1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động sản xuất giò, chả thôn ước lễ, tân ước, thanh oai, hà nội (khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường)

78 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Theo thống kê Việt Nam có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với hơn 50 nhóm nghề như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, dệt, giấy, tran

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

 -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GIÒ,

CHẢ THÔN ƯỚC LỄ, TÂN ƯỚC, THANH OAI, HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Trang 2

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới cô Thái Thị Thúy An đã định hướng đề tài và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em đã nhận được sự giúp đỡ

và dạy dỗ của các thầy cô trong khoa QLTNR&MT để có kiến thức chuyên môn như hiện tại Qua đây cho em gửi lời tri ân đến các thầy cô trong khoa QLTNR&MT

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại UBND thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, người dân địa phương và Trung tâm nghiên cứu thực hành khoa QLTNR&MT, trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến gia đình mình, người thân và tập thể lớp KHMT đã luôn tạo điều kiện, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

61-Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những điều thiếu sót Em rất mong nhận được

sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo để đề tài khóa luận hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Bảo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Làng nghề và ô nhiễm do làng nghề [1] 3

1.2 Làng nghề sản xuất giò, chả và các vấn đề môi trường liên quan 3

1.2.1 Giới thiệu về nghề giò, chả 3

1.2.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường do làng nghề sản xuất giò chả 4

1.3 Nước thải và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 4

1.3.1 Phân loại nước thải [2] 4

1.3.2 Các thông số đánh giá chất lượng nước [3] 7

1.4 Các phương pháp xử lý nước thải giò, chả 9

1.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học [4] 9

1.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý [5] 10

1.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học [6] 11

1.5 Một số nghiên cứu về nước thải làng nghề lương thực thực phẩm.[7] 13

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.1.1 Mục tiêu chung 15

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 15

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.3.1 Nghiên cứu hiện trạng và quy trình sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội 15

Trang 4

2.3.2 Nghiên cứu đặc tính nước thải sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước,

huyện Thanh Oai, Hà Nội 16

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất giò chả đến chất lượng nước mặt tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội 16

2.3.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 16

2.4.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích 17

2.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn 19

2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 19

2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG IIIĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24

3.1 Điều kiện tự nhiên 24

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội thôn Ước Lễ, Tân Ước, huyện Thanh Oai 27

3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu 29

3.3.1 Thuận lợi 29

3.3.2 Khó khăn 29

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Hiện trạng và quy trình sản xuất giò, chả tại thôn Ước Lễ 30

4.1.1 Các loại hình sử dụng và đánh giá của người dân về chất lượng nước tại thôn Ước Lễ 30

4.1.2 Quy trình sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ 33

4.2 Đặc tính nước thải sản xuất giò, chả ở thôn Ước Lễ 41

4.3 Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước mặt ở thôn Ước Lễ 46

4.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực nghiên cứu 51

4.4.1 Giải pháp quản lý 51

4.4.2 Giải pháp quy hoạch 51

4.3.3 Giải pháp phát triển bền vững của thôn 52

4.4.4 Giải pháp kinh tế xã hội 52

4.4.5 Giáo dục môi trường 52

Trang 5

CHƯƠNG V KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận 54

5.2 Tồn Tại 54

5.3 Khuyến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.Bảng các điểm lấy mẫu nước mặt và nước thải 18

Bảng 3.1 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 25

Bảng 3.2 Nhiệt độ trung bình lớn nhất các ngày trong tháng 25

Bảng 3.3 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 25

Bảng 3.4 Số giờ nắng trung bình trong năm 26

Bảng 4.1 Kết quả đo nước ở khu vực nghiên cứu 41

Bảng 4.2: Bảng các thông số mẫu nước mặt 46

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ vệ tinh thôn Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội 24

Hình 4.1 Số hộ sản xuất giò chả 30

Hình 4.2 Số hộ dùng nước trong 1 ngày 31

Hình4.3: Số hộ đánh giá môi trường nước ở thôn 32

Hình 4.4 : Quy trình công nghệ sản xuất giò lụa 33

Hình 4.5: Gía trị pH của nước thải công nghiệp so với quy chuẩn 42

Hình 4.6: Giá trị BOD5 so với quy chuẩn 43

Hình 4.7: Giá trị COD so với quy chuẩn 43

Hình 4.8 Gía trị của N-NH4+ so với quy chuẩn 44

Hình 4.9: Gía trị P-PO4 so với quy chuẩn 45

Hình 4.10: Giá trị TSS so với tiêu chuẩn 45

Hình 4.11: Thông số pH so với quy chuẩn 46

Hình 4.12: Thông số COD so với quy chuẩn 47

Hình 4.13: Gía trị DO 47

Hình 4.14: Thông số BOD5 so với tiêu chuẩn 48

Hình 4.15: Thông số Amoni so với tiêu chuẩn 49

Hình 4.16 Thông số photphat so với quy chuẩn 49

Hình 4.17: TSS so với tiêu chuẩn 50

Hình 4.18: Giá trị độ đục so với quy chuẩn 50

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Tên khóa luận: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước từ làng nghề sản xuất giò, chả thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội”

2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Bảo

3 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hải Hòa, ThS Thái Thị Thúy An

4 Địa điểm thực tập: thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

5 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu chung:

Nghiên cứu hiện trạng, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao công tác quản lý về nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất giò chả tại Việt Nam

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa số liệu

- Phương pháp ngoại nghiệp

 Phương pháp khảo sát và điều tra hiện trường

 Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ngoài hiện trường

- Phương pháp đo nhanh ngoài hiện trường

Trang 10

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

 pH, độ đục, nhiệt độ, DO

 Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng TSS

 Chỉ tiêu COD( Chemical Oxygen Demand- Nhu cầu oxy hóa học)

 Chỉ tiêu BOD 5 ( Biochemical Oxygen Demand- Nhu cầu oxy sinh hóa)

- Trong quá trình sản xuất giò chả thì các chất thải tạo ra chủ yếu là chất hữu

cơ Ở hầu hết tất cả các quy trình sản xuất giò chả đều có nước thải Lượng nước thải này chứa thành phần chủ yếu là protein, không qua xử lý mà được thải thẳng trực tiếp

ra môi trường Thông qua lấy mẫu và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm có thể thấy được do nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS,

NH4+, PO43-… đều vượt quá QCVN 40:2011/BTNMT rất nhiều lần Việc nước thải sản xuất không qua xử lý mà được thải thẳng ra cống thải gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu

- Thực trạng thu gom và xử lý nước thải tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hiện tại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung mà thải thẳng trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước mặt cũng như môi trường xung quanh

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là nguồn sống, là môi trường đặc biệt cho tất cả các phản ứng sinh hóa, hóa học bên trong cơ thể sinh vật trên trái đất Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống trên trái đất, nhưng nước không phải nguồn vô tận

Trong những thập niên gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất đã đẩy nhanh tốc độ ô nhiễm nguồn nước Một trong những nguồn ô nhiễm ở nước ta là nước thải từ các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề sản xuất thực phẩm

Theo thống kê Việt Nam có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với hơn 50 nhóm nghề như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…, trong số đó có 15% là các làng nghề sản xuất thực phẩm, đây là loại hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớn và phần lớn lượng nước này được thải ra ngoài môi trường Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử

lý nào Nước thải tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân hủy yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm

Làng Ước Lễ là một làng cổ Việt Nam, thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội Làng cũng được biết đến nhiều với nghề truyền thống làm giò chả và nem chua nổi tiếng khắp cả nước Làng đã có truyền thống hơn 500 năm làm nghề giò, chả Hàng năm, nơi đây sản xuất và đưa ra thị trường số lượng giò chả cực kỳ lớn Cùng với sự phát triển của xã hội và làng nghề Ước Lễ thì lượng chất thải nói chung

và nước thải sản xuất, sinh hoạt từ hoạt động sản xuất giò chả sẽ tăng lên nhanh chóng

Vì thế, chất thải từ các hoạt động của làng nghề đã và đang là mối lo ngại trong công tác quản lý và xử lý trước khi đưa ra môi trường Việc tìm hiểu công tác quản lý và thực trạng ô nhiễm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội nhằm chủ động trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân trước khi môi trường trở nên xấu hơn

Xuất phát từ tình hình thực tế về sự thiếu hụt trong công tác quản lý và xử lý

Trang 12

“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước từ làng nghề sản xuất giò, chả thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội” đã được chọn để nghiên cứu nhằm mục đích làm cơ sở khoa học và tạo ra công cụ hỗ trợ

trong việc quản lý nước thải sản xuất tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai,

Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Làng nghề và ô nhiễm do làng nghề [1]

Trong những năm gần đây, với các chính sách và cơ chế mới về kinh tế, nhiều ngành nghề truyền thống được phục hồi, nhiều ngành nghề mới được hình thành và phát triển, hình thành các làng nghề tạo tiền đề cho nền sản xuất hàng hóa, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay rõ rệt

Vậy, như thế nào là một làng nghề? Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ

2 điều kiện sau:

- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề

- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu

nhập của làng

Hiện nay toàn quốc có khoảng 5400 làng nghề (số liệu bộ TN&MT), trong đó

có hơn 2000 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, hoạt động ngành nghề ở nông thôn đang phát triển và có tác dụng giải quyết công ăn việc làm tạo ra nguồn thu nhập cho nhiều tầng lớp dân cư

Cũng như đối với các lĩnh vực sản xuất khác, hệ thống chỉ tiêu về hoạt động làng nghề gồm:

- Yếu tố sản xuất (lao động, vốn, nguyên liệu, nhiên liệu, trang bị công nghệ)

- Kết quả sản xuất

- Bảo vệ môi trường sinh thái

- Tác động của ngành nghề đối với các ngành sản xuất khác

Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay là hơn 90% làng nghề trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường, 100% làng nghề Việt Nam bị ô nhiễm ở nhiều mức cấp

độ đang trở thành mối hiểm họa tới sức khỏe người dân, tạo áp lực nặng nề cho xã hội

Có giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường thì các làng nghề mới có thể phát triển bền vững, tạo thêm nhiều việc làm cũng như đóng góp cho nền kinh tế đất nước, đồng thời cũng góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam

1.2 Làng nghề sản xuất giò, chả và các vấn đề môi trường liên quan

1.2.1 Giới thiệu về nghề giò, chả

Nghề làm giò chả là nghề truyền thống vốn có từ lâu và đến nay vẫn tiếp tục duy trì, phát triển Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nghề làm giò chả ngày

Trang 14

càng được các cơ sở cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng

Giò chả là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc

thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối

và luộc chín Thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc xuống Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng, giò lụa giòn và thơm đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi được luộc chín

1.2.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường do làng nghề sản xuất giò chả

Trong quá trình sản xuất giò, lượng nước thải từ các công đoạn ướp, nấu… là rất lớn Trong khi đó, phần lớn hộ sản xuất giò ở các làng nghề chưa xây dựng hệ thống

xử lý nước thải, việc các hộ làng nghề xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường ngoài việc gây ô nhiễm môi trường sống thì nó còn làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm, khiến nguồn nước ngầm đang bị dần ô nhiễm Từ đó gây ra những bệnh về da Chưa kể đó, một số nơi còn thêm các chất phụ da độc hại như hàn the gây nên các bệnh về xương

Ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất giò chả, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, là một trong những vấn đề bức thiết cần phải giải quyết hiện nay

1.3 Nước thải và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.3.1 Phân loại nước thải [2]

Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó

Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý

- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động

thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác

Trang 15

- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các

nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu

- Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác

nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí

- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những

thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng

- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong

hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải

trên

Đặc trưng của nước thải:

Bằng trực giác, con người có thể nhận thấy được các chất hoà tan trong nước thải có hàm lượng tương đối cao Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau:

phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ

- Mùi:

Nước không có mùi Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S Xác của các vi sinh vật, thực vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh Các mùi: khai là Amôniac (NH3), tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3) Các mùi thối là khí Hiđrô sunphua (H2S) Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol được sinh

Trang 16

ra từ sự phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin của vi sinh vật,

làm giảm hàm lượng Ôxy hoà tan trong nước

- Độ dẫn điện:

Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả năng dẫn điện Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các ion Do vậy, độ dẫn

điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước

- DO (lượng Ôxy hoà tan):

DO là lượng Ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng…) DO thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ Ôxy tự do trong nước nằm khoảng 8-10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật trong nước giảm hoạt động hoặc chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm

nước của các thuỷ vực

- Chỉ tiêu vi sinh vật:

Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun sán Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua một loại vi khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là Coli Coli được coi như một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người, động vật Côli phát triển nhanh ở môi trường Glucoza 0,5%

và Clorua amoni 0,1%; Glucoza dùng làm nguồn năng lượng và cung cấp nguồn

Trang 17

Cacbon, Clorua amoni dùng làm nguồn Nitơ Loại có hại là vi rút Mọi loại vi rút đều sống ký sinh nội tế bào Bình thường khi bị dung giải, mỗi con Coli giải phóng 150 con vi rút Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000 con vi trùng Coli Ngoài vi khuẩn

ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc, rong tảo và một số loại thuỷ sinh khác Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật

1.3.2 Các thông số đánh giá chất lượng nước [3]

Đánh giá chất lượng nước thải cần dựa vào một số thông số cơ bản, so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học đối với từng loại nước sử dụng cho mục đích khác nhau Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước là: độ

pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn, các chất lơlửng, các kim loại nặng, oxy hòa tan và đặc biệt là BOD và COD Ngoài các chỉ tiêu hóa học cần quan tâm tới chỉ tiêu sinh học, đặc biệt là E.coli

- Độ pH: Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải Chỉ số này cho ta biết cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần

thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn

- Hàm lượng các chất rắn: Tổng chất rắn là thành phần quan trọng của nước thải Tổng chất rắn (TS) được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi 11 mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 103o C cho đến khi trọng lượng

khô không đổi Đơn vị tính bằng mg hoặc g/l

- Màu: Nước có thể có độ màu, đặc biệt là nước thải thường có màu nâu đen

hoặc đỏ nâu

- Độ đục: Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước Vi sinh vật

có thể bị hấp thụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn Độ đục càng

cao độnhiễm bẩn càng lớn

- Oxy hòa tan (DO – Dissolved oxygen): Là một chỉ tiêu quan trọng của nước,

vì các sinh vật trên cạn và cả dưới nước sống được là nhờ vào oxy Độ hòa tan của nó phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và các đặc tính của nước Phân tích chỉ số oxi hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và giúp ta

đề ra biện pháp xử lý thích hợp

- Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất

Trang 18

hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí BOD

là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải

Phương trình tổng quát oxy hóa sinh học:

Chất hữu cơ + O2 CO2 +H2O

Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng như một số chất có độc tính xảy ra trong nước Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong

5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21

Xác định BOD được sử dụng rộng rãi trong môi trường:

1 Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ

có trong nước thải

3 Làm cơ sở tính toán thiết bị xử lý

4 Xác định hiệu suất xử lý của một quá trình

5 Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý được phép xả vào nguồn nước Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20OC, ký hiệu BOD5 Chỉ số này được dùng hầu hết trên thế giới

- Chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học – Chemical Oxygen Demand): Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật do đó nó có giá trị cao hơn BOD Đối với nhiều loại nước thải, giữa BOD và COD có mối tương quan nhất định với

Trang 19

+ Photpho (P): có ý nghĩa quan trọng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

- Chỉ thị về vi sinh của nước (E Coli): trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, bệnh viện, vùng du lịch, khu chăn nuôi nhiễm nhiều loại vi sinh vật Trong

đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, tảlị, thương

hàn, ngộ độc thực phẩm

Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của

vi khuẩn chỉ thị – đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là nhóm trực khuẩn (coliform) Thông số được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số coli

Tuy tổng số coliform thường được sử dụng như một chỉ số chất lượng của nước về mặt vệ sinh, nhưng ở điều kiện nhiệt đới, chỉ số này chưa đủ ý nghĩa về mặt

vệ sinh do:

+ Có rất nhiều vi khuẩn coliform tồn tại tự nhiên trong đất, vì vậy mật độ cao các vi khuẩn của nước tự nhiên giàu dinh dưỡng có thể không có ý nghĩa về mặt vệ sinh

+ Các vi khuẩn coliform có xu hướng phát triển trong nước tự nhiên và ngay trong cả các công đoạn xử lý nước thải (trước khi khử trùng) trong điều kiện nhiệt đới

1.4 Các phương pháp xử lý nước thải giò, chả

1.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học [4]

Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Các công trình xử lý bao gồm:

- Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, có chức năng giữ những rác bẩn thô (bao, gói nilon,giấy.…).nhằm đảm bảo cho máy bơm và các thiết

bị xử lý đằng sau hoạt động ổn định Song chắn rác và lưới chắn rác được cấu tạo bằng các thanh song song, các tấm lưới đan bằng thép hoặc tấm thép có đục lỗ… tùy theo kích cỡ các mắt lưới hay khoảng cách giữa các thanh mà ta phân biệt chắn rác thô, trung bình, hay rác tinh Theo cách thức làm sạch thiết bị chắn rác có thể chia làm 2 loại: làm sạch bằng tay và sạch bằng cơ giới

- Thiết bị nghiền rác: Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt, các mảnh nhỏ lơ lửng trong nước thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm Trong thực tế cho thấy việc sử dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác đã gây nhiều khó khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên

Trang 20

như làm tắc nghẽn hệ thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân phối khí và dính bám vào các tuabin…) Do vậy phải cân nhắc trước khi dùng

- Bể điều hòa: là bể dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hòa trong hệ thống xử lý cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, phụ thuộc vào phương pháp xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải

- Bể lắng cát: Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như: cát, sỏi, mảnh thủy tinh, mảnh kim loại, tro, than vụn… nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn ở các công đoạn xử lý sau Bể lắng cát gồm có 2 loại là: bể lắng cát ngang và bể lắng cát đứng

- Bể lọc: Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ và

lơ lửng ra khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại được chúng Người ta tiến hành quá trình lọc nhờ các lớp vật liệu lọc, nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc này thì những tạp chất lơ lửng được giữ lại còn phần nước tiếp tục đi qua Vật liệu lọc được sử dụng thường là cát thạch anh, than cốc, sỏi, thậm chí cả than nâu, than bùn hoặc than

gỗ Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương

1.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý [5]

Phương pháp hóa học: đây là phương pháp sử dụng một hoặc vài hóa chất nào

đó cho phản ứng với nước thải Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn trong nước thải

và có khả năng loại bỏ chúng dưới dạng bay hơi, kết tủa hay hòa tan không độc hại hoặc ít độc hại hơn

Phương pháp hóa lý: Là phương pháp xử lý chủ yếu dựa trên các quá trình vật

lý gồm các quá trình cơ bản như trung hòa, tuyển nổi, keo tụ, tạo bông, ly tâm, lọc.chuyển khí, hấp phụ, trích ly, cô bay hơi… Tùy thuộc vào tính chất của tạp chất và mức độ cần thiết phải làm sạch mà người ta sử dụng một hoặc một số phương pháp kể trên

- Trung hòa: nước thải thường có pH khác nhau, pH cũng ảnh hưởng một phần tới hiệu quả xử lý nước thải Nếu muốn hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt và ổn định thì ta cần phải tiến hành trung hòa nước thải về khoảng 6.6 – 6.7 Trung hoà bằng

Trang 21

cách dùng các dung dịch acid hoặc muối acid, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hoà dịch nước thải

- Trao đổi ion: Thực chất là sự trao đổi ion của một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi ion với ion cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau Các chất này gọi là ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp

- Hấp phụ: Phương pháp hấp phụ được dùng để loại các tạp chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ Thông thường, đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc chất có màu, mùi, vị rất khó chịu Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong quá trình sản xuất như xỉ tro, mạt sắt, trong đó than hoạt tính được dùng nhiều nhất

- Keo tụ là hiện tượng các hạt keo cùng loại có thể hút nhau tạo thành những tập hợp hạt có kích thước và khối lượng đủ lớn để có thể lắng xuống do trọng lực Các hoá chất gây keo tụ thường là các loại muối vô cơ và được gọi là chất keo tụ Thường

sử dụng phèn nhôm, phèn sắt, PAC để làm chất keo tụ

1.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học [6]

Xử lý sinh học là phương pháp dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật để tiêu thụ các chất ô nhiễm có trong nước thải Vi sinh vật ở đây sử dụng các nguồn chất hữu cơ và các chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng Sau một khoảng thời gian lưu trong nước thải thì các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được vi sinh vật phân hủy từ đó nước thải được làm sạch Đối với nước thải có tạp chất vô cơ thì phương pháp này dùng để khử các sunfit, muối amoni, nitrat (tức là các chất chưa bị oxy hoá hoàn toàn)

Phương pháp sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi vì phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác, do các đặc điểm sau:

- Phân huỷ các chất trong nước thải nhanh, triệt để mà không gây ô nhiễm môi trường

- Tạo ra được một số sản phẩm có ích để sử dụng trong công nghiệp, sinh hoạt (biogas, etanol …) và trong nông nghiệp (phân bón)

- Thiết bị đơn giản, phương pháp dễ làm, chi phí tốn kém ít hơn các phương pháp khác Một số công trình xử lý sinh học tự nhiên và nhân tạo tiêu biểu:

Trang 22

 Ao, hồ sinh học: Là loại ao nông từ 0.3 – 0.5m có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ chủ yếu nhờ các vi sinh vật hiếu khí Oxy từ không khí dễ dàng khuyếch tán vào lớp nước phía trên và ánh sáng mặt trời chiếu rọi, làm tảo phát triển, tiến hành quang hợp thải ra oxy

 Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh học trong

đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên đó Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn Nước thải được phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối

 Xử lý nước thải bằng thực vật

Vào thập kỉ 70 và 80, Seidel và Kickuth phát hiện khả năng xử lý nước thải của

họ cây lau,Cỏ nến khi nước được lọc qua thảm thực vật trên Loại thực vật trên có khả năng xử lý đồng thời nhiều thành phần chất gây ô nhiễm: chất hữu cơ dễ phân hủy, chất hữu cơ khó phân hủy, hợp chất Nito, Photpho, kim loại nặng Nước thải có độ ô nhiễm chất hữu cơ rất khác nhau, từ loại nhẹ (BOD <45), loại trung bình (BOD: 45 - 300), loại nặng (BOD: 300 – 3000, rất nặng BOD > 3000) đều có thể xử lý được với thảm lau Cỏ nến.Đặc điểm của các loại thực vật kể trên là phần thân cây có độ xốp lớn, bộ rễ mọc kiểu chùm dễ vẫn chuyển oxy từ là qua thân đến rễ thuận lợi, từ rễ oxy thâm nhập vào vùng đất, nước xung quanh nó Môi trường xung quanh rễ chứa nhiều oxy tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, vùng đất xa rễ ít oxy tạo điều kiện cho vi sinh vật kị khí phát triển Mật độ vi sinh vật ở trong rễ cây Cỏ nến cao hơn trên sỏi không trồng cây từ 103 - 104; chứng tỏ vai trò của thực vật trong việc xử lý nước thải, vi sinh vật trong đó chủ yếu là vi khuẩn Mặc dù mật độ vi khuẩn cao nhưng hoạt tính enzym của nó đối với cơ chất không cao nên chúng chỉ có thể phân hủy chất hữu

cơ có cấu trúc đơn giản Ngược lại, nấm và actinomycetes có khả năng thủy phân chất hữu cơ cao, chúng có khả năng tiết ra các loại enzym: amylase, proteasa, chitinasa, xylanasa và cellulase

Do cơ chế tác dụng đồng thời và trong thực tế có thể sử dụng ba dạng kỹ thuật thực hiện chảy ngầm, lọc xuôi và chảy tràn trên bề mặt thảm thực vật Kỹ thuật chảy ngang dưới lớp thực vật, nước thải tiếp xúc với vùng rễ cây, được sử dụng để xử lý nước thải bậc ba (sau xử lý bậc hai).Kỹ thuật lọc xuôi qua nhiều tầng được áp dụng để

Trang 23

xử lý nước thải có độ ô nhiễm cao Kỹ thuật chảy tràn bề mặt được sử dụng để xử lý nước thải chứa kim loại nặng và ổn định pH Hãng Aquafin (Bỉ) thiết lập hệ xử lý gồm gồm 2 hệ nối tiếp lọc xuôi và lọc ngang kế tiếp nhau Hiệu quả xử lý nước thải rất cao (COD: 89%, BOD: 98%) Photpho giai đoạn khởi động đạt tới 100%, sau 7 tháng hoạt động hiệu quả xử lý giảm dao động quanh 71%, hiệu quả Nitơ đạt trung bình 53%

1.5 Một số nghiên cứu về nước thải làng nghề lương thực thực phẩm.[7]

Một số nghiên cứu đưa ra rằng nước thải làng nghề sản xuất giò, chả nói riêng

và thực phẩm nói chung đều thải ra nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, sau đây

là một số nghiên cứu chỉ ra đặc tính của nước thải làng nghề lương thực thực phẩm:

“Nghiên cứu hiệu quả và đề xuất mô hình xử lý nước thải sản xuất bún tại làng nghề Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang, Đại học Lâm Nghiệp chỉ ra rằng : “Ở hầu hết tất cả các quy trình sản xuất bún đều có nước thải Lượng nước thải này chứa thành phần chủ yếu là tinh bột, không qua xử lý mà được thải thẳng trực tiếp ra môi trường.Thông qua lấy mẫu và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm có thể thấy được do nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS, NH4+, PO43-… đều vượt quá QCVN 40:2011/BTNMT rất nhiều lần Việc nước thải sản xuất không qua xử lý mà được thải thẳng ra cống thải gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu.”

“ Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bún sau giai đoạn aeroten bằng phương pháp lọc và sử dụng thực vật”(2012) của tác giả Phạm Văn Tuân, đại học dân lập Hải Phòng có kết luận: “ Về mặt cảm quan ta nhận thấy nước thải sản xuất bún có độ đục cao, màu trắng đục, chứa nhiều cặn lơ lửng, mùi chua Các thông số phân tích đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT gấp nhiều lần Chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu có nguồn gốc từ tinh bột đã biến tính, rất dễ bị thủy phân Tỷ lệ COD/BOD5 cao, phù hợp với xử lý bằng phương pháp sinh học.”

“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” (2013) đã chỉ ra rằng: “Lượng nước thải và bã thải quá nhiều, không được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm cũng như cảnh quan môi trường của xã Không khí của làng nghề chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải và bã thải ở ven các trục đường

đi, cống rãnh của xã Tại một số xóm sản xuất mạch nha, bánh kẹo, do sử dụng than là

Trang 24

nhiên liệu đun nấu nên nồng độ CO2, CO khá cao, song do không khí phát tán nên các mẫu đo hầu như chưa vượt quá TCCP Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề, và các vùng lân cận Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan đến các loại hình sản xuất CBNS đã được thống kê như: Bệnh lỵ, tiêu chảy, đau mắt hột, viêm phế quản… Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắnvới cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.”

Qua những nghiên cứu trên, có thể thấy, nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất lượng thực thực phẩm mà không qua xử lý đã gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng Việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các làng nghề là hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp hơn

Trang 25

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu hiện trạng, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao công tác quản lý về nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất giò chả tại Việt Nam

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nước thải sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Các thông số môi trường gồm: pH, nhiệt độ, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5,

PO43-, NH4+

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ tháng 1/2020 đến 23/05/2020

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu 3 nội dung:

2.3.1 Nghiên cứu hiện trạng và quy trình sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

- Tìm hiểu quy mô hoạt động sản xuất giò, chả của các cơ sở sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề

Trang 26

- Tìm hiểu công nghệ sản xuất; quy trình sản xuất, chế biến giò, chả, các loại nguyên liệu, hoá chất, năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất giò, chả, thể tích nước sử dụng, nhân công…

2.3.2 Nghiên cứu đặc tính nước thải sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

- Tìm hiểu các nguồn phát sinh nước thải: sản xuất và sinh hoạt

- Tìm hiểu các khâu phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất, lượng nước tiêu thụ qua từng công đoạn, lượng nước khi sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

- Đặc tính nước thải sản xuất bún tại khu vực nghiên cứu

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất giò chả đến chất lượng nước mặt tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

- Tìm hiểu công tác thu gom nước thải tại các cơ sở sản xuất và trong khu vực

làng nghề

- Lấy mẫu nước mặt và phân tích, đánh giá

- Ảnh hưởng của nước thải sản xuất giò chả đến chất lượng nước mặt của làng nghề

2.3.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

- Giải pháp quản lý

- Giải pháp kỹ thuật

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài một cách có chọn lọc Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng hoặc làm tăng chất lượng của đề tài

Phương pháp kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau:

- Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vị trí của làng nghề sản xuất giò chả tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội

- Kế thừa số liệu về tình hình sản xuất, chế biến và kinh doanh giò chả của các

cơ sở sản xuất tại làng nghề

- Kế thừa một số công trình nghiên cứu đánh giá về chất lượng nước thải sản xuất giò chả

Trang 27

2.4.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích

Mẫu nước được lấy và chuyển về phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Phân tích môi trường & Ứng dụng công nghệ địa không gian, Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng & Môi trường, Đại học Lâm nghiệp để tiến hành phân tích mẫu

Phương pháp lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-3:2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu

- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu

TCVN 5999:1995 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước thải

Phương pháp bảo quản mẫu: phương pháp bảo quản mẫu nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt theo TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước

Trước khi lấy mẫu cần xác định khu vực và địa điểm lấy mẫu Các mẫu được lấy từ nơi tiếp nhận dòng thải từ các hộ sản xuất giò chả

- Nguyên tắc lấy mẫu:

+ Không làm xáo trộn các tầng nước

+ Mẫu nước được lấy phải có tính đai diện cao

+ Cần tránh lấy mẫu ở những khu vực đặc biệt như vùng nước đọng, cỏ dại mọc nhiều và có nước ngầm xâm nhập vào

+ Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng phải được rửa sạch và phải áp dụng các biện pháp cần thiết bằng các chất tẩy rửa và các dung dịch axit để tránh sự biến đổi của các mẫu đến mức độ tối thiểu, với phân tích vi sinh vật thì dụng cụ lấy mẫu phải vô trùng

- Xử lý ban đầu: Tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu mà mẫu được xử lý trước khi phân tích Đây là công việc nhằm đảm bảo sự ổn định của nồng độ chất có trong mẫu

từ lúc lấy mẫu đến lúc phân tích để tránh các hiện tượng kết tủa, phân hủy chất phân tích

- Vận chuyển mẫu: Đây là quá trình nhằm đưa mẫu từ địa điểm lấy mẫu về phòng phân tích Trước khi vận chuyển mẫu phải được để an toàn trong các dụng cụ chuyên dụng, tránh nhiễm bẩn, mất màu

- Cách bảo quản mẫu: Một số mẫu lấy về được thực hiện và phân tích ngay Các mẫu chưa phân tích ngay được xử lý bằng axit HNO3 và được bảo quản trong tủ lạnh

Trang 28

để chống sự oxi hóa Mẫu dùng để xác định chất rắn lơ lửng thì nên phân tích ngay, nếu chưa phân tích thì phải bảo quản ở nhiệt độ 4oC nhằm ngăn ngừa sự phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật, hay với mẫu dùng phân tích kim loại thì phải thêm axit vào

- Dụng cụ lấy mẫu: Lấy mẫu bằng dụng cụ chuyên dụng, dùng chai nước khoáng có thể tích 500 ml, dây gai hoặc dây nilon dài 1-2m, băng dính, gậy tre dài 1-2m, bút đánh dấu…

- Thời điểm lấy mẫu: buổi sáng từ 7h-10h

- Cách lấy mẫu: buộc dây vào chai có nút giật vào gậy tre sao cho đủ độ cân bằng để chai chìm được xuống nước; thả chai xuống vị trí cần lấy mẫu thì giật nút cho nước chảy vào chai, khi nước đã đầy thì kéo từ từ chai lên, tháo dây ra, lau khô bên ngoài chai, đậy nắp và quấn băng dính quanh nắp chai để tránh bị rơi nước trong quá trình vận chuyển; dùng bút viết kí hiệu và các thông tin về mẫu nước ra ngoài chai Cuối cùng cho các mẫu nước cần phân tích vào trong hộp xốp Các mẫu sau khi lấy được bảo quản và vận chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích

- Số lượng mẫu 8 mẫu bao gồm: 3 mẫu của 3 hộ sản xuất, 1 mẫu nước thải và 4 mẫu nước mặt Bởi vì qua điều tra hiện trạng thì các hộ dân ở đây làm có tỉ lệ giảm dần và tập trung nên lấy 8 mẫu là phù hợp Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trong Bảng 2.1

Bảng 2.1.Bảng các điểm lấy mẫu nước mặt và nước thải S

1

Anh Kiều Văn An, chủ hộ sản xuất

Mẫu nước thải từ sản xuất 2

Bác Lò Thị Kiều, chủ hộ sản xuất Mẫu nước thải sản xuất 3

Anh Nguyễn Văn Chíp, chủ hộ sản xuất

Mẫu nước sản xuất 4

Điểm đầu vào cống thoát nước tập trung nhiều hộ sản

xuất xung quanh 5

6

7 M07 Nước rãnh quanh khu vực sinh hoạt các hộ gia đình 8

Trang 29

2.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn dân cư quanh khu vực hoạt động sản xuất của làng nghề với 30 phiếu điều tra về: tình hình sản xuất, ý thức sản xuất của người dân, hiện trạng môi trường tại địa phương Số phiếu phỏng vấn chọn theo phần trăm cơ cấu sản xuất của hộ, khoảng 25 phiếu, 5 phiếu cho nhà quản lý

Phiếu được định dạng sẵn trên giấy A4, có độ dài 2 trang Mẫu phiếu hỏi hộ dân gồm 12 câu hỏi, hỏi nhà quản lý gồm 16 câu hỏi Thời gian bắt đầu phát phiếu là từ 8h sáng, thời gian thu phiếu là 9h sáng cùng ngày

Phiếu điều tra được định dạng dưới dạng câu hỏi có hoặc không, chỉ cần tích thế nên rất thuận tiện cho việc khảo sát người dân mà không quá tốn thời gian giải thích hay hỏi quá nhiều, tiết kiệm được thời gian người đi phỏng vấn, tăng hiêu quả công việc

2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Mẫu sau khi lấy về được phân tích tại phòng thì nghiệm của Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian trường Đại học Lâm Nghiệp Tiến hành các phép đo trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nước là màu sắc, mùi, nhiệt độ, pH

- Độ pH: Sử dụng máy đo nhanh

Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng các thông số: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), chỉ số Oxy hòa tan (DO), Oxy hóa học (COD), Amoni (tính theo N), Phosphat (tính theo P)

* Xác định TSS:

Sử dụng phương pháp phân tích trọng lượng

Quy trình phân tích: Lấy chính xác 100ml mẫu nước cần phân tích rồi lọc qua

giấy lọc Khối lượng giấy lọc trước và sau khi lọc phải sấy khô bằng tủ sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1500C rồi đem cân trên cân phân tích với sai số ± 0,1mg

Từ đó hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng công thức:

TSS = (m2 - m1)/V (mg/l)

Trong đó:

m1: Khối lượng giấy lọc ở 1500C trước khi lọc (mg)

m2: Khối lượng giấy lọc ở 1500C sau khi lọc (mg)

V: Thể tích mẫu nước qua giấy lọc

Trang 30

*Xác định BOD5:

Sử dụng phương pháp cấy và pha loãng

Quy trình phân tích:

Chuẩn bị nước pha loãng: Tiến hành bổ sung các dung dịch: 4,5ml nước cất; 4,5ml nước máy; 9ml dung dịch đệm photphat có pH = 7,2; 9ml dung dịch CaCl2 27,5 g/l; 9ml MgSO4 22,5 g/l; 9ml dung dịch FeCl3 0,25 g/l

Sau đó sục khí vào dung dịch trong khoảng 1 giờ, sao cho nồng độ oxi hòa tan

ít nhất phải đạt 8 mg/l Chú ý không để làm nhiễm bẩn dung dịch, đặc biệt là các chất

hữu cơ, chất oxi hóa, chất khử hoặc kim loại

Pha loãng mẫu nước theo một tỷ lệ thích hợp bằng dung dịch nước pha loãng đã chuẩn bị vào bình BOD Khi pha loãng cần hết sức tránh không để cho oxi cuốn theo Sau khi pha loãng tiến hành đo nồng độ oxi hòa tan ban đầu (đây là giá trị DO0) Thực hiện một mẫu trắng bằng cách cho nước pha loãng vào một bình BOD khác và xác định DO0 Sau đó đem mẫu và mẫu trắng ủ 5 ngày trong tủ kín, ở 20oC Sau 5 ngày tiến hành đo lại giá trị DO trong mẫu (đây là giá trị DO5)

Giá trị BOD5 được tính toán theo công thức:

BOD5 = (DO1 – DO5).F (mg/l) Trong đó:

DO1: giá trị DO của dung dịch mẫu sau 15 phút pha loãng

DO5: giá trị DO được xác định sau 5 này ủ

F: hệ số pha loãng (Xác định hệ số F theo TCVN 6001:1995)

Giá trị BOD5 thực của mẫu được tính theo công thức:

BOD5thực = BOD5mẫu – BOD5mẫu trắng (mg/l)

* Xác định COD:

Để xác định COD đề tài sử dụng một chất oxi hóa mạnh để oxi hóa chất hữu cơ

có trong mẫu trong môi trường Axit, chất oxi hóa được sử dụng là K2Cr2O7 Phản ứng diễn ra với sự có mặt của Ag2SO4 và đun hồi lưu trong 2 giờ ở 1500C Khi đó xảy ra phản ứng:

Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ = CO2 + H2O + 2Cr3+ + 2K+

Lượng dư Cr2O72- được chuẩn độ bằng dung dịch Fe2+ với chỉ thị feroin:

Cr2O72- + Fe2+ + H+ = Cr3+ + Fe3+ + H2O Chỉ thị chuyển từ màu vàng chanh sang màu đỏ gạch

Trang 31

số COD theo công thức:

COD =

Vmau

b).N.8.10-

(mg/l) Trong đó:

a: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn độ mẫu trắng

b: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn mẫu

Vmau: Số ml mẫu được lấy để phân tích

N: Nồng độ đương lượng của dung dịch Fe2+

* Xác định Amoni (tính theo N)

Xác định theo phương pháp so màu

Nguyên lý: NH4+ trong nước sẽ phản ứng với thuốc thử Netle (Nessler) trong

môi trường kiềm tạo thành phức chất màu vàng:

NH4+ + 2K(HgI4) + 4KOH = NH2Hg2IO + 7I + 3H2O + K+Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ NH4+ có trong dung dịch Giới hạn nồng độ so màu của NH4+ là 0,002 mg/l Ở nồng độ cao sẽ xuất hiện kết tủa màu vàng ảnh hưởng đến kết quả so màu Mặt khác các ion Ca2+, Mg2+ khi có mặt Netle sẽ gây đục dung dịch nên cần phải loại trừ chúng bằng muối Seignetle (natri kali tactrat)

Trang 32

𝐶𝑁−𝑁𝐻4+ = 𝐶đ𝑐 × 𝑉

𝑉 𝑝𝑡 (mg/l) Trong đó:

Cđc: là nồng độ N-NH4+ tính theo đường chuẩn

V: là thể tích dung dịch hiện màu

Vpt: thể tích dịch lọc thực hiện phản ứng hiện màu

* Xác định Phosphat (tính theo P)

Hàm lượng PO43- được xác định dựa trên nguyên tắc sự tạo phức giữa ion PO4

3-với dung dịch thử photphat tạo phức chất màu xanh dương trong môi trường pH = 8,5

Trình tự phân tích: Lọc 100 ml mẫu nước phân tích.Lấy chính xác 5 ml dịch lọc

cho vào bình định mức 50 ml, thêm vào bình định mức 1 ml dung dịch H2SO44,5M và

25 ml dung dịch hiện màu Để 1 tiếng rồi tiến hành so màu ở 880nm (ghi lại thể tích mẫu đem đi so màu) Nếu màu quá đậm thì định mức bằng nước cất đến 50ml

Tính toán kết quả:Nồng độ PO43- được tính theo công thức:

Co = (Cđc.Vsm)/Vo (mg/l) Trong đó:

Cđc: Nồng độ photpho tính theo đường chuẩn (mg/l)

Co: Nồng độ photpho trong mẫu nước phân tích (mg/l)

Vsm: Thể tích dung dịch đem đi so màu (ml)

Vo: Thể tích của mẫu nước phân tích (ml)

Theo QCVN 40:2011/BTNMT thì giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf Trong đó:

Trang 33

- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước thải tiếp nhận

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải

- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải

Trang 34

CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1 Bản đồ vệ tinh thôn Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội

Đặc điểm địa hình như vậy rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trang 35

Khí hậu, thời tiết

Huyện Thanh Oai mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này có nền nhiệt độ cao và thường hay có gió, bão, lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm dễ gây ngập úng cho cây trồng và một số khu dân cư vùng trũng ven sông Nhuệ

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng này có nền nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, để phát triển các loại cây trồng cần có hệ thống tưới nước trong vụ này

- Độ ẩm không khí từ 84 - 96%, lượng bốc hơi nước cả năm 700 - 900 mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5 - 6

Bảng 3.1 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm

Bảng 3.2 Nhiệt độ trung bình lớn nhất các ngày trong tháng

Bảng 3.3 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm

43.8 (1.724)

90.1 (3.547)

188.5 (7.421)

239.9 (9.445)

288.2 (11.346)

318.0 (12.52)

265.4 (10.449)

130.7 (5.146)

43.4 (1.709)

23.4 (0.921)

1.676,2 (65,992)

Trang 36

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa đông) Tổng lượng bức xạ cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển

Bảng 3.4 Số giờ nắng trung bình trong năm

ẩm ướt tháng 2 và 3 do có mưa phùn Đôi khi có sương mù, sương giá trong các tháng

12 và tháng 1 song ít gây thiệt hại cho sản xuất

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết tuy có gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng nó cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về chủng loại cây trồng vật nuôi và cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm

Đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai

Đất đai trên địa bàn Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) : Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn

Đất phù sa không được bồi (P) : Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - rau, lúa - cá, ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng, và trồng các loại cây

Trang 37

lâu năm như cam, vải, bưởi ở Cao Viên, Thanh cao, Thanh Mai, Kim An

Đất phù sa gley (Pg): có diện tích lớn nhất 7.352,7 ha, chiếm 59,36% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ ở địa hình thấp có ở hầu hết các xã trong huyện như Thanh Văn, Đỗ Động, Dân Hoà, Tam Hưng…

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội thôn Ước Lễ, Tân Ước, huyện Thanh Oai

Đặc điểm xã hội

Nhân lực

Theo số liệu điều tra tại các xã, dân số nông thôn huyện Thanh Oai năm 2016 có 175.483 người, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2011 - 2015 là 1%/năm Số hộ nông thôn là 46.575 hộ, trong đó có 11.553 hộ nông nghiệp (24,81%) và 35.022 hộ phi nông nghiệp (75,19%) Xu thế tăng dân số cơ học trong huyện sẽ khá cao khi các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị được hình thành

Với xu thế đô thị hóa thì trong những năm tới dân số huyện Thanh Oai không chỉ tăng tự nhiên mà còn tăng cơ học do việc hình thành các khu đô thị mới Tuy nhiên việc tăng dân số cơ học sẽ không đều, tập trung nhiều ở các xã có đô thị hóa

và có các khu công nghiệp mới

Chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 22%, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và trong giai đoạn tới Lực lượng lao động trẻ ở nông thôn

có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn Đây là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp do lao động nông nghiệp chủ yếu là lao

Trang 38

động cao tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn

Tiềm lực vốn đầu tư

So với các huyện ngoại thành khác thì thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn huyện Thanh Oai có cao hơn một chút nhưng nhìn chung đa số người dân ở nông thôn vẫn còn trong tình trạng khó khăn về vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao và phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp để tạo việc làm và nguồn thu nhập

Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ

Huyện Thanh Oai cách không xa các trung tâm nghiên cứu lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp như Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả Trung ương… nên có lợi thế về ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng lúa đặc sản, trồng hoa cao cấp, trồng hoa trên giá thể, trồng rau an toàn, trồng đậu tương và các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản và chế biến nông sản

Thị trường

Là địa bàn cửa ngõ phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội, Giáp với quận Hà Đông, nên các xã nông thôn huyện Thanh Oai có lợi thế rất lớn về tiêu thụ nông sản tại thị trường nội thành, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận, các khu dân cư tập trung Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao Do vậy, muốn khai thác tối đa lợi thế thị trường thì phải cải tiến chất lượng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất theo quy trình an toàn, quy trình sản xuất nông sản sạch và các loại nông sản cao cấp đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng cả về khối lượng và chất lượng

Tiềm năng phát triển kinh tế

- Nông thôn Thanh Oai có lợi thế lớn về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá, đặc biệt là các loại nông sản an toàn, nông sản sạch và các loại nông sản có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả đặc sản, thuỷ đặc sản, hoa, cây cảnh

- Nông thôn Thanh Oai có nhiều tiềm năng phát triển các làng nghề truyền thống để tạo việc làm Đây là điều kiện, là tiền đề rất quan trọng đối với tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Trang 39

- Cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Thanh Oai đã và đang đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện dần song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao và ảnh hưởng của

- Thu nhập của người dân trên địa bàn ở mức khá Nên cũng có nhiều việc về đầu tư cho việc xử lý nước ngầm để dùng cho sinh hoạt hàng ngày

Ngày đăng: 01/06/2021, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w