1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

046 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ thành công

20 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 247 KB

Nội dung

luận văn kế toán, luận văn thương mại, chuyên đề khách sạn du lịch, tiểu luận nhà hàng ăn uống, luận văn du lịch, đề tài quản trị khách sạn

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Lĩnh vực thương mại quốc tế, một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyên biến động là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển theo hướng hội nhập hiện nay. Tuy nhiên sự biến động của tình hình thế giớiảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn. Đó là phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu được bắt nguồn từ Hoa Kỳ năm 2008. Bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạnh đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia như: Mexico, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á…Do đó khi kinh tế Hoa Kỳ lâm vào tình trạng suy thoái, hoạt động xuất khẩu của nhiều quốc gia này sẽ bị thiệt hại. Với tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các nước phát triển nói chung bất đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007 GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ ở quý III năm 2008 có mức giảm kỷ lục từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ tăng từ 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Trong các nước phát triển, Đức Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%; dự báo đạt 3,7% trong năm 2010. Còn GDP của Nhật Bản năm 2009 cũng giảm tới 6%. Thống kê cho thấy Nhật Bản đã bị giảm kim ngạch xuất khẩu giảm sản lượng sản xuất ở mức kỷ lục. Những nước phát triển lớn khác bị giảm GDP là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Cả khu vực đồng euro nói chung giảm 4,8% trong năm 2009 dự báo sẽ còn giảm 0,3% trong năm 2010. Với sự biến động của tình hình kinh tế thế giới như vậy thì Việt Nam không nằm ngoài sự biến động đó. Một đất nước mà xuất nhập khẩu đóng góp 150% GDP thì sẽ phải chịu ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Doanh thu từ xuất khẩu đều giảm ở hầu hết các mặt hàng. Về ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Là một doanh nghiệp nhỏ với lĩnh vực kinh doanhnhập khẩu thiết bị đo lường, Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Hiện nay, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạm lắng, các nền kinh tế cụ thể là các doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng phục hồi, trong đó có Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công. Tuy nhiên hệ quả của nó vẫn còn tồn tại. Vì vậy việc phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công vẫn rất cần thiết. Em hi vọng việc phân tích này sẽ đóng góp phần nào giúp giảm tác động của khủng hoảng kinh tế đến công ty đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trong thời gian tới. 1.2 Xác lập tuyên bố vấn đề Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công, em thấy cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động đến hoạt động nhập khẩu của công ty. Với việc điều tra khảo sát tình hình thực tế tại công ty, em xin đưa ra những vấn đề lớn trong đề tài như sau: - Nghiên cứu một số lý luận về khủng hoảng kinh tế, hoạt động nhập khẩu. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty. Nhận thức được vấn đề này, em xin đưa ra đề tài: “Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công”. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích cơ sở lí luận về nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kinh doanh nhập khẩu của công ty. - Phân tích, đánh giá đúng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công trong thời gian tới. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2008 - 2010 - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công. 1.5 Một số khái niệm phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 1.5.1.1 Khái niệm về khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. 1.5.1.2 Khái niệm về nhập khẩu Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Xuất khẩu nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đã có không ít những cách hiểu khác nhau về nhập khẩu nhưng xét trên góc độ chung nhất thì nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.5.2 Một số lý luận cơ bản về khủng hoảng kinh tế 1.5.2.1 Diễn biến của khủng hoảng kinh tếKhủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ - Xuất phát điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 - 2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007. Cuộc ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. bản thân nó là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2010. Trước nhất, cần thừa nhận cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu có điểm xuất phát tại thị trường chứng khoán Wall Street (phố Wall) - Trung tâm Tài chính Toàn cầu trong thời điểm giữa năm 2007, với đỉnh cao nhất của nó vào khoảng tháng 8-2008 kéo dài cho đến tháng 1-2009. Nền kinh tế chứng khoán Mỹ đã suy sụp một cách nghiêm trọng như gây bất ổn về tài chính, đói tín dụng, mất giá tiền tệ, giảm sút chứng khoán… Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ thực chất là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. • Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii, Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu. • Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường. • Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 8 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. • Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại, hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra. Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 tháng 2/2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi. • Năm 2008 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns - ngân hàng lớn thứ năm ở Wall Street, nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn. Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.  Khủng hoảng ở các quốc gia khác  Khủng hoảng ở Châu Âu Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức Ý rơi vào suy thoái; Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Châu Âu thực sự đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng nợ lây lan trên khắp khu vực. Đây là mối nguy hại lớn hơn bao giờ hết, gây ra những hiệu ứng tiêu cực cho sức mạnh của hệ thống tài chính phục hồi kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Hy Lạp đã làm ảnh hưởng tới các quốc gia trong nhóm PIIGS như Bồ Đào Nha, Ireland, Ý Tây Ban Nha làm một loạt các thị trường trên thế giới đổ vỡ dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kép. Chính phủ Ireland đã phải đối mặt với sự phá sản của hàng loạt ngân hàng lớn buộc nước này phải quay sang cầu cứu Liên minh châu Âu Quỹ Tiền tệ quốc tế gói cứu trợ 85 tỷ euro. Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng gánh chịu một khoản nợ (tương đối ít so với quy mô nền kinh tế) nhưng nghiêm trọng hơn là tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 20% sự sụt giảm mạnh trong ngành công nghiệp xây dựng du lịch. Ngay cả các quốc gia an toàn như Đức Pháp cũng sẽ phải đối mặt với gánh nặng hỗ trợ những nước yếu hơn trong khu vực. Chính những vấn đề này đã làm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn hoặc suy thoái kinh tế trong khu vực châu Âu trở nên nghiêm trọng cuộc khủng hoảng này sẽ sớm lan rộng tới các nền kinh tế khác trên thế giới.  Sự lan tỏa của khủng hoảng tài chính suy giảm kinh tế Châu Á ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Hiện cuộc khủng hoảng đã lún sâu lan rộng ra khắp châu Âu, Mỹ La-tinh một phần ở châu Á, chủ yếu là Nhật Bản. Châu Âu Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại nhất liên quan đến cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Mặc dù cuộc khủng hoảng xuất phát từ thị trường thế chấp dưới chuẩn của Mỹ, nhưng châu Á (bao gồm Australia nhưng không gồm Nhật Bản), bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. GDP thực tế của châu Á, theo tỷ giá hối đoái thị trường, tăng 0,9% trong năm 2009 4,2% trong năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 6,7% mà khu vực này đạt được trong thập kỷ qua. Ngoài việc xuất khẩu sụt giảm mạnh kể từ quý IV/2008, nguyên nhân chính khác của sự suy giảm hiện nay là việc giữa năm 2008 có sự lo ngại xảy ra lạm phát, khi mà giá dầu cao lỷ lục cùng với giá lương thực tăng nhanh đẩy lạm phát tăng mạnh ở nhiều nước, buộc ngân hàng trung ương các nước trong khu vực nâng tỷ lệ lãi suất. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến nhu cầu nội địa yếu đi vào đúng lúc mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu leo thang. Mặc dù chính sách tiền tệ đã được nới lỏng đáng kể, nhưng nhu cầu nội địa vẫn không phục hồi khi mà xuất khẩu cũng giảm. Xuất khẩu giảm cùng với nhu cầu nội địa yếu có ảnh hưởng mạnh đối với các quốc gia châu Á. Do mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, một số người tin rằng ít nhất thì cả khu vực này sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng chỉ với tốc độ 0,9%. Tuy nhiên, tính riêng từng nước, GDP thực tế tăng trưởng âm ở 10/16 nền kinh tế châu Á (không kể Nhật Bản). Singapore là nước kém nhất với GDP giảm 8,8%. Năm 2009 là một năm vô cùng khó khăn khi mà Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Australia các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông đều được dự báo là sẽ tăng trưởng âm hoặc dưới 1%. 1.5.2.2 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế  Sự suy sụp của thị trường bất động sản Đây là nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- hình lãi suất tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. * Có ba yếu tố chính đã tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản. Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất (Từ 6% vào giữa năm 2000 xuống còn 1% giữa năm 2001), dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích tạo điều kiện cho dân nghèo các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Thứ ba, bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc.  Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền. Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”. 1.5.3 Một số lý luận cơ bản về nhập khẩu 1.5.3.1 Vai trò của nhập khẩu ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành nên nghiệp vụ ngoại thương. Nhập khẩu thể hiện mối tương quan gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, một khi nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng, có thể thấy cụ thể là: - Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, làm tăng mức sống người dân, tăng thu nhập quốc dân. - Nhập khẩu tạo sự chuyển giao công nghệ, do đó có thể tái xuất mở rộng hàng hoá có hiệu quả, tiết kiệm thời gian chi phí, tạo ra sự đồng đều về phát triển trong nước. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội hàng nhập khẩu, tức là tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, tạo đà cho xã hội ngày càng phát triển. - Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng. - Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hoá khan hiếm, hàng hoá cao cấp, công nghệ hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được hay khó khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực khan hiếm. - Nhập khẩu góp phần khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của một quốc gia, tham gia sâu rộng vào sự trao đổi quốc tế sự phân công lao động quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Như vậy hoạt động nhập khẩu rất cần thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam - quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mở của hội nhập kinh tế quốc tế. 1.5.3.2 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu Dưới đây là một số loại hình nhập khẩu cơ bản phổ biến nhất: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------  Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đem về tiêu dùng trong nước. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu trên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuất khẩu… Loại hình nhập khẩu này có đặc điểm là đơn giản.  Nhập khẩu uỷ thác Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động bên nhận ủy thác đóng vai trò trung gian để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về trong nước theo yêu cầu của bên ủy thác. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷ thác thương lượng đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷ thác. Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập . Khi nhận uỷ thác phải làm hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác ở trong nước.  Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu trong Thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua ngược lại. Lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi có giá trị tương đương. Giao dịch đối lưu dựa trên bốn nguyên tắc cân bằng: Cân bằng về mặt hàng, cân bằng về giá cả, cân bằng về cùng một điều kiện giao hàng cân bằng về tổng giá trị hàng hoá trao đổi.  Nhập khẩu tái xuất Tái xuất là xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây, chưa qua gia công chế biến ở nước tái xuất. Có nghĩa là tiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- nhuận. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Hình thức này có đặc điểm: - Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí nhập hàng xuất hàng sao cho thu hút được lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra. - Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai loại hợp đồng: Một hợp đồng nhập khẩu một hợp đồng xuất khẩu nhưng không phải nộp thuế XNK. - Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu thu từ người nhập khẩu. 1.5.4 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến KDNK của doanh nghiệp 1.5.4.1 Tác động trực tiếp Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới nguồn cung hàng hóa nhập khẩu. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thiếu vốn đầu tư, thị trường không ổn định…dẫn đến việc các doanh nghiệp đều sản xuất cầm chừng, không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà nguồn cung cho thị trường bị hạn chế. Tác động đến cầu hàng hóa nhập khẩu. Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người dân trong nước, thu nhập của người dân trong nước càng cao thì nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu càng cao. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra làm giảm thu nhập của người dân, họ sẽ cắt giảm chi tiêu, chỉ ưu tiên cho những mặt hàng thiết yếu. Do vậy nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm, cùng với đó nhu cầu nhập khẩu cũng giảm. Tác động đến giá hàng hóa nhập khẩu. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giá cả các loại hàng hóa không ổn định, thông thường giá có xu hướng giảm do người dân thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, khủng hoảng sẽ dẫn đến lạm phát làm giá một số mặt hàng thiết yếu tăng cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. 1.5.4.2 Tác động gián tiếp ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 10 [...]... động nhập khẩu của doanh nghiệp 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng nhân tố môi trường đến KDNK của công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công 2.2.1 Đánh giá tổng quan về công ty TNHH thiết bị KH & CN Thành Công 2.2.1.1 Giới thiệu về công ty Công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công được thành lập vào năm 2003 Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thiết. .. phỏng vấn có 4 câu hỏi liên quan đến ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động nhập khẩu của công ty Khi hỏi về tác động của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty, những người được phỏng vấn đều khẳng định: Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động nhập khẩu của công ty Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 giảm khoảng 1/3 so với năm 2007 vẫn tiếp tục giảm trong năm 2009,... động nhập khẩu bị suy giảm Khi kinh doanh nhập khẩu giảm sút đồng nghĩa với đó là doanh thu lợi nhuận của công ty cũng bị giảm, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, mất một phần thị trường đối tác, khó khăn hơn trong hoạt động vay vốn kinh doanh Đề cập đến những khó khăn mà công ty gặp phải trong hoạt động kinh doanh nói chung hoạt động nhập khẩu nói riêng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ... này cũng giảm theo.Vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu cũng như kết quả kinh doanh của công ty 2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty Hiện nay, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước như: Công ty thiết bị khoa học đo lường kiểm nghiệm SMICO, Công ty cổ phần vật tư thiết bị KHKT ASIMCO, Công ty cổ phần thiết bị đo lường Tân Phát…Đây đều là những công ty có chỗ đứng trên thị trường... hoạt động kinh doanh; nhu cầu trong nước giảm Ngoài ra do giá cả các mặt hàng nhập khẩu biến động liên tục thất thường làm cho lượng hàng nhập về suy giảm Khi được hỏi về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động kinh doanh nói chung của công ty, 2 người được phỏng vấn đều cho rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế có những ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty Doanh thu lợi nhuận... có nhiều kinh nghiệm Vì vậy, công ty luôn phải bố trí, sắp xếp lao động hợp lý; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân viên để tạo nên nguồn lực vững mạnh cho công ty, giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả 2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học công nghệ Thành Công 2.3.1 Kết quả phân tích... cấp Trong quá trình điều tra phỏng vấn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty, chuyên đề đã thu được những kết quả như sau: 2.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm Phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 8 câu tiến hành điều tra 10 người Phiếu được xây dựng nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kinh doanh nhập khẩu của công ty thu được các kết quả sau: ... khăn cho hoạt động nhập khẩu của công ty Công ty thiết bị khoa học đo lường kiểm nghiệm SMICO là công ty đi đầu trong việc cung cấp tư vấn thiết bị khoa học phục vụ cho công tác đo lường kiểm định SMICO là nhà đại diện của nhiều hãng thiết bị nổi tiếng trên thế giới: Testo (Đức), Thermo (Mỹ), Casella (Anh), Kend (Trung Quốc), Intech (Ấn Độ)… Công ty chuyên cung cấp thiết bị trong các lĩnh vực:... 11 Sinh viên: Chử Thị Thu Phương Lớp: K43E1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH CÔNG 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu... hỏi phỏng vấn 2 người, đó là trưởng phòng nhân viên XNK của phòng XNK Phỏng vấn những người này vì họ là người trực tiếp tiến hành các hoạt động nhập khẩu nắm rõ thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Bảng câu hỏi phỏng vấn tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng . QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH CÔNG 2.1 Phương. về nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kinh doanh nhập khẩu của công ty. - Phân tích, đánh giá đúng ảnh hưởng của khủng

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến KDNK của công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ Thành Công - 046 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ thành công
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến KDNK của công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ Thành Công (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w