1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu sưu tập bản thảo chủ tịch hồ chí minh với lực lượng vũ trang nhân dân việt nam giai đoạn 1945 1969 tại bảo tàng hồ chí minh

100 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của thầy giáo PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng, em đã chọn: Tìm hiểu sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HÓA

*********

NGUYỄN THÚY THANH

TÌM HIỂU SƯU TẬP BẢO THẢO "CH Ủ TỊCH

HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1969"

TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN QUỐC HÙNG

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của thầy giáo PGS - TS Nguyễn

Quốc Hùng, em đã chọn: Tìm hiểu sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo

tàng Hồ Chí Minh làm đề tài tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo tàng

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng cùng sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong phòng Kiểm kê - Bảo quản Bảo tàng Hồ Chí Minh

Em xin chân thành cảm ơn PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Di sản văn hóa, Ban Giám đốc và các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này

Trang 3

CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS – TS Phó Giáo sư – Tiến sỹ

tr trang

LLVTNDVN Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân

LLCAND Lực lượng Công an nhân dân

CAHN Công an Hà Nội

QĐNDVN Quân đội nhân dân Việt Nam

QĐND Quân đội nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài……….1

2 Mục đích nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu……… 3

4 Phạm vi nghiên cứu……….3

5 Phương pháp nghiên cứu……….3

6 Bố cục khóa luận……… 3

CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG 1.1 Sưu tập hiện vật – Vai trò của sưu tập hiện vật đối với hoạt động bảo tàng……… 5

1.1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí và nguyên tắc xây dựng……… 5

1.1.1.1 Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng……….5

1.1.1.2 Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng……….9

1.1.1.3 Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng… 10

1.1.2 Vai trò của sưu tập hiện vật đối với hoạt động của bảo tàng………11

1.2 Vài nét giới thiệu về Bảo tàng Hồ Chí Minh………13

1.3 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh và việc xây dựng các sưu tập hiện vật bảo tàng……… 18

1.3.1 Đôi nét về hệ thống kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh…….18

Trang 5

1.3.2 Quá trình xây dựng sưu tập hiện vật ở kho cơ sở Bảo tàng Hồ

Chí Minh……… 22

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU SƯU TẬP BẢN THẢO “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1945 – 1969” TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổng quan về sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh……… 27

2.1.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập……….27

2.1.2 Nội dung của sưu tập………30

2.2 Phân loại sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh……… 38

2.2.1 Phân loại sưu tập theo loại hình bản thảo……….38

2.2.2 Phân loại sưu tập theo theo thời gian………39

2.2.3 Phân loại sưu tập theo đối tượng……… 40

2.3 Giá trị sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh……… 48

2.3.1 Giá trị giáo dục……… 48

2.3.2 Giá trị lịch sử……… 51

2.3.3 Giá trị văn hóa……… 54

2.3.4 Giá trị lưu niệm……….56

Trang 6

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP BẢN THẢO “CHỦ TỊCH

HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1945 – 1969” TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

3.1 Thực trạng sưu tập bản thảo“Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng

vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh……… 58 3.1.1 Tình hình sắp xếp sưu tập tại kho cơ sở và gian trưng

bày……….59 3.1.2 Bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu cho sưu

tập……… 61 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất bảo quản và phát huy giá trị sưu

tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh……… 62 3.2.1 Tiếp tục công tác ngiên cứu sưu tập……….62 3.2.2 Đẩy mạnh công tác kiện toàn và quản lý sưu tập………… 64 3.2.3 Đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo quản sưu tập……… 66 3.2.4 Tiếp tục các hoạt động khai thác, phát huy giá trị sưu

tập……… 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang nhân dân đã lập nên rất nhiều thành tích cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ Được sự dẫn dắt và chỉ dạy của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày càng thêm trưởng thành từ quy mô nhỏ bé với vũ khí thô sơ lực lượng vũ trang ngày càng phát triển thành một lực lượng tinh nhuệ, chính quy Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam lại thực hiện những nhiệm vụ mới với những thách thức và khó khăn Giai đoạn 1945 – 1954 đấu tranh chống lại Thực dân Pháp với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, đây cũng là giai đoạn đầu hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam và những lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên như: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Sở Liêm phong, các đội du kích dân quân địa phương Lúc này, lực lượng vũ trang nhân dân trên cả nước vẫn còn rất non nớt và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhưng do sự quyết tâm không ngại hy sinh, gian khổ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã cùng Đảng và nhân dân ta chiến thắng Thực dân Pháp hùng mạnh Sau hiệp định Giơ- nê- vơ, nước ta bị chia cắt làm hai miền lúc này nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân cũng có nhiều thay đổi bảo

vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là chống lại Đế quốc

Mỹ xâm lược và thống nhất hoàn toàn đất nước Dù phải trải qua rất nhiều nhiệm vụ khó khăn nhưng bên cạnh lực lượng vũ trang nhân dân luôn có sự dẫn dắt tận tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam,

Trang 8

Người luôn dõi theo từng bước đi của lực lượng vũ trang nhân dân và dành cho lực lượng vũ trang nhân dân những tư tưởng, những bài học cũng như những tình cảm vô cùng có giá trị Những tư tưởng, những bài học, những tình cảm của Người vẫn còn sống mãi không chỉ trong giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ mà nó còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân về sau

Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí

Minh là tập hợp những bức thư, bức điện, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Những tư tưởng, những bài học và tình cảm của Người được hàm chứa trong từng bản thảo của sưu tập Sưu tập

bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” là một tài sản vô cùng có giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí

Minh để lại không những cho lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam ta Với giá trị to lớn của sưu tập, hơn nữa cũng chưa

có một công trình nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ về sưu tập này

Chính vì vậy, em xin chọn sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp Đại học ngành Bảo tồn – Bảo tàng

2 Mục đích nghiên cứu

_ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh

_ Khảo sát, thống kê một cách khoa học sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” _ Tìm hiểu nội dung, giá trị tiêu biểu của sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969”

Trang 9

_ Tìm hiểu thực trạng sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” đưa ra những đề

xuất giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập

3 Đối tượng nghiên cứu

_ Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:

Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: _ Phương pháp luận: vận dụng quan điểm Duy vật lịch sử, Duy vật biện chứng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị của sưu tập

_ Phương pháp lịch sử, phương pháp bảo tàng học, phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh…

Trang 10

_ Chương 2: Tìm hiểu sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực

lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng

Trang 11

CHƯƠNG 1:

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG

SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG

1.1 Sưu tập hiện vật – Vai trò của sưu tập hiện vật với hoạt động bảo tàng

1.1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí và nguyên tắc xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng

Trước khi đưa ra khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng chúng ta phải hiểu thuật ngữ sưu tập và khái niệm hiện vật bảo tàng

Thuật ngữ “sưu tập” được bắt nguồn từ tiếng La tinh là Collectio, chuyển sang tiếng Pháp và tiếng Anh là Collection và tiếng Nga là Kolecxia1

Trong các cuốn “Đại bách khoa thư” của Liên Xô (cũ) sưu tập được giải

thích là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật2

Trong cuốn từ điển “Grande Larouse” của Pháp, sưu tập được giải thích

là sự liên kết của một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và

sử dụng3

Giải thích thuật ngữ sưu tập còn được miêu tả trong một số cuốn sách từ điển của Việt Nam như sau:

Trong cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”: Sưu tập lại được giải nghĩa

là sự tìm kiếm công phu và tập hợp lại4

1 PGS-TS Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.194

2, 3 Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng, Nxb: Văn hóa Thông tin, tr.42 - 43

Trang 12

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên được nhà xuất

bản Đà Nẵng xuất bản năm 2005, sưu tập lại được giải thích theo hai nghĩa: Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại

Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống

Như vậy, qua một số khái niệm về thuật ngữ sưu tập trên đây cho thấy sưu tập được hiểu là sự tập hợp một số lượng (hiện vật) được liên kết bởi sự giống nhau về chủ đề với mục đích là để giáo dục, giải trí hay sử dụng

Khái niệm về “hiện vật bảo tàng” đã, đang được nhiều nhà Bảo tàng học

và các chuyên gia trên thế giới quan tâm và nghiên cứu

Ngay từ thế kỷ XVII, ông Maior trong công trình nghiên cứu của mình –

“Bảo tàng học miêu tả” có viết: “Hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật

nằm trong các bảo tàng và nó được giữ gìn lâu dài như những vật chân chính

có thật lấy từ cuộc sống có thật của nó, hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật mang tính quý hiếm”5

Trong cuốn “Bảo tàng học” của hai giáo sư Cộng hòa Dân chủ Đức và

Liên Xô (cũ) là V.Levuwkin và K.Q.Kherbơst có viết: “Hiện vật bảo tàng là hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế giới đồ vật trong hiện vật khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin

xã hội hoặc thông tin khoa học, nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và về con người cho những ai tiếp cận với

4 GS Hoàng Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb: Thành phố Hồ Chí Minh, tr1612

5 PGS-TS Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb: Chính trị Quốc gia

Hà Nội, tr.12

Trang 13

nó Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch sử văn hóa nhất định, vì thế nó là bộ phận của văn hóa dân tộc”6

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tập thể giảng viên khoa Bảo tàng, bộ môn Bảo tàng học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào

đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học.”7

Cuốn “Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga” do Kaulen.M.E chủ biên

được Cục Di sản văn hóa xuất bản năm 2006 đã viết: “Hiện vật bảo tàng là đối tượng tự nhiên hay văn hóa lịch sử được nhập vào sưu tập bảo tàng, là tư liệu ban đầu của tri thức và tác động cảm xúc và mang giá trị bảo tàng”

Từ những khái niệm kể trên đây cho thấy hiện vật bảo tàng được hiểu là những hiện vật gốc của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội được lấy ra từ hiện thực xung quanh con người, hàm chứa trong đó nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật đồng thời hiện vật đó luôn phải có hồ sơ khoa học pháp lý kèm theo

Vậy sưu tập hiện vật bảo tàng là gì?

Các chuyên gia bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết: “Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiện nhất định không kể mỗi một hiện vật

Trang 14

trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa.”8

Các nhà nghiên cứu về Bảo tàng học ở Việt Nam thì đưa ra khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng như sau: “Sưu tập hiện vật bảo tàng là tổng thể hiện vật được tập hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài, loại hình, chất liệu, công dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện

và nó chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt động khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.”9

Trong cuốn “Cơ sở Bảo tàng học” do PGS - TS Nguyễn Thị Huệ (chủ

biên) đã rút ra các ý chính về sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:

“_ Đối tượng tập hợp thành sưu tập phải là các hiện vật bảo tàng

_ Chúng có cùng một hay nhiều dấu hiệu chung (hình thức, nội dung, chất liệu…)

_ Chúng được lưu giữ bảo quản trong Bảo tàng

_ Chúng cùng phản ánh về một vấn đề nào đó…”10

Định nghĩa về “Sưu tập hiện vật bảo tàng” đã được trình bày rất rõ trong

mục 9 điều 4 “Luật Di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành”: “Sưu

tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập giữ gìn, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung

về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”11

Việc nghiên cứu về sưu tập hiện vật bảo tàng đã được nhiều nhà bảo tàng học trong và ngoài nước quan tâm, điều này càng khẳng định sưu tập hiện vật

8 Kaulen M.E (chủ biên) (2006), Sự nghiệp bảo tàng ở nước Nga (tài liệu dịch) Nxb: Cục Di sản văn hóa,

tr.235

9 Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng, Nxb: Văn hóa Thông tin, tr.37

10 PGS-TS Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.196 –

197

11 Luật di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành 2001, Nxb: Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.14

Trang 15

bảo tàng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của bảo tàng trong hiện tại và tương lai

1.1.1.2 Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

Đối tượng chủ yếu để xây dựng sưu tập là hiện vật bảo tàng Việc nghiên cứu xây dựng sưu tập hiện vật là khâu công tác quan trọng mà các bảo tàng thường xuyên thực hiện để có thể khai thác và bảo quản hiện vật một cách hiệu quả nhất Tuy nhiên, mỗi một bảo tàng có nội dung, loại hình, tính chất khác nhau vì vậy thành phần hiện vật được lưu giữ và trưng bày trong mỗi bảo tàng cũng khác nhau do đó lựa chọn tiêu chí để xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là phụ thuộc vào thành phần hiện vật thuộc sở hữu của chính bảo tàng đó Dù có lựa chọn tiêu chí nào để xây dựng sưu tập hiện vật song tất cả các bảo tàng đều phải tuân thủ những nguyên tắc chung khi phân loại sưu tập, mỗi sưu tập hiện vật chứa đựng những giá trị thông tin nhất định, là nguồn khai thác thông tin, tư liệu cho hoạt động của mỗi bảo tàng

Trước đây, các nhà khoa học đã tạm đưa ra 2 tiêu chí cơ bản để xây dựng

sưu tập hiện vật (qua các báo cáo tại Hội thảo khoa học thực tiễn “Nâng cao chất lượng công tác kiểm kê và quản lý các sưu tập hiện vật bảo tàng” tổ

chức 4/2003)

Tiêu chí 1: Các hiện vật cùng sưu tập phải phản ánh hoặc góp phần

nghiên cứu một sự kiện, một vấn đề, một tổ chức xã hội, một nhân vật

Tiêu chí 2: Các hiện vật đó có chung một hoặc nhiều thuộc tính như loại

hình, chất liệu, kỹ thuật chế tác, chức năng sử dụng, địa danh, niên đại… Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công tác xây dựng sưu tập hiện vật được dựa trên một số tiêu chí sau:

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật

Trang 16

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả

- Xây dựng sưu tập tư nhân (có chủ sở hữu)

- Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời – sự nghiệp của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…

1.1.1.3 Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là một hoạt động thường xuyên mà các bảo tàng luôn thực hiện trong quá trình phát triển của mình Hoạt động xây dựng sưu tập cũng đóng vai trò quan trọng và mật thiết như các hoạt động nghiệp vụ khác của bảo tàng Vì vậy, việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng cũng cần có những nguyên tắc riêng cần phải tuân thủ Có 3 nguyên tắc cơ bản sau:

_ Nguyên tắc 1: Những hiện vật được đưa vào sưu tập hiện vật bảo tàng

phải là những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu, nghĩa là hiện vật đó phải thuộc quyền sở hữu của bảo tàng, phải được thông qua hội đồng xét duyệt thẩm định về giá trị nội dung và pháp lý

_ Nguyên tắc 2: Bổ sung hiện vật cho sưu tập luôn là một công việc

quan trọng và cần thiết Bảo tàng cần thống kê và nghiên cứu tất cả các hiện vật trong kho cơ sở cũng như phần trưng bày để đưa vào sưu tập Không chỉ với những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu mà những hiện vật gốc sưu tầm và thu thập về bảo tàng nhưng chưa có đủ thông tin về nội dung và giá trị thì cũng cần tiếp tục bổ sung và lập hồ sơ khoa học – pháp

lý để hiện vật gốc đó chính thức trở thành hiện vật bảo tàng và đưa vào sưu

Trang 17

tập làm cho sưu tập hiện vật bảo tàng ngày càng hoàn chỉnh về cả mặt số lượng và chất lượng

_ Nguyên tắc 3: Khi xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng cần thực hiện

các bước một cách nghiêm túc, được hội đồng thẩm định phê duyệt về mặt nội dung và pháp lý Từ đây tiến hành công tác quản lý và bảo quản sưu tập phục vụ cho các hoạt động chuyên môn trong và ngoài bảo tàng

1.1.2 Vai trò của sưu tập hiện vật đối với hoạt động của bảo tàng

Sưu tập hiện vật bảo tàng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi một bảo tàng Ở các nước tiên tiến có lịch sử ngành bảo tàng lâu đời đều khẳng định rất chú trọng đến việc nghiên cứu các sưu tập hiện vật bảo tàng Viện sĩ Orden– Burg đã có nhận xét rất chuẩn xác: “Ở các bảo tàng, mà cán bộ khoa học của nó không có khả năng độc lập và thường xuyên nghiên cứu các sưu tập hiện vật trong kho bảo tàng cơ sở thì đó chỉ là các bảo tàng chết, không có tương lai.”

Sưu tập hiện vật bảo tàng là sự tập hợp một cách khoa học và hợp lý các hiện vật bảo tàng Nếu hiện vật bảo tàng mang đến cho ta tri thức ban đầu thì sưu tập hiện vật bảo tàng lại mang đến một nguồn tri thức lớn và tổng quát hơn đồng thời rất đa dạng và phong phú Chính vì điều này mà các bảo tàng luôn chú tâm vào hoạt động xây dựng sưu tập của bảo tàng mình

Sưu tập hiện vật ra đời có tác dụng sẽ hỗ trợ các khâu công tác khác của bảo tàng như công tác sưu tầm, kiểm kê - bảo quản, trưng bày, tuyên truyền giáo dục

- Đối với công tác sưu tầm:

Trang 18

Các bảo tàng muốn ra đời và phát triển đều phải thông qua hiện vật gốc

và sưu tập hiện vật gốc Công tác sưu tầm làm nhiệm vụ thu thập và đưa chúng về bảo tàng từ đây kho cơ sở được hình thành

Công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng lại dựa trên thành quả của công tác sưu tầm là những hiện vật đã được thu thập về kho cơ sở của bảo tàng Từ đây, các sưu tập hiện vật bảo tàng dần được hình thành và có tác động ngược trở lại đối với công tác sưu tầm giúp công tác này phát hiện ra những hiện vật đang bị thiếu hụt và lập kế hoạch sưu tầm mới làm cho kho cơ

sở của bảo tàng ngày càng được tăng thêm cả về số lượng và chất lượng

- Đối với công tác kiểm kê – bảo quản:

Khi xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng, các cán bộ bảo tàng cần thống

kê và nghiên cứu tất cả các hiện vật trong kho cơ sở cũng như phần trưng bày

để đưa vào sưu tập làm cho sưu tập ngày càng được hoàn chỉnh Trong quá trình này, cán bộ kiểm kê – bảo quản sẽ rà soát tất cả các hiện vật cũng như sổ sách trong bảo tàng mình, từ đây sẽ phát hiện ra được những hiện vật còn thiếu thông tin hay chưa đủ hồ sơ khoa học – pháp lý kèm theo lúc này sẽ tiến hành bổ sung giúp kho cơ sở của bảo tàng ngày càng được hoàn thiện Trên

cơ sở đó việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng cũng được tiến hành một cách thuận lợi, chọn lọc được nhiều hiện vật phù hợp để đưa vào sưu tập

- Đối với công tác trưng bày:

Xây dựng sưu tập hiện vật sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng và chỉnh lý các phần trưng bày, triển lãm của bảo tàng, đồng thời còn giúp cho bảo tàng luôn tìm kiếm và đổi mới các đề tài trưng bày Khi sưu tập hiện vật được hình thành cũng tạo cơ sở cho các cán bộ trưng bày hình thành nên các ý tưởng, các nội dung trưng bày mới và các giải pháp trưng bày thích hợp

Trang 19

Ngoài ra, một sưu tập tốt, có chất lượng bản thân nó đã có thể trở thành một phần trưng bày trong bảo tàng mang lại một nguồn tri thức tổng quát, đa dạng, phong phú đến với khách tham quan

- Đối với công tác giáo dục:

Như đã đề cập ở phần trên, nếu hiện vật bảo tàng mang đến cho ta tri thức ban đầu thì sưu tập hiện vật bảo tàng lại mang đến một nguồn tri thức lớn và tổng quát hơn đồng thời rất đa dạng và phong phú Sưu tập cung cấp thông tin tập trung, nhanh, chính xác, từ đây sẽ hấp dẫn đông đảo công chúng đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu, học tập và giải trí Có thể nói rằng, sưu tập hiện vật bảo tàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục của bảo tàng

1.2 Vài nét giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của đất nước Việt Nam cũng như toàn nhân loại Khi Người qua đời vào tháng 9/1969 ao ước của toàn Đảng cũng như toàn dân ta là xây dựng một công trình hàm chứa những tư tưởng, những cống hiến đồng thời là nơi biểu hiện rõ nét nhất tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính từ những mong muốn này mà Bảo tàng Hồ Chí Minh đã ra đời

Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985, khánh thành ngày 19/5/1990, đúng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thời gian trực tiếp xây dựng công trình chỉ diễn

ra trong gần 5 năm nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của bảo tàng kéo dài tới gần 20 năm

Ngày 21/11/1970, Ban bí thư Trưng ương Đảng Lao động Việt Nam ra Quyết định số 206 – NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng gồm các đồng chí Hà Huy Giáp,

Trang 20

Ủy viên Trung ương Đảng, trưởng ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh; đồng chí Hoàng Tùng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban; đồng chí Vũ Kỳ, ủy viên

Các cán bộ ở cơ quan 41 (Mật danh của cơ quan phục vụ Bác Hồ năm

1941 khi Bác về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng) đã làm nhiệm vụ giữ gìn

và phát huy di sản Bác Hồ để lại Có thể nói tổ chức của cơ quan 41 là tiền thân của Bảo tàng Hồ Chí Minh Được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã triển khai một loạt các nhiệm vụ quan trọng: chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho Bảo tàng, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với Bảo tàng Trung ương Lênin (Liên Xô) và Bảo tàng Quốc gia Đi-mi-tơ-rốp (Bungari), thực hiện các công tác nghiệp vụ của bảo tàng sưu tầm xác minh tài liệu, hiện vật về Bác; xây dựng đề cương nội dung, tìm kiếm giải pháp mỹ thuật trưng bày, thiết kế thi công công trình cho Bảo tàng say này

Ngày 12/9/1977, đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ký Nghị quyết 04 NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện di chúc của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người”

Năm 1978, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh Ngày 15/10/1979, đã ban hành Nghị định 375/CP về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Nghị định nêu rõ:

“Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật

và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên

Trang 21

truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó”

Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 283-QĐ “Phê chuẩn thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây dựng Bảo tàng “Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”

Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14-QĐ/TW về việc xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó xác định thời gian khởi công năm 1985, hoàn thành xây dựng năm 1987 và 1989 đưa công trình vào hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người

Tháng 1/1983, Ban chỉ đạo xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng được thành lập Đến ngày 18/5/1985, nhân kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiếc cọc đầu tiên đã là điểm khởi đầu, tạo dựng nền móng trên địa điểm xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ngày 19/5/1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khánh thành, với dáng dấp của một bông hoa sen trắng đang nở nằm tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bảo tàng cũng như các công trình văn hóa khác ở nơi đây đã trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị nơi hội tụ của đồng bào cả nước và bầu bạn khắp 5 châu

Hệ thống trưng bày là tiếng nói, là những điều muốn nhắn gửi tới khách tham quan khi đến thăm bảo tàng Đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng vậy,

hệ thống trưng bày của bảo tàng là sự sáng tạo lớn và đào sâu nghiên cứu khi thể hiện được sự gắn kết giữa cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và phong trào Cộng sản quốc tế, hệ thống trưng bày được chia làm 3 phần với các nội dung:

_ Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Gồm 8 chủ đề phản ánh các giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động

Trang 22

cách mạng Người, thông qua các tài liệu, hiện vật và sưu tập tài liệu, hiện vật

đã giúp khách tham quan có cái nhìn bao quát và hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

_ Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: gồm 6 tổ hợp không gian hình tượng Đây là phần bổ sung trực tiếp góp phần làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc qua thực tiễn chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

_ Phần trưng bày gồm 8 chuyên đề nói về các sự kiện lịch sử chính của thế giới có ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sự kết hợp chặt chẽ, logic giữa kiến trúc, mỹ thuật, kỹ thuật và nội dung trưng bày đã tạo nên một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh đem lại những hiểu biết sâu sắc toàn diện về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với khách tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều tài liệu hiện vật mới có ý nghĩa giáo dục cao và để lại trong lòng khách tham quan những ấn tượng sâu sắc như: Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội”; triển lãm “Chủ tịch

Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng”; triển lãm về tài liệu hiện vật về “Vụ

án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”… Những cuộc triễn lãm có nội dung phong phú, hình thức đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan trong và ngoài nước

Trải qua 40 năm nỗ lực và phấn đấu, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thu được những kết quả to lớn sau:

Trang 23

_ Đón tiếp hơn 25 triệu khách tham quan, trong đó hơn 4 triệu khách tham quan là người nước ngoài đến từ trên 60 quốc gia Trong đó có nhiều vị nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước và quốc tế

_ Tổ chức gần 50 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, về công tác chuyên môn của Bảo tàng, Di tích

_ Tổ chức hàng trăm cuộc triễm lãm tại Bảo tàng và các nước khác như Liên Xô, Pháp, Lào, Campuchia, Thái Lan…

_ Xuất bản 50 cuốn sách, ra 28 số nội san Thông tin tư liệu Trong đó có những cuốn sách tiêu biểu phục vụ đắc lực cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong và ngoài Bảo tàng như: Cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh”; “Cuốn sách ảnh giới thiệu về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)”; Cuốn “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” (1931 – 1933) (tư liệu và hình ảnh); Cuốn “Những tên gọi, bút danh, bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Cuốn “Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ”…

_ Thực hiện 16 đề tài khoa học cấp bộ, 13 đề tài khoa học cấp cơ sở _ Sưu tầm, tiếp nhận hơn 9000 hiện vật, tài liệu để góp phần xây dựng Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh và kho tư liệu

_ Xây dựng thư viện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh có 6700 đầu sách thường xuyên cập nhật các loại sách, báo, tạp chí, bài viết có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cho hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong cả nước Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Bảo tàng Hồ Chí

Trang 24

Minh đã thực hiện các hoạt động sau: Giúp các đơn vị thực hiện các công tác nghiệp vụ, giúp thẩm định và đánh giá nội dung các công trình khoa học của bảo tàng và di tích lưu niệm Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp các thông tin về kết quả nghiên cứu mới, về tài liệu hiện vật mới sưu tầm Hàng năm, Bảo tàng

có kế hoạch tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ các đơn vị Bảo tàng còn phối hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi về công tác chuyên môn nghiệp vụ…

Bảo tàng Hồ Chí Minh được coi là một bảo tàng tiêu biểu trong hệ thống các Bảo tàng ở nước ta, nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát huy những di sản mà Bác Hồ để lại mà còn là nơi giáo dục có hiệu quả nhất về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người đến với mọi thế hệ người Việt Nam và giúp cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về Chủ tich Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh danh văn hóa kiệt xuất

1.3 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh và việc xây dựng các sưu tập hiện vật bảo tàng

1.3.1 Đôi nét về hệ thống kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh

Mỗi bảo tàng muốn ra đời và phát triển đều phải dựa vào hiện vật bảo tàng và sưu tập hiện vật bảo tàng, để bảo quản và lưu giữ những hiện vật này nhất thiết bảo tàng đó phải có kho cơ sở của mình Theo quan niệm của các nhà bảo tàng học, kho cơ sở là nơi bảo quản các hiện vật bảo tàng có giá trị lịch sử cùng với các tài liệu khoa học phụ liên quan, kho thường xuyên được sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn đến nghiên cứu, khai thác tài liệu phục vụ khách tham quan

Kho cơ sở càng phong phú, đa dạng thì các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng càng diễn ra một cách dễ dàng phục vụ tốt các chức năng xã hội mà bảo tàng hướng đến

Trang 25

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lớn và hiện đại ở nước ta, kho cơ sở của bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản một khối lượng hiện vật khổng lồ trên 13 vạn đầu tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là tài sản vô giá của quốc gia, là di sản về tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người

Với tầm quan trọng của việc xây dựng kho cơ sở nên hệ thống kho của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được hình thành từ cuối năm 1969 đầu năm 1970 trước khi Bảo tàng chính thức ra đời vào 12/9/1977 (Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ký Nghị quyết 04 NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh) Lúc đó, Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sử dụng gian nhà có sẵn trong Khu di tích Phủ Chủ tịch để lưu giữ và bảo quản các tài liệu hiện vật có liên quan đến Người

Ngày 30/7/1981, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 26/QĐ/BT phê chuẩn “Quy định về hệ thống kho và thành phần hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”

Năm 2003, Bản quy chế hoạt động của kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

đã được bổ sung hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng từ năm 2004 đến nay Trong bản quy chế có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của kho cơ sở như sau: Vừa sưu tầm, tiếp nhận hiện vật, vừa tổ chức bảo quản, gìn giữ lâu dài và nguyên vẹn các tài liệu hiện vật trong kho, tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ cho từng tài liệu hiện vật, bảo đảm các cơ sở pháp lý cho hiện vật tồn tại, kho cơ

sở cũng tiến hành phân loại, xây dựng nhiều sưu tập hiện vật liên quan đến một vĩ nhân, bảo đảm các sưu tập hiện vật đó phù hợp với loại hình của Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bảo tàng lưu niệm danh nhân

Hệ thống kho của Bảo tàng Hồ Chí Minh là một công trình khép kín với diện tích 1200 m2 Trong mỗi phòng kho tùy theo từng chất liệu hiện vật mà

có các trang thiết bị bảo quản phù hợp: tủ, kệ, máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ,

Trang 26

độ ẩm, áng sáng Chính nhờ sự quan tâm đúng mức đến trang thiết bị bảo quản mà công tác bảo quản tài liệu hiện vật luôn được thực hiện tốt

Khối hiện vật Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ yếu do Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ từ lúc sinh thời Người, giao lại cho Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Năm

1990, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, toàn bộ khối hiện vật trên được chuyển về kho cơ sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản Hàng năm, kho cơ sở được bổ sung một khối lượng lớn tài liệu, hiện vật do các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước giao nhận và sưu tầm

Thực hiện chức năng kiểm kê và bảo quản toàn bộ tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là phòng kiểm kê bảo quản Phòng có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống kho

cơ sở luôn được an toàn và sạch sẽ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm trong kho Bảo quản và quản lý hiện vật theo sơ đồ địa hình chất liệu, sưu tập, khối Phòng Kiểm kê – Bảo quản đang ứng dụng công nghệ tin học vào việc quản lý và khai thác hiện vật trong kho cơ sở, việc tra cứu và tìm kiếm thông tin về hiện vật sẽ diễn ra một cách nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của cán bộ chuyên môn cũng như phục vụ được nhu cầu nghiên cứu trong và ngoài bảo tàng

Hệ thống kho cơ sở bao gồm 9 kho, bảo quản hiện vật gồm 11 nhóm chất liệu

Trang 27

5 Kho kim loại KL

6 Kho đồ sứ, đá S, Đ

7 Kho các chất liệu da, nhựa, xương D, N, X

8 Kho hiện vật hóa chất HC

9 Kho tác phẩm nghệ thuật TPNT Hiện vật được lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chia thành các mảng chính sau:

- Đồ dùng sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Đồ dùng Người tiếp khách

- Bản thảo do Người viết

- Sách báo Người đã đọc

- Ảnh, băng ghi âm và các phim về hoạt động của Người

- Điện, thư và quà tặng của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế gửi tặng Người…

Kho cơ sở là nơi cung cấp phần lớn tài liệu, hiện vật cho các cuộc trưng bày, triển lãm của Bảo tàng; các bảo tàng chi nhánh tại các địa phương, các cơ quan, trường học, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kho cơ sở còn cung cấp hàng nghìn bức ảnh chụp, hàng nghìn trang tài liệu bản thảo cho nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản đĩa CD-ROM Hồ Chí Minh Toàn tập và Viện Hồ Chí Minh bổ sung bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập; đã tái bản từ 12 lên 15 tập.12

Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh thường xuyên tham gia đính chính, xác minh những sự kiện, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà các phương tiện truyền thông đại chúng công bố chưa chính xác; giới thiệu hàng trăm hiện vật,

12 Bảo tàng Hồ Chí Minh (2010), 40 năm Bảo tàng Hồ Chí Minh, NXB: Thanh niên, tr.56

Trang 28

tài liệu cho các đài phát thanh và truyền hình, các nhà xuất bản để xây dựng các bộ phim, xuất bản sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt được chức năng kiểm

kê, bảo quản những tài liệu hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời tiến hành quản lý và khai thác các tài liệu hiện vật này một cách hiệu quả nhất Từng tài liệu hiện vật trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đều được lập hồ sơ khoa học, nhập dữ liệu thông tin vào máy tính Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như cung cấp những thông tin xác thực nhất về những tài liệu hiện vật có liên quan đến Người…Kho cơ

sở Bảo tàng Hồ Chí Minh qua một quá trình hình thành và phát triển đã gặt hái được những thành công nhất định phục vụ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu

về những tài liệu hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người

1.3.2 Quá trình xây dựng sưu tập hiện vật ở kho cở sở bảo tàng Hồ Chí Minh

Như đã nói ở phần trước, sưu tập hiện vật đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời và phát triển của mỗi một bảo tàng Vì vậy mà các bảo tàng luôn chú trọng đến việc xây dựng sưu tập cho bảo tàng mình và đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng vậy hoạt động này rất được Bảo tàng quan tâm và chú

ý Từ việc nghiên cứu, xác định mục tiêu, mục đích cho đến việc xây dựng, phân loại và hoàn thiện sưu tập hiện vật đều được các cán bộ bảo tàng quán triệt

Khi tiến hành xây dựng sưu tập và phân loại sưu tập hiện vật, Bảo tàng

Hồ Chí Minh chú ý đến các yếu tố sau đây của hiện vật:

+ Tính nguồn gốc của hiện vật: Các hiện vật đưa vào sưu tập phải là hiện vật gốc

Trang 29

+ Hiện vật có nội dung lịch sử rõ ràng

+ Tính pháp lý của hiện vật: hiện vật phải được đăng ký trong sổ kiểm kê,

có đánh số kiểm kê và sổ phân loại

+ Hiện vật phải được xác minh, có hồ sơ đầy đủ, bảo đảm có đầy đủ thông tin

Khi tiến hành xây dựng và phân loại sưu tập, các bảo tàng phải dựa vào các tiêu chí và nguyên tắc chung cần phải thực hiện, nhưng dựa vào thực tế và điều kiện của từng bảo tàng mà công đoạn thực hiện có thể khác nhau để phù hợp với hoạt động của bảo tàng mình Việc xây dựng sưu tập tại bảo tàng Hồ Chí Minh chia ra thành 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu, xác định mục tiêu xây dựng sưu tập hiện

vật

Để tiến hành được công đoạn này, cán bộ bảo tàng Hồ Chí Minh phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc từng sự kiện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó xác định được mục tiêu xây dựng sưu tập hiện vật và tiến hành xây dựng các sưu tập hiện vật cụ thể

Bước 2: Xác định mục đích xây dựng sưu tập hiện vật

Việc xây dựng sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra với mục đích nhằm phục vụ có hiệu quả nhất các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ của bảo tàng: sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục Đồng thời, xây dựng sưu tập hiện vật còn phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng được diễn ra một cách thuận lợi nhất

Bước 3: Tiến hành xây dựng, phân loại các sưu tập hiện vật bao gồm các

việc:

Trang 30

+ Việc xây dựng sưu tập hiện vật được dựa trên toàn bộ các hiện vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

+ Tùy thuộc vào loại hình bảo tàng cũng như thành phần hiện vật đang được lưu giữ mà cán bộ bảo tàng sẽ đưa ra các tiêu chí phù hợp nhằm thực hiện tốt việc phân loại sưu tập hiện vật Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh việc xác định các tiêu chí cho sưu tập hiện vật bảo tàng cũng rất được quan tâm:

- Khối hiện vật có cùng loại hình: Khối bản thảo, khối báo, khối phim, khối ảnh, khối tác phẩm nghệ thuật, khối băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Khối hiện vật theo thời gian: theo các sự kiện lịch sử, theo mốc thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động

- Khối hiện vật theo địa danh: các tài liệu, hiện vật liên quan đến thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài (Trung Quốc, Nga, Pháp…) Các địa danh Bác đã đến hoạt động ở trong nước

+ Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm kê, xác minh khoa học cho các hiện vật trong bảo tàng

Thành phần cấu tạo nên sưu tập hiện vật bảo tàng chính là các hiện vật bảo tàng, việc đẩy mạnh và hoàn thiện hồ sơ khoa học cho từng hiện vật là một vấn đề cần thiết từ đây sẽ giúp cho hồ sơ khoa học của sưu tập hiện vật ngày càng được kiện toàn

+ Đánh số cho các sưu tập hiện vật

Bước 4: Hoàn thiện các sưu tập hiện vật bảo tàng

Công tác xây dựng và phân loại sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện Hoàn thiện sưu tập hiện vật được thể hiện trên 2

Trang 31

mặt: hoàn thiện số lượng hiện vật cho sưu tập và nội dung thông tin cho sưu tập

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một Bảo tàng lưu niệm danh nhân, các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh về cuộc đời và tư tưởng của Người mà còn gắn liền với mỗi bước đi của cuộc cách mạng vĩ đại

do nhân dân Việt Nam tiến hành mà Hồ Chí Minh là Người cầm lái Do vậy, trong quá trình xây dựng sưu tập, Bảo tàng Hồ Chí Minh chú ý đến 2 chủ đề lớn sau:

- Những sưu tập hiện vật minh chứng cho những sự kiện lớn, minh chứng cho sự kiện cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Những sưu tập hiện vật thể hiện cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việc phân loại sưu tập tài liệu hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh căn cứ vào loại hình cấu tạo và nội dung ý nghĩa lịch sử của chúng Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng hàng trăm sưu tập lớn, nhỏ

Các sưu tập lớn của Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm:

- Sưu tập tài liệu Bác đã đọc

- Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Sưu tập đồ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Sưu tập các tặng phẩm của nhân dân trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Sưu tập phim ảnh về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Sưu tập băng đĩa ghi âm tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Sưu tập tài liệu hiện vật về tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các sưu tập nhỏ bao gồm:

Trang 32

- Sưu tập báo cắt dán “ Người tốt việc tốt”

- Sưu tập tài liệu hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước

- Sưu tập tài liệu hiện vật với phong trào diệt dốt

- Sưu tập tài liệu hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc

- Vv…

Công tác xây dựng và phân loại sưu tập hiện vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, khai thác và phát huy giá trị của các sưu tập trong bảo tàng Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện các sưu tập hiện vật về cả 2 mặt số lượng và nội dung thông tin hiện vật

Trang 33

CHƯƠNG 2:

TÌM HIỂU SƯU TẬP BẢN THẢO

“CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1969”

TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan về sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực

lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Người đã dành nhiều tâm huyết xây dựng và rèn

luyện lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng vũ trang đã được hình thành, phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của dân tộc về xây dựng các thứ quân “quân triều đình”, “quân các lộ” và “dân binh”, phát triển

tư tưởng của Ăngghen, Lênin về xây dựng các “đội dân cảnh”, xây dựng

“Quân đội thường trực”, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích sự kết hợp nhuần nhuyễn

và gắn bó chặt chẽ lẫn nhau của 3 thứ quân này đã được Người chỉ rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Đồng thời, Người còn nhìn thấy sự lớn mạnh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng

Trang 34

quân “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang

Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam” 13 Nhờ quá trình rèn luyện và phát triển của mình, đúng

như những mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với quy mô nhỏ bé ngày nào đã trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh rộng khắp trong cả nước Ngoài Quân đội nhân dân Việt Nam không thể không nhắc đến một lực lượng cũng vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đó chính là lực lượng Công an

nhân dân Việt Nam “Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế.” 14 Đó là những nhiệm vụ mà Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đặt ra cho lực lượng Công An nhân dân

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là Người thấu hiểu nhất những hy sinh to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ kẻ thù luôn được trang bị những vũ khí hiện đại và tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta rất nhiều Không chỉ

là những quan tâm chung chung mà Người còn đi sâu sát vào đời sống vật chất và tinh thần của từng chiến sĩ Bác thường đưa ra các lời khuyên nhủ tới

từng tướng lĩnh và cán bộ “Bộ đội phải tập luyện, phải săn sóc để đánh được, đồng cam cộng khổ Tôn Tử có nói: “lính chưa ăn, tướng không được than phiền đói, lính chưa nghỉ tướng không được kêu mệt, lính chưa đi ngủ tướng không được nằm”.” 15 Trong bài nói chuyện tại Trường chính trị Trung cấp Quân đội, Người đã từng nói: “Cán bộ phải thương yêu săn sóc đội viên Cán

bộ phải chăm lo đội viên đủ ăn đủ mặc cán bộ có coi đội viên như chân như tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc.” 16

13 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.508

14 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.83

15 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.264

16Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.219

Trang 35

Người cũng thường xuyên kêu gọi toàn dân chăm lo cho lực lượng vũ trang nhân dân và giúp đỡ thương binh, bệnh binh gia đình thương binh, liệt sĩ Bác luôn mong muốn người chiến sĩ phải được đào tạo và phát triển một cách toàn diện nhất và phải được chăm lo đến quyền lợi, lợi ích, đặc biệt là những nhu cầu chính đáng để mỗi người có thể yên tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng

Hồ Chí Minh là tập hợp những bản thảo của Người bao gồm những bức thư, bức điện, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Thông qua những bản thảo này những bài học, những lời dạy, những tình cảm của Người đối với lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn này

đã được thể hiện Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” hiện đang được lưu giữ tại

Bảo tàng Hồ Chí Minh được hình thành từ các nguồn sau:

_ Các bản thảo hình thành nên sưu tập phần nhiều là do Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống và làm việc tại đây, sau khi Người qua đời, Văn phòng chuyển giao cho Phòng tư liệu – Ban nghiên cứu viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau đó, Phòng tư liệu chuyển giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản

_ Một phần khác cấu thành nên sưu tập là những tài liệu được tiếp nhận

từ các cơ quan, các địa phương đến tặng

_ Ngoài ra để sưu tập ngày càng được hoàn thiện hơn Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tổ chức các chuyến sưu tầm hiện vật theo kế hoạch bổ sung hiện vật của Kho cơ sở Bảo tàng

Trang 36

2.1.2 Nội dung của sưu tập

Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” bao gồm các bức thư, bức điện, bài nói,

bài viết của Người Thông qua, sưu tập bản thảo này những bài học, những tình cảm sâu sắc của Người dành cho lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng được thể hiện

Các bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sưu tập thường đề cập đến các đối tượng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam như: Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, dân quân du kích, thương binh bệnh binh

+ Đối với lực lượng Quân đội nhân dân

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đặc biệt là Quân đội nhân dân Việt Nam Người luôn muốn

xây dựng Quân đội ta trở thành “một quân đội nhân dân hùng mạnh, một quân đội cách mạng tiến lên chính quy và hiện đại, để giữ gìn hòa bình, bảo

vệ Tổ quốc" 17 Quân đội nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến

chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ đã giành được rất nhiều thắng lợi to lớn, bên cạnh sự thành công đó luôn có những bài học và sự động viên, khen thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người luôn khuyên nhủ các cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội cần phải trung thành tuyệt đối với Đảng và với nhân dân Tại bài nói trong buổi chiêu đãi mừng Quân Đội ta 20 tuổi ngày

22/12/1964 (TP.1212/1- 2) , Người đã nói rằng “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” 18 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, vốn xuất thân từ các tầng

lớp nhân dân và là con em của nhân dân, Quân đội ta phải hết lòng yêu

17 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.585

18 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.586

Trang 37

thương và kính trọng nhân dân luôn nhấn mạnh tinh thần “quân và dân như

cá với nước” Có rất nhiều bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi khen ngợi

các đồng bào và bộ đội địa phương đã dành những chiến công lớn trong đánh giặc Tiêu biểu như:

_ Thư khen đồng bào, bộ đội và cán bộ Nghệ An ngày 29/7/1966 (TP.655), Nghệ An đã vinh dự bắn được những chiếc máy bay thứ 300, thứ

500, thứ 900 Đến 27/7/1966, quân và dân Nghệ An đã bắn rơi 202 chiếc máy bay Mỹ

_ Thư khen quân và dân Hải Phòng ngày 5/8/1966 (TP.165) Từ ngày 2 đến 5/8, quân và dân Hải Phòng đã liên tiếp đập tan các cuộc tấn công của địch, bắn rơi được 9 máy bay Mỹ, tính đến ngày 5/8/1966 Hải Phòng đã bắn rơi 50 máy bay Mỹ

_ Thư khen quân và dân Vĩnh Linh ngày 10/8/1968 (TP.352), quân và dân Vĩnh Linh đã bắn rơi 200 chiếc máy bay Mỹ, bắn chìm, bắn cháy 33 tàu chiến Mỹ các loại Bác Hồ đã tặng quân và dân 2 câu thơ sau:

“Đánh cho giặc Mỹ tan tành Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng.” 19

Nhiều đơn vị của Quân Đội nhân dân cũng được Bác Hồ khen thưởng và

có những bài học rất bổ ích dành cho các chiến sĩ

_ Trong bài nói tại buổi lễ tuyên dương các đơn vị Phòng quân và Hải quân ngày 7/8/1964(TP.1221/1- 2) Người đã khen ngợi những thành tích mà

các đơn vị Phòng quân và Hải quân đã đạt được “Các chú đã chiến đấu rất anh dũng, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc, vừa rồi lại nghe tin 4 chiếc máy bay Mỹ đến Biên Hòa bị hỏng Các chú đã bắn sống phi

19 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.482

Trang 38

công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta Như vậy là rất tốt.” 20

_ Trong thư gửi cán bộ và chiến sĩ bộ đội thông tin liên lạc ngày 28/1/

1969(TP.635/1- 13) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “bộ đội thông tin liên lạc đã lập nhiều thành tích vẻ vang đã dũng cảm, nhanh nhẹn, khắc phục khó khăn, giữ vững thông tin liên lạc, đảm bảo tốt cho chiến đấu và công tác chung Đã xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh và nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật Còn đào tạo được nhiều dân quân, tự vệ làm công tác thông tin liên lạc Như thế là tốt.” 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên nhủ các cán bộ và bộ đội cần giữ vững lập trường, tư tưởng, đạo đức Không ngừng học tập và rèn luyện để

xứng đáng trở thành “bộ đội Cụ Hồ”

+ Đối với lực lượng Công an nhân dân

Lực lượng Công an nhân dân ra đời với các tổ chức đầu tiên: Sở Liêm phong, Sở Trinh sát, Quốc gia tự vệ cuộc…Các tổ chức này có chung nhiệm

vụ trấn áp phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Bác Hồ, bảo vệ chính quyền, Lực lượng Công an nhân dân là công cụ sắc bén, tin cậy của Đảng để trấn áp

kẻ thù, đảm bảo dân chủ cho nhân dân Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 23/SL hợp nhất các tổ chức: Liêm phóng, Cảnh sát thành Việt Nam Công an vụ Đây là sự kiện quan trọng mở đầu cho quá trình xây dựng và phát triển của Công an nhân dân

Đối với lực lượng Công an nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có những bài học cũng như những lời dạy sâu sắc, trước hết phải có tư tưởng gần

dân “Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân,

20 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.366

21 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.544

Trang 39

dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân Như vậy, nhân dân sẽ giúp Công

an thi đua giết giặc lập công, Công an phát động quần chúng thực hiện khẩu hiệu “Ba không” bảo mật phòng gian ở vùng tự do Cuộc đấu tranh của lực lượng Công an nhân dân chống các cơ quan tình báo, gián điệp Pháp và ngụy quyền tay sai đã góp phần bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến, sát cánh cùng Quân đội nhân dân, tham gia bảo vệ và phục vụ các chiến dịch quân sự Thu Đông- 1947, Biên Giới- 1950, đặc biệt là chiến dịch Đông Xuân 1953- 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Đồng thời, lực lượng Công an nhân dân đã bảo vệ phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa suốt quá trình diễn ra hội nghị Giơ-nê-vơ góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp

Trong giai đoạn kháng chiến chống Đế Quốc Mỹ, đất nước ta bị chia cắt nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân lại có sự thay đổi

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ ngành công an ngày

29/4/1963(TP.1223/1- 3), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản Cho nên nhiệm vụ của công an là cực kỳ quan trọng Nó giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ cho nhân dân

ta an cư lạc nghiệp, để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm

cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước

22 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.83

Trang 40

nhà” 23 Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan

trọng, bảo vệ hậu phương lớn của đất nước giúp cho miền Nam sớm giành độc lập, thống nhất nước nhà Trong bài nói tại Đại hội chiến sĩ thi đua Công

an nhân dân vũ trang, Người đã từng nói “phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sang chiến đấu để đề phòng và tiêu diệt những âm mưu và hoạt động của Mỹ - Diệm đang tìm cách phá hoại miềm Bắc.” 24

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có những bài học dành cho lực lượng Công an nhân dân về chống biệt kích hay bảo vệ trị an miền núi: Bài nói chuyện tại Hội nghị bảo vệ trị an miền núi ở Trường cán bộ Công an – 5/9/1964 (TP.1298) Đồng thời Người cũng có lời khen ngợi với những đơn

vị xuất sắc như: Thư khen ngợi Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy Sở Công

an Hà Nội(TP.662/1 -2)

+ Đối với lực lượng dân quân du kích

Lực lượng dân quân, tự vệ và du kích được Chủ tịch Hồ Chí Minh ví là

“lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc Vô luận địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường

đó, thì địch cũng phải tan rã.” 25Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, lực lượng dân quân tự vệ đã đóng vai trò rất quan trọng làm cho giặc đi đến đâu cũng bị quấy phá, bị tiêu diệt, bộ đội đi đến bất cứ nơi đâu cũng có sự giúp đỡ của dân quân du kích về cả mặt vật chất cũng như tinh thần Những hy sinh cũng như những đóng góp của lực lượng dân quân du kích rất được Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị dân quân toàn quốc tháng 4/1948 người

đã nêu những tấm gương các anh hùng du kích tiêu biểu “Dân quân du kích

có những làng oanh liệt như làng Đình Bảng và một số làng khác Có những

23 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.71

24 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.351

25 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, (2010), Nxb: Chính trị Quốc gia, tr.158

Ngày đăng: 04/06/2021, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w