1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề HAN CHE RUI RO thanh toán quốc tế

61 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 396,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính LỜI NÓI ĐẦU Sau hai mươi năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường việt nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với chính sách mềm dẻo đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Giống như thực tế đã chứng minh không có quốc gia nào phát triển mà không có sự giao lưu với các nước khác. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Sự phát triển của thương mại quốc tế giúp các nước gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong sự phát triển chung của thế giới. Thương mại quốc tế ngày nay đã vượt qua không gian và thời gian tạo những luồng dịch chuyển hàng hoá, tiền tệ để đáp ứng cung cầu. Thanh toán quốc tế là hoạt động chủ yếu của một quốc gia trong sự phát triển của đất nước. Nó giúp quốc gia khai thác những thế mạnh của đất nước so với các nước khác trên thế giới. Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát triển của thương mại quốc tế ,công tác thanh toán quốc tế không ngừng đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả cao các bên tham gia. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình trao đổi. Nó là mắt xích không thể thiếu được trong cỗ máy thương mại quốc tế. Với nhiều hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Ngày nay phương thức thanh toán thư tín dụng đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong qua trình thanh toán ngân hàng thương mại đóng vai trò là chung gian thanh toán. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là chất xúc tác giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và là chất bôi trơn giúp cho qua trinh thanh toán quốc tế diễn ra một cách nhịp nhàng và thông suốt. Tại Việt Nam,cùng với hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính Qua thức tế tìm hiểu tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, tuy là một chi nhánh còn trẻ song nó đã có nhũng thành tựu đáng kể đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế như tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, trao đổi mua ban ngoại tệ . Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các mối giao lưu thương mại ngày càng nhiều đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển các dịch vụ đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu. Từ thực trạng không ít rủi ro gặp phải trong thanh toán quốc tế đã gây ra không ít thiệt hại và uy tín của nhân hàng trong thanh toán quốc tế.Đặc biệt là những rủi ro trong thanh toán bằng thư tín dụng. Vì vậy, qua thời gian thực tập ở ngân hàng công thương Hoàn Kiếm em muốn hiểu và nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng nên em chon đề tài: “ Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề của em gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Chương II: Thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thư tín dụng tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Do hạn chế về lý luận, về kinh nghiệm và thời gian thực tập không nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chị nhân viên trong ngân hàng và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS- TS Phan Thị Thu Hà, ban giám đốc và các anh chị tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1. 1. Thanh toán quốc tế 1.1.1. Bản chất của thanh toán quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá, thương mại quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Chúng ta biết rằng thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Từ thế kỷ X, ở châu âu đã xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán lớn nổi tiếng trên thế giới. Còn ở châu á việc phát triển buôn bán giữa các quốc gia phát triển rất sớm. Điển hình “con đường tơ lụa “ là một minh chứng cho sự giao lưu buôn bán giữa hai châu lục. Tuy nhiên, việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia không tránh khỏi những rủi ro như nạn cướp bóc, thiên tai . nhưng rủi ro nhất cho các thương gia là trong việc thanh toán. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán hộ của ngân hàng ra đời. Những ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau sẽ đứng ra thanh toán cho khách hàng của mình dựa trên các chứng từ do thương nhân xuất trình. Theo lý thuyết của kinh tế học vĩ mô, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, có quan hệ giao dịch kinh tế với các quốc gia và với các tổ chức kinh tế, tài chính tiền tệ quốc tế. Trong phạm vi một quốc gia có nền kinh tế mở, các hoạt động giao dịch quốc tế được gọi là kinh tế đối ngoại, đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, bao gồm các hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác về khoa học công nghệ, dịch vụ du lịch, thu ngoại tệ . Trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các nước đều không nghừng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Ngoại thương được đánh giá là một ngành quan Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính trọng đối với một quốc gia, là động lực phát triển của quốc gia. Một mặt nó tạo nguồn vốn ngoại tệ cho đất nước, mặt khác thúc đẩy sự thay đổi trong cơ cấu của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân . tác động trực tiếp đến sản suất kinh doanh và ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong nước. 1.1.2. Khái niệm về thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ .giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các cá nhân tổ chức nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ kinh tế được phân chia thành hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng bao gồm: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng như lao vụ, nó không mang tính chất thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở các nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các quan khách nhà nước, các tổ chức cá nhân. Thanh toán mậu dịch: Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch, thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường trong các nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có các chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại, hoặc một hình thức cam kết khác. Mỗi hợp chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải quy định điều kiện thanh toán cụ thể. 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển kinh tế đối ngoại. Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính Với sự tham gia mạnh mẽ hoạt động giao lưu quốc tế, nhu cầu hợp tác, phân công lao động quốc tế, trao đổi hàng hoá .giữa các nước gia tăng không ngừng. Từ đây phát sinh các mối liên hệ giữa người mua và người bán, người cho vay và người trả nợ, người đầu tư và người nhận đầu tư .và các bên liên quan trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau về địa lý, về loại tiền sử dụng, về tập quan kinh doanh . vì vậy thanh toán quốc tế ra đời là đòi hỏi tất yếu để giải quyết một phần và làm hài hoà các mối quan hệ đó. Thanh toán quốc tế là một hình thức dịch vụ quan trọng gắn liền với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kể từ khi tiền tệ ra đời, hoạt động thanh toán đã trở thành bộ phận riêng nhưng lại gắn bó hữu cơ với hoạt động buôn bán hàng hoá,dịch vụ điều khoản thanh toán luôn luôn là điều không thể thiếu và rất quan trọng.Thực hiện thanh toán như thế nào liên quan chặt chẽ tới quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.Các điều khoan thanh toán được quy định và thoả thuận một cách thống nhất và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia tránh được những rủi ro, cũng như có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Việc thực hiện các điều khoản thanh toán có nghiêm túc hay không có ảnh hưởng tới uy tín và độ bền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trong thương trường. Do đó có thể nói hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực king doanh XNK một phần lớn nhờ vào chất lượng khâu thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trức tiếp đến vòng quay vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh XNK, do vậy ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia. Thông qua hoạt động thanh toán, chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chíng ,uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị. Chính vì vậy xem xét tình hình thanh toán là một trong những cơ sở đẻ tìm đối tác., bạn hàng trong quan hệ kinh doanh sao cho có lợi Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính cho mình nhiều nhất. Có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có được mở rộng hay không một phần nhờ vào thanh toán quốc tếcó được thực hiện tốt hay không. Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến kích nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia. 1.1.3.2. Đối với ngân hàng Ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ mua bán ngoại tệ, đảm bảo cho hoạt động xuất- nhập khẩu được thông suốt, an toàn, hiệu quả. Ngày nay, các ngân hàng không chỉ làm nhiệm vụ thanh toán hộ cho khách hàng của mình mà còn là nhà tư vấn, giám sát, bảo vệ. Hoạt động ngoại thương cần đến sự can thiệp trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của ngân hàng. Trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian tài chính. Nó cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, đứng ra là trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp. Thông qua đó, ngân hàng có thể giám sát được các hoạt động thu chi của doanh nghiệp, kiểm soát được các giao dịch, thanh toán của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kiểm soát được các vụ rửa tiền . nhằm ngăn chặn các hoạt động phi pháp trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại có vai trò hết sức quan trọng, là người bạn đáng tin cậy của các nhà xuất nhập khẩu. Nó đem lại sự trợ giúp đa dạng cho khách hàng, giúp họ đảm bảo lợi nhuận đồng thời hạn chế rủi ro. Vai trò của ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động suất nhập khẩu, là chất xúc tác cho thương mại quốc tế phát triển. Và ngược trở lại hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, phần lớn các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính thể mở rộng quy mô hoạt đọng, tăng thêm nguồn thu nhập, củng ccó khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên phương diện quản lý nhà nước, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, chính phủ thực hiện tốt việc quản ký nguồn ngoại tệ ra vào của một quốc gia dựa trên cán cân thanh toán quốc tế và làm cơ sở cho việc xây dựng và thưch hiện chính sách tài khoá tièn tệ 1.1.4. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 1.1.4.1. Điều kiện tiền tệ Trong thanh toán quốc tế, cả hai bên đối tác cùng quan tâm đến những vấn đề có lợi nhất cho mình. Đây là thoả thuận liên quan đến sử dụng đồng tiền nào để tính thanh toán, để thực hiện chi trả trong thanh toán. Sự lựa chọn đúng đắn về điều kiện tiền tệ trong thanh toán quốc tế là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. Tiêu chí lựa chọn đồng tiền dùng thanh toán đó là : thứ nhất đồng tiền phải có vị trí xứng đáng trên thị trường tiền tệ quốc tế ; thứ hai phải phù hợp tương quan so sánh lực lượng trong quan hệ thương mại; thứ ba phù hợp với tập quán sử dụng đồng tiền đó trong khu vực; phù hợp với tập quán thanh toán trong các ngân hàng. 1.1.4.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái Trong nền kinh tế thị trường, giá trị của các đồng tiền, dù là đồng tiền mạnh đều có thể xảy ra sự biến động tăng, hoặc giảm, điều đó sẽ gây tổn thất cho người mua hoặc người bán hàng hoá. Để tránh rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá biến động, các bên tham gia thanh toán thường đàm phán điều kiện đảm bảo hối đoái cho giá trị hợp đồng khi thanh toán đúng như giá trị hàng hoá đã nhận, hoặc đã trao. Các hình thức đảm bảo cho giá trị tiền tệ của hợp đồng như đảm bảo bằng vàng; đảm bảo bằng ngoại hối; đảm bảo bằng “rổ” ngoại tệ; đảm bảo bằng tiền tệ quốc tế; đảm bảo theo sự biến động của chỉ số giá cả quốc tế đối với hàng hoá đó. Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính 1.1.4.3. Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán mang tính chất bắt buộc đối với các giao dịch thanh toán quốc tế, điều kiện quy định cụ thể thời gian bên phải trả tiền thực hiện thanh toán cho bên nhận tiền. Việc xác định thời gian thanh toán là mối quan tâm lớn của các bên tham gia trong giao dịch quốc tế, vì thời gian thanh toán gắn với các biến động của thị trường tài chính kể từ ngày kí hợp đồng đến ngày thực hiện thanh toán. Thời hạn thanh toán chứa đựng các rủi ro từ sự biến động thị trường mà bên tham gia phải gánh chịu. Bởi vậy cần có sự đàm phán lựa chọn. Có 3 loại thời gian thanh toán: + Trả tiền trước: nghĩa là toàn bộ hay một phần tiền của hợp đồng thanh toán được trả ngay trước khi thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Thực chất đây là hình thức cung cấp tín dụng của bên nhập khẩu cho bên bán, hoặc bên bán yêu cầu phía mua phải có một phần tiền ứng trước. +Trả tiền ngay: có nghĩa người phải trả thực hiện thanh toán cho người nhận ngay khi nhận được điện báo chuyển hàng, trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hoặc ngay khi nhận được lô hàng đầu tiên. +Trả tiền sau: là thoả thuận mà theo đó bên mua đã nhận được hàng, thậm chí sử dụng một thời gian nhất định. Đây là hình thức tín dụng thương mại bên bán cấp cho bên mua. 1.2.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1. khái niệm của tín dụng chứng từ Tuỳ theo thói quen và thông lệ của từng nước mà tín dụng chứng từ được goi bàng nhiều tên khác nhau như: L/C. Tín dụng chứng từ, thư tín dụng, tín dụng thư, tín dụng thương mại, thư tín dụng thương mại . Đến nay từ thông dụng nhất là “tín dụng chứng từ” (document credit) vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. Trong phạm vi của bản điều lệ UCP 500 thuật ngữ “tín dịng chứng từ”, “thư tín dụng dự phòng”, có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho có Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính được, hoặc mô tả như thế nào mà theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hoạt đọng theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng)hoặc nhân danh chính mình: Thanh toán tiền theo lệnh của một người thứ 3 ( người hưởng lợi ) oặc phải chấp nhậ và trả tiền cho các hối phiếu do người hưởng lợi kí phát. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền các hối phiếu đó. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác đến chiét khấu khi các chứng từ quy định được xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều lệ của thư tín dụng. Như vậy phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết thanh toán có điều lệ của ngân hàng (ngân hàng mở L/C-issuing bank) cho người bán hàng ( người hưởng lợi –beneficiary) Theo yêu cầu của người mua (applicant) để trả ngay hoặc đợi tới một thời điểm xác định trong phạm vi thời hạn đã xác định và căn cứ vào các chứng từ đã quy định phù hợp với các điều lật của L/C. 1.2.2. Các bên tham gia thanh toán Người xin mở thư tín dụng (the applicant for the credit): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, người mở thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng (isuing bank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu còn gọi là ngân hàng phát hành. Người hưởng lợi( beneficiary) là người bán,người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. Ngân hàng thông báo(advíing bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo cho nhà xuất khẩu vvề việc mở thư ín dụng. Ngoài ra còn có thể cho một số ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán này như : Ngân hàng xác nhận (confirming bank) là ngân hàng nhận trách nhiệm thanh toán cuối cùng nếu ngân hàng phát hành không thể thanh toán chứng từ Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính phù hợp với điều khoản của L/C. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do bên xuất khẩu yêu cầu. Ngân hàng được chỉ định (nominated bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện việc thương lượng, chiết khấu hay thanh toán L/C. Lúc đó ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu (negotiating bank) hoặc ngân hàng thanh toán (paying bank). Ngân hàng hoàn trả (reimbursing bank) là một ngân hàng được ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng xác nhận chỉ định thay mình trả tiền. Ngân hàng chiết khấu(negotiating bank) là ngân hàng mở L/C cho phép đứng ra mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bná kí phát cho ngân hàng. Tuỳ theo quy định của L/C mà ngân hàng. Tuỳ theo quy định của L/C mà ngân hàng chiết khấu thường là ngân hang thông báo hoặc là ngân hàng thứ ba nào đó do ngân hàng mở L/c quy định. Người được chuyển nhưnợng là nhười nhân các quyền và nghĩa vụ do người hưởng lợi chuyển. Trong thực tế nghiệp vụ tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có các bên như đã nêu ở trên. 1.2.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Trình tự tiến hành Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng. Đơn xin mở thư tín dụng phải có đầy đủ các yếu tố sau: + Người nhập khẩu yêu cầu mở loại L/C nào : Mở bằng telex hay bằng thư hoặc thư có thông báo vắn tắt bằng điện và loại hình L/C nào + Tên và địa chỉ đầy đủ của người được hưởng lợi + Số tiền của L/C, bằng tiền nước nào, ký hiệu quốc tế của đồng nước đó, số tiền bằng chữ và bằng số có khớp không + Phương thức trả tiền : Trước, ngay, sau hay chiết khấu + Các nội dung liên quan đến hàng hoá Nguyễn Hồng Quân Ngân hàng 44B 10 [...]... trong thanh toán quốc tế thì họ phải dự trữ một lượng lớn ngoại tệ mạnh Đôi khi ngân hàng không dự trữ đủ lượng ngoại tệ lớn để đáp úng nhu cầu nhà nhập khẩu trong thanh toán Vì vậy thanh toán chậm cho nhà xuất khẩu làm giảm uy tín của ngân hàng 1.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế 1.4.1 nguyên nhân khách quan Trong thanh toán quốc tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro trong... 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng – Tài chính việc thanh toán diễn ra tương đối phức tạp bởi sự tham gia của nhiều bên, quá trình thanh toán tỷ mỉ và máy móc Tóm lại phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo được quyền lợi của người bán, mua trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế 1.3 Rủi ro trong thanh. .. thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.1 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quôc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Có rất nhiều quan niệm về rủi ro như : rủi ro là những bất trắc gây ra mất mắt, thiệt hại ; rủi ro là những bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi Hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau “Rủi ro là... như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế tuy chỉ đóng góp rất nhỏ trong phân thu nhập của ngân hàng Nhưng khi gặp phải những rủi ro thì hầu như hậu quả đó phía nhà xuất khẩu hay nhập khẩu đều đổi lỗi cho ngân hàng làm mất uy tín của ngân hàng Trong môi trường cạng tranh như hiện nay tất cả những điều đó đều làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng trong tương lai Trong thanh toán quốc tế, tín dụng chứn... có thể được thanh toán bằng tiền Do không thể loại trừ khả năng rủi ro khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng Vì vậy hai bên thống nhất sử dụngthư tín dụng đối ứng cho nhau hưởng L/c đối ứng là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở 1.2.4 Ưu nhược điểm của thanh toán thư tín dụng Ngày nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng... việc thanh toán tách rời khỏi hàng hoá mà chỉ căn cứ vào chứng từ Dối tác có thể tinh vi lập bộ chứng từ giả mà ngân hàng không thể phát hiện tính xác thực của nó Môi trường pháp lý Trong thanh toán quốc tế luôn chứa đựng những rủi ro, những tranh chấp và nó tỷ lệ thuận với sự hoà nhập ngày càng rộng, càng nhiều ,càng sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế Trong những nhân tố quan trọng gây ra rủi ro. .. minh và còn nhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng Trong thanh toán quốc tế sự khác biệt về pháp luật giữa các nước cũng gây ra tranh chấp giữa các ngân hàng Môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế đều hoạt đọng trong môi trường kinh tế xã hội chung Môi trường kinh tế xã hội coa ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của ngân... thanh toán của khách hàng Ngoài ra nhiều cán bộ biến chất còn thông đồng với khách hàng đưa ra những quyết định không đúng gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một quy trình thanh toán bao gồm nhiều công đoạn phức tạp và tỷ mỉ đòi hỏi phải có trình độ cao Trong đó ngân hàng với chức năng là trung gian thanh toán phải chịu những sai sót do mình gây ra Một trong... gia vào hoạt động thanh toán quốc tế Vì vậy ngân hàng cần phải luôn cố gắng phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm ra diểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đưa ra các đối pháp hợp lý nhằm giành thắng lợi trên thị trường - Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà ngân hàng phục vụ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đặc biệt thanh toán theo phương... rủi ro thường gặp trong thanh toán thư tín dụng là rủi ro kỹ thuật Những yếu tố gây ra rủi ro này thường là do ngân hàng không kiểm tra kỹ nội dung L/C có phù hợp với hợp đồng XNK hay không, không kiểm tra sự hợp lý tương đối của bộ chứng từ dẫn đến sự chậm chễ trong thanh toán ảnh hưởng tới khách hàng và uy tín của ngân hàng những trường hợp này đều do sự thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên . trong hoạt động thanh toán quốc tế. 1.3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.1. Rủi ro trong hoạt động thanh. mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng bao gồm: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh

Ngày đăng: 11/12/2013, 22:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụngcủa chi nhánh qua các năm - Chuyên đề HAN CHE RUI RO thanh toán quốc tế
Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụngcủa chi nhánh qua các năm (Trang 39)
Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm - Chuyên đề HAN CHE RUI RO thanh toán quốc tế
Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w