1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xay dung mo hinh va dinh huong phat trien du lich ben vung

54 590 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 566,5 KB

Nội dung

Xay dung mo hinh va dinh huong phat trien du lich ben vung

Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại làm cho con người có nhiều thời gian nhàn rỗi đồng thời nó cũng đòi hỏi con người hoạt động, làm việc trong môi trường căng thẳng, chịu nhiều áp lực. Do đó đi du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội. Nó không những mang lại những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để các dân tộc trên thế giới hiểu biết nhau, góp phần không nhỏ vào việc phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đẩy mạnh phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia đó tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO), mỗi năm trên trái đất có 3 tỷ người đi du lịch, trong đó có khoảng 612 triệu người đi du lịch quốc tế, ngành kinh tế tổng hợp dịch vụ du lịch cũng phát triển theo một cách nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đó. Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng có những bước phát triển đáng kể. Nếu như năm 1990 ngành du lịch nước ta chỉ mới đón được 250.000 lượt khách quốc tế 1 triệu lượt khách nội địa; đến năm 1994 chúng ta đã đón được hơn 1 triệu lượt khách quốc tế 3,5 triệu lượt khách nội địa. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã trải qua nhiều khó khăn. Trong đó đặc biệt là dịch SARS dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của toàn ngành nên chúng ta đã khắc phục vượt qua những khó khăn đó đồng thời đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2004, Việt Nam đón được 2,93 triệu lượt khách quốc tế 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 26.000 tỷ đồng thì đến năm 2007 Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1990 Thừa SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc Thiên Huế đón được 81.500 lượt khách du lịch, trong đó có 11.500 lượt khách quốc tế. Năm 2004 đón được 760.000 lượt khách du lịch, trong đó có 260.000 lượt khách quốc tế, thu nhập từ hoạt động du lịch đạt khoảng 368 tỷ đồng thì đến năm 2007, du lịch Thừa Thiên Huế đã đón phục vụ 1.301.000 lượt khách tăng 18,1% so với năm 2006. Trong đó có 649.600 lượt khách quốc tế,, tăng 30,9% so với năm 2006. Doanh thu du lịch đạt 759,1 tỷ đồng tăng 31,2% so với năm 2006. Tổng doanh thu xã hội phục vụ cho hoạt động du lịch năm 2007 ước đạt 2.246,4 tỷ đồng. Nhìn chung từ năm 1990 đến nay, du lịch Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Số lượng du khách quốc tế cũng như khách nội địa đến Huế. Từ năm 1990 đến năm 2007 đã tăng từ 11.500 - 649.600 lượt đối với khách quốc tế từ 70.000 - 633.100 lượt đối với khách nội địa. Năm 2010 mục tiêu chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam phải đón được 6 - 7 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 25 triệu lượt khách nội địa tăng gấp 2 lần so với năm 2000, thu nhập xã hội từ du lịch đạt từ 4 - 4,5 tỷ USD. Với du lịch Thừa Thiên Huế mục tiêu đến năm 2008 đón phục vụ 1,7 triệu lượt khách, tăng 30,7% so với năm 2007, trong đó có 632.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 990 tỷ đồng, tăng 30,4% so với cùng kỳ. Đứng trước yêu cầu của sự phát triển du lịch, số lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng, thì đi đôi với việc khai thác thì phải bảo vệ giữ gìn tôn tạo các giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần để đáp ứng nhu cầu này thì việc phát triển du lịch theo hướng bền vững đang được đặt lên hàng đầu. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trên cơ sở lý luận, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tìm ra giải pháp nhằm phát triển du lịch ở thị trấn Lăng Cô theo hướng bền vững. * Mục tiêu cụ thể: SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc - Khái quát một số vấn đề về lý luận thực tiễn. - Đề tài sẽ nêu rõ những điểm yếu, điểm mạnh về tài nguyên du lịch cũng như trình độ phục vụ của đội ngũ lao động. - Thông qua số liệu điều tra thu thập được từ các bảng hỏi gửi đến cho khách du lịch người dân địa phương để phân tính đánh giá xem mức độ tác động của con người đến cảnh quan thiên nhiên, con người phục vụ khách du lịch như thế nào? Đã làm họ hài lòng hay chưa? Cũng như sự phát triển của du lịch ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào? Tác động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. - Sau khi tổng hợp ý kiến của khách du lịch, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp cơ bản để. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích mức độ tác động của con người vào TNTN, cũng như ảnh hưởng của việc phát triển du lịch đến đời sống của người dân địa phương nhằm tiến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: các số liệu được thu thập chủ yếu từ năm 2005 - 2007. - Phạm vi không gian: đề tài chủ yếu được nghiên cứu tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế các số liệu của Sở du lịch Thừa Thiên Huế. Các ý kiến thu thập từ các bảng hỏi. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp KH. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp phỏng vấn: dùng phỏng vấn khách du lịch người dân địa phương. SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: - Hình thành hệ thống CSLL về nội dung, các yếu tố cơ bản có liên quan đến việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. - Phân tích đánh giá thực trạng để làm cơ sở định hướng cho việc phát triển bền vững, phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch tại thị trấn Lăng Cô. - Dự báo lượng khách đến Huế trong - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiến tới phát triển du lịch theo hướng bền vững. 6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Do th ời gian h SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. DU LỊCH: 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội khá phổ biến diễn ra ở nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ. Nhưng cho đến nay chưa đi đến sự thống nhất về địa nghĩa du lịch. Đứng trên các góc độ khác nhau, người ta đưa ra các định nghĩa về du lịch theo những tiêu chí khác nhau. - Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp ở Roma từ 21/08 đến 5/9/1963 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. - Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “Du lịch là toàn bộ hoạt động của con người ở lại tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác. - Ở Việt Nam theo luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, du lịch được định nghĩa tại chương 1, điều 4, mục 1 như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc Như vậy, cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, thì khái niệm du lịch cũng có nhiều thay đổi tuỳ theo từng góc độ nên khái niệm du lịch cũng mang những nội dung khác nhau. 1.1.2. Các loại hình du lịch: Cho đến ngày nay việc phân loại các loại hình du lịch dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau, ví dụ như căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi (du lịch quốc tế, du lịch nội địa); căn cứ vào thời gian chuyến đi (du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày), căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi (du lịch theo đoàn, tự tổ chức)… a. Theo mục đích chuyến đi: - Du lịch tham quan hay còn gọi là du lịch văn hoá, với hình thức du lịch này khách du lịch sẽ đến những vùng đất mới ngoài nơi cư trú của mình để tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, con người, đời sống xã hội cũng như thưởng ngoạn những cảnh đẹp thiên nhiên. - Du lịch giải trí, nghỉ dưỡng: mục đích của chuyến đi là nhằm thư giãn, giảm bớt căng thẳng từ công việc thường ngày thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng. Cũng có thể là tham gia vào các hoạt động náo nhiệt bên cạnh đó cũng có du khách thích tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành, khí hậu ôn hoà để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên như các bãi biển, các vùng cao nguyên… Tuy nhiên, đôi khi đây chưa phải là toàn bộ hoạt động của khách. Du khách cũng có thể kết hợp với đi tham quan. - Du lịch thể thao: bao gồm các loại hình thức như: đua thuyền buồm, lướt sóng, trượt tuyết, bơi lặn… thường được sử dụng kết hợp trong những chuyến du lịch dài ngày. Khách du lịch tham gia loại hình du lịch này phải là những người thích mạo hiểm. Để phát triển loại hình du lịch này cần có các điều kiện tự nhiên trang thiết bị thích hợp. Mặt khác nhân viên phải được huấn luyện kỹ để hướng dẫn giúp cho khách du lịch. - Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference/Conventton/Congress, Exhibituon). Đây là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, nó còn khá mới SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 6 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc đối với du lịch Việt Nam, khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các điểm đến. Khách du lịch loại này thường là những người cao cấp, khả năng chi tiêu cao, yêu cầu rất khắt khe về chất lượng phục vụ cũng như trang thiết bị tiện nghi đảm bảo phục vụ. - Du lịch lễ hội: khách du lịch tham gia vào các lễ hội địa phương góp phần nâng cao hiểu biết về văn hoá con người tại địa phương nơi khách du lịch đến - Du lịch tôn giáo: đây là loại hình du lịch kết hợp với mục đích hành hương trong các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo cho du khách gồm có 2 thành phần chính: + Những người theo tôn giáo: họ di chuyển lưu trú ở những nơi gần các chùa chiền, nhà thờ, đền đài, miếu mạo để tiện cho việc đi lại. + Những người không theo tôn giáo: đến những nơi có chùa chiền, nhà thờ, đền đài, miếu mạo nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu. - Du lịch công vụ: là loại hình du lịch kết hợp với mục đích kinh doanh, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Khách du lịch thường là các doanh nhân. - Du lịch thăm thân: mục đích chủ yếu là thăm người thân, bạn bè trong đó có kết hợp các loại hình tham quan, giải trí. - Du lịch khám phá, mạo hiểm: du khách thích đi đến những miền đất mới xa xôi, hoặc những nơi thiên nhiên có địa hình cheo leo, hiểm trở, vượt thác có nhiều điều bất ngờ chờ đón họ. Mục đích của chuyến đi là khám phá thế giới xung quanh. Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu những cái mới lạ từ môi trường thiên nhiên, đồng thời thoả mãn tính tò của khách du lịch. Nó thích hợp cho giới trẻ, thích cảm giác mạo hiểm. - Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà khách du lịch là những người đã từng sống công tác trong một thời gian nhất định nào đó. Trong đó đặc biệt là lữ hành DMZ rất thành công trong việc tổ chức tour: “về thăm chiến trường xưa”. - Du lịch “homestay”: loại hình du lịch này còn khá mới ở Việt Nam nhưng rất phát triển. Khách du lịch tham gia loại hình này thường ở tại nhà của người dân địa SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc phương, sinh hoạt cùng người dân để tìm hiểu về văn hoá, lối sống, phong tục truyền thống hoặc tham gia các lễ hội truyền thống của người dân địa phương. - Du lịch sinh thái: theo mục 19, điều 4, chương I của luật Du lịch Việt Nam định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Mục đích của du lịch sinh thái nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của du khách, đó thường là những vùng thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị tàn phá. Đây là phương pháp giáo dục tốt nhất về ý thức bảo vệ môi trường của mọi người”. 1.2. NHU CẦU DU LỊCH 1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch: Người ta đi du lịch với mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của người lao động. Du lịch đã thực sự trở thành nhu cầu của con người khi trình độ, kinh tế, xã hội dân trí đã phát triển. Vậy thế nào là nhu cầu du lịch. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt tổng hợp của con người nhu cầu này được hình thành phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên gay gắt. Nhu cầu du lịch của con người một mặt phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội trong một xã hội cụ thể, nhóm xã hội nào đó mà người ta sống, lao động giao tiếp. Mặt khác những điều kiện khách quan này luôn luôn bị “khúc xạ” thông qua kinh nghiệm, đòi hỏi bên trong của mỗi con người cụ thể. Tuy nhiên đối với số đông dân cư ở các nước đang phát triển nhu cầu đi du lịch còn xếp ở hạng thứ yếu. SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 8 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc Như ở Pháp, một năm có 5 tuần nghỉ hè, bình quân có 59,1% số dân đi du lịch. Ở Anh 59% đi du lịch, trong đó có 58% đi du lịch ở nước ngoài, 66,8% số dân Đức đi du lịch, trong đó có 58% đi du lịch ở nước ngoài, 76,4% số dân Thuỵ Sĩ đi lao động hàng năm, ở Thuỵ Điển là 75%, ở Nhật Bản 57,7% (nguồn OMT). Điều này cho thấy rằng, đời sống càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của người dân rất lớn. 1.2.2. Đặc điểm nhu cầu du lịch: Nhu cầu du lịch có các đặc điểm sau: 1.2.2.1. Tính phong phú, đa dạng: Nhu cầu của con người rất đa dạng kéo theo nhu cầu du lịch cũng rất phong phú tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế tâm lý, sở thích của từng người. Do đó du khách có thể lựa chọn các loại hình du lịch khác nhau cũng như lựa chọn phương tiện vận chuyển khác nhau. 1.2.2.2. Tính thời vụ: Nhu cầu du lịch thường phát sinh một vài lần trong năm nên tạo ra trong du lịch có mùa cao điểm, mùa thấp điểm. Điều này phụ thuộc vào thời gian nhàn rỗi nhu cầu đi du lịch của khách. 1.2.2.3. Nhu cầu trong du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ: Khi đi du lịch, chi phí về dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Các chi phí đó chủ yếu bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống mua sắm… Trong đó dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung là chiếm tỷ trọng cao nhất, dịch vụ mua hàng chiếm vị trí thứ hai hoặc ngang bằng, cá biệt có nơi chiếm quá nửa so với các dịch vụ khác như ở Singapo, ở Hồng Kông. 1.2.2.4. Tính dễ bị thay đổi: Nhu cầu du lịch dễ bị thay đổi do nó chịu sự tác động của các yếu tố khách quan chủ quan. Vì rằng sự thoả mãn nhu cầu nào đó, phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, kinh tế xã hội, phương thức sinh hoạt trong gia đình, sự thoả mãn nhu cầu cá nhân không thể tách rời khỏi lối sống, trào lưu, thị hiếu trong đời sống xã hội đương SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 9 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc thời, sự phát triển các nhu cầu cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tiếp thu nền văn minh đương thời của cá nhân. Tuy nhiên các nhu cầu cá nhân không bao giờ được thoả mãn hoàn toàn. Khi đã được thoả mãn ở mức thấp thì không có nghĩa nó đã chấm dứt; khi thoả mãn đến đỉnh cao thì lại cảm thấy chán nản mệt mỏi lại đòi hỏi ở mức cao hơn. 1.2.2.5. Tính xa cách về mặt không gian: Trong du lịch, việc mua tiêu dùng sản phẩm du lịch không diễn ra đồng thời cùng một lúc. Sản phẩm du lịch thường ở quá xa khách hàng nên người mua phải mất một thời gian khá dài kể từ ngày mua sản phẩm đến khi sử dụng nó. 1.2.3. Các loại nhu cầu cơ bản của khách du lịch: Theo nhóm tác giả của bộ môn kinh tế du lịch trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thì các nhu cầu của khách du lịch bao gồm: - Nhu cầu vận chuyển. - Nhu cầu lưu trú ăn uống. - Nhu cầu cảm thụ cái đẹp giải trí. - Các nhu cầu khác. Nhu cầu 1 2 là các nhu cầu thiết yếu là điều kiện tiền đề để thoả mãn nhu cầu 3. Nhu cầu 3 là nhu cầu đặc trưng của du lịch. Nhu cầu 4 là nhu cầu phát sinh tuỳ thuộc độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch. 1.2.3.1. Dịch vụ vận chuyển: Dịch vụ vận chuyển sinh ra là do nhu cầu vận chuyển của khách. Vì rằng thứ nhất, hàng hoá dịch vụ du lịch không đến với người tiêu dùng giống như tiêu dùng bình thường, mà muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó buộc người ta phải rời chỗ ở thường xuyên của mình đến điểm du lịch, nơi tạo ra các sản phẩm điều kiện tiêu dùng du lịch. Thứ hai, từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch thường có khoảng cách xa vị trí khoảng cách của các đối tượng du lịch. Bản chất của du lịch SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 10 [...]... chức Festival nghề truyền thống Năm 2006, để mở rộng thị trường ra các nước nằm trong tuyến hành lang Đông - Tây trong khuôn khổ hợp tác giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế Savanakhet, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Sở Du lịch đã tổ chức các đoàn tham gia hội chợ du lịch: hội chợ du lịch APEC - Hội An, năm du lịch Quảng Nam 2006, năm du lịch Thái Nguyên về thủ đô gió ngàn - chiến khu Việt Bắc, triển lãm du lịch... nhiều hơn 1.3 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.3.1 Khái niệm:  Du lịch bền vững: Khái niệm du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến nâng cấp khái niệm du lịch mềm của những năm 90 thực sự gây được chú ý rộng rãi trong những năm gần đây Theo hội đồng Du lịch Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách vùng du lịch mà vẫn đảm bảo... cao nhận thức, ý thức, kiến thức bảo vệ môi trường du lịch tại các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch Hai là, giáo dục cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường SVTH: Lê Thị Như Hiền Trang 15 Luận văn tốt nghiệp Xây dựng hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc... lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Theo mục 18, điều 4, chương I của Luật Du lịch thì du lịch bền vững được định nghĩa như sau: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch tương lai”  Phát triển du lịch bền vững: Ngay từ thập kỷ 1980, nhận thức được nguy cơ suy... hình định hướng phát triển du lịch bền vững ở Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng Lữ hành Du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Hội đồng Trái đất (Earth Council) xây dựng chương trình Nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển du lịch bền vững” Khái niệm phát triển du lịch bền vững trong du lịch được hiểu là “hoạt động... rộng Như vậy, để phát triển du lịch bền vững cần phải có chiến lược quy hoạch phù hợp với kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch quốc tế, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên 1.3.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững: Hiện nay nhiều điều du lịch đang hướng theo các chiến lược phát triển du lịch một cách thật nhạy bén... trình vận hành các cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ tiện nghi du lịch - Thứ hai, bất kỳ một sáng kiến nào về du lịch cũng phải được xây dựng trên cơ sở có sự đóng góp rộng rãi của người tham gia vào hoạt động du lịch - Thứ ba, phát triển du lịch phải tạo ra việc làm có chất lượng Đảm bảo công ăn việc làm cần được xem xét như một phần không tách rời của phát triển du lịch Một khâu trong quá trình tạo... sống của cộng đồng bản địa - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách - Duy trì chất lượng môi trường II CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch Thừa Thiên Huế tương đối phong phú đa dạng với nhiều địa danh nổi tiếng, có sức hấp dẫn khả năng thu hút lớn đối với bạn bè du khách quốc tế cũng như người dân trong nước, bao... được khai thác để trở thành một nơi giải trí văn hoá trên sông là tuyến du lịch đầy thú vị với du khách 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: Tiềm năng nhân văn được coi là sản phẩm chủ yếu của du lịch Huế Nằm ở vùng duyên hải miền Trung, với diện tích chiếm phần lớn là đồi núi nên Huế đã tạo cho mình những nét riêng biệt trong du lịch Bên cạnh đó, Huế cũng đã giữ gìn bảo tồn di tích lịch sử, văn... cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương” Quan điểm bảo vệ môi trường trong luật Du lịch: Trong luật Du lịch đã xác định

Ngày đăng: 12/12/2013, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w