1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

082 giải pháp mở cửa thị trường viễn thông nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTO của việt nam

11 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 918 KB

Nội dung

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Dịch vụ viễn thông được coi là một ngành dịch vụ nền có đóng góp quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ về thông tin liên lạc, cơ sở thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Dịch vụ viễn thông đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta có đóng góp quan trọng vào GDP của đất nước, cải thiên đời sống người dân, đảm bảo an ninh quốc gia…. Mở cửa thị trường vừa là một nhu cầu khách quan vừa là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam khi gia nhâp tổ chức Thương mại thế giới WTO, đây là một trong những cơ sở để cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường viễn thông, nhiều biện pháp bảo hộ thị trường trong nước đã được cam kết dỡ bỏ từ ngày gia nhập. Và sau 3 năm từ ngày gia nhập sẽ loại bỏ cơ bản các hạn chế tiếp cận thị trường, các hoạt động giới hạn kinh doanh dịch vụ viễn thông trong nước đối với các đối tác nước ngoài, đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước với đối tác nước ngoài theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc,đãi ngộ quốc gia và các nguyên tắc khác theo hiệp định GATS.Vì vậy, từ năm 2010 này các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thôngViệt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn do vòng bảo hộ trong nước không còn, thị trường viễn thông sẽ có nhiều cạnh tranh khốc liệt hơn. Mở cửa thị trường vừa đem lại cho thị trường viễn thông Việt Nam nhiều cơ hội phát triển hơn, hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới nhưng nó cũng gây ra rất nhiều khó khăn đối với ngành viễn thông trong nước, nhất là khi các doanh nghiệp vẫn quen với việc được sự bảo hộ của nhà nước từ trước. Thực tế, khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường thì đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cả về quy và chất lượng dịch vụ. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước gặp khủng hoảng nhưng ngành viễn thông Việt Nam vẫn có sự phát triển rất nhanh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước. Để đảm bảo vừa thực thi đúng các cam kết với WTO vừa bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước đứng vững trước sự có mặt của các tập đoàn viễn thông lớn của nước ngoài thì cả nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ, phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết. Với những lý do trên, nhóm chúng em lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở cửa thị trường viễn thông nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTO của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài nghiên cứu về những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông của Việt Nam và việc thực thi những cam kết đó như thế nào trong thời gian qua. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. 1.3. Các mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình thị trường viễn thôngViệt Nam từ năm 2000 tới nay, đánh giá việc thực hiện mở cửa thị trường viễn thông cuả Việt Nam có đúng cam kết gia nhập WTO hay không? Từ đó rút ra kết luận và đưa ra đề xuất giải pháp mở cửa thị trường viễn thông nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTOViệt Nam. - Ý nghĩa nghiên cứu: Đề tài cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về dịch vụ viễn thông và cái nhìn tổng quát về tình hình mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam. Đề tài cũng chỉ ra những giải pháp cho cả doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam để có thể thực thi hiệu quả những cam kết của mình khi gia nhập WTO. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình mở cửa thị trường viễn thông nội địa ở cả dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng qua việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước bằng 2 trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: cung cấp dịch vụ qua biên giới và hiện diện thương mại. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong đề tài được tổng hợp và phân tích từ năm 2002 đến nay 1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng mở cửa thị trường viễn thông nhằm thực thi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất giải pháp mở cửa thị trường thị trường viễn thông nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu 2.1 Một số lý thuyểt về đề tài nghiên cứu 2.1.1 Dịch vụ viễn thông 2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ viễn thông Viễn thôngquá trình truyền đưa tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết…) thông qua các dịch vụ. Các doanh nghiệp kinh doanh trong viễn thông sẽ cung cấp cho khách hàng một loại dịch vụ để khách hàng có thể truyền, đưa hay tiếp nhận các loại thông tin như âm thanh, hình ảnh, ký tự, ký hiệu… đó thông qua mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng viễn thông. Nói một cách khác dịch vụ viễn thông là hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp viễn thông (bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng) để giúp khách hàng truyền và nhận các loại thông tin trên. 2.1.1.2 Phân loại dịch vụ viễn thông theo WTO Theo WTO dịch vụ viễn thông được phân thành 2 nhóm đó là các dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng cụ thể như sau: Các dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: (a) Các dịch vụ thoại(CPC 7521) (b) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**) (c) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**) (d) Dịch vụ Telex (CPC 7523**) (e) Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**) (f) Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**) (g) Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**) (o*) Các dịch vụ khác: - Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292) - Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá - Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm: + Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh) + Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh) + Dịch vụ nhắn tin + Dịch vụ PCS + Dịch vụ trung kế vô tuyến - Dịch vụ kết nối Internet (IXP) - Dịch vụ mạng riêng ảo(VPN Các dịch vụ giá trị gia tăng gồm: (h) Thư điện tử (CPC 7523 **) (i) Thư thoại (CPC 7523 **) (j) Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**) (k) Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC 7523**) (l) Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**) (m) Chuyển đổi mã và giao thức (n) Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**) o) Dịch vụ khác - Dịch vụ Truy nhập Internet IAS (dịch vụ cung cấp truy nhập Internet cho khách hàng đầu cuối) 2.1.1.3 Phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông trong giao dịch thương mại quốc tế giữa nhà cung cấp và người khách hàng ở quốc gia khác được cung cấp theo 4 phương thức: Phương thức 1 (Mode 1): Cung cấp dịch vụ qua biên giới (Cross-border Supply of Services). Theo phương thức cung cấp này người cung cấp và người tiêu dùng đều không di chuyển khỏi quốc gia của mình mà chỉ có dịch vụ di chuyển từ quốc gia của người cung cấp sang quốc gia của người tiêu dùng. Chẳng hạn, việc cung cấp dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax, Internet như dịch vụ thoại, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng… Phương thức 2 (Mode 2): Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumption Abroad). Theo hình thức tiêu dùng này người tiêu dùng (hoặc tài sản của họ) phải di chuyển sang quốc gia người cung ứng dịch vụ lưu trú để tiêu dùng dịch vụ. Phương thức 3 (Mode 3): Hiện diện thương mại (Commercial Presence). Theo phương thức này, người cung ứng dịch vụ của một quốc gia thành lập chi nhánh hoặc công ty con ở nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ.Ví dụ như các dịch vụ viễn thông do các chi nhánh hoặc công ty con tại nước sở tại của công ty nước ngoài cung cấp. Phương thức 4 (Mode 4): Hiện diện thể nhân (Presence of Natural Person).Theo phương thức này một cá nhân di chuyển đến lãnh thổ của người tiêu dung để cung cấp dịch vụ. Cá nhân này có thể là chính là người cung cấp dịch vụ hay đại diện cho chủ của mình. 2.1.1.4 Vai trò của dịch vụ viễn thông đối với Việt Nam Viễn thông được coi là một trong những ngành dịch vụ nền trong 155 phân ngành dịch vụ (Theo GATS). Dịch vụ viễn thông xuất hiện nó đã thay đổi đời sống con người, đã hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái đất và vũ trụ, đối với Việt Nam nó có những vai trò như: - Dịch vụ viễn thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Ngành viễn thông đã trở thành một bộ phận chủ chốt của cơ sở hạ tầng của quốc gia và là điều thiết yếu cho việc phát triển một xã hội thông tin hoá. Bên cạnh đó nó còn liên quan tới việc đảm bảo an ninh quốc gia. - Dịch vụ viễn thông có vai trò là ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đóng góp vào GDP của quốc gia. Dịch vụ viễn thông đóng góp khoảng 5% GDP và mức tăng trưởng hàng năm là trên 30%. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu viễn thông Việt Nam vẫn tăng trưởng cao trong năm 2009, bất chấp kinh tế toàn cầu suy thoái, ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008; doanh thu của viễn thông năm 2008 đạt gần 92,5 nghìn tỷ, xấp xỉ 5,5 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2007, nộp ngân sách 11.831 tỷ đồng, xấp xỉ 700 triệu USD . Sự đóng góp của dịch vụ viễn thông không chỉ thể hiện ở sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ mà còn thể hiện ở cả việc thúc đẩy hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Các ngành kinh tế không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu thông tin vì thế ngành viễn thông với vai trò là trung gian truyền thông tin sẽ thúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. - Dịch vụ viễn thông với vai trò thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng kinh tế đối ngoại, đưa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Viễn thông cùng với dầu khí là trong ít số các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư sang nước ngoài, hoạt động đầu tư sang nước ngoài của dịch vụ viễn thông đem lại cho chúng ta cơ hội hợp tác kinh doanh với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó đem ngoại tệ về cho đất nước. Mặt khác,với những ưu thế và tiềm năng phát triển, dịch vụ viễn thông Việt Nam thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. - Dịch vụ viễn thông với vai trò tạo ra công ăn việc làm và phúc lợi cho xã hội.Với sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ viễn thông đã tạo ra rất nhiều công việc cho xã hội với mức thu nhập cao và cùng xã hội thực hiện nhiều chính sách xã hội.Ví dụ như nhân viên tập đoàn VNPT có mức thu nhập bình quân đầu người 5.330.000 VND. Bên cạnh đó, VNPT cũng chú trọng tham gia các hoạt động chính sách, xã hội. VNPT đã giúp đỡ 4 xã đặc biệt khó khăn thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai (thuộc Chương trình 135) xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ về giáo dục, y tế; giúp đào tạo cán bộ nguồn cho xã, phát triển văn hoá thông tin cơ sở . Tổng kinh phí hỗ trợ cho 4 xã trong 7 năm là 2.202,5 triệu đồng.VNPT đã chủ động phối hợp với Hội khuyến học Việt Nam xây dựng Quỹ “Học bổng VNPT vì sự nghiệp khuyến học Việt Nam” với tổng số 2000 suất học bổng trị giá 1tỷ đồng. Chỉ tính riêng việc chăm lo cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, VNPT đã nhận phụng dưỡng đến cuối đời 674 Mẹ Việt Nam Anh hùng, ngoài trợ cấp thường xuyên, dành 13 tỉ đồng để xây dựng và sửa chữa 662 ngôi nhà tình nghĩa cho các Mẹ… - Vai trò của dịch vụ viễn thông đối với việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất cả mọi người. Dịch vụ viễn thông giúp chúng ta dễ dàng tiếp xúc với các khoa học công nghệ hiện đại, các nền văn minh trên thế giới, mọi người được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin và liên lạc với nhau thuận tiện hơn.Dịch vụ viễn thông không chỉ giúp chúng ta “thu hẹp khoảng cách” và đem lại “cuộc sống đích thực” mà nó đã tạo ra một bước ngoặt về nhận thức và đem lại sự tự tin, sự chủ động cho mỗi cá nhân trong công việc. 2.1.2 Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam Một mặt, do viễn thông có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên việc mở cửa dịch vụ viễn thông là một yêu cầu tất yếu. Mặt khác, do viễn thông có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế đất nước và ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia nên việc mở cửa dịch vụ viễn thông không thể như các ngành dịch vụ khác, không thể mở cửa hoàn toàn mà chỉ mở cửa có chọn lọc và có lộ trình. Vì vậy, nhà nước vẫn phải là người nắm quyền kiểm soát quan trọng nhất trong các hoạt động viễn thông, phải xây dựng được khuôn khổ pháp lý để việc thực hiện mở cửa phù hợp với các cam kếtthực trạng của Việt Nam. Một đặc điểm của dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng đó là tính vô hình. Các sản phẩm dịch vụ viễn thông không phải là sản phẩm vật chất, chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa thông tin. Vì có tính vô hình nên khi mất cân bằng cung cầu theo thời gian người ta không dự trữ chúng trong kho hoặc nếu có sự mất cân đối theo không gian người ta không thể vận chuyển chúng từ nơi này qua nơi khác bằng các phương tiện vận tải như hàng hóa.Ví dụ như khả năng truyền tải mạng di động hay mạng Internet thì có hạn nhưng cầu lại biến động và mang tính thời vụ rất cao nên thường xảy ra tình trạng quá tải do có nhiều người sử dụng vào những giờ cao điểm hoặc ngược lại có những lúc có rất ít người sử dụng…Vì lý do trên nên Việt Nam cần phải mở cửa thị trường viễn thông cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào để phát triển hạ tầng mạng viễn thông, nâng cao chất lượng dịch vụ. Có thể nói viễn thông là một ngành có đóng góp quan trọng và không thể thiếu được trong việc cung cấp các dịch vụ về thông tin liên lạc trong đời sống cũng như trong các hoạt động quan trong của đất nước về an ninh quốc phòng, về giáo dục, y tế… có đóng góp lớn vào GDP của đất nước, cải thiện đời sống của người dân,đảm bảo an ninh quốc gia. Từ một ngành độc quyền, mang tính phục vụ là chủ yếu ngành viễn thông đã thay đổi bộ mặt. Có thể nói mở cửa thị trường viễn thông là một nhu cầu khách quan để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để ngành viễn thông của nước ta ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn. Với thực tế như vậy, Việt Nam đã cam kếtcửa thị trường viễn thông như sau: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường viễn thông trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài ở cả dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng theo hình thức hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp liên doanh nhưng hạn chế số vốn góp. Các cam kết cụ thể như sau: Thứ nhất, về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam cam kết - Về cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. - Về cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Trong 3 năm đầu sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh.3 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị mà một đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt , được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát thì phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định và được tự do lựa chọn đối tác kinh doanh ngay khi gia nhập. Thứ hai, về lựa chọn đối tác kinh doanh Việt Nam cam kết: - Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với các nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép. - Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 3 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng mà một số đối tác đàm phán lớn có mối quan tâm đặc biệt, Việt Nam cho phép lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập. Thứ ba, về cung cấp dịch vụ qua biên giới: Việt Nam cam kết 3 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.Việt Nam cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) trên các tuyến cáp cong-xooc ciom mà Việt Nam là thành viên với các trạm câp bờ của Việt Nam và bán xỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. 4 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép. Thứ tư, về cam kết về chuyển đổi hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: - Đối tác nước ngoài có thể ký mới BCC hiện có hoặc chuyển đổi sang hình thức khác phù hợp cam kết với điều kiện không kém thuận lợi hơn. - Cam kết này mang tính nguyên tắc và không thay thế các điều khoản của một BCC cụ thể. Vì vậy, nếu muốn thay đổi các bên của BCC phải đàm phán đề án hợp danh mới và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thứ năm, về phạm vi dịch vụ: Ngoài các dịch vụ viễn thông tương đối truyền thống Việt Namcam kết thêm dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video các chương trình truyền hình và phát thanh trong dịch vụ viễn thông cơ bản. Về bản chất ta cam kết coi dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video từ các nhà sản xuất chương trình / nội dung đến các nhà phát hình/phát thanh quảng bá, giữa các nhà phát hình/ phát thanh quảng bá với nhau là dịch vụ viễn thông. Dịch vụ này khác với dịch vụ phát quảng bá được định nghĩa như một chuỗi truyền dẫn liên tục các tín hiệu chương trình phát thanh, truyền hình đến công chúng. 2.2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu Đã có rất nhiều nghiên cứu về dịch vụ viễn thông của Việt Nam như: - “Thị trường viễn thông Việt Nam sau một năm gia nhập WTO” của TS. Phan Thảo Nguyên. Nghiên cứu của tác giả gồm 3 nội dung chính đó là: Vài nét về môi trường kinh doanh, phân tích SWOT về môi trường kinh doanh (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức), các chuyển biến chính trên thị trường viễn thông (Thị trường dịch vụ viễn thông cố định, Thị trường dịch vụ di động, Thị trường dịch vụ Internet và băng rộng, Phát triển viễn thông nông thôn). Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào phân tích những kết quả đạt được, những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường viễn thông Việt Nam sau một năm gia nhập WTO. - “Thị trường viễn thông Việt Nam 10 năm qua: Những thành tựu lớn!” - nghiên cứu này tập trung vào phân tích những thành tựu của Việt Nam đạt được từ năm 2000 đến 2009, với những thành tựu trong lĩnh vực quản lý của nhà nước và trong việc phát triển thị trường công nghệ. Và còn nhiều nghiên cứu khác như: Những điểm nhấn trên thị trường viễn thông 2009, các nghiên cứu và thông tin trên báo, tạp chí và website… với các thông tin chung, tổng quan về thực trạng ngành viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ kinh tế thương mại của mở cửa thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ, đánh giá thực thi mở cửa thị trường hay nghiên cứu để chỉ ra các giải pháp thực thi mở cửa thị trường hiệu quả hơn theo hai phương thức cung cấp dịch vụ mode 1 và mode 3. . 3.2 Thực trạng mở cửa thị trường viễn thông nhằm thực thi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 3.2.1 Tình hình thị trường viễn thông của Việt Nam từ năm 2000. luận, thảo luận và đề xuất giải pháp mở cửa thị trường thị trường viễn thông nhằm thực thi hiệu quả cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Chương 2: Một số vấn

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w