Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh 23 Chương 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 27 2.1..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
NGỌ PHƯƠNG LOAN
TÌM HIỂU SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI
LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC HÙNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 2MỤC LỤC Trang
MỤC LỤC 1
Chương 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
7
1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng - Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc
xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
7
1.2 Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh 13
1.3 Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng sưu
tập hiện vật bảo tàng
19
1.3.2 Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh 23
Chương 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
27
2.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập 27
2.2 Nội dung của sưu tập 32
2.3 Giá trị của sưu tập 51
2.3.1 Giá trị lịch sử 51
2.3.3 Giá trị giáo dục 54
2.3.4 Giá trị lưu niệm 56
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
58
Trang 33.1 Thực trạng của sưu tập 58
3.2.1 Tiếp tục công tác nghiên cứu sưu tập 62
3.2.2 Đẩy mạnh công tác kiện toàn và quản lý sưu tập 64
3.2.3 Đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo quản sưu tập 66
3.2.4 Không ngừng phát huy giá trị 67
KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập tự do của các dân tộc, vì hòa bình công lý thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Người đã được UNESCO tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
Để tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều phương cách khác nhau, có thể tìm hiểu qua bút tích của Người, qua các tài liệu ghi chép và cũng có thể qua các bức ảnh chụp hoạt động của Người… Một số hoạt động cách mạng và sinh hoạt thường ngày của Người đã được ghi lại qua những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia, nhà báo một cách chân thực và sinh động
Các bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những vẻ đẹp riêng, ý nghĩa và tác dụng riêng Đặc biệt, có hàng trăm bức ảnh chụp Bác Hồ với thiếu nhi và hàng trăm bức ảnh đó rất chân thực, sinh động và đặc biệt thể hiện được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam, thiếu nhi Thế giới
Đó chính là tình thương yêu vô bờ bến và sự quan tâm đặc biệt Với Bác, trẻ
em là những mầm non, người chủ tương lai của đất nước mà Người hết lòng yêu quý và tin tưởng
Hiện nay, tài liệu phim ảnh gốc về Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và đã được xây dựng thành Sưu tập Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi
Trang 5Để tỏ lòng kính trọng và cảm phục tấm lòng nhân ái bao la đầy trách nhiệm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng và với mong muốn mọi người có thể có thêm thông tin, nhận thức được tình cảm, sự hy sinh của Bác Hồ
Khóa luận góp phần làm rõ hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về giáo dục thế hệ trẻ; khẳng định tình cảm, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và lòng kính yêu của thiếu nhi đối với Bác Hồ Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Bác Hồ - Người suốt đời hy sinh vì hạnh phúc của toàn thể nhân dân Việt Nam và hết lòng vì thế hệ trẻ, tương lai của đất nước
2 Tình hình nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói về nhiều mặt Từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu đề cập đến một hay nhiều khía cạnh nào đó trong tấm gương nhiều mặt ấy
Trong Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đã xây dựng được các sưu tập tài liệu hiện vật liên quan trực tiếp tới Chủ tịch Hồ Chí Minh Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi cũng đã được xây dựng và lưu giữ tại Bảo tàng, phục vụ nhiều hoạt động khác nhau trong và ngoài bảo tàng
Hiện nay, có một số các tác phẩm, cuốn sách có sử dụng phim ảnh trong Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi nhưng chưa thấy có tài liệu nào tìm hiểu, giới thiệu về toàn bộ Sưu tập
Khóa luận Tìm hiểu Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi mong rằng sẽ cung cấp một số thông tin và góp phần làm rõ hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ; khắng định tình thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi và lòng kính yêu của thiếu nhi với Bác Hồ
Trong quá trình làm khoá luận, tác giả có tham khảo một số tài liệu liên quan tới bảo tàng Có thể kể đến như cuốn “Cơ sở bảo tàng học” – PGS TS Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Sưu tập hiện vật bảo tàng – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,
Trang 67/1994 Các tài liệu trên đã đưa ra khái niệm về hiện vật bảo tàng, sưu tập hiện vật, vị trí và tác dụng của sưu tập hiện vật đối với các hoạt động của bảo tàng, nguyên tắc xây dựng hiện vật bảo tàng
Đồng thời, khóa luận có tham khảo một số tài liệu liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng – Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội – 2011; Bảo tàng Hồ Chí Minh 30 năm một chặng đường – Bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội – 2000, 40 năm Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thanh niên; các tập Đặc san thông tin tư liệu của Bảo tàng (tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tàng, cán bộ bảo tàng…), Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ - Nxb Thanh niên – 2010 …
3 Mục đích nghiên cứu
- Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, lưu niệm của sưu tập
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản và phát huy giá trị sưu tập
4 Đối tượng nghiên cứu
Về không gian: Bảo tàng Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
cận trực tiếp
6 Đóng góp của khóa luận
- Giới thiệu nội dung của sưu tập ảnh Hồ Chí Minh với thiếu nhi
giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, lưu niệm của sưu tập; bổ sung nguồn tư liệu
Trang 7cho các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà xuất bản và người quan tâm tới sưu tập…
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Bảo tàng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng sưu tập hiện
vật bảo tàng
Chương 2: Nội dung và giá trị của Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
với thiếu nhi lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị Sưu tập
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo PGS TS Nguyễn Quốc Hùng cùng sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Kiểm kê – Bảo quản và phòng Tư liệu – Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng cùng các cô chú, anh chị ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, vốn hiểu biết của em còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Trang 8SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng - Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
1.1.1 Khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển đã và đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, bảo tàng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của xã hội
ICOM (Hội đồng Quốc tế các bảo tàng) đã đưa ra định nghĩa về bảo tàng được thông qua tại kỳ họp thứ 20 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2004 như sau:
“Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên, mở của đón công chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”1
Bảo tàng không những phát triển cả về số lượng mà còn đa dạng, phong phú về loại hình Hiện vật bảo tàng chiếm một vai trò quan trọng trong toàn
bộ hoạt động của bảo tàng
Ngay từ những thế kỷ XVII hiện tượng “hiện vật bảo tàng” đã sớm được
quan tâm Ông Maior trong công trình nghiên cứu của mình – Bảo tàng học
miêu tả có viết: “Hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật nằm trong các bảo
tàng và nó được gìn giữ lâu dài như những vật chân chính có thật lấy từ cuộc.sống hiện tại của nó, hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật mang tính quý hiếm”2
Trang 9“Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh
ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”1
Trong cuốn Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tác giả TS Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra khái niệm sau:
“Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung
và loại hình của bảo tàng, chúng được gìn giữ bảo quản lâu dài để phục vụ cho những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”
Thuật ngữ sưu tập được bắt nguồn từ tiếng La tinh là Collectio, chuyển sang tiếng Pháp và tiếng Anh là collection và tiếng Nga là Kolecxia Trong các cuốn Đại bách khoa thư của Liên Xô (cũ) đã giải thích thuật ngữ sưu tập
là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề)2 Ngoài ra thuật ngữ sưu tập còn được đề cập trong cuốn Grande Larouse của Pháp và giải thích là sự liên kết của một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và sử dụng3
Thuật ngữ sưu tập cũng được sử dụng trong lĩnh vực khoa học bảo tàng, nhằm để chỉ các sưu tập hiện vật bảo tàng Sưu tập hiện vật bảo tàng có vai trò quan trọng đối với sự ra đời và hoạt động của bảo tàng, trước tiên nó gắn liền với hoạt động sưu tầm nhằm hình thành nên hệ thống sưu tập – cơ sở
Trang 10Các nhà nghiên cứu về bảo tàng và bảo tàng học ở Việt Nam đã đưa ra khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng hay sưu tập cổ vật là một tập hợp những hiện vật bảo tàng có liên quan đến một hoặc vài dấu hiệu chung về hình thức, chất liệu nội dung; có tầm quan trọng và có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật và được sắp xếp, nghiên cứu có hệ thống và tạo thành một bộ tương đối hoàn chỉnh”1
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung, đề tài, loại hình (hiện vật) chất liệu, công dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt động khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hóa nghệ thuật”2
Có thể nói sưu tập hiện vật là cơ sở, nền tảng quyết định quá trình ra đời, phát triển, tồn tại, tạo nên sắc thái riêng, khẳng định giá trị vai trò xã hội của mỗi bảo tàng Nội dung, yếu tố quan trọng của một sưu tập, đó là:
- Đối tượng tập hợp thành sưu tập phải là các hiện vật bảo tàng
- Chúng có cùng một hay nhiều dấu hiệu chung (hình thức, nội dung, chất liệu…)
- Chúng đang được lưu giữ bảo quản trong bảo tàng
- Chúng cùng phản ánh về một vấn đề nào đó
Từ những yếu tố nội dung này cần khẳng định thêm rằng trong bảo tàng, hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc của chính bảo tàng đó, nó phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng, nó có hồ sơ khoa học – pháp lý kèm
Trang 11Luật Di sản Văn hóa Mục 9 Điều 4 NXB Chính trị Quốc gia, 2001, trang 13
theo và trải qua một quy trình khoa học bảo tàng đã được đăng ký chính thức trong sổ kiểm kê bước đầu Vì vậy hiện vật bảo tàng được lựa chọn đưa vào sưu tập nó đã mang đầy đủ các giá trị như giá trị pháp lý, nội dung lịch sử, xuất xứ và có khả năng bảo quản lâu dài
Trong cuốn “Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành” đã viết:
“Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”1
Vai trò của bảo tàng ngày càng lớn mạnh trong xã hội và nó có ảnh hưởng to lớn đến công trình giáo dục và nâng cao dân trí trong xã hội Đối tượng được lựa chọn để xây dựng sưu tập cần phải được nghiên cứu, sưu tầm, phân loại sắp xếp vào sưu tập của bảo tàng để phục vụ cho các chức năng xã hội của bảo tàng
Giá trị và tác dụng của mỗi sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động của bảo tàng là rất lớn Sưu tập là tài sản của mỗi bảo tàng, tùy vào mỗi loại hình bảo tàng lại có cách riêng để hình thành các sưu tập hiện vật cho phù hợp Có thể nói sưu tập tạo nên sắc thái riêng biệt cho từng bảo tàng và là nền tảng tạo nên vị thế xã hội của bảo tàng trong hiện tại và tương lai
1.1.2 Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Qua khái niệm sưu tập, cho thấy sưu tập hiện vật của mỗi bảo tàng khi
đã được xây dựng sẽ là một trong những nguồn tri thức quan trọng hàm chứa những thông tin tư liệu về một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Chúng được liên kết với nhau chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất dựa trên cơ sở những dấu hiệu chung (đặc điểm chung) về hình thức thể hiện bên ngoài của hiện vật như chất liệu, ngoại hình, chức năng sử dụng, kỹ thuật chế tác, hoặc nội dung bên trong của hiện vật – lịch sử hiện vật như thời gian,
Trang 12không gian xuất hiện, tính chất hiện vật, nhân vật, sự kiện, vấn đề lịch sử, tác giả, chủ sở hữu hiện vật, danh nhân
Những dấu hiệu chung đó chính là những tiêu chí là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn giải pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng trong kho cơ
sở của bảo tàng ở các loại hình khác nhau
Bất cứ một bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập Các sưu tập hiện vật là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao động của mỗi bảo tàng Việc xây dựng các sưu tập hiện vật được coi là một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng Xây dựng sưu tập là hoạt động nghiệp vụ mang tính khoa học trong công tác bổ sung kiện toàn kho cơ sở của bảo tàng Các bảo tàng có nội dung và loại hình khác nhau thì thành phần hiện vật bảo tàng ở kho cơ sở và hệ thống trưng bày cũng khác nhau Bảo tàng chọn lựa hiện vật bảo tàng để xây dựng nên sưu tập hiện vật bảo tàng Nhưng không phải tất cả các hiện vật bảo tàng đều được xây dựng thành sưu tập, mà bảo tàng phải nghiên cứu, lựa chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở các tiêu chí xây dựng sưu tập của mỗi bảo tàng
Mỗi bảo tàng thuộc loại hình khác nhau phải tự xác định và xây dựng các tiêu chí thích hợp để hình thành các sưu tập hiện vật của mình phục vụ cho các chức năng và nhiệm vụ vụ thể của bảo tàng
Công tác xây dựng sưu tập có thể dựa trên một số tiêu chí sau:
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả
- Xây dựng sưu tập tư nhân (có chủ sở hữu)
Trang 13- Xây dựng sưu tập hiện vật gắn liền với cuộc đời – sự nghiệp của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…
1.1.3 Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Trong bảo tàng, công tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động thường xuyên mang tính khoa học và là một hoạt động khoa học đặc trưng Hoạt động này gồm các nội dung sau:
Một là, sưu tầm hoặc tập hợp các hiện vật đơn lẻ thành sưu tập
Hai là, nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số lượng và chất lượng
Ba là, nghiên cứu để bảo quản lâu dài, khai thác, sử dụng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và trưng bày – giáo dục
Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng nhằm tổng kết thực tiễn để tìm lời giải đáp, lý luận cho nhiều vấn đề mà trước đó bảo tàng chưa có điều kiện đặt
ra Sưu tập hiện vật bảo tàng chứa đựng các giá trị về thông tin trong nhiều mặt, cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và toàn diện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giúp cho khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với nguồn thông tin nguyên gốc, đa dạng chứa đựng trong sưu tập
Khi xây dựng sưu tập, các bảo tàng (nhất là bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội) phải chú ý thực hiện các nguyên tắc chung sau đây:
- Nghiên cứu lựa chọn những hiện vật bảo tàng để dưa vào sưu tập phải là những hiện vật đã được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu của bảo tàng đó, tức là hiện vật bảo tàng đã thuộc quyền sở hữu của bảo tàng Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, bởi vì sưu tập được xây dựng thường chỉ bao gồm những hiện vật bảo tàng của chính bảo tàng đó Còn những hiện vật đăng
ký trong sổ Kiểm kê bước đầu tức là những hiện vật này chưa đủ điều kiện, chưa được thông qua hội đồng xét duyệt thẩm định về giá trị nội dung và pháp
lý cho nên nó chưa trở thành hiện vật bảo tàng thì trong sổ Kiểm kê bước đầu nhưng do nhiều nguyên nhân mà hồ sư ghi chép còn có phần sơ sài, chưa đầy
Trang 14đủ thông tin thì bảo tàng phải đầu tư nghiên cứu bổ sung thông tin về nội dung và giá trị của chúng vào hồ sơ trong quá trình xây dựng sưu tập, có như thế sưu tập được xây dựng mới đảm bảo được giá trị bảo tàng đích thực
- Bảo tàng phải nghiên cứu tìm hiểu để tập hợp đầy đủ, chính xác các hiện vật bảo tàng hiện đang được lưu giữ bảo quản và trưng bày để đưa vào sưu tập
Trong quá trình xây dựng sưu tập, bảo tàng không chỉ nghiên cứu lựa chọn những hiện vật bảo tàng đã được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu,
mà còn phải nghiên cứu, tìm hiểu những hiện vật gốc khác chưa được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu nhưng đang được lưu giữ trong kho sơ sở để tiếp tục bổ sung thông tin nội dung giá trị cho chúng
- Bảo tàng phải thực hiện các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện vật một cách nghiêm túc và sưu tập sau khi xây dựng thì phải được sự thẩm định của tổ chức khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng, được giám đốc bảo tàng phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào sổ sưu tập của bảo tàng, để đảm bảo tính pháp lý cho sưu tập, từ đó tiến hành công tác bảo quản và quản
lý sưu tập với tư cách là bộ phận của di sản văn hóa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng, công tác trưng bày và tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp công chúng đến tham quan nghiên cứu học tập tại bảo tàng
1.2 Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân,là một công trình văn hóa lớn được xây dựng theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh thực sử trở thành công trình văn hóa thế kỷ, Bảo tàng đã ghi dấu đậm nét về Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất Người đã làm nên thời đại Hồ Chí Minh và để lại dâu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX
Trang 15Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong khu vực Quảng trường Ba Đình lịch
sử, số 19 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich và được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985, khánh thành ngày 19/5/1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thời gian trực tiếp tiến hành xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh chỉ diễn ra gần 5 năm nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời Bảo tàng
Hồ Chí Minh kéo dài gần 20 năm Quá trình đó đã được chuẩn bị gấp rút khẩn trương nhanh chóng ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969
Ngày 25/11/1970, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số
206 – NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, cơ quan CQ41A (Mật danh văn phòng của Bác khi còn sống) chuyển
về trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ngày 12/9/1977, đúng ngày Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh kỷ niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đã ký Nghị quyết 04 – NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Năm 1978, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh và ngày 15/10/1979 đã ban hành Nghị định 375/CP về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Nghị định của Chính phủ nêu rõ: “Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó”
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 283 – QĐ
“Phê chuẩn thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây dựng Bảo tàng “Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”
Trang 16Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ xây dựng phát động cuộc thi thiết kế về công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong phạm vi cả nước, đồng thời chủ động phối hợp với các chuyên gia thiết kế Liên Xô thực hiện nhiệm vụ này Nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị” với nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa: nội dung – mỹ thuật – kiến trúc – kỹ thuật của một công trình Bảo tàng được quan tâm ngay từ đầu
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14 – NĐ/TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó xác định thời gian khởi công năm 1985, hoàn thành xây dựng năm 1987 và 1989 đưa công trình vào hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau quyết định này không khí làm việc của cơ quan vô cùng khẩn trương Không khí này được lan truyền trong cả nước, hàng triệu trái tim của đồng chí, đồng bào
từ vùng đồng bằng đến miền núi xa xôi đều hướng về thủ đô, muốn đem công sức, của cải, trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng công trình Bảo tàng
Hồ Chí Minh
Ý Đảng, lòng dân, chung một tấm lòng với Bác Đến 19/5/1990, Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể trong niềm hân hoan vui sướng của Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước và nhân dân thế giới Hòa nhập cùng với ngành Bảo tồn bảo tàng và văn hóa thông tin trong cả nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động trong điều kiện mới, cơ chế mới, nhưng vẫn thực thi những chức năng, nhiệm vụ do Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định từ ban đầu Bảo tàng tiếp tục chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để phát huy tác dụng di sản văn hóa Hồ Chí Minh Công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quan được xem như một trong những khâu quan trọng nhất của Bảo tàng Bởi lẽ Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam, có nội dung trưng bày phong phú với giải pháp
mỹ thuật hợp lý, hiện đại tái hiện lại cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, thể hiện sâu sắc tư tưởng, đạo đức tác phong của Người
Trang 17Cho đến nay với 20 năm xây dựng cùng với hơn 20 năm chính thức hoạt động, có thể khẳng định rằng, từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng, tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lan tỏa và có ảnh hưởng đặc biệt đến nhận thức và hành động của Đảng ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế Giờ đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với Lăng Bác và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch tạo thành một quần thể văn hóa văn hiến Đây cũng
là niềm vinh dự và tự hào của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khối tài liệu, hiện vật, phim ảnh… liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người được lưu giữ và bảo quản Khi có quyết định thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, khối tài liệu, hiện vật này được chuyển giao cho Ban phụ trách xây dựng bảo tàng Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng kho trên cơ sở các tài liệu hiện vật được lưu giữ từ trước, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tiến hành song song việc sưu tầm, tiếp nhận tài liệu, hiện vật để bổ sung cho kho và phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, triển lãm…
Công tác Sưu tầm hiện vật được triển khai theo 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: từ 9/1969 đến 19/5/1990
Nhiệm vụ chính của công tác Sưu tầm giai đoạn này là thu thập tài liệu, hiện vật, phim ảnh… bổ sung cho kho cơ sở và phục vụ cho trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Giai đoạn 2: từ 1990 đến nay
Công tác Sưu tầm vẫn được quan tâm và triển khai đều Trong giai đoạn này, công tác Sưu tầm tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: + Thu thập tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học bổ trợ
+ Phục vụ cho chỉnh lý và nâng cao trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, phục vụ các cuộc triển lãm trong và ngoài bảo tàng
+ Phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 18Công tác Sưu tầm tài liệu, hiện vật giai đoạn này được tổ chức dưới các dạng thức như sau:
+ Tổ chức các chuyến đi sưu tầm hiện vật theo kế hoạch
+ Thông qua các cuộc triển lãm chuyên đề ở Trung ương và Hà Nội để sưu tầm tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học bổ trợ + Tổ chức tiếp nhận hiện vật do tổ chức hoặc cá nhân gửi tặng
Toàn bộ tài liệu, hiện vật được sưu tầm và tiếp nhận đều được xử lý và làm đủ các thủ tục tiếp nhận ban đầu, đăng ký vào sổ sưu tầm Qua xác minh đối chiếu lập hồ sơ chi tiết cho các hiện vật, nhiều hiện vật đã được Hội đồng xét duyệt và đánh giá là hiện vật bảo tàng, thông qua và đưa và kho bảo quản Khi được nhập vào kho cơ sở, các hiện vật đó trở thành tài sản quốc gia, được bảo quản đúng nguyên tắc và khai thác, sử dụng theo quy định chung của Bảo tàng Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay được coi là một trong những bảo tàng hiện đại theo hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam, được thiết kế như một bông hoa sen nở, tượng trưng cho phong cách thanh cao, trong sáng của Chủ tịch
Trang 19long trọng là hai bức phù điêu thể hiện truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc trăm trứng, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
Những biểu tượng nghệ thuật trên đã khái quát chủ đề trưng bày của Bảo tàng: giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với
sự phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại
Bảo tàng Hồ Chí Minh chia nội dung trưng bày thành 3 phần để thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng của thế giới; trong mỗi phần lại có những cách trưng bày khác nhau, có thể theo chủ đề, theo tổ hợp không gian hình tượng hay theo chuyên đề
- Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đây
là nội dung chính của phần trưng bày với 8 chủ đề phản ánh các giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, gồm có 6 tổ hợp không gian hình tượng
- Phần trưng bày về các sự kiện lịch sử của thế giới có ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 8 chuyên đề Trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, biểu tượng kiệt xuất Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam hòa trong
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, đã được thể hiện rõ nét qua từng trang tài liệu, hiện vật với những kỹ thuật trưng bày hiện đại đan xen tính truyền thống dân tộc, những biểu tượng nghệ thuật, các tổ hợp không gian hình tượng đa dạng kết hợp hệ thống nghe nhìn hiện đại
Trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã thu hút được nhiều kết quả trong hoạt động nghiệp vụ, trong công tác
Trang 20nghiên cứu khoa học góp phần tuyên truyền giới thiệu ngày một đầy đủ hơn
về thân thế sự nghiệp cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh với khách trong nước
và bạn bè quốc tế
1.3 Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
1.3.1 Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng là một cơ quan khoa học, đồng thời là cơ quan văn hóa giáo dục thường xuyên phát triển Bảo tàng hoạt động dựa trên cơ sở vật chất nhất định, cơ sở vật chất quan trọng của bảo tàng là hiện vật gốc Kho cơ sở của Bảo tàng là nơi chứa đựng, bảo quản toàn bộ hiện vật gốc, là cơ sở vật chất quan trọng nhất quyết định mọi hoạt động của Bảo tàng
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng trên thế giới đều khẳng định rằng việc xây dựng kho cơ sở là điều kiện tiên quyết để cho các bảo tàng
ra đời và hoạt động Chừng nào mà xã hội còn có nhu cầu đối với các hoạt động bảo tàng, chừng nào bảo tàng còn thực hiện các chức năng xã hội của mình thì nó không được phép ngừng nghỉ việc bổ xung và làm giàu thêm kho
cơ sở của mình bằng các sưu tập hiện vật gốc
Kho bảo tàng là nơi gìn giữ tất cả các loại tài liệu hiện vật của bảo tàng Trong quá trình nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, những hiện vật được đưa vào kho để bảo quản lâu dài đều có giá trị lịch sử và được pháp luật bảo vệ
Cũng như các bảo tàng quốc gia khác, Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh Cùng với sự ra đời, phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh là sự hình thành và phát triển của kho cơ sở, nơi lưu giữ và bảo quản các tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến cuộc đời và trách nhiệm cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể, Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được hình thành trước khi Bảo tàng chính thức ra đời Đây cũng là một điểm
Trang 21khác giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh với một số Bảo tàng quốc gia Việt Nam Từ đặc điểm này đến một số nét đặc thù riêng trong công tác phân loại và quản lý các tài liệu hiện vật trong kho
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ trên 13 vạn đầu tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là tài sản vô giá của quốc gia, là di sản về tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người Đó cũng là cơ sở vật chất quan trọng nhất để Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động
Hệ thống Kho cơ sở bao gồm 9 kho, bảo quản hiện vật thuộc 11 nhóm chất liệu Đó là đồ dùng sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồ dùng Người tiếp khách, bản thảo do Người viết, sách báo Người đã đọc; ảnh, băng ghi âm
và các phim về hoạt động của Người; điện, thư và quà tặng của nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế gửi tặng Người…
Khối hiện vật Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ yếu do Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ từ lúc sinh thời Người, giao lại cho Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
Năm 1990, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, toàn bộ khối hiện vật được chuyển về Kho cơ sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản Hàng năm, Kho
cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được bổ sung khối lượng lớn tài liệu, hiện vật do các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước giao nhận và sưu tầm góp phần làm giàu thêm về số lượng cũng như chất lượng hiện vật bảo tàng
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí minh là hệ thống kho tương đối lớn và hiện đại so với một số kho cơ sở của các Bảo tàng quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong và ngoài cơ quan Từ hệ thống nhà kho, phương tiện bảo quản đến việc phân loại, sắp xếp hiện vật, thành phần hiện vật trong kho cũng có những nét đặc thù riêng, những nét đặc thù riêng
đó góp phần tạo nên hệ thống kho cơ sở tương đối ổn định và hoàn chỉnh Bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống nhà kho và trang thiết bị bảo quản được xây dựng và thiết kế hợp lý
Trang 22Với diện tích 1200 m2, Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện vật cũng như thuận lợi trong khâu quản lý, phục vụ khai thác Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật là một công trình khép kín, khu vực riêng biệt cách ly với các khu vực khác của Bảo tàng
Ngoài gian kho để bảo quản hiện vật, tài liệu còn có một số phòng làm việc phục vụ các công việc nghiệp vụ của kho cơ sở: Phòng tiếp nhận hiện vật mới sưu tầm, phòng khử trùng; phòng hồ sơ và lưu trữ; phòng kiểm kê, bảo quản hiện vật
Hệ thống trang thiết bị cũng được hoàn thiện: Bao gồm hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, các giá kệ bảo quản…
Ở Bảo tàng Hồ Chí Minh việc phân loại, sắp xếp hiện vật được xác định là hiện vật được phân loại, sắp xếp bảo quản theo chất liệu
Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động theo đúng nguyên tắc bảo tàng, hoạt động theo Quy chế đã được Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phê duyệt ngày 30/7/1981
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí minh có 4 nhiệm vụ chính:
- Sưu tầm, tiếp nhận hiện vật bổ sung kho cơ sở
- Giữ gìn, bảo quản lâu dài và quản lý chặt chẽ các tài liệu hiện vật… đang lưu giữ trong các kho
- Xây dựng hồ sơ khoa học cho từng tài liệu, hiện vật
- Phát huy tác dụng các tài liệu hiện vật, phục vụ nghiên cứu, trưng bày
và triển lãm
Với tổng số hơn chục vạn đầu hiện vật, kho cơ sở Kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí minh phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại Đó là những sưu tập hiện vật, tài liệu, phim ảnh gốc, gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những tác phẩm nghệ thuật, những mô hình, sơ đồ và những tài liệu liên quan khác Những hiện vật đang bảo quản trong kho cơ sở
là những tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc, có xuất xứ rõ ràng Mỗi hiện vật đều
Trang 23gắn với một sự kiện lịch sử nhất định Theo bản “Quy định về hệ thống kho
và thành phần hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”, hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh được phân thành 3 khối sau:
Khối hiện vật gốc Bao gồm các hiện vật trực tiếp liên quan đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh như các văn bản, tài liệu, thư, điện… do Người dự thảo; các tài liệu Người đã xem và để lại bút tích; các đồ dùng hàng ngày; các ngôi nhà; các phim ảnh ghi lại hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phim chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các băng ghi âm tiếng nói của Người
Khối hiện vật không phải là gốc nhưng có giá trị về mặt nghiên cứu Đó
là những bản sao tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh không giữ bản gốc; là những hiện vật đồng thời so với hiện vật gốc
Khối hiện vật, tài liệu trung gian cho nhận thức trực tiếp Đó là các tài liệu khoa học phụ, như các sơ đồ, biểu đồ, bản thống kê và các tài liệu liên quan khác, các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác phục vụ công tác trưng bày, triển lãm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Khi phân loại, có nhiều nhóm hiện vật và loại hiện vật khác nhau, song khái quát có thể phân thành 3 khối hiện vật trên, trong đó khối hiện vật gốc chiếm trên 90% tổng số hiện vật trong kho, các khối hiện vật đó cũng được bảo quản trong những điều kiện khác nhau
Những tài liệu, hiện vật, phim ảnh được xếp vào khối 1 và khối 2 được bảo quản và quản lý theo đúng chế độ bảo quản, quản lý hiện vật gốc của bảo tàng Giới thiệu về hiện vật trong Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng chính
là giới thiệu những hiện vật, tài liệu ở khối 1 và khối 2 Toàn bộ hiện vật gốc trực tiếp liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia theo 3 khối chính:
Hiện vật thể khối:
- Các sưu tập đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 24- Các tặng phẩm trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các tặng phẩm nghệ thuật như tranh tượng
- Các tặng phẩm tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Các hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cá nhân trong và ngoài nước, sau này bảo tàng sưu tầm về
Các tài liệu, sách báo:
- Các bản thảo (viết tay hoặc đánh máy) của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thư, điện, bài nói chuyện và các văn bản khác
- Các tài liệu bút tích: Văn bản, sách báo, báo Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xem và để lại bút tích
- Các sách báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
- Thư, điện, quyết tâm thư của đồng bào trong nước và quốc tế gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phim ảnh, băng ghi âm:
- Phim ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời
- Phim chụp và phim tư liệu ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các băng ghi âm tiếng nói của của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các phim ảnh chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ năm
1970 đến nay
Chia làm ba khối tài liệu, phim ảnh, hiện vật thể khối để thuận tiện trong khâu bảo quản và quản lý, song từng khối hiện vật, tài liệu đó lại được phân thành các sưu tập theo các chuyên đề và sắp xếp trong kho theo chất liệu trong bảo quản và phục vụ khai thác
1.3.2 Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bất cứ một bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập Các sưu tập hiện vật là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao động của mỗi bảo tàng Việc xây dựng các sưu tập hiện vật được coi là một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng
Trang 25Công tác xây dựng sưu tập là một hoạt động khoa học đặc trưng của bảo tàng Các bảo tàng có nội dung và loại hình khác nhau thì thành phần hiện vật, sưu tập hiện vật cũng sẽ khác nhau
Trong công tác xây dựng sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có
sự quan tâm từ việc nghiên cứu xác định mục tiêu, xây dựng sưu tập, nguyên tắc và tiêu chí sưu tập đến việc phân loại, đánh số hoàn thiện các sưu tập được cán bộ kiểm kê quán triệt
Mỗi sưu tập hiện vật tài liệu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đều gắn với sự kiện lịch sử nhất định Những sưu tập hiện vật đó là những bằng chứng sinh động giới thiệu với đồng bào trong nước và khách quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng được gần 100 bộ sưu tập theo các chủ đề, chuyên đề, niên đại, thể loại, hiện vật, xuất xứ hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, tài liệu hiện vật được phân loại khá chi tiết ngay từ đầu Vì vậy, xây dựng sưu tập hiện vật cũng tương đối thuận lợi Có nhiều sưu tập được hình thành trong thời gian tiến hành công tác kiểm kê, có thể kể đến các sưu tập như:
- Sưu tập hiện vật về “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”
- Sưu tập hiện vật, tài liệu về các bài báo “Người tốt việc tốt”
- Sưu tập các con dấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng
- Sưu tập các hiện vật về tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khi tiến hành xây dựng và phân loại sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh chú ý đến các yếu tố: về tính nguyên gốc, có nội dung rõ ràng, có tính pháp lý đã được xác minh, có hồ sơ đầy đủ, bảo đảm có đầy đủ thông tin của hiện vật
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn dựa vào lý luận kiến thức học và thực tế khối hiện vật có trong kho cơ sở, đề ra một số nguyên tắc chung khi phân loại
Trang 26Với thực tế công tác xây dựng sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã từng có bước đi và công đoạn thực hiện cụ thể:
Bước 1: Tiến hành nghiên cứu, xác định mục tiêu xây dựng sưu tập hiện vật về các chủ đề
Bước 2: Xác định mục đích xây dựng các sưu tập hiện vật
Bước 3: Tiến hành xây dựng, phân loại các sưu tập hiện vật
Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng các sưu tập hiện vật dựa trên tổng thể các hiện vật, tài liệu có trong kho cơ sở Với tổng số hơn 10 vạn hiện vật đã được kiểm kê, các sưu tập hiện vật theo chất liệu và theo các nội dung lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Để phân loại được chính xác, Bảo tàng Hồ Chí Minh bước đầu xây dựng các tiêu chí cho việc xây dựng sưu tập hiện vật như sau:
Xây dựng sưu tập hiện vật loại hình: Khối bản thảo, khối báo, khối phim, khối ảnh, tác phẩm nghệ thuật, khối băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu
Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa danh
Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian
Xây dựng sưu tập hiện vật theo các chuyên đề, chủ đề, sự kiện lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm kê, xác minh khoa học cho các tài liệu hiện vật Ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, các hiện vật được xác minh đầy đủ, có hệ thống thông tin chính xác thì khi xây dựng sưu tập theo chuyên đề được nhanh, phát huy tác dụng của sưu tập được nhiều
và sâu sắc hơn
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tiến hành đánh số cho các sưu tập hiện vật Trong Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh có các sưu tập hiện vật được đánh số kiểm kê theo sưu tập lớn như: Sưu tập các bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập báo “Người tốt việc tốt”; Sưu tập ảnh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Trang 27Minh (1950 – 1969); Sưu tập băng ghi âm; Sưu tập tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập tài liệu bút tích (Tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc và để lại bút tích); Sưu tập hiện vật về tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bước 4: Hoàn thiện sưu tập hiện vật bảo tàng
Hoàn thiện sưu tập hiện vật bao gồm cả hai mặt: hoàn thiện số lượng hiện vật cho sưu tập và nội dung thông tin cho sưu tập Cả hai công việc này được tiến hành đồng thời, tùy theo từng sưu tập hiện vật mà có kế hoạch triển khai từng công việc cụ thể Quá trình này đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì, sáng tạo, thận trọng của cán bộ chuyên môn
Công tác xây dựng sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng, triển khai để hoàn thiện hơn Sưu tập hiện vật càng phong phú thì khả năng xã hội hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn Việc kiện toàn sưu tập không thể tách rời với các khâu công tác nghiệp cụ của bảo tàng; đặc biệt là khâu sưu tầm, kiểm kê và bảo quản hiện vật trong kho cơ sở Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong những năm qua, Phòng Kiểm kê – Bảo quản của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chuyển giao nhiều sưu tập hiện vật gốc quý trong kho cơ sở cho các bảo tàng (Năm
2009 chuyển giao 115 đầu hiện vật = 641 hiện vật gốc cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; chuyển giao 16 đầu hiện vật = 22 hiện vật cho Bảo tàng Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh); chuyển giao cho Bộ
Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sưu tập 90 đầu hiện vật = 177 hiện vật (bao gồm các mẫu gỗ, đá quý, đồ dệt… xây dựng Lăng Bác)
Đề quản lý chính xác, chặt chẽ và khai thác thông tin về tài liệu hiện vật nhanh chóng, hiệu quả, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành áp dụng công nghệ thông tin Đó là việc quản lý hiện vật bằng máy tính, Bảo tàng đã nhập máy: 3350 phiếu hiện vật của Báo cắt dán Người tốt việc tốt Dữ liệu máy tính đã ghi lại những thông tin của hiện vật như: tên gọi hiện vật, chất liệu hiện vật, kích thước, nguồn gốc, niên đại, tóm tắt nội dung lịch sử
Trang 28Chương 2 NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI LƯU GIỮ TẠI BẢO
TÀNG HỒ CHÍ MINH
2.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập
- Khái quát hoàn cảnh lịch sử 1951 – 1969
Sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự chi viện của các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa Cũng
từ năm 1950 trở đi, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào các nước ở bán đảo Đông Dương Được Mỹ viện trợ, thực dân Pháp tìm những thủ đoạn mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi ở Việt Nam và Đông Dương
Một mặt, Pháp và Mỹ ra sức xây dựng chính phủ bù nhìn, mặt khác, tăng cường lực lượng quân sự để bình định và lìm cách phản công lực lượng
vũ trang cách mạng, hòng giành lại quyền chủ động trên chiến trường
Tuy nhiên, với nỗ lực phi thường của quân và dân ta, được sự giúp đỡ của các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, công cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn phát triển không ngừng và đã làm thất bại những cố gắng của địch trong những năm 1951- 1952
Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai (1951) là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử cách mạng của nhân dân 3 nước Đông Dương Sau Đại hội Đảng, Đại hội thống nhất Việt Minh- Liên Việt đã quyết định thống nhất hai tổ chức mặt trận thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt)
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp, cao nhất của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến thần thánh của dân tộc ta Chiến thắng lịch sử này đã tạo điều kiện căn bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi
Trang 29Năm 1954, cùng với Hiệp định Giơnevơ, nhân dân Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường trong sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Tổ quốc Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt
Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới
Giai đoạn 1961 – 1965, Đảng chủ trương xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa Ở miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ
Giai đoạn 1965 – 1968, quân dân ta chiến đấu chống Chiến tranh Cục
bộ và Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc
Trong khi nhân ta vẫn còn đang tiếp tục nhiệm vụ giải phóng đất nước, vào 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ
Trang 30vĩ đại vô cùng kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc qua đời Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi để lại nỗi đau thương
vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân ta, cho bạn bè ta trên toàn thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu ra đi nhưng tấm gương về nhân cách, đạo đức, tư tưởng của Người vẫn được dân ta ghi nhớ và noi theo giúp cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của đất nước luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam Những tháng năm trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lưu giữ lại trong các văn bản, tài liệu, những hoạt động của Người đã được ghi lại trong những thước phim, những bức ảnh của những người chuyên chụp ảnh Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những bức ảnh của Người là tư liệu quý giá mà các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã ghi lại trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Nó cũng khẳng định tấm lòng kính yêu Bác Hồ của các nghệ sĩ và thông qua những bức ảnh giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời,
sự nghiệp Bác Hồ Những bức ảnh đó là những tư liệu quý đang được lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống hôm nay
- Nguồn gốc của Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Tại Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đang lưu giữ hàng vạn bức ảnh, tấm phim ghi lại toàn bộ các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngoài ra còn có một số lớn ảnh chụp các hoạt động của Bảo tàng kể từ khi thành lập đến nay
Khối tài liệu phim ảnh trong Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay được phân ra làm ba khối chính:
Trang 31- Khối phim ảnh gốc – Đây là khối phim ảnh do các cán bộ của ta chụp các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1950 đến năm 1969
- Khối phim ảnh sưu tầm – Đây là những phim ảnh do các cán bộ của Bảo tàng chụp lại ảnh của các cá nhân, tổ chức tặng Bảo tàng
- Khối phim ảnh hoạt động – Đây là khối phim ảnh chụp các hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến nay
Tài liệu phim ảnh của Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh sau khi được phân chia làm ba khối lớn như trên tiếp tục được phân nhỏ ra theo các chuyên đề
và theo từng giai đoạn Như vậy, khối ảnh gốc chụp các hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được chia ra thành các chuyên đề nhỏ đó là chuyên đề Bác Hồ với thiếu nhi, Bác Hồ với thanh niên, Bác Hồ với công nhân, Bác Hồ với nông dân,… Cũng có thể được chia theo các giai đoạn, các mốc thời gian, lịch sử… Việc phân chia các tài liệu phim ảnh ra thành các chuyên đề hay theo các mốc thời gian như vậy tạo điều kiện cho công tác bảo quản, quản lý, khai thác tài liệu phim ảnh phục vụ cho công tác trưng bày và nghiên cứu được thuận tiện hơn
Các bức ảnh được chụp từ năm 1951 đến năm 1969 Các nhiếp ảnh gia, nhà báo có may mắn được chụp ảnh Bác Hồ, tác giả của những bức ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi có trong sưu tập chính là: Đinh Đăng Định, Văn Lượng,
Vũ Đình Hồng
Những bức ảnh có được trong sưu tập đều là do các nhiếp ảnh gia được phân công chuyên chụp ảnh cho Bác Hồ Những bức ảnh ghi lại những hình ảnh hoạt động cũng như đời thường của Bác thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thời kỳ về tiếp quản thủ đô, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà
Ảnh chụp Bác ở nhiều góc độ, thời gian, sự kiện khác nhau như ở Việt Bắc, trong khu Phủ Chủ tịch, hay những nơi mà Bác đến thăm, làm việc Các bức ảnh chụp đều có đối tượng chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh và thiếu nhi Việt Nam, thiếu nhi Thế giới Để phục vụ cho việc bảo quản cũng
Trang 32như quản lý tài liệu, hiện vật gốc, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành công tác xây dựng sưu tập hiện vật
Các bức ảnh trong sưu tập ghi lại khá đầy đủ những hoạt động của Bác đối với thiếu nhi, nó phản ánh được lòng thương yêu vô bờ bến và sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với thiếu nhi trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Trong các tài liệu viết về danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc Việt Nam ta, có lẽ chưa có một nhân vật nào thể hiện được tấm lòng thương yêu và quan tâm sâu sắc đối với trẻ thơ như Bác Hồ Chính vì thế, sưu tập ảnh được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi
Như vậy, sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi đã được hình thành và hiện đang được lưu giữ tại Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng đã cho xây dựng một Bộ ảnh mẫu dựa theo Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi nhằm bảo quản tài liệu gốc cũng như phục vụ cho công tác khai thác, nghiên cứu được thuận tiện hơn
2.2 Nội dung của sưu tập
Trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn dành tình yêu thương cho tất cả thiếu nhi không phân biệt là thiếu nhi trong nước hay thiếu nhi Thế giới Với Người tất cả thiếu nhi đều là tài sản quý của dân tộc, đều là những mầm non tương lai tươi đẹp của đất nước Nhưng tùy vào hoàn cảnh của thiếu nhi mỗi nơi mà Người có cách thể hiện sự quan tâm khác nhau Với thiếu nhi Việt Nam, trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, thiếu nhi Việt Nam còn phải chịu nhiều thiệt thòi, khổ cực thì việc chăm lo cho thế
hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người
Thiếu nhi Việt Nam ngoài những tình cảm bình thường trong gia đình
và xã hội như tình cảm đối với cha mẹ, ông bà, anh em, bạn bè, còn có một tình ảm khác rất thiêng liêng, tình cảm đối với Bác Hồ Đối với thiếu nhi, Bác gần gũi chẳng khác gì người thân, hình ảnh Bác Hồ luôn hiện hữu trong tâm trí mỗi người
Trang 33Tấm lòng yêu mến Bác được hình thành một cách tự nhiên Bác được coi là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Vì thế, trong cuộc sống thường ngày các
em nhỏ luôn được thấy lòng yêu mến, sự tôn kính Bác ở tất cả mọi người xung quanh mình Thông qua đó, các em thiếu nhi đã nhận thức được Bác chính là người đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho moi người Không những thế, tình cảm của thiếu nhi đối với Bác càng thêm sâu sắc và gần gũi khi các em còn thấy Bác là hình ảnh một người ông, một người cha Các em kính yêu Bác không phải chỉ vì thấy mọi người ai cũng yêu Bác mà còn vì thấy Bác luôn luôn dành sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với các em
Tình cảm của Bác được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ hay trong những bài nói chuyện của Bác cũng đều có lời nhắc nhở đến việc chăm sóc các em Nhưng đặc biệt hơn cả là những lần Bác gặp trực tiếp các em, được trực tiếp chăm sóc và căn dặn các em Tất cả những việc Bác làm, những lời Bác nói đều chứa đựng một tâm hồn yêu trẻ vô cùng, một sự quan tâm đặc biệt đến thiếu nhi
Các nhiếp ảnh cố gắng ghi lại các hình ảnh về sinh hoạt của Bác Bác đi đâu, hoạt động thế nào, gặp gỡ những ai, các nhiếp ảnh đều cố gắng ghi lại…
Và các hoạt động của Bác cùng thiếu nhi cũng được lưu giữ rất chân thực và
ẩn chứa nhiều ý nghĩa
Toàn bộ Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi gồm 433 bức ảnh Các bức ảnh gốc trong Sưu tập có kích thước khác nhau từ 4x6cm đến 6x9cm và các bức ảnh trong Sưu tập ảnh mẫu là 9x12cm
Trong sưu tập, hình Bác Hồ được chụp ở nhiều góc độ, sự kiện khác nhau được ghi chú cẩn thận về thời gian, nội dung từng bức ảnh
Các bức ảnh trong Sưu tập có thể chia thành hai chủ đề chính đó là:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Thế giới
Các bức ảnh về Bác đều có bố cục đẹp, chọn đúng khoảnh khắc để bấm máy Hình ảnh Bác ân cần chăm sóc, hỏi chuyện các cháu thiếu nhi miền Bắc;
Trang 34Bác tươi cười, trang trọng khi tiếp đoàn Quốc tế; hay Bác đang hân hoan chào đón thiếu nhi miền Nam Mặc dù thời đó chỉ là ảnh đen trắng nhưng các bức ảnh vẫn thể hiện đúng nội dung và ý nghĩa gắn với cuộc sống của Bác
Trong Sưu tập, chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam với số lượng là 422 ảnh Các bức ảnh trong sưu tập phong phú về nội dung và
số lượng
Người chụp ảnh đã chọn lựa không gian và thời gian để bắt được những khảnh khắc chứa đựng nội dung và ý nghĩa Qua những bức ảnh, ta nhận thấy được tình yêu thương được Người thể hiện bằng tất cả tấm lòng của người bác, người cha và với tầm nhìn của một vị lãnh tụ thiên tài chăm lo cho thế hệ tương lai của nước nhà Trong hoàn cảnh nào và ở đâu, Bác Hồ cũng luôn nghĩ về các cháu, hướng các cháu vào những hoạt động vui chơi bổ ích và nề nếp kỷ luật
Các bức ảnh chụp khoảnh khắc Bác Hồ vui chơi, nói chuyện với thiếu nhi ở các góc độ khác nhau nhưng qua dáng vẻ, cử chỉ đều thể hiện được sự
ân cần, quan tâm của Bác với thiếu nhi Về phía các em thiếu nhi, nhìn nét mặt, nụ cười của các em ta cũng thấy toát lên niềm hạnh phúc khi có dịp được gần bên Bác
Trong số các bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam có thể phân ra thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền Bắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền Nam
Ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền Bắc có số lượng gồm 345 ảnh
Dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước Bác Hồ thường vui với các cháu ở các trại trẻ, nhà mẫu giáo hay mỗi dịp Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi Hình ảnh của Bác luôn ân cần, trìu mến Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua
Trang 35học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức ảnh mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn
Ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền Bắc có thể phân ra theo các nội dung sau:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường học, lớp mẫu giáo thiếu nhi
- Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ học sinh Việt Nam đi du học
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền trong các dịp lễ tết
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi trong các đại hội, mít tinh, phong trào thi đua yêu nước
Qua các bức ảnh ta thấy, Bác đã đi thăm rất nhiều vườn trẻ, trường mẫu giáo, trường học và không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh miền Bắc Bức ảnh chụp màu đen, trắng, ánh mắt Người thật hiền từ, nhân ái như tấm lòng của Bác với thiếu niên, nhi đồng
Bác đến thăm nhà mẫu giáo Trung Ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, lớp mẫu giáo của Tổng cục chính trị, nhà trẻ cơ quan văn phòng Trung Ương Đảng, lớp mẫu giáo của các nhà máy xí nghiệp, các cháu cũng ùa ra để đón Bác và vui sướng được Bác chia kẹo, chụp ảnh, rồi cùng Bác dự buổi sinh hoạt, kể chuyện
Có một số bức ảnh tiêu biểu như:
Trang 36- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp mẫu giáo của Tổng cục Chính trị Tại
số 26A, phố Lý Nam Đế (Cuối năm 1954)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường mẫu giáo của Hội Liên hiệp Phụ
nữ Hà Nội Người đã thân mật chuyện trò cùng các cháu, thăm hỏi việc học hành và động viên các cháu chăm học, ra sức rèn luyện (Ngày 31/12/1958)
nghiệp Thổ Cầu, xã Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên nhân dịp Người về dự Hội nghị Tổng kết công tác thủy lợi toàn miền Bắc (Ngày 16/9/1961)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp mẫu giáo của công nhân tập thể nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá nhân dịp Người về thăm và làm việc tại Khu Công nghiệp Cao Xà Lá, Thượng Đình nay thuộc phường Thanh Xuân, Hà Nội (Ngày 26/6/1961)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp mẫu giáo của trường Nghiệp vụ, Bộ Công nghiệp nhẹ nhân dịp Người đến dự Hội nghị Tổng kết công tác năm
1962 (Ngày 27/12/1962)
Định, nhân dịp Người về dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định (Ngày 22/5/1963)
Bác Hồ đến thăm trại, kiểm tra việc học hành, ăn ở của các cháu Người
đã trực tiếp đến dự giờ lên lớp, góp ý cho cô giáo về nội dung và phương pháp dạy học Người rất quan tâm đến sức khỏe của các cháu, Người còn kiểm tra hầm trú ẩn, nhà ăn
Có thể kể đến một số bức ảnh như:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà trẻ cơ quan văn phòng Trung ương Đảng, Người ân cần thăm hỏi việc tổ chức dạy và nuôi các cháu, chia quà cho các cháu Tại số 4 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội (Ngày 27/1/1957)
Phích nước Rạng Đông Người động viên và cổ vũ các cháu cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô (Ngày 28/4/1964)
Trang 37- Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật nói chuyện với các thiếu nhi Tiên Sơn, Hà Bắc nhân dịp Người về thăm và làm việc với địa phương (Ngày 9/2/1967)
Đến thăm các trường mẫu giáo lần nào Bác cũng cho các cháu chụp ảnh với Bác Cháu bé nào nhỏ nhất hay được bác bế vào lòng Quanh mái tóc trắng như bông của Bác là những mái tóc đen mượt của các cháu Bác còn yêu cầu chụp chung cả trại, không chỉ có các bé thiếu nhi mà còn cả các đồng chí cấp dưỡng và bảo vệ cũng vinh dự được chụp ảnh cùng Bác Đó là câu chuyện gắn với bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cháu Nguyễn Minh Phương (con đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh) (Ngày 19/5/1953)
Cô Hòa kể, cũng chính trong lần đến thăm trại trẻ này, Bác đã cho phép các cháu được chụp ảnh với Người Nghệ sỹ Đinh Đăng Định đã bấm máy ghi lại những bức ảnh Bác Hồ với thiếu nhi - mà sau này đã trở nên nổi tiếng Ngay cả cách Bác bố trí sắp xếp chụp ảnh cũng là một bài học cho các giáo viên của trường Đầu tiên Bác yêu cầu chụp chung cả trại, khi còn thiếu các đồng chí cấp dưỡng và bảo vệ, Người cho gọi đủ Bức ảnh này đã đi vào lịch sử
và trở thành tài sản vô giá với các giáo viên và học sinh của trường… Sau khi chụp chung, khi các cháu, các cô tiễn Bác và đồng chí Nguyễn Lương Bằng về, Bác nói: Bác rất muốn hôn tất
cả các cháu, nhưng như thế sẽ rất lâu, có cháu nào bé nhất, ngoan nhất thay mặt các bạn, Bác cho chụp ảnh cùng Bác Cả lớp đã chọn bé Nguyễn Minh Phương, bé nhất trại - con gái đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh – và tấm ảnh Bác Hồ bế cháu Minh Phương với nụ cười nhân từ của người ông do nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định bấm máy đã trở thành nổi tiếng, đi vào lịch sử Tất cả lũ chúng tôi vây quanh Bác, với hy vọng được hôn Bác, Bác cười nhân hậu, xoa đầu từng đứa và nói: Các cháu ngoan, học giỏi, lần sau Bác sẽ cho chụp ảnh Đó cũng là cách Bác khích lệ chúng tôi phải ngoan, chăm học (trích nguồn: CAND.com.vn)
Trang 38 Với nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng con em cán bộ Các bức
ảnh chụp gồm 53 ảnh
Những ngày nghỉ, các đồng chí phục vụ Bác thường đưa các cháu nhỏ
trong gia đình vào thăm Bác Đó là con em cán bộ văn phòng Trung Ương
Đảng, văn phòng Chính Phủ,
Trong tấm hình, Bác nhân từ, giản dị và tất cả các cháu vây quanh Bác
Hình ảnh Bác Hồ vui chơi và chia kẹo cho các cháu con em cán bộ tại Tuyên
Quang hay hình ảnh Bác nói chuyện các cháu tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch…
đều thể hiện sự gần gũi, giản dị của Bác với các cháu thiếu nhi dù ở bất kỳ
đâu Nơi nào có Bác là có thiếu nhi
Các cháu được Người gọi vào Phủ Chủ Tịch cho kẹo, xem phim… Khi
chụp ảnh, các cháu chạy đến quanh Bác, ai cũng muốn được gần Bác
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật chuyện trò với cháu bé, con một đồng
chí cán bộ trong cơ quan Phủ Thủ Tướng Tại Việt Bắc (Ngày 5/10/1952)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu con em các đồng chí cán bộ văn
phòng Trung ương Đảng, văn phòng Chính Phủ Tại ATK Việt Bắc – Núi
Hồng, Tuyên Quang (Ngày 19/5/1954)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cháu thiếu nhi con cán bộ văn phòng
Phủ Thủ Tướng Tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch (Ngày 25/6/1957)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các cháu thiếu nhi ở Ngoại giao đoàn và
con các đồng chí chuyên gia đến thăm Người (Ngày 22/11/1958)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi và chia kẹo cho các cháu thiếu nhi
con em cán bộ nơi tổ chức Hội nghị về cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách
nhiệm, tăng cường quản lý…” do ban bí thư triệu tập, nhân dịp Người về dự
Hội nghị (Ngày 27/7/1963)
Nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ học sinh Việt Nam đi du học
gồm có 10 ảnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và nói chuyện với các cháu trước khi
sang Cộng hòa nhân dân Đức, Tiệp Khắc học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
Trang 39ân cần dặn dò và động viên các cháu với phong thái điềm tĩnh, nhẹ nhàng và tình cảm Thể hiện qua bức ảnh:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ và nói chuyện với các cháu trước khi sang Cộng hòa nhân dân Đức học tập Tại phòng khách chính, nhà khách Phủ Chủ Tịch (Ngày 28/8/1955)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các cháu thiếu nhi được
cử sang Tiệp Khắc học, nhân dịp đoàn đến chào và báo cáo quyết tâm với Người Tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch (Ngày 23/5/1956)
Nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi miền Bắc trong các dịp lễ tết có số lượng ảnh chụp lớn nhất trong tổng số các bức ảnh trong Sưu tập đó là 158 ảnh
Tình thương bao la của Bác dành cho tất cả mọi người, nhưng với các cháu thiếu nhi bao giờ cũng được Bác dành những tình cảm yêu quý nhất Năm nào vào dịp năm mới, Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu Bác đều cho tổ chức liên hoan vui chơi, cho các cháu xem phim và chia quà cho các cháu tại Phủ Chủ Tịch Thiếu nhi miền Bắc luôn có được niềm vinh dự, hân hoan vì nhân ngày Tết Trung thu, Bác thường cho các cháu vào Phủ Chủ Tịch đón Tết chơi Trăng cùng Bác
Bác vui vẻ đón thiếu nhi ta lên Phủ Chủ Tịch vui Tết Rồi có khi Bác cho lên vui Tết ngay trong phòng khách rất đẹp của Nhà nước và của Đảng Với các cháu nhỏ vừa biểu diễn văn nghệ, Bác ôm hôn, chia kẹo cho từng cháu và động viên các cháu gắng học hành, gắng rèn luyện để trở thành những nghệ sĩ đích thực Các em quây quần bên Bác, lưu luyến như không muốn chia tay Bác Đó là một số các bức ảnh:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt và chiêu đãi các cháu thiếu nhi buổi chiếu phim nhân dịp Tết Trung thu Tại sân sau nhà khách Phủ Chủ Tịch (Ngày 19/9/1956)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cháu thiếu nhi bên cành đào, đón xuân mới Tại vườn hoa trước phòng họp Bộ Chính trị (Ngày 5/2/1956)
Trang 40- Các cháu thiếu nhi Hà Nội, cờ hoa trong tay đến thăm và vui Tết Trung thu cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch (Ngày 19/9/1959)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các cháu thiếu nhi Hà Nội đến dự buổi chiếu phim mừng Tết Quý Mão Tại Phủ Chủ Tịch (Ngày 27/1/1963)
Với thiếu nhi miền Bắc có lẽ vì lòng kính yêu vô hạn đối với Bác mà luôn có ước mong được gặp Bác, được dâng lên Bác những bó hoa và lời chúc tốt đẹp nhất Các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu hay Tết Thiếu nhi chính là cơ hội lớn mà các em có thể gần Bác, được Bác ân cần hỏi thăm, dặn
dò và được vui chơi, múa hát bên Người Đặc biệt các cháu thiếu nhi cũng luôn nhớ tới ngày sinh của Bác, hàng năm vẫn luôn đến tặng hoa, chúc thọ Người và múa hát cho Người vui Đó là các cháu thiếu nhi của trường Nhạc viện Hà Nội, các đoàn ngoại giao Hà Nội, các Câu lạc bộ thiếu nhi…Thể hiện qua các bức ảnh sau:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vui chơi cùng các cháu nhân dịp các cháu đến chúc thọ Người Tại lối lên nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Núi Hồng, Tuyên Quang (Ngày 19/5/1954)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vui vẻ nhận hoa do các cháu đoàn ngoại giao, các cháu thiếu nhi Hà Nội dâng lên Người nhân buổi gặp mặt mừng Tết Trung thu Tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch (Ngày 8/9/1957)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận những bông hoa tươi thắm của các cháu thiếu nhi Hà Nội trong đêm liên hoan văn nghệ mừng xuân mới Ất Tỵ và chúc thọ Người 75 tuổi (Ngày 12/2/1965)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các cháu thiếu nhi ở trại mẫu giáo Mầm Non
Hà Nội đến chúc thọ Người 70 tuổi Trong dịp này, xưởng phim tài liệu Trung Ương đã quay và dựng bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngày 9/4/1960)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho các cháu thiếu nhi vừa biểu diễn xong tiết mục độc tấu sáo, trong đêm liên hoan mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi Tại Phủ Chủ Tịch (Ngày 31/5/1969)