Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới áp lực ngày càng tăng của cạnhtranh và của nền kinh tế dư thừa hàng hóa thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai tròđặc biệt q
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI HIỆP CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng
Lớp: K42 QTKDTM
Niên khóa: 2008 - 2012
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Lê Thị Phương Thanh
Huế, tháng 5 năm 2012
Trang 2Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, cùng các thầy, cô, bạn bè trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Kinh Tế Huế đã chia sẽ, đóng góp, trang bị cho em kiến thức trong bốn năm học vừa qua Xin chân thành cám ơn !
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hồng
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Dữ liệu thứ cấp: 3
4.2 Dữ liệu sơ cấp: 3
4.2.1 Nghiên cứu định tính 3
4.2.2 Nghiên cứu định lượng 3
4.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 3
4.2.2.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo 4
4.2.2.3 Xác định kích thước và phương pháp thu thập dữ liệu 4
4.2.2.4 Đánh giá thang đo 5
4.2.2.5 Phương pháp phân tích nhân tố EFA 6
4.2.2.6 Điều chỉnh mô hình lý thuyết 6
4.2.2.7 Kiểm định các yếu tố của mô hình 7
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1 Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 8
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 8
1.1.2 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 8
1.1.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 10
1.1.3.1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ 10
1.1.3.2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ 11
1.1.3.3 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ 13
1.1.3.4 Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ 15
1.1.3.5 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 16
1.1.3.6 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 17
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 17
Trang 41.1.5 Vai trò của hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 22
1.2 Khái quát về thị trường chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi 23
1.2.1 Khái quát về thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi Việt Nam 23
1.2.2 Khái quát về thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thanh Hóa 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI HIỆP CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG 26
2.1 Khái quát về công ty TNHH Hiệp Hưng 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2 Sản phẩm sản xuất kinh doanh tại công ty 27
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng 30
2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 33
2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty 33
2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty 34
2.2.3 Tình hình nguồn vốn của công ty 40
2.2.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 42
2.2.5 Thực trạng về mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty 43
2.3 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng 44
2.3.1 Mô tả mẫu điều tra 44
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 46
2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng 48 2.3.4 Phân tích thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty Hiệp Hưng 54
2.3.4.1 Yếu tố thuộc bên ngoài doanh nghiệp……… ……… ….54
2.3.4.2 Những yếu tố thuộc môi trường nội …… ……… ……… 58 2.4 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại
Trang 5các hãng khác 65
2.4.2 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của số năm làm đại lý phân phối với hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 66
2.4.3 Phân tích điểm mạnh và hạn chế của công ty 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI HIỆP CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG 70
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 70
3.1.1 Định hướng chung của công ty 70
3.1.2 Định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm 70
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty TNHH Hiệp Hưng 71
3.2.1 Định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ 71
3.2.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm 72
3.2.4 Nhóm giải pháp về mạng lưới tiêu thụ, phân phối sản phẩm 73
3.2.5 Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm 74
3.2.6 Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 75
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1.Kết luận 77
2 Kiến nghị 77
Trang 6Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới phân phối, tiêu thụ tổng quát 15
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp 29
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng 31
Biểu đồ 1: Biểu đồ tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp qua các năm 34
Biểu đồ 2: Số năm làm đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp 46
Biểu đồ 3: Đánh giá của đại lý về chính sách khuyến mại của công ty 64
Biểu đồ 4: Đánh giá của đại lý về mức chiết khấu của công ty 65
Trang 7Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới phân phối, tiêu thụ tổng quát 15
Bảng 1: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Hiệp Hưng 27
Bảng 2: Kết quả sản xuất trong 3 năm 2009 – 2011 33
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ thời gian của công ty trong 3 năm 2009 - 2011 35
Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại một số vùng thị trường chủ yếu 37
Bảng 5: Tình hình vốn của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 41
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 - 2011 42
Bảng 7: Thống kê các hãng sản phẩm được tiêu thụ tại đại lý 45
Bảng 8: Số lượng sản phẩm tiêu thụ bình quân hàng tháng tại đại lý 46
Bảng 9: KMO and Bartlett’s Test 49
Bảng 10: Rotated Component Matrix a 49
Bảng 11: Kết quả hồi quy mô hình 52
Bảng 12: Phân tích phương sai ANOVA 52
Bảng 13: Hệ số Coeficients 53
Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp 59
Bảng 15: Đánh giá của khách hàng về giá của sản phẩm 60
Bảng 16: Đánh giá của khách hàng về chính sách hỗ trợ của công ty 61
Bảng 17: Đánh giá của khách hàng về nhân viên của công ty 62
Bảng 18: Đánh giá của khách hàng về bao bì sản phẩm 63
Bảng 19: Số lượng thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tiêu thụ tại đại lý so với các hãng khác 66
Bảng 20: Kết quả về sự đồng nhất phương sai giữa các nhóm 66
Bảng 21: Kết quả kiểm định One Way Anova giữa hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với số năm làm đại lý 67
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới áp lực ngày càng tăng của cạnhtranh và của nền kinh tế dư thừa hàng hóa thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai tròđặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Để tiêu thụđược sản phẩm trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp bán các sản phẩm tương tự đòihỏi doanh nghiệp kinh doanh phải cung cấp được những sản phẩm phù hợp với nhucầu của khách hàng, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh
Tiêu thụ sản phẩm không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật, kỹ thuật mangtính tổng hợp: Bởi vì, để sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ được sản phẩmcòn khó hơn nhiều Đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược khả thi nhằmtiêu thụ sản phẩm được nhiều nhất, đạt doanh thu cao nhất và cuối cùng là thu được lợinhuận cho doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng và không thể thiếuđược trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy mọi nổ lực củadoanh nghiệp đều hướng tới việc sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tốt nhấttrên thị trường
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thịtrường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơhội kinh doanh, phát huy thế mạnh của mình và thích ứng với thị trường Bên cạnh đó,chiến lược tiêu thụ hàng hóa hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được thôngsuốt, giảm được sự cạnh tranh và tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh
Trước tầm quan trọng có tính quyết định của hoạt động tiêu thụ sản phẩm và trongthời gian thực tập tại công ty TNHH Hiệp Hưng tôi nhận thấy thị trường tiêu thụ sảnphẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp còn rất hạn chế Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài cho
chuyên đề của mình là: “Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty TNHH Hiệp Hưng” Thông qua đề tài này tôi muốn cũng cố và hoàn
thiện kiến thức về hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung và tìm ra những giải pháp đểkhắc phục và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trang 92 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
+ Câu hỏi nghiên cứu chung: Để đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty TNHH Hiệp Hưng thì cần phải làm những gì?
+ Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các lý luận chung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty TNHH Hiệp Hưng
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôiĐại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩmthức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng
+ Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chănnuôi Đại Hiệp là gì?
- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại công ty nhưthế nào?
- Ý kiến đánh giá của các đại lý về sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp củacông ty TNHH Hiệp Hưng như thế nào?
- Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩmthức ăn chăn nuôi Đại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi ĐạiHiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Dữ liệu thứ cấp:
Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công tytrong 3 năm 2009 - 2011
Báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2009-2011
Thu thập các số liệu liên quan thông qua internet, sách báo
4.2 Dữ liệu sơ cấp:
4.2.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đối tượng để điều chỉnh, đánh giá và bổ sung các biến quan sátdùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Phương pháp này được thực hiện theophương pháp phỏng vấn sâu (n=5) theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa trênthang đo có sẵn
Các thông tin cần thu thập là: xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảcủa hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi là gì? Đối tượng được phỏng vấn là
5 đại lý bất kỳ có phân phối sản phẩm của công ty Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sởcho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức Bảng câu hỏi sau khi đượcchỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện được đưa vào nghiên cứu chính thức
4.2.2 Nghiên cứu định lượng
4.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:
Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu
Phần 2: Nội dung chính là những thông tin mà khách hàng đánh giá về hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm của công ty tại đại lý
Phần 3: Thông tin đại lý
Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêuthụ sản phẩm đều được sử dụng thang đo Likets 5 mức độ với 1 là rất không đồng ý và
5 là rất đồng ý Ngoài ra trong bảng hỏi còn có sử dụng thang đo định danh, thứ bậc
Trang 114.2.2.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo
Qua nghiên cứu định tính, tôi đã xây dựng và đưa ra mô hình nghiên cứu gồm
có 7 yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm củacông ty tại các đại lý bao gồm:
+ Phương thức thanh toán và giao hàng
+ Nhân viên của công ty
Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các đại lý được đolường bởi một biến nói về hiệu quả chung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại đại lý
4.2.2.3 Xác định kích thước và phương pháp thu thập dữ liệu
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏngvấn trực tiếp đại lý phân phối sản phẩm của công ty thông qua bảng câu hỏi chi tiết
Kích thước mẫu được xác đinh theo công thức:
Qua điều tra thử 30 bảng hỏi, xác định được ∂ = 0,6 Ta có Z = 1,96 và e = 10%
Trang 12Vì vậy, cỡ mẫu được đưa vào nghiên cứu là 97, dự định sẽ được điều tra trong
15 ngày Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn tại 16 huyện: Cẩm Thủy, NgọcLặc, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Tỉnh Gia, Nông Cống,Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Thọ Xuân, Yên Định và thị
xã Sầm Sơn có phân phối sản phẩm của công ty Áp dụng phương pháp chọn mẫungẫu nhiên dựa trên danh sách khách hàng có sẵn
4.2.2.4 Đánh giá thang đo
Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 Sau khi mã hóa
và làm sạch dữ liệu sẽ tiếp tục được đưa vào để kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo Hay nóicách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫunhiên Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy,nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại ternal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng(item-total correclation)
(in Hệ số Cronbach Alpha
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thìthang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đềnghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp kháiniệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu(Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Vì vậy đối với nghiên cứu này thìCronbach Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được
- Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)
Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trungbình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương
Trang 13quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao Theo Nunnally & Burnstein(1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ
bị loại khỏi thang đo
4.2.2.5 Phương pháp phân tích nhân tố EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ
số tương quan biến tổng, ta tiến hành phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần
về khái niệm Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor ing) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” được sửdụng kèm với phép quay “Varimax” Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigen-values” > 1
load Xác định số lượng nhân tố
Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue, chỉ số này đại diệncho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân
tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003)
Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai tríchphải lớn hơn 50%
- Độ giá trị hội tụ
Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002)
- Độ giá trị phân biệt
Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơnhoặc bằng 0,3 (Jabnoun & ctg, 2003)
Phương pháp trích hệ số sử dụng thang đo: Mục đích kiểm định các thang đonhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo nên phương pháptrích yếu tố Principal Axis Factoring với phép quay Varimax sẽ được sử dụng chophân tích EFA trong nghiên cứu vì phương pháp này sẽ giúp kiểm định hiện tượng đacộng tuyến giữa các yếu tố của mô hình (nếu có)
4.2.2.6 Điều chỉnh mô hình lý thuyết.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và thực hiện xong phân tích nhân tố
Trang 14EFA thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu
do đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiếnhành hồi quy đa biến
4.2.2.7 Kiểm định các yếu tố của mô hình
Sau khi điều chỉnh lại mô hình, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyếntính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình đã được điều chỉnh Mô hình hồiquy như sau:
Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm = ß 1 + ß 2 * chất lượng sản phẩm +
ß 3 * bao bì sản phẩm + ß 4 *chủng loại sản phẩm + ß 5 * giá sản phẩm + ß 6 *chính sách
hỗ trợ của công ty + ß 7 * phương thức thanh toán và giao hàng + ß 8 * nhân viên của công ty.
Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chănnuôi Đại Hiệp tại công ty TNHH Hiệp Hưng
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn
đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanhcái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ hàng hóađược hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cầnthỏa mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (doanh nghiệp sản xuất)hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (doanh nghiệp thương mại) và cuối cùng là việc thựchiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt được mục đích cao nhất
Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau cóquan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóadoanh nghiệp không ngừng phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợpnhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếpvào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt độngbán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàngđồng thời thu tiền về
Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanhnghiệp nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trongdoanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội
1.1.2 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trên thực tế, có hai phương thức tiêu thụ cơ bản đối với doanh nghiệp:
- Thứ nhất là phương thức bán buôn: Bán buôn là hình thức người sản xuất bánsản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian bao gồm:
Trang 16Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý Các trung gian này sẽ tiếp tục luân chuyển hànghóa của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Bán buôn thường với số lượng lớn, giá
cả ổn định
Các hình thức bán buôn gồm:
+ Hình thức mua đứt bán đoạn: Bên bán chủ động bán hàng, chào hàng, phátgiá, bên mua căn cứ vào khả năng tiêu thụ, giá bán tính toán và các khoản rủi ro Nếumua được sẽ thõa thuận với người bán để ký kết hợp đồng mua bán Hình thức này cóthể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể theo một kế hoạch sản xuất ổn định, hiệuquả Bên mua hoàn toàn chủ động trong việc định giá bán và số lượng bán ra
+ Mua bán theo hình thức đại lý ký gửi: Đây là hình thức có ý nghĩa bổ sungcho hình thức mua đứt bán đoạn trong trường hợp vì lý do nào đó không thể áp dụngđược hình thức trên Với hình thức này, hai bên sẽ thống nhất với nhau về giá cả vàcác chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như phần lợi nhuận mà người làmđại lý được hưởng
+ Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Sự liên kếtgiữa các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khai thác tạo thêm nguồnhàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm hàng hóa góp phần điều tiết thị trường,đảm bảo hai bên cùng có lợi
- Ưu điểm của hình thức bán buôn: Tiêu thụ ổn định, thời gian lưu thông hànghóa nhanh, khối lượng tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chiphí lưu thông, thu hồi vốn nhanh
- Nhược điểm của hình thức bán buôn: Sản phẩm phải qua nhiều khâu trunggian rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng Do vậy, người sản xuất phải phân chialợi nhuận, không kiểm soát được giá bán, thông tin thực tế về khách hàng cuối cùngthường bị méo mó, không chính xác
- Thứ hai là phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bánsản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung gian phânphối, doanh nghiệp trực tiếp mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, đồng thời tổchức các dịch vụ kèm theo Để thực hiện tốt phương thức này doanh nghiệp phải hoànthiện và tăng cường bổ sung hệ thống tiêu thụ cả về con người và khả năng hoạt động,đồng thời phát triển các dịch vụ đối với khách hàng
Trang 17- Ưu điểm của hình thức bán lẻ trực tiếp: Doanh nghiệp có khả năng nắm bắtnhanh, chính xác mong muốn và nguyện vọng của người tiêu dùng Từ đó, đề ra cácbiện pháp tốt hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Nhược điểm của hình thức bán lẻ trực tiếp: Với hình thức tiêu thụ này thờigian chu chuyển vốn chậm, thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chu kỳ sảnxuất kéo dài hơn, quan hệ thị trường bị bó hẹp
1.1.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
1.1.3.1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tranghiên cứu thị trường về sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh để xây dựng chiến lược
và phương án kinh doanh lâu dài Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp luôn luôn phải điều tra nghiên cứu thị trường để có chiến lược,phương án kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạthiệu quả cao, việc nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng Thông qua việcnghiên cứu thị trường, sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết từ đó là
cơ sở xây dựng những phương án và kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trườngmột cách đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chất lượng hiệu quả với chi phí thấp nhất Hoạtđộng nghiên cứu thị trường nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Xác định được những thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm củadoanh nghiệp
- Những loại sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ lớn nhất
- Trên thị trường có những đối thủ cạnh tranh nào đang kinh doanh những sảnphẩm cùng loại với doanh nghiệp mình trên thị trường về khối lượng, chất lượng vàgiá cả của những sản phẩm đó
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường có vai trò giúpdoanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực thị trường, đặctính kỹ thuật, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động,khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, xu hướng biến đổi nhu cầu khách hàng… đó
là những căn cứ để doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bán hàng, chính sách giá cả,chiến lược thị trường…
Trang 181.1.3.2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ
- Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanhnghiệp và hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong tiêu thụ Mụctiêu của chiến lược tiêu thụ bao gồm: sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hóa lợinhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu kháchhàng, từ đó chủ động đối phó với mọi biến động của thị trường, giúp doanh nghiệp mởrộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,lựa chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng
- Những căn cứ để xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Có 3 căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm mà người ta còngọi là tam giác chiến lược đó là: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng củadoanh nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh
+ Căn cứ vào khách hàng: Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh, mỗidoanh nghiệp phải chiếm được một số lượng khách hàng nhất định, một phần nào đó củathị trường Nếu không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không có đối tượng đểphục vụ và do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không thể tiếp tục sản xuất kinhdoanh Do đó, chiến lược khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, là yếu tố xuyên suốtquá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược tiêu thụ sản phẩm
+ Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: Khai thác khả năng của doanh nghiệp
là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bất
cứ một doanh nghiệp nào cũng có những điểm mạnh và những điểm yếu Do đó doanhnghiệp phải xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời cũngphải nghiên cứu tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để pháthuy những điểm mạnh của mình và có những chiến lược, chính sách phù hợp
+ Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: Cơ sở của căn cứ này là so sánh khả năng củadoanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế Lợi thế của doanh nghiệp thểhiện ở hai góc độ lợi thế hữu hình có thể định lượng được là tiền vốn, cơ sở vật chất kỹthuật, công nghệ,… và lợi thế vô hình là lợi thế không thể định lượng được như uy tín
Trang 19của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng, tài năng quản trị của ban lãnh đạo,bầu không khí của nội bộ công ty… thông qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu củađối thủ cạnh tranh và của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng được chiếnlược phù hợp.
- Nội dung cơ bản của chiến lược tiêu thụ sản phẩm:
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm thực chất là một chương trình hành động tổng quáthướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Chiến lược tiêu thụ củadoanh nghiệp được xây dựng trên những căn cứ khác nhau, với những mục đích khácnhau đều phải có hai phần: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận Chiến lược tổngquát có nhiệm vụ xác định những mục tiêu cụ thể như: phương hướng sản xuất, lựa chọndịch vụ, thị trường mục tiêu, nhịp độ tăng trưởng và mục tiêu tài chính…
Chiến lược tiêu thụ bộ phận của doanh nghiệp bao gồm:
+ Chiến lược sản phẩm: Theo quan điểm Marketing, tiếp cận từ góc độ ngườitiêu dùng, sản phẩm được hiểu là “một hệ thống nhất các yếu tố có liên quan chặt chẽvới nhau nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm (vật chất), bao bì,nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ, cách thức bán hàng…” trong trường hợp này, sản phẩmcủa doanh nghiệp bao gồm nhiều hàng tiêu dùng (thõa mãn từ nhu cầu cơ bản đến nhucầu bổ sung ở các thứ bậc khác nhau của nhu cầu khách hàng)
Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ Chỉ khi hình thànhchính sách sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng đảm bảo đáp ứng nhữngsản phẩm mà thị trường yêu cầu Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo thì hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm sẽ rất mạo hiểm và dẫn đến thất bại Chính sách sản phẩm đảmbảo cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh
Nội dung của chiến lược sản phẩm bao gồm: xác định cụ thể khối lượng, danhmục những sản phẩm đưa vào thị trường tiêu thụ; Và nghiên cứu, thiết kế những sảnphẩm mới
+ Chiến lược giá cả: Giá cả là một trong bốn tham số Marketing hỗn hợp cơbản Trong kinh doanh giá cả là một công cụ có thể kiểm soát được mà doanh nghiệpcần sử dụng một cách khoa học để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh Cácquyết định về giá cả có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 20Trong hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp phải xác định giá cả đáp ứng các mục tiêuchiến lược tiêu thụ Do đó, các mức giá phải đảm bảo giải quyết các mối quan hệ hữu
cơ giữa các yêu cầu: Mở rộng thị trường; Khả năng bán hàng; Thu nhập Thôngthường khi định giá, ba mục tiêu cơ bản không phải lúc nào cũng giải quyết đồng bộđược Chính vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn mục tiêu theo đuổi qua các mức giá:Chính sách giá linh hoạt; Chính sách giá theo chi phí vận chuyển; Chính sách hạ giá vàchiếu cố giá
1.1.3.3 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ
Theo quan điểm tổng quát, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm là một tậphợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trìnhđưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng
Đối với một doanh nghiệp, việc nghiên cứu thị trường để đưa ra một sản phẩmphù hợp, một chính sách giá hợp lý thôi chưa đủ mà doanh nghiệp còn phải xem xétxem nên đưa sản phẩm đó ra thị trường như thế nào, và bằng những hình thức tiêu thụnào để cho người tiêu dùng dễ tiếp nhận sản phẩm nhất, phù hợp với tập tính tiêu dùngtrên thị trường
Ngày nay, giữa người sản xuất và người tiêu dùng có một hệ thống tầng lớp trunggian tham gia vào hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm của công ty Tầng lớp trunggian này bao gồm: những người bán buôn, những người bán lẻ, đại lý, môi giới, nhữngđại diện của người bán, người mua, kể cả các công ty vận tải, các đại lý quảng cáo cónhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Việc định giá của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc công ty sử dụng những loạitrung gian nào trong việc phân phối tiêu thụ Doanh số bán hàng và các quyết định hỗtrợ cho hoạt động phân phối, tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào trình độ của lực lượngtrung gian cũng như những động cơ thúc đẩy họ Thêm vào đó, các quyết định vềmạng lưới phân phối, tiêu thụ liên quan mật thiết đến quan hệ lâu dài giữa nhà sản xuấtvới các bạn hàng
Hệ thống tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ là nguồn lực bên ngoài vô cùngquan trọng ngang với các nguồn lực chủ đạo bên trong như nghiên cứu, sản xuất, nhân
sự Nó đặc trưng cho mối quan hệ ràng buộc giữa người sản xuất với một số lượng lớn
Trang 21các đơn vị thực hiện chức năng phân phối, tiêu thụ Đó cũng là mối liên kết chặt chẽgiữa hệ thống các chính sách của doanh nghiệp với sự biến động thực tế trên thịtrường Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm không chỉ nhằm mụctiêu trước mắt mà còn phải nghĩ đến những dự kiến cho tương lai.
Mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm là con đường mà sản phẩm, hàng hóađược lưu chuyển từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng Nhờ có mạng lưới phân phối tiêuthụ mà khắc phục được những khác biệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữangười sản xuất với người tiêu dùng về các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Do vậy,việc xác lập mạng lưới tiêu thụ là một trong những nội dung chính của chính sáchphân phối tiêu thụ sản phẩm, nó có cấu trúc và quan hệ tương đối phức tạp
Dựa vào sự phân chia theo phương thức phân phối ta có các kênh tiêu thụ sảnphẩm: Kênh 0 là kênh phân phối trực tiếp; Kênh 1, 2, 3 là kênh phân phối gián tiếp tuynhiên nó có độ dài ngắn khác nhau:
- Kênh 0: là kênh trực tiếp, kênh này chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùngcuối cùng Các phương thức bán hàng chủ yếu áp dụng kênh này là bán hàng đến tận
hộ gia đình, bán hàng qua thư đặt hàng, bán qua hệ thống viễn thông, qua hệ thống cửahàng của nhà sản xuất
Kênh tiêu thụ trực tiếp này đẩy nhanh tốc độ lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, hànghóa; Đảm bảo tính chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động phân phối tiêu thụ;Đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất với khách hàng; Các thôngtin về thị trường, sản phẩm được truyền đạt trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêudùng và ngược lại chính xác, kịp thời; Lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà sản xuất thuđược sẽ cao hơn Tuy nhiên kênh phân phối này chỉ phù hợp với người sản xuất có quy
mô nhỏ và thị trường hẹp
- Kênh cấp 1: Thường được gọi là kênh một cấp có thêm người bán lẻ, thườngđược sử dụng khi người bán lẻ có quy mô lớn có thể mua khối lượng lớn từ người sảnxuất hoặc chi phí là quá đắt nếu phải sử dụng người bán buôn
- Kênh cấp 2: Thường được gọi là kênh hai cấp, trong kênh có thêm người bánbuôn Kênh này thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hóa có giá trị đơn vịthấp, chi phí thấp được mua thường xuyên bởi người tiêu dùng
Trang 22- Kênh cấp 4: Đây là kênh dài nhất, được sử dụng khi có nhiều người sản xuấtnhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sảnphẩm với khối lượng lớn.
Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới phân phối, tiêu thụ tổng quát
1.1.3.4 Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ngày càng trởnên khó khăn hơn Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hàng hóa cùng loại với sảnphẩm của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Do vậy, doanh nghiệp phải có các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêuthụ Xúc tiến được hiểu là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing củadoanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm,bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác
Nhà
sản
xuất
Người tiêu dùngBán lẻ
Trang 231.1.3.5 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động sau:
+ Tổ chức mạng lưới bán hàng: mạng lưới bán hàng là tập hợp các điểm thựchiện hành vi bán hàng cho doanh nghiệp Tùy theo đặc điểm của sản phẩm hàng hóa,tính cạnh tranh và điều kiện doanh nghiệp mà tổ chức mạng lưới bán hàng phù hợp
- Phương pháp “điểm hàng”: Trên một khu vực thị trường trong cùng một khoảngthời gian doanh nghiệp chỉ thiết lập một điểm bán hàng Khi sản phẩm của các hãng khác
có sức cạnh tranh cao hơn sản phẩm của doanh nghiệp chưa kịp triển khai thì doanhnghiệp lập tức thiết lập nhiều điểm bán hàng khác và che phủ luôn thị trường
- Phương pháp hỗn hợp: Tùy vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năngcủa doanh nghiệp mà sử dụng kết hợp hai phương pháp trên
Trong quá trình tổ chức mạng lưới bán hàng doanh nghiệp cần phải đảm bảocác nguyên tắc sau: nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc thuận tiện cho khách hàng,nguyên tắc đổi mới và nguyên tắc ưu tiên
+ Tổ chức lựa chọn nhân viên bán hàng: Nhân viên bán hàng là lực lượng quantrọng để thực hiện các mục tiêu, phương án kinh doanh của doanh nghiệp Tùy theongành nghề kinh doanh, hình thức và phương thức bán để ra yêu cầu đối với nhân viênbán hàng Tuy vậy, nhân bán hàng có yêu cầu chung như sau:
- Phải tinh thông kỹ thuật
- Phải có thái độ lịch sự, vui vẻ, biết chủ động mời chào khách hàng đúng lúc,
Trang 24gây được thiện cảm với khách hàng.
- Phải có tính nhẫn nại, biết kiềm chế trong giao tiếp, tính trung thực tronghành vi ứng xử
Chính vì vậy, để có đội ngũ nhân viên bán hàng tốt, doanh nghiệp cần phải có
kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách sử dụng hợp lý
1.1.3.6 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Để biết được thực trạng hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp phải thường xuyên tổchức đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh Đánh giá,xác định những thành quả đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại Từ đó cóchương trình kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược trong tương lai
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
+ Các yếu tố về mặt kinh tế
Các yếu tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hìnhthành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Các nhân tố kinh tế gồm có: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷgiá hối đoái; Lãi suất; Lạm phát; Các chính sách kinh tế của nhà nước Sự biến độngcủa một biến kinh tế có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cả thị trường
+ Yếu tố thuộc về chính trị pháp luật
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổnđịnh sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanhnghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội.Điều này được thể hiện qua các chính sách mậu dịch tự do, các chính sách tài chính,những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiềnlương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động… Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
+ Các nhân tố về khoa học công nghệ
Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến hai yếu tố
cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán Khoa học công nghệhiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và
Trang 25dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.
+ Các yếu tố về văn hóa – xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng cóảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Những khuvực khác nhau có văn hóa – xã hội khác nhau, do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũngkhác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố về văn hóa – xã hội ởkhu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau
+ Các yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong việc pháttriển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố tự nhiên baogồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, tính thời vụ,…
Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô
+ Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường,quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường Những biến động tâm lý kháchhàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩmđược tiêu thụ tăng lên hay giảm đi Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanhhướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tổchức các dịch vụ phục vụ khách hàng Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thunhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóatiêu thụ của doanh nghiệp Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và ngược lại, do vậydoanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý
+ Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh tác động lớnđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành Càngnhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng
ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanhnghiệp cũng nhỏ đi Do vậy, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để
Trang 26giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
+ Nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẽ lợinhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trảicác chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp Để giảm bớt những ảnh hưởng xấucủa nhà cung cấp tới doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốtvới nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thờinghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế
1.1.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
+ Chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổbiến và rất thông dụng trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong sách báo Chấtlượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp
Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chấtlượng sản phẩm Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết nhữngmục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra quan niệm
về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏicủa thị trường
Theo quan điểm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo vàphù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đãđược xác định trước
Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩmvới mục đích sử dụng của người tiêu dùng
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thốngnhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000
đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp cácthuộc tính đối với các yêu cầu” Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợiđược nêu ra hay tiềm ẩn Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấpnhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngày nay Định nghĩa chất lượngtrong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của
Trang 27sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thànhmột yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi doanhnghiệp Theo M.E Porr (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thểhiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm)
và chi phí thấp Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọngnhất làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động củaquy luật cạnh tranh Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì nó phải đạtđược những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội về mọi mặt mộtcách kinh tế nhất Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các doanh nghiệp để cóthể duy trì và phát triển thì sản phẩm, dịch vụ của họ sản xuất ra phải được tiêu thụtrên thị trường, phải có tính cạnh tranh về nhiều mặt
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩmvì: chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua và nâng cao vị thế, sựphát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường
+ Giá bán sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyêntắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hànghóa Theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏathuận giữa người mua và người bán Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cảnhư một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra mộtmức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận,doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình
+ Bao bì sản phẩm
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứađựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vậnchuyển, xếp dở, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Ngày nay bao bì trở thành cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, bởi
Trang 28vì: một là, sự phát triển của cửa hàng tự chọn, tự phục vụ ngày càng tăng Hai là, mứcgiàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng Ba là, bao bì góp phầntạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu Bốn là tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải
tiến sản phẩm (GS.TS Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, NXB
Đại học kinh tế Quốc dân)
+ Chủng loại sản phẩm
Theo quan điểm marketing, chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liênquan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng mộtnhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong
khuôn khổ cùng một dãy giá (GS.TS Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế Quốc dân)
Mỗi công ty thường có những cách thức lựa chọn bề rộng chủng loại hàng hóakhác nhau Những lựa chọn này phụ thuộc vào mục đích mà công ty theo đuổi
+ Chính sách hỗ trợ của công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp kinh doanh không chỉ
là bán những sản phẩm mình cung cấp mà còn phải bán cả những dịch vụ đi kèm.Chính sách hỗ trợ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh nói chung và trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng Chính sách hỗ trợcũng chính là một trong những công cụ hỗ trợ cho việc canh tranh mạnh mẽ
+ Phương thức thanh toán và giao hàng
Hiện nay có rất nhiều các phương thức thanh toán tại các doanh nghiệp, mỗiphương thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định Chính vì vậy để thích ứng đượcvới yêu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong mọi hoạt động vàcách thức thanh toán sao cho tối ưu và hiệu quả nhất Việc áp dụng lựa chọn phươngthức thanh toán nào cũng phải tùy vào từng loại hình của doanh nghiệp và đặc điểmkinh doanh trên thị trường
Cũng như phương thức thanh toán, phương thức giao hàng cũng đóng một vaitrò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khách hàng Làm saocho hoạt động này được diễn ra nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất đó là việc thiết
Trang 29yếu đối với mọi doanh nghiệp.
+ Nhân viên của công ty
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu khách hàng và đội ngũnhân viên Dưới sức ép của cạnh tranh trên thương trường đang gia tăng, khi mà ngàycàng có nhiều công ty kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ trên cùng một lĩnhvực Việc thị trường không được mở rộng, trong khi số lượng đối thủ cạnh tranh ngàymột gia tăng khiến công việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn
Trong bối cảnh đó, việc nâng cao doanh số và tăng lợi nhuận dường như phụthuộc lớn vào tài trí, năng lực của nhân viên Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanhngày một lớn mạnh thì điều cần thiết ở mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng được độingũ nhân viên vững mạnh
1.1.5 Vai trò của hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanhnghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào Có thể nói sự tồn tại củadoanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụsản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông, luân chuyển hàng hóa
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sảnxuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vàonguyên nhiên vật liệu, máy móc trang thiết bị… để sản xuất ra sản phẩm Khi đó, vốntiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa Khi sản phẩm được tiêu thụ,doanh nghiệp có thể thu hồi lại vốn để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộngsản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp,nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượngtốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hànghấp dẫn… Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp cóthể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn, thu hút thêm khách hàng và không ngừng
mở rộng thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời làthước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất Qua hoạt độngtiêu thụ, người sản xuất tiếp cận và hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng hơn và từ đó tìm ra
Trang 30được cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ và đảm bảo đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Tóm lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng Nếu thựchiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vữngchắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường Đồng thời, tạo sự cân đối giữa cung
và cầu trên thị trường
1.2 Khái quát về thị trường chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi
1.2.1 Khái quát về thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầuthập kỷ 90 đặc biệt là từ năm 1994 đến nay Theo cục khuyến nông - khuyến lâm nhucầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm tăng bình quân 10 – 15% mỗi năm.Trong khi sản lượng thức ăn công nghiệp hiện nay chỉ đạt 3,2 – 3,4 triệu tấn/năm dovậy mới chỉ đáp ứng được khoảng 32 – 35% nhu cầu Như vậy tiềm năng phát triểnngành sản xuất thức ăn công nghiệp là rất lớn Chính vì vậy trong những năm quangành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã phát triển rất mạnh mẽ cả về sốlượng nhà máy cũng như sản lượng và chủng loại
Năm 2011, cả nước có 230 cơ sở và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong
đó có 58 nhà máy của doanh nghiệp liên doanh và đầu tư nước ngoài, sản xuất được6.992.000 tấn thức ăn hỗn hợp, bình quân mỗi nhà máy sản xuất và bán ra 120.551 tấn/năm (10.045 tấn/tháng) Còn lại 172 cơ sở và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, giacầm ở Việt Nam sản xuất 4.508.000 tấn/năm, bình quân mỗi cơ sở, nhà máy sản xuất26.209 tấn/ năm và mỗi tháng sản xuất, bán được 2.184 tấn Trước những biến động về thịtrường, vốn vay và đặc biệt là sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại nên khoảng 30%doanh nghiệp trong nước đã phá sản Dự báo đến năm 2015, ngành chăn nuôi cần tới 18-
20 triệu tấn thức ăn công nghiệp, năm 2020 là 25-26 triệu tấn Như vậy, thị trường thức ănchăn nuôi Việt Nam đang được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, thu hút sự quan tâm đầu tưcủa nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
Mặc dù nhu cầu về thức ăn chăn nuôi khá mạnh, song thị trường thức ăn chănnuôi đang đứng trước nhiều khó khăn vướng mắc Giá liên tục tăng trong thời gian gầnđây, ngay trong tháng 12/2011, giá các mặt hàng nguyên liệu như ngô, lúa mì và khôdầu, đậu tương đều tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các hộ chăn nuôi mở rộng sản
Trang 31xuất vào cuối năm để phục vụ các dịp lễ, Tết Nguyên đán Nguyên nhân của những đợttăng giá dày đặc này chủ yếu bởi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyênliệu nhập khẩu (khô dầu, đậu tương nhập khẩu 100%) Đồng thời nguyên liệu sản xuấtthực phẩm gia súc trên thế giới cũng đang trên đà tăng giá Bên cạnh đó thì trong mấynăm trở lại đây tình hình chăn nuôi khó khăn, dịch cúm gia cầm và dịch bệnh trên giasúc liên tục xảy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cáchãng thực phẩm gia súc.
Để nâng cao sức cạnh thì mỗi doanh nghiệp chế biến đều hướng tới tìm cho mìnhmột hướng đi mới, sao cho tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đồngthời nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp với hoạt động quảng cáo, tiếp thị để quảng básản phẩm, tạo dựng thương hiệu trên thị trường Điển hình như một số công ty lớn nhưCagill, CP Group, Proconco… họ ngày càng chú trọng tới chất lượng, chấp nhận giảm sảnlượng bán ra, tập trung phát triển mạng lưới chăn nuôi gia công, nhằm tiết kiệm chi phítrung gian về thức ăn, thuốc thú y… góp phần giảm giá thành sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường thức ăn chăn nuôi ở nước ta có 2 loại đó là thức ănđậm đặc (TAĐĐ) và thức ăn hỗn hợp (TAHH) Với rất nhiều chủng loại, mẫu mã vàthương hiệu của nhiều công ty khác nhau Trên thị trường thức ăn chăn nuôi các hãngthức ăn thuần Việt chỉ khai thác chủ yếu ở những trang trại, những vùng chăn nuôi quy
mô nhỏ; Rất ít hãng nào có thể lọt vào các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy môlớn dù giá rẻ hơn tới 30% đối với những sản phẩm cùng loại Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp trong nước phải liên tục tự đổi mới, nâng cao năng lực bản thân, đồngthời cần xây dựng được các chiến lược tiêu thụ thật linh hoạt, mềm dẻo làm sao tậndụng được ưu thế là nước chủ nhà, phát huy được thế mạnh, nắm bắt các cơ hội, khắcphục những khó khăn
1.2.2 Khái quát về thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, phát triển chủ yếu bằngnghề chăn nuôi gia súc, gia cầm Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam nói chung vàtỉnh Thanh Hóa nói riêng trong những năm gần đây tăng lên rất nhanh cả về số lượng lẫnchất lượng Hiện tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang có chủ trươngkhuyến khích phát triển chăn nuôi, trong đó ưu đãi về đất đai để đầu tư xây dựng cơ sở
Trang 32chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở chế biến, giết mổ theo hướng trang trại, công nghiệp.
Theo thống kê của bộ nông nghiệp, toàn tỉnh có gần năm ngàn trang trại chănnuôi Trong đó có khoảng 1000 trang trại chăn nuôi tập trung, chủ yếu là phát triểnchăn nuôi gia súc Đây chính là một lợi thế lớn cho các nhà sản xuất kinh doanh thức
ăn chăn nuôi Là một tỉnh có nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu thực phẩmcủa người tiêu dùng ngày càng tăng, song sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhucầu tiêu dùng Những năm gần đây, đã có nhiều chính sách được ban hành về chủ trươngphát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩyquá trình phát triển ngành chăn nuôi Một phương thức sản xuất mới – sản xuất theohướng hàng hóa bền vững trong ngành chăn nuôi đang từng bước hình thành
Hiện nay, trong tỉnh có 6 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, hàng năm sản xuấtkhoảng 100.000 tấn sản phẩm Tuy nhiên số lượng này mới chỉ chiếm khoảng 20%nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trong tỉnh Chính vì vậy, thị trường thức ăn chănnuôi Thanh Hóa vẫn đang còn là một miếng bánh lớn tạo cơ hội cho các doanh nghiệpđầu tư phát triển
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI HIỆP CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG
2.1 Khái quát về công ty TNHH Hiệp Hưng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Hưng
Đơn vị chủ quản: Bộ công nghiệp
Trụ sở chính: 57 Bến Ngự - phường Điện Biên – thành phố Thanh Hóa – tỉnhThanh Hóa
Công ty có tổng số 500 cán bộ công nhân viên, trong đó có 150 nhân viên vănphòng chiếm 30% và 350 công nhân sản xuất chiếm 70%
Loại hình kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất, chế biến các loại thức ăn gia súc, gia cầm, các loại dinh dưỡngdùng cho chăn nuôi
- Sản xuất, chế biến sơn các loại
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
Trang 34cao nhất cho hoạt động chăn nuôi và kinh doanh của khách hàng.
2.1.2 Sản phẩm sản xuất kinh doanh tại công ty
Sản phẩm của công ty là thực phẩm dành cho gia súc, gia cầm Đây là loại thức
ăn đã được cân đối đầy đủ chính xác về các thành phần dinh dưỡng cho từng giai đoạnsinh trưởng, phát triển của gia súc gia cầm, không sử dụng chất kích thích tăng trưởnghoocmon Bảo đảm an toàn về vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo các tiêu chuẩntheo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chính phủ đã ban hành.Sản phẩm được đóng trong bao bì có trọng lượng là 5kg, 20kg, 25kg, 40kg và có lớp
ni lông bảo vệ bên ngoài Hiện tại công ty đang sản xuất, tiêu thụ trên thị trường 26loại sản phẩm thức ăn dành cho lợn, gà, ngan, vịt
Bảng 1: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Hiệp Hưng
Trang 35Chủng loại Dùng cho Tên hàng Quy cách
1600hoặc H9000
20kg5kg
Đậm đặc gà thịt 460 hoặc H46
25kg5kg
25kg5kgNhìn chung, cơ cấu mặt hàng của công ty tương đối đa dạng, cơ bản đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng
+ Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp
Nguyên vật liệu
Sàng thô
Máy nghiềnLọc bỏ kim loại
Trang 36Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp
Công ty hiện đang sử dụng một dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi khép kínvới công suất đạt 6000kg/giờ và cho ra hai loại sản phẩm hỗn hợp dạng viên và đậm
Trang 37đặc dạng bột Hàng tháng, công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 2000 tấn sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công tyHiệp Hưng hầu như là tự động hóa từ đầu vào đến đầu ra trên một dây chuyền sản xuấtkhép kín: Nguyên liệu, vật tư được sắp xếp gọn gàng, theo từng đợt nhập dễ đưa ra sửdụng từ các kho nguyên liệu, với quy định nguyên liệu nhập trước xuất trước (Vì chủyếu là nguyên liệu là hàng nông sản rất khó bảo quản) Nguyên liệu được chuyển từ cáckho với đầy đủ các chủng loại theo yêu cầu của sản phẩm được đổ vào cửa nạp nguyênliệu của máy, rồi được đưa qua bộ phận sàng lọc kim loại sau đó mới được cho qua máynghiền, ra thùng trộn, sau đó mới cho nguyên liệu tinh theo cửa nạp riêng biệt vào thùngtrộn, qua sàng lọc một lần nữa sau đó mới cho ra sản phẩm dạng bột Từ sản phẩm dạngbột lại đưa qua máy ép viên, qua máy làm lạnh sau đó sản phẩm được đưa qua máy cắttheo yêu cầu của từng loại gia súc, gia cầm, qua máy sàng sản phẩm nào đạt yêu cầu thìđược đưa vào đóng bao, sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì hồi lại máy ép viên
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng
Một công ty muốn tồn tại và phát triển, có thể duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh của đơn vị mình một cách hiệu quả thì một trong những yếu tố đòi hỏi là công
ty phải có một bộ máy tổ chức quản lý tối ưu Công ty TNHH Hiệp Hưng cũng khôngnằm ngoài quy luật đó Với đặc trưng của ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạtđộng của đơn vị, công ty TNHH Hiệp Hưng được tổ chức quản lý theo mô hình trựctuyến chức năng và được minh họa theo sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện
cho công ty tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định cách thức tổ chức sảnxuất kinh doanh của công ty Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốccòn chỉ đạo, điều hành trực tiếp các phòng ban thực thi kế hoạch nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh, đồng thời còn là người đề ra và xét duyệt các quyết định
Trang 38Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người tham mưu, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ
đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi của mình Phụ trách và chỉđạo công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và bán sản phẩm
- Phó giám đốc kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc, phụ trách công tác kỹ thuật,
chịu trách nhiệm về kỹ thuật, máy móc tại phân xưởng
Phó GĐ
kỹ thuật
Giám đốc
Phó GĐkinh doanh
Phòng vậttư
Phòng kỹthuật
Bộ phậnvận tải
Phòngkinh doanh
Tổ máy
Phân xưởng sản xuất
Trang 39- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động của
vốn kinh doanh trong công ty, lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch
đã được phê chuẩn Định kỳ thông thường là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, cótrách nhiệm lập và cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho ban giámđốc công ty và các cơ quan hữu quan trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cáchtoàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện hạchtoán kế toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, đồng thời phân tíchtình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của ban giám đốc và theođiều lệ của tổng công ty
- Phòng kế hoạch sản xuất : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá
thành theo từng tháng, quý, năm Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp các loại vật tư đầy đủ,kịp thời, đúng khối lượng, chất lượng, chủng loại theo kế hoạch sản xuất của công ty
- Phòng kinh doanh : Có chức năng thực hiện các công việc về thương mại,
nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược về kinh doanh, thực hiện các công việckinh doanh khác để sinh lợi và công việc dịch vụ sau bán hàng
Vậy nên phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch và triển khai các phương ántiếp thị, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, lập báo cáo đánh giá công tác hàng tháng
- Phòng vật tư: Có nhiệm vụ kê khai, lưu giữ số lượng nguyên vật liệu, hàng
hóa nhập kho và xuất kho
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản
xuất Có nhiệm vụ xây dựng, quản lý các công trình, công nghệ sản xuất các loại sảnphẩm, đề xuất phát triển cơ cấu mặt hàng
- Bộ phận vận tải: Đóng vai trò luân chuyển hàng hóa, vật tư theo yêu cầu của
quản lý
- Phân xưởng sản xuất : Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và phải đảm bảo về sản
lượng mặt hàng cũng như chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra Bên cạnh đó, phảichịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, nguyên vậtliệu, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ lao động sản xuất, các thành phẩm chứa nhậpkho và phải thực hiện giữ bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại sản phẩm trong quá
Trang 40trình sản xuất Trong phân xưởng sản xuất lại bao gồm các tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm ởmột giai đoạn của quá trình sản xuất Phụ trách các bộ phận này là các quản đốc, chuyênkiểm tra giám sát tiến trình thực hiện của tổ thống kê phân xưởng
Giữa các phòng ban trên có mối quan hệ chức năng với nhau, điều này đã đượcthể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty, theo đó các phòng ban ngoàiviệc thực thi các nhiệm vụ của phòng mình phụ trách còn phải phối kết hợp với nhau
để thực hiện các mục tiêu chung của ban lãnh đaọ công ty đề ra
2.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 – 2011
2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy hoạt độngkhá ổn định Sản xuất luôn luôn được tiến hành một cách đều đặn, do nguồn cung ứngnguyên vật liệu luôn được đảm bảo, lực lượng lao động thực hiện tốt công việc Kết quảsản xuất của nhà máy được thể hiện qua bảng kết quả sản xuất dưới đây
Bảng 2: Kết quả sản xuất trong 3 năm 2009 – 2011
(Đơn vị: Tấn)
Tên sản phẩm 2009 2010 2011
Tốc độ phát triển
(%) 2010/200 9
2011/201 0 Thức ăn hỗn hợp 17.500 15.000 15.000 85,71 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn chung, tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty trong 3 năm qua có mứcgiảm nhẹ Cụ thể, năm 2010 so với năm 2009 nhóm sản phẩm thức ăn hỗn hợp đãgiảm 14,29% tương đương với 2.500 tấn và thức ăn đậm đặc giảm 10% tương đươngvới 1.000 tấn Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do ảnh hưởng của đại dịchcúm ở gia súc và gia cầm
Năm 2011, nắm bắt được diễn biến của thị trường và dự báo tình hình dịch cúm
ở gia súc và gia cầm vẫn đang tiếp diễn nên công ty giữ mức sản xuất ổn định như năm
2010 ở cả hai nhóm hàng thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc