Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý kinh doanhtrong các doanh nghiệp và mang tính tổng hợp đối với hoạt động sản xuất ki
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ MINH HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn: “Hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái” hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Bùi Thị Minh Hằng Các số liệu vàkết quả có được trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn tốt nghiệp này, tôi đãnhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo trong nhà trường, từ gia đình,bạn bè và Ban lãnh đạo, Ban Lãnh đạo và các cán bộ của Chi nhánh Xăng dầu BắcKạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
& Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảocho tôi suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Thị Minh Hằng đã dành nhiều thờigian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệpnày
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các bác, các cô chú, các anh chị
là các cán bộ các phòng, ban, đặc biệt là Phòng Kế toán tài chính của Chi nhánhXăng dầu Bắc Kạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như góp ý kiến cho luận văn đượchoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt khóa học
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 9
1.1.3 Bộ máy quản lý tài chính 19
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính doanh nghiệp 20
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại Doanh nghiệp 26
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Doanh nghiệp Nhà nước trong nước 26 1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 30
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 32
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin: 32
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 33
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: 34
Trang 62.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 34
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính 35
2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về đặc trưng hoạt động, sử dụng các nguồn lực 35
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU BẮC KẠN – CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI 38
3.1 Khái quát chung về Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 38
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 38
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 39
3.1.4 Đặc điểm, tình hình, kết quả hoạt động 41
3.2 Khái quát về tình hình tài chính của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 44
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 44
3.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 46
3.3 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 49
3.3.1 Hoạch định tài chính 49
3.3.2 Kiểm tra tài chính 52
3.3.3 Quản lý vốn 53
3.3.4 Phân tích tài chính 60
3.3.5 Bộ máy quản lý tài chính 71
3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 74
3.4.1 Kết quả đạt được 74
3.4.2 Những hạn chế trong công tác quản lý tài chính của Chi nhánh 78
3.4.3 Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái giai đoạn 2016-2018 80
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU BẮC KẠN – CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI 83
4.1 Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn trong những năm tới 83
Trang 74.1.1 Định hướng chiến lược của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đến năm 2025 83
4.1.2 Mục tiêu hoạt động 88
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn 90
4.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính 90
4.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động 91
4.2.3 Nâng cao chất lượng phân tích tài chính 94
4.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Chi nhánh 96
4.3 Kiến nghị 99
4.3.1 Đối với Nhà nước 99
4.3.2 Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 100
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 105
Trang 8Cán bộ công nhân viên CBCNV
Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn Chi nhánhCông ty Xăng dầu Bắc Thái Công tyTập đoàn Xăng dầu Việt Nam Tập đoàn
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tổng hợp sản lượng năm 2016-2018 44
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 44
Bảng 3.3 Bảng cân đối kế toán (trích) 46
Bảng 3.4 Mục tiêu sản lượng năm 2019 51
Bảng 3.5 Mục tiêu tài chính năm 2019 51
Bảng 3.6 Khả năng thanh toá……… 61
Bảng 3.7 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh 62
Bảng 3.8 Cơ cấu vay và nợ ngắn hạn 64
Bảng 3.9 Cơ cấu vay và nợ dài hạn 65
Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định 65
Bảng 3.11 Hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn 67
Bảng 3.12 Khả năng sinh lời vốn 70
Bảng 4.1 Kế hoạch sản lượng tới năm 2025 88
Bảng 4.2 Mục tiêu tài chính tới năm 2025 88
Bảng 4.3 Mục tiêu về số lượng cửa hàng tới năm 2025 89
Bảng 4.4 Kế hoạch đầu tư Cửa hàng xăng dầu theo địa bàn 89
Bảng 4.5 Kế hoạch thu nhập tới năm 2025 89
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của Chi nhánh Xăng dầu bắc Kạn 40
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quản lý kho của Chi nhánh 57
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ quy trình quản lý TSCĐ của Chi nhánh 59
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ bộ máy tài kế toán tài chính của Chi nhánh 72
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý kinh doanhtrong các doanh nghiệp và mang tính tổng hợp đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh sử dụng hình thức giá trị Cùng với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa của Việt Nam, việc cải cách sâu sắc thể chế doanh nghiệp và quản lýkinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được các nhà quản trị coi trọng, vị trí củanhân viên quản trị ngày càng được nâng cao
Hiện nay nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, đang ởtrong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần phải khôngngừng điều chỉnh kết cấu sản phẩm và kết cấu ngành nghề Ở cương vị nhà quản lýkinh doanh, không nắm được kiến thức về tài chính, không hiểu bản chất kinhdoanh, không biết quản lý tài chính thì rất khó để quản lý có hiệu quả Do đó, quản
lý tài chính là chủ đề luôn luôn được nhà quản trị doanh nghiệp coi trọng, tìm hiểu,học tập và áp dụng các mô hình quản lý chuyên nghiệp Việc quản lý tài chính hiệuquả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, đề ra các giảipháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cũng như khẳng định, tạo niềm tincho những người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng địnhthương hiệu trên thị trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương laicủa doanh nghiệp
Như vậy, có thể nói quản lý tài chính có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗidoanh nghiệp hoặc tổ chức vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi nhánhXăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái là đơn vị hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu Việc chi tiêu, hạch toán hợp lý, tiếtkiệm được đặt lên hàng đầu trong đó quản lý tài chính tốt, hiệu quả là rất quantrọng Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới và trong nước cónhiều biến động như hiện nay, hệ thống quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầuBắc Kạn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý vốn, hàng tồn kho, công
nợ, tiền mặt và chất lượng của bộ máy quản lý tài chính dẫn tới hiệu quả sử dụng
Trang 12các nguồn lực tài chính chưa thực sự đạt kết quả như kỳ vọng Chính vì những lý do
đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệuquả quản lý tài chính tại Chi nhánh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính để Chinhánh thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, tiếp tục phát triển bềnvững trong tiến trình hội nhập, chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, vượt quathách thức, phát triển bền vững
Từ những nguyên do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công
tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xăng dầu Bắc Kạn trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
Trang 144.2 Giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu các giảipháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Chi nhánh Xăng dầu BắcKạn cũng như của các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, các nội dung chính của luận văn đượctrình bày trong 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánhXăng dầu Bắc Kạn
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
* Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành hệthống tài chính của nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp là một khái niệm kinh tếxuất hiện cùng với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Trong suốt quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ xác lập, phân phối và sửdụng các quỹ tiền tệ Khi đó, các luồng tiền tệ phát sinh cùng với các hoạt động cụthể của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động mua sắm vật tư, hàng hóa hay tiêu thụ sảnphẩm, hoạt động đầu tư Như vậy, có thể nói, sự vận động của các luồng tài chínhđược tạo thành từ các luồng tiền tiền tệ đến và ra khỏi doanh nghiệp trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh
Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội đưa ra khái niệm “Tài chính doanh nghiệp là hệthống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dưới hình thức giá trị giữa doanh nghiệp vàmôi trường xung quanh, nó phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động cơ bảnnhất đối với mỗi doanh nghiệp, nếu được duy trì và phát triển một cách ổn định thì sẽtạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động khác của doanh nghiệp vận động
và phát triển Hoạt động tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện cácmục tiêu như huy động, khai thác vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như phân bổ
và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả”
* Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn có được sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợinhuận tối đa, trước hết phải đảm bảo được dự đồng bộ, phối hợp ăn khớp các hoạtđộng liên quan tới các thị trường của doanh Sự chuyển động của vốn tiền tệ trongtiến trình đó là do hàng loạt những quan hệ kinh tế với các đối tác khác của doanh
Trang 16nghiệp được phát sinh Tất cả các mối quan hệ này chính là bản chất của tài chínhdoanh nghiệp
1.1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tài chính doanh nghiệp có các chức năng sau:
“Một là chức năng tổ chức, huy động, luân chuyển vốn, đảm bảo cho sảnxuất kinh doanh được tiến hành liên tục” Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế
cơ sở có chức năng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên đều phát sinh nhucầu về vốn Lượng vốn này có thể do nhà nước cấp, vốn từ cổ phần, liên doanh hayvốn tự có và vốn vay Điều này tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
“Hai là chức năng phân phối thu nhập: Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm,hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanhnghiệp được tiến hành phân phối để bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu haotrong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiênliệu, động lực, công cụ lao động nhỏ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiềnlương và các khoản trích theo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằngtiền (kể cả các khoản thuế gián thu)”
Đối với phần lợi nhuận trước thuế còn lại cũng sẽ được phân phối tiếp để nộpthuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hiện nay được tính bằng 28%thu nhập chịu thuế, hoặc bù lỗ năm trước, bù đắp các khoản chi phí không hợp lý, hợp
lệ, chia phần cho các đối tác góp vốn khác và trích các loại quỹ của doanh nghiệp
“Ba là chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh: Giám đốc tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Cơ sở của chức năng giám đốc tài chính là xuấtphát từ tính quy luật phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu có phân phốí tài chínhthì ở đó có giám đốc tài chính) và xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốntrong sản xuất kinh doanh”
Muốn cho đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra được có hiệu quả kinh tế cao,sinh lời nhiều thì điều tất yếu là phải phải kiểm soát toàn bộ tình hình tổ chức tạolập, phân phối sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp
Trang 17Mối quan hệ giữa các chức năng của tài chính doanh nghiệp theo Lưu Thị
Hương, Vũ Duy Hào, (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội: “Chức năng phân phối và chức năng giám đốc bằng tiền của tàichính doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng phân phối là tiền
đề của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xảy ra trước và sau một chu trình sản xuấtkinh doanh Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, ởđâu có sự phân phối thì ở đó có giám đốc bằng tiền và có tác dụng điều chỉnh quátrình phân phối cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Hai chức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính doanhnghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất”
1.1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên của tài chính doanh nghiệp chính là thực hiện việc tổ chức,huy động và phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính sao cho đạt hiệu quả nhất.Vốn chính là yếu tố vật chất cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Theo bản chất của nền kinh tế thị trường thì vốn cũng được coi như một loại hànghóa, vì vậy doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ phải chịu một khoản chi phí nhất định.Như vậy, nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp là phải tổ chức sử dụng vốnsao cho tối ưu nhất Do đó, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp cần chủ động trong việc xác định lượng vốn cần thiết, sau đó lên kế hoạch tổchức cơ cấu vốn để hoạt động đạt được hiệu quả tối ưu Có thể nói vấn để tiên quyếtảnh hưởng đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp trong thị trường cạnhtranh hiện nay chính là vốn
Vai trò tiếp theo của tài chính doanh nghiệp là thiết lập các đòn bẩy tài chính
để thúc đẩy, điều chỉnh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Ta thấy, để có thểtiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thựchiện sự phối hợp đồng bộ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp
để hình thành các mối quan hệ kinh tế với nhau Vì vậy, nếu các mối quan hệ phânphối của tài chính được sử dụng linh hoạt, sáng tạo thì sẽ có tác động tích cực tớicác chính sách lương, thưởng, cơ chế khuyến khích, động viên bằng vật chất khác
Từ đó, đẩy mạnh việc tăng năng suất, kích thích các nhu cầu tiêu dùng, vòng quay
Trang 18vì vậy, tài chính với nhiệm vụ là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh thì nhấtthiết phải có vai trò kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp, đểcăn cứ vào đó, doanh nghiệp có thể có những giải pháp để nâng cao tính tiết kiệm
và hiệu quả của đồng vốn Tài chính doanh nghiệp thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệuquả hoạt động bằng dòng tiền và thông qua hoạt động phân tích các chỉ tiêu tàichính một cách thường xuyên, liên tục
1.1.1.4 Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp
a Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp Theo Lưu
Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Doanh nghiệp muốn xuất hiện trên thị trường thì trướctiên doanh nghiệp phải có được giấy phép hoạt động do Nhà nước cấp và doanhnghiệp muốn tồn tại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp phải diễn ra trên khuônkhổ của hiến pháp, pháp luật do Nhà nước quy định Doanh nghiệp vừa nhận đượccác lợi ích từ Nhà nước vừa phải chịu các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà biểu hiện
cụ thể nhất là các khoản thuế phải nộp Nhà nước”
b Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường
Mối quan hệ với thị trường tài chính: Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào,
(2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội:
“Thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vì vốn
là điều kiện tiên quyềt đối với mỗi doanh nghiệp khi xuất hiện trên thị trường, nóquyết định đến quá trình thành lập, quy mô và tổ chức kinh doanh của doanhnghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành kinh doanh các mặt hàngnày trên thị trường tài chính để thu lợi nhuận, góp phần giải quyết một phần nhu cầu
Trang 19về vốn của doanh nghiệp” Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể huy động đượcvốn thông qua ngân hàng để đầu tư ngược trở lại vào thị trường tài chính hoặc thựchiện các quan hệ tín dụng với các đối tác.
Mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường hàng hoá: Thị trường hàng hóa
là nơi để thực hiện quá trình hoạt động trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ giữa cácdoanh nghiệp và hoạt động này có kết quả như thế nào sẽ ảnh hưởng đến sự sống
còn và phát triển của doanh nghiệp Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài
chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Thông qua
thị trường này doanh nghiệp có thể tiêu thụ được các sản phẩm mà mình sản xuất racũng như mua các sản phẩm của các doanh nghiệp khác mà mình có nhu cầu Quátrình này giúp cho thị trường hàng hoá vô cùng đa dạng và luôn luôn phát triển”
Mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường lao động: Khi tiến hành hoạtđộng, doanh nghiệp cần phải có lao động, có nhân công, do đó sẽ là nơi thu hút vàtạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động của thị trường lao động Ngược lại, thịttrường lao động là nơi cung cấp cho doanh nghiệp nguồn lao động đáp ứng đượcnhững yêu cầu của doanh nghiệp Có thể nói, thị trường lao động chính là cây cầu,nối người lao động với doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp với các thị trường khác: Theo Lưu Thị Hương,
Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội: “Khi hoạt động các doanh nghiệp còn được đặt trong mối quan hệ vớihàng loạt các thị trường khác như thị trường vật tưu, thị trường khoa học công nghệ,thị trường bất động sản, thị trường thông tin… Lúc đó, doanh nghiệp sẽ là nơi cungcấp hàng hóa, dịch vụ cho các thị trường này, đồng thời lại là khách hàng tiêu thụhàng hóa, dịch vụ của các thị trường đó Doanh nghiệp cần phát triển các mối quan
hệ với các thị trường để có thể linh hoạt chủ động nắm bắt thời cơ trong hoạt độngkinh tế của mình”
c Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
Bản thân mỗi đơn vị kinh doanh đều chứa đựng trong nó rất nhiều mối quan
hệ nội bộ Ví dụ như mối quan hệ giữa các phân xưởng hay bộ phận sản xuất, các bộphận thực hiện kinh doanh, các phòng ban với nhau, trong quá trình làm việc,
Trang 20nhóm, làm việc dây chuyền, người lao động cũng có tác động, quan hệ qua lại lẫnnhau, giữa doanh nghiệp và người lao động và doanh nghiệp, hoặc quan hệ giữangười quản lý doanh nghiệp với doanh nghiệp … Doanh nghiệp phải kiểm soátđược các mối quan hệ này vì vai trò đặc biệt quan trọng của chúng và cần phải kiểmsoát được chúng Khi các quan hệ này được diễn ra thuận lợi, hài hòa thì đó sẽ làcông cụ để tạo được động lực rất lớn cho sự hăng say, cống hiến của người laođộng, năng cao được năng suất lao động, các CBCNV nâng cao được tinh thần tráchnhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp giúp cho hoạt động của doanh nghiệpđược diễn ra thuận lợi, có hiệu quả kinh tế cao hơn và ngược lại
1.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội thì “Quản lý tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản lý doanh nghiệp, thực hiện các nội dụng cơ bản của quản lý tài chính đối với các quan hệ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra Quản lý tài chinh doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ tài chính giúp các nhà quản lý đưa ra được những
quyết định tài chính đúng đắn và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp” 1.1.2.2
Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và phát triển vì các mục tiêu khác nhau Códoanh nghiệp cần phải tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối đa hóa doanh thu trong điềukiện tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động hữu ích, phúc lợi cộng đồng của lãnh đạodoanh nghiệp… Nhưng tất cả các mục tiêu đều hướng tới mục tiêu cao nhất củadoanh nghiệp, nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu hay tối đa hoá tàisản doanh nghiệp
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Tối đa hoá tài sản doanh nghiệp cũngcòn gọi là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp là chỉ doanh nghiệp áp dụng chính sách tàichính tối ưu để không ngừng tăng nhanh tài sản doanh nghiệp và làm cho tổng giá
Trang 21trị doanh nghiệp đạt mức tối đa thông qua việc tăng trưởng nguồn vốn có tình đếnnhững giá trị thời gian và sự đền bù của rủi ro”
Khi nói đến mục tiêu tối đa hoá tài sản, doanh nghiệp phải xem xét đến cảvấn đề lợi nhuận cao hay thấp đồng thời phải chú ý đến lưu lượng vốn ít nhiều nhưthế nào Lúc nào điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cần để tối đa hóa tài sản lànhu cầu lượng vốn tiền mặt đầu vào gia tăng liên tục và tốc độ quay vòng vốn củadoanh nghiệp ngày càng nhanh Nếu ta xem xét về sự tồn tại và phát triển lâu dài thìvốn nhiều hay ít quan trọng hơn là lợi nhuận nhiều hay ít Muốn trụ vững trên thịtrường và có sự phát triển đáng mơ ước thì doanh nghiệp chỉ có tăng nhanh tốc độquay vòng của tiền mặt Hơn nữa, đồng thời với lượng vốn đầu vào doanh nghiệpcũng cần phải xem xét yếu tố thời gian của tiền vốn và thực hiện tính toán một cáchkhoa học trên nguyên tắc giá trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nhậnđịnh một cách chính xác hơn
1.1.2.3 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội thì quản lý tài chính có vai trò đặc biệtquan trọng trong điều hành doanh nghiệp:
“Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà các nhà quản lý tài chính có thể chỉ ranhững mặt mạnh cũng như những thiếu sót của doanh nghiệp trong kỳ Ngoài ra,các nhà quản lý tài chính còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn
và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khíacạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanhnghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thịtrường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự áncủa doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất” Như vậy, doanh nghiệp cầnthực hiện vai trò của quản lý tài chính là tính toán, lựa chọn cơ cấu vốn để đạt đượchiệu quả kinh tế cao nhất
“Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một
cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ” Như vậy,trong mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có các kế hoạch và mục tiêu kinh
Trang 22doanh khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thị trường, tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp Và tương ứng với các kế hoạch và mục tiêu đó, doanh nghiệp phảiđưa ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu cho chu kỳ kinh doanh đó Đồng thời phải xâydựng một chính sách phân chia lợi nhuận chi tiết và hợp lý, đảm bảo quyền lợi củachủ doanh nghiệp, các cổ đông cũng như đảm bảo cả lợi ích cho CBCNV Phần lợinhuận còn lại sau khi phân chia sẽ là nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp có thểđầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinhdoanh khác, sản phẩm mới, nhằm đưa lại mức độ tăng trưởng cao và bền vững chodoanh nghiệp
“Quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sửdụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mụcđích” Có thể nói, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều có mối liên hệ chặtchéc với công tác quản lý tài chính Doanh nghiệp có thể tăng cường công tác quản
lý tài chính một cách hiệu quả để bù đắp những hạn chế trong các hoạt động khác.Nếu công tác này được tổ chức tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao,đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích về mặt kinh tế xã hội chođất nước
1.1.2.4 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào,
(2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
“Một là, nguyên tắc tôn trọng pháp luật Đây là nguyên tắc bắt buộc với mọi loạihình doanh nghiệp” Như ta đã biết, tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi mụctiêu lợi nhuận tối đa Rất có thể doanh nghiệp sẽ sử dụng mọi phương pháp, thậmchí thủ đoạn gây hại cho quốc gia để đạt được mục tiêu của mình Do đó, nhà nướcnhất định phải can thiệp bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các biệnpháp điều chỉnh đối với doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích chungcho quốc gia
“Hai là, tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh Đối với bất kỳ doanhnghiệp nào nguyên tắc hạch toán kinh doanh cũng là nguyên tắc quan trọng nhấtquyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp” Các doanh nghiệp muốn thực hiện điều
Trang 23này thì công tác quản lý tài chính phải được tổ chức tốt, tập trung hướng vào cácphương pháp sau: chủ động sử dụng các nguồn vốn, bảo toàn và phát triển vốn, nângcao hiệu quả sử dụng vốn, tiến hành đầu tư vốn tuân thủ các yêu cầu của thị trường
“Ba là, nguyên tắc giữ chữ tín trong hoạt động tài chính Trong quá trìnhquản lý tài chính để giữ gìn chữ tín với các đối tác, bạn hàng, nhà nước, nhà cungứng, khách hàng thì các doanh nghiệp cần tôn trọng kỷ luật thanh toán các điềukhoản, các cam kết được quy định trong hợp đồng kinh tế”
“Bốn là, nguyên tắc an toàn và hiệu quả” Các nhà quản lý tài chính phải lựachọn nhiều phương án tài chính khác nhau để đem lại hiệu quả kinh tế với các mứcrủi ro khác nhau nhưng phải ở mức chấp nhận được Do vậy, phải nghiên cứu kỹcàng, phân tích đầy đủ để đưa ra một quyết định tài chính hợp lý và đúng đắn Khi
đó, một phương án đầu tư mang lại lợi nhuận trung bình nhưng mức độ an toàn cao
sẽ được lựa chọn thay cho một phương án mặc dù lợi nhuận rất cao nhưng chứa đầy
sự mạo hiểm và rủi ro
1.1.2.5 Nội dung nghiên cứu quản lý tài chính trong doanh
nghiệp a Hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính là quá trình thực hiện các kế hoạch tài chính để hướngtới hoàn thành được các mục tiêu của doanh nghiệp Đơn vị tính của các kế hoạchtài chính là tiền tệ Hệ thống ngân sách được sử dụng để hoạch định tài chính bằngcách kinh tế hóa, lượng hóa các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp
Mục tiêu của hoạch định tài chính:
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Các ngân sách thường được xây dựng cho các
bộ phận của tổ chức và cho các hoạt động bán hàng, sản xuất, nghiên cứu Hệ thống cácngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn bộ tổ chức và đem lại cho tổchức nhiều lợi ích, như thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch, cung cấp nguồn thôngtin để cải thiện việc ra quyết định, giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lýnhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn dánh giá hiệu suất”
Một điều hết sức quan trọng đó là các nhà quản trị lập kế hoạch phát triểntrong tương lai thông qua việc cải thiện công tác truyền thông và hợp tác hoạch
Trang 24định Khi họ dành thời gian cho việc lập kế hoạch, họ sẽ định hướng chung cho việc
tổ chức xây dựng chính sách cho tương lai thông qua việc nhận định năng lực của tổchức, dự đoán trước các vấn đề và nhận biết được nên sử dụng các nguồn lực của tổchức vào hoạt động nào
Trong khi hoạch định tài chính, các nhà quản lý sẽ thiết lập các tiêu chuẩncho từng hoạt động của doanh nghiệp Từ đó có thể kiểm tra, giám sát việc sử dụngcác nguồn lực của doanh nghiệp Đồng thời cũng quản lý được nhân viên, tạo độnglực thúc đẩy nhân viên nhằm đảm bảo các hoạt động được tiến hành theo đứnghướng đã định, đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra trong kế hoạch tổng hợp.Theo đó, tổ chức công tác truyền thông các kế hoạch của doanh nghiệp tới tất cả cácnhân viên để họ thấy rõ được vai trò của mình trong việc đạt được mục tiêu chungcủa doanh nghiệp mà cố gắng làm việc, nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp lúc đó kếthợp nỗ lực của toàn bộ nhân viên lại với nhau, dốc toàn lực hoạt động để đạt mụctiêu đặt ra
Phương pháp hoạch định tài chính:
Để hoạch định tài chính phải có căn cứ lập kế hoạch tài chính như bản kếhoạch tài chính, nội dung kế hoạch mục tiêu trong năm của doanh nghiệp, cácnguồn thông tin khảo sát thị trường, các quy định, tiêu chuẩn định mức thu chi đểnhận định hoạt động nào cần huy động nguồn thu, và mức độ, khả năng huy động làbao nhiêu
Sau khi có căn cứ, doanh nghiệp sử dụng các phương pháp lập kế hoạch tàichính như quy nạp, diễn giải để lập kế hoạch tài chính
b Kiểm tra tài chính
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Kiểm tra tài chính là chỉ hoạt động giám sát,kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính Kiểm tra tài chính là một hệthống quá trình hoạt động, thông thường bao gồm bốn mắt xích: Xác lập tiêu chuẩnkiểm tra tài chính, bao gồm tiêu chuẩn chiếm dụng vốn, tiêu chuẩn chi phí và tiêuchuẩn giá thành Quá trình thực hiện của kế hoạch giám sát tài chính, phát hiện nhữngkhác biệt xa rời tiêu chuẩn và kế hoạch Phân tích nguyên nhân, thiết lập những biện
Trang 25pháp sửa chữa sai lệch đối với những khác biệt xuất hiện Thực hiện những biệnpháp sửa chữa sai lệch hoặc tiến hành hiệu đính những tiêu chuẩn và kế hoạch”.
Khi tiến hành kiểm tra tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc: “Nguyên tắc tuânthủ theo pháp luật Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, thường xuyên và phổcập Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả trong tổ chức kiểm tra tài chính”
Nội dung kiểm tra tài chính: Phải tiến hành kiểm tra trước khi thực hiện kếhoạch tài chính Sau đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng phải thường xuyênkiểm tra Sau khi thực hiện xong kế hoạch cũng phải kiểm tra lại
Phương pháp kiểm tra tài chính: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra trọng điểm,kiểm tra tổng hợp, kiểm tra qua chứng từ
c Quản lý vốn
* Quản lý vốn lưu động
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Vốn lưu động theo nghĩa rộng là giá trị của toàn
bộ tài sản lưu động là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty.Quản lý vốn lưu động duy trì quan hệ giữa từng bộ phận cấu thành cũng như tổngthể của vốn lưu động một cách hợp lý và tìm ra các nguồn vốn phù hợp để tài trợcho vốn lưu động”
Vốn lưu động bao gồm bốn loại chính vốn là tiền mặt, chứng khoán khảnhượng, các khoản phải thu, hàng tồn Doanh nghiệp cần thực hiện tốt nhiều nộidung để có thể quản lý vốn lưu động được hiệu quả Trước hết phải tiến hành phântích và tính toán chính xác nhu cầu vốn lưu động đảm bảo cho một chu kỳ kinhdoanh hoặc một thời kỳ nhất định Thứ hai phải khai thác hiệu quả các nguồn vốnlưu động Cuối cùng, phải thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp, xác định sự ứ đọng của vốn lưu động đang ởkhâu nào, bộ phận nào, lĩnh vực nào để nhanh chóng tìm kiếm những giải pháp hữuhiệu can thiệp xử lý kịp thời
Các nguyên tắc cần thực hiện triệt để đối với công tác quản lý vốn lưu động,
đó là: Bảo đảm đầy đủ lượng vốn theo nhu cầu cho sản xuất kinh doanh đồng thờibảo đảm hiệu quả cho việc sử dụng vốn Tổ chức, phân phối sử dụng vốn lưu động
Trang 26phải gắn chặt theo sự vận động của vật tư, hàng hoá Vốn phải được bảo toàn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo số vốn tự cấp phát ban đầu
* Quản lý vốn cố định
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản cố định của doanh nghiệp Tài sản cố định là chỉ tài sản có niên hạn sử dụngmột năm trở lên đồng thời có hình thái không thay đổi trong quá trình sử dụng”.Vốn cố định có chu kỳ vận động dài và trong cơ cấu vốn kinh doanh chiếm tỷ trọnglớn Chính vì vậy, vốn cố định là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng, khả năngcạnh tranh trên thị trường và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Công tácquản lý TSCĐ gồm có các nội dung sau: Quản lý kế hoạch và quyết định đầu tư,quản lý thường nhật và quản lý khấu khao TSCĐ Nội dung quan trọng nhất trong
đó là quản lý các quyết định đầu tư TSCĐ
Nhiệm vụ của công tác quản lý vốn cố định:
Muốn đạt hiệu quả khi sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp cần tiến hành tổchức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo chu
kỳ một cách chính xác Lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp dựa trên cácđặc tính của từng loại TSCĐ và căn cứ theo khung quy định về tài sản của Bộ Tàichính để có thể thu hồi vốn nhanh và khấu hao vào giá cả hàng hóa một cách hợp lý.Không ngừng nâng cao hiệu suất sử dụng của TSCĐ bằng cách liên tục đổi mới,nâng cấp TSCĐ Áp dụng các chỉ tiêu để tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
cố định khi kết thúc chu kỳ kinh doanh Từ đó, xác định các nguyên nhân hạn chế
và xây dựng các giải pháp hữu hiệu để khắc phục và phát huy, tăng cường nhữngthành tựu đã đạt được trong công tác quản lý vốn cố định
* Quản lý vốn đầu tư tài chính
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoàidoanh nghiệp Những phương thức thông thường có thể là đầu tư cổ phiếu, tráiphiếu tiến hành liên doanh liên kết với các đối tác khác Đầu tư tài chính là nhữngbiện pháp để kéo dài sự sinh tồn của doanh nghiệp, giảm thiểu và phân tán nhữngrủi ro, giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn của mình
Trang 27Khi các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặctham gia vào góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệptăng thêm nguồn thu, đồng thời tăng lượng vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xu thế kinh tế hiện đại và hội nhậpkhiến cho việc đầu tư tài chính ngày càng trở nên phổ biến và phát triển, đem lại lợiích cho doanh nghiệp ngày một nhiều hơn Do đó, vai trò của hoạt động quản lý vốnđầu tư tài chính cũng ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp.
d Phân tích tài chính
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khảnăng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyếtđịnh tài chính, quyết định quản lý phù hợp”
Ta thấy phân tích tài chính là một quá trình thông qua báo cáo tài chính màtìm hiểu, nhận định và đánh giá các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ởdoanh nghiệp Qua đó, tổng kết những thành tựu đạt được, dự kiến xu hướng biếnđộng, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng và phát huy những điểm mạnh, khắcphục những điểm yếu, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nói cách khác phân tích tài chính doanh nghiệp là phương phápkhiến cho các số liệu của báo cáo tài chính biết nói để chúng ta có thể nhận thấytình hình tài chính của doanh nghiệp và thiết kế lên kế hoạch và xu hướng hànhđộng tiếp theo của các nhà quản trị nhằm đạt kết quả hoạt động tốt hơn
* Ý nghĩa của phân tích tài chính
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Với mỗi doanh nghiệp, công tác phân tích tài
chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng Các nhà quản trị thông qua phân tích tình hìnhtài chính mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng các loại vốn củadoanh nghiệp hiện tại, chỉ rõ năng lực tiềm ẩn của doanh nghiệp về vốn Cuối cùngxây dựng các giải pháp giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý tài chính”
Trang 28Đối với các Nhà nước, các cơ quan cấp trên và các ngân hàng, đơn vị quản lýtài chính thì công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ cần thiết đểthông qua đó tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tàichính của nhà nước, xem xét việc giải ngân vốn cho doanh nghiệp
* Nhiệm vụ của phân tích tài chính:
Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: việc phân bổ vốn, nguồnvốn đã hợp lý chưa? Nghiên cứu mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh như thế nào, tìm ra những nguyên nhân của tình trạng thiếu hay thừa vốn
Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình và khả năngthanh toán của doanh nghiệp cũng như kết quả công tác chấp hành các chính sách,chế độ về quản lý tài chính, tín dụng của nhà nước
Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn Pháthiện các rủi ro hoặc khả năng phát triển tiềm ẩn, từ đó kiến nghị các giải pháp độngviên, khai thác khả năng phát triển hay triệt tiêu các rủi ro nâng cao hiệu quả sửdụng vốn
* Nội dung phân tích tài chính:
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Phân tích tình hình diễn biến tài sản và kết cấu tài
sản của doanh nghiệp Phân tích kết cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và tìnhhình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối vớiNhà nước Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp”
* Tài liệu phân tích: Muốn tiến hành phân tích tài chính, các doanh nghiệpphải sử dụng tài liệu thiết yếu đó là báo cáo tài chính, đây là căn cứ quan trọng nhất
và được sử dụng chủ yếu để phân tích tài chính Tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ ra sao được thể hiện trên báo cáo tài chính Các thông tintrên báo cáo tài chính là nguồn cung cấp số liệu thiết thực và chính xác và thiết thựccho các đối tượng quan tâm trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các đối tác bênngoài doanh nghiệp Các báo cáo tài chính cần thiết được sử dụng là: Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 29* Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu vấn đềcốt lõi của sự thay đổi về điều kiện và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Nhàphân tích tiến hành so sánh số liệu của thời điểm hiện tại với chính số liệu này trongquá khứ và đặt ra số liệu ước tính mong đợi trong tương lai Lúc đó, nhà phân tích
có một tập hợp số liệu qua một số chu kỳ kinh doanh để phân tích, nghiên cứu sựbiến đổi và xác định sự giảm sút hay tăng lên về hiệu quả tài chính theo thời gian
Từ đó dự báo các khuynh hướng tài chính sẽ diễn ra trong tương lai trên cơ sở diễnbiến đã và đang diễn ra Nói chung, số liệu tại một thời điểm kinh doanh sẽ khôngthể cho chúng ta một bức tranh có toàn cảnh và ý nghĩa về hiệu suất tài chính củadoanh nghiệp, do đó, chúng ta phải nghiên cứu thông số theo thời gian bằng cáchliệt kê và so sánh các thông số đó
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này xác định các định mức, cácngưỡng giới hạn của các chỉ số tài chính, giúp cho việc phân tích và đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh các thông số tài chính của doanh nghiệp
e Các quyết định đầu tư tài chính
Sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp được quyết định bởi nhữngquyết định đầu tư tài chính Vì vậy, quyết định đầu tư tài chính là một trong nhữngquyết định vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có nắm bắt được thời cơ kinh doanhhoặc tránh được các rủi ro trong kinh doanh hay không phụ thuộc vào quyết địnhđầu tư có đúng đắn hay không? Đầu tư tài chính của doanh nghiệp phần lớn là đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, tìm kiếm nguồn thu mớicho doanh nghiệp Tuy nhiên, thị trường kinh tế hiện đại chứa đựng nhiều rủi ro vàbiến động khó lường, do vậy, các nhà quản trị phải nghiên cứu và đưa ra nhữngquyết sách hợp lý mới có thể bảo tồn và gia tăng nguồn vốn của doanh nghiệp
Cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư tài là sự phân tích, đánh giá khả năngtài chính của doanh nghiệp, dự kiến doanh thu, lợi nhuận có thể thu được, thời gianthu hồi vốn, chi phí cơ hội, mức độ cạnh tranh của thị trường, khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, các chínhsách vĩ mô của nhà nước liên quan tới lĩnh vực đầu tư
Trang 301.1.3 Bộ máy quản lý tài chính
Do vai trò đặc biệt quan trọng của công tác quản lý tài chính nên hoạt độngquản lý tài chính được thực hiện bởi những nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp
là chủ yếu như: Phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc giám đốc tài chính Có nhữngdoanh nghiệp thì chính tổng giám đốc sẽ thực hiện nhiệm vụ của nhà quản lý tàichính Đối với các doanh nghiệp lớn, sẽ có một ủy ban tài chính phụ trách công tácquản lý tài chính, đưa ra các quyết định quan trọng đối với hoạt động của doanhnghiệp Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì chính người sáng lập, giám đốc hoặc tổnggiám đốc sẽ đảm nhận chức danh giám đốc tài chính của doanh nghiệp
Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Một người giám đốc tài chính thường có những
trách nhiệm chung như: Phân tích cấu trúc và rủi ro tài chính Theo dõi lợi nhuận vàchi phí,điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị báo cáo đặc biệt
Dự báo những nhu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chitiêu, phân tích những sai lệch, thực hiện động tác sửa chữa Thiết lập tình hình tàichính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báocáo thông tin tài chính Quản lý nhân viên Phân tích đầu tư và quản lý danh mụcđầu tư (nếu có) Nắm bắt và theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạtđộng của công ty Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữuquan Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra”
Bên cạnh giám đốc tài chính sẽ có một phòng hoặc ban tài chính gồm có kếtoán trưởng, các kế toán viên và thủ quỹ, là phòng ban có nhiệm vụ thực hiện cáccông việc liên quan đến công tác tài chính giúp giám đốc tài chính điều hành hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Các nhiệm vụ tài chính cụ thể của phòng, ban này
sẽ thực hiện như sau: Nghiên cứu và lựa chọn các phương thức huy động vốn vàđầu tư tài chính đạt hiệu quả cao nhất Lập các kế hoạch tài chính theo từng chu kỳkinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
và kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp Tổ chức thực hiệnthanh toán nội bộ cũng như thanh toán cho các nguồn cung cấp đầu vào đầy đủ, kịpthời, đúng hạn và đúng chế độ Thực hiện đôn đốc, thu hồi các khoản nợ phải thu
Trang 31Phối hợp tham gia công tác xây dựng giá bán, thiết lập các điều khoản trong các hợpđồng kinh tế với khách hàng cùng với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.4.1 Các nhân tố chủ quan
a Tính chất sở hữu của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Hương, (2007), Quản trị tài
chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội: “Nếu phân loại theo tính chất sở hữu, có 2
loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và doanh nghiệpkhông thuộc sở hữu nhà nước Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều phải xây dựng
cơ chế quản lý tài chính riêng”
Về nguyên tắc, chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp sẽ quyết định toàn bộ mụctiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả cơ chếquản lý tài chính của doanh nghiệp
Cụ thể, đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ
cổ phần, thì Nhà nước sẽ quyết định và xác định cơ chế quản lý nói chung và cơ chếquản lý tài chính nói riêng Căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật Nhà nướcquy định, các công cụ, hình thức, biện pháp quản lý, huy động và điều hoà vốn được
áp dụng Quy định, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan
Bộ ngành và chức danh quản lý trong nội bộ doanh nghiệp quyết định việc quản lý,tạo lập và sử dụng vốn của Nhà nước
Đối với doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, như công ty TNHH thìquyền quyết định và xác lập cơ chế quản lý, huy động và điều hoà vốn thuộc về cácthành viên sáng lập công Công ty cổ phần quyền quyết định thuộc về các cổ đôngtrong công ty Doanh nghiệp tư nhân thì quyền quyết định thuộc về chủ doanh nghiệp
b Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Mô hình tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp phụ thuộc vào các mối quan hệ,liên kết về sở hữu, công nghệ, thông tin, thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh và cácyêu cầu của công tác quản lý Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp trước hếtphải phù hợp với mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp đó Mô hình tổchức của doanh nghiệp thường đi liền với hệ thống quản lý gồm nhiều tầng, nấc với
Trang 32trách nhiệm quản lý khác nhau, tác động lẫn nhau Mỗi doanh nghiệp thường có ítnhất hai tầng, nấc quản lý, gồm tầng nấc quản lý của công ty được coi là trụ cộthoặc điều hành và tầng nấc quản lý các công ty thành viên Cơ chế quản lý tài chínhđối với doanh nghiệp phải phân chia hợp lý với vai trò, trách nhiệm, lợi ích giữa cáctầng nấc quản lý, đặc biệt giữa công ty và các đơn vị thành viên, để đảm bảo cho sựthành công trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Hương, (2007), Quản trị tài
chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội: “Doanh nghiệp có quy mô, cơ cấu tổ chức
càng lớn thì việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp càng phức tạp Do lượng vốn
sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chứccủa doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất cànghiệu quả Khi quản lý sản xuất được quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm được chi phí vàthu lợi nhuận cao Mà công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp là hệ thống kế toán tài chính Công tác kế toán thực hiện tốt sẽđưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính củadoanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đứng đắn”
c Trình độ đội ngũ cán bộ, lao động sản xuất
Đối với doanh nghiệp, vai trò tiên quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanhchính là vai trò của các nhà quản trị, cán bộ lãnh đạo Một khi có sự điều hành quản
lý tốt kết hợp với sự tối ưu trong công tác tổ chức các yếu tố sản xuất, giảm thiểuchi phí, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, quản lý tài chính hiệu quả thì mới đemlại sự phát triển và tăng trưởng cho doanh nghiệp
Đối với người lao động trực tiếp nếu có trình độ tay nghề cao, phù hợp vớithiết kế trình độ kỹ thuật của dây chuyền sản xuất thì quá trình sử dụng máy móc sẽhiệu quả hơn, khả năng khai thác năng suất của thiết bị được nâng cao, làm tăngnăng suất lao động và sản phẩm tạo ra cũng có chất lượng cao hơn Điều đó gópphần quan trọng vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp công tácquản lý tài chính được dễ dàng hơn, tình hình tài chính được ổn định hơn, hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt hơn
d Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp
Mỗi giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển, đầu tư
Trang 33riêng Trong chiến lược đó, mỗi chu kỳ kinh doanh thì doanh nghiệp lại xây dựngcho mình những kế hoạch để triển khai riêng Như vậy, chiến lược kinh doanh phảiđúng hướng, chính xác thì từng kế hoạch nhỏ mới đảm bảo hiệu quả, giúp doanhnghiệp phát triển ổn định, đảm bảo an toàn tài chính bởi vì mỗi chiến lược pháttriển, đầu tư đều có thể làm biến động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới côngtác quản lý tài chính.
1.1.4.2 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính của doanhnghiệp là các nhân tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được Nó cókhả năng tác động gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp khiến hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo các hướng riêng biệt Sự tácđộng này có thể tạo ra cơ hội tốt nhưng cũng có thể lại hạn chế khả năng thực hiệncác hoạt động, các mục tiêu phát triển tăng trưởng của doanh nghiệp Do vậy, cácnhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên và nhanh chóng nắm bắt các nhân tốnày, để hạn chế tác động không mong muốn của chúng và chớp lấy những cơ hội tốt
mà chúng mang lại đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
* Yếu tố chính trị và luật pháp
Theo Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Hương, (2007), Quản trị tài
chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội: “Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và
luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thựchiện mục tiêu của doanh nghiệp Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạtđộng kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanhnghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệ thống pháp luậthoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu …”
Để có thể nắm bắt và đánh giá được các rủi ro và mức độ ảnh hưởng củachúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sự ổn định vềchính trị và luật pháp của quốc gia rất quan trọng Vì vậy, khi tiến hành hoạt độngtrên thị trường, doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố về luật pháp và chính trịchi phối môi trường kinh doanh và tác động của chúng đối với doanh nghiệp
Trang 34Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều được Nhà nướctạo mọi điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh, được tự chủ về mặt tài chính vàphải chịu trách nhiệm về hoạt động mà mình tiến hành Tuy nhiên, tự do nhưngtrong khuôn khổ, các doanh nghiệp đều phải hoạt động dưới sự quản lý, giám sátcủa Nhà nước, chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế, tài chính do Nhà nướcban hành Nhà nước nghiên cứu và đưa ra nhiều chính sách đầu tư, chính sách thuế,chính sách xuất nhập khẩu có lợi và vô cùng thuận tiện để động viên, khuyến khíchdoanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế vì các chính sách này có sựtác động trực tiếp và quan trọng tới các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
*Yếu tố kinh tế
Thứ nhất là hoạt động ngoại thương của quốc gia Nền kinh tế quốc gia có xuhướng đóng cửa hay mở cửa đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ hội phát triểncủa doanh nghiệp trong và ngoài nước về các yếu tố của môi trường cạnh tranh,mức độ có thể sử dụng lợi thế quốc gia về nguồn vốn, trình độ khoa học cũng nhưđịa thế hay bản sắc dân tộc của đất nước
Thứ hai là lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát của Chính phủ sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến thu nhập, đến lượng tích luỹ, lượng tiêu dùng, có khả năng kíchthích đầu tư hay kìm hãm đầu tư …
Thư ba là ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất Giá cả đầu vào ảnhhưởng tới giá vốn, tới chi phí giá thành và giá bán của sản phẩm đầu ra của doanhnghiệp đều có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.Lãi suất tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến chi phí tài chính và các hình thức tổchức huy động vốn của doanh nghiệp
Thứ tư là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế của quốc gia cũng có ảnh hưởng đến
xu hướng phát triển của từng ngành kinh tế, đến vị trí, vai trò, sự tác động của cácngành kinh tế Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề bị biến động cũng
sẽ có sự thay đổi về chiều hướng và chiến lược phát triển của mình
Thứ năm là tốc độ tăng trưởng kinh tế Doanh nghiệp sẽ có chiến lược mở rộngquy mô sản xuất kinh doanh hay thu hẹp lại phụ thuộc vào xu hướng phát triển và tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế
Trang 35* Các yếu tố văn hoá xã hội: Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009),
Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Có ảnh hưởng lớn tới
khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thànhtâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng Thông qua yếu tố này cho phép các doanhnghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lựa chọn cácphương thức kinh doanh cho phù hợp Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loạisản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quanđiểm và cách thức ứng xử trên thị trường, các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phảnánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tínhriêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”
* Yếu tố kỹ thuật công nghệ: Nền khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giớinói chung và của quốc gia nói riêng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới trangthiết bị cũng như thay đổi kỹ thuật sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự đổimới này lại tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đến năng suất laođộng cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra sao cho phù hợp với yêu cầu của thịtrường trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Có được côngnghệ trong tay, doanh nghiệp sẽ có thể vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo lợi thế thành vũ khí cạnh tranh cho sản phẩm của mình hoặc ứng dụngkhoa học kĩ thuật vào công tác quản lý tài chính để đưa ra những quyết định đầu tưkịp thời
* Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Theo Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng
Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội: “Các yếu tố
điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanhtrong khu vực hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá Đối với cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ
sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặtkhác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt vớidoanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…”
Trang 36* Yếu tố khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu mua và có
khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
Trang 37Doanh nghiệp thành công hay thất bại khi hoạt động trong nền kinh tế là phụ thuộcvào khách hàng Nhu cầu của khách hàng thì vô cùng đa dạng, không giống nhau,tùy theo sở thích, giới tính, lứa tuổi, mức thu nhập hay phong tục tập quán Quátrình mua sắm của khách hàng hình thành nên từng nhóm khách hàng có một đặctrưng riêng Do đó, doanh nghiệp cũng phải xây dựng chính sách cụ thể và riêngbiệt nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm cho phù hợp, không bỏ lỡ lớp kháchhàng tiềm năng nào.
* Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường chính làcác doanh nghiệp cũng sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặckinh doanh sản phẩm khác có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp Sựkhốc liệt của thị trường cạnh tranh trong đó có các đối thủ canh tranh có ảnh hưởngrất lớn đến doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì mới có khảnăng tồn tại, nếu không sẽ bị loại bỏ ra khỏi thị trường Tuy nhiên, sự cạnh tranh vềmặt khác cũng có tác động tích cực giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sảnphẩm, dịch vụ của mình, có các chương trình, giải pháp để phục vụ khách hàng tốthơn, tăng cường được sự chuyên nghiệp, năng động của doanh nghiệp
* Người cung ứng: Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thìdoanh nghiệp cần được cung cấp các yếu tố vật tư, hàng hóa đầu vào Các doanhnghiệp thực hiện việc cung cấp đó ở trong và ngoài nước được gọi là người cungứng Ta thấy người cung ứng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thông qua chất lượng hàng hóa, giá cả, thời gian cung ứng thể hiện trongviệc thực hiện hợp đồng cung ứng
b Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kĩ thuật khác nhau,được thể hiện như sau Theo Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Hương, (2007),
Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội: “Ảnh hưởng của tính chất
ngành kinh doanh Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinhdoanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh cũngnhư tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độluân chuyển vốn và phương pháp đầu tư”
Trang 38Chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng đến nhu cầu về lượng vốn, cách thức phânphối, sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp có chu kỳkinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động cũng không có sự thay đổi đáng kể giữacác thời kỳ, doanh thu cũng tương đối ổn định nên tạo được sự cân bằng giữa thuchi cũng như việc bảo đảm nguồn vốn kinh doanh Đối với doanh nghiệp sản xuất
có chu kỳ kinh doanh dài thì nhu cầu vốn của họ tương đối lớn nên sự biến động vềnhu cầu này cũng thay đổi rõ rệt theo thời gian Do đó, sự khó khăn trong việc huyđộng đủ số vốn cần thiết để tiến hành hoạt động, thanh toán những khoản chi phílớn đòi dỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức quản
lý nguồn tài chính cảu mình sao cho đảm bảo được sự cân bằng thu chi cũng nhưđảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp mình
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại Doanh nghiệp
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Doanh nghiệp Nhà nước trong nước
1.2.1.1 Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên
Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên thành lập ngày 11.01.1997, trên cơ sở táchChi nhánh Xăng dầu Hải Hưng, thành lập Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên và Chinhánh Xăng dầu Hải Dương
Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu
và quản lý gần 30km đường ống dẫn xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và 03 xãthuộc huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh xăng dầuHưng Yên tập trung vào trực tiếp xuất bán kinh doanh các loại xăng dầu phục vụnhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các vùng lân cận
Theo < https://b12.petrolimex.com.vn/nd/xang-dau-hung-yen > :
“Tổng số cửa hàng xăng dầu của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên hiện nay là
27 và 02 cửa hàng kinh doanh gas - dầu mỡ nhờn với quy mô, trang thiết bị hiệnđại Trong những năm qua, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã đầu tư thay thế toàn
bộ các thế hệ cột bơm Tiệp bằng cột bơm điện tử Nhật Bản, trang bị đầy đủ dụng cụchữa cháy tại chỗ như bể nước, bể cát, xô, xẻng, chăn chiên, bình bột, bình khí đảmbảo đủ cơ sở theo quy định, lắp đặt hệ thống công nghệ nhập - xuất xăng dầu kín,
Trang 39lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu, cải tạo sửa chữa hệ thống thu gom và bể lắnggạn dầu, trang bị thùng chứa chất thải nguy hại và định kỳ tổ chức vận chuyển, xử
lý theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại
Thực hiện quy định của pháp luật, cũng là giữ vững chữ “tín” trong kinhdoanh, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định
về công tác quản lý đo lường, quản lý chất lượng hàng hoá Với hệ thống cột bơmđiện tử Nhật có độ tin cậy cao về đo lường, song vẫn duy trì chế độ kiểm tra thườngxuyên sai số của cột bơm nhằm phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời đảm bảo quyền lợicủa khách hàng, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc giao nhận và lưu mẫu hàng hoá.Các dụng cụ kiểm tra như bình chuẩn, bộ ca đong, thước đo, nhiệt kế, tỷ trọng kếđược trang bị đầy đủ để các cửa hàng tự kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượnghàng hoá trong từng ca bán hàng
Một mặt, đơn vị chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trang
bị hệ thống máy tính kết nối từ văn phòng đến các cửa hàng, và kết nối với Công ty,Tập đoàn, ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại theo như phần mềm quản trịnguồn nhân lực - SAP, chương trình quản lý cửa hàng xăng dầu - POSM, phần mềmquản lý nguồn lực Petrolimex - PHR Mặt khác, Chi nhánh áp dụng và triển khaithực hiện có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008
và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010”
Tại địa bàn, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên luôn là đơn vị đi đầu trong quản
lý số lượng, chất lượng sản phẩm trong kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoádầu Sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm sau luôn tăng trưởng caohơn năm trước; Với những thành tích đã đạt được, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên
đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2009) và nhiều Cờ thi đua,Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Trung ương, địaphương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Đối với công tác quản lý tài chính, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xâydựng được các quy định, quy chế cụ thể về chính sách trong lĩnh vực tài chính kếtoán, ban hành quy chế về quản lý tài chính, quy chế về các phần hành kế toán tàichính như: nguồn vốn, các loại quỹ kể cả quỹ đầu tư phát triển công nghệ, công nợ,
Trang 40chi phí hành chính trong và ngoài nước, các quy chế về tài sản, trang thiết bị vănphòngquy chế về quản lý vốn, quy chế về quản lý công nợ, quy định về công táchành chính, chi phí hành chính trong và ngoài nước, quy định về sử dụng tài sản,trang thiết bị văn phòng
Đồng thời, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh đã đặt ra, đơn vụ đãlập các kế hoạch và thực hiện kiểm soát kế hoạch ngân sách của mình, trong đóquan trọng là kế hoạch về nguồn vốn, kế hoạch tài chính và dòng tiền tương ứng.Đơn vị sử dụng đồng bộ hệ thống ERP trong công tác lập kế hoạch và dự báo tàichính tổng thể cùng với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các công ty thành
Ban lãnh đạo đơn vị đã xác định 10 chủ đề trọng tâm trong chiến lược tăngtrưởng trên nền tảng sử dụng vốn hiệu quả của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên:Quản lý chi phí vốn; Danh mục đầu tư tối ưu; Triển vọng kinh doanh; Các dự ántrọng điểm; Cắt giảm chi phí; Vốn lưu động; Các mục tiêu về dòng tiền; Xác địnhgiá bán và Phát triển thị trường
Về hàng tồn kho, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xây dựng các hệ thốngphân phối theo định mức, kiểm soát được trị số tồn kho và trị số này đang giảm theo
kế hoạch qua từng năm Về phần công nợ, đơn vị đã ban hành các định mức về công
nợ phải thu đặc biệt với hàng tự kinh doanh, liên tục tăng cường công tác kiểm tra,giám sát công nợ, hạn chế bán định mức vượt công nợ, giảm thiểu rủi ro về tài
chính 1.2.1.2 Công ty Xăng dầu B12
Nhìn chung, công tác quản lý tài chính tại Công ty xăng dầu B12 về cơ bản
đã đạt được yêu cầu là “phiên dịch” các số liệu từ báo cáo tài chính thành nhữngthông tin hữu ích cho việc ra các quyết định có cơ sở thông tin Các báo cáo phântích về cơ bản đã đạt được các yêu cầu cần thiết nhất như tính có thể hiểu, phù hợp,đáng tin cậy và có thể so sánh
Theo <https://b12.petrolimex.com.vn>:
“Hằng năm, các báo cáo tài chính của Công ty đều lập đúng thời hạn của BộTài chính để có thể trình duyệt Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Đây cũng là cơ sở đểCông ty lập báo cáo quyết toán tài chính giúp cho quá trình quản lý cũng như quátrình phân tích được thuận lợi Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh