1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lễ hội đền măng sơn, xã sơn đông, thị xã sơn tây, hà nội

118 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Sơn Đông là một làng quê thuần Việt với nhiều giá trị văn hoá cổ truyền, là một nơi còn lại rất nhiều di tích lịch sử như Đền Măng Sơn, đàn Thiện, chùa Khai Nguyên…, và có một lễ hội đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HểA HÀ NỘI

- -

Lê thị thanh hoa

Lễ hội đền măng sơn Xã sơn đông, thị xã sơn tây, hà nội

CHUYấN NGÀNH: VĂN HểA HỌC

MÃ SỐ: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HểA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Lê văn kỳ

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Văn Kỳ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo trường Đại học văn hóa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng văn hóa thể thao

và du lịch thị xã Sơn Tây, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân xã Sơn

nghiệp…đã động viên, giúp đỡ, cung cấp tư liệu, đóng góp nhiều kiến hay

và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hòan thành luận văn này

Mặc dù đã thực sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vậy kính mong nhận

Hà Nội, tháng 04 năm 2012

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 8

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ SƠN ĐÔNG NƠI DIỄN RA LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 13

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ SƠN ĐÔNG 13

1.1.1 Khái quát lịch sử xã Sơn Đông 13

1.1.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 14

1.1.3 Truyền thống văn hóa của xã Sơn Đông 18

1.2 DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN MĂNG SƠN 26

1.2.1 Lịch sử xây dựng đền Măng Sơn 26

1.2.2 Kiến trúc đền Măng Sơn 27

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 36

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI LỄ HỘI 36 2.2 HÌNH TƯỢNG ĐỨC THÁNH TẢN VIÊN – NHÂN VẬT TRUNG TÂM CỦA LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 38

2.2.1 Sự tích về thánh Tản Viên ở đền Măng Sơn 38

2.2.2 Hình tượng Thánh Tản Viên ở một số các di tích và lễ hội khác 45

2.3 LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 52

2.3.1 Diễn trình của nghi lễ 52

2.3.2 Hội đền Măng Sơn 60

2.4 GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 65

2.4.1.Tái hiện truyền thống lịch sử và những sinh hoạt văn hóa 66

2.4.2 Giá trị giáo dục của lễ hội 67

2.4.3.Lễ hội làm tăng tính cộng đồng và biểu dương sức mạnh tập thể 68

2.4.4.Giúp con người sáng tạo và hưởng thụ văn hóa 70

Tiểu kết chương 2 71

CHƯƠNG 3: BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 73

Trang 4

3.1 LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN HIỆN NAY 73

3.1.1.Thực trạng khu di tích và lễ hội đền Măng Sơn 73

3.1.2 Thực trạng quản lý lễ hội 77

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 79

3.3 PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN 83

3.3.1 Thực trạng phát huy giá trị lễ hội đền Măng Sơn 84

3.3.2 Định hướng quản lý và tổ chức khai thác giá trị di tích 86

3.3.3 Những biện pháp khai thác và phát huy giá trị di tíchvà lễ hội đền Măng Sơn 87

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch ngày nay đang trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đi du lịch của con người tăng cao và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn Hiện nay trên thế giới đang diễn ra những thay đổi quan trọng như hướng

đi của các dòng du khách mà nổi bật là xu hướng tới các nước phát triển với loại hình du lịch văn hoá và du lịch môi trường sinh thái Các nước ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đang là những nước giữ vai trò du lịch quốc tế chủ động

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nằm bên cạnh những nước có nền văn hoá lớn như Trung Quốc - Ấn Độ, bản thân Việt Nam cũng là một nước có nền văn hoá bản địa đặc sắc Đảng và nhà nước

ta trong các kỳ Đại hội đều có chủ chương coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và luôn có những chính sách đầu tư cho việc phát triển du lịch trong nước

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, đúng với giá trị đích thực của nó, chính vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đưa vào phục vụ du lịch là một vấn đề cấp thiết

Văn hoá dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, các loại hình văn hoá dân gian luôn là đề tài hấp dẫn để khai thác và đưa vào các chương trình du lịch văn hoá

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa rất phong phú và đa dạng, vốn có nguồn gốc phát sinh

và phát triển lâu đời trong lòng lịch sử và văn hoá nước nhà Gần đây, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người Nếu gắn kết được vấn đề phát triển du lịch văn hoá với hoạt động

lễ hội truyền thống thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế rất cao Vì thông qua con đường

du lịch – văn hoá, lễ hội để hoà nhập, giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng dân

Trang 7

cư từ những địa phương khác nhau, giữa các vùng miền, hoặc các quốc gia với nhau, sẽ có điều kiện hiểu biết nhau tốt hơn trên con đường hội nhập

Sơn Đông là một làng quê thuần Việt với nhiều giá trị văn hoá cổ truyền,

là một nơi còn lại rất nhiều di tích lịch sử như Đền Măng Sơn, đàn Thiện, chùa Khai Nguyên…, và có một lễ hội được coi là chứa đựng tất cả những nét văn hoá cổ truyền của dân làng xã Sơn Đông Chính vì những lý do trên, tôi lựa

chọn đề tài “Lễ hội đền Măng Sơn (xã Sơn Đông- thị xã Sơn Tây- Hà Nội)” làm

luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp Cao học Văn hóa học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Di tích lịch sử đền Măng Sơn là nơi diễn ra lễ hội, đây là một trong những nơi thờ tự Đức Tản Viên Sơn Thánh, chính vì vậy đã có rất nhiều tài liệu đề cập về lễ hội đền Măng Sơn Có thể nêu một vài tài liệu như sau:

- Lễ hội Hà Tây (Phượng Vũ chủ biên)

- Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Quang Lê chủ biên)

- Việc phụng thờ Sơn Tinh ở Hà Tây, bản chất và nguồn gốc (Lê Thị Hiền)

Cùng với nhiều bài viết trên các báo và tạp chí…

Tuy nhiên trên đây chỉ là những bài viết trong một cuốn sách chung với nhiều vấn đề, chưa phản ánh được đầy đủ tầm cỡ của lễ hội đền Măng Sơn như

nó vốn có Tuy nhiên đó cũng là những tư liệu quý báu giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này

3 Mục đích nghiên cứu

- Luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội đền Măng Sơn xã Sơn Đông nhằm cung cấp thêm một số thông tin về đời sống tâm linh và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản của người dân xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Trang 8

- Khẳng định các giá trị tiêu biểu của lễ hội, qua đó góp phần gìn giữ và phát huy đời sống văn hoá tinh thần của người dân xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

- Đưa ra giải pháp gìn giữ, bảo tồn và đưa lễ hội vào phục vụ du lịch

- Góp thêm một tài liệu vào hệ thống tài liệu nghiên cứu về lễ hội truyền thống Việt Nam

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống và đầy

đủ về lễ hội đền Măng Sơn, trên cơ sở khẳng định các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của đền Măng Sơn

- Luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cũng như lễ hội đền Măng Sơn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu để tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu hơn về giá trị đích thực của Đền Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn di tích cho chính bản thân người dân và địa phương sở tại

- Luận văn hệ thống hoá các tài liệu của các tác giả đi trước khi nghiên cứu về di tích cũng như lễ hội đền Măng Sơn

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lễ hội thờ Thánh tản Viên tại đền Măng Sơn trong không gian văn hoá làng xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây

6 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp khảo sát, điền dã thực tế, thu thập tài liệu, tư liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành đối với nhiều ngành khoa học: Ngành ngữ văn, lịch sử, văn hoá dân gian, dân tộc học, du lịch…

Trang 9

- Kế thừa, tổng hợp các tài liệu, ấn phẩm đã được công bố hoặc còn ở dạng tư liệu

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về xã Sơn Đông – Nơi diễn ra lễ hội đền Măng Sơn Chương 2: Lễ hội đền Măng Sơn

Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Măng Sơn

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÃ SƠN ĐÔNG NƠI DIỄN RA LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ SƠN ĐÔNG

1.1.1 Khái quát lịch sử xã Sơn Đông

Sơn Đông là một vùng đất bán sơn địa, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội Cách thị xã Sơn Tây 6km về phía Nam, phía Bắc giáp xã Trung Sơn Trầm, phía Đông Nam và Nam giáp xã Cổ Đông, phía Tây giáp xã Kim Sơn, phía Đông Bắc là xã Trạch Mỹ Lộc

Sơn Đông là một vùng đất cổ, thuộc Hà Tây cũ con người có mặt ở đây

từ rất sớm

Các nhà khảo cổ học đã nhận xét rằng: “Về mặt thời gian, cư dân Việt cổ

đã tồn tại ở đây suốt từ văn hóa Sơn Vi qua bốn giai đoạn của văn hóa kế tiếp Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn” [ 36, tr.140]

Thời Hùng Vương, Hà Tây thuộc đất Phong Châu, thời thuộc Hán là quận Giao Chỉ Sử sách cũng viết, trong buổi đầu đất nước độc lập tự chủ, đây

là châu (Phong Châu và Quốc Oai dưới triều Đinh, Tiền Lê, Lý), lộ (thời Trần), Tây Đạo (thời Lê) Năm Quang Thuận thứ 7 gọi là Quốc Oai thừa tuyên, năm thứ 10 gọi là Sơn Tây thừa tuyên Tên Sơn Tây bắt đầu từ đó [43, tr.8]

Từ đời Hán, địa bàn Sơn Đông ngày nay thuộc quận Giao Chỉ Đến đời Trần thuộc đất Ma Lung Đời Lê, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông chia đất nước làm 12 đạo Thừa Tuyên, vùng đất này thuộc huyện

Ma Nghĩa, sau đổi thành Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, thuộc Sơn Tây Thừa Tuyên [7, tr.181] Đến thời nhà Lê Trung Hưng, con người ở đất Sơn Đông đã đông đúc, hình thành 12 kẻ: kẻ Cốc, kẻ Gạo, kẻ Siết, kẻ Đầm, kẻ Bói, kẻ Mong, kẻ Nội, kẻ Biển, kẻ Lụa, kẻ Ngang, kẻ Lụa, kẻ Ngưu

Đây là một dạng sơ khai của làng xã Việt, 12 kẻ cùng chung một tín ngưỡng: Thờ Tản Viên Sơn thánh Điều đó như một biểu tượng về tình đoàn kết tạo ra sức mạnh từ cội nguồn, đóng một dấu ấn khẳng định quá trình phát

Trang 11

triển từ dân du cư tới dân định cư ở vùng chân núi Ba Vì của văn hoá tộc người

Đến năm 1831, đời vua Minh Mạng, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây, xã Sơn Đông và toàn bộ các tổng huyện khác của phủ Quốc Oai thuộc về tỉnh này Đến năm Tự Đức thứ 7 (1854) đổi tên huyện Minh Nghĩa thành huyện Tùng Thiện thuộc phủ Quảng Oai Địa bàn xã Sơn Đông vẫn thuộc tổng Tường Phiêu nhưng thuộc về huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây [63, tr.400]

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, xã Sơn Đông vốn có 2 làng là Sơn Trung và Sơn Đông được đổi tên là xã Trung Nghĩa Đến năm 1964, xã Trung Nghĩa lại đổi tên thành xã Sơn Đông Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây, xã Sơn Đông thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây Từ năm 1968, Sơn Đông thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây Tháng

6 năm 1976, tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình nên Sơn Đông thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Sơn Bình

Thánh 5 năm 1979, huyện Ba Vì chuyển về Hà Nội, xã Sơn Đông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Tháng 7 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ) cắt 7 xã của huyện Ba Vì, trong đó có xã Sơn Đông về thị xã Sơn Tây Từ đó đến nay địa bàn xã Sơn Đông thuộc phạm vi quản lý hành chính của thị xã Sơn Tây

Tháng 10 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách trở thành hai tỉnh cũ, 6 huyện thị phía Bắc tỉnh trong đó có thị xã Sơn Tây lại được chuyển về tỉnh Hà Tây Đến năm 2008, Hà Tây được sáp nhập với Hà Nội, từ đó cho tới nay, xã Sơn Đông thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

1.1.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

Trang 12

1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của Sơn Đông có gần 3.000 ha, trong đó có 2.000 ha diện tích đồi gò, 800 ha đất ruộng tốt nằm rải rác từ chân đồi giáp núi

Ba Vì kéo dài và rộng dần theo hướng Đông tới tận xã Tích Giang Ngoài ra Sơn Đông còn có khoảng 200ha diện tích mặt nước ao hồ, lớn nhất là hồ Đồng

Mô (được đào đắp từ năm 1971 đến năm 1973) [1, tr.2]

Địa bàn Sơn Đông thuộc vùng bán sơn địa, với những quả đồi thấp có độ nghiêng dần từ chân núi Ba Vì xuống phía Đông Nam của vùng đồng bằng phía nam tỉnh Sơn Tây cũ

Trên địa bàn xã có sông Hang, sông Măng bắt nguồn từ chân núi Ba Vì chảy qua rồi đổ vào sông Tích Từ Sơn Đông có thể đi qua những qủa đồi để đi vào vùng núi Ba Vì và miền rừng núi thuộc huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình

Trên địa bàn xã có con đường giao thông chiến lược 21A từ ngã ba huyện lỵ Tùng Thiện ngày trước (nay là phường Sơn Lộc), chạy qua địa bàn xã Sơn Đông rồi chạy dọc theo vùng bán sơn địa của tỉnh Sơn Tây xuống tới Xuân Mai nối theo đường quốc lộ 6, tiếp tục đi qua Miếu Môn, chợ Bến tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Ngoài ra còn có con đường giao thông liên huyện từ ngã ba Sơn Đông đi

về hướng đông nam, nối tuyến đường quốc lộ 11A nay là đường 32 (Hà Nội – Sơn Tây – Trung Hà) ở Ngã tư Gạch nay thuộc huyện Phúc Thọ

Với 2 tuyến đường này, từ Sơn Đông có thể lên thị xã Sơn Tây, Trung

Hà hoặc theo đường 87 lên huyện Ba Vì Và từ Sơn Đông đi theo đường liên huyện ra ngã tư Gạch, theo đường quốc lộ 21A đi xuống Xuân Mai, Miếu Môn rồi theo đường 6 lên tới thành phố Hoà Bình, xuống Hà Nội

Ngày nay từ Sơn Đông đi Hà Nội còn có Đại lộ Thăng Long là con đường hiện đại nối từ Hoà Lạc tới Hà Nội

Với địa thế như vậy đem lại cho Sơn Đông nhiều ưu thế về phát triển kinh tế, du lịch, các loại hình dịch vụ…

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao nhất từ 38 – 40o C (tháng 6 đến tháng 7), thấp nhất từ 5 – 10oC, lượng mưa trung bình 1.700 – 1.800mm

Trang 13

1.1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo ngọc phả hiện nay đang còn lưu giữ thì Sơn Đông là nơi định cư từ rất sớm của cộng đồng người Việt cổ Qúa trình xây dựng quê hương ở Sơn Đông, các làng lập ra rất sớm và có quan hệ dòng họ, huyết thống gần gũi, gắn

bó lâu đời Một số ít người lập trại phát triển đất đai ra các đồi xung quanh, vì vậy nhân dân quen gọi là “ngoài trại”, “trong làng” để chỉ một số làng mới lập trong thời gian gần đây

Dân số của Sơn Đông tăng theo cơ học Chỉ trong vòng 60 năm, từ năm

1945 đến năm 2005 dân số đã tăng từ hơn 3000 người lên tới 11.659 người Tính đến năm 2010, tình hình dân số và lao động ở Sơn Đông như sau:

Số hộ: 2.927 hộ

Nhân khẩu: 12.556 người

Lao động trong độ tuổi: 7.282 người, chiếm 58% dân số

Lao động phân công theo ngành nghể: Nông nghiệp 3.276 người (45%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 1.650 người (22,6%); thương mại, dịch vụ, hành chính sự nghiệp 2.356 người (32,4%)

Người dân xã Sơn Đông chủ yếu theo đạo Phật, số người theo đạo Thiên Chúa tập trung ở hai thôn là Tân An và Đồi Vua chiếm khỏang 5% dân số của

10 hộ địa chủ, chiếm hơn 70% tổng diện tích đất canh tác, toàn xã chỉ còn lại hơn 20% diện tích thuộc về tầng lớp nhân dân lao động, người dân Sơn Đông

bị bần cùng hoá Về mặt xã hội, phần đông con em nhà nghèo không được đi

Trang 14

học Mặc dù từ năm 1915, xã đã mở các lớp tiểu học nhưng cũng chỉ dành cho con em những nhà khá giả Do vậy toàn xã có tới hơn 90% dân số mù chữ Lĩnh vực y tế lại càng khó khăn Dưới chế độ thực dân phong kiến, cả xã không

có cơ sở khám chữa bệnh cho người dân Mọi người ốm đau chủ yếu sử dụng các cây thuốc hoặc cúng bái cầu mong vào lộc thánh thấn Phụ nữ khi sinh nở thì bà đỡ dùng liềm hoặc dao nứa để cắt rốn, do vậy tình trạng có sinh mà không có dưỡng thường xuyên xảy ra Tuổi thọ trung bình của ngừơi dân rất thấp, nạn mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ rất nặng nề [56, tr.15]

Từ sau năm 1945 và nhất là trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, hoạt động kinh tế- xã hội của Sơn Đông ngày càng phát triển

- Về kinh tế: Xuất phát từ đặc điểm vùng đất gò đồi, xã xây dựng chiến lược phấn đấu theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung đầu tư phát triển kinh

tế, đầu tư nguồn vốn nhằm kiên cố hoá kênh, mương, đập.Tập huấn, tiếp thu kinh nghiệm, khoa học trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đưa vào các loại giống cây con có giá trị kinh tế nên sản lượng lương thực quy thóc ngày càng tăng Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, doanh thu thương mại, dịch vụ và bình quân thu nhập đầu người năm sau đều tăng hơn năm trước

Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ trên địa bàn ổn định và có bước tăng trưởng khá Các ngành đều phát triển đồng bộ, giá trị sản xuất tăng UBND xã đã tiếp tục mở thêm lớp đào tạo dạy nghề thêu ren ngắn tại thôn Tân An, Đồi Vua, động viên, khuyến khích các hộ có nhu cầu phát triển ngành nghề dịch vụ, từng bước phát triển và nâng cao giá trị sản xuất, thu hút lao động ngày càng tăng

Chủ động triển khai xây dựng các công trình đã được phê duyệt theo kế hoạch, hoàn thiện xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục Về giao thông, xã Sơn Đông đã xây dựng đường giao thông nông thôn với nền mặt đường rộng từ

4 – 6m, mặt bê tông rộng từ 3 – 4m Về thủy lợi: Giữ tốt các vai đập, đảm bảo

đủ nước cho nhân dân sản xuất Thành lập và họp Ban chỉ đạo chống hạn và

Trang 15

nạo vét kênh mương mùa khô Thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và các tiểu ban tiền phương, hậu phương, xây dựng phương án cụ thể, giao chỉ tiêu về phương tiện, lực lượng cho các thôn, đảm bảo quân số, vật tư, phương tiện sẵn sàng huy động khi có lệnh

- Về công tác văn hóa - xã hội: Tuyên truyền vận động đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, duy trì thực hiện nếp sống văn minh trong việc đám cưới, đám tang; Xây dựng kế hoạch cho các thôn, rà soát các tiêu chí đối với các thôn đăng ký xây dựng làng văn hóa; Kẻ vẽ panô, áp phích, tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng phục vụ cho công tác tuyên truyền và chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn

Quản l ý chặt chẽ các di tích lịch sử văn hóa, những nơi thờ tự và các cơ

sở dịch vụ văn hóa phẩm, Internet theo từng bước, bảo tồn, phát triển các di tích, nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa

- Công tác giáo dục: Chỉ đạo các trường thực hiện kế hoạch chương trình giảng dạy ngay từ đầu năm học Qua tổng kết năm học, các trường đã hoàn thành chương trình năm học, đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn; số học sinh ở các trường vẫn duy trì được sỹ số cao Sau khai giảng năm học mới, các trường đã xây dựng chương trình giảng dạy cho cả năm học, ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả ngay từ tháng đầu của năm học Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trường cũng đã đầu tư xây dựng kiên cố, đảm bảo

cơ bản các phòng học cho các em học sinh Các trang thiết bị được mua sắm để phục vụ cho công tác giảng dạy, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường

Sơn Đông là một xã có quy mô dân số lớn, đất đai rộng, lao động đông của thị xã Sơn Tây Trong thời gian qua, chính quyền và nhân dân trong xã đã

nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường an ninh trật

tự để điều kiện sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

1.1.3 Truyền thống văn hóa của xã Sơn Đông

Trang 16

Là một làng Việt cổ của xứ Đòai, Sơn Đông đã sớm tạo dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống khá phong phú và đa dạng mà đến nay vẫn còn lưu giữ được một số lượng tương đối như tín ngưỡng, phong tục; các di tích lịch sử văn hóa; hội hè…

1.1.3.1 Tín ngưỡng – phong tục

Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là việc không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam Việc làm này xuất phát từ lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với những người đã có công sinh thành dưỡng dục, thể hiện đạo

l ý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Đồng thời con người Việt Nam ta luôn luôn tin tưởng rằng tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở cõi vĩnh hằng sẽ phù hộ nên mọi điều tốt xấu xảy ra trong gia đình đều có liên hệ đến vỉệc cúng cáo gia tiên của con cháu trong gia đình mình như thế nào

Cũng như như nhiều làng khác ở trung du Bắc Bộ, tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên là hiện tượng phổ biến ở Sơn Đông Hầu hết các gia đình đều thiết lập bàn thờ tổ tiên tại nhà mình để thờ cúng những thân nhân đã khuất Bàn thờ được đặt ở gian giữa của ngôi nhà, có hương án để đặt bài vị và các đồ thờ tự Bàn thờ là chốn linh thiêng nên người dân ở đây thường xuyên dọn dẹp, quét sạch sẽ Mọi người trong gia đình rất chú trọng đến việc đảm bảo sự tinh khiết, thanh tịnh của ban thờ

Vào những ngày sóc vọng, các gia đình đều bày hoa quả, hương đăng, trầu cau, trà rượu lên bàn thờ để mời Thổ công, Long thần, Long mạch, Đông trù, Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân cùng Tổ tiên, cụ kỵ, ông bà, cha mẹ về chung hưởng, phù hộ cho gia đình yên ổn, ấm no Trong các ngày giỗ hoặc lễ tết thì sắm cỗ mặn tươm tất để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên và sau đó là cho con cháu hưởng lộc bằng một bữa ăn thâm mật trong đại gia đình

Ngòai việc thờ cúng tổ tiên ở nhà mình như đã nói, người Sơn Đông còn thờ cúng các vị thần tự nhiên như Thổ công, thổ địa, thổ kỳ, Sơn thần… bằng các bàn thờ riêng đặt ở ngòai trời để cầu mong các thần phù hộ cho “nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc”

Trang 17

Ở Sơn Đông, về cơ bản phong tục tập quán cũng như các làng quê nông thôn vùng trung du Bắc Bộ Phong tục về vòng đời người cũng được bà con nơi đây thực hiện khá nghiêm túc qua các giai đọan chính là sinh đẻ, trưởng thành, già nua và chết

Để cho đứa con được ra đời suôn sẻ thì người mẹ phải kiêng kỵ nhiều điều do dân gian truyền lại ngay từ lúc mang thai Phải thận trọng trong việc nói năng, đi lại, sinh hoạt, ứng xử, ăn uống trong suốt thời kỳ thai nghén để mong được mẹ tròn con vuông

Khi đứa trẻ ra đời thì người sản phụ và gia đình phải thực hiện đầy đủ các tục lệ truyền thống như “cúng Mụ bà”, “bán Phong long”; lễ chẵn tháng…Những nhà hiếm hoi, muộn mằn thì còn có lễ cầu tự, “bán khóan” ở các chùa, đền có tiếng như chùa Ngạch, đền Và… để đứa con hay ăn chóng lớn

Đến tuổi trưởng thành, tuy không còn vào sổ đinh như ngày trước nhưng đều tham gia vào các hoạt động của đòan thể trong xã khiến cho thanh niên trong xã có những mối quan hệ thân thiết và cũng có những trách nhiệm không khác gì với ngày xưa

Việc cưới xin, dựng vợ gả chồng cũng vẫn còn giữ được những nét cũ của đám cưới khi xưa Tục lệ cưới xin được tiến hành qua nhiều bước như

“chạm ngõ”, “ăn hỏi”, “lễ cưới”, “lễ lại mặt” Ngày nay, đám cưới ở xã Sơn Đông hầu hết các gia đình đều thực hiện chủ chương của nhà nước, làm đám cưới một cách đơn giản, không rườm rà Tuy nhiên những nhà có kinh tế khá giả vẫn tổ chức ăn uống chúc mừng trong suốt 3 ngày tương đối lãng phí

Xã Sơn Đông là một xã có truyền thống văn hóa từ lâu đời nên đối với việc tổ chức lên lão cho các cụ trong làng được tổ chức khá long trọng Xưa kia, những người đến tuổi 60 thì được làng “vọng lão” và khi đã thành lão thì được miễn phu phen tạp dịch cùng với mọi khỏan đóng góp trong xã hội, đồng thời được ngồi chiếu trên theo thứ tự tuổi tác mỗi khi có việc ở đình Để được dân làng biết và trọng vọng thì khi bố mẹ đến tuổi, con cháu phải biện mâm cỗ đưa ra đình làm lễ vọng lão và mời bà con, họ hàng, làng xóm chung vui Con nhà giàu thì nhân dịp này là tiệc mừng thọ, ăn uống linh đình và tế sống cha

Trang 18

mẹ Trai, gái, dâu, rể, cháu chắt theo thứ bậc xếp hàng tế sống các cụ, mỗi lần hai lạy Cha mẹ mặn quần điều áo tía ngồi trên, con cháu vào tế 3 tuần rượu, có văn chúc thọ với nhạc bát âm trang trọng Khách đến đem đồ mừng: Trà, cau, rượu, có văn chúc thọ và những bức thêu bằng vải đại hồng chữ kim tuyến ca ngợi tuổi thọ

Tục lên lão ở xã Sơn Đông ngày xưa thực sự là một nét văn hóa đáng lưu

ý và nên giữ gìn Ngày nay, tục đó vẫn còn nhưng đơn giản hơn rất nhiều, thường là do Hội phụ lão tổ chức cùng với Ủy ban xã và con cháu trong gia đình tham gia với bữa cơm thân mật

Trong bất cứ xã hội nào, từ Đông sang Tây, dù chậm tiến hay đã văn minh, vấn đề tang lễ vẫn được coi là nghi thức quan trọng để biểu lộ tình cảm của những người sống đối với người quá cố Ở Việt Nam, các nghi thức về tang lễ, tang chế đều chịu ảnh hưởng của văn hóa cổ truyền Trung Hoa Lâu ngày, các định lệ này đã thành ra tục lệ với những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của người Việt

Tục tang ma ở Sơn Đông cũng rất được coi trọng và thực hiện đầy đủ các nghi lễ mà nhiều nơi vẫn làm Đó là các lễ cáo phó, hú hồn, nạp phạm, nhập quan, phát tang…Tục tang ma tuy vẫn còn giữ những nét văn hóa cổ truyền nhưng ngày nay, thực hiện nếp sống văn hóa, các gia đình có tang thường không tổ chức ăn uống linh đình như trước kia mà chỉ làm gọn nhẹ, gói gọn trong khoảng 2 ngày

Nhìn chung, tín ngưỡng, phong tục ở Sơn Đông không có gì khác lạ so với các làng lân cận nhưng nó là nét đẹp truyền thốn nên được dân làng lưu giữ, thực hiện và khuyến khích con cháu làm theo

1.1.3.2 Hệ thống di tích lịch sử của xã Sơn Đông

Đình Sơn Trung (Đình Trong)

Đình Sơn Trung tọa lạc ở một thế đất đẹp giữa làng Sơn Trung Quy mô đình hiện nay gồm các công trình nhà đại bái và hậu cung, lối chữ nhị, cách nhau một khỏang sân rộng

Trang 19

Đại bái đình Sơn Trung gồm 3 gian tường hồi bít đốc tay ngai Phía trước là một sân rộng lát gạch bát cổ Hậu cung đình Sơn Trung ba gian, có kết cấu tương tự như đại bái Gian giữa là nơi tọa lạc của 3 cỗ long ngai bài vị của Tam vị Tản Viên sơn quốc chủ đại vương Gian bên phải là nơi đặt long ngai bài vị của Bản thổ thành hoàng tôn thần; gian trái là Hưng Sơn thổ địa chính thần

Hiện nay đình Sơn Trung còn lưu giữ khá nhiều cổ vật Gồm có: Ba cỗ long ngai bài vị thờ “Tản Viên Sơn Thánh tam vị quốc chủ đại vương” sơn son thếp vàng lộng lẫy với phong cách chạm lộng, chạm bong có niên đại tạo tác đầu thế kỷ XX; Hai cỗ long ngai bài vị thờ “Bản thổ thành hoàng tôn thần”; và

“Hưng Sơn thổ địa chính thần”; Một bức y môn gỗ chạm lộng đại tự “Vạn cổ thần tiên”; Ba cỗ kiệu bát cống có kích thước lớn; Hương án thờ được làm bằng gỗ chạm hình chữ nhật, chạm nổi theo các đề tài hổ phù, tứ linh, hoa chanh cách điệu, sơn son thếp vàng

Tại đền Sơn Trung còn lưu giữ một bản sắc phong “Tản Viên Sơn tam vị tôn thần” có niên đại Duy Tân năm thứ 5 (1911) Đặc biệt trong đình còn lưu giữ một quả chuông “Măng Sơn tự chung” Chuông có kích thước khá lớn Thân chuông có 4 núm đánh, 4 khoang trên có ghi chép những người cung tiến cho việc đúc chuông chùa Măng và dòng niên đại “Minh Mệnh tứ niên” (1823)

Đình Sơn Đông (Đình Ngoài)

Đình Sơn Đông tọa lạc ở khu đất đẹp ven làng Sơn Đông Theo các già làng kể lại, đình được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần tu sửa Quy mô hiện nay của đình là được làm vào đầu thế kỷ XX, gồm các công trình kiến trúc: Cổng nghi môn, đại bái và hậu cung

Đại bái đình Sơn Đông là một ngôi nhà 3 gian 2 dĩ, tường hồi bít đốc tay ngai Từ đại bái đình, qua một khoảng sân rộng cao hơn nền đại bái hai bậc lên

là tới hậu cung Nền sân rộng hiện nay vốn là nền của tòa nhà trung cung trước đây Hạng mục công trình này đã bị mai một, chỉ còn lại nền nhà với dấu tích

Trang 20

các hàng đá tảng kê chân cột Hậu cung đình Sơn Đông là một nếp nhà ngang 3 gian, nằm song song với đại bái thành hình chữ nhị

Hiện nay trong đình Sơn Đông vẫn còn lưu lại các di vật: Ba cỗ long ngai bài

vị thờ “Tản Viên Sơn Thánh tam vị quốc chủ đại vương” được tạo tác với kích thước và phong cách tương tự nhau, sơn son thếp vàng lộng lẫy với phong cách chạm lộng, chạm bong có niên đại tạo tác đầu thế kỷ XIX; Một bức hoành phi “Sơn ngưỡng chỉ” làm năm Bảo Đại Đinh Sửu (1937); Ba cỗ kiệu bát cống kiểu kiệu bành; Ba đạo sắc phong cho thần Tản Viên của các vua triều Nguyễn: Đồng Khánh (1887); Duy Tân (1909) và Khải Định (1924); Một cuốn “Tản Viên sơn thánh Tam

vị đại cương thượng đẳng thần ngọc phả”

Ngoài ra, trong đình Sơn Đông còn lưu giữ được những hiện vật khác như: Đôi câu đối, bức cửa võng chạm trổ sơn son thếp vàng, một bộ bát bửu;

mũ, hia, quần áo và các đồ thờ khác bằng gốm, đồng, vải…thể hiện tấm lòng thành kính của dân làng Sơn Đông với Đức Thánh Tản Viên

Đình Sơn Trung, đình Sơn Đông cùng với đền Măng Sơn tạo thành một cụm di tích thờ Thánh Tản Viên – Một nhân vật có vị trí đặc biệt trong thần điện của người Việt Theo quan niệm truyền thống văn hóa, Tản Viên là đệ nhất Phúc Thần trong tứ vị bất tử, biểu tượng cho sức mạnh và truyền thống đấu tranh anh dũng, bền bỉ trong quá trình chinh phục thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền dân tộc Những di tích này đóng góp tích cực vào việc duy trì củng

cố mối quan hệ làng xã, làm phong phú thêm cuộc sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương

Chùa Khai Nguyên:

Chùa Khai Nguyên là một ngôi chùa cổ có niên đại khoảng 400 năm (nửa đầu thế kỷ 16), những chứng tích quý giá còn lại như Bia đá, Chuông, khánh

Theo thuyết phong thủy, ngôi chùa được xây dựng trên chính giữa một

gò đồi hình con Quy, tổng diện tích khoảng trên 2ha Ngôi chùa xưa được thiết

kế hình chữ Đinh, tọa hướng Tây tây bắc, hướng Đông đông nam, nằm chính giữa trong chính điện hiện nay Tổng thể ngôi chùa có 5 gian 2 dĩ, vật liệu

Trang 21

chính để xây dựng là đá ong, tre, gỗ, ngói đất nung Ngôi chùa đã được nhiều lần tu sửa, lần gần đây nhất là năm 1988

Tới năm 2003, tòan thể kiến trúc ngôi chùa đã được nhà chùa và nhân dân trùng tu lại với quy mô kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, có Tả vu, Hữu vu, tiền Phật, hậu Thánh

Chùa Sơn Trung

Theo Văn bia của chùa ghi lại thì chùa được xây dựng lại vào năm 1900 dưới thời vua Thành Thái Chùa được xây dựng trên đất nay là thôn Điếm Ba Chùa Sơn Trung hay còn gọi là chùa Ngạch được bố trí trong một không gian nhỏ hẹp, nằm sát cạnh đường dẫn vào ủy ban nhân dân xã

Chùa được xây dựng kiểu chữ Đinh, mái chùa lợp ngói mũi hài Kết cấu kiến trúc chùa không có gì độc đáo, vẫn dựa trên nguyên tắc kết cấu vì kèo, xà dọc, xà ngang, cột sau, cột trước Thành phần chịu lực chính là các hàng cột, trang trí chùa hết sức đơn giản, thưa thoáng với một số họa tiết tiêu biểu như hoa lá, mây mưa được thực hiện với hình thức chạm nông là chính

Hiện chùa còn lưu giữ đầy đủ hệ thống tượng Phật có giá trị điêu khắc thời Nguyễn Hoành phi, câu đối, chuông đồng thời vua Bảo Đại, văn bia thời vua Thành Thái và vua Bảo Đại

Cùng với đền Măng Sơn, chùa Sơn Trung là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng cho người dân xã Sơn Đông Trong làng quê xưa, giữa những nhà tranh vách đất nhỏ bé, lụp xụp thì đền và chùa vẫn là những công trình công cộng mang tính hoành tráng của kiến trúc nông thôn, nơi hội tụ cho những sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng đặc sắc của cư dân cùng trung du Bắc Bộ

Đình Đồi Vua

Đình Đồi Vua được dựng trên một gò cao thuộc thôn Đồi Vua, tương truyền đã có niên đại khoảng hơn 200 năm về trước Đình nằm trên một gò cao, xung quanh là hào nước rộng, nhiều cây cối tươi tốt, có thế phong thủy đẹp Ngôi đình cũ xưa kia nhỏ và đã bị phá hủy, đình hiện nay được nhân dân trong thôn đóng góp tiền của và xây dựng mới lại vào năm 1950 Quy mô kích cỡ đình nhỏ hẹp, kiến trúc cũng không có gì độc đáo nhưng yếu tố tâm linh đối

Trang 22

với người dân trong thôn Đồi Vua nói riêng và xã Sơn Đông nói chung lại rất sâu nặng

Đình Đồi Vua thờ Uyên Giám đại vương là một danh tướng dưới thời

Lê, khi đất nước bị quân Thanh xâm lược, ông đã qua đây đánh giặc cứu giúp dân làng Người dân nhớ ơn ông đã lập đền thờ và coi ông như vị thành hoàng của làng mình

Hậu cung đình có đặt bài vị của vị tướng Uyên Giám, trong lòng bài vị

có ghi Uyên Giám đại vương bản thổ thần quan thần vị Đây là bài vị cổ được

các cụ trong làng lưu giữ lại từ khi xây dựng đình, có các nét hoa văn mang phong cách của triều Lê

Hình thức mặt đứng cho thấy đặc trưng phong cách kiến trúc Gothique của công trình Mặt chính chia thành ba phần với một tháp chuông vút cao ở phần đầu, phần giữa thấp hơn được kết thúc bởi một đỉnh tường tam giác với cây Thánh giá như một điểm nhấn Các mặt đứng nhà thờ sử dụng nhiều đường nét kiến trúc Gothique, cửa số hoa hồng trên mặt chính, các cửa đi và cửa sổ đều có dạng cuốn nhọn và được cấu trúc với số lượng ít Tuy nhiên nếu so với

Trang 23

những nhà thờ Gothique ở các nơi khác thì các họa tiết trang trí mặt đứng ở nhà thờ là tương đối đơn giản

Ở bên trong nhà thờ, hệ thống cửa sổ được làm bằng kính màu đẹp mắt nhằm tăng thêm ánh sáng tự nhiên đồng thời tăng thêm sự lung linh, huyền ảo của nhà thờ Các cửa sổ và mái vòm đều uốn theo kiểu kiến trúc Gothique

Nhà thờ tuy không lớn nhưng là nơi các giáo dân ở xã Sơn Đông vào ngày chủ nhật đến cầu nguyện, thể hiện tấm lòng kính Chúa của mình Điều này cũng góp phần tăng thêm sự phong phú cho đời sống văn hóa của người dân xã Sơn Đông

1.2 DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN MĂNG SƠN

1.2.1 Lịch sử xây dựng đền Măng Sơn

Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, ngôi đền đã xuất hiện từ rất lâu rồi, cùng thời kỳ với việc xây dựng hệ thống tứ cung của Tản Viên sơn thánh lúc sinh thời Việc phụng thờ thánh Tản Viên ở vùng núi Ba Vì vô cùng phong phú

Tuy nhiên trong hệ thống thờ phụng thánh Tản Viên tại vùng Sơn Tây cũ thì đóng vai trò quan trọng nhất là hành lang “tứ cung” Theo sự truyền tụng của dân gian thì đây là bốn cung điện mà lúc sinh thời Ngài đã lập ra để bảo vệ

“chính cung”, trấn giữ “đại bản doanh” Ba Vì Sự định vị của hệ thống tứ cung

có nhiều quan điểm khác nhau Có một số người cho rằng: Nam cung là đền Măng Sơn chứ không phải là đền Hạ (ở xã Tản Lĩnh) Hoặc Bắc cung là đền Thính (ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) chứ không phải đình Tây Đằng (huyện Ba Vì)

Ngọc phả tại đền Măng Sơn có ghi: “Sơn thánh bấy giờ thường hay đi dạo chơi Khi đi qua các xã Cổ Đằng, Vật Lại huyện Ma Nghĩa (nay là phủ Quảng Oai) xem ngắm cảnh quan non xanh nước biếc bèn dựng hành cung (nay là Trung thần cung điện) Lại qua các xã: Thụy Phiêu, Tam Sơn, Lễ Tòan, Nhân Lý, Văn Khê, Xuân Khanh, An Phúc, Tùng Cao thuộc huyện Phúc Lộc (nay là huyện Tùng Thiện) lập ra Nam thần cung ở 12 cửa khe suối Lại thường hay săn bắn ở xã An Diệu, huyện Mỹ Lương và lập ra Măng Sơn cung điện

Trang 24

(nay thuộc xã Sơn Đông, Triều Đông – hai xã này phụng sự), để lại ruộng tế điều gồm 12 mẫu ở xã An Diệu và 200 mẫu cho dân hai xã Sơn Đông và Triều Đông làm dân tạo lệ để cùng với hậu thế đời sau hương hỏa Lại về động núi Tản Viên , vùng này ba ngọn núi cao vạn nhẫn lừng lững, điền địa cảnh quan đẹp đẽ hào hùng không thể nào nói hết được Thêm vào đó dân cư đông đúc, phong tục thuần hậu, trong lòng rất yêu quý họ, bèn dựng một cung điện ở đỉnh núi, ấy là đất Thủ Pháp có 12 xóm Thượng điện thần cung tọa cấn hướng càn làm chính điện Cung

hạ thần là nơi thờ cúng tế lễ Cung Đông thần là nơi nghe những lời tâu bái Cung Bắc thần là nơi trú nghỉ.”

Như vậy việc xây dựng đền Măng Sơn được xác định là cùng thời với việc xây dựng hệ thống tứ cung Nhưng căn cứ vào các di vật, cổ vật còn lại trong đền thì đền ít nhất có từ đời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVIII)

Tuy nhiên theo lời kể của các cụ thì đền Măng Sơn cũ đã bị phá hủy vào thời khánh chiến chống Pháp (1946 – 1954) chỉ còn lại nền móng Ngôi đền còn lại hiện nay là được xây dựng lại vào năm 1993

1.2.2 Kiến trúc đền Măng Sơn

Nhìn chung kiến trúc đền Măng Sơn hiện tại là một công trình khá khang trang Tuy nhiên kiến trúc giống như các đền thờ thánh Tản Viên là tương đối nhỏ, gọn gàng

Không gian cảnh quan:

Thực tế cho thấy, các công trình kiến trúc đặc biệt là các công trình kiến trúc có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng được coi là nơi bảo tồn giá trị văn hóa ở mỗi làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng…của người dân của làng đó nói chung và của người dân cả nước nói chung

Đền thờ là một công trình quan trọng, vì vậy, việc chọn đất và thế đất giữ một vị trí đặc biệt quan trọng Đền Măng Sơn được dựng tại khu rừng Măng, rừng Phúc, cạnh đó có bãi Thày thuộc thôn Tân Phúc, cạnh đường quốc

lộ 21A

Đền được làm trên một khu đồi hình con rùa mà bốn góc là bốn mó (mỏ) nước trong vắt, Đền quay mặt về hướng Nam (có lẽ chính vì vậy mà nhiều

Trang 25

người cho rằng đền Măng Sơn là Nam cung theo định vị về hướng), hướng Nam là hướng lý tưởng cho việc xây dựng các công trình thờ Thần “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ chi thanh” (Thánh nhân ngồi quay hướng Nam để nghe lời tâu bày của thiên hạ)

Môi trường xung quanh đền Măng Sơn luôn được dọn dẹp sạch sẽ, cây cối tươi tốt, cảnh vật hiền hòa Phía trước ngôi đền là một khỏang đất rộng, xa

xa là hồ nước xanh mát, đây chính là hồ Đồng Mô, được xây dựng với chức năng là cung cấp nước cho xã Sơn Đông nhưng hiện nay được xây dựng thành sân Gôn quốc tế Không gian này tạo cảm giác cho ta mỗi lần bước chân vào đền như đi vào một chốn vừa uy nghiêm, linh thiêng, vừa thân thuộc gần gũi với nhịp sống của cư dân nơi đây

Tay trái của đền có hai công trình nhỏ hơn: Nhà bia và miếu thờ cô Chín

và một số các công trình phụ khác Cuối cùng là Hậu cung, nơi đặt bài vị Thánh, nơi lưu giữ các vật thờ trong đền

Như vậy, về bố cục mặt bằng tổng thể, đền Măng Sơn cũng như các di tích khác của người Việt thường không có xu hướng xây dựng cao mà dàn trải theo mặt bằng Điều này phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, xã hội riêng của người Việt Ngành nghề truyền thống của ngừơi Việt là nông nghiệp trồng lúa nước, chính vì lẽ đó mà người Việt thích khóang đạt, uyển chuyển, mềm mại chứ không thích bị áp chế Trước một công trình nào đó, con người không hề có cảm giác bị đè nén, không thấy thân phận mình nhỏ đi mà ngược lại như thấy mình hòa vào di tích

Trang 26

Tiếp sau nghi môn là sân đền Sân đền Măng Sơn không nằm trên một mặt phẳng mà trên ba cấp theo thế đất của gò đồi Sân rộng rãi, được lát bằng gạch Bát Tràng vuông to và dày

Nhà Đại Bái được xây dựng mới vào ngày 18 tháng 08 năm 2009 Đại bái đền Măng Sơn gồm 3 gian 2 chái, là công trình xây dựng mới chủ yếu là bằng xi măng nên không có nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật Nhìn tổng thể, nhà đại bái có vẻ đồ sộ nhưng các đầu đao uốn cong hình rồng lại tạo một cảm giác mềm mại, uyển chuyển Mái lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt Người xưa rất tinh tế khi tạo ra loại ngói này, nếu nhìn

từ trên cao xuống, các hàng ngói xin xít nhau tựa như vẩy rồng, cho ta liên tưởng tòan bộ ngôi đình như một con rồng Giải pháp kiến trúc này đã tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển, giảm đi sự nặng nề vốn dĩ của bộ mái

Các bộ vì đại bái theo kiểu kèo kẻ quá giang Một quá giang dài nối 2 đầu cột cái Trên quá giang đặt 2 trụ trốn đỡ câu đầu tạo giá chiêng Hai kèo suốt chạy từ nóc qua đầu các cột xuống tận tàu mái Hệ thống cột đại bái được xây bằng gạch, vuốt tròn, với chu vi cột cái là 1,3m Bốn phía của nhà đại bái thông ra ngòai giúp lấy ánh sáng và tạo không gian thòang mát cho ngôi đền

Trang 27

Hai chái đại bái được xây bệ cao 40cm tiện cho sinh hoạt cộng đồng, nền nhà lát gạch bát

Phía trong cùng là gian hậu cung Gian hậu cung có cấu tạo là một nếp

nhà 3 gian, đầu hồi bít đốc, đây là lối kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn

Khác với kiểu kiến trúc ở các triều đại trước thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất, nhưng bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa

Hai mái trước và sau của hậu cung lợp ngói vảy cá Bờ nóc đắp dải bờ đinh, hai đầu hồi có đường triện cách điệu, giữa đắp nổi ba chữ Hán “Nam cung điện”

Hậu cung có diện tích tương đối nhỏ hẹp, bên ngoài là hệ thống cột xi măng hình tròn Hai bên hồi nhà và sau lưng được xây gạch kín Phía trước 3 gian nhà là hệ thống cửa bức bàn, chính là kiểu cửa đi trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, rộng suốt cả gian nhà, có nhiều cánh đóng mở bằng ngõng Tòan bộ gian hậu cung được kết cấu bằng bốn bộ vì với kiến trúc tương đối đơn giản Vì không gian nhỏ hẹp nên hệ thống cột không nhiều, chủ yếu làm dưới hình thức cột trốn để tăng thêm diện tích cho gian hậu cung Chính giữa gian hậu cung là ba ngôi bài vị của ba anh em đức Thánh Tản Phía bên trái ban thờ là ban thờ và bài vị của

vị quan thường niên (Quan hành khiển)

Hành khiển là vị Thần coi việc nhân gian trong một năm (Hành: Làm, đem làm, đi Khiển: phân phát, sai khiến) Người Trung hoa tin tưởng có 12 vị Thần Hành Khiển cai quản 12 năm theo 12 con giáp, mỗi vị trách nhiệm một năm và cứ luân phiên nhau Mỗi vị Thần Hành Khiển có một Phán quan đi theo giúp việc

Trang 28

Bên phải là ban thờ và bài vị của thần bản thổ (thổ địa) Thổ Địa là ông thần Đất của mỗi làng Thần Đất, hay Thổ thần, thường được thờ tại cái miếu nhỏ hay trong một ngôi chùa - thờ chung với các đức Phật

Đối với cư dân nông nghiệp thì đất có nghĩa là sản xuất, cho nên thần Đất

ở một lĩnh vực cụ thể còn là thần linh bảo vệ mùa màng

Theo đà tiến hóa của xã hội, khi làng đã có một lãnh địa nhất định thì thần Đất, từ cõi linh thiêng và thần uy của mình, có nhiệm vụ phối hợp với Thành hoàng, bảo đảm an toàn cho người dân ở vùng đất ấy, không để cho hung thần hay các thần linh ở các làng khác đến xâm nhập quấy rối, kể cả chuyện không

để côn trùng phá hoại mùa màng

Việc thờ phụng vị quan hành khiển và thần thổ địa của người dân xã Sơn Đông trong đền Măng Sơn cũng không nằm ngòai ước vọng của người dân trong cả nước đó là cầu mong một cuộc sống yên bình và no ấm

Giống như các công trình thờ đức Thánh Tản khác, tại đền Măng Sơn cũng xây dựng miếu thờ cô Chín Công trình miếu thờ cô Chín nằm phía bên trái của đền, là một công trình nhỏ nhưng kiến trúc đẹp và độc đáo

Cô Chín Giếng, một tiên cô tài phép ,theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói,1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào Cô có phép thần thông quảng đại, ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi cô hành cho dở điên dở dại , sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản

Còn có truyền thuyết về cô: Cô là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng, quản cai chín giếng, cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát , lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng

cô đều được cô chứng minh.Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các

Trang 29

danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng

Miếu cô Chín hiện nay được làm khá nhỏ gọn nhưng vẫn khiến người ta phải cung kính cúi đầu khi bước vào trong Kiến trúc không có gì độc đáo, hệ thống mái lợp ngói mũi hài, uốn cong đầu đao vô cùng mềm mại Trong miếu

có tượng thờ cô Chín, bát nhang được làm bằng gốm

Nhà bia hiện nay đang được xây dựng với kiến trúc khá bề thế, tuy nhiên hoàn toàn làm bằng bê tông cốt thép nên không có giá trị nghệ thuật cao Tấm bia trong đền có từ thời Lê Cảnh Hưng, tuy nhiên đây là bia của chùa Măng Sơn Chùa Măng Sơn cũng được làm trên ngọn đồi này và đã bị phá hủy, hiện nay chưa xây dựng lại nên tấm bia được lưu giữ lại tại đền Măng Sơn

Các di vật của đền

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng

ẩm Chính vì vậy thảm thực vật phát triển rất phong phú Cho nên ngay từ thời

xa xưa ông cha ta đã quen sử dụng những vật liệu từ thực vật trong đó gỗ là vật liệu luôn được ưa thích Gỗ được sử dụng vào nhiều việc khác nhau như: dựng đình, làm nhà, sản xuất đồ dùng sinh hoạt… Trong các di tích tín ngưỡng, gỗ

có mặt ở khắp mọi nơi, từ cột, cửa, hoành, xà, kẻ…đến hoành phi, câu đối cùng các đồ tế tự phục vụ cho sinh hoạt tâm linh như kiệu rước, bát bửu, tán lọng, long ngai, bài vị, nhang án…

Bộ long ngai, bài vị thờ Tam vị đức Thánh Tản được đặt ở chính giữa gian hậu cung là hiện vật được làm mang phong cách mỹ thuật khoảng thế kỷ thứ 18 Tuy nhiên ngai thờ chính giữa đặt bài vị đức Thánh Tản là ngai được làm sau này vì tạo tác mỹ thuật trên ngai hòan tòan khác với hai ngai thờ còn lại và 3 bộ bài vị Hai ngai thờ cùng ba bộ bài vị đều có tạo tác đẹp và tinh xảo với hình tượng rồng là chủ đạo

Ngai được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng và được trạm trổ hình rồng ở trên đầu ngai và hai tay ngai Dựa theo phong cánh rồng được trạm trổ thì đây chính là hình tượng rồng thời Lê Dưới thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong

Trang 30

nhiều tư thế khác nhau Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó

Hình ảnh rồng trên ba bộ bài vị cũng tương tự như trên hai cỗ ngai ở hai bên Cỗ ngai ở giữa thì hình tượng rồng được tạo tác đơn giản hơn với đầu to, không đều mình, đuôi chõe ra giống như đuôi cá, không có giá trị cao về mặt

mỹ thuật

Tại đền Măng Sơn còn lưu giữ được hai con nghê gỗ trên ban thờ Hai con nghê gỗ này có niên đại mang phong cách điêu khắc thời Lê, thế kỷ 18 Với tạo tác mỹ thuật điển hình mang phong cách thời Lê là những đao mác to, khỏe khoắn đè lên thân con nghê

Tại đền còn có ba đạo sắc phong Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền trong tín ngưỡng làng xã của người Việt

Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về tên, tuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công tích và xếp hạng (nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng tôn thần), biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó, nó chứa đựng một số thông tin

có thể bổ sung thêm lịch sử và là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu các tín ngưỡng dân gian Qua sắc phong người ta có thể biết thêm những thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và đơn vị hành chính mang niên đại cụ thể Đây là một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là một nguồn

tư liệu có giá trị về nhiều phương diện Ở đền Măng Sơn, ba đạo sắc phong

Trang 31

được ban cho đức Thánh Tản Gồm: một sắc phong dưới thời vua Gia Long (năm 1810) và hai sắc phong dưới thời vua Thiệu Trị (năm 1846)

Hai bức hòanh phi: “Hưởng vu sơn” và “Nam Minh kiến dực” có niên

đại thời Bảo Đại

Một đôi câu đối: “Lẫm lẫm anh linh, Nam bang thiên cổ Thánh

Nguy nguy chính khí, Tản Sơn vạn đại Thần”

Một bia đá “Măng Sơn tự bi ký – lưu truyền vạn đại” Bia có diềm mái

đá cao 45cm, hình hộp chữ nhật với kích thước là 135cm x 95cm x 45cm Bốn mặt đều có chữ Bia ghi việc xây dựng trùng tu chùa Măng Sơn Bia có niên đại khắc năm Cảnh Hưng thất niên (1746)

Đền Măng Sơn tuy là một công trình không có giá trị lớn về mặt kiến trúc mỹ thuật nhưng nơi đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cả dân làng Sơn Đông, một vùng quê trung du Bắc Bộ điển hình Trong nhiều năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đền Măng Sơn đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người dân xã Sơn Đông nói riêng, và cả vùng văn hóa xứ Đòai nói chung

Tiểu kết chương 1

Sơn Đông là một vùng đất cổ, cư dân đã định cư ở đây từ khá sớm, cùng với các địa phương khác trên cả nước, người dân Sơn Đông cũng sớm tìm cho mình một vị thần hộ mệnh trong đời sống của mình

Nằm trong vùng văn hóa xứ Đòai, nơi phát tích của truyền thuyết về vị Thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của dân tộc nên việc đưa vị Thánh Tản Viên vào thờ phụng cũng là một việc tất yếu

Đền Măng Sơn thờ Thánh Tản Viên như một minh chứng cho một thời

kỳ lịch sử của người dân nơi đây Vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cho đến nay, hàng năm vào tháng Giêng, cả làng lại góp công góp của để

tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị Thánh xưa kia đã giúp dân có cái ăn cái mặc và cho đến bây giờ trong tâm linh của cả làng vẫn là vị thần bảo hộ cho họ

Lễ hội đền Măng Sơn tồn tại trong tâm thức của xã Sơn Đông đã từ rất lâu, cho đến ngày nay, từ đứa trẻ nhỏ mới lên 5 cũng háo hức chờ đợi đến ngày

Trang 32

mùng 7 tháng Giêng để được lên đền dự hội làng mình Lễ hội như góp phần làm tăng thêm giá trị cho truyền thống văn hóa của xã Sơn Đông nói riêng và của cả nền văn hóa truyền thống trong cả nước nói chung vào mỗi dịp tết đến xuân sang

Trang 33

CHƯƠNG 2

LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI LỄ HỘI

Lễ hội dân gian là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp bao gồm nhiều thành tố tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật dân gian… diễn ra tại một địa điểm, một thời gian nhất định mang tính chu kỳ [39, tr.46]

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng cư dân nhất định Nếu tết

âm lịch là sinh hoạt của cả cộng đồng thì ngày hội là ngày tết của một cộng đồng dân cư nhất định nào đó Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ Các tộc người khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau

Giáo sư Ngô Đức Thịnh nhận định:

“Với cộng đồng làng xã, lễ hội còn là môi trường nhập thân và trao

truyền văn hóa giữa các thế hệ, không những đảm bảo sự thông cảm văn hóa giữa các thế hệ già và trẻ Những trẻ thơ cảm nhận văn hóa cộng đồng phần nhiều qua môi trường lễ hội, rồi từ đó kế thừa, phát huy, trao truyền lại cho thế

hệ kế tiếp” [39, tr.139]

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư;

là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí

Lễ hội là một phần tất yếu của sinh hoạt và sáng tạo của con người, đặc biệt là cư dân nông nghiệp làm lúa nước như người Việt và những dân tộc cộng

cư khác cùng sinh sống trên dải đất thuộc lãnh thổ Việt Nam này

Trang 34

Ở Việt Nam, cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau

về thuật ngữ lễ - hội Có người gọi lễ là “hội lễ”, có người gọi đó là “hội hè” hay “hội hè đình đám”… Tuy tên gọi và cách diễn đạt khác nhau, nhưng các ý kiến đó không có gì mâu thuẫn mà thống nhất với nhau trong nội dung: “Lễ hội

là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng”

Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm lễ hội được trình bày như sau:

Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hoá truyền thống.Là loại hình văn hóa tiêu biểu nhất trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam, lễ hội mang tính tổng hợp của truyền thống văn hóa Việt Nam Lễ hội bao gồm 2 phần: Lễ (tế rước mang màu sắc tâm linh) và Hội (các trò chơi dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo vừa nêu cao tinh thần thượng

võ, tính đoàn kết của cộng đồng)

Lễ: Theo từ điển Tiếng Việt, lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm

đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”

Hội: Theo từ điển Tiếng Việt, hội là “cuộc vui tổ chức chung cho đông

đảo người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt”

Theo TS Dương Văn Sáu thì nghi lễ có khái niệm như sau:

Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật nào đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng [5, tr.28]

Trong tiếng Việt, hội là danh từ để chỉ sự tập hợp một số cá nhân vào trong một tổ chức nào đó, tồn tại trong một không gian, thời gian cụ thể

Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định; là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biệt Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả năng và trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn ra các sự kiện đó [5, tr.31]

Trang 35

2.2 HÌNH TƯỢNG ĐỨC THÁNH TẢN VIÊN – NHÂN VẬT TRUNG TÂM CỦA LỄ HỘI ĐỀN MĂNG SƠN

2.2.1 Sự tích về thánh Tản Viên ở đền Măng Sơn

Tản Viên là một vị Thánh nổi tiếng trong bốn vị thánh được xếp vào

hàng bất tử ở nước ta (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh)

Ngài vừa là Thánh, vừa là Thần, vừa là Tiên, vừa là vua với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng tộc người, từng địa phương như Sơn Tinh, Tản Viên sơn thánh, Thần Sư, Thần Khu, Nguyễn Tuấn, Đại vương sơn thần…Tất cả đó đều không ngoài cái nghĩa chung nhất: Tản Viên là một vị phúc thần giàu lòng cứu nhân độ thế

Ngày nay lần giở lại các thư tịch, ta chỉ có thể biết rằng tài liệu sớm nhất

được nhắc tới trong đó có bàn đến truyện Sơn Tinh là sách Giao Châu ký, Giao Chỉ

ký, Ai Giao Châu Tự Những sách này đều do người Trung Quốc sang nước ta từ

thời kỳ Bắc thuộc ghi chép lại và không lưu giữ được [51, tr.18]

Tuy nhiên, truyện Sơn Tinh đã được chép lại trong các tác phẩm như

Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam ngữ lục, Đại Việt sử ký toàn thư

Trong Việt điện u linh có chép lại chuyện về các vị thần linh lưu hành

trong dân chúng ở nước ta Trong số các truyện về những vị thần mà trong tác

phẩm ghi chép lại có truyện Tản Viên hựu Thánh khuông quốc hiển ứng vương

[19, tr.55]

Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435 có những ghi chép về Tản

Viên Tác phẩm có nêu vai trò, vị trí của thần Tản Viên là vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân và cả đối với triều đình phong kiến [41, tr.121]

Sơn Tinh tỉnh địa chí của Phạm Xuân Độ xuất bản năm 1941 hệ thống lại

những tư liệu đi trước, kết hợp với tư liệu điền dã của tác giả đã khái quát được đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa của vùng Sơn Tây Ở phần danh nhân liệt sỹ, tác giả sưu tầm, chép tóm tắt truyền thuyết về các bậc tiên tích như Tản Viên,

Từ Đạo Hạnh…và các vị anh hùng như Trưng Nữ Vương, Bố Cái đại vương, Ngô Quyền… [45, tr.26]

Trang 36

Ngoài những tài liệu kể trên cũng cần phải kể đến một kênh thông tin khá quan trọng, đó là những thần phả, ngọc phả chép về sự tích các thành hoàng làng được thờ ở các làng Trước năm 1945 làng naò có thờ thần linh thường là có thần tích, nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh nhiều thần tích đã bị thất truyền Sơ bộ thống kê số làng xã ở nước ta phụng thờ anh em Tam vị sơn thần họ Nguyễn là 1656 đơn vị Như vậy, chỉ tính mỗi làng một bản thần tích

về Sơn thần thì cả nước ta có tới 1656 văn bản gọi là Tản Viên Sơn thần tích Riêng Hà Tây có 121 di tích thờ Tản Viên, nguồn tư liệu thần tích trên rất phong phú Tiếc rằng số lượng thần tích còn lại hiện nay không nhiều, nội dung các bản thần tích chủ yếu dựa vào nguồn truyền thuyết dân gian mà biên soạn lại cho phù hợp [19, tr.27]

Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam những điều học hỏi của tác giả Vũ

Ngọc Khánh (2004) đã có nhận định: Tản Viên không chỉ là Sơn tinh đã làm con rể vua Hùng, đã chống lũ lụt, đã chống cuộc xâm lăng của nhà Thục, đã dạy nhân dân trăm nghề mà còn là vị thành hòang bảo vệ cho từng làng xóm [63, tr.394]

Nghiên cứu từ các công trình trước cho thấy, Tản Viên Sơn thánh có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của người dân vùng Sơn Đông nói riêng và vùng văn hóa xứ Đòai nói chung

Trong các huyền tích về Sơn Tinh có một bộ phận được ghi lại từ sách chữ Hán từ trước và đã được thờ phụng trong các đền miếu Đó là thần tích hoặc thần phả Thần tích, thần phả về Sơn Tinh khá nhiều, đền Măng Sơn được coi là nơi ngài dừng chân nghỉ ngơi theo ngọc phả có ghi: “Lại thường săn bắn

ở xã An Diệu, huyện Mỹ Lương và lập ra Măng Sơn cung điện (nay thuộc xã Sơn Đông – Triều Đông – hai xã này phụng sự)” Và tại đền Măng Sơn có ghi lại thần tích về Tản Viên Sơn thánh như sau:

Truyền rằng, vào đời vua Hùng Vương thứ 18 tại đạo Sơn Tây, phủ Gia Hưng, huyện Thanh Châu, động Lăng Xương cảnh vật đẹp nổi tiếng, ở đó có một gia đình chồng là Nguyễn Cao Ban, vợ là Tạ Thị Hoan Ông bà tu nhân tích đức, hương khói phụng thờ thần Phật, của cải có thừa nhưng hiềm nỗi tuổi cao mà chưa có con Người anh ruột là Nguyễn Cao Hành và vợ là Đinh Thị Điên cũng

Trang 37

ngoại ngũ tuần mà chưa có con Hai anh em rất buồn phiền về điều đó Sau đó hai anh em lấy của cải ban phát giúp đỡ những người nghèo khó

Ba bốn năm sau vào mùa xuân, hai anh em đi chơi núi Tản, lúc trở về thấy dưới chân núi một ông lão vừa đi vừa hát, theo sau là một đứa trẻ tay cầm bầu rượu, tay cầm la bàn trông ông lão như một vị tiên ông Hai ông ra mắt hành lễ tiên ông và có lời mong tiên ông khai phúc mở lòng thương cho hai anh

em có người nối dõi Lão ông nghe xong cả cười nói rằng: “Ta không phải là tiên, chẳng phải là thánh, chỉ là kẻ phàm dưới trần gian đi du xuân thôi” Tiếp

đó ông lão chỉ cho hai anh em một đám đất trên núi Thâu Tinh và bảo đem mộ gia tiên đặt vào đó Hai anh em nghe vậy rất vui mừng vội trở về nhà thu góp hài cốt của thân phụ và đem tới đó Ông lão dẫn hai người lên núi táng vào đám đất tọa núi hướng Đông, táng xong ông lão biến mất 100 ngày sau, hai người

vợ của hai ông đều nằm mơ thấy rồng bay lên trời, sao rơi vào bụng rồi có thai Tròn 14 tháng, đúng ngày 16 năm Gíap Thìn, bà Hoan sinh ra một cái bọc, nở

ra hai người con trai rất khôi ngô, tuấn tú, có dạng mạo khác thường, đặt tên là Hiển Công và Sùng Công Còn bà Điên cũng sau 14 tháng mang thai thì sinh được một người con trai vào ngày rằm năm Đinh Tỵ, đặt tên là Nguyễn Tùng Khi hai bà sinh nở có mây ngũ sắc vây quanh, hương thơm ngào ngạt Cũng có tài liệu nói rằng hai bà cùng sinh con vào ngày 6 tháng giêng năm Đinh Hợi và con của bà Điên đặt tên là Nguyễn Tuấn; con của bà Hoan là Sùng Công và Hiển Công

Năm tháng trôi qua, khi ba anh em đến tuổi 13, tầm sư học đạo, thiên sinh vạn quyển chẳng chịu thua kém ai Vợ chồng Nguyễn Cao Ban mất sớm Hiển Công và Quý Công phải ở với bác Hành Sau khi bác Hành mất, gia cảnh

sa sút, bà Điên đành phải cho Hiển, Quý đi làm con nuôi Ma Lôi Đến lượt bà Điên mất, Nguyễn Tùng lại phải đi làm con nuôi cho bà Ma Thị Cao (vốn là nữ Sơn thần cai quản trong động Lăng Xương và là chị ruột của Ma Lôi) Một lần

ba anh em lên rừng đốn củi chặt một cây to, ngày hôm sau họ quay lại chỗ đó lại thấy cây tươi tốt như cũ Nguyễn Tùng lấy làm lạ, đang đêm đi rình thì thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ hoa, tay phải cầm gậy trúc, miệng

Trang 38

niệm thần chú, chỉ cây gậy vào cây bị chặt, lập tức đọan cây bị chặt lại liền vào Nguyễn Tùng liền chạy ra túm chặt lấy ông lão và hỏi ông lão tên là gì? ở đâu đến mà thương cây cổ thụ bị chặt đến vậy Ông lão trả lời: “Ta là Thái Bạch thần tinh, ta làm việc cai quản trần gian, cây này là cây quý, mọc trên một khu đất linh thiêng, chính là cây chúa của vùng núi Tản, không thể để cho nó bị chặt cho nên ta mới làm cho cây sống lại” Nguyễn Tùng nghe nói vậy liền lạy

tạ và xin thần Thái Bạch cây gậy để cứu giúp nhân gian Ông lão bằng lòng ban cho cây gậy và lời thần chú “một đầu cứu sinh cứu tử, một đầu trừ tai trừ họa” Dặn dò xong ông lão bay về trời biến mất Nguyễn Tùng được cây gậy vui vẻ trở về, chỉ xuống dã thú, dã thú biến mất, chỉ xuống mặt nước, mặt nước rẽ đôi thành con đường Từ đó Tùng trở nên nổi tiếng Khi bà Ma Thị Cao mất, bà viết lại một bản di chúc cho Tùng thừa hưởng tất cả tài sản, đất đai, rừng núi, hang động trước đây bà cai quản Tùng gọi hai người em con chú là Hiển Công, Quý Công về cùng sống ở động Lăng Xương và Lập Tả, Hữu Kiên thần phụ tá

Một hôm trên đường đi, đến xã Ma Xá, châu Trung Độ, Nguyễn Tùng gặp bọn trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn lôi đi, Nguyễn Tùng thấy trên trán con rắn có một chữ Vương, động lòng thương bèn mua lại con rắn với giá 36 văn tiền cổ Sau đó mang về châu Trường Gia, niệm thần chú, chỉ đầu gậy vào rắn tức thì rắn sống lại, dập đầu bái tạ và rẽ nước biến mất Bấy giờ Nguyễn Tùng mới biết đó là con trai Long Vương Long Vương nhớ tới ơn đức của ngài bèn sai thái tử là Giao Long lên mời Nguyễn Tùng theo thái tử xuống chơi Long Cung, Long Cung mở yến tiệc linh đình Sau đó, Long Vương dâng ngài một quyển Thần Thư bí pháp có thể thông thiên triệt địa qua với ước muốn gì được đấy Nguyễn Tùng mang quyển sách ước về trần gian

Lại nói về Hùng Duệ Vương, tức Hùng Vương thứ 18 sinh được 20 hoàng tử và 6 công chúa nhưng chỉ nuôi được hai người là Tiên Dung và Ngọc Hoa Tiên Dung thì đã gả cho Chử Đồng tử, còn Ngọc Hoa xinh đẹp vẫn “cửa đóng then cài”, lương duyên chưa hẹn cùng ai Vua cha bèn cho lập một ngôi lầu ở cửa thành Việt Trì, truyền cho thiên hạ ai là người xứng đáng thì sẽ gả

Trang 39

con và nhường ngôi Anh tài bốn phương nô nức dự thi, nhưng chỉ có hai vị là Sơn Tinh và Thủy tinh có đủ tài nghệ để cầu hôn con gái vua Hùng Chẳng bên nào kém bên nào Vua không biết gả cho ai liền hẹn ngày mai ai mang lễ vật gồm nhiều lễ vật quý hiếm “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” đến trước thì được rước công chúa về làm vợ Nhờ có quyển sách ước, Sơn Tinh kiếm được sính lễ đến trước và đưa Ngọc Hoa về núi Tản Thủy tinh đến sau không lấy được vợ nổi giận đùng đùng, về tâu với Đế quân xin binh mã để tiến đánh Sơn Tinh Một trận hỗn chiến bắt đầu Sơn tinh lấy lưới sắt chặn giữa sông không cho bọn thủy tộc tiến lên Thủy tinh vẫn không chịu bèn mở một lối đi riêng ở ngang sông Lý Nhân, tiến vào vùng Quảng Oai, tập kích Sơn Tinh sau núi Tản Sơn tinh sai dân chẻ trúc làm rào chặn quanh chân núi, không cho quân Thủy tinh tiến vào và dùng phép thuật nâng núi lên cao, nên Thủy tinh dâng nước cao đến đâu cũng không bị ngập

Không dành được vợ đẹp, lại còn bị thất bại nhục nhã sau cuộc chiến, Thủy tinh vô cùng tức giận và nuôi chí báo thù Vì vậy hàng năm cứ vào mùa Thu lại dâng nước lên báo thù, gây nên nạn lụt lội ghê gớm cho dân chúng quanh vùng Tuy nhiên nhiên nhờ có sức mạnh và phép thuật nên Sơn tinh đề chống đỡ được, dân chúng nơi đây vẫn được sống an bình

Dẹp xong Thủy quái, Sơn Tinh đi chu du đây đó Khi đi ngang qua các

xã Cổ Đằng, Vật Lại (Thuộc huyện Quảng Oai), thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình, Ngài bèn dựng “Hành cung Trung điện” Khi đi qua 9 xã: Thụy Phiêu, Tam Sơn, Lễ Tòan, Nhân Lý, Văn Khê, Xuân Khanh, An Phúc, Tùng Cao (thuộc huyện Tùng Thiện) thì lập ra Nam Cung ở 12 cửa khe suối Thường đi săn bắn ở huyện Vỹ Lương, xã An Huy lập ra “Măng Sơn cung” (thuộc địa phận xã Sơn Đông), quay về động Tản Viên thì lập Thượng chấn cung trên núi Tản làm chính điện, Hạ chấn cung, Đông chấn cung, Bắc chấn cung để chế ngự các phương Tản Viên sơn thánh lại đi các nơi thuộc tổng An Lạc, huyện Mỹ Đức, Quốc Oai để dạy dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, trừ tai diệt họa cho nhân dân, đem việc nhân nghĩa dạy bảo dân, công lao không kể hết

Trang 40

Đất nước thái bình, Hùng Duệ vương mời Sơn tinh cùng hai em Hiển Công và Quý Công về triều lo việc nước với vua Được biết Hùng Duệ vương không có con trai, có ý định nhường ngôi cho con rể là Sơn tinh nên Thục Phán (thuộc bộ chúa Ai Lao) khởi binh đánh Hùng Duệ vương Cả triều đình lo ngại không ai dám bàn đến chuyện chống trả vì đã lâu ngày không dùng binh đao Vua gọi Sơn thánh vào để hỏi việc đó, Sơn thánh tâu rằng: “Hơn hai nghìn năm nay, 17 đời trị nước, ân trạch sâu dày đã thấm vào cốt tủy muôn dân Nay nước

đã giàu, binh đã mạnh, cái uy đức của bệ hạ đã trải khắp trong ngoài Còn người Thục không tự biết giữ, dám cậy thế mạnh thì chúng chuốc lấy thất bại là

rõ ràng Nếu bệ hạ kể tội và đem quân đi đánh, lấy nghĩa mà khuất phục họ thì muôn dân đều theo bệ hạ mà không theo giặc thì lo gì mà không dẹp được Thần xin đem ba vạn hùng binh ra biên giới nơi chiến địa để vào đất Thục sẽ

có thể dẹp được giặc Thục”

Nhà vua nghe nói mà mừng quá bèn chọn ngày lành tháng tốt lập lễ đàn

tế lễ cáo yết trời đất, rồi lấy Linh quang thần nỏ cùng chiếc búa qúy trao cho Sơn thánh Sơn thánh bái từ rồi hùng dũng kéo quân đi dẹp Thục, quyết giữ vững giang sơn xã tắc

Khi quân giặc đã tiến vào Quỳnh Nhai (thuộc phủ An Tây) thì Sơn thánh tập hợp các tướng lĩnh tại Diễn Vũ để truyền lệnh chiến đấu Cánh quân quan trọng nhất giao cho anh em của mình là Tả, Hữu Kiên thần đem năm vạn quân

và 50 viên tỳ tướng đến đánh quân Thục ở Ái Châu

Chẳng bao lâu, quân giặc thua đại bại Hận cũ chưa nguôi, hai năm sau Thục Phán lại kéo binh mã đến phục thù nhưng cũng lại bị Sơn thánh đánh tan

và lần này thì không dám nghĩ đến chuyện phục thù nữa Từ đó thiên hạ được thái bình

Hùng Duệ Vương quyết định nhường ngôi cho Sơn thánh mặc dù ngài không muốn nhận, với lý do mình không phải họ Hùng, hãy để cho dòng họ này được nối tiếp Riêng Tả, Hữu Kiên thần thì được vua phong cho là “Cao Sơn đại vương” và “Quý Minh đại vương” vì đã có nhiều công lao với triều đình trong việc dẹp giặc cứu nước

Ngày đăng: 06/06/2021, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w