ GIẢN ĐƠN THUẦN: thì thường được tổ chức vào cuối giờ Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài Trong quá trình tập luyện, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên huấn luyện cần thay đổi nội dung để tạo sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập Thể thao, lời kêu gọi tập luyện Thể dục của Bác Hồ Trong suốt quá trình huấn luyện, giáo viên cũng nên dùng phương pháp khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho thi đấu, giáo viên nên đặt ra thành tích tối thiểu cho mỗi buổi tập, sau đó nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện Nói một cách cầu kì, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên, khen ngợi, khích lệ một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Sau thời gian dài vận dụng linh hoạt các trò chơi trên trong tiết dạy Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong 5 năm học liên tiếp, tôi thống kê được: - 100% học sinh thích các tiết học có trò chơi - 90% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết học Việc vận dụng sáng tạo này dã mang lại những11hiệu quả thiết thực: - Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học - Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề - Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết cho các em học sinh - Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học” - Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên Đồng thời nhờ thu hút được học sinh vào tiết học nên đa số các em có tiến bộ, cụ thể là học sinh các khối lớp tham gia đội tuyển rất ham thích luyện tập, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, tinh thần tổ chức kỉ luật tốt, là cơ sở hình thành bản lĩnh tự tin, đạt các thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh cấp tỉnh những năm qua Học sinh tự tin nhận huy chương 12 Một số thành tích đã đạt được Với thành tích nhà trường đạt được, những năm qua tôi đã được Chủ tịch UBND Huyện Như Thanh và Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tặng giấy khen 13 Một số thành tích cá nhân 14 Với những thành tích đạt được, các giải pháp vận dụng linh hoạt trong giảng dạy, tôi luôn được đồng nghiệp tin tưởng, ủng hộ Ban chuyên môn nhà trường luôn đặt niềm tin và thường xuyên giao nhiệm vụ cho tôi những nhiệm vụ mang tính chất trọng yếu, ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1 Kết luận : Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trò chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ trong nhà trường phổ thông Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn 3.2 Kiến nghị: - Mong các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về trang thiết bị, sân bãi dụng cụ cho quá trình tập luyện của học sinh - Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương pháp tập luyện giữa các giáo viên trong và ngoài tỉnh Rất mong được sự đóng góp ý kiến của động nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến 15 Cao Cường Đặng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X 2 Luật giáo dục, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 3 Quyết định số 16/ 2016/QĐ- BGDĐT ngày 5- 5- 2006 của bộ trưởng Bộ GD& ĐT 4 Trường Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh - Thể chất - PGS-TS Nguyễn Toán - TS Nguyễn Sĩ Hà 5 Các thông tin trên mạng internet DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH 16 VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Đặng Cao Cường Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn – THPT Như Thanh 2 TT 1 2 Tên đề tài SKKN Một số giải pháp kích thích sự hứng thú của học sinh trong giờ học Thể dục ở trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng sáng tạo các phương pháp rèn luyện thể lực trong việc ôn luyện học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh ở trường THPT Như Thanh 2 Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh ) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Ngành GD tỉnh Thanh Hóa C 2016-2017 Ngành GD tỉnh Thanh Hóa C 2019-2020 17 ... Vì tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Lựa chọn trò chơi để nâng cao hiệu giảng dạy số tiết học thể dục trường THPT Như Thanh 2? ?? 1 .2 Mục đích nghiên cứu: Tìm vận dụng phương pháp dạy học theo hướng... giác hiệu tiết dạy cao Nếu giáo viên chọn trị chơi khơng phù hợp thời gian tiết học mà hiệu học không cao Qua thời gian công tác giảng dạy môn này, thân thấy rõ tầm quan trọng việc lựa chọn tổ... chức 3trị chơi tiết học nên tơi ý tìm tịi chọn lọc tổ chức trị chơi tiết dạy qua cúng có nhiều tác dụng việc giáo dục cho học sinh em hứng thú thoải mái tiết học Việc lựa chọn trò chơi thật khơng

Ngày đăng: 09/06/2021, 13:08

Xem thêm:

Mục lục

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w