1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá về hoạt động quản trị tín dụng HSSV tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng điền

36 585 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam ngồi sự thuận lợi nhờ có nhiều điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới thì cũng gặp phải nhiều thách thức khác. Với tình hình hiện nay cho thấy nước ta vẫn còn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm hơn nhiều so với rất nhiều nước khác trên thế giới. Nền kinh tế vẫn còn nặng về nơng nghiệp, hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao…Đây là một trong những thách thức khơng nhỏ cho nước ta. Do đó, nâng cao đời sống của người dân là vấn đề trước tiên đã và đang rất được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Nhằm cải thiện và tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn thì sự ra đời của Ngân hàng Chính sách hội (NHCSXH) theo quyết đinh 131/2002/QĐ-TTG ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thể hiện rõ sự quan tâm Đảng và Nhà nước đối với một bộ phận người dân trong hội . Hoạt động của NHCSXH là khơng vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan cơng quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Tại các NHCSXH hiện nay có nhiều chương trình cho vay rất phong phú như cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm Trong số đó cần phải kể đến chương trình tín dụng HSSV. Đây là một chương trình được coi là rất mới và có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều đối tương khó khăn trong hội. Điều đó được thể hiện rõ trong một số văn bản có liên quan đến nguồn vốn này (như văn bản số 2162/NHCS-TD, 2287/NHCS-TDSV…) khẳng định rõ mục đích cho vay nhằm để “Trang trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường”. SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy Tuy nhiên, tín dụng dành cho HSSV là một trong những chương trình mới nhất tại NHCSXH, do đó sự tồn tại những vấn đề vướng mắc trong các hoạt động liên quan đến nguồn tín dụng này là khó tránh khỏi. Trong khoảng thời gian 5 năm từ khi chương trình này ra đời đã liên tục có nhiều vấn đề nảy sinh và những vướng mắc cần được giải đáp của nhiều cá nhân, tổ chức… Do đó, trong thời gian qua, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách hội và các tổ chức có liên quan đã liên tục phản hồi, bổ sung các quy định để giải quyết vấn đề thơng qua các hội nghị, các văn bản (ví dụ như Quyết định 2077/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay, Quyết định 579/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất, 1964/NHCS-TDSV về đối tượng cho vay và các vấn đề khác …). Ngồi ra, qua quan sát thực tế hiện nay cho thấy, trong vấn đề về tổ chức vay vốn HSSV tại các chi nhánh của NHCSXH có tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong q trình truyền đạt thơng tin đến người vay của nhân viên các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách hội (PGD NHCSXH) và cộng tác viên Ngân hàng là những tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV). Đồng thời, tuy là một nguồn vốn có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều HSSV và hộ gia đình trên địa bàn nhưng cho tới nay việc nghiên cứu về đề tài này chưa vẫn chưa được quan tâm. Nhận thấy được thực trạng này, tơi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá về hoạt động quản trị tín dụng HSSV tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách hội huyện Quảng Điền” làm đề tài tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng qt Trên cơ sở phân tích và đánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn vốn vay này. 2.2 Mục tiêu cụ thể: − Phân tích tình hình hoạt động tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền qua 3 năm (2009-2011). − Đánh giá cơng tác tổ chức thực hiện chương trình tín dụng HSSV − Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền. SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan sử dụng để phân tích được tập hợp trong 3 năm gần nhất (2009-2011) và số liệu sơ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài sẽ được khai thác trong khoảng thời gian 3 tháng (01/02-08/05/2012). − Phạm vi khơng gian: PGD NHCSXH huyện Quảng Điền được ra đời chủ yếu phục vụ cơng tác hỗ trợ nguồn vốn cho các đối tượng vay vốn là người dân trên địa bàn huyện. Do đó, ngồi việc nghiên cứu các vấn đề về tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện, liên quan tới các vấn đề xung quanh đề tài, tơi quyết định chọn địa bàn huyện làm khơng gian cho nghiên cứu của mình. − Phạm vi nội dung: Nội dung của đề tài chủ yếu tập trung các vấn đề xoay quanh hoạt động quản trị tín dụng của đối tượng là học sinh, sinh viên và đánh giá về cơng tác tổ chức tại cơ sở nhằm giải quyết cho vấn đề này. 3.2 Đối tượng nghiên cứu − Hoạt động quản trị tín dụng HSSV của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền. − Đối tượng của nghiên cứu còn là các khách hàng trực tiếp vay vốn tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Quảng Điền. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã có sẵn trong các tài liệu khác. Dữ liệu thứ cấp của đề tài này được thu thập như sau: đối với các số liệu liên quan đến tín dụng HSSV chủ yếu được hỗ trợ bởi bộ phận kế tốn và bộ phận tín dụng của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sau khi đã qua xử lí được phân tích bằng phương pháp so sánh sự biến động của các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số huy động vốn, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ và nợ q hạn qua 3 năm. DSCV = Dư nợ cuối kì – Dư nợ đầu kì + DSTN trong kì DSTN = Dư nợ đầu kì + DSCV trong kì – dư nợ cuối kì SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy Dư nợ cuối kì = DSCV trong kì + Dư nợ đầu kì – DSTN trong kì Số liệu được so sánh nhằm thể hiện sự biến động dưới hai hình thức là giá trị tuyệt đối (ĐVT:triệu đồng)và giá trị tương đối (ĐVT: %). Ngồi ra, tơi còn phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua dựa trên một số chỉ tiêu quan trọng khác. Tỷ lệ thu nợ = (DSTN/ DSCV) * 100% Tỷ lệ nợ q hạn = (Dư nợ q hạn/ Tổng dư nợ)* 100% Từ kết quả phân tích để nhận định các ngun nhân sự biến động của tình hình và đưa ra các lập luận để giải thích cho hiện tượng nghiên cứu. 4.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được nhà nghiên cứu thiết kế thu thập để trực tiếp phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong đề tài như sau: Phương pháp thu thập dữ liệu qua điều tra chọn mẫu: Quy trình thu thập dữ liệu được thực hiện như sau: Bước 1: Xác định thơng tin cần thu thập Bước 2: Thiết kế bảng hỏi nghiên cứu Bước 3: Điều tra thử khoảng 30 mẫu Bước 4: Hiệu chỉnh bảng hỏi nghiên cứu Bước 5: Tiến hành chọn mẫu và thu thập thơng tin bằng bảng hỏi Phương pháp chọn mẫu: tơi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo quy trình như sau: Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Điền có 11 và thị trấn với tổng số đối tượng điều tra là những HSSV thuộc các địa bàn trên đang vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền. Theo thơng tin thu được từ bộ phận kế tốn, hiện nay Ngân hàng đang quản lí khoảng 3018 HSSV vay vốn tín dụng để hỗ trợ việc học tập. Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ, việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thơng qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng CSXH. Do đó, đối tượng nghiên cứu phải SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy là người trực tiếp đứng tên và vay vốn (có thể là bố, mẹ…) nên tổng thể được xác định giảm xuống còn 2408; ngun nhân là có một số hộ gia đình có trên 2 HSSV vay vốn. Số HSSV này được phân chia vào 317 tổ và mỗi tổ sẽ do 1 tổ trưởng Tổ TK&VV là những cộng tác viên Ngân hàng quản lí. Bước 2: Xác định cỡ mẫu: Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn khách hàng thơng qua bảng câu hỏi chi tiết. Kích thước mẫu được xác định theo cơng thức: z 2 * σ 2 n = -------- e 2 Trong đó: n: Là kích thước mẫu cần tìm z: Là giá trị tương ứng của miền thống kê (z=1.96) có độ tin cậy là 95%. σ: Là độ lệch chuẩn e: Là sai số mẫu cho phép (e=5%) Thực hiện điều tra 30 mẫu, tính được σ = 1.08, thay vào cơng thức trên tính được kích thước mẫu điều tra là 1659. Tuy nhiên, khi xem xét về mặt thời gian và chi phí thực hiện nghiên cứu thì với cỡ mẫu như trên vẫn còn khá lớn. Dựa vào lí thuyết xác định kích cỡ mẫu, trong trường hợp kích thước mẫu trên tổng thể lớn hơn 5%, tơi tiếp tục dùng cơng thức giảm kích thước mẫu sau: n n 1 = -------- (1+n/N) Trong đó: n 1 : kích thước mẫu cần tìm n: kích thước mẫu cần giảm N: quy mơ tổng thể nghiên cứu Sau khi sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu nhằm giảm chi phí điều tra, kích cỡ mẫu nghiên cứu được xác định phù hợp là 120. SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy Bước 3: Lựa chọn kĩ thuật lấy mẫu Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu xác xuất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu hệ thống trên thực địa. Thời gian điều tra được xác định là trong tháng 3/2012. Như vậy, mẫu điều tra sẽ là những hộ được giải ngân vốn HSSV trong tháng này. Theo thơng tin từ bộ phận tín dụng PGD NHCSXH huyện Quảng Điền thì kế hoạch sẽ có khoảng 230-280 hộ nhận giải ngân vốn. Với cỡ mẫu được xác định là 120 thì bước nhảy k được xác định như sau: k = tổng thể/mẫu = 230/120 = 1,92 Sau đó, vào mỗi đợt giao dịch trong tháng tại các điểm giao dịch (ĐGD), tơi tiến hành phát bảng hỏi bắt đầu từ khách hàng đầu tiên, tiếp theo cứ cách 2 khách hàng sẽ tiếp tục phát bảng hỏi và cứ tiếp tục phát bảng hỏi cho đến khi số bảng hỏi đạt 120 bảng. Đồng thời, trong q trình phát bảng hỏi, người điều tra cũng đồng thời giải đáp các thắc mắc cho khách hàng nhằm hạn chế số bảng hỏi khơng hợp lệ. Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu: Số liệu điều tra được xử lí và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 - Phân tích thống kê mơ tả: + Đối với biến định tính: sử dụng các cơng cụ phân tích thơng dụng như bảng tần số, biểu đồ…để thống kê, mơ tả về quy mơ, số lượng, đặc điểm của mẫu điều tra. + Đối với các biến định lượng: sử dụng bảng tần số, biểu đồ, các đại lượng thống kê mơ tả (giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn…). Kiểm định các giả thuyết thống kê Các giả thuyết thống kê là những nhận định, ý kiến được nêu ra trong phiếu điều tra dưới hình thức đánh giá bởi thang đo Likert 5 mức độ: 1-Rất đồng ý 2-Đồng ý 3-Trung lập 4-Khơng đồng ý 5-Rất khơng đồng ý Kiểm đinh One - Sample T - Test Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One - sample T - Test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay khơng. SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy Trong phạm vi đề tài, kiểm định này được sử dụng để nghiên cứu mức độ đồng ý và sự đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các vấn đề cần được giải thích như đánh giá về nhân viên Ngân hàng, vể Tổ trưởng Tổ TK&VV HSSV, quy trình thủ tục vay vốn, Kiểm định giả thiết: H 0 : µ = giá trị kiểm định (Test value) H 1 : µ ≠ giá trị kiểm định (Test value) Mức ý nghĩa: α = 0,5 SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lí luận về tín dụng Ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về tín dụngtín dụng Ngân hàng o Khái niệm tín dụng: Liên quan đến khái niệm tín dụng có nhiều tài liệu đưa ra các khái niệm khác nhau và mỗi khái niệm đều thể hiện những điểm đặc trưng riêng của nó. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tề với tài liệu “Tín dụng Ngân hàng” đưa ra khái niệm này như sau: Tín dụng là một phạm trù kinh tế của kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu và người sử dụng các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo ngun tắc có hồn trả vốn và kèm theo lợi tứ khi đến hạn. Cũng có thể hiểu tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ban ngun tắc: có hồn trả, có thời hạn và có đền bù. Có hồn trả: người đi vay phải hồn trả vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, mượn gì trả đó Có thời hạn: sau một thời gian sử dụng vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, nguồn vốn sau một chu kì sản xuất phải hồn trả lại cho người cho vay. Có đền bù: người đi vay phải trả một khoản lãi đền bù cho sự sụt giảm sức mua của đồng tiền, hoặc sự hi sinh của bên cho vay về việc tạm thời mất quyền sử dụng tài sản hoặc là để trả giá cho việc vay vốn thiện chí về việc sẵn lòng chấp nhận rủi ro tín dụng phát sinh từ việc vay vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn tín dụng được vận động dưới hai hình thức chủ yếu, đó là tín dụng thương mại và tín dụng Ngân hàng. Về hình thức: tín dụngquan hệ vay mượn kinh tế Về nội dung: tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sở hữu một lượng vốn từ người cho vay đến người đi vay với những điều kiện nhất định để sau một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận, vốn sẽ được hồn trả một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn ban đầu. SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy o Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Tài liệu “Tín dụng ngân hàng” của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn định nghĩa về tín dụng Ngân hàng như sau: Tín dụng Ngân hàngquan hệ tín dụng mà trong đó có ít nhất một chủ thể tham giaNgân hàng. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng được thực hiện theo ngun tắc hồn trả và có lãi. Trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay (tín dụng hai đầu). Tuy nhiên, người ta quy ước tín dụng Ngân hàngtín dụng đầu ra. 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng - Chủ thể tham gia gồm một bên là Ngân hàng và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… - Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. - Thời hạn của tín dụng Ngân hàng rất linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Cơng cụ của tín dụng Ngân hàng cũng rất linh hoạt: trái phiếu Ngân hàng, kì phiếu, các hợp đồng tín dụng… - Hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó, Ngân hàng là trung gian giữa tiết kiệm và người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. - Mục đích của tín dụng Ngân hàng là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, qua đó thu lợi nhuận. 1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng Đối với nền kinh tế - Tín dụng Ngân hàng (TDNH) là một hoạt động khơng thể thiếu đối với bất kì quốc gia nào, cho dù là những quốc gia đang phát triển hay quốc gia phát triển. Nó có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. - TDNH thúc đẩy sản xuất phát triển: TDNH là cơng cụ tích tụ tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, nó cung ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp để mở rộng quy mơ sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị,…Từ đó góp phần thúc đẩy qúa trình sản xuất liên tục và phát triển. - TDNH góp phần đầu tư phát triển kinh tế: TDNH giúp cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thò Diệu Thúy các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp chuyển hướng phát triển kinh doanh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng thời kì, từng giai đoạn nhất định. Qua đó, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh linh hoạt hơn. - TDNH hàng góp phần ổn định đời sống hội, tạo thêm cơng ăn việc làm cho người lao động. - TDNH góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch tốn kinh tế của các doanh nghiệp. - TDNH tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngồi.  Đối với Ngân hàng - TDNH mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho khách hàng. - Thơng qua hoạt động tín dụngNgân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản, giảm thiểu rủi ro. - Thơng qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như: thanh tốn, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn… 1.1.4 Quy trình tín dụng căn bản Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi Ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn bản của một quy trình tín dụng tại NHCSXH như sau: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên và là khâu quan trọng vì nó thu thập thơng tin làm cơ sở cho những khâu sau. Một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng từ những thơng tin sau: - Thơng tin về năng lực pháp lí và năng lực hành vi của khách hàng. - Thơng tin về khả năng sử dụng và hồn trả vốn của khách hàng. - Thơng tin về bảo đảm tín dụng.  Phân tích tín dụng SVTH: Hồ Thò Kiều Chinh – K42QTKD Tổng Hợp 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 12:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền - Đánh giá về hoạt động quản trị  tín dụng HSSV tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội  huyện quảng điền
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền (Trang 30)
2.3 Mơ hình cho vay và quy trình thủ tục cho vay tại PGD NHCSXH - Đánh giá về hoạt động quản trị  tín dụng HSSV tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội  huyện quảng điền
2.3 Mơ hình cho vay và quy trình thủ tục cho vay tại PGD NHCSXH (Trang 31)
Bảng 3: Doanh số huy động vốn của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền qua 3 năm (2009-2011) - Đánh giá về hoạt động quản trị  tín dụng HSSV tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội  huyện quảng điền
Bảng 3 Doanh số huy động vốn của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền qua 3 năm (2009-2011) (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w