1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu sưu tập ảnh chủ tịch hồ chí minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951 1969 lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng hồ chí minh

74 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Hiện tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969”, tuy sưu tập chưa tập hợp được đầy đủ, nhưng đó l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HÓA

TÌM HIỂU SƯU TẬP ẢNH

“CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” LƯU GIỮ TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ

MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

Mã số : 52320305

Người hướng dẫn:       PGS.TS NGUYỄN QUỐC HÙNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

“Tìm hiểu sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật

giai đoạn 1951 -1969 lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh” là đề tài

nghiên cứu đầu tiên của em Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã gặp phải không ít khó khăn nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của PSG.TS Nguyễn Quốc Hùng và các cán bộ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, em đã hoàn thành bài khóa luận của mình

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thiện khóa luận Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị làm việc ở các phòng ban của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu Tuy nhiên trong phạm vi thời gian và bước đầu làm nghiên cứu khoa học,khóa luận của em cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Kính mong sự góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và các bạn sinh viên

để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 05 năm 2013

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Bích

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG 11

1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng-khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây dựng sưu tập 11

1.1.1 Khái niệm về sưu tập bảo tàng 11

1.1.2 Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng 15

1.1.3 Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng 17

1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng 19

1.2 Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh 20

1.3 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng 26

1.3.1 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh 26

1.3.2 Công tác xây dựng sưu tập ở kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh 30

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP ẢNH “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” LƯU GIỮ TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 33

2.1 Tổng quan về sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh 33 2.1.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập 33

2.1.2 Nội dung của sưu tập 36

2.2 Phân loại sưu tập 39

2.2.1 Phân loại sưu tập theo thời gian 39

2.2.2 Phân loại theo đối tượng 41

2.3 Giá trị của sưu tập 43

2.3.1 Giá trị lịch sử 43

Trang 4

2.3.2 Giá trị văn hóa 43

2.3.3 Giá trị giáo dục 45

CHƯƠNG 3: MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP ẢNH “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” LƯU GIỮ 50

TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 50

3.1 Thực trạng của sưu tập 50

3.2 Một số giải pháp 54

3.2.1 Tiếp tục công tác nghiên cứu sưu tập 54

3.2.2 Đẩy mạnh công tác kiện toàn và quản lý sưu tập 55

3.2.3 Tăng cường công tác bảo quản sưu tập 56

3.2.4 Không ngừng phát huy giá trị của sưu tập 60

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC

 

 

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử, có thể thấy văn học, nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu tranh có hiệu quả Từ những câu ca dao, tục ngữ, những câu truyện, vở kịch mang nội dung phản phong châm biếm, đả kích giai cấp thống trị đến các áng văn chương có nội dung đấu tranh xã hội cao Những áng văn chương lớn như

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu đều có giá trị về tư tưởng và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ Đồ Chiểu đã nêu lên quan điểm tiến bộ về văn học, nghệ thuật của một nhà nho yêu nước:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Năm Đinh Mão 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Đường cách mệnh” Tác phẩm thể hiện một thế giới quan mới-đó là thế giới quan về người chiến sĩ cách mạng có tư cách, dũng khí, có phẩm chất đạo đức cần thiết với mình, với người khác và với công việc, có tinh thần quốc tế trong sáng Bác viết tác phẩm này với mục đích: Mong đồng bào đọc tác phẩm rồi suy ngẫm, hiểu ra, thức tỉnh chính bản thân và đứng lên đoàn kết với nhau mà làm cách mệnh, nhất là lứa tuổi thanh niên

Còn trong bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”, Người cũng khẳng định:

“Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Với hai câu thơ, Hồ Chí Minh đã cho thấy được quan điểm văn hóa, nghệ thuật của nhà cách mạng yêu nước, chỉ ra mối quan hệ giữa người làm văn hóa, nghệ thuật với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời đó cũng là đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng

Trang 6

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 cũng nhấn mạnh tính chiến đấu của văn hóa, văn nghệ trên lập trường giai cấp vô sản theo phương châm “dân tộc, khoa học và đại chúng”

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học, nghệ thuật đã trở thành một “vũ khí” đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận văn hoá Mặt trận văn hóa cũng như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế…Xem văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này Tuy không có tiếng súng, không phải đối phó với kẻ thù trực tiếp, nhưng tính chất phức tạp và quyết liệt của mặt trận văn hóa, nghệ thuật đã được thực tiễn lịch sử chứng minh Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”

Quan điểm trên từng được Hồ Chí Minh phát biểu từ thời kỳ trước cách mạng và những năm đầu của cuộc kháng chiến Ngay sau Quốc khánh 2-9-

1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc

bộ Tại buổi tiếp đại biểu của Ủy ban này ngày 7-9-1945, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập

và kiến thiết một nền văn hóa mới” Từ đó, tùy theo nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta nhấn mạnh các tính chất, đặc trưng của nền văn hóa Để phù hợp với tiến trình cách mạng, với kết quả tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã từng bước điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quan điểm cơ bản của mình và chỉ ra đó là nền văn hóa bao hàm các tính chất dân tộc, hiện đại và nhân văn để tạo nên một nền văn hóa mới đa dạng và thống nhất-nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng đúc kết và khẳng định

Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ

Trang 7

trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” Văn hóa nghệ thuật có chắc năng và nhiệm vụ đặc biệt trong việc “phò chính, trừ tà”, góp phần nhân đạo và việc nhân đạo hóa con người, cổ vũ con người vươn tới chân, thiện, mỹ

Bằng cả cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã đúc kết, khẳng định và chứng

thực được chân lý, quan điểm sâu sắc trên và thấm sâu trong nhận thức của

các nhà văn, nhà thơ đi theo Đảng suốt những năm tháng kháng chiến, cũng như những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội Theo Người, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật-vũ khí, nghệ sĩ-chiến sĩ

Từ luận điểm cơ bản trên, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ sự phát triển của văn hóa nước ta: Tham gia cách mạng là con đường duy nhất, là nhu cầu tất yếu của văn hóa, nghệ thuật

và những người hoạt động, sáng tạo trên lĩnh vực này Rõ ràng là dân tộc bị

áp bức thì nghệ thuật cũng mất tự do Nghệ thuật muốn được tự do thì phải tham gia cách mạng Tham gia cách mạng không chỉ để đóng góp tích cực vào tiến trình và thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mà còn vì nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân nghệ thuật, vì sự tự do chân chính của nghệ thuật Kết luận hiển nhiên, giản dị đó của Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với văn hóa, nghệ thuật nước ta gần 60 năm qua

Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 23 NQ/TW thể hiện ý chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó văn

Trang 8

hóa, nghệ thuật là một bộ phận rất quan trọng, “Về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới”, Nghị quyết khẳng định: Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tiến trình của văn hoá

là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, là một động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và

sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam Nghị quyết cũng chỉ rõ trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoà nhập quốc tế…văn hóa, nghệ thuật nước ta đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt

Với tư cách là người đặt nền móng cho nền văn nghệ cách mạng, Bác

Hồ kính yêu đã có công gây dựng một nền văn nghệ mới, đồng thời có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ

Trong suốt con đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn gắn

bó và quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật không chỉ ở trong nước mà tất cả các nước trên thế giới Việc Bác chào đón, thăm hỏi các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước phần nào cho thấy được điều đó Văn hóa nghệ thuật không chỉ phục vụ cách mạng, mở rộng ngoại giao quốc tế, nâng cao văn hóa tinh thần cho người dân, mà ở Hồ Chí Minh ta thấy một tình yêu nghệ thuật thực sự, không phân biệt quốc gia, dân tộc, giai cấp, một nền nghệ thuật vì hòa bình, hữu nghị, hạnh phúc cho mọi người

Hiện tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ sưu tập ảnh

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969”, tuy sưu tập chưa tập hợp được đầy đủ, nhưng đó là bằng chứng cho thấy sự đấu tranh và phát triển của văn hóa, nghệ thuật trong nước cũng như nước ngoài, thấy được ý chí, phẩm chất, tinh thần của những người hoạt động nghệ thuật

vì dân, vì nước, vì nghệ thuật trong thời kháng chiến, đặc biệt thể hiện tư tưởng, tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 9

đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nước nhà trong tình hình chiến tranh và xây dựng đất nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội Bộ sưu tập cung cấp thêm những thông tin về hoạt động của Hồ Chủ tịch có liên quan đến văn hóa, nghệ thuật Chính vì vậy em xin chọn đề tài: Tìm hiểu sưu tập ảnh “Chủ tịch

Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho

cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo tàng-Bảo tồn

2 Mục đích nghiên cứu

 Giới thiệu sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ

thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh

 Xác định những giá trị: Giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị giáo dục của sưu tập

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản và phát huy giá trị sưu tập

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969”

- Phạm vi nghiên cứu

 Thời gian: 1951-1969

 Không gian: kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin: chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chủ nghĩa khoa học lịch sử

 Phương pháp liên ngành: bảo tàng học, văn hóa học, sử học…

 Ngoài ra còn một số phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp,

điều tra, khảo sát, tiếp cận trực tiếp tài liệu hiện vật tài liệu khoa học hiện vật

Trang 10

5 Đóng góp của khóa luận

 Giới thiệu nội dung sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969” lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

 Góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục của sưu tập, bổ sung nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, ngoại giao, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người quan tâm đến sưu tập ảnh

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969”

Trang 11

CHƯƠNG 1 BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG

SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG

1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng-khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây dựng sưu tập

1.1.1 Khái niệm về sưu tập bảo tàng

Bảo tàng đã có dấu hiệu xuất hiện cách đây rất lâu, từ khi con người biết săn bắt hái lượm, biết cư trú trong các hang đá, những mảnh xương, hòn

đá có vết tích ghè đẽo, những hình vẽ trên vách hang…tất cả góp phần minh chứng cho một thời kỳ mà con người cố gắng sáng tạo và gìn giữ Sau đó các tiền bảo tàng bắt đầu xuất hiện gắn liền với quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người, nhất là khi của cải bắt đầu dư thừa, con người chú trọng đến cái đẹp hơn và tìm cách sở hữu nó thông qua các bộ sưu tập cá nhân Hiện nay, bảo tàng có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, những giá trị mà bảo tàng đang gìn giữ và phát huy cũng chính là hiện vật bảo tàng Bảo tàng mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau, mỗi loại hình bảo tàng cũng có đặc điểm khác nhau, vậy nên hiện vật bảo tàng cũng được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể Để hiểu được khái niệm hiện vật bảo tàng trước hết phải nắm được khái niệm “hiện vật”, và khái niệm “sưu tập”

Theo “Từ điển tiếng Việt”: Hiện vật là vật có thực để làm vật chứng, vật cớ để chứng minh1

Theo “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”: Hiện vật là vật sưu tầm, hay khai quật được2

Trang 12

Từ hai khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về hiện vật: Hiện vật là những vật chất được con người thu thập về để làm vật chứng, chứng minh cho một vấn đề nào đó

Khái niệm về hiện vật bảo tàng cho đến nay vẫn chưa được thống nhất chung, có nhiều quan điểm khác nhau do nhìn ở các góc độ khác nhau Có quan niệm cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin xã hội hay thông tin hình học, là nguồn sử liệu quan trọng để cung cấp những tri thức cần thiết về lịch sử và tự nhiên, xã hội, về con người cho những ai tiếp cận với nó Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa nhất định, vì thế nó là một bộ phận của di sản văn hóa dân vật”

Trong cuốn “Bảo tàng học” của hai tác giả V.levukin (CHDC Đức cũ)

và KG Khebơxơ (Liên Xô cũ) có nêu ra khái niệm:

“Hiện vật bảo tàng là hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế giới đồ vật trong hiện thực khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng lâu dài”

Trong cuốn “Cơ sở bảo tàng học” có khẳng định:

“Hiện vật bảo tàng là nguồn gốc đầu tiên của tri thức, mà nhờ có nguồn gốc đầu tiên cuả tri thức ấy, bảo tàng mới trở thành cơ quan nghiên cứu khoa học, mới có khả năng trở thành cơ sở tư liệu phục vụ cho các ngành khoa học,

tổ chức kinh tế, xã hội, cơ quan văn hóa khác”

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức, căn cứ vào chức năng xã hội, những nhiệm vụ xã hội mà bảo tàng được giao, tập thể giảng viên bộ môn Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nêu ra khái niệm về hiện vật bảo tàng :

“Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung

Trang 13

quanh ta, bản thân nó chứng minh cho sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”3

Trong cuốn “Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng” của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN 2005, TS Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra khái niệm:

“Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học-pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung

và loại hình của bảo tàng, chúng được gìn giữ, bảo quản lâu dài để phục vụ cho những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”

Hiện vật bảo tàng tồn tại khách quan với con người, nó hiện hữu trong thế giới tự nhiên, trong xã hội, xung quanh con người Việc nhận diện được những giá trị của các hiện vật để thu thập, lựa chọn, đưa chúng về bảo tàng là nhiệm vụ của các cán bộ bảo tàng ,những người có chuyên môn nghiệp vụ,

mà trong từ ngữ chuyên môn của bảo tàng gọi công việc đó là “Sưu tập hiện vật bảo tàng” Để hiểu được khái niệm này trước tiên phải hiểu khái niệm

“sưu tập” là gì

Theo Bách khoa toàn thư của Anh, Pháp, Nga thì khái niệm “sưu tập”

về ngôn ngữ học đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh là Collection, tiếng Pháp là Collection, tiếng Anh là Collection và tiếng Nga là Kolecxia

Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ)- tập VII, trang 433, có định nghĩa

về sưu tập như sau:

“Sưu tập là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại hoặc có liên kết bởi nét chung của chủ đề)”

Trong giáo trình “Cơ sở bảo tàng học”, tập 2, xuất bản tại Hà Nội, cuối năm 1990, tập thể giáo viên bộ môn Bảo tàng, trường Đại học Văn Hóa Hà Nội cũng đồng ý với các học giả, các nhà bảo tàng học Xô Viết

      

Trang 14

Với khái niệm “Sưu tập hiện vật bảo tàng” có nhiều khái niệm khác nhau, trong cuốn “Thuật ngữ bảo tàng” đã đưa ra định nghĩa sau đây:

“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ hiện vật bảo tàng có một hay vài dấu hiệu chung có tầm quan trọng về khoa học hay nghệ thuật được liên kết thành một thể thống nhất hoàn chỉnh”4

Khái niệm trên vẫn chưa hoàn toàn chính xác, hiện vật không chỉ được sưu tập bó hẹp trong hai lĩnh vực, và cũng chưa chỉ rõ được những dấu hiệu chung đó là gì

Các chuyên gia của bảo tàng Cộng hòa Liên bang Nga đã nêu ra:

“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau, cùng chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định không kể mỗi một hiện vật trong đó có một giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa”5

Tại hội thảo khoa học thực tiễn “ Sưu tập và phương pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng” tổ chức tại Hà Nội ngày 7 và 8/1994, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa về “Sưu tập hiện vật bảo tàng”, tùy mỗi tác giả trong bài tham luận của mình đã đưa ra định nghĩa khác nhau về sưu tập hiện vật bảo tàng, song họ đều thống nhất quan điểm: Sưu tập hiện vật bảo tàng là tập hợp hiện vật gốc dựa trên một hay nhiều dấu hiệu chung theo thể loại, theo nội dung, xuất xứ,…

Theo “Từ điển thuật ngữ bảo tàng” của Liên Xô xuất bản năm 1974 tại Matxcơva, các nhà bảo tàng học Xô Viết đã định nghĩa sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:

“Sưu tập hiện vật bảo tàng là tổng thể các hiện vật bảo tàng có liên quan đến một hay một vài dấu hiệu chung, có tầm quan trọng về khoa học hay nghệ thuật và được liên kết lại như một thể thống nhất, toàn vẹn”

      

 

Trang 15

Theo “Luật di sản Văn hóa”, Điều 9, khái niệm “Sưu tập” được cụ thể hóa phù hợp với tình hình của đất nước:

“Sưu tập hiện vật là tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung về chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”6

Đưa ra nhiều khái niệm về hiện vật bảo tàng, sưu tập hiện vật bảo tàng, với những góc nhìn khác nhau mang tính khoa học, giúp ta có cái nhìn tổng thể về những giá trị mà bảo tàng đang gìn giữ, nó mang tính thực tiễn, không

áp đặp, phù hợp với từng loại hình bảo tàng và với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

1.1.2 Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

Công tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động thường xuyên

và mang tính khoa học đặc trưng của bảo tàng Đối tượng xây dựng sưu tập là hiện vật bảo tàng, nhưng không phải hiện vật bảo tàng nào cũng được lựa chọn để xây dựng thành sưu tập, mà cán bộ bảo tàng phải nghiên cứu, lựa chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở, các tiêu chí xây dựng sưu tập phù hợp với loại hình, điều kiện của bảo tàng Mỗi loại hình bảo tàng có đối tượng phục vụ riêng, do đó cũng có cách riêng để xây dựng sưu tập hiện vật Tuy nhiên, các bảo tàng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung khi phân loại sưu tập, để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thuận tiện trong việc nghiên cứu, bảo quản và khai thác các giá trị của sưu tập

Thông qua các báo cáo tại Hội thảo thực tiễn “Nâng cao chất lương công tác kiểm kê và quản lý các sưu tập hiện vật bảo tàng”, tổ chức 4/2003,

có thể thấy các nhà khoa học đã tạm đưa ra 2 tiêu chí cơ bản để xây dựng sưu tập hiện vật:

      

 

Trang 16

+ Tiêu chí thứ nhất: Các hiên vật trong một sưu tập phải cùng phản ánh một vấn đề, một sự kiện hay nội dung nào đó

+ Tiêu chí thứ 2: Các hiện vật đó phải có chung một hay nhiều thuộc tính như loại hình, chất liệu, chức năng sử dụng, địa danh, niên đại,…

Theo Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, điều kiện để xây dựng một sưu tập hiện vật bao gồm:

+ Về hiện vật: Các hiện vât trong sưu tập phải là các hiện vật gốc, các hiện vật đó phải có cơ sở pháp lý (đã kiểm kê), phải có lý lịch rõ ràng

+ Tiêu chí xây dựng sưu tập: Các hiên vật trong một sưu tập phải cùng phản ánh một vấn đề, một sự kiện hay nội dung nào đó Các hiện vật đó phải

có chung một hay nhiều thuộc tính như loại hình, chất liệu, chức năng sử dụng, địa danh, …

Các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho rằng: tiêu chí để xây dựng một sưu tập là:

+ Các hiện vật phải là hiện vật gốc

+ Các hiện vật có lý lịch rõ ràng, có dấu hiệu chung như cùng một nội dung, cùng một sự kiện

Hiện nay, trong công tác xây dựng sưu tập, các nhà bảo tàng học thế giới cũng như Việt Nam đều dựa trên các tiêu chí sau:

+ Xây dựng sưu tập theo đề tài lịch sử

+ Xây dựng sưu tập theo loại hình hiện vật

+ Xây dựng sưu tập theo công dụng hiện vật

+ Xây dựng sưu tập theo chất liệu hiện vật

+ Xây dựng sưu tập theo địa điểm

+ Xây dựng sưu tập theo thời gian

+ Xây dựng sưu tập theo tác giả

Trang 17

+ Xây dựng sưu tập sưu tập tư nhân

+ Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời-sự nghiệp của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…

Dù trên thực tế có nhiều cách để xây dựng sưu tập nhưng vẫn có những tiêu chí chung để việc xây dựng sưu tập đảm bảo được những điều cần và đủ cho một sưu tập hiện vật bảo tàng như: Hiện vật phải là hiện vật gốc, có hồ sơ khoa học pháp lý, có cùng chung dấu hiệu về nội dung, niên đại,…

Những tiêu chí này áp dụng vào sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng

Hồ Chí Minh đều phù hợp và hợp lí

1.1.3 Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

Dựa trên khái niệm “sưu tập”, “sưu tập hiện vật là tập hợp các hiện vật bảo tàng hiện lưu giữu tại kho cơ sở cùng có một hay nhiều dấu hiệu, cùng phản ánh một vấn đề lịch sử nào đó”, đồng thời xây dựng sưu tập được coi là một hoạt động thường xuyên thực hiện trong quá trình phát triển của bảo tàng Hoạt động xây dưng sưu tập bao gồm ba nội dung:

+ Một là, sưu tầm hoặc tập hợp những hiện vật đơn lẻ thành sưu tập + Hai là, nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số lượng và chất lượng

+ Ba là, nghiên cứu để bảo quản, khai thác và sử dụng sưu tập tới mức tối đa

Mỗi một bảo tàng đều có đặc trưng riêng về xây dựng sưu tập nhằm phù hợp với nội dung chủ đạo của bảo tàng Nhưng dù bảo tàng thuộc loại hình KHXH hay KHTN vẫn phải tuân thủ nguyên tắc chung về hiện vật:

+ Phải đảm bảo tính nguyên gốc

+ Có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật

+ Tính chất pháp lý (được hoàn thiễn dần trang quá trình kiểm kê)

Trang 18

+ Tính hệ thống thông tin hoàn chỉnh

+ Tính quý hiếm, độc đáo

+ Tình trạng bảo quản tốt

+ Đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và chất lượng thông tin chính xác, đầy đủ

Và tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản sau về xây dựng sưu tập:

- Những hiện vật đưa vào sưu tập phải là những hiện vật đã được đăng

ký trong hồ sơ kiểm kê bước đầu của bảo tàng đó, tức thuộc quyền sở hữu của bảo tàng Đây là nguyên tắc chung cơ bản nhất, bởi vì sưu tập chỉ bao gồm những hiện vật bảo tàng của chính bảo tàng đó

Những hiện vật chưa được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu, tức là chưa trở thành hiện vật bảo tàng, vì vậy không đưa vào sưu tập Tuy nhiên, do đặc điểm của bảo tàng Việt Nam hiện nay, những hiện vật trong kho, có không ít những hiện vật được đăng ký trong số kiểm kê bước đầu, nhưng trong các hồ sơ nội dung và xuất sứ hiện vật ghi chép vẫn còn sơ sài, chỉ có giá trị thông tin tối thiểu, thậm chí không có giá trị thông tin tối thiểu về xuất

sứ Những hiện vật này cần đầu tư nhiều trong quá trình sưu tập để bổ sung, năng cao giá trị thông tin Nếu không bổ sung thông tin cũng không nên đưa vào sưu tập, bởi vì những yếu tố tạo thành sưu tập mang những thông tin chính xác, đầy đủ và phong phú, thì giá trị sưu tập đó càng lớn và ngược lại

- Bổ sung hiện vật cho sưu tập.Cần tập hợp đầy đủ chính xác các hiện vật có ở bảo tàng để nghiên cứu đưa vào sưu tập

Đây là nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn kho cơ sở bảo tàng ở Việt Nam hiện nay, nguyên tắc này sẽ có ích với số lượng lớn hiện vật trong kho Các hiện vật sau khi được đăng ký đưa vào sổ kiểm kê bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các bộ sưu tập để thuận tiện cho việc bảo quản và khai thác giá trị của các hiện vật

Trang 19

- Quá trình các bước tiến hành xây dựng sưu tập cần tuân thủ nghiêm ngặt và được sự thẩm định của Hội đồng khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng Đồng thời khi hoàn thành phải được sự phê duyệt của Giám đốc bảo tàng để đảm bảo tính pháp lý của sưu tập đó

Mỗi một bảo tàng có đặc điểm riêng về xây dựng sưu tập để phù hợp với nội dung chủ đạo của bảo tàng, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ 2 nguyên tắc

cơ bản về xây dựng sưu tập

1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng

Sưu tập hiện vật bảo tàng là sản phẩm quan trọng của bảo tàng, có mối quan hệ mật thiết với các khâu công tác với nhau

Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động nghiên cứu Một sưu tập sẽ tập hợp các thông tin được chọn lọc, cùng liên quan đến một chủ đề nào đó có giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử, mang tính logic Sưu tập sẽ là cơ sở cho các nhà khoa học có thêm thông tin, để bổ sung những hiện vật còn thiếu, chưa đầy đủ, làm cho hiện vật kiện toàn, hoàn thiện Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục làm rõ các thông tin chưa được tìm ra trong sưu tập

Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động sưu tầm, sưu tầm là bước đầu quan trọng để tập hợp các hiện vật về kho cơ sở của bảo tàng, từ các hiện vật đó cán bộ bảo tàng sẽ tiếp tục phân loại để đưa vào các sưu tập khác nhau Nhận thức này đã có tác động đến hoạt động sưu tầm về định hướng, lập kế hoạch, bố trí thời gian, nhân lực để sưu tầm tiếp các hiện vật còn thiếu trong các sưu tập

Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động trưng bày, tuyên truyền, giáo dục

Đối với hoạt động trưng bày bảo tàng, sưu tập có giá trị đặc biệt nhiều mặt Kho cơ sở bảo tàng được tạo thành bởi các sưu tập sẽ giúp cho trưng bày luôn tìm kiếm được đề tài cho trưng bày chuyên đề cũng như trưng bày lưu

Trang 20

động Hơn nữa, Sưu tập hiện vật bảo tàng là cơ sở để các bảo tàng trưng bày

có định hướng, có mục đích, đem lại hiệu quả cao Các hiện vật này được lựa chọn, sắp xếp và giải thích, phù hợp với chủ đề đã đưa ra trên cơ sở khoa học bảo tàng, giúp cho người xem dễ hiểu những ý đồ của trưng bày bảo tàng Trưng bày theo sưu tập hiện vật gây chú ý, thu hút khách tham quan, đảm bảo

ưu thế về ý tưởng, nội dung khoa học và số lượng hiện vật Trưng bày bảo tàng sẽ tạo ra các mảng trọng tâm, điểm nhấn cho người xem, giúp cho công chúng cảm nhận đầy đủ về nội dung và hình thức thẩm mỹ trưng bày Công chúng đến với bảo tàng có thể dễ dàng nhận biết được sưu tập theo các đề tài khác nhau mà có khi không cần đến cán bộ hướng dẫn

Hiện vật bảo tàng là cơ sở của hoạt động tuyên truyền-giáo dục đến công chúng Sưu tập sẽ làm các tư liệu tập trung và được thẩm định bước đầu, thông tin được cung cấp cần thiết và chính xác, và phục vụ cho công tác tuyên truyền Thông qua các hình thức tuyên truyền, sưu tập được phát huy tác dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến tri thức, nhằm đem lại hiệu quả cuối cùng là giáo dục con người thông qua các hiện vật, sưu tập hiện vật

Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động kiểm kê, bảo quản kho cơ

sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản các sưu tập và cũng là nơi tiến hành các công tác khoa học cho hiên vật như: lập hồ sơ hiện vật, biên bản giao nhận, lí lịch hiện vật, phiếu hiện vật…, trên thực tế, không phải sưu tập nào cũng được ghi chép đầy đủ và chính xác, tăng khả năng kiện toàn, nâng cao chất lượng của kho cơ sở bảo tàng

Sưu tập hiện vật bảo tàng có vai trò quan trọng đối với các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng Thông qua sưu tập mà bảo tàng có kế hoạch, định hướng cho các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng

1.2 Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong khu vực Quảng trường Ba Đình lịch

sử, Số 19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội Bảo tàng được xây dựng theo

Trang 21

nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng đạo đức và phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hữu nghị và hòa bình với nhân dân thế giới

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh-Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Người chiến sĩ lội lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế qua đời Trong niềm tiếc thương vô hạn, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người

Ngày 25-11-1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra quyết định số 206-NQ/TW thành lập ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Từ ngày đó đến nay là cả một chẳng đường dài

Chặng đường đầu tiên(1970-1990) là giai đoạn quyết định cho sự ra đời của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng ngày ấy (gồm đồng chí lão thành Hà Huy Giáp-Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh; Đồng chí Hoàng Tùng-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban; đồng chí Vũ Kỳ-thư ký lâu năm của Bác Hồ, là ủy viên) đã tập trung công sức xây dựng một kế hoạch toàn diện về viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trình Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển trọn cán bộ được đặt lên hàng đầu Các cán bộ của cơ quan 41 (Mật danh của cơ quan phục vụ Bác Hồ lấy năm

1941, năm Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng) đã tình nguyện ở lại làm nhiệm vụ gìn giữ và phát huy di sản Bác Hồ để lại Một số cán bộ từ cơ quan khác, từ các trường đại học được tuyển trọn thêm Trên cơ sở đó, tổ chức bộ máy cơ quan dần được hình thành

Từ CQ 41đến Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thời gian không ngắn,cũng không ít khó khăn Các công việc được triển khai và thực hiện trong điều kiện

Trang 22

đất nước chiến tranh, kinh tế khó khăn Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là các bạn từ đất nước Lênin vị đại, mọi công việc chuẩn bị cho Bảo tàng

Hồ Chí Minh ra đời được tiến hành rất khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng và

có hiệu quả; từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ đến các công việc trọng tâm như sưu tầm tài liệu, hiện vật; xây dựng đề cương nội dung, tìm kiếm giải pháp mỹ thuật trưng bày; thiết kế thi công công trình; bảo quản và phát huy tác dụng của Khu Di tích Phủ Chủ tịch

Những công việc mà ban phụ trách Bảo tàng Hồ Chí Minh, lãnh đạo cơ quan thực hiện trong 7 năm đầu là những tiền đề để xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong tương lai Ngày 12-9-1977, đồng chí Lê Duẩn-Tổng Bí thư, thay mặt bộ Chính trị ký Nghị quyết số 04-NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng đạo đức và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người”

Năm 1978, Hội đồng Chính Phủ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng

Hồ Chí Minh và ngày 15/10/1979 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh là: “trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó”

Ngày 31 tháng 8 năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh toàn

Trang 23

quân phải hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp 100 năm ngày sinh của người Từ đây, mọi hoạt động của cơ quan đều hướng vào ngày 19-5-1990 Thời gian trực tiếp xây dựng công trình chỉ diễn ra gần 5 năm, nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng kéo dài tới gần 20 năm

Ý Đảng, lòng dân, chung một tấm lòng với Bác Năm năm chạy đua với thời gian, công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hoàn thành Ngày 19/5/1990,

Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể, trong niềm hân hoan vui sướng của toàn Đảng, toàn dân Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế như hình bông sen trắng, binh dị, thanh tao giữ mảnh đất Ba Đình lịch

sử, công trình Bảo tàng Hồ Chí minh có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với nhân dân thủ đô mà còn có ý nghĩa với cả dân tộc và bạn bè quốc tế

Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành và mở cửa đón khách vào năm

1990, vào đúng thời điểm tình hình đất nước có nhiều diễn biến phức tạp Song cũng chính vào thời điểm đó, tháng 11-1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết khuyến nghị các quốc gia thành viên kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới công nhận, nhân dân biết ơn, ghi nhớ, cùng vào một dịp kỷ niệm ngày sinh của Người Giờ đây tên tuổi của Hồ Chí Minh luôn gắn với danh hiệu cao quý mà nhân loại dành cho Người

Công trình Bảo tàng Hồ Chí minh vừa là quà tặng của nhân dân Liên

Xô với tình cảm quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vừa là những đóng góp to lớn của nhân dân ta, của cán bộ, chiến sĩ, các họa sĩ, các kiến trúc sư, các nhà khoa học, kỹ thuật, là công sức, tiền của và cả những sự động viên khích lệ của nhân dân Lễ khành thành Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày 19-5-

1900, đánh dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của Bảo tàng

Hồ Chí Minh, đồng thời ghi nhận sự đóng góp và phấn đấu, trưởng thành của

Trang 24

cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh Từ đây hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh

đã bước sang một trang sử mới

Từ khi chính thức đi vào hoạt động, cùng với lăng Bác, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ, đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của đồng bào, đồng chí cả nước của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh đi vào hoạt động cũng dựa trên các khâu công tác của bảo tàng Công tác sưu tầm là bước đầu chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khối tài liệu, hiện vật, phim ảnh,… liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người được sưu tầm, lưu giữ và bảo quản Công tác sưu tầm được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: Từ 9/1969 đến 19/5/1990 và từ 1990 đến nay

- Giai đoạn từ 9/1969 đến 19/05/1990

Nhiệm vụ chính của công tác sưu tầm trong giai đoạn này là thu thập tài liệu, hiên vật, phim ảnh,…bổ sung cho kho cơ sở và phục vụ cho trưng bày bảo tàng Hồ Chí Minh

- Giai đoạn từ 1990 đến nay:

Sau ngày bảo tàng mở cửa đón khách tham quan 19/5/1990, công tác sưu tầm vẫn được triển khai đều, ba nhiệm vụ của công tác sưu tầm ở giai đoạn một vẫn được quán triệt Trong suốt quá trình triển khai công tác này, phạm vi, vi trí từng nhiệm vụ cũng được xác định trong từng thời kỳ khác nhau Trong giai đoạn này, công tác sưu tầm tập chung giải quyết các nhiệm

vụ cụ thể sau:

+ Thu thập tài liệu, hiện vật bổ sung cho cơ sở và kho tài liệu khoa học

bổ trợ

Trang 25

+ Phục vụ cho chỉnh lý và nâng cao trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, phục vụ cho các cuộc triển lãm trong và ngoài bảo tàng

+ Phục vụ công tác nghiên cứu về Bảo tàng Hồ Chí Minh

+ Công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật của giai đoạn này được tổ chức dưới các hình thức như sau:

 Tổ chức các chuyến sưu tầm theo kế hoạch

 Thông qua các cuộc triển lãm chuyên đề ở Trung ương và Hà Nội

để sưu tầm tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học

bổ trợ

 Tổ chức tiếp nhận hiện vật do tổ chức hoặc cá nhân gửi tặng

Toàn bộ tài liệu hiện vật được sưu tầm và tiếp nhận về, đều được xử lý

và làm đầy đủ các thủ tục tiếp nhận ban đầu, đăng ký vào sổ sưu tầm Qua xác minh đối chiếu lập hồ sơ chi tiết cho các hiện vật, nhiều hiện vật đã được hội đồng xét chọn và đánh giá hiện vật bảo tàng, thông qua và đưa vào kho bảo quản theo đúng nguyên tắc và khai thác, sử dụng theo quy định chung của bảo tàng

Trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa giữ nội dung và giải pháp mỹ thuật, làm nổi bật ý đồ, tư tưởng, nội dung trong tổng thể mối quan hệ hữu cơ Bác Hồ, dân tộc và thời đại

Theo quan điểm mỹ thuật trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tầng trưng bày được phân thành 3 không gian chính:

- Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đây

là nội dung chính của phần trưng bày, gồm có 8 chủ đề phản ánh các giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh

- Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, gồm 6 tổ hợp không gian hình tượng

Trang 26

- Phần trưng bày các sự kiện lịch sử chính của thế giới có ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam, gồm 8 gian chuyên đề

Các phần trưng bày trên là một tổng thể không tách rời nhau, cùng với phim video tư liệu, tuốc ni két, ảnh, tài liệu, những điểm nhấn cảm xúc và các trọng tâm thể hiện Bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Con người đã gắn cuộc đời mình với dân tộc, nhân loại

1.3 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng

1.3.1 Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh

Một trong những cơ sở vật chất quan trọng quyết định sự sống còn của bảo tàng là hiện vật gốc Kho cơ sở là nơi chứa đựng, bảo quản toàn bộ hiện vật gốc, là cơ sở vật chất quan trọng quyết định mọi hoạt động của bảo tàng

Trên phương diện ý nghĩ bảo quản di sản văn hóa vật chất của dân tộc

và thế giới thì kho cơ sở bảo tàng là những kho tàng chủ yếu của Nhà nước, gìn giữ những hiện vật có ý nghĩa lịch sử và khoa khọc Do đó, kho cơ sở không chỉ có có ý nghĩa trong trong phạm vi bảo tàng mà còn có ý nghĩa trong phạm vi dân tộc và quốc tế

Cũng như các bảo tàng quốc gia khác, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng có vị trí rất quan trọng trong mọi hoạt động của bảo tàng Cùng với sự ra đời và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh là sự hình thành và phát triển kho cơ sở, nơi lưu giữ và bảo quản tài liệu, hiên vật, phim ảnh, liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được hình thành trước khi bảo tàng chính thức ra đời Mặc dù đến năm 1977, mới có quyết định thành lập bảo tàng nhưng hệ thống kho cơ sở của bảo tàng

Trang 27

đã được hình thành từ cuối những tháng năm 1969 đầu năm 1970 nhằm lưu trữ, bảo quản tại chỗ khối tài liệu, hiện vật, phim ảnh có liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh và một số bảo tàng quốc gia Viêt Nam Từ đặc điểm này dẫn đến một số nét đặc thù riêng trong công tác phân loại, bảo quản và quản

lý tài liệu, hiện vật trong kho

Với tổng số hơn 13 vạn hiện vật, tài liệu, phim ảnh,…về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là tài sản vô giá của quốc gia, là di sản về tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh Đó cũng là cơ sở vật chất quan trọng nhất để Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động tuân thủ đúng nguyên tắc của bảo tàng

Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là một hệ thống kho tương đối lớn và hiện đại so với các kho ở bảo tàng quốc gia khác, vừa đáp ứng yêu cầu bảo quản lâu dài tài liệu, hiện vật, vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong và ngoài cơ quan Từ hệ thống nhà kho, phương tiện bảo quản đến việc phân loại, sắp xếp hiện vật trong kho, những nét đặc thù riêng

đó góp phần tạo nên hệ thống kho cơ sở tương đối hoàn chỉnh và ổn định

Với diện tích 1200m2, kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện vật cũng như thuận lợi trong khâu quản lý, phục vụ khai thác Toàn bộ hê thống bảo quản hiện vật là một công trình khép kín, khu vực riêng biệt cách ly với các khu vực khác của bảo tàng

Để thuận lợi cho việc bảo quản các tài liệu, hiện vật một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, Bảo tàng đã tiến hành phân loại, sắp xếp tài liệu, hiện vật theo chất liệu Đây là phương pháp được các nhà bảo tàng học đánh giá cao Bởi vì các tài liệu, hiện vật lưu giữ, bảo quản liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc các chất liệu khác nhau Kho cơ

sở Bảo tàng Hồ Chí Minh phân loại theo các chất liệu khác nhau Hiện nay kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng được các phòng kho bảo quản tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được các tiêu chí bảo tàng Các kho chất liệu

Trang 28

gồm: kho kim loại; kho giấy; kho ảnh; kho tác phẩm nghệ thuật; kho các chất liệu da, nhựa, xương; kho tài liệu văn hóa, sách báo; kho đồ dệt; kho đồ sứ, đá; kho hiện vật hóa chất

Ngoài gian kho để bảo quản hiện vật, còn có một số phòng làm việc phục vụ trước hết cho các công việc nghiệp vụ của kho cơ sở, phòng tiếp nhận hiện vật mới sưu tầm; phòng khử trùng; phòng hồ sơ và lưu trữ; phòng kiểm kê-bảo quản

Khối hiện vật Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ yếu do văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ lúc sinh thời Người, giao lại cho ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Năm

1990, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, toàn bộ khối hiện vật trên được chuyển về kho cơ sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản Hàng năm, kho cơ sở được bổ sung một khối lượng lớn tài liệu, hiện vật do các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước giao nhận và sưu tầm

Phòng Kiểm kê-Bảo quản thực hiện chức năng kiểm kê và bảo quản toàn bộ tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được lưu giữ trong kho cơ

sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Hiện công tác kiểm kê đang dần được hoàn thiện như thống kê số lượng và kiểm tra tình trạng hiện vật, đối chiếu và đưa ra các tài liệu, hiện vật, bổ sung cho tài liệu, hiện vật

Phòng Kiểm kê-Bảo quản đang ứng dụng công nghệ thông tin học vào việc quản lý và khai thác hiện vật trong kho cơ sở để nhập máy phiếu hiện vật của một số hiện vật và tài liệu trong kho Ngoài ra, để đáp ứng được công tác tra cứu, tìm kiếm nhanh chóng thông tin về hiện vật, đã in ra các loại sổ sách, danh mục phục vụ công tác kiểm kê Phòng có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống kho cơ sở luôn an toàn và sạch sẽ Hệ thống trang thiết bị cũng được hoàn thiện, bao gồm: hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, cùng các giá kệ bảo quản,…

Trang 29

Phân loại, sắp xếp tài liệu, hiện vật: tài liệu hiện vật được phân loại, sắp xếp, bảo quản theo chất liệu

Để bảo quản hiện vật gốc được lâu bền, Kho cơ sở đã và đang sao nhận các sưu tập hiện vật theo chuyên đề như: Chuyên đề ảnh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phim hoạt động của Người, băng ghi âm tiếng nói của Người, tài liệu bản thảo bút tích của Người, sách Người đã đọc…

Kho cơ sở là nơi cung cấp phần lớn tài liệu, hiện vật cho các cuộc trưng bày, triển lãm của Bảo tàng; các bảo tàng chi nhánh tại địa phương, các cơ quan, trường học, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu,tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ phòng Kiểm kê-Bảo quản có ý thức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm về công tác tổ chức kho, ghi chép hiện vật, ứng dụng phần mềm vi tính vào quản lý và khai thác hiện vật của các bảo tàng khác, tham gia các khóa học ngắn hạn về bảo quản chất liệu như: kim loại, giấy, ảnh…

Hàng năm, phòng Kiểm kê-Bảo quản cũng là nơi đón nhận sinh viên Trường đại học Văn Hóa về thực tập Tại đây, sinh viên có điều kiện tham gia các khâu công kiểm kê-bảo quản tại kho

Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện lưu giữ hàng vạn hiện vật, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng mới giới thiệu trên trưng bày hơn 2000 tài liệu, hiện vật Để những tài liệu hiện vật còn đang lưu giữu trong kho, cũng như tài liệu, hiện vật mới sưu tầm có thể đưa ra khai thác, nghiên cứu phục vụ trưng bày, triển lãm, xuất bản thì công tác kiểm

kê bảo quản còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có những công việc cần đẩy mạnh nhanh tiến độ như việc ứng dụng công nghệ tin học và việc quản lý, khai thác hiện vật trong kho cơ sở, việc tổ chức thống kê, ghi chép, dịch các tài liệu mới sưu tầm

Trang 30

Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ nhiều phim ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những tư liệu phim ảnh gốc tại Kho Cơ sở Bảo tảng Hồ Chí Minh có từ những năm 1949 do một số nhà nhiếp ảnh chụp Năm 1970, khối phim ảnh gốc được Văn phòng Phủ Chủ tịch bàn giao cho Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng

1.3.2 Công tác xây dựng sưu tập ở kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh

Công tác xây dựng tài liệu, hiện vật cũng được kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh quan tâm Từ việc nghiên cứu xác định mục tiêu xây dựng sưu tập, đến việc xây dựng, phân loại, đánh số hoàn thiện các sưu tập đã được các cán

bộ kiểm kê quán triệt Đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng được gần

100 sưu tập lớn, nhỏ theo các chuyên đề, thể loại, niên đại, xuất xứ…, các sưu tập được hoàn chỉnh cùng với đẩy mạnh công tác xác minh khoa học cho mọi hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh

Công tác sưu tầm đóng vai trò quyết định cho sự kiện toàn các bộ sưu tập Các tài liệu, hiện vật được Bảo tàng sưu tầm tương đối thuận lợi cho Văn phòng phủ Chủ tịch chuyển giao, nhân dân gửi tặng, các ban ngành chuyển giao…, chính vì vậy, có một số sưu tập quý hiếm, độc đáo được hình thành tự nhiên thuận lợi ngay trong quá trình tiến hành công tác kiểm kê như các bộ sưu tập

Khi tiến hành xây dựng và phân loại sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh chú ý đến các yếu tố: tính nguyên gốc, nội dung lịch sử rõ ràng, tính pháp lý đã được xác minh, hồ sơ đầy đủ, đảm bảo có đầy đủ thông tin của hiện vật

Trên cơ sở các nguyên tắc về xây dựng sưu tập hiện vật chung, thì kho

cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh còn dựa vào thực tế bảo tàng để tiến hành các bước đi và công đoạn cụ thể phù hợp với khối tài liệu hiện vật hiện có Cụ thể, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng sưu tập dựa trên 4 bước:

Trang 31

- Bước 1: Tiến hành nghiên cứu, xác định mục tiêu xây dựng sưu tập

về các chủ đề

Để tiến hành công đoạn này, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh phải nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm chắc từng sự kiện, chi tiết có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó đề ra mục tiêu xây dựng sưu tập và tiến hành xây dựng thành sưu tập cụ thể

- Bước 2: Xác định mục tiêu xây dựng sưu tập hiện vật

Ngày từ đầu , khi xây dựng sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh xác định mục đích cho nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác trưng bày, phát huy tác dụng tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh Khẳng định vị thế bảo tàng thuộc loại hình lưu niệm danh nhân

- Bước 3: Tiến hành xây dựng, phân loại sưu tập hiện vật

Trong tổng số hàng chục vạn tài liệu, hiện vật được kiểm kê, các sưu tập hiện vật được phân loại theo các chủ đề lớn, nhỏ; phân loại sưu tập theo chất liệu, thời gian, nội dung lịch sử, địa danh

Việc xây dựng sẽ không chính xác nếu như bảo tàng không xây dựng các tiêu chí sưu tập tài liệu, hiện vật Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bước đầu xây dựng các tiêu chí sưu tập tài liệu, hiện vật:

Khối hiện vật có cùng loại hình: Khối bản thảo, khối báo, khối phim, khối ảnh, khối tác phẩm nghệ thuật, khối băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch

Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm kê, xác minh khoa học cho các tài liệu hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trang 32

Một là: Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đề ra phương án chỉnh lý hệ thống hồ sơ, sổ sách kho cơ sở

Hai là: triển khai việc quản lý hiện vật, tài liệu bằng vi tính Phòng đã nghiên cứu đề xuất mẫu hiện vật, tổ chức viết phiếu hiện vật để chuẩn bị quản

lý hiện vật bằng máy vi tính

Ba là: đẩy mạnh công tác xác minh quản lý khoa học hiện vật và sưu tập hiện vật kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phân công cho từng cán bộ, nghiên cứu, xác minh và bổ sung hồ sơ cho từng tài liệu, hiện vật

Bốn là: Xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng

- Bước 4: Hoàn thiện sưu tập hiện vật hiện vật bảo tàng

Sau khi bảo tàng mở cửu đón khách tham quan, trên thực tế công tác sưu tầm luôn được tiến hành thường xuyên nhằm bổ sung tài liệu, hiện vật hay các thông tin còn thiếu, chưa chính xác về các tài liệu, hiện vật Hoàn thiện sưu tập tức là hoàn thiện cả hai mặt: Hoàn thiện số lượng hiện vật cho sưu tập và nội dung thông tin cho sưu tập Cả hai công đoạn này phải tiến hành song song có hỗ trợ lẫn nhau

Bảo tàng Hồ Chí minh đã và đang rất chú trọng hoàn thiện việc kiện toàn sưu tập Nâng cao “chất lượng” bảo tàng phục vụ công chúng Đương nhiên, việc kiện toàn sưu tập không thể tách rời các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng Đặc biệt là khâu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật trong kho

cơ sở Kế hoạch quản lý hiện vật bằng máy vi tính đang được bảo tàng triển khai Trước hết, công việc viết phiếu hiện vật được triển khai đầu tiên nhằm cung cấp thông tin như tên gọi hiện vât, chất lượng, kích thước, nguồn gốc, niên đại, tóm tắt nội dung lịch sử,…, phục vụ công việc nhập dữ liệu vào máy

vi tính Ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác, quản lý hiện vật đã giúp bảo tàng quản lý chính xác, chặt chẽ tài liệu, hiện vật; đồng thời khai thác thông tin ở các tài liệu hiện vật một cách chính xác, chặt chẽ tài liệu, hiện vật; đồng thời khai thác thông tin ở các tài liệu, hiện vật một cách nhanh chóng, mang tính hiệu quả cao

Trang 33

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP ẢNH “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951- 1969” LƯU GIỮ TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan về sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập

Năm 1945, Chính phủ Lâm Thời ra mắt nhân dân Sau khi nước ta giành được độc lập đã phải đương đầu với nhiều khó khăn về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế Trong bộn bề việc nước, đối phó với thù trong, giặc ngoài Miền Nam, chính phủ Pháp dùng nhiều biện pháp để quay trở lại Đông Dương, quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn với danh nghĩa Đồng Minh để tước khí giới Nhật nhưng kỳ thật mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam Miền Bắc Sau khi đem quân đánh chiếm nhiều nơi ở Nam Bộ, để thực hiện việc chiếm lại toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp ký với Tưởng Giới Thạch một hiệp ước cho phép quân Pháp thay thế quân Trung Quốc ở Bắc Bộ Kinh tế tài chính kiệt quệ, nạn đói hoành hành trên toàn cõi Việt Nam

Trong tình hình đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Bác đã ra nhiều quyết định và chỉ thị nhằm tổ chức kháng chiến toàn quốc, đồng thời tăng cường sản xuất, cứu đói kịp thời và khẳng định vị thế của Chính phủ Việt Nam không chỉ trên chiến trường mà cả trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật nhằm mở rộng ngoại giao và nâng cao dân trí

Là nhà quân sự tài ba, Hồ Chí Minh đồng thời là Danh nhân văn hóa kiệt xuất, mọi lĩnh vực nếu mang tính chất tiến bộ, đem lại lợi ích cho nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng Bác đều quan tâm, và Bác đặc biệt quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật không chỉ trong nước mà còn ở các nước trên thế giới

Trang 34

Năm 1946, sau khi dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Bác đã dành thời gian để tới thăm người bạn họa sĩ Picasso.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đến Nhà lưu niệm của đại thi hào Tagor trong chuyến thăm Ấn Độ Bác còn dành thời gian đến xem và thăm hỏi từng tác giả dự khai mạc triển lãm Văn hoá tại nhà khai trí Tiến Đức Hà Nội năm 1945 Bác đã nói chuyện với các nghệ sĩ về

ý kiến của Bác rất mực chân tình và ấm áp tại triển lãm, đã giúp cho nhiều nghệ sĩ chuyển biến trong suy nghĩ và trong sáng tác tác phẩm

Hồ Chí Minh đã có rất nhiều hoạt động như viếng thăm, trao tặng bằng khen, huy chương, giao lưu, hợp tác với các đoàn thể văn hóa, nghệ thuật trong nước và nước ngoài Lưu giữ những hình ảnh và ghi chép những hoạt động đó nhằm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn về con đường sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó rút ra được những bài học quý giá về ngoại giao trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật và phát triển văn hóa nghệ thuật trong

thời kỳ hiện nay

Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ nhiều ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những tư liệu ảnh gốc tại Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh có từ những năm 1945 do một số nhà nhiếp ảnh chụp

Năm 1950, Đồng chí Đinh Đăng Định được phân công nhiệm vụ trực tiếp chụp ảnh cho Bác và ghi chép sự kiện đã chụp Đồng chí Đinh Đăng Định xin phép chụp ảnh Bác, Bác bảo: “Các chú chụp ảnh mình để làm gì?”-Khi biết các nghệ sĩ cần có ảnh Bác cho nhân dân được xem, thì Bác đồng ý Một dịp khác Bác con giúp các nghệ sĩ chụp ảnh: “Ta phải tạo điều kiện cho các chú ấy làm công tác tuyên truyền Công tác ấy cần thiết lắm”

Đồng chí Nguyễn Kim Côn được phân công phụ trách công việc tráng phim, rửa ảnh Tháng 9-1954, tổ nhiếp ảnh bổ sung thêm đồng chí Nguyễn Đăng Thọ Tháng 10-1954, Trung ương Đảng, Chính Phủ và Chủ tịch Hồ Chí

Trang 35

Minh từ khu căn cứ địa Việt Bắc trở về thủ đô, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, tổ nhiếp ảnh theo Bác về Hà Nội

Từ năm 1955, đồng chí Nguyễn Kim Côn được phân công chụp ảnh cho Bác khi đồng chí Đinh Đăng Định đi vắng Năm 1960, đồng chí Nguyễn Kim Côn được cử đi học tại trường Điện ảnh Việt Nam, tổ nhiếp ảnh chỉ còn các đồng chí: Đinh Đăng Định và Nguyễn Đăng Thọ Đồng chí Định vẫn làm nhiệm vụ chụp ảnh cho Bác, đồng chí Thọ thay đồng chí Côn làm nhiệm vụ tráng phim, rửa ảnh Đồng chí Thọ cho biết: “Khi mỗi lần chụp ảnh cho Bác

về, đồng chí Định bàn giao lại cho đồng chí Thọ, phim ảnh đều được đánh số theo ký hiệu quy định, ảnh được phân loại một cách tương đối theo các số chủ

đề và dán vào những quyển sổ tự động”

Đến năm 1963, Đồng chí Đinh Đăng Định được cử đi học tại trường Nguyễn Ái Quốc (sau này đồng chí về công tác tại Hội nhiếp ảnh Việt Nam và làm Tổng thư ký Hội) Để đáp ứng nhu cầu công việc công tác, một số đồng chí ở Thông tấn xã Việt Nam được chọn thay đồng chí Đinh Đăng Định chụp ảnh cho Bác như đồng chí: Vũ Đình Hồng, Văn Lượng, Đinh Thúy Đầu năm

1964, đồng chí Vũ Đình Hồng chuyển hẳn về Phủ Chủ tịch, công tác tại tổ nhiếp ảnh cùng đồng chí Thọ Sau ngày Bác mất, đồng chí Vũ Đình Hồng ở lại Phủ Chủ tịch để chụp ảnh cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng và một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Đồng chí Nguyễn Đăng Thọ chuyển sang Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Năm 1970, khối phim ảnh gốc được Văn phòng Phủ Chủ tịch bàn giao cho Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng

Đồng chí Thọ được giao phụ trách khối phim ảnh gốc này và được phân công làm tổ trưởng tổ phim ảnh thuộc Kho cơ sở Bảo tàng Năm 1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, tổ phim ảnh nhập với tổ Kiểm kê, tổ Bảo quản thành phòng Kiểm kê-Bảo quản cho đến ngày nay

Hiện nay khối phim ảnh liên quan tới các hoạt động của Bác với văn hóa, nghệ thuật, đăc biệt là khối ảnh “Chủ tịch Hồ chí Minh với văn hóa, nghệ

Trang 36

thuật giai đoạn 1951-1969” đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, được bảo quản cận thận và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn

2.1.2 Nội dung của sưu tập

Có nhiều định nghĩ về văn hóa-nghệ thuật, theo một số từ điển, nghệ thuật và văn hóa được định nghĩa như sau:

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau

Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể nào đó

Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó

Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích sống của loài người

Còn đối với Hồ Chí Minh, Người định nghĩa văn hóa-nghệ thuật luôn gắn liền với đời sống và dễ hiểu

“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở

và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính

Trang 37

là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó là loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Văn hóa phải “thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi làm lành mạnh quần chúng”

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá, nghệ thuật được coi là một di sản phi vật thể quý báu của dân tộc Việt Nam, thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với nền văn hóa, nghệ thuật nước ta gần 60 năm qua

UNESCO từng đánh giá: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật, nói giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với dân tộc hẹp hòi, đóng cửa, khép kín và cũng hoàn toàn xa lạ với kiểu bắt chước, học đòi, lai căng để đánh mất đi cái độc đáo, cái đặc trưng của dân tộc mình Phải biết kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, kiên quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu,

cổ hủ, đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”

Sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969” lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, bao gồm những bức

Ngày đăng: 04/06/2021, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w