Triết học Mác - Lênin là môn khoa học trang bị cho người học thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đây là một trong những môn học cơ bản, bắt buộc đối với mọi đối tượng học viên trước khi bước vào đào tạo chuyên ngành ở Học viện X.
Trang 1MỤC LỤC
Tran
g
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG SÁNG TẠO
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN CHO ĐỐI TƯỢNG CAO HỌC Ở
1.1 Thực chất về sử dụng sáng tạo các phương pháp
giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở
1.2 Tính tất yếu và một số nhân tố cơ bản quy định đến
sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X 32
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG SÁNG TẠO
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN CHO ĐỐI TƯỢNG CAO HỌC Ở
2.1 Thực trạng và yêu cầu sử dụng sáng tạo các phương pháp
giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở
2.2 Giải pháp cơ bản nhằm sử dụng sáng tạo các
phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin chođối tượng cao học ở Học viện X hiện nay 61
DANH MỤC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước, nhằm đáp ứng sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hộinghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổimới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trênlớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học” [5; tr.120] Tinh thần đó tiếp tục được Đảng takhẳng định trong Đại hội XII: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từtrang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” [6; tr.114]
Quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương trên của Đảng, các nhàtrường trong toàn quân đã và đang từng bước đổi mới theo chức năng, nhiệm
vụ Trong đó, Học viện X xác định: “nâng cao chất lượng giáo án, bài giảng,đổi mới phương pháp dạy học” [8; tr.6] là một trong 3 khâu đột phá, góp phầntạo sự chuyển biến toàn diện trên tất cả các mặt, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý đến tổ chức, thực hiện; từ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, nội dungchương trình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học đến đầu tư, nângcấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nâng cao chấtlượng giảng dạy, nghiên cứu và học tập
Triết học Mác - Lênin là môn khoa học trang bị cho người học thế giớiquan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.Đây là một trong những môn học cơ bản, bắt buộc đối với mọi đối tượng họcviên trước khi bước vào đào tạo chuyên ngành ở Học viện X Trong nội dung,
Trang 3chương trình đào tạo thạc sĩ, trước khi học tập, nghiên cứu học phần của cácmôn khoa học khác và môn học chuyên ngành, học viên cao học phải hoànthành nội dung, chương trình của học phần Triết học Mác - Lênin Bên cạnhnhững kết quả đạt được là cơ bản, như: Đảng ủy Học viện có nhiều chủ trương,giải pháp đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới về nội dung, phương pháp giảngdạy; các cơ quan chức năng đã chủ động tham mưu trong công tác xây dựng, quản
lý, triển khai thực hiện quy chế, kế hoạch, chất lượng giảng dạy theo chức năng,nhiệm vụ; cấp ủy, chỉ huy và đội ngũ giảng viên Khoa Triết học Mác - Lênin đã
có nhiều tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổimới về nội dung, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạyTriết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện vẫn còn tồn tại một sốhạn chế nhất định như: trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện về đổimới nội dung, chương trình, quy trình, hình thức, nhất là phương pháp giảng dạyTriết học Mác - Lênin ở một số thời điểm còn thiếu đồng bộ, nhất quán; vai trò,trách nhiệm, tính tích cực, chủ động và tiềm năng sáng tạo của đội ngũ giảng viêntrong giảng dạy Triết học Mác - Lênin còn chưa được phát huy; việc kết hợp, sửdụng hệ thống các phương pháp giảng dạy, nhất là những phương pháp dạy họctích cực, hiện đại và phương pháp giảng dạy chuyên ngành còn ở mức độ; chấtlượng dạy và học Triết học Mác - Lênin của đối tượng học viên cao học ở Họcviện còn có những bất cập nhất định
Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, góp phần thực hiện
thắng lợi khâu đột phá mà Học viện xác định, vấn đề: “Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X hiện nay” là đề tài có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Các công trình khoa học về đề tài đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên trong quân đội
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên trong quân đội
là đề tài được các nhà khoa học tiếp cận, khai thác dưới nhiều góc độ khác
Trang 4nhau Các công trình đã được xuất bản thành sách, đề tài khoa học, tiêu biểu
có: tác giả Vũ Văn Luận, Yêu cầu mới và vấn đề tạo nguồn đào tạo sau đại học về khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đào tạo sau đại học ở Học viện
X quân sự - thành tựu và triển vọng [26]; Nguyễn Quang Phát, Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện X quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay [28]; Nguyễn Xuân Trường, Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện X quân sự hiện nay [40]; Vũ Quang Lộc, Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo để thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa đào tạo cán bộ chính trị quân đội [25]; Phạm Thanh Giang, Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay [10]
Các công trình trên dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, song đều hướngđến luận giải làm rõ cơ sở lý luận khoa học với những luận chứng, luận cứchặt chẽ, lôgíc; đồng thời, các nhà khoa học còn đi sâu đánh giá thực trạng,chỉ ra những yêu cầu cần giải quyết, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản, cótính khả thi cao nhằm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảngviên trong các nhà trường quân đội đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáodục, đào tạo trong tình hình mới
Ngoài ra, vấn đề này còn có các bài viết liên quan được đăng tải trên các
tạp chí, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Quy, Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên ở các trường đại học trong quân đội hiện nay [33]; Nguyễn Văn Giới, Xây dựng đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường quân đội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng [11]; Phạm Thanh Giang, Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo trong tình hình mới [9]; Nguyễn Xuân Trường, Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
ở Học viện X [41]; Phạm Anh Tuấn, Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội hiện nay [42]; Phùng Thị Lan, Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giảng viên ở Học viện X
[20] Những bài viết trên được các tác giả, nhà nghiên cứu luận giải ở nhiều
Trang 5khía cạnh, đi sâu tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn trong công tác xâydựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân vănquân sự Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng độingũ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiệncác nhiệm vụ khác theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những tư liệu, dữ liệu trong các công trình khoa học trên có ý nghĩa vàgiá trị rất lớn để nhóm đề tài kế thừa, tiếp thu vào giải quyết các nhiệm vụ đặt
ra trong đề tài Đặc biệt, đó là cơ sở để tiếp tục luận giải làm rõ cơ sở lý luận,thực tiễn việc bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên Triết học Mác
ở các học viện, trường đại học trong quân đội [31]; Nguyễn Thị Bạch Vân, Vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin
Trang 6cho học viên không chuyên triết học [44]; Trịnh Văn Tân, Góp phần hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn [35]; Đinh Xuân Khuê, Một số yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường quân đội [18]; Trần Anh Kiên, Nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học quân sự [19]; Lương Thanh Hân, Kích thích tư duy sáng tạo trong dạy học triết học Mác - Lênin ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [14]; Nguyễn Thị Như Huế, Vận dụng “mô hình lớp học đảo ngược” trong giảng dạy triết học [16].
Các công trình khoa học trên đã đưa ra và phân tích, luận giải làm rõmột số khái niệm như: phương pháp, phương pháp nghiên cứu giảng dạy,phương pháp giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, phương pháp giảng dạytriết học, đổi mới phương pháp giảng dạy triết học Đồng thời, các nhà khoahọc còn đi sâu đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế còn tồntại, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chấtlượng giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung và triết họcnói riêng Đây là cơ sở để nhóm đề tài kế thừa vào phân tích, làm sáng rõ hệthống khái niệm, đặc biệt là xây dựng khái niệm trung tâm của đề tài; đồngthời, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thựctrạng và đề xuất những giải pháp cơ bản của đề tài
* Các công trình khoa học về đề tài xây dựng môi trường văn hóa sư phạm, nhà trường thông minh trong quân đội
Vấn đề xây dựng môi trường văn hóa sư phạm, nhà trường thông minhtrước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được rấtnhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học tiếp cận ở những góc độ khác
nhau, tiêu biểu như: Ngô Xuân Lịch, Xây dựng nhà trường thông minh, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quân đội trước tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [24]; Phạm Lâm Hồng, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và một số định hướng phát triển khoa học công nghệ
Trang 7trong quân đội [15]; Đỗ Huy Hà, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ở Học viện X hiện nay [12]; Ngô Minh Tiến, Xây dựng nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [37]; Nguyễn Quang Chung, Nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các Đảng
ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [4]; Quân đội nhân dân, Nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội hiện nay [30] Các công trình khoa học trên đã
tập trung phân tích làm rõ vai trò của môi trường sư phạm lành mạnh vànhững tác động, cũng như những yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đến công tác giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội.Đây là hệ thống tài liệu quan trọng để nhóm đề tài có thể khai thác, tiếp thuvào luận giải làm sáng rõ những nhân tố quy định, đánh giá thực trạng, cũngnhư đề xuất giải pháp sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin cho đối tượng học viên cao học ở Học viện X hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bảnnhằm sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy triết học Mác - Lênin chođối tượng cao học ở Học viện X hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng sáng tạo cácphương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Họcviện X
Đánh giá đúng thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X hiện nay
Chỉ ra yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản sử dụng sáng tạo cácphương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Họcviện X hiện nay
Trang 84 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin chođối tượng cao học ở Học viện X
* Cơ sở thực tiễn
Từ thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênincho đối tượng cao học ở Học viện X; các báo cáo tổng kết, đánh giá của Họcviện X, Khoa Triết học Mác - Lênin, Hệ Sau Đại học và các cơ quan chứcnăng của Học viện X có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát tại Học viện Xcủa nhóm tác giả về vấn đề nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin Đồng thời, đề tài còn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứukhoa học khác như: liệt kê, phân tích - tổng hợp, so sánh, đánh giá, lôgíc - lịch
-sử, hệ thống - cấu trúc, khái quát hoá, trừu tượng hoá, điều tra xã hội học vàphương pháp chuyên gia
Trang 96 Cái mới của đề tài
Làm rõ quan niệm sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triếthọc Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
Chỉ ra một số nhân tố quy định và yêu cầu đối với việc sử dụng sáng tạocác phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ởHọc viện X hiện nay
Đề xuất giải pháp cơ bản sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạyTriết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X hiện nay
7 Giá trị khoa học và hướng sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ, luậnchứng khoa học cho việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triếthọc Mác - Lênin của giảng viên Khoa Triết học Mác - Lênin ở Học viện X nóiriêng và ở các học viện, nhà trường quân đội nói chung đáp ứng mục tiêu, yêucầu, nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong tình hìnhmới Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,học tập và áp dụng ở Học viện X và các học viện, nhà trường khác trong toànquân
8 Kết cấu của đề tài
Đề tài kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), phần kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
Trang 10Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG SÁNG TẠO
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CHO ĐỐI TƯỢNG CAO HỌC Ở HỌC VIỆN X 1.1 Thực chất về sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
1.1.1 Triết học Mác - Lênin và phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin
* Đặc thù tri thức Triết học Mác - Lênin
Với tính cách là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhânvăn, triết học có những đặc trưng cơ bản của các môn khoa học xã hội Tuynhiên, với vai trò là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin,đặc biệt chức năng trội cơ bản của Triết học Mác - Lênin đó là chức năng thếgiới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thựctiễn Do đó, Triết học Mác - Lênin có những đặc thù nhất định, đó là:
Hệ thống tri thức Triết học Mác - Lênin mang tính phổ quát được thể hiện ở chức năng thế giới quan, phương pháp luận Sự thống nhất giữa
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt
để, và phép biện chứng trở thành phương pháp nhận thức khoa học Nhờ đó,triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên, xã hội và tưduy Phép biện chứng duy vật khoa học phản ánh khái quát sự vận động vàphát triển của hiện thực Do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp màcòn là sự quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan Hệ thống cácquan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít do tính đúng đắn và triệt để của nóđem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và cải tạothực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận
Triết học Mác - Lênin không thay thế cho các khoa học trong việc nhậnthức thế giới mà xem sự gắn bó với các khoa học cụ thể là một điều kiện tiênquyết cho sự phát triển của mình Đến lượt mình, Triết học Mác - Lênin đưa lạithế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của khoa học
Trang 11Chính vì vậy, để đẩy mạnh sự phát triển của các khoa học cụ thể cũng nhưcủa bản thân triết học thì cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa triết học và cáckhoa học Ngày nay, trong kỷ nguyên cách mạng khoa học, công nghệ hiệnđại, sự gắn bó đó càng trở nên đặc biệt quan trọng Bởi vì, nếu không đượcdựa trên hệ thống tri thức của các khoa học thì triết học sẽ trở nên khô cứng
và lạc hậu Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học
và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới người ta cóthể mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học.Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh cả hai thái cựcsai lầm: hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm,
dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phươnghướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác; hoặc
là tuyệt đối hoá vai trò của triết học và sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụngmột cách máy móc những nguyên lý, những quy luật chung vào từng trườnghợp riêng, kết quả là dễ vấp váp, thất bại
Hệ thống tri thức Triết học Mác - Lênin có sự thống nhất cao giữa tính Đảng và tính khoa học, lý luận và thực tiễn, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng
trong lịch sử triết học nhân loại Kế thừa có phê phán những thành tựu của tưduy nhân loại, đặc biệt là triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đãsáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, triệt để nhất Trong đó, chủnghĩa duy vật thống nhất với phép biện chứng tạo thành chủ nghĩa duy vậtbiện chứng - là bước ngoặt cách mạng trong lĩnh vực triết học Đó là sự thốngnhất giữa thế giới quan và phương pháp luận trong xem xét, luận giải mọi vấn
đề từ thực tiễn xã hội Nếu không có sự thống nhất thì chủ nghĩa duy vật sẽtrở nên siêu hình, cứng nhắc trong giải thích các vấn đề của đời sống xã hội
và sớm muộn cũng trượt sang chủ nghĩa duy tâm; phép biện chứng không gắnvới chủ nghĩa duy vật thì chắc chắn không thể có quan điểm duy vật trướcnhững vấn đề phức tạp của giới tự nhiên, xã hội và tư duy Điều này đã được
Trang 12V.I.Lênin khẳng định: “toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giảiđáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra Họcthuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết củacác đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế - chính trị học và vềchủ nghĩa xã hội Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một họcthuyết chính xác Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp chongười ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mêtín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tưsản Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loàingười đã tạo ra hồi thế kỷ XIX” [23; tr.49-50].
Khác với các triết học trước đó, triết học Mác không chỉ có chức nănggiải thích mà quan trọng hơn phải trở thành công cụ nhận thức khoa học đểcải tạo xã hội bằng cách mạng: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằngnhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [27, tr.12] Luận điểmcủa C.Mác không những chỉ ra sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết học củaông với tất cả các học thuyết triết học trước đó mà còn là sự khái quát mộtcách cô đọng, sâu sắc bản chất triết học mà các ông xây dựng Khẳng định vềvấn đề này, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Triết học của Mác là chủ nghĩa duy vật triếthọc hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhânnhững công cụ nhận thức vĩ đại” [23; tr.54] Từ khi triết học Mác ra đời, vàsau này được V.I.Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển, hệ thống tri thức Triếthọc Mác - Lênin đã thực sự trở thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô sảntrong nhận thức và cải tạo thế giới Ra đời từ thực tiễn đấu tranh của giai cấp
vô sản nên Triết học Mác - Lênin không những là sản phẩm của hoạt động đó
mà quay trở lại thành vũ khí tinh thần của chính giai cấp này Hơn nữa, giaicấp vô sản lại chứa đựng những đặc điểm tiến bộ nhất đại diện cho trí tuệ loàingười trong thời đại lịch sử mới Hệ thống lý luận của Triết học Mác - Lêninphản ánh toàn diện tự nhiên, xã hội và tư duy bằng phương pháp biện chứngnên tri thức mà nó sinh ra mang đầy đủ tính khoa học, tính Đảng của giai cấp
Trang 13vô sản Hai đặc điểm đó không tách rời mà luôn gắn bó với nhau tạo nên bảnsắc của Triết học Mác - Lênin, vừa thể hiện vai trò là công cụ nhận thức vừatham gia vào chính quá trình cải tạo thực tiễn xã hội Tính khoa học và tínhĐảng - đó là những cái “hoàn toàn và tuyệt đối vốn có của chủ nghĩa Mác”,V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Sức hấp dẫn không gì cưỡng nổi đã nôi cuốnnhững người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ởchỗ nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất củakhoa học xã hội) với tinh thần cách mạng, và kết hợp không phải một cách ngẫunhiên, không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hợp trong bảnthân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà là kếthợp trong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăng khít” [21;tr.421].
Hệ thống tri thức Triết học Mác - Lênin mang tính trừu tượng, tính khái quát cao và là một hệ thống mở Với tư cách là một khoa học, triết học Mác -
Lênin là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của conngười trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triểnchung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học Mác - Lênin khác với cáckhoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức triết học và phương phápnghiên cứu, tri thức triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượnghoá sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người Do diễn tả thế giớicủa cả tự nhiên, xã hội và tư duy bằng những quy luật thông qua hệ thống lýluận nên tri thức của triết học đòi hỏi có sự khái quát cao mới có thể phản ánhnhững mặt, thuộc tính chung nhất Chính từ yêu cầu phản ánh đó mà tri thứctriết học Mác - Lênin có tính trừu tượng cao Đó là tri thức bậc hai được baobọc bởi hệ thống ngôn ngữ trừu tượng, không thể nhận thức bằng trực giác màphải bằng tư duy của con người mới nhận thức được bản chất thực sự của nó
Sự ra đời, phát triển của triết học Mác - Lênin là kết quả hoạt động nghiêncứu khoa học công phu, sáng tạo của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Lịch
sử hình thành và phát triển cho thấy, đây là một học thuyết triết học chân
Trang 14chính khoa học luôn gắn bó với thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, đặcbiệt là trong phong trào công nhân Hơn nữa, sáng tạo chính là đặc trưng chủyếu của triết học Mác - Lênin, bởi ra đời từ chính đời sống xã hội và bởi bảnchất của nó là một học thuyết mở luôn được bổ sung và phát triển khi lịch sửnhân loại có bước tiến mới: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như làmột cái gì đã xong xuôi hẳng và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng
lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủnghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thànhlạc hậu đối với cuộc sống” [22; tr.232]
* Vai trò giảng dạy Triết học Mác - Lênin
Triết học Mác - Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của sựvận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Hệ thống các nguyên lý,phạm trù, quy luật đó được khái quát từ những mối liên hệ, những quy luậtvận động phát triển chung nhất, phổ biến nhất từ hiện thực khách quan.Những nguyên lý, phạm trù, quy luật này được hình thành trên cơ sở kháiquát những tri thức, những thành tựu mà các khoa học cụ thể đạt được về thếgiới Mặt khác, với tư cách là hệ thống triết học cân đối, hoàn bị, triệt để,Triết học Mác - Lênin còn đóng vai trò quan trọng trong định hướng thế giớiquan duy vật, phương pháp luận biện chứng cho các khoa học cụ thể tiếp tục
đi sâu nghiên cứu thế giới một cách đúng đắn hơn, sâu sắc hơn
Triết học Mác - Lênin với tính cách là một trong ba bộ phận cơ bản cấuthành chủ nghĩa Mác - Lênin, là học phần cơ bản, kiến thức nền tảng bắt buộctrong nội dung, chương trình giảng dạy ở các cấp học, bậc học, đặc biệt ởtrình độ đào tạo đại học hiện nay Giảng dạy Triết học Mác - Lênin là tổnghợp những cách thức, biện pháp của hoạt động sư phạm dưới sự tổ chức, điềuhành trực tiếp của người dạy nhằm mục đích cung cấp, trang bị cho người họchiểu rõ về bản chất nội dung những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản củaTriết học Mác - Lênin; đồng thời, hình thành ở họ thế giới quan khoa học,phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cách mạng; là cơ sở, nền tảng
Trang 15quan trọng trong định hướng nhận thức và hành động đúng đắn trong hoạtđộng thực tiễn Xuất phát từ mục đích đó, giảng dạy Triết học Mác - Lênin cóvai trò đặc biệt quan trọng, biểu hiện cụ thể:
Một là, hình thành thế giới quan khoa học cho người học, giúp họ có
cái nhìn khách quan, khoa học về thế giới, xã hội, con người Trên cơ sở đó,người học có thế giới quan, phương pháp luận, nhân sinh quan đúng đắn đểđịnh hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn
Hai là, hình thành và phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực, trình độ tư
duy khái quát, lôgíc và hệ thống cho người học
Ba là, bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh chống lại âm
mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, gópphần giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, phòng chốngcác tệ nạn xã hội một cách có hiệu quả
Bốn là, hình thành những giá trị văn hoá, lý tưởng đạo đức, lối sống,
niềm tin khoa học của người học vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Góp phần động viên,khích lệ họ tích cực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệpđổi mới, công cuộc xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; biết gắn nhu cầu, nguyện vọng và lợi íchchính đáng của cá nhân với lợi ích của tập thể đơn vị, quân đội
* Phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin
Hoạt động của con người luôn nhằm đạt tới những mục đích nhất định
Để đạt được mục đích, hoạt động đó phải dựa trên cơ sở tri thức, hiểu biếtđúng đắn về hiện thực khách quan, phải được thực hiện với những công cụ,phương tiện vật chất kỹ thuật hiện có phù hợp đặc biệt là không thể thiếuphương pháp, cách thức tác động vào đối tượng Thuật ngữ phương pháp bắtnguồn từ tiếng Hy Lạp là “Menthodos” có nghĩa là cách thức, biện pháp, thủđoạn Hiện nay phương pháp được dùng với hai nghĩa: Theo nghĩa thôngthường, phương pháp dùng để chỉ những cách thức, thủ đoạn nhất định được
Trang 16chủ thể hành động sử dụng nhằm thực hiện mục đích đặt ra Theo nghĩa chặt
chẽ và khoa học: Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nhằm thực hiện những mục đích nhất định Thông
qua khái niệm này đã thể hiện rõ vai trò to lớn của phương pháp đối với nhậnthức và hoạt động thực tiễn của con người, là một trong những yếu tố quyết địnhthành công hay thất bại của những hoạt động ấy Bởi vì, để tác động vào hiệnthực khách quan, con người không thể chỉ bằng tư tưởng, ý chí, quyết tâm, màphải thông qua hoạt động Hoạt động của con người bao giờ cũng được thựchiện thông qua những cách thức, thủ đoạn nhất định Những phương pháp có thểđược nhận thức và sử dụng một cách tự giác, tức là chúng đã được nhận thức,hình thành trong đầu trước khi chủ thể hoạt động chủ động sử dụng chúng
Kết quả của hoạt động của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độtri thức, khả năng tư duy của chủ thể hoạt động, những điều kiện vật chất, điềukiện xã hội , trong đó có phương pháp Nhưng trong các yếu tố đó, phươngpháp đóng vai trò là công cụ, phương tiện truyền tải, biến tất cả những yếu tốtham gia vào hoạt động thành kết quả Tính đúng đắn của phương pháp khôngphải xuất phát từ ý muốn, ý chí chủ quan của con người, mà do cơ sở kháchquan quy định Bởi lẽ phương pháp được hình thành không phải một cách tuỳtiện chủ quan, nó không phải là những nguyên tắc sẵn có, bất biến, mà nó phụthuộc vào đối tượng nghiên cứu và mục đích đặt ra Để tiếp cận đối tượng vàgiải quyết nhiệm vụ đặt ra, chủ thể hoạt động phải nghiên cứu đối tượng và mụcđích cần đạt tới một cách khách quan Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thựctiễn, xuất phát từ những quy luật khách quan, phản ánh những quy luật kháchquan của đối tượng nghiên cứu Sức mạnh của phương pháp là: khi phản ánhđúng đắn những qui luật khách quan, nó đem lại cho khoa học và thực tiễn mộtcông cụ hữu hiệu để nhận thức và cải tạo thế giới
Phương pháp có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau Có phương phápriêng của từng lĩnh vực hoạt động, lại có những phương pháp chung nhất, phổ
Trang 17biến nhất được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực nhận thức và hoạt động thựctiễn Để đạt được mục đích, chủ thể có thể sử dụng các phương pháp tối ưuđem lại hiệu quả cao nhất Như vậy, hoạt động nào cũng gắn với nhữngphương pháp nhất định, hoạt động khác nhau thì phương pháp được lựa chọn,
sử dụng cũng khác nhau Hoạt động dạy học cũng là một lĩnh vực hoạt độngcủa xã hội cho nên, ngoài những phương pháp chung, nó cũng có nhữngphương pháp riêng Trước đây, người ta thường bó hẹp khái niệm giảng dạykhi khái quát nó là hoạt động truyền thụ kiến thức của người thầy Nếu hiểunhư vậy thì hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của người thầy Ở đó, ngườithầy đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học Trong hoạt động sưphạm, người thầy chủ động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháptruyền thụ, đến những lời chỉ dẫn, những câu hỏi, còn người học tiếp nhậnthụ động, học thuộc để “trả bài”; người thầy giữ “chìa khoá tri thức”, cánhcửa tri thức chỉ có thể mở ra từ phía hoạt động của người thầy Quan niệmnày hiện nay đã lỗi thời và bị thực tiễn vượt qua Vì từ góc độ khoa học sưphạm, quan niệm trên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt động của ngườithầy mà không thấy đó phải là kết quả tổng hợp hoạt động của một hệ thống,với sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng giáo dục, đào tạo
Dạy học là một hoạt động xã hội, trong đó có sự tác động qua lại giữahai mặt của một quá trình thống nhất là dạy và học với chủ thể của hoạt động
là thầy và trò Hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của người trògắn kết, thống nhất với nhau không thể tách rời trong quá trình dạy học.Không có hoạt động học thì không có hoạt động dạy và ngược lại, nếu mộttrong hai mặt đó mất đi thì quá trình dạy học sẽ không tồn tại nữa Tuy vậy,mỗi hoạt động cũng có vị trí, vai trò nhất định Hoạt động dạy của người thầynhằm truyền thụ những tri thức văn hoá xã hội lịch sử, những kỹ năng, kỹxảo, những kinh nghiệm nghề nghiệp mà xã hội loài người đã đạt được chongười học Hoạt động học của người học là hoạt động lĩnh hội, tiếp thu nhữngkiến thức, những nội dung mà thầy đã truyền đạt, biến chúng thành những
Trang 18phẩm chất, năng lực cho bản thân theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhàtrường Không có hoạt động dạy thì không thể biến năng lực, trí tuệ, tri thứccủa nhân loại thành phẩm chất, năng lực của cá nhân; không có hoạt động họcthì năng lực xã hội vẫn tồn tại như cái khách quan đối với họ
Cũng như những hoạt động khác của xã hội, hoạt động dạy học phải
tuân theo những phương pháp nhất định Phương pháp giảng dạy là tổ hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ dạy học Nó là tổ hợp thống nhất
của những phương pháp dạy và phương pháp học Phương pháp dạy vàphương pháp học gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫnnhau, là sự phối hợp cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trìnhdạy học Phương pháp dạy là cách thức hoạt động của người thầy, gắn vớihoạt động của người thầy, mà người thầy trước hết là người được trang bịnhững tri thức khoa học, những nội dung cần thiết của bộ môn giảng dạy đểtruyền đạt, truyền thụ cho người khác Quá trình dạy học là quá trình truyềnthụ, tiếp nhận và chuyển hóa những tri thức, kiến thức khoa học, những hiểubiết, những kinh nghiệm người thầy đã tích lũy được cho người học, cho nênphương pháp dạy trước hết là cách thức truyền tải, trình bày tri thức
Người thầy không chỉ là những người có tri thức để truyền đạt trong quátrình dạy học, mà còn là người hội tụ những phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống mẫu mực cho người học học tập và noi theo Cho nên, phương pháp dạycòn là cách thức hoạt động của chủ thể có nhân cách để thực hiện quá trìnhgiáo dục Phương pháp dạy là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học,nhằm chuyển tải những tri thức, những nội dung khoa học của bộ môn theomục tiêu, yêu cầu đào tạo cho người học, tức là thông qua nó góp phần làm chongười học lĩnh hội, tiếp thu được hệ thống những tri thức, những kỹ năng, kỹxảo nhất định, nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành thế giớiquan, những phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm lý cần thiết theo mục tiêu,nhiệm vụ đào tạo Do đó, phương pháp dạy vừa là phương pháp nhận thức, vừa
Trang 19là phương pháp cải tạo hiện thực khách quan, bao gồm cả việc hình thành vàphát triển nhân cách của người học.
Khác với phương pháp của những hoạt động khác, phương pháp dạy cóđối tượng xác định Đối tượng của phương pháp dạy là nội dung giảng dạy vàngười học Phương pháp dạy phải gắn liền, phù hợp với nội dung giảng dạy,với lôgic tài liệu học tập, lôgic khoa học riêng của từng bộ môn cụ thể.Phương pháp dạy trước hết phải xuất phát từ đó, phải nhằm vào đó để biến nóthành kiến thức của người học Đối tượng của phương pháp dạy còn là ngườihọc, mà người học là những con người có trình độ tri thức, khả năng tư duy,
có những phẩm chất tâm lý, sinh lý; sống trong những điều kiện, hoàn cảnhlịch sử nhất định và có những mối quan hệ xã hội nhất định Sự tác động củaphương pháp dạy là góp phần làm biến đổi những phẩm chất tâm lý đã có, đãđịnh hình thành những phẩm chất mới trong quá trình dạy học Phương phápdạy là phương pháp tác động đến mặt tinh thần của con người là biến đổi nó.Qua đó, tạo ra con người mới, nhưng đây là sự tác động bởi người khác,người thầy trong quá trình dạy học
Phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin là phương pháp giảngdạy một bộ môn khoa học cụ thể, nên nó vừa phản ánh những đặc điểm chungcủa phương pháp giảng dạy đã đề cập trên, lại vừa mang những đặc thù.Tính đặc thù của phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin là do tínhđặc thù của bộ môn quy định Phương pháp giảng dạy Triết học Mác -Lênin bao gồm tất cả các cách thức, thủ đoạn hoạt động của người thầytrong quá trình dạy học nhằm truyền thụ nội dung khoa học của bộ môn.Nội dung khoa học của Triết học Mác - Lênin khác với nội dung của nhữngkhoa học cụ thể Nội dung của những khoa học cụ thể là những tri thứcphản ánh hiện thực khách quan ở từng mặt, từng bộ phận Đó là những trithức đã được tổng kết, đúc kết về những mối liên hệ, những quy luật đặcthù của những bộ phận, những lĩnh vực cụ thể mà khoa học đó nghiên cứucòn những tri thức của Triết học Mác - Lênin là những tri thức trừu tượng,
Trang 20khái quát nhất về hiện thực khách quan Cho nên, phương pháp dạy Triếthọc Mác - Lênin trước hết là cách nhận thức, mà người thầy sử dụng đểtruyền đạt những tri thức trừu tượng, khái quát ấy Phương pháp giảng dạyTriết học Mác - Lênin còn là phương pháp định hướng cho sự hình thànhthế giới quan, những phẩm chất chính trị tinh thần cho người học
Triết học Mác - Lênin là hệ thống triết học cân đối, hoàn bị và triệt để, nó
là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, không chỉ duy vậtbiện chứng trên lĩnh vực tự nhiên, mà còn duy vật biện chứng cả trong lĩnh vực
xã hội Nó trang bị cho con người hệ thống tri thức chung nhất, khái quát nhất vềhiện thực khách quan, nhưng là những tri thức đúng đắn chân thực, bởi nó đượcdựa trên cơ sở vững chắc là các chân lý của khoa học cụ thể và thực tiễn xã hội,
nó cũng chỉ ra một cách đúng đắn vai trò của con người trong thế giới đó Dovậy, phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin sẽ giúp cho người học lĩnhhội những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, hiểu được một cáchđúng đắn vai trò của mình, tức là hình thành thế giới quan đúng đắn khoa học
Việc lĩnh hội được thực chất các nội dung cơ bản của Triết học Mác Lênin là sự chuyển biến về chất trong đời sống tinh thần, tư tưởng của con người.Một mặt, các tri thức triết học góp phần nâng cao hiểu biết về những mối liên hệ,những quy luật vận động tự nhiên, xã hội và tư duy Mặt khác, hệ thống tri thứctriết học, có tác dụng bồi dưỡng phẩm chất chính trị của con người, chỉ đạo, địnhhướng nhân sinh quan, quan điểm đạo đức, lối sống của con người Thông qua
-đó, góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người
Phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin không chỉ dừng lại ởviệc trang bị nội dung tri thức chung nhất về hiện thực khách quan để hìnhthành thế giới quan, mà còn phải trang bị hệ thống phương pháp luận Nhữngphương pháp này là những nguyên tắc chung nhất được rút ra từ sự nhận thức
về những mối liên hệ, những quy luật phổ biến nhất của hiện thực kháchquan, nó là những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất để chỉ đạo nhậnthức và hoạt động thực tiễn của con người Vì vậy, phương pháp dạy Triết
Trang 21học Mác - Lênin còn tác động tới sự hình thành những phương pháp chungnhất chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn của người học, để từ đó vậndụng, liên hệ vào phân tích, lý giải, hành động đúng đắn với tinh thần tích
cực, chủ động, sáng tạo Từ sự phân tích trên, quan niệm: Phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin là tổng hợp cách thức hoạt động của người giảng viên trong quá trình dạy học bộ môn nhằm đưa lý luận khoa học đó tác động vào nhận thức, làm chuyển biến nhân cách của người học ngày càng phát triển và hoàn thiện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Trên đây là một số dấu hiệu đặc trưng của phương pháp giảng dạy Triếthọc Mác - Lênin Do đề tài tập trung nghiên cứu sử dụng sáng tạo các phươngpháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cụ thể là đối tượng caohọc không chuyên ngành triết học ở Học viện X, cho nên bản thân đối tượngcũng đòi hỏi phương pháp giảng dạy bộ môn này mang tính đặc thù Tính đặcthù được quy định bởi rất nhiều yều tố như: đặc điểm của từng bộ môn thuộcKhoa Triết học Mác - Lênin; đặc điểm về phẩm chất, trình độ, năng lực sưphạm của người giảng viên; đặc điểm về đối tượng người học gắn với mụctiêu, yêu cầu đào tạo; đặc điểm về nội dung, chương trình của học phần mônhọc; đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo
1.1.2 Quan niệm về sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
* Đặc điểm cơ bản của đối tượng cao học ở Học viện X
Gần 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, từ một TrườngChính trị Trung cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đến nay Học viện X đãtrở thành là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoahọc xã hội nhân văn hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung vàcác nhà trường quân đội nói riêng Học viện đã trực tiếp đào tạo, bồi dưỡngcác thế hệ chính ủy, chính trị viên, đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứukhoa học xã hội và nhân văn quân sự có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấpnguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia góp phần tích cực
Trang 22vào sự nghiệp xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Học viện X hiện nay trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều cácđối tượng khác nhau như: chính ủy trung, sư đoàn binh chủng hợp thành;chính ủy trung, sư đoàn quân, binh chủng; giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn quân sự; đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành; đàotạo ngắn và hoàn thiện cán bộ chính trị; hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị theoKết luận của Ban Bí thư; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộđối tượng 2 thuộc các ban, bộ, ngành Trung ương và đào tạo, bồi dưỡng cán bộchính trị, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cho Quân đội nhândân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia Trong các đối tượng nêu trên, dophạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào đối tượng học viên đào tạo caohọc không chuyên ngành triết học ở Học viện X Hàng năm, đối tượng này cókhoảng hơn 200 học viên, gồm các chuyên ngành như: Kinh tế chính trị Mác -Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng vàchính quyền nhà nước, Tâm lý học, Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam Đối với đối tượng cao học không chuyên ngành triếthọc, thời gian học tập 24 tháng với thời lượng học tập triết học là 4 tín chỉ tươngđương thời gian học phần môn học là 188 tiết
Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục, đào tạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Y, Học viện
X đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm cụ thể hóa phù hợp với điều kiệnthực tiễn Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, Học viện lựa chọn: “nâng cao chấtlượng giáo án, bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học” [8; tr.6] là một trong
3 khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giữ vững vị thế,
uy tín và phát huy tiềm năng thế mạnh của Học viện trong tình hình mới Chủtrương đó đã tác động toàn diện đến các tổ chức, lực lượng và hoạt động giáo
Trang 23dục, đào tạo của Học việ Trong đó, trực tiếp chi phối đến việc sử dụng sángtạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho học viên cao học
Học viên cao học không chuyên ngành triết học ở Học viện X là nhữngcán bộ, sĩ quan ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường (chủ yếu là giảng viên ở cácnhà trường) trong toàn quân đã trúng tuyển kì thi tuyển sinh sau đại học trình độthạc sĩ không chuyên ngành triết học và hiện đang học tập, rèn luyện, công táctại Học viện Họ cơ bản có tuổi đời, tuổi quân cơ bản còn trẻ Bên cạnh một số ít
là cán bộ đơn vị, trợ lý cơ quan cơ bản họ đã là những giảng viên, cán bộ nghiêncứu ở các học viện, nhà trường Như vậy, họ là những cán bộ đã được đào tạo cơbản ở các học viện, nhà trường và tốt nghiệp trình độ cử nhân theo từng chuyênngành đào tạo Họ cơ bản đã có kiến thức nền và bước đầu có tích lũy về kinhnghiệm thực hiễn công tác Họ được đơn vị cử đi đào tạo nhằm nâng cao về trình
độ tri thức chuyên ngành cũng như cập nhật, bổ sung về phương pháp, tác phongcông tác ở bậc học cao hơn để trở thành những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo
sư tương lai góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ nhà giáo, nhàkhoa học, chuyên gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà trường, cơ quan,đơn vị, quân đội trong tình hình mới
Tuy nhiên, bản thân đối tượng này không thuần nhất là giảng viên ở cácnhà trường mà họ thuộc nhiều đối tượng ở các cơ quan, đơn vị, vùng miềnkhác nhau; trình độ nhận thức của họ là không đồng đều, nhất là những vấn
đề chính trị xã hội, khả năng lĩnh hội tri thức khoa học; độ chuyên sâu về trithức Triết học Mác - Lênin còn ở mức độ; phương pháp tiếp cận, luận giải cácvấn đề Triết học Mác - Lênin trong nội dung, chương trình đào tạo còn hạnchế; kinh nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự, kỹ năng nghiên cứu khoa họccòn ít; mục đích học tập của nhiều học viên còn có sự khác nhau Tất cảnhững đặc điểm đó đều tác động, chi phối đến việc lựa chọn, sử dụng phươngpháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin sao cho phù hợp với đối tượng này
* Các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin trong đào tạo đối tượng cao học ở Học viện X
Trang 24Phương pháp giảng dạy trước hết bắt nguồn từ nội dung Triết học Mác
- Lênin với thế giới quan và phương pháp luận của nó, từ mục tiêu của giáodục, đào tạo, từ khả năng tiếp thu, xử lý thông tin và từ thực tiễn của quânđội, đất nước Trên cơ sở đó, giảng viên lựa chọn, sử dụng các phương phápgiảng dạy phù hợp Để thực hiện được mục tiêu đào tạo, người giảng viênkhông thể chỉ dùng một phương pháp mà phải sử dụng tổng hợp các phươngpháp giảng dạy tạo thành một thể thống nhất có quan hệ biện chứng, tácđộng qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm đạt tới mục đích, do cácnhiệm vụ dạy học quy định Tuy nhiên, trong hệ thống phương pháp giảngdạy, có nhiều phương pháp (bao gồm các phương pháp truyền thống vàphương pháp hiện đại) Các phương pháp này vừa có tính độc lập tương đối,
có ưu điểm và nhược điểm riêng, lại vừa có mối quan hệ thống nhất biệnchứng với nhau Vì vậy, trong quá trình giảng dạy học phần Triết học Mác -Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X cần kết hợp chặt chẽ, có hiệu quảcác phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại nhằm phát huy mặttích cực, hạn chế tới mức thấp nhất nhược điểm của từng phương pháp nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn học
Phương pháp giảng dạy truyền thống được thường xuyên áp dụng đó
là, phương pháp giảng dạy dùng ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy trựcquan Phương pháp giảng dạy dùng ngôn ngữ bao gồm: Phương phápthuyết trình; phương pháp đàm thoại; phương pháp sử dụng sách và tài liệuhọc tập Đây là phương pháp dùng lời nói sinh động của người dạy kết hợpvới sách và tài liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy nhằm cung cấp thôngtin, nâng cao kiến thức Triết học Mác - Lênin cho người học Quá trình sửdụng phương pháp này, người dạy truyền thụ thông tin cho người học bằngcác cách thức như trình bày, giải thích, mô tả, luận chứng bằng lời, tiếnhành đàm thoại cùng học viên, học viên và hướng dẫn người học làm việcvới sách, cùng các tài liệu học tập khác
Trang 25Phương pháp dùng ngôn ngữ có ưu điểm nổi bật là cung cấp thông tinsâu và rộng cho người học Trong một thời gian ngắn có thể truyền thụ, lĩnh hộikiến thức lớn, mang tính thời sự nóng hổi, cập nhật giúp người học dễ dàng tiếpnhận, khai thác các vấn đề được học tập Mặt khác, phương pháp dùng ngônngữ còn có tác dụng giáo dục, thuyết phục mạnh mẽ Bởi vì, ngôn ngữ tronggiảng dạy không chỉ là phương tiện chuyển tải tri thức mà còn chứa đựngnhững thông tin cảm xúc, chuyển tải tình cảm từ người dạy đến người học.Ngoài ra, phương pháp dùng ngôn ngữ không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật dạyhọc Do đó, trong điều kiện kỹ thuật dạy học còn hạn chế, phương pháp giảngdạy dùng ngôn ngữ vẫn phát huy được tác dụng Trong quá trình giảng dạy họcphần Triết học Mác - Lênin, đội ngũ giảng viên chọn phương pháp dùng ngônngữ làm chủ đạo, nhưng không phải là phương pháp duy nhất Bởi vì, nếu chỉ
sử dụng phương pháp dùng ngôn ngữ truyền thụ kiến thức sẽ mang tính mộtchiều, dễ gây thụ động cho người học; nặng về thuyết lý, thiếu tính thực tiễn dễgây cho người học bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn Để khắc phục tình trạngnày cần lựa chọn một số phương pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quảgiảng dạy, như nhóm phương pháp trực quan
Đối với các phương pháp giảng dạy trực quan, nguồn cung cấp thôngtin là thực tiễn từ các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội sinh động được đưavào quá trình dạy học phần Triết học Mác - Lênin thông qua các phương tiệntrực quan như sơ đồ, hình ảnh, clip, phim tài liệu Như khi giảng về tính độclập tương đối của ý thức xã hội người giảng viên có thể sử dụng các hình ảnh,phim tư liệu về sự biến tướng của các lễ hội truyền thống; về công tác tuyêntruyền phòng, chống các hủ tục mê tín, dị đoan; về sự tham gia của quân độitrong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; về trách nhiệm của thanh niên,học viên trong đấu tranh với các tệ nạn xã hội;… để dẫn chứng, minh họakích thích sự chú ý của người học
Hiện nay, các phương pháp giảng dạy trực quan đang được sử dụngrộng rãi và phát huy tác dụng tốt trong quá trình giảng dạy nói chung và giảng
Trang 26dạy học phần Triết học Mác - Lênin cho đối tượng học viên cao học nói riêng.Điều này, xuất phát từ ưu điểm nổi bật của giảng dạy trực quan là cùng mộtlúc huy động được nhiều giác quan của người học, tham gia tri giác nội dunghọc tập; lượng thông tin thường đa dạng, phong phú giúp người học dễ hiểu,
dễ nhớ, nhớ lâu những phạm trù trừu tượng của triết học, gây hứng thú chongười học và giúp họ biết cách vận dụng những vấn đề lý luận triết học vàohoạt động thực tiễn Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy trực quan còn bộc lộmột số hạn chế như: dễ gây phân tán sự chú ý của người học khi sử dụng cácphương tiện trực quan không đúng lúc, đúng chỗ; quá lạm dụng trực quan sẽhạn chế tư duy trừu tượng của người học; tốn kém thời gian và kinh phí choviệc chuẩn bị phương tiện trực quan
Cùng với các phương pháp trên, còn có phương pháp giảng dạy kíchthích tính tích cực hoạt động nhận thức của người học như: phương pháp khởiđộng trí tuệ, dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theotình huống, dạy học định hướng hành động, dạy học theo phương pháp đóngvai Đó là tổng hợp các cách thức nhằm kích thích quá trình nhận thức, đánhthức tư duy của người học, đưa người học vào các tình huống có vấn đề tạo sựchủ động và tâm thế thoải mái trong học tập cho học viên Người giảng viênbắt đầu buổi học có thể khởi động trí tuệ người học bằng một trò chơi, mộtđoạn phim ngắn hoặc đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bài cũ, bàigiảng sắp tới; nêu ra các tình huống có vấn đề mang tính thực tiễn cao; làm rõtính cấp thiết, ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề học tập cả về lý luận và thựctiễn; khuyến khích người học nêu các vấn đề còn chưa rõ trong quá trình họctập; giải quyết các môdul kiến thức thông qua các tình huống có vấn đề Làmtốt các vấn đề nêu trên, nhất định sẽ tạo cho người học một tâm thế thoải mái,hứng thú và khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tậpTriết học Mác - Lênin Đồng thời, khắc phục được trạng thái tâm lý căngthẳng, mệt mỏi, thiếu sự chú ý của người học, nhất là ở các buổi học sau ngàynghỉ hoặc những tiết cuối của buổi học
Trang 27Ngoài các phương pháp truyền thống, quá trình giảng dạy học phầnTriết học Mác - Lênin cho đối tượng học viên cao học ở Học viện X còn được
áp dụng phương pháp ứng dụng và phát huy hiệu quả của công nghệ thôngtin Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thực chất là quá trìnhđưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho hoạt động của người dạy vàngười học, làm tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy Hiện nay, ứng dụngcông nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, đang trở thành xu hướng ngàycàng mạnh mẽ và sâu rộng trong các học viện, nhà trường trong quân đội theo
Đề án xây dựng mô hình “nhà trường thông minh” Theo xu hướng này, quânđội đã và đang đầu tư cơ sở vật chất, trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật dạyhọc hiện đại cho các học viện, nhà trường trong toàn quân Động thái đó đãcung cấp cho người dạy và người học những công cụ lao động mới, góp phầnquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập học phầnTriết học Mác - Lênin ở Học viện X
* Vai trò của phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin trong đào tạo đối tượng cao học ở Học viện X
Thực chất phương pháp giảng dạy chỉ là cách thức, thủ đoạn chuyển tảinội dung với tư cách là cái khách quan thành tri thức của người học Mỗi nộidung dạy học đòi hỏi có hệ phương pháp chuyển tải tương ứng Quá trìnhgiảng dạy Triết học Mác - Lênin cũng vậy, để truyền tải nội dung Triết họcMác - Lênin cho đối tượng cao học cũng phải được thực hiện thông quaphương pháp dạy của người thầy và phương pháp học của học viên
Trong quá trình giảng dạy Triết học Mác - Lênin, người thầy đã sửdụng rất nhiều phương pháp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phântích, diễn giải, minh hoạ, quy nạp, diễn dịch Qua đó, làm rõ những mốiliên hệ, những quy luật khách quan của hiện thực mà những nguyên lý,phạm trù, quy luật của Triết học Mác - Lênin phản ánh, làm cho cái cụ thể
và cái trừu tượng, khái quát hoà quện vào nhau, giúp học viên nắm đượcnội dung của môn học Thông qua phương pháp dạy với tư cách là cáchthức thủ đoạn, người giảng viên đã truyền đạt nội dung khoa học của bộ
Trang 28môn cho học viên, làm cho những tri thức trừu tượng, khái quát của Triếthọc Mác - Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận cho nhận thức
và hoạt động thực tiễn của người học
Để truyền đạt, biến những tri thức khoa học của Triết học Mác - Lêninthành hiểu biết, tri thức của người học viên không phải chỉ thông qua phươngpháp dạy của người giảng viên, mà còn phụ thuộc vào phương pháp học tậpcủa học viên Chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin phụ thuộc rất lớnvào cách thức, thủ đoạn mà người học sử dụng để nhận thức, lĩnh hội nộidung bộ môn Phương pháp học của học viên có thể nói đóng vai trò quyếtđịnh chất lượng dạy học Bởi vì, chất lượng giảng dạy cuối cùng phải đượcđánh giá bằng kết quả học tập của học viên, rằng họ đã nắm được cái gì, đã biếtvận dụng những tri thức của Triết học Mác - Lênin vào nhận thức và giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn ra sao Thực tiễn giảng dạy Triết học Mác - Lênin chothấy cùng một nội dung, cùng một giảng viên giảng ở nhiều khối, lớp khác nhau,nhưng kết quả đạt được khác nhau, thậm chí trong cùng một lớp kết quả cũngkhác nhau Điều đó chứng tỏ việc biến những tri thức của bộ môn thành tri thức,niềm tin, thế giới quan, phương pháp luận, phương pháp công tác của học viênphụ thuộc rất lớn vào khả năng, phương pháp học tập của họ
Như vậy, phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin có vai trò rất
to lớn trong việc truyền tải, lĩnh hội nội dung khoa học của bộ môn Song đểtruyền tải, lĩnh hội chúng không phải chỉ có một phương pháp, mà là hệ thốngcác phương pháp dạy và phương pháp học Mặt khác, không phải các phươngpháp bộ môn đều mang lại hiệu quả ngang nhau, mà phương pháp giảng dạysáng tạo, đúng đắn, tối ưu sẽ cho phép tiết kiệm thời gian và sức lực trongviệc truyền đạt và lĩnh hội, nắm bắt tri thức khoa học của bộ môn Phươngpháp giảng dạy không những định hướng, cung cấp, truyền thụ nội dung khoahọc của bộ môn để hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học,nhân sinh quan cách mạng, niềm tin cộng sản cho người học, mà còn làmcho lý luận gắn liền với thực tiễn, gắn với cuộc sống hiện thực, làm cho Triếthọc Mác - Lênin trở thành một khoa học sống động, có ý nghĩa thiết thực, từ
đó kích thích tinh thần nhiệt tình say mê của học viên trong quá trình học tập
Trang 29bộ môn Ngược lại, tinh thần say mê, nhiệt tình của học viên cũng tác độngtrở lại tinh thần say mê, hứng thú của giảng viên trong việc truyền đạt tri thức
và tìm tòi phát triển tri thức để giảng dạy tốt hơn
Phương pháp giảng dạy của người giảng viên còn có tác dụng địnhhướng, hướng dẫn cho phương pháp học, tạo cho người học hình thànhphương pháp lĩnh hội, nắm bắt tri thức khoa học, tạo cho người học hìnhthành phương pháp lĩnh hội, nắm bắt tri thức khoa học của bộ môn tốt, mặtkhác định hướng cho sự hình thành phương pháp nghiên cứu sau này Trongquá trình dạy học, học viên ngoài việc lĩnh hội nội dung của bộ môn, còn họcđược cả những phương pháp mà giảng viên đã sử dụng để truyền đạt nộidung Họ tiếp thu các cách thức phân tích, tổng hợp, lập luận, diễn giải, chứngminh mà giảng viên đã sử dụng để lĩnh hội kiến thức đã được truyền đạt vàvận dụng chúng vào trong quá trình nghiên cứu tài liệu để nắm nội dung, đểliên hệ với thực tiễn, lý giải sâu sắc những vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó tiếptục củng cố, bổ sung, phát triển lý luận Hơn nữa, từ những phương pháp họctập, nghiên cứu đã được hình thành trong quá trình học tập cũng sẽ tạo thành
cơ sở cho sự định hình những phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa họcsau này của họ ở cương vị công tác mới
Từ những phân tích trên, chứng tỏ phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin có vai trò rất to lớn đối với chất lượng giảng dạy bộ môn cho đốitượng cao học ở Học viện X Chất lượng này phụ thuộc vào cả phương phápdạy và phương pháp học Nếu không có sự định hướng, hướng dẫn củaphương pháp dạy thì cũng không đạt được chất lượng dạy học và ngược lại,trong đó phương pháp học có ý nghĩa quyết định, phương pháp dạy có ý nghĩađịnh hướng, hướng dẫn, tổ chức Phương pháp giảng dạy Triết học Mác -Lênin không những có vai trò to lớn đối với chất lượng học tập bộ môn, màcòn tạo tiền đề cho học viên học tập tốt các môn khoa học khác Bởi vì, Triếthọc Mác - Lênin là một hệ thống triết học cân đối, hoàn bị và triệt để, nóchẳng những cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn, chân thực về
Trang 30hiện thực khách quan, mà còn xây dựng thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học để chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Nó là cơ
sở lý luận, phương pháp luận chung nhất của các bộ môn khoa học cụ thể,cũng như nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Quá trình học tậpTriết học Mác - Lênin đã góp phần định hình ở học viên cao học thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, làm cơ sở để học tập, tiếp thu các môn họckhác sâu sắc, hiệu quả hơn
* Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
Theo Từ điển Tiếng Việt, sử dụng nghĩa là “lấy làm phương tiện đểphụ vụ nhu cầu, mục đích nào đó” [43; tr.1149] và sáng tạo nghĩa là “cócách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” [43; tr.1110]
Từ những luận giải ở trên, chúng tôi quan niệm: Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X là quá trình tác động biện chứng giữa các chủ thể tổ chức, quản lý giáo dục, đào tạo của Học viện và đội ngũ giảng viên Khoa Triết học Mác - Lênin trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, mô hình, nội dung, chương trình đào tạo thạc sĩ của Học viện và tính đặc thù của chuyên ngành triết học để lựa chọn các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả bảo đảm phù hợp với đối tượng người học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội
Mục đích sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác
-Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X là giúp người dạy phát huy ưu thế,tiềm năng vốn có của mình trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
và khai thác có hiệu quả hệ thống phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đạivào nâng cao chất lượng dạy và học Triết học Mác - Lênin cho đối tượng đàotạo cao học không chuyên ngành triết học Qua đó, giúp người học nhanhchóng nắm bắt được bản chất của vấn đề và vận dụng có hiệu quả vào thựctiễn hoạt động, công tác theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Trang 31Chủ thể sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác
-Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X là đội ngũ giảng viên trực tiếp thamgia giảng dạy Triết học Mác - Lênin
Đối tượng sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác
- Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X là nội dung giảng dạy Triết họcMác - Lênin và học viên cao học ở Học viện X Chính xuất phát từ nội dunggiảng dạy và đối tượng giảng dạy là cơ sở để giảng viên Khoa Triết học Mác -Lênin lựa chọn và sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy cho phù hợp,hiệu quả, đáp ứng mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo cao học ở Học viện X
Nội dung, phương thức sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy
Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X là sự kết hợp chặtchẽ, có hiệu quả các phương pháp giảng dạy truyền thống với phương phápgiảng dạy hiện đại Song, do tính chất đặc thù và mục đích giảng dạy Triếthọc Mác - Lênin cho đối tượng cao học, ở mỗi hình thức có thể lựa chọnphương pháp cho phù hợp Một bài giảng chuyên đề triết học có phương pháptốt phù hợp với đối tượng học viên cao học phải đảm bảo các yêu cầu về độchuyên sâu của tri thức triết học, về hàm lượng khoa học, tính hiện đại và sựcập nhật thông tin Đồng thời, thông qua bài giảng phải thể hiện được tínhgiáo dục, tính nghề nghiệp, tính thực tiễn và tính định hướng Người giảngviên trong quá trình trình bày vấn đề phải rõ ràng, trong sáng về ngôn ngữ,kích thích được tư duy sáng tạo của người học
1.2 Tính tất yếu và một số nhân tố cơ bản quy định đến sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
1.2.1 Tính tất yếu sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
Một là, xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của đối tượng cao học ở Học viện X
Trang 32Mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện X là đào tạo đội ngũ chính ủy,chính trị viên, cán bộ nghiên cứu, giảng viên khoa học xã hội và nhân vănquân sự trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vịtrong toàn quân Trong đó, đào tạo đối tượng học viên cao học được xác định làmột trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi đây là nguồn nhân lực chấtlượng cao, là những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư tương lai của các cơquan, đơn vị, học viện, nhà trường trong quân đội Vì vậy, Học viện đã luônquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình gắn với đổi mớiphương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giữ vững
vị thế và uy tín của Học viện trong tình hình mới Đặc biệt, việc Học viện xácđịnh các khâu đột phá, trong đó chuyển mạnh từ giảng dạy chủ đề sang giảngdạy chuyên đề và nâng cao chất lượng giáo án, bài giảng, đổi mới phương pháp
dạy học nhằm trang bị cho họ những kiến thức bổ sung, cập nhật, có kiến thức
chuyên sâu và làm chủ kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liênngành Thông qua đó, tiếp tục củng cố, xác lập thế giới quan, phương phápluận khoa học nhằm nâng cao khả năng vận dụng vào hoạt động chuyên môn;hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có khả năng nghiên cứu, tư duyđộc lập, sáng tạo; có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và đề xuất sáng kiếntrong công tác; biết tổ chức thiết kế quá trình học tập, nghiên cứu khoa họcthuộc chuyên ngành đào tạo bảo đảm chất lượng, hiệu quả
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu như vậy, đặt ra đòi hỏi ngày càng cao vềđổi mới, nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo nóichung, trong đó cần phải sử dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin nói riêng nhằm xác lập, củng cố, phát triển thế giới quan duy vật,phương pháp biện chứng, nhân sinh quan cộng sản, làm cơ sở nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn cho đối tượng này cả trongquá trình học tập tại Học viện và trên các cương vị công tác sau này
Hai là, xuất phát từ bản chất của quá trình dạy học
Trang 33Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổchức, điều khiển Trong đó giảng viên vừa là người thiết kế qui trình giảngdạy, vừa thi công, còn học viên vừa thi công, vừa thiết kế chương trình tự học
để thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch Các hình thức tổ chức giảng dạyluôn tác động qua lại với nhau giữa hoạt động dạy và hoạt động học, giữagiảng viên và học viên, giữa học viên với nhau Các hình thức dạy học hiệnnay gồm có: đọc tài liệu, lên lớp, trao đổi, thảo luận, xêmina, nghiên cứu, viếtthu hoạch, tiểu luận, ôn tập, kiểm tra, thi Khi thực hiện các hình thức trên đòihỏi phải sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học, trong đó phải biết khaithác triệt để, tận dụng tối đa lợi thế của những phương pháp dạy học mangtính chất chủ đạo, thế mạnh và biết phát huy hiệu quả những phương phápmang tính chất hỗ trợ, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình truyềntải, lĩnh hội tri thức, cũng như phát huy tính tích cực, chủ động, năng động,sáng tạo của cả người dạy và người người học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu,nhiệm vụ dạy và học đã đề ra
Ba là, xuất phát từ bản chất của quá trình nhận thức
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định, nhận thức là một quá trình biệnchứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừutượng trở về thực tiễn Nhận thức cảm tính có được nhờ sự hoạt động của cácgiác quan nhận biết của con người, như: thính giác, thị giác, xúc giác… Nóđược tiến hành thông qua ba hình thức nhận biết quan trọng là cảm giác, trigiác, biểu tượng Nhận thức cảm tính cung cấp những hiểu biết ban đầu về đốitượng nhận thức, nhưng những hiểu biết đó mới chỉ dừng lại ở những nét bềngoài của đối tượng Từ những tri thức trực quan, cảm tính bề ngoài đó, người
ta chưa thể phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản chất, cáitất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và cá biệt Hơn nữa, nhận thức cảm tínhluôn có giới hạn nhất định, vì sự hoạt động của các giác quan nhận biết khôngthể lan rộng ra ngoài ngưỡng của cảm giác Trên thực tế, con người không thểnhìn thấy mọi không gian, màu sắc; nghe được mọi âm thanh; ngửi và nếm
Trang 34được tất cả mùi vị hay tiếp xúc được với những khối lượng cực lớn, cực nhỏ.Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắt bản chất của đối tượngtrong tính tất yếu và tính quy luật của nó Để làm được như vậy, nhận thứcphải chuyển lên một giai đoạn, trình độ cao hơn - nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính có được nhờ sự hoạt động của tư duy trừu tượng, nóđược tiến hành qua ba hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận Nhiệm vụcủa nhận thức lý tính là cải biến những tri thức cảm tính và kết quả là sáng tạonên các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý… Tất cả chúng là nhữngtrừu tượng khoa học phản ánh các mặt, các mối liên hệ bản chất, tất yếu củathế giới hiện thực Nói cách khác, nhận thức lý tính mang lại cho chủ thể nhậnthức những hình ảnh về bản chất của đối tượng nhận thức, thể hiện qua cáckhái niệm, phạm trù, quy luật
Như vậy, nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xemxét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn.Theo đó, nhận thức không phải là một quá trình thuần tuý trừu tượng hay thuầntuý cụ thể Nó là sự phản ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của conngười, dưới dạng ý niệm và biểu tượng Vượt ra ngoài giới hạn của hoạt độngthực tiễn sẽ không có quá trình nhận thức Vì vậy, trong quá trình dạy học, phảinhận thức và tuân thủ con đường biện chứng của quá trình nhận thức Để đảmbảo được yêu cầu đó, đòi hỏi người dạy phải nắm chắc đặc điểm đối tượng để từ
đó lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm bảođảm cho người học tiếp thu được tri thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
Bốn là, xuất phát từ đặc điểm giảng dạy Triết học Mác - Lênin
Do hệ thống tri thức triết học, đặc biệt là của hệ thống nguyên lý,phạm trù, quy luật của nó, một mặt được thể hiện ở tính phổ quát, trừu tượng
và mặt khác là ở tính hiện thực, ở giá trị thực tiễn của nó Giảng dạy triếthọc, muốn có chất lượng tốt, người thầy phải chú ý đến cả hai khía cạnh trênđây của tri thức triết học Tuyệt đối hoá khía cạnh thứ nhất sẽ biến triết họcthành môn học trừu tượng, chung chung, xa rời những vấn đề đang đặt ra từ
Trang 35thực tiễn cuộc sống Ngược lại, tuyệt đối hoá khía cạnh thứ hai sẽ dẫn đếntình trạng gò ép các nguyên lý, phạm trù, quy luật triết học theo nhữngkhuôn mẫu cứng nhắc, biến triết học thành khoa học cụ thể, do đó, làm giảmvai trò, vị thế thực sự của khoa học này.
Đồng thời, hệ thống tri thức triết học còn có chức năng nổi trội là chứcnăng hạt nhân lý luận (thế giới quan và phương pháp luận) và chức năng nàythể hiện ngay ở từng luận điểm triết học Bất cứ môn khoa học nào cũng thựchiện chức năng thế giới quan và phương pháp luận, nhưng vai trò “hạt nhân lýluận” chỉ thuộc về triết học Do chức năng nổi trội của nó chi phối nên giảngdạy triết học không chỉ đơn thuần là quá trình trang bị kiến thức, mà còn hơnthế nữa Thiên chức của việc giảng dạy triết học là thông qua việc trang bịkiến thức để hình thành ở người học một hạt nhân lý luận cho hệ thống quanđiểm đúng về thế giới và một nền tảng lý luận khoa học cho hệ thống cácnguyên tắc cải tạo thế giới, nghĩa là giúp cho người học hình thành một nhânsinh quan tích cực Đổi mới giảng dạy triết học, do đó, phải làm cho nhậnthức trên đây thấm nhuần vào đội ngũ giảng viên
Bên cạnh đó, các phạm trù trong triết học thường biểu hiện sự tồn tạicủa mình thông qua mối quan hệ với phạm trù đối lập với nó Sở dĩ như vậy là
vì, hệ thống phạm trù triết học Mác - Lênin là những nấc thang nhận thức củacon người về biện chứng khách quan - cái mà xét về bản chất là thuộc tínhvận động và phát triển bằng mâu thuẫn của mọi sự vật, hiện tượng Như trongđịnh nghĩa về vật chất chúng ta đã thấy xuất hiện bóng dáng của ý thức vàngược lại Biện chứng của vấn đề ở đây là, để có một bài giảng triết học hay,cuốn hút thì cần phải luận giải mỗi phạm trù của nó trong mối quan hệ vớiphạm trù đối lập với nó, phải chỉ cho người học thấy được tính chất hai mặtcủa mọi vấn đề và gợi mở cho họ tính chất có vấn đề của mọi sự hiểu biết.Làm khác đi, bài giảng triết học thành phương thức nhồi nhét những chân lý
có sẵn, hoàn mĩ, nhất thành bất biến, theo đó, cũng loại trừ luôn mọi ý tưởngtìm tòi, sáng tạo ở người học
Trang 36Vì vậy, Triết học Mác - Lênin là môn khoa học lý thuyết, chứ khôngphải môn khoa học ứng dụng Do đó, nội dung môn học này thiên về nhữngkiến thức hàn lâm và hầu như không có những mô hình thực nghiệm, ứngdụng, trực quan, nên không thể sơ đồ hóa bài giảng một cách máy móc VìTriết học Mác - Lênin có chức năng cơ bản là trang bị thế giới quan vàphương pháp luận cho người học Cho nên, việc giảng dạy Triết học Mác -Lênin phải đạt được mục đích là giúp người học xác lập cho mình thế giới quan
và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quá trìnhgiảng dạy Triết học Mác - Lênin thường xuất hiện một số mâu thuẫn, như: mâuthuẫn giữa mục đích, yêu cầu của môn học với khả năng nhận thức của ngườihọc; mâu thuẫn giữa nội dung chương trình với thời gian dạy và học; mâu thuẫngiữa yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy với thực trạng chất lượng của độingũ giảng viên Để nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin, cầnphải giải quyết tốt các mâu thuẫn nội tại đó Trong quá trình giảng dạy, khôngphải giảng viên nào cũng có khả năng truyền đạt những tri thức Triết học Mác -Lênin trừu tượng thành những điều dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức củatừng đối tượng người học Vì vậy, buổi học dễ trở nên nhàm chán, kém hấp dẫnđối với người học nếu giảng viên không có phương pháp giảng dạy phù hợp
1.2.2 Một số nhân tố cơ bản quy định đến sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện X
Một là, nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tổ chức, quản lý giáo dục, đào tạo ở Học viện
Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin chođối tượng cao học ở Học viện X chịu sự quy định của tổng hợp nhiều nhân tố.Mỗi nhân tố giữ vị trí, vai trò nhất định, không ngang bằng nhau Trong đó,nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tổ chức, quản lý ở Học viện X giữ vaitrò quyết định, chi phối, định hướng toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thực
Trang 37hiện việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênincho đối tượng đào tạo cao học.
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo,một trong những vấn đề mấu chốt của việc đổi mới giảng dạy triết học ở Họcviện X là: “nâng cao chất lượng giáo án, bài giảng, đổi mới phương pháp dạyhọc” [8; tr.6] Hiện nay đối tượng đào tạo của Học viện là rất đa dạng và phứctạp Trong đó, học viên cao học ở Học viện có những đặc thù nhất định Họ
cơ bản là những cán bộ nghiên cứu, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
đã và đang công tác ở các học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vị về học tập,nghiên cứu Vì vậy, trước hết trong các chỉ thị, nghị quyết về công tác lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cần đề cập, thường xuyênquan tâm đến nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và sử dụngsáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượng làhọc viên cao học nói riêng Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng, nhất làPhòng đào tạo Sau Đại học trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình,chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám đốc về nội dung, hìnhthức tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế củaHọc viện Đối với cấp ủy, chỉ huy Khoa Triết học Mác - Lênin, trên cơ sởnghị quyết, chỉ thị, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và
kế hoạch, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, tổ chức quán triệt, giáo dục,
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc việc đổi mới nội dung, chương trình,hình thức, phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin với các đối tượngtrong toàn Học viện, nhất là đối tượng học viên cao học
Mục đích của sử dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy Triết học Mác Lênin là để người dạy phát huy hết ưu thế của mình, đồng thời tận dụng hợp
-lý thế mạnh của phương tiện dạy học hiện đại Qua đó, giúp người học nhanhchóng nắm bắt được bản chất của vấn đề theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Hiệnnay, phương pháp diễn giảng bằng lời nói một cách rõ ràng, lập luận một cáchchặt chẽ và có lôgíc, minh chứng bởi cơ sở lý luận khoa học chắc chắn và cơ
Trang 38sở thực tiễn sinh động, cộng với sự say mê và lòng nhiệt tình thực sự củangười thầy vẫn là phương pháp cơ bản, chưa thể thay thế trong giảng dạyTriết học Mác - Lênin Tất nhiên, phải tuỳ từng chuyên đề và điều kiện hoàncảnh cụ thể mà khéo kết hợp giữa diễn giảng với các phương pháp dạy họckhác, như: phương pháp đàm thoại hoặc nêu vấn đề; kết hợp giữa thuyết trìnhbằng lời nói với thuyết trình bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiệnđại Trong quá trình sử dụng các phương pháp giảng dạy Triết học Mác -Lênin cho đối tượng cao học ở Học viện cần phải đề phòng và khắc phục một
số xu hướng lệch chuẩn sau đây:
Thứ nhất, biến phương pháp diễn giảng thành hình thức độc thoại một
chiều mang tính áp đặt của người dạy Theo hướng này, người thầy thườngmắc phải hai cố tật mà V.I.Lênin đã từng phê phán: hoặc là vô tình cung cấptất cả nội dung cũng như ngõ ngách của vấn đề, giống như “món cháo ninhnhừ” mà người học chỉ cần nuốt chứ không cần phải nhai nữa; hoặc là cố tìnhđơn giản hoá đến mức thái quá làm mất đi tính chất chỉnh thể, khoa học vốn
có của hệ thống tri thức triết học
Thứ hai, khuynh hướng lạm dụng hoặc bài bác kinh điển Trong giảng
dạy triết học, việc sử dụng hợp lý những luận điểm kinh điển có ý nghĩa rấtquan trọng Nó cho phép người dạy quay về kiểm tra nội dung bài giảng bởinguyên lý gốc, đồng thời là những “điểm tựa” có sức thuyết phục đối vớingười nghe Tuy nhiên, nếu lạm dụng kinh điển, lấy trích dẫn kinh điển thaycho việc phân tích các luận đề khoa học sẽ rơi vào bệnh “tầm chương tríchcú”, bệnh sách vở, giáo điều Ngược lại, nếu ít hoặc ngại sử dụng luận điểmkinh điển trong giảng dạy sẽ dẫn đến bệnh đơn giản, cẩu thả, dẫn đến sự hoàinghi khoa học ở người học
Thứ ba, khuynh hướng lạm dụng phương pháp nêu vấn đề Các tri thức triết
học rất trừu tượng, phổ biến, cũng đòi hỏi phải được nhận thức một cách nhấtquán và chính xác Mọi vấn đề đưa ra cho học viên nghiên cứu trong quá trìnhgiảng dạy, phải được tính toán một cách khoa học và thường phải gợi mở cho họ
Trang 39phương pháp tiếp cận để giải quyết Nếu làm khác đi, việc nêu vấn đề sẽ phảntác dụng, làm rối thêm vấn đề cần luận giải và gây hoang mang cho người học.
Thứ tư, khuynh hướng lạm dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học Hiện
nay, việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại là yêu cầu khách quan củadạy học trong các học viện, nhà trường quân đội Tuy nhiên, việc sử dụng cácphương tiện này cần phải tính đến đặc thù của môn học Triết học Mác - Lênin
và các điều kiện bảo đảm khác
Đồng thời, quá trình sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triếthọc Mác - Lênin luôn phải đi cùng với quá trình chuẩn hoá, hiện đại hoá và xãhội hoá các điều kiện dạy học của môn học này Trước hết là vấn đề giáo trìnhhọc tập Có thể thấy rằng, hệ thống giáo trình triết học phục vụ giảng dạy vànghiên cứu cho đối tượng cao học ở Học viện hiện nay mặc dù là rất nhiều về sốlượng, chủng loại song một số chuyên đề mới bổ sung trong chương trình họctập còn thiếu tài liệu, một số giáo trình, tập bài giảng môn học còn chậm được bổsung, biên soạn lại Để khắc phục tình trạng này, một mặt phải trên cơ sở bộ giáotrình quốc gia và căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, chủ động tổ chức triểnkhai biên soạn giáo trình triết học phục vụ giảng dạy trong nội bộ cho đối tượngcao học Nếu điều này trở thành hiện thực thì không những giải quyết được tìnhtrạng “khan hiếm” giáo trình, mà còn tạo điều kiện rất thuận lợi cho đội ngũgiảng viên triết học có cơ sở pháp lý trong biên soạn và nâng cao chất lượng giáo
án, bài giảng Mặt khác, cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cả về tinh thần vàvật chất để khuyến khích đội ngũ giảng viên chủ động nghiên cứu, biên soạn vàlưu hành các tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy và học dưới dạng các sổ tay,sách hỏi đáp, các đĩa hình ghi các bài giảng mẫu
Bên cạnh đó, việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin cho đối tượng cao học cần đi liền và gắn bó chặt chẽ với quá trìnhđổi mới, hoàn thiện các vấn đề như: nội dung, chương trình giảng dạy, hệ thốngchủ đề xêmina, thu hoạch, tiểu luận và ngân hàng đề thi… Theo hướng này, đểtạo ra sự đồng bộ với quá trình sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy
Trang 40Triết học Mác - Lênin thì mỗi vấn đề trên đây đều có thể và cần phải xác địnhnhững trọng tâm riêng Sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin là vấn đề không mới nhưng rất khó Nó cần có sự chuyển biếntrong nhận thức và hành động của các chủ thể giáo dục, đào tạo ở Học viện,đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả người dạy lẫn người học
Hai là, phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Cùng với nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tổ chức, quản lý ở Họcviện thì phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giảngviên trực tiếp giảng dạy Triết học Mác - Lênin là nhân tố giữ vai trò trực tiếp,quyết định đến việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin trong đào tạo cao học ở Học viện X Chất lượng giáo dục, đàotạo của Học viện phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, trình độ năng lực của độingũ giảng viên Chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho đối tượngđào tạo cao học ở Học viện X, vai trò của đội ngũ giảng viên Khoa Triết họcMác - Lênin giữ vị trí chủ đạo Bởi vì, trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạocủa Học viện; đặc điểm đối tượng của học viên cao học; nội dung, chươngtrình giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin cho đối tượng này, ngườigiảng viên căn cứ vào trình độ, năng lực, khả năng thực tế của mình để lựachọn hình thức, phương pháp giảng dạy cho phù hợp và mang lại hiệu quảcao Với học phần Triết học Mác - Lênin, nội dung, chương trình đã đượcGiám đốc Học viện phê duyệt Đó là khung kiến thức nền bắt buộc để ngườigiảng viên căn cứ vào đó xây dựng giáo án, bài giảng và lựa chọn phươngpháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng, đáp ứng được mục tiêu, yêucầu của bài giảng Để sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy chỉ khingười giảng viên phải nắm vững về nội dung giảng dạy
Giữa nội dung và phương pháp giảng dạy luôn thống nhất biện chứngvới nhau Do đó, việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy Triết họcMác - Lênin phụ thuộc rất lớn vào việc giảng viên có nắm vững về nội dungchuyên ngành hay không? Khi có kiến thức sâu về chuyên ngành, hiểu biết