1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh

280 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 280
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

ĐỖ LINH HIỆP Tên luận án: “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN



Tôi tên là: TRẦN TRỌNG HUY

Sinh ngày: 26/04/1977

Quê quán: Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp

Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Tân

Là nghiên cứu sinh khóa: 15 Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh

Mã nghiên cứu sinh: 010115100005

Người hướng dẫn khoa học: PGS;TS ĐỖ LINH HIỆP

Tên luận án: “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

Luận án được thực hiện tại Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ ChíMinh

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi doPGS; TS Đỗ Linh Hiệp hướng dẫn Các số liệu là trung thực và được trích dẫnnguồn Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan này

TP.HCM, Ngày 08 tháng 10 năm 2013

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRẦN TRỌNG HUY

Trang 2

AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

(Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development)ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

CBCNV Cán bộ công nhân viên

BCTC Báo cáo tài chính

CIC Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nướcCNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV Doanh nhiệp nhỏ và vừa

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DPRR Dự phòng rủi ro

GDP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product)

HĐTD Hoạt động tín dụng

ISO Chuẩn mực hóa cho hệ thống quản lý chất lượng

(International Organization For Standardization)IPCAS Chương trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán

khách hàng (The modernization of Interbank Payment andCustomer Accounting System)

KTXH Kinh tế xã hội

KVMN Khu vực miền nam

LCTT Lưu chuyển tiền tệ

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh

NHTW Ngân hàng trung ương

Trang 3

POS/EDC Máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ

RRTD Rủi ro tín dụng

SPDV Sản phẩm dịch vụ

SXKD Sản xuất kinh doanh

SWIFT Dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng (Society for

Worldwide Interbank Financial Telecommunication)TCKT Tổ chức kinh tế

VPĐD Văn Phòng đại diện

WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TrangBảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên

Bảng 2.1: Diễn biến số lượng DNNVV trong 05 năm (2008 – 2012) 57Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa 59Bảng 2.3 : Nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 61Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV 62

ăn khi DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng

63

Bảng 2.5: Những khó kh

ưới chi nhánh của Agribank và các NHTM trên địa bàn

Bảng 2.12: Tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh t ín dụng của các chi nhánh

Bảng 2.13: Số liệu huy động vốn các NHTM trên địa bàn TP.HCM 73Bảng 2.14: Tăng trưởng nguồn vốn huy động giữa Agribank và các NHTM khác

Bảng 2.15: Số liệu dư nợ tín dụng các NHTM trên địa bàn TP.HCM 75

ăng trưởng tín dụng giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bànBảng 2.16: T

Bảng 2.17: So sánh nợ xấu giữa Agribank và các NHTM trên địa bàn TP.HCM 76Bảng 2.18: Lợi nhuận kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM 77Bảng 2.19: So sánh thị phần huy động vốn giữa Agribank và các NHTM khác

Trang 5

bàn TP.HCM 78Bảng 2.21: Huy động vốn chia theo thành phần kinh tế của Agribank trên địa bàn

Bảng 2.22: Tăng trưởng nguồn vốn giữa các TPKT qua các năm của Agribank

Bảng 2.23: Tỷ trọng nguồn vốn của các TPKT trong tổng nguồn vốn của

Bảng 2.24: Huy động theo đơn vị tiền tệ của Agribank trên địa bàn TP.HCM 82Bảng 2.25: Tăng trưởng và tỷ trọng nguồn vốn theo đơn vị tiền tệ qua các năm

Bảng 2.26: Huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm của Agribank trên địa bàn

ăng trưởng nguồn vốn dân cư và nguồn vốn khác theo kỳ hạn qua

Bảng 2.27: T

ư nợ theo đối tượng khách hàng qua các năm của Agribank trên địa

Bảng 2.28 : D

ăng trưởng và tỷ trọng cơ cấu ượng khách hàng

ư nợ cho vay theo thời hạn vay giữa DNNVV và đối tượng khách

Bảng 2.30: D

hàng khác qua các năm tại Agribank trên địa bàn TP.HCM 89

ăng trưởng dư nợ theo thời hạn vay giữ ượng

Trang 6

với địa bàn đô thị loại 1 và toàn hệ thống Agribank 98

ư nợ DNNVV của Agribank trên địa bàn TP.HCM so với

Trang 7

Biểu đồ 2.5: So sánh về sự tăng trưởng huy động vốn giữa Agribank,

Biểu đồ 2.6: So sánh về sự tăng trưởng tín dụng giữa Agribank, NH TMNN

Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa Agribank, và NHTM trên địa bàn

Biểu đồ 2.10: So sánh tăng trưởng và tỷ trọng nguồn vốn theo TPKT của

Biểu đồ 2.11: So sánh tăng trưởng và tỷ trọng nguồn vốn theo loại tiền của

Biểu đồ 2.12: So sánh tăng trưởng và tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn của

Biểu đồ 2.13: dư nợ qua các năm của Agribank trên địa bàn TP.HCM 88Biểu đồ 2.14: Tăng trưởng và tỷ trọng cho vay DNNVV so với đối tượng

khách hàng khác trong hệ thống Agribank trên địa bàn TP.HCM 88Biểu đồ 2.15: So sánh tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay giữa

ượng khách hàng khác tại Agribank

trên địa bàn TP.HCM 90

DNNVV và đối t

Biểu đồ 2.16: So sánh tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay giữa

ượng khách hàng khác tại Agribank trên địa bàn TP.HCM

92DNNVV và đối t

Trang 8

tượng khách hàng khác tại Agribank trên địa bàn TP.HCM 94Biểu đồ 2.18: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ giữa DNNVV và đối tượng

khách hàng khác tại Agribank trên địa bàn TP.HCM 95Biểu đồ 2.19: Tăng trưởng quy mô và tỷ trọng quy mô tín dụng DNNVV

Biểu đồ 2.20: Tăng trưởng dư nợ DNNVV trên địa bàn TP.HCM, địa bàn đô

Biểu đồ 2.21: So sánh nợ rủi ro và nợ xấu đối với DNNVV 109

Trang 9

MỤC LỤC

TrangDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 11.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 11.1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 3

1.1.5 Vốn và nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV 11

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng 151.2.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 16

1.2.3.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 16

1.2.3.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 171.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và sự phát triển của

1.4.1.2 Sự cần thiết mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với

Trang 10

DNNVV 31

1.4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng ngân hàng đối

1.4.2 Khái quát về chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 40

1.4.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng ngân

1.4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV 42

1.4.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

1.4.3 Mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín

1.5 Bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới về mở rộng quy

mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 49

CHƯƠNG 2: QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 552.1 Sơ lược tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh 552.2 Khái quát về hoạt động của DNNVV trên địa bàn TP.HCM 562.2.1 Số lượng và cơ cấu ngành nghề của DNNVV 572.2.2 Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 59

2.3 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.3.2 Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 67

Trang 11

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 722.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng 72

2.5 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 80

2.5.2 Hoạt động cho vay DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 84

2.5.2.4 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại các chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa 87

bàn TP.HCM

2.6 Thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi 96nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

2.6.1.1 Quy mô tín dụng đối với DNNVV qua các chỉ tiêu đánh giá 96

2.6.1.2 Quy mô tín dụng đối với DNNVV trong mối tương quan trong

2.6.1.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng đối với

DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 100

2.6.2.1 Chất lượng tín dụng đối với DNNVV qua các chỉ tiêu tài

2.6.2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối

với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn 111

TP.HCM

Trang 12

chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên 115địa bàn TPHCM qua mô hình SWOT

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 128TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn

ược đến năm 2020

128

2013 – 2015 và tầm nhìn chiến l

3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn đô thị loại 1 128

3.2 Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với

DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 130Việ Nam trên địa bàn TP.HCM

3.2.1.1 Giải pháp mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV tạicác chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 130trên địa bàn TP.HCM

- Sắp xếp lại mạng lưới hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thàn h phố Hồ 131

Chí Minh

- Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên môn sâu phục

Trang 13

- Tăng cường các mối quan hệ giữa Ngân hàng với các tổ chức có

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy trình tín dụng ngân hàng

- Hoàn thiện nội dung phân tích doanh nghiệp, đánh giá phương án

kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp chặt chẽ hơn 149

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng về đạo đức nghề nghiệp,

ơ chế bảo đảm tiền vay

165

- Hoàn thiện c

3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 165

3.2.2.1 Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin kinh doanh 165

3.2.2.2 Nắm bắt nhu cầu thị trường, quản lý rủi ro trong kinh

3.2.2.3 Phát huy tính linh hoạt và đa dạng của DNNVV 166

3.2.2.4 Đổi mới và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp. 167

3.2.2.5 Đổi mới mô hình quản lý và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự chuyên nghiệp trong quản lý và hoạt 167

động của doanh nghiệp

Trang 14

3.2.2.7 Ổn định tình hình tài chính doanh nghiệp 168

3.2.2.8 Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp và công tác phát triển

3.2.2.9 DNNVV cần tận dụng các chính sách hỗ trợ dành cho

3.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 171

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc pháttriển kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với hệ thống kinh tế xã hội của đấtnước Trong những năm vừa qua, mặc dù có nhiều cố gắng t iếp cận nguồn vốn vaycủa các ngân hàng thương mại (NHTM) song doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namvẫn gặp phải những rào cản: đó là môi trường vĩ mô không ổn định, khung pháp lýchưa hoàn chỉnh, công chúng và NHTM chưa đánh giá đúng mức vai trò của doanhnghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội… Trong khi đó, nguồn vốn tíndụng tại hệ thống NHTM Việt Nam vẫn rất dồi dào mà ngân hàng thương mại khôngdám cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với khối lượng lớn do sợ sức nặng rủi ro

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như việc tìm lối

ra cho nguồn vốn tín dụng của NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng đã được đề cập trongnhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây Tuy n hiên, làm thế nào để vừa giảiquyết được nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là doanhnghiệp nhỏ và vừa, vừa mang lại hiệu quả và an toàn vốn vay cho ngân hàng vẫn làvấn đề thời sự đang được bàn luận Trong thực tế, để có thể giải quyết vấn đề nàymột cách thấu đáo, tôi nhận thấy cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?

- Nguyên nhân dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng củadoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riênghiện nay là gì?

- Làm thế nào để ngân hà ng thương mại nói chung và NHNo&PTNT ViệtNam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng vừa có thể đáp ứng đượcnhu cầu vốn vay của DNNVV, vừa mở rộng quy mô và nâng cao được chất lượng tíndụng?

Những yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết trước yêu cầu hội nhập nềnkinh tế thế giới của cả DNNVV và của NHTM nói chung, NHNo&PTNT Việt Namnói riêng Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp về mở rộng quy mô vànâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt

Trang 16

giúp DNNVV và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.

2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu về các loại rủi ro đối với hoạt động ngânhàng và một số mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng như Mô hình điểm số Z (Z -Credit scoring model) do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệpvay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối vớingười vay, các biến được dùng là các hệ số tài chính của người vay Nhược điểm của môhình này là chỉ quản lý rủi ro thông qua xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ

Năm 1993, Fair, Isaac, một công ty hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lĩnh vực thangđiểm người tiêu dùng giới thiệu mô hình thang điểm tín dụng có thể xử lý những hạnmức tín dụng và khoản vay có kỳ hạn lên đến 250.000 USD thông qua bản thânkhách hàng, doanh nghiệp, thông tin từ những văn phòng thông tin tín dụng và lịch

sử tín dụng của khách hàng Mô hình này đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu để ngân hàngchấm điểm khách hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ liên quan đến chính bảnthân khách hàng mà không đề cập đến những nhân tố liên quan đến sự thay đổi củamôi trường kinh doanh và hoạt động của chính ngân hàng trong quá trình ngân hàngchấm điểm và quản lý khoản vay

Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng năm 1988 ban hành Basel I đã đềcập đến các mô hình thiết lập qui trình quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đượchoàn thiện thêm bằng Basel II (2004) Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảngtài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính

- ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel III) năm 2010 về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu

Đồng thời Basel cũng đưa ra những nguyên tắc về rủi ro và an toàn tín dụng, như sau:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này,

Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi

ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong

Trang 17

Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển cácchính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọihoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư Các ngân hàngcần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình,đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủyban của Hội đồng quản trị.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xácđịnh rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng kháchhàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…) Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tíndụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loạihình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạngtín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Ngân hàngphải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham giacủa các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũngnhư trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhânviên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thậntrọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng Việc cấp tín dụng cầnđược thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng

và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mụcđầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiệnhành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngânhàng Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sựtuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề.Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoảntín dụng có vấn đề Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lýcác khoản tín dụng có vấn đề Trách nhi ệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giaocho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy môvà

Trang 18

phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tíndụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi rocủa ngân hàng.

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng quy mô vànâng cao chất lượng tín dụng , song cũng chỉ nghiên cứu trên bình diện lý luận chunghoặc đi vào phạm vi nghiên cứu tại các NHTM cổ phần, hay tại một địa phương cụthể… Một số tác giả khác nghiên cứu với bối cảnh cụ thể là các ngân hàng thươngmại nhà nước khác song do tính chất các ngân hàng khác nhau về tính đặc thù,chuyên biệt hóa, nên không thể lấy kết quả nghiên cứu của họ áp dụng một cách rậpkhuôn vào mô hình của hệ thống của các ngân hàng thương mại, nhưng việc đưa racác quy trình và mô hình phân tích tính dụng nhằm giúp mở rộng quy mô và nângcao chất lượng tín dụng gần như không có

Đối với đề tài nghiên cứu về tín dụng với DNNVV tại Việt Nam , đã có nhiềucông trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau Cụ thể:

Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tí n dụng củadoanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009)các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong nhữngcản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam hiện nay Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồnvốn của DNNVV xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngânhàng thương mại Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cảnđối với DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập đến cácnguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, DNNVV cóthể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của mình [ 46]

Đề tài nghiên cứu của TS Võ Việt Hùng (2009) về “giải pháp mở rộng tíndụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bànTP.HCM, đề tài đã nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp để mở rộng tín dụngcủa Agribank trên địa bàn TP.HCM Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phấntích thực trạng và đưa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng chung của Agribank trênđịa bàn TP.HCM, chưa chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng tín dụng, đồng thời

Trang 19

Đề tài nghiên cứu của TS Võ Đức Toàn (2012) về “Tín dụng đối vớiDNNVV của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM”, đề tài đã nghiên cứu vềthực trạng và đề ra các giải mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM

cổ phần đối với DNNVV trên địa bàn TP.HCM, trong đó đề tài đã khảo sát vềDNNVV, khảo sát các NHTM cổ phần liên quan đến tín dụng ngân hàng đối vớiDNNVV, tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều vào phân tích, đánh giá về DNNVV,chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá về hoạt động của ngân hàng đối với DNNVV,chưa đánh giá hết chất lượng tín dụng đối với DNNVV, chưa đánh giá được hoạtđộng của NHTM cổ phần qua mô hình SWOT, đồng thời các giải pháp chưa chi tiết

để giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp và chất lượng tín dụng ngân hàng [ 21]

Trong luận án của TS Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tà i “Phát triển dịch

vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” tác giả đã đánhgiá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàngthương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV [ 22]

Nghiên cứu của PGS.TS Đoàn Thanh Hà và công sự (2013) trong đề tài cấpthành phố “Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chocác DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau thời kỳkhủng hoảng kinh tế thế giới” thì một trong yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng lựccạnh tranh của DNNVV trên địa bàn Thành phố Cần Thơ là quy mô vốn nhỏ, thiếuvốn và gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn cũng như các kênh cung ứng vốn

Để hệ thống doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh thì mở r ộng khả năngtiếp cận nguồn vốn là một trong những giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đềcập đến [4]

Trang 20

hàng đối với DNNVV trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bànTP.HCM Vì vậy đề tài này sẽ có những điểm khác biệt so với những nghiên cứutrước đây về cách thức đánh giá g ắn liền với địa điểm nghiên cứu và các quy trình,

mô hình chuẩn mực trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển củanền kinh tế - xã hội Tuy nhiên, quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này lại gặpkhông ít khó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là nhu cầu vốn sản xuất kinhdoanh Đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tạm thời thiếu cho DNNVV bằngnguồn vốn tín dụng ngân hàng là nhu cầu bức xúc hiện nay

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV thường gặp không ítkhó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là thiếu vốn Để đáp ứng nhu cầ u vốn sảnxuất kinh doanh tạm thời thiếu, NHTM trong đó có các chi nhánh NHNo&PTNTViệt Nam trên địa bàn TP.HCM, cần thấy được những hạn chế và những nguyênnhân của hạn chế, trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho DNNVV Trên cơ sở

đó có thể tìm kiếm được những giải pháp thích hợp, có căn cứ khoa học và thực tiễn,nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánhNHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM đối với DNNVV trong thời gian tới.Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tà i luận án này

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài định hướng tập trung vào việc phân tích, đánhgiá quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV, để từ đó thấy được những thànhtựu và hạn chế trong lĩnh vực này Trên cơ sở đó, đ ề xuất các giải pháp hữu hiệunhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV trong thờigian tới

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng được lựa chọn để phục vụ nghiên cứu là cácchi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, kết hợptham khảo thông tin có liên quan của một số NHTM khác kể cả ngân hàng nướcngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Số liệu sẽ dựa trên báo cáothường niên của các ngân hàng từ năm 2008 - 2012

Trang 21

Luận án tập trung giải quyết nội dung nghiên cứu một vấn đề về lĩnh vực kinh

tế - tài chính, xuất phát từ một nhu cầu thực tế khách quan, đó là gia tăng việc hỗ trợvốn tín dụng cho DNNVV trên địa bàn TP.HCM; thông qua việc mở rộng quy mô vànâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tạiTP.HCM

Vì vậy, để tiến hành thực hiện đề tài, sau khi hệ thống hóa một cách chọn lọcnhững nội dung kiến thức lý luận cơ bản, cần thiết làm nền tảng xuyên suốt quá trìnhnghiên cứu; tác giả lựa chọn và vận dụng các phương pháp truyền thống thích hợp,như thống kê tập hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan, trong một khoản thờigian cần thiết; từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, kết hợp đối chiếu so sánh cáchiện tượng có liên quan Trên cơ sở kết quả phân tíc h, tiến hành tổng hợp nhận định

để rút ra các vấn đề tồn tại, cùng với những nguyên nhân của chúng; bao gồm cảnguyên nhân từ phía chủ quan cũng như khách quan Đây cũng chính là căn cứ xuấtphát, để tìm giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại, được phát hiện từ quá trìnhphân tích

Để có thêm cơ sở dữ liệu cần thiết góp phần tăng thêm tính khoa học, độ tincậy và khách quan của các kết luận phân tích, cũng như các giải pháp được đề xuất,luận án cũng kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát, thăm dò ý kiến củ a các đốitượng có liên quan

6 NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG

Bao gồm nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp

- Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nướcTP.HCM, NHNo&PTNT Việt Nam, VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam, và các báothường niên của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tronggiai đoạn từ 2008 - 2012; Niên giám thống kê; Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chứckinh tế như World Bank, IMF; Các luận án, tạp chí, sách báo, tư liệu liên quan đến mởrộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng; Các trang thôngtin điện tử (website) tin cậy có liên quan

- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra trựctiếp đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đánh giá hiện tại và tương lai về

Trang 22

nghiệp, những khó khăn thuận lợi, những ý kiến đóng góp và cách thức thực hiện.

7 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Trước yêu cầu mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nảy sinh những vấn đề mới: Thị phần sụtgiảm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều thànhphần kinh tế; dư nợ rủi ro tiềm ẩn quá cao Số vốn bị thất thoát tuy có giảm về số vụnhưng lại tăng về quy mô và mức độ; mô hình quản lý tín dụng “tập trung” tạo kẽ hởtrong quản lý Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trong nước – khách hàng củangân hàng phần nhiều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tiềm lực tài chính yếu, côngnghệ lạc hậu và thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao…Vậy phải làm gì để

mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng?

Với sự nghiên cứu khá toàn diện về DNNVV, và tín dụng ngân hàng cùng vớiviệc đề xuất các quy trình và mô hình phân tích và quản lý tín dụng, luận án khôngchỉ dừng lại ở việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối vớiDNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, mà cònhướng đến sự thống nhất và xây dựng một hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vữngmạnh, hiện đại hoạt động th eo thông lệ quốc tế

8 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, Luận án đã khái quát và hệ thống hóa một cách có chọn lọc những

vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, và DNNVV Từ đó có cái nhìn tổng quan vềbản chất, đặc điểm, và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, vai trò vàtầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế Bên cạnh đó là sự vận dụng lý luậnvào thực tiễn qua việc phân tích đánh giá cho thấy được sự cần thiết khách quan củaviệc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN NVV tại các chinhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM Trên cơ sở đó, tác giả đã xâydựng khung lý thuyết về cơ sở lý luận hợp lý phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu củaluận án

Thứ hai, Trên cơ sở thực trạng hoạt động của DNNVV, thực trạng h oạt động

tín dụng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, cùng với nguồn số liệuđầy đủ, phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao Luận án đã đi sâu phân tích một cáchlogic và chặt chẽ về thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại

Trang 23

2012 Từ đó xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank trên địa bàn TP.HCM đối với DNNVV trong thời gian tới Bên cạnh đó từ phân tích mô hình SWOT cho thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó có thể phát huy được điểm mạnh, tận dụng được cơ hội, hạn chế điểm yếu và tránh được nguy cơtrong quá trình phát triển Agribank trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới.

Thứ ba, Xuất phát từ mục tiêu phát triển KTXH của TP.HCM đến năm 2020 ,

định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn đô thị loại

1, cùng với thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV, từ những tồn tạ i vànguyên nhân của nó, kết hợp với kinh nghiệm ở một số quốc gia trong khu vực vàtrên thế giới, luận án đã đưa ra các giải pháp và khuyến nghị khá toàn diện nhằm đápứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, mở rộng quy mô và đảm bảo được chấtlượng tín dụng trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới

9 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, 3 c hương, kết luận, cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan về tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Chương 2: Quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn

TP.HCM

- Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đốivới DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namtrên địa bàn TP.HCM

Trang 24

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập theo quy chế của pháp luật,nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh, hoặc cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế

1.1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, doanh nghiệp có thể được phân loại nhưsau:

- Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp

Căn cứ vào hình thức pháp lý, doanh nghiệp được phân chia thành các loại hìnhchủ yếu sau đây:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) là doanh nghiệp mà cácthành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành

nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanhnghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tàisản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở

hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh)

Trang 25

Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thànhviên góp vốn.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt độn g của doanh nghiệp Mỗi cánhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của

pháp luật bằng nguồn vốn chủ sở hữu của người nước ngoài

- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm

Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành 02

loại + Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đóchủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tàisản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chínhcủa nó Theo pháp luật, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn làdoanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn

cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh vàdoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà

ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là khi số tàisản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thaycho doanh nghiệp

Chế độ trách nhiệm hữu hạ n của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên / chủ sở hữu công ty

- Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, doanh nghiệp được phân chia thành cácloại, như sau: Doanh nghiệp lớn; Doanh nghiệp vừa; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp siêunhỏ

Để phân biệt từng loại doanh nghiệp theo tiêu chí quy mô doanh nghiệp, ta có thể dựa vào quy định cụ thể ở mỗi quốc gia khác nhau

Trang 26

1.1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới

Thường khi nói đến doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nói đến đặc điểm đầu tiên đểphân biệt với doanh nghiệp lớn, đó là quy mô về vốn, lao động hay doanh thu hoặcphạm vi hoạt động của nó Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, trình độ phát triểnkinh tế, định hướng phát triển trong từng thời kỳ mà khái niệm này có thể thay đổi.Tham khảo tiêu chí xếp loại DNNVV ở một số nước cho thấy, những tiêu chí thườngđược các nước sử dụng để xác định DNNVV là vốn, lao động, doa nh thu Có nước chỉdùng một, hai hoặc cả ba yếu tố đó, có nước còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuấtkinh doanh mà quy định các tiêu chí khác nhau Bên cạnh đó có nước phân loại doanhnghiệp thành các nhóm theo quy mô như doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ,doanh nghiệp vừa để hoạch định các chính sách cụ thể cho các đối tượng DNNVVtheo quy mô (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới

Ngành kinh tế động Nguyên Quy đổi Nguyên Quy đổi

Bán lẻ & Dịch

< 50 < 10 triệu < 2,14 tỷvụ

Sản xuất, dịch

< 200 < 200 triệu < 134,8 tỷ

Thái Lan vụ

< 100 triệu < 67,4 tỷ(Bath) Bán buôn < 50

Trang 27

Nguồn : Tài liệu hội nghị thường niên các tổ chức tài chính khối APEC [48]

Trang 28

1.1.2.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Hiện nay, quan niệm chính thức về doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụthể trong Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng kýkinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theoquy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác địnhtrong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qu ân năm (tổngnguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau (xem bảng 1.2)

Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam

nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ

II Công nghiệp 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200

và xây dựng trở xuống trở xuống người đến đồng đến người đến

200 người 100 tỷ đồng 300 ngườiIII Thương mại 10 người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50

và dịch vụ trở xuống trở xuống người đến đồng đến 50 người đến

50 người tỷ đồng 100 người

Nguồn : Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển DNNVV [26]

Theo nghị định 56 việc phân loại DNNVV theo tiêu chí “quy mô tổng nguồnvốn” sẽ có khó khăn trong xác định loại hình doanh nghiệp do quy mô tổng nguồn vốncủa doanh nghiệp thường xuyên thay đổi Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm:vốn nợ (vốn vay, phải trả người bán, nợ nhà nước và người lao động, phải trả khác…)

và vốn chủ sở hữu Trong khi vốn chủ sở hữu tương đối ổn định thì vốn nợ thườngxuyên biến động , dẫn đến tổn g nguồn vốn cũng biết động theo Vì tổng nguồn vốncủa doanh nghiệp thường xuyên biến động, do đó một doanh nghiệp được xếp vào loạidoanh nghiệp nhỏ hoặc vừa nhưng ngay sau đó tổng nguồn vốn biến động thì có thểđược xếp vào loại ngược lại, hoặc không còn là DNNVV

Trang 29

Việt Nam theo nghị định 56 nêu trên vì phù hợp với điều kiện và trình độ phát triểnkinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế trước đây

Trang 30

về tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định 90/2001/NĐ -CP ngày 23/11/2001 “về trợgiúp phát triển DNNVV” Để hạn chế được việc biến động thường xuyên của nguồnvốn nêu trên, tác giả đề nghị xét trên tổng nguồn vốn bình quân trong năm trước vàthời điểm liền kề với thời điểm xác định quy mô của doanh nghiệp.

1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một là, DNNVV có tính năng động, nhạy bén và dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường

Đây là một ưu thế nổi trội của DNNVV, với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản

lý gọn nhẹ, DNNVV dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong thịtrường chuyên môn hóa Mặt khác, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị trường vàngười tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường Với cơ sởvật chất không lớn, DNNVV đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặcthu hẹp quy mô mà không gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội Chính nhờ tính linhhoạt, khả năng thích ứng với thị trường và chấp nhận rủi ro mà loại hình doanh nghiệpnày có khả năng đổi mới, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và tự nó đã thực hiệnchức năng kinh tế to lớn đối với xã hội

Hai là, DNNVV được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp

Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu

tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn Với

ưu thế nhỏ gọn năng động, dễ quản lý không cần nhiều vốn như vậy, DNNVV rất linhhoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường kháchquan tác động lên Mặt khác do một số DNNVV được thành lập mang tính gia đình,bạn bè nên mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn, người lao động và chủ doanh nghiệp dễdàng tự hạ thấp tiền lương, có tinh thần nỗ lực vượt bậc để vượt qua khó khăn Điềunày khiến cho DNNVV giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động để thay thế vốnbằng tiền dùng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, và với giá nhân lao động thấp, cóthể đạt hiệu quả kinh tế cao

Ba là, DNNVV tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh

DNNVV dễ dàng và sẳn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh So với các doanhnghiệp lớn, DNNVV có tính tự chủ cao hơn DNNVV không ỷ lại vào sự giúp đỡ củaNhà nước và vì mưu lợi, doanh nghiệp sẳn sàng khai thác các cơ hội để phát triển màkhông ngần ngại rủi ro Nói chung với hoàn cảnh “tự sinh, tự diệt”, DNNVV bắt buộc

Trang 31

phải duy trì sự phát triển, nếu không sẽ bị phá sản Chính điều đó làm cho nền kinh tếsinh động và thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước Đây là một ưuthế rất quan trọng của DNNVV.

Bốn là, DNNVV có thể phát huy được tiềm lực trong nước

DNNVV rất có lợi thế trong tuyển dụng lao động tại địa phương và tận dụngcác tài nguyên, nguyên liệu sản xuất sẳn có tại địa phương, phát huy hết tiềm lực trongnước cho sản xuất kinh doanh

Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự pháttriển DNNVV ở giai đoạn đầu là cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa thay thế nhậpkhẩu Với vốn liếng và trình độ kỹ thuật của mình, DNNVV có thể sản xuất một sốmặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, phù hợp với sức mua của dân chúng Từ đó gópphần ổn định đời sống, ổn định xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững

Năm là, DNNVV góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng, miền trong một quốc gia

Với sự tạo lập dễ dàng, DNNVV có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ

và tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đồng thời tạo ra sự phát triển cân bằnggiữa các vùng trong mỗi nước Đặc biệt, DNNVV có thể hiện diện khắp mọi nơi, kể cả

ở nông thôn và miền núi, những nơi thưa dân, có cơ cấu kinh tế chưa phát triển và nhờ

đó, chúng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng phụ cận

Thông thường, DNNVV cung ứng sản phẩm tại chỗ với 95% sản phẩm tiêu thụnội địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sản phẩm dành cho xuất khẩu.Như vậy, DNNVV thực sự góp phần đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyểndịch cơ cấu kinh tế đất nước

Sáu là, khả năng tài chính của DNNVV hạn chế

Với ưu thế được tạo lập dễ dàng do chỉ cần một lượng vốn ít, DNNVV gặp phảihạn chế là năng lực tài chính thấp, từ đó dẫn đến một loạt bất lợi cho DNNVV trongquá trình sản xuất kinh doanh…

Trước hết, vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng rấthạn chế DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp cho khoản tiền dự định vay Ngay ởnhững nước phát triển như Mỹ, N hật Bản…, các ngân hàng cũng e ngại khi choDNNVV vay vốn vì khả năng gặp rủi ro rất lớn khi cho vay

Trang 32

Tiếp đến là do khả năng tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh không lớn,

DNNVV cũng rất khó khăn và ít có khả năng huy động được vốn trên thị trường.Chính vì thế, phần lớn DNNVV luôn ở trong tình trạng thiếu vốn

Bảy là, DNNVV ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi

Với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, sản phẩm tiêu thụ không nhiều,DNNVV khó có thể trả lương cao cho người lao động Và cùng với sự thiếu vững chắctrong hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV khó có khả năng thu hút được nhữngngười lao động có trình độ cao tham gia vào trong quá trình sản xuất kinh doanh vàtrong quản lý, điều hành

Tám là, hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc

DNNVV dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản Tuy nhiên, phần lớn các nước cótình hình là số lượng DNNVV phá sản khá lớn, nhưng cùng với sự phá sản lại có việcthành lập các doanh nghiệp mới, và số DNNVV được thành lập mới lại lớn hơn số bịphá sản Chính điều đó đã không dẫn đến tình trạng xáo động nền kinh tế – xã hội vàcũng chính hiện tượng đó đã phản ánh sức sống mãnh liệt của DNNVV nói chungtrong nền kinh tế

Ngoài ra, khả năng sản xuất hàng để phục vụ cho xu ất khẩu của DNNVV cònhạn chế do chất lượng sản phẩm chưa cao; còn có hiện tượng trốn thuế, lậu thuế; hiệntượng chạy theo lợi nhuận quá mức mà không chú ý đến hậu quả xã hội phải gánhchịu

Đối với DNNVV Việt Nam, ngoài những đặc điểm phổ biến vừa nêu trê n, nhìnchung còn có thêm những đặc điểm riêng sau đây:

- DNNVV ở nước ta thường có quy mô nhỏ hơn so với các nước quanh vùng,nguồn vốn thường quá nhỏ, thiết bị cũ kỹ, ít được đổi mới, công nghệ còn lạc hậu, thủ công

- Nói đến DNNVV ở Việt Nam trước tiên và chủ yếu là nói đến các doanhnghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh Do đó, đặc tính và tính chất của các doanh nghiệpthuộc khu vực kinh tế này mang tính hiện đại cho DNNVV ở Việt Nam, và chưa có số liệuđiều tra chính thức riêng biệt cho toàn bộ DNNVV ở Việt Nam

- DNNVV Việt Nam chưa có ý thức về hội nhập kinh tế quốc tế, ki nh doanhvới bất kỳ giá nào miễn là có lợi nhuận nên có khuynh hướng làm hàng giả, hàng kém phẩmchất vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, phá hủy môi trường, đăng ký nhiều nhưng thực tếhoạt động ít (chỉ chiếm 50% số lượng doanh nghiệp đã đăng ký)

Trang 33

- Trong các ngành sản xuất, DNNVV Việt Nam thường hoạt động trong cáclĩnh vực như chế biến, gia công may mặc, linh kiện …, và làm ủy thác cho các doanhnghiệp lớn trong nước hoặc cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Chín là, Năng lực quản trị điều hành, quản trị tài chính của DNNVV còn nhiều hạn chế

Ở Việt Nam đa phần DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh manh mún, tự phát,quản lý mang tính gia đình, tự điều hành là chủ yếu , thiếu sự liên kết trong ngành nghề,hiệp hội Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp và người điều hành thấp do đó ảnhhưởng rất lớn đến hoạch định chiến lược kinh doanh, và quản trị nội bộ,

nhất là quản trị tài chính của DNNVV dẫn đến việc cân đối và sử dụng vốn không hiệuquả, bố trí và sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả thấp, cùng với chế độ sổ sách, báocáo và ý thức chấp hành các chế độ, chính sách, các quy định chưa cao, đây là điểmyếu lớn nhất ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động kinh doanh và huy động vốnhay tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

Mười là, Năng lực cạnh tranh của DNNVV còn yếu kém

Do hạn chế về quy mô nhỏ, năng lực quản trị điều hành hạn chế , khả năng tàichính yếu kém, không có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, khó thu hút lao độn g

có trình độ chuyên môn cao nên sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp, giá trị gia tăngtrong sản phẩm không cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường, nhất là các thịtrường có tiềm năng, cùng với việc chưa có uy tín và thương hiệu trên thị trường nênDNNVV gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.Khả năng nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường còn nhiều bất cập Bên cạnh đó, doquy mô thị trường của DNNVV thường hạn hẹp trong phạm vị địa phương, chưa cónhiều khách hàng truyền thống, nên việc mở rộng thị trường là rất khó khăn làm hạnchế năng lực cạnh tranh của DNNVV

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, DNNVV không có được lợi thế về mặt kinh

tế so với các doanh nghiệp lớn Song về tổng thể, DNNVV đóng vai trò cực kỳ quantrọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, và có ý nghĩa then chốttrong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, pháttriển đồng đều giữa các khu vực trong một quốc gia Vai trò của DNNVV đối với nềnkinh tế được khẳng định qua các mặt sau:

Trang 34

1.1.4.1 Góp phần tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân

Nhìn chung, ở các nước trên thế giới số lượng DNNVV thường chiếm từ 90%đến 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoản 2/3lực lượng lao động xã hội Với số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế, thu hút phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại,dịch vụ… DNNVV tạo ra một phần lớn sản xuất xã hội và thu nhập quốc dân

Ở Việt Nam, do DNNVV chiếm một tỷ lệ chủ yếu trong các doanh nghiệpngoài quốc doanh nên tỷ lệ đóng góp của chúng cho GDP được xem như là rất đáng kể.Nhiều nghiên cứu cho rằng sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhất bằng sự đónggóp của khu vực ngoài quốc doanh (khoảng 4 0% GDP)

1.1.4.2 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tham gia vào quá trình phân phối lại thu nhập, giúp ổn định xã hội

Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm thì đây là một thế mạnh rõ rệt củaDNNVV và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các nước phải đặc biệt chú trọng pháttriển DNNVV Thực tiễn đã cho thấy do việc tạo lập DNNVV dễ dàng, vốn đầu tưkhông lớn, phân bố rộng khắp nên là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lượnglớn lao động giản đơn Bên cạnh đó, sự phát triển DNNVV ở nông thôn sẽ góp phầnlàm giảm áp lực di dân vào các đô thị do thu hút những lao động nông nghiệp chuyểnsang công nghiệp, dịch vụ nhưng không phải chuyển ra các vùng thành thị

Theo thống kê chưa đầy đủ, DNNVV ở nước ta hiện nay tạo ra khoảng 51%việc làm phi nông nghiệp nông thôn, khoảng 28-30% lực lượng lao động cả nước,nhưng triển vọng thu hút lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở đâythấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút đượccác nguồn vốn rải rác trong dân Lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trongmột doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong công ty trách nhiệm hữu hạn

là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn t rung bình cho một chỗ làm việc tại doanhnghiệp nhà nước là 87,5 triệu đồng

1.1.4.3 Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn,

nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển

Với việc tạo lập DNNVV không cần nhiều vốn, phân bố rộng khắp các vùnglãnh thổ, thu hút vốn nhanh cho phép doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả mọi tiềm nănglao động, tiền vốn mà các doanh nghiệp lớn khó thực hiện Bên cạnh đó, trong quátrình hoạt động, DNNVV có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi như vay

Trang 35

bạn bè, người thân Lao động thì thường sử dụng chủ yếu trong gia đình hoặc tuyểndụng tại chỗ không tốn chi phí đào tạo Thực tế cho thấy, việc tạo lập DNNVV là mộtphương thức có hiệu quả để khai thác mọi nguồn lực trong nước như lao động, tiềnvốn, tài nguyên sẵn có tại địa phương phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ 2005-2010, vốn đầu tư của khu vực dân cư và tưnhân là 980 nghìn tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 3.062nghìn tỷ đồn g (tương đương 150 tỷ USD) Theo kế hoạch phát triển KTXH thời kỳ 2010-

2020, để bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 7% -8% và hơn nữa, vốn huy động củakhu vực dân cư và tư nhân (chủ yếu là DNNVV) phải đạt 6.230 nghìn tỷ đồng, chiếm 35%

so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 17.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 850 tỷUSD)

1.1.4.4 Làm cho nền kinh tế năng động hơn, góp phần to lớn đối với quá t rình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, đồng thời phần lớn lại thuộc kinh tế tư n hân,chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, cho nênDNNVV có yêu cầu tự thân và cũng có nhiều khả năng cải tiến mẫu mã, thay đổi mặthàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ,….góp phần làm cho nền kinh tếnăng động hơn, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Việc phát triển DNNVV sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơcấu lãnh thổ, phân bố dân cư… Ở nước ta, từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, thuầnnông là chủ yếu đã và đang chuyển dần s ang một nền kinh tế có đủ cơ cấu theo hướngtiến lên xã hội văn minh, hiện đại Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xãhội của nhiều vùng nông thôn đã có thay đổi: nhiều thị trấn, thị tứ đông đúc, nhộn nhịphơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành, đi đôivới việc bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển như giao thông, lưới điện…

1.1.4.5 Góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, phát triển các ngành nghề truyền thống, tăng nguồn hàng xuất khẩu

Tuy có quy mô hạn chế nhưng với số lượng lớn, DNNVV đã tạo thành mạnglưới kinh doanh rộng khắp, với ưu thế về vốn và sự năng độ ng sẵn có, thương mại tưnhân (chủ yếu là DNNVV) chi phối hầu hết hoạt động bán lẻ trên thị trường Phần lớnDNNVV có khả năng đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớpdân cư và sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm cho thị trường ngày càngsôi động, tác động đáng kể đến quá trình sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân

Trang 36

Với những ưu thế của riêng mình, DNNVV năng động đầu tư vào các ngànhnghề có nhiều lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với các ngành nghề truyền thống ở cácđịa phương, tạo ra nhiều loại hàng hóa phong phú đa dạng và cung cấp hàng hóa phục

vụ xuất khẩu, nhất là thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến nông sản, thủy sản góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu

1.1.4.6 Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai

Mối liên kết giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoàn xuyên quốcgia hình thành và phát triển trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ,dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinhphân phối sản phẩm, cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giáthành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp lớn Ngược lại, các doanh nghiệplớn bảo đảm vững chắc cho DNNVV về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹthuật và kinh nghiệm quản lý

Thực tế trong quá trình hoạt động, từ doanh nghiệp “vệ tinh” hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp lớn, nhiều DNNVV đã tích lũy vốn, kinh nghiệm và trở nên lớn mạnh,dần trở thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế lớn trên thị trường

1.1.4.7 Góp phần đào tạo, bồi dưỡng do anh nhân – nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội

Trong thực tế, DNNVV là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanhnhân mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường Với việc dễ dàng tạo lập và khởi

sự doanh nghiệp, DNNVV là nơi sàng lọc, đào luyện các nhà quản trị doanh nghiệpthông qua thực tiễn kinh doanh, đúc kết những kinh nghiệm về quản lý và tiếp cận thịtrường, từ đó xuất hiện lớp doanh nhân năng động, sản xuất kinh doanh giỏi

1.1.5 Vốn và nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV

Trang 37

thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm 02 phần riêng biệt là nợ phải trả (còn gọi

là vốn nợ) và vốn chủ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và cácthành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần Baogồm:

+ Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, v ốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp

+ Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá

+ Vốn khác của chủ sở hữu như nhận biếu, tặng, tài trợ, cấp phát không hoàn lại… được ghi tăng vốn

+ Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận chưa phân phối

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tỷ giá hối đoái

+ Các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế

- Vốn nợ (nợ phải trả)

Là các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho chủ

nợ (ngân hàng, người lao động, đối tác, nhà nước…) Vốn nợ của doanh nghiệp baogồm:

+ Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

+ Phải trả cho đối tác hoặc đối tác ứng tiền trước

1.1.5.2 Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

Trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp cho thấy vốn nợ là không thể thiếu trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp, các khoản công nợ được xem là gắn liền với

Trang 38

quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó vốn tín dụng ngân hàng là cần thiết

để bổ sung sự thiếu hụt trong nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp Trên thực tếkhông doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu hoạt động kinhdoanh của mình và ít có doanh nghiệp nào sử dụng 100% vốn chủ sở hữu cho hoạtđộng kinh doanh, công nợ không phải lúc nào cũng thanh khoản nhanh, hàng hóakhông phải lúc nào cũng tiêu thụ hết, các vòng luân chuyển của doanh nghiệp khôngphải lúc nào cũng thuận lợi, ngoài ra việc sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu khôngphải luôn luôn có hiệu quả, bên cạnh đó là sự tối ưu hiệu quả trong việc sử dụng vốncủa doanh nghiệp,… và vốn tín dụng ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp giải quyếtcác vướng mắc nêu trên, cũng như sự ra đời của tín dụng ng ân hàng cũng xuất phát từnhững yêu cầu trên của nền kinh tế

Do đó cho thấy, nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp là mộttồn tại khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp Đề hiểu rõ hơn vấn đề này,chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và doanhnghiệp

1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.2.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử Sự xuấthiện, tồn tại và phát triển của nó gắn với nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ

Tín dụng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa 2 loại chủ thể: người có vốn dưthừa và người cần được bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu, trên cơ sở sự tin tưởng lẫnnhau và trên nguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn và lãi

Theo các tác giả cuốn giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng” (Học việnNgân hàng), tín dụng được định nghĩa như sau: “ Tín dụng là quan hệ chuyển nhượngtạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sa ngngười sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơnlượng giá trị ban đầu” [10] Hoặc theo các tác giả cuốn sách “Tiền tệ ngân hàng” (Đạihọc Ngân hàng TP.HCM), khái niệm tín dụng được nêu ra nh ư sau: “Tín dụng là quan

hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từchủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trịlớn hơn ban đầu” [6]

Trang 39

1.2.1.2 Bản chất của tín dụng

Phân tích cụ thể hơn về nội dung củ a các định nghĩa, khái niệm tín dụng nêutrên, có thể nhận thấy rằng, nhìn bề ngoài, tín dụng được biểu hiện là sự vận động củavốn (hay gọi chung là giá trị vốn tín dụng), bao gồm vốn bằng tiền / và hiện vật, giữahai loại chủ thể: người có vốn và người c ần vốn Trong mối quan hệ này, người cóvốn chuyển giao tạm thời quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng cho người cần vốn, trongmột khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau và trênnguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn ban đầu và kèm theo phần giá trị gia tăng (lãi)

Có thể thấy rõ hơn bản chất của tín dụng thông qua sơ đồ phân tích sự vận độngcủa giá trị vốn tín dụng lần lượt qua 3 giai đoạn: giai đoạn cho vay, sử dụng vốn vay

và hoàn trả

Hình 1.1: Sơ đồ vận động của giá trị vốn tín dụng

(1) Cho vayGiá trị vốn tín dụng

(3) Hoàn trảGiá trị vốn tín dụng + Lãi

khoản lãi theo cam kết

Tóm lại: Điểm căn bản để phân biệt bản chất của quan hệ tín dụng với các quan

hệ tài chính tiền tệ khác ở chỗ :

Một là: trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng đối với vốn tiền tệ / và hiện vật, chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu chúng;

Hai là: chỉ chuyển giao tạm thời, có nghĩa là chỉ có thời hạn nhất định;

Ba là: người được sử dụng vốn phải trả một khoản lãi Đó cũng ch ính là cái giá

phải trả cho quyền được sử dụng vốn vay

Trang 40

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng

1.2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch về tài sản (tiền / và hiện vật) giữa mộtbên là ngân hàng (hay các định chế tài chính trung gian) đóng vai trò người cho vay vàmột bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế - xã hội, đóng vai trò người đi vay

NHTM là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vìthế, để có thể đóng vai trò người cho vay, trước hết ngân hàng đã là người đi vay.Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu về tín dụng ngân hàng, ta có thể thấy rõ thuật ngữ TDNHchính là sự biểu hiện hai mặt thống nhất trong một hoạt động Cụ thể là khi sử dụngthuật ngữ TDNH cũng có nghĩa là một mặt nói tới hoạt động huy động vốn (nghiệp vụtài sản Nợ), đồng thời mặt khác nói tới hoạt động cho vay (nghiệp vụ tài sản Có) củaNHTM

1.2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Thứ nhất, chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ

thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,… Một trongnhững chức năng hết sức quan trọng của NHTM là trung gian tín dụng Với chức năngnày, một mặt ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế rồi sử dụng nó để cho vay, đầu tư…, chính điều này giúp ngân hàng

có thể tập trung được nguồn vốn lớn, người có nhu cầu vốn có thể vay ngân hàng đểđáp ứng nhiều mục đích khác nhau

Thứ hai, vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản Ngân hàng

có thể cho vay bằng tiền hoặc tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính Đây là đặcđiểm nổi bật của tín dụng ngân hàng so với tín dụng thương mại chỉ thực hiện dướihình thức mua bán chịu hàng hoá, cần phải có sự trùng hợp nhu cầu về loại hàng hoá,thời gian, không gian… của các chủ thể tham gia Nhờ vào đặc điểm này mà phạm vi

và quy mô của tín dụng ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tín dụng thương mại và cácloại hình tín dụng khác

Thứ ba, thời hạn của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là ngắn hạn,

trung hoặc dài hạn do tín dụng ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn tiền tệ, lại tập hợp được

số đông người tham gia qua chức năng trung gian của ngân hàng Với khả năng cungứng tín dụng với mọi thời hạn khác nhau, tín dụng ngân hàng đã mở ra khả năng thuhút rộng rãi mọi đối tượng tham gia giao dịch, tạo ưu thế vượt trội so với các hình thứctín dụng khác

Ngày đăng: 07/10/2020, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w