2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) tiền thân là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà nội. Cho đến tháng 7 năm 1988, khi hệ thống Ngân hàng Công thương thành lập, NHCT Hoàn Kiếm trở thành một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà nội.
Đến năm 1990, theo quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT Việt Nam) về việc giải thể Ngân hàng Công thương thành phối Hà nội, lúc này NHCT Hoàn Kiếm trở thành một đơn vị thành viên hạch toán phục thuộc của NHCT Việt Nam (NHCT Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp I), thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, trụ sở của chi nhánh đóng tại 37 Hàng Bồ - quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà nội.
Có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn Kiếm - một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thủ đô Hà nội. NHCT Hoàn Kiếm có khá nhiều thuận lợi khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
- Thị trường cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ có tiềm năng để phát triển.
- Nguồn tiền gửi của dân cư luôn dồi dào thu nhập bình quân đầu người của quận Hoàn Kiếm khá cao.
- Là nơi có nhiều lượng khách du dịch quốc tê nhu cầu giao dịch và chuyển đổi tiền tệ và các dịch vụ ngoại tệ cũng tương đối cao.
Song bên cạnh đó chi nhánh gặp không ít khó khăn về môi trường hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh này càng gay gắt.
Dân cư trên địa bàn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại, vì vậy hầu hết khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc là các cá nhân. Trên địa bàn quận còn có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước có uy tín như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, CityBank, Bank of America, America Express Bank, ANZ Bank…ngoài ra còn có hội sở chính và sở giao dịch I của ngân hàng Công thương, điều này đặt chi nhánh trước rất nhiều khó khăn và thách thức.
Tuy nhiên, cho đến nay NHCT Hoàn Kiếm cũng đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong mối tương quan với ngân hàng thương mại khác, tạo được phong cách riêng, có một chố đứng vững chắc và tạo được niềm tin trong lòng nhiều khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Hiện nay, NHCT Hoàn Kiếm có hơn 400 cán bộ trên tổng số hơn 12000 cán bộ của hệ thống ngân hàng Công thương. Trong đó, có 40,8% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng.
Theo quyết định số 154/QĐ - HĐQT NHCT1 ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về "Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương theo dự án hiện đại hoá ngân hàng", từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, mô hình tổ chức của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sáp nhập, từ 7 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch lên 11 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch và 13 quỹ tiết kiệm trực thuộc ( gồm quỹ tiết kiệm số 1,2,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14, và 71).
2.1.2.1. Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Nhà nước và ngân hàng
công thương. quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng.
2.1.2.2. Phòng tài trợ thương mại
Là phòng nghiệp vụ tổ chức phục vụ nghiệp vụ về tài trợ thương mại chi nhánh theo quyết định của NHCT Việt Nam như: phát hành, thanh toán L/C, thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh, thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ…
2.1.2.3. Phòng khách hàng số 1 ( doanh nghiệp lớn)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thức vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn các Ngân hàng Công thương.
2.1.2.4. Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương.
2.1.2.5. Phòng khách hàng cá nhân
Là nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương; quản lý hoạt động của quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch.
2.1.2.6. Phòng tổng hợp tiếp thị
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến hoạt động kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hàng năm của chi nhánh, thực hiện tư vấn, tiếp thị cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2.1.2.7. Phòng kế toán tài chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu cho nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương.
2.1.2.8. Phòng kiểm tra nội bộ
Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của luật Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành ngân hàng.
2.1.2.9. Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý àn toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương. ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thi, chi tiền mặt lớn.
2.1.2.10. Phòng thông tin điện toán
Là phòng thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.
2.1.2.11. Phòng tổ chức hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức các cán bộ đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chinh nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Giám đốc P. Giám đốc 2 P. Giám đốc 1 P. Giám đốc 3 P. Tiền tệ kho quỹ P. Kiểm tra nội bộ P. Tổ chức
hàng chính P. Thông tin điện toán P. Kế toán Tài chính P. Tổng hợp tiếp thị
P. Khách hàng cá nhân P. Khách hàng số 1 ( Doanh nghiệp lớn) P. Khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ) P. Tài trợ thương mại P. Kế toán
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương HoànKiếm năm 2005. Kiếm năm 2005.
2.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Năm 2005 hoạt động ngân hàng nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sự bùng phát dịch bệnh giam cầm, sự gia tăng đột biến chỉ số giá tiêu dùng, sự biến động của thị trường trường nguyên vật liệu trên thế giới, sự bất ổn của thị trường tài chính….song đây cũng là năm ngành ngân hàng có nhiều biến đổi mới quan trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng ngày càng được củng cố, nâng cao sức cạnh tranh. Hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện dần theo hướng cạnh tranh, bình đẳng và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các yếu tố và nguồn lực bên trong ngân hàng
Các yếu tố và nguồn lực bên trong của NHCTHK có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Trong những năm vừa qua, trong chiến lược phát triển và mục tiêu của ngân hàng thi thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ luôn được ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng. Và nó đã được cụ thể hoá bẵng những hành động như hiện đại hoá cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiên quy trình thanh toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tạo điệu kiện làm việc thuận lợi cho các thanh toán viên. Thêm vào đó, NHCTHK luôn luôn chủ động mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước nên đã mở rộng được hoạt động thanh toán của mình cũng như tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian, thủ tục, nâng cao chất lượng thanh toán cho khách hàng
- Các trung gian
Với NHCTHK thì các trung gian có mối quan hệ gồm: các tổ chức dịch vụ merketing và các tổ chức tài chính tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, bộ phân marketing của ngân hàng luôn kết hợp với các tổ chức marketing chuyên nghiệp để nghiên
cứu tìm ra thi trường, phân doàn thị trường và vạch ra những kế hoạch cụ thể để tững bước xâm nhâp thị trường… Nhờ đó mà NHCTHK đã tăng doanh số thanh toán tín dụng chứng từ trong những năm vừa qua.
Trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc quan hệ các tổ chức tín dụng là điều cần thiết. Chính những tổ chức tài chình tín dụng đã góp phần tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình thanh toán cũng như bảo hỉêm trong cho các rủi ro trong thanh toán.
- Các đối thủ canh tranh
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy ngân hàng cần phải luôn cố gắng phân tích rõ đối thủ cạnh tranh, tìm ra diểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đưa ra các đối pháp hợp lý nhằm giành thắng lợi trên thị trường.
- Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà ngân hàng phục vụ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đặc biệt thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình thanh toán. khi cả người xuất khầu và người nhập khẩu đều có hiều biết và có kinh nghiệm vể thanh toán quốc tế thì trách nhiệm của ngân hàng sẽ nhẹ hơn, việc xuất trình và kiểm tra bộ chứng từ cũng dễ dàng hơn.
Riêng với NHCT Hoàn Kiếm còn phải đối mặt với những khó khăn trực tiếp. Đó là yêu cầu chuyển đổi hệ thống quản lý mới phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, là nguồn vốn bị tập trung cạnh tranh, một số khách hàng ngành thương mại không đáp ứng được các điều kiện tín dụng chặt chẽ phải rút nợ đả ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ….
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, chi nhánh đã biết bám sát sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, ngân hàng Nhà nước thành phố Hà nội,
tranh thủ sự giúp đỡ chỉ đạo của tập thể cán bộ công nhân viên. Năm 2005, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005.
2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn năm 2004 gặp nhiều khó khăn. đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần,là tác động ngược chiều của chính sách thắt chặt tín dụng và sàng lọc khách hàng, vì sự thay đổi cơ chế chính sách của chính phủ đối với một số ngành, tổ chức kinh doanh - xã hội…Riêng đối với NHCT Hoàn Kiếm, khó khăn ngày càng nhiều hơn bởi khối lượng nguồn vốn lớn lại nằm ở một số khách hàng lớn, bị tập trung cạnh tranh, khai thác. tuy nhiên, chi nhánh đã chủ động tiếp cận, khai thác nguồn tiền gửi các doanh nghiệp, đa dạng hoá dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm giao dịch, các quỹ tiếp kiệm…Nhờ vậy, nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng lên.
- Nguồn vốn huy động bình quân năm 2005 đạt 2761 tỷ đồng và có cơ cấu ổn định hơn năm trước.
- Nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt 810 tỷ đồng, chiếm 29,6% nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 1922,6% tỷ đồng, chiếm 70,4% tổng nguồn vốn.
- Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 820,05% tỷ đồng, chiếm 30%, kỳ hạn đạt 1913,45 tỷ đồng chiếm 70% tổng nguồn vốn.
Cơ cấu này đảm bảo tính chất ổn định của nguồn vốn và tính an toàn, hiệu quả cơ cấu tín dụng tại chi nhánh.
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Nguồn vốn gửi của dân cư 795 810 955
2. Nguồn tiền gửi của các tổ
chức kinh tế 1690 1922,6 1826
3. Tổng số 2485 2734,6 2761
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị)
Từ bảng 1 ta thấy: Nguồn tiền gửi của dân cư qua các năm đều tăng. Điều này cho thấy chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã xây dựng được niềm tin trong lòng công chúng đã biết khai thác được lợi thế so sánh của mình trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt này. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi của các tổ kinh tế năm 2005 giảm 96,6 tỷ đồng tức giảm 5% so với năm 2004. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2.2. hoạt động tín dụng
Chi nhánh đã quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã ra quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hoá chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của chi nhánh.
Với hệ thống các giải pháp đồng bộ, tích cực đó, tổng dư nợ cho vay đến 31 tháng 12 năm 2005 đạt 100 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, trong năm chi nhánh không để phát sinh nợ quá hạn, nợ gia hạn.
Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Dư nợ cho vay 900 930 1100
1. Cho vay ngắn hạn 360 232,5 200
2. Cho vay trung dài hạn 540 697,5 900
3. Cho vay DNNN 630 725,4 880
4. Cho vay NQH 270 204,6 220
5. Cho vay VNĐ 657 651 890
6. Cho vay ngoại tệ 243 279 210
7. Nợ quá hạn 9 63 63
8. Doanh số cho vay 950 980 1000
9. Cho vay DNNN
Doanh số cho vay 190 200
Dư nợ cho vay 110 100
Dư nợ VNĐ 104,5 94
Dư nợ ngoại tệ 5,5 6
Dư nợ ngắn hạn 80 62
Dư nợ dài hạn 30 38
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị)
Như vậy, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần còn dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng về các khoản vay trung, dài hạn và sự đáp ứng nhu cầu đó của chi nhánh là rất tốt. Các khoản vay trung, dài hạn có độ rủi ro đối với khách hàng do đó xu hướng