Hiện nay, lượng thông tin kiếnthức môn Khoa học ngày càng nhiều, trong khi thời gian trên lớp rất hạn chế.Vì vậy, việc phát triển năng lực tự học là một giải pháp quan trọng góp phầnthiế
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hằng
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Những kếtluận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Thái Nguyên, tháng 8 năm
2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên trường Đại học Sưphạm Thái Nguyên, khoa Giáo dục Tiểu học, khoa sau Đại học đã tạo điều kiệnthuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân vẫn còn hạn chế nên luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của các nhà giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp đểluận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 5
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về tự học 5
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Năng lực tự học 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Biểu hiện 12
1.3 Khái quát môn Khoa học lớp 4 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 .15
1.3.1 Mục tiêu 15
1.3.2 Nội dung 16
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 17
Trang 51.3.4 Đánh giá kết quả dạy học 19
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học với việc phát triển năng lực tự học 21
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học 21
1.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học với việc phát triển năng lực tự học 23
1.5 Thực trạng dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học 24
1.5.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng 24
1.5.2 Kết quả điều tra thực trạng 25
1.6 Tiểu kết chương 1 29
Chương 2: DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 30
2.1 Các mức độ và biểu hiện cơ bản của năng lực tự học trong môn Khoa học lớp 4 30
2.1.1 Đặc trưng cơ bản của việc học tập môn Khoa học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 30
2.1.2 Các mức độ và biểu hiện của năng lực tự học trong môn Khoa học 33
2.1.3 Ví dụ minh hoạ 40
2.2 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học 45
2.2.1 Căn cứ đề xuất các biện pháp 45
2.2.2 Các biện pháp cụ thể 51
2.3 Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67
3.1 Mục đích thực nghiệm 67
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 67
3.3 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 67
3.4 Tổ chức thực nghiệm 68
Trang 63.5 Nội dung thực nghiệm 69
3.6 Kết quả thực nghiệm 70
3.6.1 Đánh giá định lượng 74
3.6.2 Đánh giá định tính 78
3.6.3 Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 79
3.7 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm 80
3.8 Tiểu kết chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Quan niệm của GV về năng lực tự học 26
Bảng 1.2 Ý nghĩa của năng lực tự học đối với học sinh tiểu học 27
Bảng 1.3 Thực trạng năng lực tự học của học sinh tiểu học hiện nay 27
Bảng 2.1 Biểu hiện của học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở
Bảng 2.6 Phiếu đánh giá năng lực tự học của học sinh trong hoạt động
thí nghiệm về tính chất của nước 62
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá năng lực tự học môn Khoa học của học sinh
trước khi thực nghiệm 75
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá năng lực tự học môn Khoa học của học sinh
sau thực nghiệm 76
Bảng 3.6 Thái độ của học sinh sau thực nghiệm 81
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Năng lực khoa học tự nhiên trong môn Khoa học 32
Sơ đồ 2.2 Mức độ và biểu hiện của năng lực tự học trong môn Khoa học
lớp 4 34
Hình 3.1 Biểu đồ biểu thị kết quả đánh giá năng lực tự học của học sinh
trước thực nghiệm 76
Hình 3.2 Biểu đồ biểu thị kết quả đánh giá năng lực tự học môn Khoa
học của học sinh sau thực nghiệm 77
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xu hướng chung của dạy học thế kỉ XXI là hướng đến phát triển nănglực cho học sinh, trong đó năng lực tự học là một trong các năng lực cơ bản màngười học cần đáp ứng Hình thành và phát triển năng lực tự học ngay từ cấp tiểuhọc có vai trò quan trọng, giúp người học khẳng định bản thân, tạo tiền để cơ bản
để phát triển năng lực tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.1.2 Môn Khoa học là một môn học rất quan trọng Nó là một môn họcgần gũi với các em học sinh tiểu học Học xong môn học này học sinh sẽ cónhững kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, động vật và thựcvật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên và cả những kiến thức về vật chất vànăng lượng như: đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng, sựbiến đổi của chất, sử dụng năng lượng,… Từ đó, không ngừng giáo dục và bồidưỡng nhân cách cho học sinh
1.3 Để hội nhập với công cuộc đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học, giáo viên cũng phải trang bị cho bản thân một vốn kiến thức khoa họcthật tốt Giáo viên phải không ngừng tìm hiểu, cập nhật những tin tức, thông tinmới hàng ngày và phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ Đặc biệtgiáo viên còn cần phải không ngừng sáng tạo tìm ra các biện pháp phát triển nănglực tự học cho học sinh phục vụ cho quá trình học tập, đáp ứng được nhu cầu tìmhiểu thế giới xung quanh của các em Có như vậy tiết học mới tránh được sự nhàmchán, uể oải,… tạo được hứng thú học tập cho học sinh
1.4 Việc phát triển năng lực tự học nói chung, năng lực tự học Khoa học nóiriêng có vai trò quan trọng trong dạy học ở trường tiểu học Tự học là một bộ phậncấu thành phương pháp học Hay nói cách khác, trong phương pháp học thì cốt lõi
là phương pháp tự học, đó là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Nếurèn luyện cho người học có được năng lực tự học, biết ứng dụng những điều đãhọc vào tình huống mới, biết tự học phát hiện và giải quyết những vấn
Trang 11đề gặp phải thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dạy tiềm năng vốn có của mỗingười Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học quy định về phương phápdạy học phải: tăng cường rèn luyện năng lực làm việc với sách giáo khoa, tàiliệu tham khảo và rèn luyện năng lực tự học Hiện nay, lượng thông tin kiếnthức môn Khoa học ngày càng nhiều, trong khi thời gian trên lớp rất hạn chế.
Vì vậy, việc phát triển năng lực tự học là một giải pháp quan trọng góp phầnthiết thực vào việc nâng cao chất lượng môn học và thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động của học sinh
Trong môn Khoa học, các biện pháp để phát triển năng lực cho học sinhđược khuyến khích và sử dụng khá nhiều đặc biệt phải kể đến các biện phápphát triển năng lực tự học Việc điều tra thực tế bước đầu ở trường tiểu họctrong thời gian qua, tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp phát triển nănglực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 đã và đang được cácgiáo viên sử dụng, tuy nhiên việc phát triển năng lực tự học cho học sinh mộtcách có hiệu quả vẫn chưa được nhiều giáo viên biết đến
Chính vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh” để nghiên cứu Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh tích cực, chủ động hơn, qua đó
phát triển tốt năng lực tự học
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trongdạy học môn Khoa học lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằmnâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển năng lực tự học cho học sinhtrong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông mới
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trang 12Nội dung nghiên cứu: Quá trình dạy học phát triển năng lực tự học chohọc sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo chương trình giáo dục phổthông mới.
Địa bàn nghiên cứu: Tiến hành điều tra thực trạng và thực nghiệm sưphạm tại một số trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: Tiểu học TrưngVương, Tiểu học Túc Duyên, Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Cam Giá,Tiểu học Cao Ngạn - Thành phố Thái Nguyên
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinhtrong dạy học môn Khoa học lớp 4 một cách phù hợp sẽ góp phần phát triểnnăng lực tự học cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học mônKhoa học lớp 4 nói chung
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4
+ Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 4 trong dạy học môn Khoa học
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc và phân tích tổnghợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành điều tra, phỏng vấn,thực nghiệm sư phạm kết hợp với quan sát để có những đánh giá về định lượng,định tính làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài
+ Nhóm phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục: Sửdụng các phần mềm thống kê để phân tích, tổng hợp, để đưa ra những kết quảđịnh lượng làm cơ sở cho việc đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu
8. Cấu trúc luận văn
Trang 13Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học môn Khoa học lớp
4 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Chương 2: Dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về tự học
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về tự học không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử giáo dục.Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tự học trên nhiều phươngdiện, với nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng tựu trung đều nhấn mạnhvai trò to lớn của tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động học tập của người học.Khổng Tử (551- 479 TCN) quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ,sáng tạo của HS Cách dạy của ông là gợi mở để học trò tự tìm ra chân lý, thầychỉ là người giúp trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác trò phải từ đó mà
tìm ra, người thầy không được làm thay học trò Ông nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho Vật có 4 góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa” [13].
Theo nghiên cứu của Vistorrino (1378-1446) - người Italia, để phát huyvai trò của cá nhân trong học tập, ông đã dạy cho HS lý trí, sự phán đoán, tinhthần sáng tạo: “Tôi muốn dạy cho thanh niên suy nghĩ, chứ không nói bậy”.Điều này cũng được John Locke (1632) - người Anh đề cao, ông yêu cầu người
thầy giáo phải gợi ý, gây nên sự tò mò đối với HS: “Tò mò là cái lợi khí lớn nhất của tự nhiên dùng để sửa cái dốt nát của chúng ta” [5].
Nhà sư phạm J.A.Comenxki (1592-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại,người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay, cho rằng: “Không cókhát vọng học tập thì không trở thành tài” Trong tác phẩm: “Phép giảng dạy vĩđại”, đã nêu ra nguyên tắc, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực
Trang 15của HS, ông cương quyết phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều [4] Tư tưởng này
cho thấy, trong dạy học cần phải tạo động cơ để người học có động lực vượt quanhững khó khăn, trở ngại trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ở người học
Pestalogie (1746-1827) - người Thụy Sĩ, được mệnh danh là ông thầy của các
ông thầy, cho rằng: “Muốn đưa một người đi đâu thì phải dắt từ chỗ người ấy đứng, học tập không nên nhảy, trí tuệ của các em như một đóa hoa tươi tắn mà trước đó còn là một hạt, dần dần lớn lên ra lá, rồi nụ, sau cùng mới nở hoa”
[5]. Tư tưởng này cho thấy, để có biện pháp dạy học phù hợp thì trong dạy học cần phải biết người học đang ở trình độ nào
Theo nghiên cứu của nhà sư phạm lỗi lạc người Nhật T Makiguchi
(1871-1944) cho rằng: “Giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn tự học, mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và cộng đồng” [17] Học tập chính là quá trình tích tiểu thành đại, sự tò
mò giúp cho người học tự khám phá, phát hiện ra nhiều khía cạnh khác nhaucủa một vấn đề, nhờ đó mà mở rộng, đào sâu được kiến thức
Cuối thế kỷ XX ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt làảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ, phần lớn các nhà giáo dục học đãnghiên cứu tự học theo hai hướng chính: Hướng thứ nhất nghiên cứu áp dụngcông nghệ dạy học, nhằm thay đổi vị trí của thầy và trò trong quá trình dạy học,thầy từ chuyên gia về việc dạy chuyển sang chuyên gia về việc học của ngườihọc Hướng thứ hai là dạy học phân hóa, dạy học tiến hành theo nhịp độ cánhân người học để đạt tới năng suất và hiệu quả cao nhất trong việc học, dạyhọc cần phải được tổ chức hướng vào người học
Như vậy, đã có nhiều quan điểm, tư tưởng lớn đề cập đến nhiều khía cạnhkhác nhau của tự học Những tư tưởng này đề cao vai trò của người học trong quátrình chiếm lĩnh tri thức Mặc dù những tư tưởng tiến bộ này đã có từ xa xưa,
Trang 16song nó chưa trở thành trào lưu chung trong nhà trường Đến nay, những tư tưởng này cần được phát triển mạnh mẽ trong nền giáo dục hiện đại.
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề tự học đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu Tuy nềngiáo dục chưa phát triển, nhưng thời nào cũng có những nhân tài kiệt xuất.Những người đó, bên cạnh yếu tố được ông đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyếtđịnh là do tự học là chính Chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học và
nêu cao những tấm gương tự học thành tài [11].
Theo từ điển tiếng Việt, “tự” là “từ dùng để chỉ bản thân chủ thể, nhằmbiểu thị việc nói đến là do chính chủ thể làm hoặc gây ra, chỉ bằng sức lực, khả
năng của riêng mình”; “học” là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng [12] Như
vậy, có thể hiểu tự học là quá trình chủ thể tự thu nhận kiến thức, luyện tập kĩnăng bằng chính sức lực và khả năng của bản thân mình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học Người cho rằng:
"Tự học là học một cách tự động” và "Phải biết tự động học tập” Theo Người:
"Tự động học tập"tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ainhắc nhở, không cần ai giao nhiệm vụ, mà tự mình chủ động vạch kế hoạch họctập, rồi tự triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủthời gian học và việc kiểm tra đánh giá quá trình học của mình [10]
Theo Nguyễn Kỳ: "Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra như nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề xử lý tình huống" [8].
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, tự học là quá trình bản thân cá nhân tự động não,suy nghĩ, sử dụng các kĩ năng như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,… thậmchí có khi cả cơ bắp cùng các động cơ, phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan
để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của chính mình [14]
Hoạt động học, “cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể
Trang 17tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình” [14].
GS Phan Trọng Luận [9], cho rằng:“Tự học - chìa khoá vàng của giáo
dục”, xem nâng cao chất lượng tự học chính là nâng cao chất lượng giáo dục.
Như vậy, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, cácnghiên cứu chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở lý luận, xác định các biện phápnhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.Vẫn còn ít các nghiên cứu về tự học, đặc biệt là phát triển năng lực tự học chohọc sinh trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học thì chưa có công trình nàonghiên cứu
tự nhiên lên các nội dung trong loại tình huống cho trước để giải quyết nhữngvấn đề do tình huống đặt ra" [18]
Phạm Minh Hạc cho rằng: "Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý củamột người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả củamột hoạt động nào đấy" [6]
Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan
hệ nhất định nào đó Theo Đặng Thành Hưng cấu trúc của năng lực gồm ba bộphận cơ bản [7]: Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó; Kỹ năng tiếnhành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; Những điều kiện tâm
lý để tổ chức và thực hiện tri thức, kỹ năng trên trong một cơ cấu thống nhất vàtheo một định hướng rõ ràng
Trang 18Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [12].
Theo Từ điển Triết học, thì năng lực được hiểu theo nghĩa rộng là nhữngđặc tính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạtđộng sống của cá thể Năng lực chung nhất của cá thể là tính nhạy cảm, đượchoàn thiện trong quá trình phát triển về mặt phát sinh loài và về mặt phát triển
cá thể Năng lực hiểu theo nghĩa đặc biệt là toàn bộ những đặc tính tâm lý củangười thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định Sự hìnhthành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loàingười đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội Năng lực của conngười không những do hoạt động bộ não quyết định, mà trước hết là do trình độphát triển mà loài người đã đạt được Theo ý nghĩa đó thì năng lực của conngười gắn liền không thể tách rời với tổ chức lao động xã hội và với hệ thốnggiáo dục tương ứng với tổ chức đó [16]
Trong các giáo trình tâm lý học các tác giả cũng đã đưa ra khá nhiều quanniệm về năng lực Trong đó đa số đều quan niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tínhđộc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định,đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả củahoạt động, năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thờinăng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy Theo quan điểm của Tâm
lý học Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ.Như vậy, khi nói đến năng lực thì không phải là một thuộc tính tâm lý duynhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ ) mà là sự tổng hợp các thuộctính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà
là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tươngtác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tưcách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được nhữngyêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong
Trang 19Theo Bernd Meier, “Năng lực là khả năng thực hiện thành công và cótrách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các tình huống xác địnhcũng như các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức,
kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị ,suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động” [1]
Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (2018) đã nêu rõ:
“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những kiện cụ thể Trong đó, năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất
kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả” [1].
Có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau, nhưng các nhà khoa họcđều thống nhất ở một số điểm: Cấu trúc của năng lực là tổ hợp nhiều kỹ năngthực hiện những hoạt động thành phần có liên hệ chặt chẽ với nhau Năng lựctồn tại và phát triển thông qua hoạt động; nói đến năng lực tức là gắn với khảnăng hoàn thành một hoạt động nào đó của một cá nhân Năng lực chỉ nảy sinh
và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ, do đó nógắn liền với tính sáng tạo tuy có khác nhau về mức độ Năng lực có thể rènluyện để phát triển được Với mỗi cá nhân khác nhau có các năng lực khácnhau Năng lực được biểu hiện ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng thông thườngngười ta phân chia một cách tương đối thành năng lực tái tạo và năng lực sángtạo Ở trình độ tái tạo, chủ thể thường chỉ tiến hành hoạt động có kết quả khilàm theo mẫu có sẵn tức là đã có tình huống tương tự để làm theo Khi có nănglực sáng tạo, chủ thể tiến hành hoạt động theo cách thức mới với hiệu quả caohơn Tuy nhiên, trong tái tạo có ít nhiều sáng tạo và trong sáng tạo không phải
là không có những yếu tố tái tạo
Trang 20Tóm lại, dựa trên quan niệm của nhiều tác giả đưa ra ở trên chúng tôi địnhnghĩa như sau: Năng lực là thuộc tính cá nhân, được thể hiện thông qua hànhđộng của chủ thể khi thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và mang lại nhữnghiệu quả, thành công nhất định Hành động đó của chủ thể có được trên cơ sởhuy động kiến thức, kĩ năng, giá trị, niềm tin, hứng thú… của bản thân.
b) Năng lực tự học
Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau: “Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp Nó bao gồm kĩ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” [14]; [15] Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng học và nội dung học: “Năng lực
tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau” [15].
Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyếtđược các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhânloại thành sở hữu của riêng mình
Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiếnthức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu, năng lực tự học là thuộc tính cánhân Nó bao gồm quá trình chủ thể huy động và sử dụng các kĩ năng tư duy cánhân kết hợp với động cơ, ý chí, thái độ, giá trị… để thực hiện các hoạt độngchiếm lĩnh tri thức, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu màcông việc đặt ra Năng lực tự học bao hàm các yếu tố như cách học, kĩ năng học
và nội dung học, trong đó người có năng lực tự học sẽ gắn với khả năng xácđịnh được cách học, thực hiện kĩ năng học phù hợp để tác động đến nội dunghọc tập hiệu quả trong hàng loạt các tình huống, vấn đề khác nhau
Như vậy, theo chúng tôi: Năng lực tự học của người học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để
Trang 21đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; tiến hành các phương pháp học tập hiệuquả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụhọc tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ độngtìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập để có thể hoàn thành nhiệm
vụ học tập một cách cao nhất
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa - xã hội Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những
ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn.
1.2.2 Biểu hiện
Năng lực tự học là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiềuyếu tố Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố củanăng lực tự học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung môphỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài Điềunày đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu khác nhau:
Candy đã liệt kê 12 biểu hiện của người có năng lực tự học Ông chiathành hai nhóm để xác định các nhóm yếu tố sẽ chịu tác động mạnh từ môitrường học tập bao gồm: (1) Nhóm đặc điểm bên trong là tính cách (Kỉ luật; Có
tư duy phân tích; Có khả năng tự điều chỉnh; Ham hiểu biết; Linh hoạt; Cónăng lực giao tiếp xã hội; Mạo hiểm, sáng tạo; Tự tin, tích cực; Có khả năng tựhọc); (2) Nhóm đặc điểm bên ngoài là phương pháp học (Có kĩ năng tìm kiếm
và thu hồi thông tin; Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập; Có nănglực đánh giá, kĩ năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề) [19] Trong đó,nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủ yếuthông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu
tố tâm lý, còn nhóm đặc điểm bên ngoài được hình thành thông qua quá trìnhtiếp cận, rèn luyện kĩ năng học tập trong quá trình học
Taylor khi nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh trong trường phổ thông
Trang 22đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản của người có năng lực tự học: (1) Thái độ (Chịu tráchnhiệm với việc học tập của bản thân; Dám đối mặt với những thách thức; Mongmuốn được thay đổi; Mong muốn được học); (2) Tính cách (Có động cơ họctập; Chủ động thể hiện kết quả học tập; Độc lập; Có tính kỉ luật; Tự tin; Hoạtđộng có mục đích; Thích học; Tò mò ở mức độ cao; Kiên nhẫn); (3) Kĩ năng(Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập; Có kĩ năng quản lí thời gian họctập; Lập kế hoạch) [20] Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơhọc tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có
kĩ năng hoạt động phù hợp Thông qua việc phân tích ba yếu tố cơ bản trên,Taylor đã chỉ ra năng lực tự học không chỉ được biểu hiện tư duy của bản thân
mà còn thể hiện ở khả năng hoạt động trong thực tế của người học
Chương trình giáo dục phổ thông mới, năng lực tự học được mô tả gắn vớinhóm năng lực tự chủ và tự học, với các yêu cầu cơ bản như: (1) Tự lực (tự làmđược những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn); (2)
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng (có ý thức về quyền và mongmuốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi vànhu cầu chính đáng); (3) Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình (nhậnbiết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúccủa bản thân với người khác; Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm nhữngđiều xúc phạm người khác; Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; khôngmải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác); (4) Thích ứng với cuộcsống (tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề; thực hiệnđược các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau); (5) Định hướngnghề nghiệp (bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân; biết tên, hoạt độngchính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghềnghiệp của người thân trong gia đình); (6) Tự học, tự hoàn thiện (có
ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học; nhận ra và sửa chữa nhữngsai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô; có ý thức học hỏi thầy cô,
Trang 23bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết; có ý thức học tập vàlàm theo những gương người tốt) [3].
Từ một số quan điểm về biểu hiện của năng lực tự học ở trên, có thể thấy,phần lớn các tác giả nghiên cứu phân chia biểu hiện của năng lực tự học gắnvới các thành tố cấu trúc ở bên trong và bên ngoài chủ thể Các yếu tố bêntrong chủ yếu nhấn mạnh đến động cơ, thái độ tự chủ, hứng thú đến việc học vàcác yếu tố bên ngoài nhấn mạnh đến cách thức, tổ chức và tiến hành hoạt độnghọc để mang lại hiệu quả nhất định, đạt được mục tiêu mong muốn mà chủ thểđặt ra trong quá trình học tập Trên cơ sở phân tích khái niệm năng lực tự học,mục tiêu của năng lực tự học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kếthợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, có thể thấy biểu hiện của nănglực tự học ở học sinh tiểu học được phân chia ở hai khía cạnh cơ bản:
(1) Những thuộc tính tâm lí bên trong của các em bao gồm:
- Động cơ học tập: Hứng thú, yêu thích các hoạt động dạy học và giáo dụcđược tổ chức ở trường tiểu học; Ý thức được vai trò và trách nhiệm cá nhân khitham gia các hoạt động học tập và rèn luyện ở trong và ngoài lớp học, trườnghọc
- Tự giác tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện
- Vui vẻ và sẵn sàng nhận nhiệm vụ học tập và rèn luyện với các bạn học
(2) Cách thức học sinh tiểu học tham gia và thực hiện các hoạt động học tập
và rèn luyện Đây có thể coi là những biểu hiện bên ngoài của học sinh liên quanđến việc triển khai và thực hiện các phương pháp học tập và rèn luyện nhằm
Trang 24mang lại kết quả giáo dục nhất định, đạt được mục tiêu học tập đề ra Các biểu hiện này bao gồm:
- Chuẩn bị và xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện: Xác định đúng vàđầy đủ các nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong các môn học và hoạt động giáodục; Đặt ra mục tiêu học tập và rèn luyện chi tiết cho các môn học và hoạt độnggiáo dục Chuẩn bị những tài liệu và phương tiện học tập cần thiết theo yêu cầucủa giáo viên và nhiệm vụ môn học, hoạt động giáo dục đặt ra
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện: Xây dựng đượcphong cách học tập và rèn luyện riêng của bản thân; Tìm được các tài liệu,thông tin, phương tiện phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện ở trường và ởnhà Lựa chọn và xử lí các thông tin mà bản thân đã thu thập được để huy động,
sử dụng vào quá trình học tập, rèn luyện Tự thực hiện được cá nhiệm vụ họctập, rèn luyện ở nhà và ở trường theo sự phân công, có hướng dẫn của ngườithân và thầy cô Vận dụng được các kĩ năng giao tiếp, hợp tác để hỗ trợ thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập và rèn luyện
- Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện: có ý thứctổng kết và trình bày được những điều đã học; nhận ra và sửa chữa những saisót trong các nhiệm vụ học tập, rèn luyện qua lời nhận xét của thầy cô; chủđộng học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết đểđúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạchhọc tập và rèn luyện cho bản thân trong các môn học và hoạt động giáo dục
1.3 Khái quát môn Khoa học lớp 4 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3.1 Mục tiêu
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, được thể hiện thông qua tất cảcác môn học và hoạt động giáo dục, hướng đến phát triển phẩm chất và nănglực cho học sinh
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3),môn Khoa học (lớp 4, 5) được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của
Trang 25khoa học và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học
ở cấp trung học cơ sở và các môn vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổthông
Môn học chú trọng khơi dạy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh
cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã họcvào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khỏe và ứng xử phù hợp với môi trườngsống xung quanh
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình pháttriển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và cácphương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành
và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.Giúp học sinh hoàn thành được các công việc, giải quyết được các vấn đề tronghọc tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học
1.3.2 Nội dung
Nội dung môn Khoa học trong chương trình giáo dục phổ thông mới đượcchia thành các chủ đề nhỏ, được dạy từ lớp 4, lớp 5 với thời lượng 2 tiết/1tuần.Xoay quanh 6 chủ đề như sau: [2]
- Chủ đề Chất: Nước; Không khí Đất; Hỗn hợp và dung dịch; Sự biến đổi
của chất
- Chủ đề Năng lượng: Ánh sáng; Âm thanh; Nhiệt Vai trò của năng lượng;
Năng lượng điện; Năng lượng chất đốt; Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
- Chủ đề Thực vật và động vật: Nhu cầu sống của thực vật và động vật;
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật, động vật trong chăm sóc câytrồng và vật nuôi Sự sinh sản ở thực vật và động vật; Sự lớn lên và phát triểncủa thực vật và động vật
- Chủ đề Nấm, vi khuẩn: Nấm; Vi khuẩn Vai trò của thực vật trong chuỗi
thức ăn Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nóiriêng; Tác động của con người đến môi trường
Trang 26- Chủ đề Con người và sức khỏe: Dinh dưỡng ở người; Một số bệnh liên
quan đến dinh dưỡng; An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước Sự sinhsản và phát triển ở người; Chăm sóc sức khỏe tuổi dạy thì; An toàn trong cuộcsống: Phòng tránh bị xâm hại
- Chủ đề Sinh vật và môi trường: Chuỗi thức ăn; Vai trò của thực vật trong
chuỗi thức ăn Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con ngườinói riêng; Tác động của con người đến môi trường
Chương trình môn Khoa học được xây dựng trên quan điểm dạy học tíchhợp, dạy học theo chủ đề và tích cực hóa hoạt động của học sinh Bằng nhiềuphương pháp và cách tiếp cận khác nhau, môn Khoa học tạo tiền đề để giúp họcsinh phát triển năng lực đặc thù về khoa học và các nhóm năng lực chung, đặcbiệt là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
a) Về phương pháp dạy học
Trong thực tiễn dạy học khó có thể khẳng định được phương pháp dạy họcnào là tối ưu trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh hoặcphương pháp dạy học nào là vô giá trị Vì vậy có thể khẳng định rằng mỗi mộtphương pháp dạy học đều có khả năng tích cực hóa hoạt động học tập của họcsinh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác miễn là người giáo viên phải dànhnhiều thời gian tâm huyết trong quá trình dạy học Khi vận dụng vào dạy học,giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt, tránh máy móc, áp đặt
Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong các tiết học củamôn Khoa học như: phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp, phương phápthí nghiệm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận,phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp tổ chức trò chơi Đổi mới phươngpháp giảng dạy, không chỉ dạy kiến thức mà tập trung dạy cách học, phươngpháp học tập, phương pháp tự học
Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học thì phương pháp tự học có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng Học
Trang 27sinh phải được học thông qua hoạt động, vui chơi và tăng cường học từ thực tế,
từ thực tiễn, tập làm các nhà khoa học nhỏ Khuyến khích và khơi gợi họcsinh tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức thông qua các phương pháp dạy họctích cực như học theo dự án, nêu vấn đề, theo tình huống Các thầy cô phảichú ý phát triển năng lực cho các em, trong đó có năng lực tự học, hướng dẫnhọc sinh tự học Đặc biệt là phụ huynh, cần thay đổi quan điểm là hình thànhnăng lực cho con em mình quan trọng hơn là "nạp" vào đầu con trẻ càng nhiềukiến thức càng tốt
Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả
về đức, trí, thể, mĩ Các hoạt động ở trường tiểu học đều hướng tới đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tíchcực sáng tạo, chủ động của học sinh Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi vừahọc, vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các
em là rất quan trọng Năng lực tự học tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễdàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm góp phần thúc đẩy mọi hành động củatrẻ Do đó, phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học
là hoàn toàn phù hợp
b) Các hình thức tổ chức dạy học
Môn Khoa học tích hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau do đó cónhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau Khi dạy học môn Khoa học, giáoviên có thể sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là dạy họctheo nhóm, dạy học cá nhân và dạy học ngoài lớp là những hình thức tổ chứcdạy học được sử dụng phổ biến và có vai trò đặc biệt quan trọng
* Dạy học theo nhóm nhỏ
Trong dạy học môn Khoa học cần sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy họcnày bởi các kiến thức của các bài học liên quan đến nhiều vấn đề xung quanh màbản thân học sinh có thể chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc màchưa rõ, cần có sự trao đổi, thảo luận Một số kiến thức khó và trừu tượng, học
Trang 28sinh trong nhóm cần trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên để hình thànhkiến thức.
* Dạy học cá nhân
Hình thức tổ chức dạy học cá nhân cần thiết được sử dụng trong dạy họcmôn Khoa học Bởi có nhiều kiến thức học sinh đã tri giác được ở môi trườngsống xung quanh nhưng các em chưa nhận thức được đầy đủ và thường cónhững thắc mắc khác nhau về những kiến thức này Dạy học cá nhân giải đápcác thắc mắc, giúp các em hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn
* Dạy học cả lớp
Hình thức tổ chức dạy học này giúp giáo viên có điều kiện cung cấp lượngthông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là học sinh cũng lớn hơn.Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống vàlogic
* Dạy học ngoài lớp (vườn trường, sân trường,…)
Môn Khoa học có nhiều nội dung gắn liền với môi trường tự nhiên, xã hộicủa địa phương, nơi các em đang học tập và sinh sống Vì vậy, dạy học ngoài lớp
là hình thức tổ chức dạy học rất cần thiết sử dụng trong môn Khoa học, hình thức
tổ chức dạy học này giúp các em trực tiếp tiếp cận với môi trường Tự nhiên - Xãhội, giúp các em ghi nhớ bài lâu hơn Hình thức tổ chức dạy học này còn giúp các
em được quan sát thiên nhiên, con vật, hiện tượng,… trong tự nhiên, tạo hứng thútrong học tập cho các em Các em được gần gũi với thiên nhiên, hiểu biết thêm vềthiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên,…
1.3.4 Đánh giá kết quả dạy học
Việc đánh giá trong dạy học môn Khoa học cần hướng tới mục tiêu môn học
và nhằm thúc đẩy, cải thiện việc học tập của HS Đánh giá kết quả học tập mônKhoa học được thực hiện thông qua đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết
a) Đánh giá quá trình
Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình học tập của HS Để đánh giá quá trìnhgiáo viên cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫuquan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm, Tham gia đánh giá quá trình
Trang 29gồm giáo viên đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá Qua cáchoạt động đánh giá, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, nănglực giao tiếp, hợp tác Để đánh giá được năng lực HS, giáo viên cần lưu ý đánhgiá khả năng vận dụng, kiến thức, kỹ năng, thái độ vào những tình huống khácnhau của HS trong học tập môn học.
Đối với các biểu hiện khác nhau của năng lực khoa học, GV có thể sửdụng nhiều phương pháp, kĩ thuật đánh giá khác nhau như:
+ Đánh giá năng lực nhận thức thế giới tự nhiên: GV có thể sử dụng cáccâu hỏi (yêu cầu trả lời miệng hoặc viết) đòi hỏi HS trình bày hiểu biết, sosánh, phân loại, ; vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự vật, hiện tượng.+ Đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: GV sử dụng một
số phương pháp như: Phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ nhưbảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sát học sinh trongquá trình đóng vai xử lí tình huống, quan sát sự vật, hiện tượng tự nhiên, thựchành thí nghiệm, ; Sử dụng các câu hỏi đánh giá các khả năng đưa ra dự đoán,lập luận, từ các chứng cứ rút ra kết luận, biết cách thiết kế thí nghiệm đơn giản
để kiểm tra sự phụ thuộc của một yếu tố vào một yếu tố khác
+ Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợpvới tự nhiên, con người: giáo viên sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lờimiệng hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề,đặc biệt các vấn đề thực tiễn Sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng các công
cụ hỗ trợ như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sátngười học trong quá trình giải quyết vấn đề (như cách học sinh tiến hành quansát, thí nghiệm; trao đổi, thảo luận) Sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩmthực hành của người học
b) Đánh giá tổng kết
Việc đánh giá này được thực hiện sau khi học sinh học xong mỗi chủ đề vớimục đích xác định xem các em đã học được những gì Kết quả đánh giá tổng kếtmôn Khoa học được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên
Trang 30về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trongchương trình môn học Đánh giá là một bộ phận quan trọng của quá trình dạyhọc, cung cấp cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các nhà quản lýthông tin về việc học tập của học sinh, biết được những điểm mạnh, sự tiến bộcủa các em, cũng như những điểm cần được cải thiện; tạo cơ hội và thúc đẩyquá trình học tập của học sinh, tăng động cơ và động lực học tập của học sinh.Những dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá đồng thời là cơ sở thực tế
để giáo viên cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học với việc phát triển năng lực tự học
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học
a) Đặc điểm sinh lý
Học sinh cuối cấp tiểu học gồm các học sinh thuộc các khối lớp 4, lớp 5
Về mặt sinh lý cơ thể các em đang trên đà phát triển và hoàn thiện
Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xươngtay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo, gãy dập,…
Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và thầy cô cần chú ýquan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
Hệ xương đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các tròchơi vận động như chạy nhảy, nô đùa,… Vì vậy các nhà giáo dục nên đưa các
em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự
an toàn cho trẻ
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duycủa các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duytrừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trítuệ, các cuộc thi trí tuệ,… Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nêncuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em
Trang 31Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4cm, trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg.Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85-90lần/phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoànchưa hoàn chỉnh.
Nhận thức lý tính: Ở học sinh tiểu học xuất hiện cả ba hình thức tư duy:
Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trừu tượng.Cuối cấp phát triển mạnh mẽ tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng đãbắt đầu xuất hiện ở cuối cấp xong nó chưa phải là hình thức tư duy đặc trưngcủa giai đoạn lứa tuổi này
Tư duy của học sinh tiểu học có 2 đặc trưng nổi bật đó là tư duy bị chiphối bởi các yếu tố trực quan và tư duy của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởngbởi yếu tố xúc cảm
Tưởng tượng: Phát triển phong phú, đa dạng Đặc điểm nổi bật của tưởngtượng ở lứa tuổi này là tưởng tượng mang màu sắc trực quan và biểu tượng củatưởng tượng chủ yếu là bắt chước
Ngôn ngữ: Về ngữ âm, các em nắm được ngôn ngữ một cách thành thạo, tuynhiên vẫn còn một số từ phát âm chưa đúng Về ngữ pháp, đã hoàn chỉnh hơn
Trang 32nhưng vẫn còn viết câu dài, câu cụt, chưa biết đặt câu Về từ ngữ, từ ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, tuy nhiên cách dùng từ chưa hợp lý.
Chú ý: Do yêu cầu hoạt động học tập là phải tập trung nên chú ý tính chủ định phát triển, phân phối chú ý còn hạn chế (tập viết quên tư thế ngồi)
* Đời sống tình cảm
Về đời sống tình cảm của học sinh cuối cấp tiểu học có đặc điểm cơ bản:Các em giàu xúc cảm, tình cảm, dễ xúc động trước những tác động của thế giớixung quanh và khó kìm nén cảm xúc, tình cảm của mình Tình cảm thườngmong manh chưa bền vững, biểu hiện các em dễ dàng thay đổi tâm trạng, xúccảm của mình Tình cảm của các em thường bị chi phối bởi những yếu tố trựcquan và những hình ảnh cụ thể Các loại tình cảm cao cấp phát triển mạnh hơn,phong phú và đa dạng hơn
1.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học với việc phát triển năng lực tự học
Ở học sinh cuối cấp tiểu học, tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượngbắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ Học sinh ham thích khám phá, tìm tòi vàhọc hỏi Phát triển năng lực tự học giúp kích thích đặc điểm tư duy cho học sinh,học sinh có cơ hội tự khẳng định mình, chắp cánh cho ước mơ và hoài bão
của các em
Dần về cuối cấp các em phát triển hình thức ghi nhớ có chủ định Việcphát triển năng lực tự học không những giúp các em có hứng thú học tập,không khí lớp học sôi nổi mà còn giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức.Phát triển năng lực tự học luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho các em qua hình ảnh
cụ thể, sinh động, hấp dẫn
Tri giác không có chủ định chiếm ưu thế, các em thường vội vàng và khảnăng phân tích còn hạn chế Tự học là cơ hội giúp các em có thêm những trảinghiệm mới, đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân
Trang 33Trong ngôn ngữ của các em, ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ đang dần hoànchỉnh hơn Tự học cũng góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện ngôn ngữ,giúp các em biết dùng từ đặt câu ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh Qua đórèn luyện cho các em tính tự tin nói trước đám đông, rèn luyện cách trả lời vàứng xử của các em với mọi người xung quanh.
Ở lứa tuổi này, hệ xương của các em phát triển, phát triển năng lực tự họcgiúp phát triển hệ thần kinh và tư duy của các em Do đó, phát triển năng lực tựhọc là hoàn toàn phù hợp Để giúp học sinh phát triển nhận thức các nhà giáodục nên cuốn hút các em vào những câu hỏi tư duy hướng tới phát triển nănglực tự học cho các em
Hoạt động học tập luôn giữ vai trò chủ đạo Bên cạnh đó, học sinh còntham gia các hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội Việc tựhọc giúp các em hiểu biết thêm những kiến thức xung quanh cuộc sống hàngngày, những gì các em còn tò mò, hoài nghi
Trong gia đình, các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thểtham gia các công việc trong gia đình Trong nhà trường, do nội dung, tínhchất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non nên đã kéotheo sự thay đổi ở học sinh về phương pháp, hình thức, thái độ học tập Các em
đã bắt đầu tập trung chú ý và có thái độ học tập tốt
Ngoài xã hội, các em đã tham gia vào một số hoạt động xã hội mang tínhtập thể Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn đượcnhiều người biết đến mình Biết những đặc điểm trên, nhà giáo dục cần phải tạođiều kiện phát huy giúp đỡ học sinh phát huy những khả năng tích cực trongcông việc gia đình, trong quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập Và pháttriển năng lực tự học cho học sinh trong giai đoạn này là cần thiết và hiệu quả
1.5 Thực trạng dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học
1.5.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng
* Mục đích
Trang 34Điều tra để xác định thực trạng dạy học môn Khoa học ở tiểu học nóichung và dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho họcsinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng ở một số trường Tiểuhọc trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
* Nội dung
Để nắm bắt được thực trạng dạy học môn Khoa học ở tiểu học, chúng tôi
đã tiến hành điều tra dưới hình thức sử dụng phiếu điều tra kết hợp với phỏngvấn trực tiếp giáo viên về việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung và dạyhọc môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh theochương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng Bên cạnh đó chúng tôi cũng đãtiến hành thăm dò, đánh giá về sự quan tâm của giáo viên đối với việc dạy họcmôn học cũng như hứng thú và mức độ nhận thức của học sinh về môn học
* Đối tượng, địa điểm và thời gian
Quá trình điều tra được chúng tôi tiến hành trong thời gian giảng dạy thực tếtại trường Tiểu học Cam Giá (từ ngày 05/09/2019 đến ngày 30/03/2020) và trongthời gian đi điều tra tại trường Tiểu học Trưng Vương, Tiểu học Túc Duyên, Tiểuhọc Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Cao Ngạn - Thành phố Thái Nguyên Đây là nămtrường tiểu học nằm trong trung tâm thành phố và cũng là năm trong số nhữngtrường tiểu học đứng đầu về chất lượng dạy và học trong tỉnh
Quá trình điều tra được tiến hành trên 30 giáo viên bao gồm: cán bộ quản lý,
tổ trưởng chuyên môn, giáo viên thuộc các khối lớp 4, lớp 5 của năm trường trên.Các số liệu điều tra sau khi thu thập được chúng tôi xử lý định tính, địnhlượng nhằm có những đánh giá khách quan nhất về việc dạy của giáo viên vàviệc học của học sinh đối với môn Khoa học
1.5.2 Kết quả điều tra thực trạng
a) Quan niệm của giáo viên về năng lực tự học
Trang 35Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi tiến hành điều tra để đánh giá quan niệm,hiểu biết của giáo viên về năng lực tự học thể hiện qua câu hỏi số 1 (phụ lục)trên 30 giáo viên Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Quan niệm của GV về năng lực tự học Định nghĩa về năng lực tự học
Năng lực tự học là tổng thể các cách học đem lại hiệu quả
học tập
Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người không
cần phải đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn mà nó
vẫn bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển
Năng lực tự học là năng lực bao hàm các yếu tố như
cách học, kĩ năng học và nội dung học, trong đó người có
năng lực tự học sẽ gắn với khả năng xác định được cách
học, thực hiện kĩ năng học phù hợp để tác động đến nội
dung học tập hiệu quả trong hàng loạt các tình huống, vấn
đề khác nhau
Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học
tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập
để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; tiến hành các
phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn
chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông
qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ
động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập để
có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách cao nhất
Qua bảng số liệu ta thấy quan niệm của mỗi giáo viên về năng lực tự học làkhác nhau, mỗi quan niệm đều có ý hiểu đúng, nhưng đầy đủ nhất, quan niệm
Trang 36mà đa số giáo viên chọn (chiếm 33,3%) thì năng lực tự học được hiểu là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; tiến hành các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập
để có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách cao nhất.
b) Ý nghĩa của năng lực tự học đối với học sinh tiểu học
Để xác định nhận thức của GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của tự học đốivới việc hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS, chúng tôi khảo sát 30 GV và đãthu được kết quả thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Ý nghĩa của năng lực tự học đối với học sinh tiểu học
Ý nghĩa của năng lực tự học đối với HS tiểu họcRất quan trọng
Giáo viên
23
Số liệu trên cho thấy GV đã nhận thức được tầm quan trọng của năng lực
tự học, không có giáo viên nào chọn không quan trọng Một số ít GV cho rằngnăng lực tự học quan trọng (chiếm 23,3%), còn lại theo các GV phát triển nănglực tự học cho học sinh tiểu học là rất quan trọng (chiếm 76,7%)
Để đánh giá nhận thức của GV về khả năng tự học của HS, chúng tôi chiamức độ tự học của HS làm 3 mức: rất tốt, bình thường và yếu Qua khảo sát GV,thu được kết quả như sau:
c) Thực trạng năng tự học của học sinh tiểu học hiện nay
Bảng 1.3 Thực trạng năng lực tự học của học sinh tiểu học hiện nay
Trang 37Thực trạng năng lực tự học của HS tiểu học hiện nayRất tốt
Giáo viên
Qua bảng 1.3 cho thấy, phần lớn GV cho rằng, khả năng tự học của HS ởmức bình thường (43,3%), số ít GV cho rằng khả năng tự học của HS ở mức rấttốt (26,7%) hoặc yếu (30%)
d) Một số khó khăn khi tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học qua môn Khoa học
Qua việc phỏng vấn trực tiếp các giáo viên chúng tôi đã đưa ra được nhậnxét về những khó khăn khi tổ chức dạy học phát triển NLTH cho HS tiểu họcqua môn Khoa học bao gồm:
- Nhận thức của học sinh không đồng đều, năng lực tiếp thu lượng kiến thức không giống nhau
- Nhiều em còn tự cao tự đại, còn lười biếng, thiếu ý chí, thiếu tự giác trong học tập
- Cần phải chuẩn bị kĩ bài học
- Giáo viên phải liên tục phải nhận thức được sự tiến bộ của học sinh và
do đó phải làm việc vất vả hơn để có thể giúp học sinh đạt được các chuẩn đầu
ra về năng lực
- Mỗi nhà giáo cần nghiên cứu, khảo nghiệm, xây dựng, từng bước hoànthiện các mô hình dạy học và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho họcsinh
Ý kiến của giáo viên nêu ra ở trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng các biệnpháp trong dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho họcsinh Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học sẽ tạo ra nền
Trang 38tảng vững chắc giúp người học nâng cao kết quả học tập của bản thân, kíchthích tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề hiệu quả.
1.6 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn củaviệc dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho họcsinh Cụ thể:
1. Trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu năng lực tự học ở Việt Nam cũng như trên thế giới
2. Mô tả một số vấn đề lí luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài: khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học
3. Khái quát môn Khoa học lớp 4, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mô tả quá trình khảo sát và kết quả khảo sátthực trạng tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực mônkhoa học lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông mới trên 30 giáo viên ởnăm trường: Tiểu học Trưng Vương, Tiểu học Túc Duyên, Tiểu học Hoàng VănThụ, Tiểu học Cam Giá, Tiểu học Cao Ngạn Kết quả điều tra cho thấy việcthiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
tự học môn khoa học lớp 4 được giáo viên đánh giá cao, tuy nhiên, phần lớngiáo viên chưa hiểu rõ về cách tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướngphát triển năng lực tự học môn khoa học lớp 4 ở trường tiểu học
Trang 39Chương 2 DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
2.1 Các mức độ và biểu hiện cơ bản của năng lực tự học trong môn Khoa học lớp 4
2.1.1 Đặc trưng cơ bản của việc học tập môn Khoa học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Chương trình Giáo dục phổ thông mới năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đàotạo với yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kế thừa vàphát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có, đồngthời tiếp thu các thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệmxây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của các nền giáo dụctiên tiến trên thế giới, một trong những nổi bật của chương trình là định hướng
về phương pháp hình thành và phát triển các năng lực của học sinh, thể hiện ở
sự vận dụng kết hợp của nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) thôngqua các hoạt động của cá nhân
Chương trình môn Khoa học ở hệ tiểu học đã hình thành, phát triển ở họcsinh các năng lực chung cốt lõi và các thành tố: năng lực tự học, giải quyết vấn
đề khoa học, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin ứngdụng Đó là yếu tố riêng tạo nên sự khác biệt của mỗi người, nó là sự kết hợphài hòa giữa kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của một người trong địnhhướng, lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách
Khoa học là môn học mang tính khoa học và thực hành - ứng dụng vàocuộc sống cao do đó giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh thóiquen tự học thông qua việc đưa ra các thắc mắc về bài học và các vấn đề kháctrong xã hội, tự nhiên Tìm cách để giải quyết các thắc mắc khi tự tìm hiểu cáckiến thức, ngoài ra giáo viên cần chú ý quan sát kĩ tiến trình tự học của học sinhkhi được giao và thực hiện nhiệm vụ học tập, nắm bắt năng lực, sở thích của
Trang 40học sinh đối với môn học,việc bồi dưỡng tự học cho học sinh, khi nắm bắt đượcnăng lực, sở thích giáo viên có thể giao cho các em một số nhiệm vụ phù hợpvới năng lực, sở thích có thể “vượt chuẩn” để các em tự tìm tòi, tự thực hiện.Môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tựnhiên với các thành phần: nhận thức khoa học; tìm hiểu môi trường tự nhiênxung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích và giải quyết cácvấn đề trong cuộc sống.
Năng lực khoa học tự nhiên là năng lực đặc thù được hình thành và pháttriển cho HS trong quá trình dạy học môn Khoa học Thông qua chương trìnhmôn Khoa học, HS hình thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên,
+ Năng lực nhận thức khoa học: Giúp HS nhận biết, trình bày thuộc tính củamột số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống Mô tả được sựvật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu
đồ So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựa trên một sốtiêu chí xác định Giải thích được về mối quan hệ giữa các sự vật và hiện
tượng
+ Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Giúp HS quan sát vàđặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giớisinh vật Đưa ra dự đoán, đề xuất phương án kiểm tra thu thập thông tin về sựvật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khácnhau (quan sát trực tiếp, đọc tài liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet, ) Sửdụng các thiết bị để quan sát, thực hành, thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu đơngiản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành, rút ra được nhận xét, kết luận
một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật.Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thứckhoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan Phân tích tình