1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh oai

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 418,15 KB

Nội dung

NGUYỄN ĐĂNG TUẤNHUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH OAI CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: 834.02.01 LUẬ

Trang 1

NGUYỄN ĐĂNG TUẤN

HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH OAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

NGUYỄN ĐĂNG TUẤN

HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH OAI

CHUYÊN NGÀNH

MÃ SỐ

: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: 834.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS LÊ HÀ TRANG

HÀ NỘI, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đềuđược ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, đặc

biệt là TS Lê Hà Trang - Người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiệnluận văn Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai đã nhiệt tình giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng nhưng do sự hạn chế về thời gian và trình độ nên luận vănkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa các Thầy giáo, Cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu ứng dụng tiếptheo được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Nguyễn Đăng Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu 6

6 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 9

1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại 9

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 13

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 17

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 17

1.2.2 Các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại… 19

1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 22

1.2.4 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 24

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 25

Trang 6

1.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 25 1.3.2 Các chỉ tiêu định tính 28 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 30 1.4.1 Nhân tố khách quan 30 1.4.2 Nhân tố chủ quan 32 1.5 Kinh nghiệm huy/động vốn tiền gửi tiết kiệm của một/số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 35 1.5.1 Kinh nghiệm của một số ngân/hàng thương mại 35 1.5.2 Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 39 Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH THANH OAI 40 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 40 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Thanh Oai 40 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 41 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019 43 2.2 Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai 47 2.2.1 Các hình thức và quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai 47 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai 51

Trang 7

2.3 Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 67

2.3.1 Những kết quả đạt được 67

2.3.2 Những hạn chế 68

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 75

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH OAI 76

TRONG THỜI GIAN TỚI 76

3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 76

3.1.1 Mục tiêu hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 76

3.1.2 Định hướng phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh Thanh Oai giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030… 78

3.2 Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai 79

3.2.1 Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn huy động 79

3.2.2 Mở rộng số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm, phân loại và xây dựng chính sách khách hàng 80

3.2.3 Vận dụng linh hoạt các chính sách huy động vốn 82

3.2.4 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 83

3.2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng 84

3.2.6 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing cho công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 85

3.2.7 Phát triển nguồn nhân lực 87

3.2.8 Nâng cao trình độ công nghệ 89

Trang 8

3.3 Kiến nghị 91

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 91

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 91

3.3.3 Kiến nghị với Agribank 93

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam

2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

10 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIẺU:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động 2016 – 2019 của Agribank Thanh Oai

44

Bảng 2.2 Dư nợ tại Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019 46

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Oai 47

Bảng 2.4 Các hình thức tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai 48

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016-2019 60

Bảng 2.6 Đặc điểm của khách hàng các ngân hàng được xin ý kiến đánh giá 65

Biểu đồ 2.1 Quy mô khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2019 51

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ khách hàng cá nhân gửi tiền có kỳ hạn giai đoạn 2016-2019 52

Biểu đồ 2.3 Số dư huy động vốn tiền gửi tiết kiệm bình quân theo số lượng khách hàng của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016-2019 54

Biểu đồ 2.4 Quy mô tài khoản tiết kiệm giao dịch qua các năm 56

Biểu đồ 2.5 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019 Agribank Thanh Oai theo kỳ hạn giai đoạn 2016 - 2019 60

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của 60

Biểu đồ 2.7 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm theo dòng sản phẩm tại Agribank trong giai đoạn 2016 - 2019 61

DANH MỤC HÌNH VẼ: Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Thanh Oai 41

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn làmột trong những nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất Hiện nay, hệ thống NHTMphát triển nhanh về số lượng thì vấn đề cạnh tranh trong huy động nguồn vốn là rấtgay gắt, thậm chí mang ý nghĩa sống còn, chính vì vậy việc tăng cường công táchuy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề quan tâm hàngđầu của bất kỳ một NHTM nào Do tính chất hoạt động của một trung gian tài chính

là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động làkhâu có tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, vì vậy, cácNHTM đều rất chú trọng công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm Từ các cuộc

“chạy đua” tăng lãi suất huy động những năm trước đây cho thấy một thực tế là cácNHTM Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc mở rộngnguồn vốn huy động đáp ứng yêu cầu kinh doanh tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầungày càng cao của nền kinh tế

Như vậy, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung thìcác NHTM phải bắt đầu từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả HĐV Nhưng vốnhuy động của NHTM từ nhiều nguồn khác nhau và chúng chịu sự chi phối của rấtnhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan, do vậy tùy vào từng điều kiện hoạt độngcác NHTM đề ra các biện pháp nhằm huy động nguồn cho phù hợp Từ những đặcđiểm này nên trong bất cứ thời điểm nào thì HĐV tiền gửi tiết kiệm đều được cácNHTM đặt ra như một nhiệm vụ ưu tiên và phải tìm các giải pháp phù hợp để đạtđược mục tiêu

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh ThanhOai là ngân hàng thương mại nhà nước đóng trên địa bàn huyện Thanh Oai, đốitượng khách hàng chủ yếu là nông nghiệp, nông dân trong khu vực nông thôn vớinhu cầu vay vốn rất lớn và xu hướng ngày càng gia tăng Thực tế thời gian qua,HĐV tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai về cơ bản đáp ứng được yêu cầu

Trang 12

kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời, phục vụ khá tốt chiến lược phát triểncủa Agribank Thanh Oai trong trung và dài hạn Bên cạnh những kết quả đạt được,HĐV tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai cũng đặt ra hàng loạt vấn đề còntồn tại như: tính bền vững của hoạt động HĐV tiền gửi tiết kiệm, tính hợp pháp haykiểm soát rủi ro trong hoạt động này, do những năm gần đây, môi trường kinhdoanh diễn biến rất phức tạp nên những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao khôngchỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy độngvốn Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp cũng khiến cho Agribank Thanh Oai vừakhó huy động nguồn, vừa làm gia tăng chi phí huy động nguồn vốn so với hầu hếtcác NHTM khác, đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là phải nângcao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, từ đó giúp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, Agribank Thanh Oai nói riêng.

Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi

tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính ngân hàng.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại là vấn đề nhậnđược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu cụ thể:

- Phạm Đình Dương (2010), Vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và

phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã hệ

thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tại ngân hàng thương mại; phân tích vàđánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Agribank để phát triển kinh tế - xãhội ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam Trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải phápnhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Tuy nhiên, khi đề cập giải pháp tác giả lạikhông đề cập đến nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng, vì trong thời đại ngàynay, công nghệ ngân hàng có vai trò rất lớn trong hoạt động huy động vốn của ngânhàng thương mại

Trang 13

- Trần Xuân Hòa (2011), Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Xuân, luận văn thạc sỹ,

Học Viện Tài Chính Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động vốn vàchất lượng huy động vốn của Agribank Thanh Xuân, lấy số liệu từ năm 2009 - 2011làm cơ sở minh chứng Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương phápphân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh… Từ đótìm ra được nguyên nhân và rút ra được những hạn chế vẫn còn tồn tại trong hoạtđộng huy động vốn tại Chi nhánh Đưa ra những giải pháp mở rộng huy động vốntại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Xuân Tuynhiên, tác giả chưa đề cập đến định hướng mở rộng huy động vốn tại AgribankThanh Xuân, bởi đây chính là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp trong luậnvăn

- Nguyễn Xuân Huỳnh (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, luận

văn thạc sỹ, Học Viện Tài Chính Luận văn hệ thống hóa lý luận về hoạt động huyđộng vốn của NHTM, chỉ ra được thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội Từ đó đưa ra giải phápnâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn – Chi nhánh Nam Hà Nội Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng tác giả lại không

đề cập đến yếu tố cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng mà Agribank Nam Hà Nộiđang áp dụng

- Nguyễn Thị Hải (2016), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng

Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế

Quốc dân Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận về tình hình huy động vốn tạingân hàng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm Nhưng tác giả lại chưaphân tích, so sánh tương quan ngành, so sánh giữa ngân hàng đang nghiên cứu vớingân hàng khác hay với mức trung bình của ngành

Trang 14

- Trần Phú Cường (2017), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Học viện ngân hàng Luận văn đã chỉ ra

được các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng Tuynhiên các giải pháp đưa ra cũng chưa thật phù hợp với tình hình nghiên cứu, cũngnhư chưa đánh giá được giải pháp nào là tốt nhất trong hoạt động huy động vốnhoặc giải pháp nào là giảm chi phí mà huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao

- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017), Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng

huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thăng Long, luận văn thạc sỹ, Học Viện Ngân Hàng Tác giả luận văn đã xây dựng

khung khổ lý thuyết và phân tích thực trạng mở rộng và nâng cao chất lượng huyđộng vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thăng Long, đề xuất được một số giảipháp có ý nghĩa nhằm tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn tạingân hàng Agribank chi nhánh Thăng Long

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập một cách khái quát cơ sở lý luậncủa hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, đã đề xuất nhiều giải pháp

có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốntại các ngân hàng thương mại được chọn để nghiên cứu Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu nói trên đều có dữ liệu, số liệu khá cũ, một số giải pháp về ứng dụngcông nghệ ngân hàng chưa cập nhật những công nghệ mới, phương thức mới tronghoạt động huy động vốn, cũng chưa có nghiên cứu nào lấy phạm vi là ngân hàngAgribank chi thánh Thanh Oai Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “huy động vốn tiềngửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánhThanh Oai” là vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ lý luận và thực tiễn hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai, luận văn đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm taị

Trang 15

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai trong

thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàngthương mại

- Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai để tìm ra nhữngkết quả đạt được cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong huy độngvốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiếtkiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhThanh Oai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai

- Về thời gian: luận văn nghiên cứu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm kháchhàng cá nhân tại Agribank Thanh Oai trong giai đoạn 2016-2019, định hướng đếnnăm 2025

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai

Phương pháp đánh giá về chất lượng sản phẩm huy động vốn dựa trên điều tra

ý kiến khách hàng thông qua phiếu hỏi Ý kiến của khách hàng về chất lượng cácsản phẩm huy động vốn được thu thập thông qua các hoạt động điều tra trực tiếp từ

xã hội, cụ thể đây là khách hàng dân cư đang sử dụng tiền gửi tại Agribank ThanhOai Bảng câu hỏi chính thức được xây dựng qua tham khảo ý kiến các chuyên giatrong ngành, lập phiếu điều tra khảo sát và gửi phiếu điều tra khảo sát tới kháchhàng, tiếp theo đó tập hợp ý kiến đánh giá của từng khách hàng, sau đó tổng hợp kếtquả đánh giá cho điểm bình quân của khách hàng và nhận xét, đánh giá so với thangđiểm xây dựng

- Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình

Nghiên cứu sử dụng thang đo LIKERT 5 với số điểm được quy ước từ 1 đến 5với mức ý nghĩa như sau:

Chọn mẫu điều tra: Việc điều tra được tiến hành với lựa chọn ngẫu nhiên vớinhững khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi của Agribank ThanhOai

Trang 17

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quảkinh doanh của chi nhánh được cung cấp từ Phòng Tài chính

Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo thường niên đãđược công bố trên các website của ngân hàng, các phương tiện thông tin đại chúng

và hồ sơ quản lý nhân sự tại phòng nhân sự, phòng kế toán, ngân quỹ và các phòng/ban/bộ phận trong chi nhánh

Ngoài ra, tác giả tìm kiếm dữ liệu thứ cấp thông qua các trang mạng điện tử,các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ

5.2 Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện luận văn:

* Phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 3 chương Ở chương 1, đểxây dựng cơ sở lý luận của đề tài, luận văn đã hệ thống hóa từ nhiều công trình khoahọc có liên quan Từ đó, tác giả đã nhận thức và kế thừa được những thành quảnghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiêncứu Trong chương 2, cơ sở lý luận đã được sử dụng để phân tích thực trạng huyđộng vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai trong những năm vừa qua.Phương pháp phân tích còn được sử dụng ở chương 2 để phân tích những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm và những nguyên nhâncủa tồn tại hạn chế trong hoạt động HĐV TGTK Trong chương 3, phương phápđược sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độnghuy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh mang tính hệ thống, đồng bộ, khôngtrùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận văn để so sánhcác kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh để thấy được tínhhiệu quả của hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, trên cơ sở đó tác giả có

Trang 18

những căn cứ để đánh giá những tồn tại, hạn chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cho Agribank Thanh Oai.

* Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống

kê về các chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai để mô tảthực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh qua các năm Các

số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng như những hạn chếtrong hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trong thời gian vừa qua.Từ đó luậnvăn đề xuất những giải pháp nhằm có thể phát triển hơn nữa hoạt động huy độngvốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai có tính thuyết phục hơn

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượcchia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai trong thời gian tới

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI

TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương

mại a Khái niệm

NHTM đã có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liềnvới sự phát triển của kinh tế hàng hoá NHTM hình thành trên cơ sở của sự pháttriển sản xuất và trao đổi hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM có mối quan hệbiện chứng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá: Sự phát triển hệ thốngNHTM trên thế giới đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triểncủa nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giaiđoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện

và trở thành những định chế tài chính quan trọng, không thể thiếu được NHTMđóng vai trò rất quan trọng trong việc làm cầu nối giữa huy động vốn và cho vayvốn trong nền kinh tế

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: “Ngânhàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vàhoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Nước Cộng hoà

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân

hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Trang 20

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chếtài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơbản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTMcòn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch

vụ của xã hội

b Chức năng của ngân hàng thương mại

- Trung gian tài chính

Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn là nhu cầu cấp thiết của mỗi cá nhân,doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, song không phải cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chứckinh tế có đủ vốn tự có để đầu tư sản xuất kinh doanh vì vậy họ phải tìm đếnnhững nguồn vốn từ bên ngoài Bên cạnh đó thì có một số cá nhân, doanh nghiệphay tổ chức khác có một lượng vốn nhàn rỗi chưa sử dụng Ngân hàng đóng vai trò

là trung gian tài chính chuyển tiết kiệm thành đầu tư Với vai trò của mình ngânhàng làm gia tăng lợi ích cho người tiết kiệm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi chongười đầu tư có thể tiếp cận với vốn vay, qua đó vừa khuyến khích được tiết kiệmvừa gia tăng khuyến kích đầu tư

- Trung gian thanh toán

Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới hiện nay Ngân hàng thực hiện các khoản giao dịch thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toántiện lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ thanh toán điều này tạo điều kiệncho việc trao đổi thanh toán hàng hoá giữa các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đượcthực hiện một các thuận tiện nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí, thúcđẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, gópphần phát triển kinh tế

- Điều tiết kinh tế vĩ mô

Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTMgóp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Hệ thống NHTM hoạtđộng có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Khi

Trang 21

nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc

sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì NHNN thông qua các NHTM chocác doanh nghiệp vay với lãi suất thấp thể hiện trong chính sách ưu đãi trong đầu tư,

sử dụng vốn Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua NHNN thựchiện chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ

đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn địnhvững chắc

c Đặc điểm của ngân hàng thương mại

- Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với mục đích là lợi nhuận

- Hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro

- Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ

- Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu,trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh,cho vay tiêu dùng Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảolãnh, ủy thác,…

- Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng

thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

- Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại

d Vai trò của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, ngân hàng thương mại là trung tâm tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi

trong nền kinh tế vào mục đích cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh vàtiêu dùng khác của xã hội Ngân hàng có vai trò này nhờ nó là trung gian tài chính,thực hiện chức năng cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Tuy nhiên, ngân hàng thể hiệnvai trò này như thế nào lại tùy thuộc vào tinh chuyên nghiệp trong hoạt động cũngnhư sự hoàn thiện của môi trường pháp lý về tài chính - ngân hàng Ngân hàng hoạtđộng có tính chuyên nghiệp càng cao thì vai trò tập trung vốn và cho vay càng đượcphát huy tốt Cũng tương tự như vậy, môi trường pháp lý về linh vực tài chính -

Trang 22

ngân hàng càng đồng bộ và hoàn thiện thì càng tạo thuận lợi cho các ngân hàng pháthuy vai trò là trung tâm trong HĐV và cho vay đối với nền kinh tế

Thứ hai, ngân hàng thương mại là trung tâm thanh toán lớn của nền kinh tế,

góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ Các ngân hàng đóngđược vai trò này là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật, đòi hỏi tất cả cácdoanh nghiệp tổ chức kinh tế muốn được thành lập và đi vào hoạt động đều phải mởtài khoản và ký quĩ tại ngân hàng, đồng thời, trong quá trình hoạt động kinh doanh,tất cả các khoản thanh toán đều phải thông qua tài khoản tại các ngân hàng Nhữngyêu cầu mang tính pháp lý này khiến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán lớntrong nền kinh tế Các NHTM sẽ phát huy vai trò là trung tâm thanh toán trong nềnkinh trế thông qua việc tạo ra các phương tiện và phương thức thanh toán phongphú, đa dạng cho nền kinh tế

Thứ ba, ngân hàng thương mại góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường

tiền tệ và thị trường vốn; góp phần ổn định tiền tệ và kiếm chế lạm phát Về nguyêntắc thì việc kiểm soát và điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường vốn thuộc vềNHTW, song NHTW sẽ thực thi chức năng này thông qua các trung gian tài chính,trong đó chủ yếu vẫn là các NHTM Nghĩa là các NHTM trở thành trung giantruyền tải các thông điệp chính sách của NHTW đối với nền kinh tế Tuy vậy, khảnăng truyền tải hiệu quả hay không các thông điệp chính sách kinh tế của NHTWđối với nền kinh tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, chủ yếu là sức hấp thụcác can thiệp từ phía các NHTM Nếu như hệ thống NHTM hấp thụ tốt các thôngđiệp chính sách của NHTW thì các thông điệp của NHTW sẽ được truyền tải đúngvào nền kinh tế, qua đó, nục tiêu cuối cùng sẽ được thực thi, hiệu quả kỳ vọng sẽ đạtđược Nhưng rất có thể là khi hệ thống NHTM hấp thụ kém thì có thể dẫn tới hậuquả ngược xuất hiện Chẳng hạn: Khi NHTW dự báo nguy cơ lạm phát tiềm ẩntrong tương lai và thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ Nhưng chính sách này rất cóthể sẽ khiến thị trường tín dụng nóng lên, thanh khoản của hệ thống NHTM bị suygiảm, dẫn tới hệ lụy là nguy cơ lạm phát kỳ vọng rất có thể càng diễn biến phứctạp khó kiểm soát Trong tình huống khác, cũng từ giả định NHTW thực thi chính

Trang 23

sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, nhưng nếu như hệ thống NHTM hoạtđộng lành mạnh và hiệu quả thì khi đó các ngân hàng sẽ tự động co hẹp tín dụng vàcác hoạt động đầu tư, khi đó thông điệp chính sách tiền tệ của NHTW được thực thihiệu quả

Thứ tư, ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán của nền kinh tế Hoạt động

thương mại sẽ khó có thể diễn ra thuận lợi nếu như không có sự hiện diện của các

NHTM nhằm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nhàxuất nhập khẩu với nhau Bởi nếu như giữa các nhà xuất nhập khẩu thiếu sự tínnhiệm lẫn nhau về năng lực chi trả và việc các NHTM làm trung gian bảo đảm khảnăng chi trả cho các nhà nhập khẩu sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cườngbán hàng trả chậm Nhưng để thực hiện được vai trò này thì đòi hỏi NHTM phải có

đủ uy tín thương hiệu trong cộng đồng tài chính quốc tế Khi NHTM thực hiện đượcvai trò này thì đồng thời, nó cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tếcủa quốc gia

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương

mại a Hoạt động huy động vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và hoạt động của mọi tổ chứccủa nền kinh tế Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ đầutiên trong hoạt động của các NHTM Trong giai đoạn đầu tiên của hoạt động ngânhàng, nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhằm mụcđích đảm bảo an toàn, và người gửi tiền là người phải trả phí chứ không phải là cácngân hàng, nguồn tiền đó chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toànkhông đóng vai trò là nguồn vốn đối với các NHTM, tiền lúc này không có khảnăng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầu tín dụng gia tăng,nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trảphí cho những khoản tiền gửi đó, và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó,trở thành nguồn vốn khả dụng lớn nhất của các NHTM hiện nay Do đó, trái ngượcvới quá khứ, ngân hàng là người phải đi tìm kiếm khách hàng gửi tiền Và ngày nay,hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để thu hút

Trang 24

nguồn tiền gửi này Chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nênquan trọng, phong phú và đa dạng hơn Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy độngvốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còncủa các NHTM

Có rất nhiều cách tiếp cận về huy động vốn của NHTM Song có thể kháiquát như sau: Huy động vốn là hoạt động của NHTM nhằm mục đích hình thànhnguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua việc vay, mượn nguồnvốn nhàn rỗi của các cá nhân, các tổ chức để cho vay lại với lãi suất cao hơn theonguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi khách hàng có nhu cầu rút khoản tiền vốn củamình Ngân hàng có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau như: tiền gửicủa khách hàng, từ tổ chức tài chính khác, từ NHTƯ, phát hành kì phiếu, trái phiếu

b Hoạt động sử dụng vốn

Cũng như tất cả các tổ chức trong nền kinh tế với mục tiêu chính là lợinhuận, các ngân hàng nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên tài sản của ngân hàng Trong đó chovay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng nhất

Tín dụng là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của ngânhàng và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất Biểu hiện của hoạt độngtín dụng là dưới các hình thức: ngân hàng cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính,chiết khấu các giấy tờ có giá

Khoản mục cơ bản trong hoạt động đầu tư của ngân hàng là: đầu tư chứng khoán Danh mục đầu tư này mang lại cho ngân hàng lợi nhuận cao và đáp ứng tính thanh khoản, song rủi ro khá lớn Chứng khoán ngân hàng đầu tư thường là chứng khoán của chính phủ hoặc chứng khoán của các công ty, các ngân hàng khác

c Hoạt động thanh toán ngân quỹ

Khi các doanh nghiệp gửi tiền và ngân hàng, họ nhận thấy các ngân hàngkhông chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả thay cho khách hàng Thanhtoán qua ngân hàng đã mở đầu cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức làngười gửi tiền không phải đến ngân hàng rút tiền sau đó thực hiện thao tác thanh

Trang 25

toán, mà chỉ cần viết lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán thay cho mình Hoặc cũng

có thể khách hàng mang giấy (Séc, Uỷ nhiệm chi - UNC, do khách hàng khác kýphát) đến ngân hàng sẽ nhận được tiền Việc cung cấp dịch vụ thanh toán này đãgóp phần quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian giao dịch cho cả ngân hàng lẫnkhách hàng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là ngân hàng sẽ mở rộng mạng lưới củamình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một cách nhanh chóng và thuận tiện Từ

đó khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và sử dụngcác dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Do đó, một dịch vụ mới, quan trọng nhất đượcphát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), giúp cho người gửitiền viết Séc, uỷ nhiệm chi để thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ Việc đưa

ra loại hình dịch vụ này được xem như là một trong những bước đi quan trọng nhấttrong ngành công nghiệp ngân hàng

d Các hoạt động khác

- Quản lý ngân quỹ

Với chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp và nhiều cá nhân khác trong nềnkinh tế, các ngân hàng sẽ mở các tài khoản và giữ tiền cho họ Do đó mối quan hệgiữa ngân hàng và khách hàng ngày càng chặt chẽ Mặt khác ngân hàng rất có kinhnghiệm trong việc quản lý ngân quỹ cho nên họ đã cung cấp dịch vụ quản lý vàđồng ý quản lý việc thu chi cho khách hàng nhất là doanh nghiệp và tiến hành sửdụng phần thặng dư tiền mặt tạm thời theo mục đích của ngân hàng cho đến khikhách hàng có nhu cầu rút tiền hoặc thanh toán

- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn

Do hoạt động của ngân hàng chủ yếu trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, nênngân hàng thường tập trung các danh mục đầu tư cũng như đội ngũ chuyên gia Khicác cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp có yêu cầu thì ngân hàng tiến hành tưvấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, chia tách doanh nghiệp, về muabán chứng khoán Đồng thời ngân hàng cũng tiến hành quản lý tài sản hộ kháchhàng, và trong nhiều trường hợp ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ uỷ thác chokhách hàng như uỷ thác đầu tư, uỷ thác phát hành, uỷ thác cho vay hộ

Trang 26

- Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán

Do yêu cầu của sự cạnh tranh trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mạingày càng quan tâm tới việc cung cấp càng nhiều dịch vụ cho khách hàng càng tốt.Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ mua bán chứngkhoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứngkhoán khác mà không nhờ tới các nhà kinh doanh chứng khoán Nhiều ngân hànghiện nay đã thành lập hẳn ra các công ty chứng khoán, công ty môi giới chứngkhoán

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Trong nhiều năm trở lại đây, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho kháchhàng (chủ yếu là bảo hiểm tiền gửi, hoặc bảo hiểm tín dụng), điều này đảm bảo khảnăng hoàn trả của khách hàng cho ngân hàng khi mà không may khách hàng gặp rủi

ro ảnh hưởng tới tình mạng sức khoẻ, hay rủi ro trong hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Cung cấp dịch vụ đại lí

Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, một số ngân hàng chưa cóđiều kiện mở Chi nhánh, hay văn phòng đại diện tại vùng, hoặc quốc gia khác cóquan hệ Các ngân hàng thương mại lớn tiến hành cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lícho các ngân hàng khác như, đại lý thanh toán hộ, đại lý phát hành hộ các chứng chỉtiền gửi, làm ngân hàng đầu mối cho đồng tài trợ dự án Ngoài ra một số ngân hàngthương mại còn cung cấp các dịch vụ khác như, dịch vụ hưu trí, dịch vụ quỹ hỗ trợ

và trợ cấp Điều này cho thấy xu hướng hoạt động đa năng của các ngân hàngthương mại ngày càng đa dạng, nhiều dịch vụ mới được đưa vào hoạt động kinhdoanh

Trang 27

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

* Khái niệm

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM là nguồn vốn mà ngân hànghuy động được trong nhóm đối tượng là dân cư, các cá nhân có tài khoản thanhtoán, những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng

Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượngkhách hàng khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu,thanh toán…nhưng không có quyền sở hữu, ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trảđúng hạn cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửitiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàngthương mại

* Đặc điểm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Thứ nhất, huy động vốn tiền gửi tiết kiệm thường được gửi với kỳ hạn ngắn Huy

động vốn tiền gửi tiết kiệm bao gồm những khoản tiền gửi thanh toán của người

dân, đây là những khoản tiền tiêu dùng hay kinh doanh, nó thường đượcluân chuyển từ tài khoản thanh toán này sang tài khoản thanh toán khác, từ ngânhàng này sang ngân hàng khác hoặc được rút tiền mặt để nhằm mục đích chi tiêu.Chính vì vậy khoản tiền này tồn tại rất ngắn trong tài khoản của khách hàng

Đa số những khoản tiền gửi có kỳ hạn và những khoản tiền gửi tiết kiệmcủa cá nhân cũng thường được gửi với kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng Với mục đích gửitiền để tăng thêm thu nhập song khách hàng cá nhân không thể nắm bắt được sựthay đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến lãi suất, đến các kênh đầu tư khác

và các chính sách tiền gửi của ngân hàng như thế nào Chính vì vậy mà họ có xuhướng gửi tiền với kỳ hạn ngắn

Tuy nhiên, do sự ổn định của nguồn vốn từ dân cư nên các khách hàng cónhu cầu tiết kiệm tiền sẽ để quay vòng sổ tiết kiệm khi đến hạn hoặc rút ra lấy lãi

Trang 28

tiết kiệm và gửi lại với kỳ hạn mới Do vậy, huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nhiềukhi lại có kỳ hạn thực tế dài.

Thứ hai, huy động vốn tiền gửi tiết kiệm thường ổn định.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt độngchủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư Ngân hàng thương mại sẽ huy động vốn

từ những cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu với cam kết sẽ hoàn trả gốc lãi

và chuyển vốn cho cá nhân, tổ chức đang tạm thời thâm hụt chi tiêu Trong cùngmột thời điểm ngân hàng thương mại sẽ thường xuyên có người gửi tiền vào và cóngười lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút tiền vào cùng một lúc nêntheo quy luật số đông một ngân hàng luôn tồn tại một số dư thường xuyên tại mọithời điểm Do tính chất vô danh của tiền, ngân hàng thương mại có thể sử dụng tạmthời một phần tiền gửi của khách để chuyển cho cho những người đang có nhu cầuvốn Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng khách hàng rất lớn và mỗikhách hàng gửi một lượng tiền nhỏ hơn so với khách hàng doanh nghiệp và tổ chứcnên sự ảnh hưởng của việc một khách hàng cá nhân rút tiền gửi tới tổng nguồn vốnhuy động sẽ ít ảnh hưởng hơn nhiều so với việc một khách hàng tổ chức, doanhnghiệp rút tiền gửi Ngoài ra, tiền gửi trong tài khoản thanh toán là khoản tiền gửibiến động phức tạp Tuy nhiên, dân cư gửi tiền vào NHTM thường là tiết kiệm (tiềngửi có kỳ hạn) Với hình thức gửi này khách hàng sẽ thỏa thuận với ngân hàng về

kỳ hạn và lãi suất gửi tiền Trong những trường hợp cần thiết khách hàng vẫn có thểrút tiền trước thời hạn nhưng phần lớn khách hàng xác định được thời hạn gửi tiềncủa mình và chỉ rút tiền khi đáo hạn hoặc tiếp tục gửi lại khoản tiền đó tại ngânhàng Chính vì vậy mà huy động vốn tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định cao Dựa vàođặc điểm này, các NHTM có thể huy động vốn tiền gửi tiết kiệm để cho vay trung

và dài hạn, đây là một ưu thế của huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Thứ ba, chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cao.

Do đặc điểm ổn định và mục đích hưởng lãi của khách hàng nên chi phí huyđộng vốn tiền gửi tiết kiệm cao Chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm bao gồmchi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi Chi phí trả lãi là lãi phải trả cho các loại tiền gửi

Trang 29

mà ngân hàng phát hành căn cứ theo lãi suất huy động ngân hàng và khách hàng đã

có thỏa thuận Chi phí ngoài lãi rất đa dạng, bao gồm các chi phí trả trực tiếp chongười gửi tiền như quà tặng, kèm bảo hiểm…, chi phí lương cho cán bộ nhân viênngân hàng, chi phí tăng tiện ích cho người gửi tiền như: mở thêm chi nhánh, phònggiao dịch…

Thứ tư, huy động vốn tiền gửi tiết kiệm có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn

huy động của NHTM song phân tán theo lượng khách hàng

Cơ cấu huy động vốn của NHTM gồm có huy động vốn từ các định chế tàichình, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và huy động vốn từ dân cư Chúng ta cóthể thấy rằng: đa số người dân đều không thích rủi ro mạo hiểm, họ muốn bảo đảm

an toàn cho nguồn tiền của mình đồng thời mong muốn nguồn tiền đó mang lạinhững khoản lãi nhất định Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của các trung gian tài chính, thay vì giữ tiền trong két (vừa khôngđảm bảo yếu tố an toàn, vừa không sinh lời được) họ có thể đầu tư vào mua cổphiếu công ty hoặc có thể gửi tiền vào ngân hàng Nếu xem xét kỹ hơn, việc đầu tưvào mua cổ phiếu công ty có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng lợi nhuận cao đồngnghĩa với rủi ro cao Chính vì vậy, việc gửi tiền vào ngân hàng được xem là mộtgiải pháp khả quan hơn hết Do đó huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM

có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn huy động Tuy nhiên nguồn vốn này lại phântán theo số lượng khách hàng gửi tiền vì số lượng khách hàng là dân cư rất lớn

1.2.2 Các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng

thương mại

Hiện nay các NHTM huy động nguồn vốn từ nhóm khách hàng cá nhân chủyếu thông qua các sản phẩm tiền gửi Những thuật ngữ “tiền gửi tiết kiệm” hay “tiềngửi khách hàng cá nhân” đều chung một bản chất để chỉ nghiệp vụ huy động vốncủa NHTM (chia theo đối tượng huy động) từ tầng lớp dân chúng Tiền gửi tiếtkiệm là một phần thu nhập của khách hàng cá nhân chưa sử dụng đến, họ gửi tiềnvào ngân hàng với mục đích tích lũy một cách an toàn và hưởng lãi Tiền gửi tiếtkiệm bao gồm rất nhiều loại và có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

Trang 30

* Phân loại theo kỳ hạn

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúcnào nhưng không được sử dụng các công cụ thanh toán Tiền gửi này chủ yếu là tiềnnhàn rỗi của khách hàng cá nhân, nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác định đượctrước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn để hưởng lãi và đảm bảo an toàn chotiền nhàn rỗi đó, chứ không có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng, do đó chủ tàikhoản có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước Số dư tài khoản nàythường không lớn, ưu điểm hơn tài khoản tiền gửi giao dịch là số dư ít biến độnghơn nhưng ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán

Tài khoản thanh toán cá nhân là loại tài khoản mà chủ tài khoản có toànquyền sử dụng số tiền trong phạm vi số dư Cụ thể, họ có thể rút tiền tại quầy giaodịch hoặc máy giao dịch tự động, có thể thực hiện thanh toán qua ngân hàng Vềphía khách hàng, họ phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của ngân hàng trongquá trình thực hiện thanh toán Về phía ngân hàng, phải thực hiện trích tài khoảnthanh toán theo yêu cầu của khách hàng, chỉ được từ chối thanh toán trong trườnghợp số tiền thanh toán vượt quá số dư của tài khoản hoặc giấy tờ thanh toán khôngđúng yêu cầu

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu làtiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân và do nhu cầu chi tiêu được xác định trước, có

kế hoạch nên khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chính là để hưởng lãi

Nguyên tắc của loại tiền gửi này là một khi khách hàng đã gửi tiền vào họ sẽkhông rút tiền ra (cả gốc và lãi) trừ khi đã hết hạn gửi tiền Tuy nhiên do yếu tốcạnh tranh thu hút tiền gửi, một số ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiềntrước hạn, đồng thời để hạn chế việc khách hàng rút tiền trước hạn, ngân hàng thựchiện việc khấu trừ một phần lãi mà khách hàng được hưởng có thể ngân hàng khôngchấp nhận trả lãi cho một số tháng nào đó hoặc có thể khách hàng chỉ được hưởng

Trang 31

mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian gửi tiền, hoặc có thể khách hàngdược trả lãi phù hợp với thời gian gửi thực tế.

Loại tiền gửi này thường được hưởng lãi suất cố định và phụ thuộc vào kỳhạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Tiền gửi có kỳ hạn còn được chia nhỏhơn thành tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Do tính ổn định cao hơn nên tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi cao hơn tiềngửi không kỳ hạn và ngân hàng dùng để phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng

* Phân loại theo loại tiền tệ

Tiền gửi nội tệ: Là các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam, loại tiết kiệmnày được hưởng lãi suất cao và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi củangân hàng

Tiền gửi ngoại tệ: Người dân có thể gửi tiền vào ngân hàng bằng các loạingoại tệ tự do chuyển đổi như USD, EUR Do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ

và do tâm lý của người dân nên số tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên trongkhi người vay lại e ngại vay ngoại tệ Chính vì vậy, nhiều ngân hàng áp dụng phânbiệt lãi suất cho nội tệ và ngoại tệ theo hướng lãi suất của ngoại tệ thấp hơn lãi suấtnội tệ Ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, lãi suất tiền gửi USD đã được NHNN quyđịnh ở mức 0%, các loại ngoại tệ khác không quy định cụ thể nhưng đang được cácNHTM áp dụng ở mức thấp

* Phân loại theo phương thức trả gốc và lãi

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau: Là hình thức tiết kiệm trả lãi khiđáo hạn Vào thời điểm đáo hạn nếu khách hàng không đến rút vốn và lãi được nhậpvào gốc và tự động chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước: Là hình thức tiết kiệm trả lãingay khi ngân hàng gửi tiền Khi đến hạn khách hàng sẽ được lĩnh phần gốc đúngnhư số tiền ghi trên thẻ hoặc sổ tiết kiệm

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ: Là hình thức tiết kiệm trảlãi theo từng kỳ hạn (có thể định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng 1 lần…) mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận Đến kỳ tính lãi, khách hàng có thể rút phần

Trang 32

lãi của kỳ đã đăng ký vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng Nếu khách hàngkhông lĩnh lãi theo kỳ hạn đã đăng ký thì ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tính lãi, hết

kỳ tính lãi cuối cùng thì số lãi còn chưa lĩnh có thể được nhập vào gốc

* Phân loại theo phương thức nộp gốc

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm một lần: Là loại hình tiết kiệm mà kháchhàng chỉ gửi tiền vào ngân hàng một lần và từ thời điểm đó đến khi đáo hạn Vớihình thức này ngân hàng không tốn nhiều chi phí quản lý do số dư tài khoản củakhách hàng không biến động, do đó mức lãi suất của loại này cao

- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm gửi nhiều lần: Tiết kiệm gửi nhiều lần haytiết kiệm gửi góp là hình thức tiết kiệm mà định kỳ đã đăng ký với ngân hàng,khách hàng gửi vào ngân hàng một số tiền, số tiền gửi từng lần có thể là cố địnhhoặc thay đổi theo khả năng của khách hàng Lãi suất của loại tiền này thấp hơn lãisuất tiết kiệm thông thường và ngoài việc phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền thì lãi suấttiết kiệm gửi góp còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai lần gửi, khoảng cách nàycàng nhỏ thì lãi suất càng cao

1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại.

Hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm có vai trò rất quan trọngkhông chỉ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn đối với cả khách hàng

và xã hội

* Đối với ngân hàng

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng vì nó là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tíndụng cho nền kinh tế Do vậy, hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn

từ tiền gửi tiết kiệm nói riêng góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Có thể nói, hoạt động huy động vốn từ tiền gửitiết kiệm đã góp phần giải quyết “đầu vào” của NHTM Hoạt động huy động vốntiền gửi tiết kiệm có mối quan hệ biện chứng đối với các mảng hoạt động khác như:

Trang 33

cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và các sản phẩm dịch vụ khác Do vậy, sựphát triển của huy động vốn tiền gửi tiết kiệm sẽ là tiền đề tạo điều kiện thuận lợicho phát triển các hoạt động khác Từ đó, giúp NHTM có sự phát triển bền vững vàtăng năng lực cạnh tranh

* Đối với khách hàng

Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cung cấp cho công chúng mộtkênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thểgia tăng tiêu dùng trong tương lai Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấpcho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi củamình Đồng thời là cơ sở để sử dụng các dịch vụ khác của NHTM như: dịch vụthanh toán, chuyển tiền…

* Đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội

Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm là một trong những cách hoạt động thuhút khách hàng đến với ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc, sử dụngcác dịch vụ tiện ích của ngân hàng Điều này không những làm tăng nguồn vốn huyđộng của ngân hàng mà còn góp phần hình thành nên thói quen, phong cách giaodịch, sử dụng các phương tiện giao dịch thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiện lợithông qua các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại

Thông qua hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM, Nhànước có thể quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội Từ đó là cơ sở thựchiện các giải pháp chính sách tiền tệ

Thực tế cho thấy một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững khi nguồntiền để đầu tư chủ yếu là từ tiết kiệm trong khách hàng cá nhân, tiết kiệm của nềnkinh tế Thông thường, trong các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng trưởng tiết kiệm, tăngtrưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng thường được đưa ra với những tỷ lệtương ứng Do vậy muốn tăng trưởng phải đầu tư, muốn có vốn đầu tư phải có tiếtkiệm, trong đó huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là rất quan trọng Huy động vốn tiềngửi tiết kiệm giúp điều hoà vốn giữa những khách hàng có vốn và những kháchhàng thiếu vốn trong nền kinh tế

Trang 34

1.2.4 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

a Chính sách huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Chính sách huy động vốn tiền gửi tiết kiệm thể hiện việc ứng xử đối vớikhách hàng cá nhân có giao dịch tiền gửi Thông thường các NHTM sẽ tiến hànhphân đoạn khách hàng theo từng nhóm khách hàng theo nhiều tiêu chí như số dưtiền gửi, thời gian thiết lập quan hệ để xác định được nhóm khách hàng mục tiêu(được gọi là nhóm khách hàng quan trọng) để có những chính sách nhằm tăngcường huy động vốn từ nhóm khách hàng này như: chính sách lãi suất, chính sáchchăm sóc nhân các lễ lớn, sự kiện, sinh nhật khách hàng…

b Danh mục sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Thể hiện sự đa dạng về các loại sản phẩm của hoạt động huy động vốn tiềngửi tiết kiệm của NHTM Đa dạng sản phẩm huy động vốn của NHTM chủ yếu là

đa dạng về kỳ hạn, loại tiền huy động, phương thức trả lãi…

c Quy trình cung ứng sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Các NHTM cần xây dựng quy trình cung ứng sản phẩm huy động vốn tiềngửi tiết kiệm cho ngân hàng mình theo hướng tối ưu nhất nhằm rút ngắn thời giantác nghiệp, tạo thuận lợi cho khách hàng nhưng cũng đảm bảo yêu cầu tăng cườngkiểm soát và quản lý rủi ro, giảm chi phí huy động vốn cho các NHTM trong điềukiện hội nhập hiện nay

d Cơ chế điều hành lãi suất trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm

Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn địnhthấp, những khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn Đểhoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phải tính toán, phântích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sách lược huy động vốntiền gửi tiết kiệm phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tàisản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn mà không ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn còn tùy

Trang 35

thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay sau khi gửi hay trả lãi khi đếnhạn) và lãi suất cố định hay thả nổi.

Đồng thời, các NHTM cần phải xác định phân cấp và cơ chế điều hành lãisuất trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm như giao thẩm quyền đối với các cấp điềuhành, từng khu vực và từng Chi nhánh

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

1.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

a Chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu khách hàng cá nhân -

Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm hàng năm

Số lượng khách hàng gửi tiền ảnh hưởng đến mở rộng huy động vốn Sốlượng khách hàng tăng phản ánh việc huy động vốn được mở rộng, không nhữngthế số lượng khách hàng gia tăng còn thể hiện lòng tin của khách hàng vào ngânhàng Các NHTM xác định số lượng khách hàng bằng cách thống kê số CIF(customer information file) của các khách hàng có quan hệ tiền gửi với ngân hàngđược tạo ra trong từng giai đoạn Số CIF là mã số do hệ thống mạng điện tử củangân hàng tự động tạo ra khi khách hàng đến giao dịch lần đầu tiên với ngân hàng.Trong một hệ thống ngân hàng số CIF là số duy nhất đối với một khách hàng

- Cơ cấu khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm

Cơ cấu vốn tiền gửi huy động phải xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn về kỳhạn, danh mục, số lượng ngoại tệ, lãi suất cho vay…để có chiến lược huy động saocho có hiệu quả nhất.Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng cơ cấu vốn tiền gửi huyđộng hợp lý về thời hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), về loại tiền (nội tệ vàngoại tệ), về đối tượng gửi tiền (dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội) Cơ cấunguồn tiền gửi thể hiện ở tỷ trọng từng loại tiền gửi trong tổng nguồn tiền gửi, đượctính theo công thức:

Nguồn tiền gửi i

Tỷ trọng nguồn tiền gửi i = x 100 Tổng nguồn tiền gửi

Trang 36

Để đánh giá cơ cấu huy động có hợp lý hay không cần so sánh cơ cấu huyđộng thực tế với cơ cấu huy động theo kế hoạch Trong trường hợp sự tăng trưởng

về quy mô vốn huy động khá phù hợp với quy mô tăng trưởng của dư nợ song lạikhông phù hợp về cơ cấu thì sẽ dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào của ngân hàngtăng nếu huy động tiền gửi trung dài hạn lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay trungdài hạn và khả năng rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ cao nếu tiền gửi trung dàihạn nhỏ hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung dài hạn Điều tương tự cũng sẽ xảy ratrong trường hợp không có sự phù hợp về loại tiền tệ trong cơ cấu huy động vốn vàcho vay Do đó, ngay cả khi ngân hàng huy động được nhiều vốn nhưng hiệu quảkinh doanh vẫn không cao Cơ cấu tiền gửi huy động hợp lý có thể đáp ứng được tối

đa nhu cầu sử dụng vốn góp phần đem lại lợi nhuận cao hơn cho các NHTM

Sự biến đổi trong cơ cấu huy động sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu chovay, đầu tư Sự thay đổi cơ cấu huy động vốn không chỉ phụ thuộc vào kế hoạchđiều chỉnh của các NHTM mà thực tế nó còn luôn luôn chịu tác động từ các nhân tốbên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp cận và thích ứngvới sự biến động của thị trường

b Chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm

- Quy mô tiền gửi tiết kiệm

Quy mô tiền gửi tiết kiệm là chỉ tiêu phản ánh về quy mô vốn tiền gửi huyđộng từ tiền gửi tiết kiệm của NHTM tại một thời điểm, thường tính thời điểm cuốicác quý hoặc cuối năm Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh quy mô vốn huy động từtiền gửi tiết kiệm đang được mở rộng

- Tốc độ tăng trưởng số dư vốn huy động tiền gửi tiết kiệm

Để đánh giá tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, bên cạnh chỉ tiêu quy

mô vốn tiền gửi tiết kiệm huy động, các NHTM còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăngtrưởng vốn huy động Quy mô vốn huy động chỉ phản ánh sự gia tăng nguồn vốn về

số lượng tuyệt đối, tức là chỉ xem xét ở con số tuyệt đối của từng năm một cách đơn

Trang 37

lẻ, vì vậy sẽ không phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của NHTM quacác năm.

Ta có chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động qua các thời kỳ:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy = Vốn huy động kỳ báo cáo x100

Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô của vốn huy động dân cư, đồngthời cũng phản ánh sự biến động của nguồn vốn Trong trường hợp tốc độ tăngtrưởng vốn > 0 thì số vốn NHTM huy động được tăng và ngược lại nếu <0 thì sốvốn NHTM huy động giảm Vốn huy động của NHTM mà gia tăng với những tỷ lệxấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định

- Tỷ trọng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động của NHTM

Tỷ trọng vốn huy động Số dư vốn huy động tiền gửi tiết kiệm= x 100tiền gửi tiết kiệm Tổng số dư vốn huy động từ các nguồn

Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng nguồn tiền gửi huy động thì nguồn tiền gửitiết kiệm chiếm tỷ trọng bao nhiêu Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có thể không caonhưng lại là nguồn vốn ổn định lâu dài với số lượng khách hàng chiếm đa số, nếunguồn này chiếm tỷ trọng cao hoặc tăng dần qua thời gian chứng tỏ NHTM đangtăng trưởng vốn bền vững, nếu tỷ lệ này thấp đòi hỏi NHTM phải có biện pháp kịpthời tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm

c Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm

Chi phí huy động vốn của NHTM bao gồm chi phí trả lãi, chi phí hoạt động

và các chi phí khác.Trong tổng chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi là khoản chiphí chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì vậy có ảnh hưởng quyết định đối với lợi nhuận củaNHTM Lãi suất chi trả càng cao có thể huy động được nguồn tiền gửi tiết kiệm lớn.Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của NHTM và nếu thu nhập tăng khôngtương ứng với tăng chi phí, lợi nhuận của NHTM sẽ giảm đi tương ứng

Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Trang 38

+ Lãi suất huy động tiền gửi bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu huy động hay chất lượng nguồntiền gửi huy động của ngân hàng Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh củaNHTM thông qua so sánh lãi suất huy động tiền gửi bình quân của NHTM với mặtbằng lãi suất chung hoặc với lãi suất bình quân của NHTM khác

+ Số chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân

Chỉ tiêu trên cho thấy khi chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào càng lớn thì lợi nhuận

thu được sẽ càng lớn, hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng cao và ngược lại d Khả

năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sử dụng vốn của nguồn tiền gửi

Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay nền kinh tế) củanguồn tiền gửi được đánh giá qua chỉ tiêu:

Hệ số sử dụng tiền = Dư nợ cho vay bình quân trong năm x 100gửi trong năm Tổng tiền gửi huy động bình quân trong năm

Hệ số này đo lường khả năng sử dụng nguồn tiền gửi huy động được củaNHTM, cho biết ngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng vốn tiền gửi huyđộng Ngân hàng luôn cố gắng khai thác sử dụng tối đa lượng tiền gửi huy độngđược để cho vay và đầu tư nhằm tăng nguồn thu nhập và duy trì tỷ lệ này tiến gầnđến 1 (trong điều kiện đảm bảo các giới hạn an toàn về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đảmbảo tỷ lệ thanh khoản an toàn) Qua hệ số sử dụng tiền gửi huy động trong năm NHxác định được nguồn vốn tiền gửi huy động được để cho vay là bao nhiêu, cần phảihuy động thêm bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn hoặc đã sử dụng vốn hếtcông suất chưa để có kế hoạch và biện pháp sử dụng vốn tiền gửi huy động đượcvới kết quả cao nhất

1.3.2 Các chỉ tiêu định tính

- Tính ổn định của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, sự hài lòng của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm

Trang 39

Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, hoạt động huy động vốn từ dân cư cònđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu mang tính chất định tính Đó là sự ổn định củanguồn vốn huy động được thể hiện ở chỗ quy mô vốn huy động không có sự thayđổi đột ngột trong những khoảng thời gian ngắn Khi huy động vốn từ dân cư, ngânhàng có thể dự tính được thời gian có thể sử dụng được khoản vốn đó cho các hoạtđộng kinh doanh của mình Vì những nguồn vốn huy động huy động có kỳ hạnthường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư nên hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thời gian ngân hàng đã dự tính cóthể sử dụng những nguồn vốn đo cho mục đích hoạt động kinh doanh của mình cótính ổn định cao và không bị thay đổi đột ngột, ví dụ như không có sự đồng loạt rúttiền trước hạn của khách hàng, gây ra sự mất khả năng thanh toán cũng như sự sụtgiảm lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Tính ổn định của cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm

Bên cạnh việc đánh giá sự ổn định trong lượng vốn huy động, hoạt động huyđộng vốn từ dân cư của ngân hàng còn được xem xét qua cơ cấu lượng vốn huyđộng phân theo các loại tiền tệ, theo kỳ hạn hay theo các hình thức huy động vốn.Nếu cơ cấu vốn không có biến động quá lớn giữa các loại tiền, giữa các loại tiền,giữa các kỳ hạn huy động được hay giữa các hình thức huy động khác nhau trongmột thời gian ngắn sẽ làm tăng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Bên cạnh đó,nếu như có sự biến động quá mạnh sẽ làm thay đổi kế hoạch sử dụng nguồn vốn củangân hàng, từ đó kết quả đạt được sẽ không được đảm bảo dẫn tới hiệu quả huyđộng bị giảm sút

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Để đánh giá sự tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm thì dịch vụ

hỗ trợ khách hàng cũng là một trong những tiêu chí định tính quan trọng Dịch vụ

hỗ trợ khách hàng hiệu quả cho thấy ngân hàng có khả năng lôi cuốn được nhiềukhách hàng gửi tiền tiết kiệm hơn, bởi trong xu thế cạnh tranh giữa các ngân hàngthương mại ngày càng gay gắt, các ngân hàng thường chú trọng hơn đến các hoạtđộng hỗ trợ khách hàng, giảm thiểu các thủ tục rườm ra nhằm tạo mọi điều kiện

Trang 40

thuận lợi nhất cho khách hàng khi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại ngânhàng.

- Sự khác biệt, tính cạnh tranh

Ngân hàng nào tạo ra sự khác biệt về chính sách huy động vốn, chính sách lãisuất, marketing thường thu hút nhiều khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm hơn.Bởi lẽ, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự khác biệt cũng chính làthước đo để đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng

- Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng

Ngân hàng muốn nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, ngoàicác chính sách hấp dẫn thì việc xây dựng thái độ phục vụ của nhân viên cũng đóngvai trò quan trọng Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng tốt, nhiệt tình, khéoléo sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân tham gia gửi tiền tại ngân hàng hơn

Do đó, trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng phải thườngxuyên nâng cao thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại.

1.4.1 Nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của ngân hàng đều chịu sựđiều chỉnh của pháp luật Các hoạt động của các NHTM đều chịu sự điều chỉnh củaluật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước CácNHTM phải tuân thủ theo các quy định mà NHNN ban hành cụ thể trong từng thời

kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay…trong sự ràng buộc của pháp luật, các yếu

tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm thay đổi quy mô và chất lượng hoạtđộng huy động vốn Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnhvực tiền tệ , là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà ngân hàng phải tuân thủchặt chẽ các quy định của pháp luật

Ngày đăng: 09/06/2021, 06:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w