1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

107 564 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

ĐỖ XUÂN HẢI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈ

Trang 1

ĐỖ XUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ XUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TẠI

HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

ĐỖ XUÂN HẢI

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS TS Đỗ Thị Lan là người trực tiếp và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn và các

cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

ĐỖ XUÂN HẢI

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường 3

1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường 3

1.1.3.Phân loại ô nhiễm 4

1.1.4 Những loại ô nhiễm môi trường chính 5

1.1.5 Những tác động từ các hoạt động phát triển: Kinh tế-Thương mại-Du lịch đến môi trường 6

1.2 Cơ sở pháp lý 7

1.2.1 Căn cứ pháp lý 7

1.2.2 Căn cứ kỹ thuật 11

1.3 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam 12

1.3.1 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên Thế giới 12

1.3.2 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở Việt Nam 13

1.4 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn 15

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 15

1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện 19

Trang 6

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 24

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 24

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 24

2.2 Nội dung nghiên cứu 24

2.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: 24

2.2.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn, ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường và lĩnh vực quản lý môi trường 24

2.2.3 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại địa phương 24

2.3.Phương pháp nghiên cứu 25

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 25

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 25

2.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 27

2.3.4 Phương pháp so sánh dựa trên số liệu thu thập được 28

2.3.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn 29

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.3.7 Phương pháp tham vấn cộng đồng 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Hiện trạng môi trường huyện Vân Đồn trong quá trình phát triển Kinh tế-Thương mại – Du lịch 30

3.1.1 Hiện trạng môi trường thành phần 30

3.1.2 Hiện trạng môi trường các khu vực trọng điểm 51

3.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn về quản lý môi trường trong quá trình phát triển Kinh tế-Thương mai-Du lịch.Ý kiến người dân đánh giá quá trình phát triển đã ảnh hưởng đến môi trường huyện Vân Đồn 61

3.2.1 Thuận lợi và khó khăn về quản lý môi trường 61

Trang 7

3.2.2 Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường và lĩnh vực quản lý môi trường 62 3.2.3.Những vấn đề tồn tại và bức xúc về môi trường hiện nay của huyện Vân Đồn Trong quá trình phát triển kinh tế thương mại và du lịch tại huyện vân Đồn có thể nảy sinh một số vấn đề môi trường sau: 67 3.3 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại địa phương 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 7980

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường

QHKTXH Quy hoạch kinh tế xã hội

UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2011-2015) 19

Bảng 1.2: Dân số và lao động Vân Đồn 20

Bảng 3.1: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại Hồ Mắt Rồng – Vân Đồn quý IV năm 2015 30

Bảng 3.2: Kết quả phân tích môi trường nước biển khu vực cảng Vân Đồn quý I đến quý IV năm 2015 32

Bảng 3.3 : Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển khu vực Bãi dài quý I đến quý IV năm 2015 33

Bảng 3.4: Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại Điểm lộ 12 – Cái Rồng 34

Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực huyện Vân Đồn 2015 36

Bảng 3.6: Hiện trạng chất lượng đất huyện Vân Đồn 2015 38

Bảng 3.7: Tình hình khách du lịch giai đoạn 2010-2015 39

Bảng 3.8: Dân số và lao động Vân Đồn 40

Bảng 3.9: Giá trị sản xuất và tăng trưởng ngành nông nghiệp 43

Bảng 3.10: Tình hình chăn nuôi của huyện giai đoạn 2010-2015 44

Bảng 3.11: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 45

Bảng 3.12: Nguồn gốc phát sinh , thành phần và đặc điểm của chất thải rắn 47

Bảng 3.13: Thành phần và tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Vân Đồn 48

Bảng 3.14: Một số bãi rác tự phát huyện Vân Đồn 50

Bảng 3.15: Hiện trạng môi trường nước mặt khu vực thị trấn Cái Rồng 51

Bảng 3.16: Kết quả phân tích hiên trạng môi trường khí thị trấn Cái Rồng 52

Bảng 3.17: Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven đảo xã Quan Lạn - Minh Châu 53

Bảng 3.18: Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 54

Bảng 3.19: Số liệu phân tích hiện trạng môi trường nước ngầm tại các xã đảo huyện Vân Đồn 55

Trang 10

Bảng 3.21: Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại một số cảng huyện Vân

Đồn 57

Bảng 3.22: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường khí tại một số cảng biển, bến tàu, thuyền huyện Vân Đồn 57

Bảng 3.23: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường một số mẫu nước khu vực NTTS huyện Vân Đồn 58

Bảng 3.24: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực nuôi sá sùng đảo Quan Lạn 59

Bảng 3.25: Chất lượng nước biển ven đaỏ Quan Lạn 2015 60

Bảng 3.26: Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường đất 63

Bảng 3.27: Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường nước 64

Bảng 3.28: Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường không khí 65

Bảng 3.29: Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường 66 Bảng 3.30: Quy hoạch Phát triển kinh tế xã hộ Vân Đồn đến 2020 68

Bảng 3 31: Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng không khí đến năm 2020 68 Bảng 3.32: Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước dưới đất đến năm 2020 69

Bảng 3 33: Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đến năm 2020 70

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm 4 Hình 1.2 Bản đồ địa giới hành chính huyện Vân Đồn 16 Hình 3.1: Quy mô khách du lịch và số phòng nghỉ giai đoạn 2010-2015 40 Hình 3.2: Biểu đồ tăng trưởng dân số và lao động huyện Đồn giai đoạn

2011-2015 41 Hình 3.3: Quy mô Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, thuỷ sản đến năm

2015 43 Hình 3.4: Biểu đồ tăng trưởng các đàn gia súc 44 Hình 3.5: Biểu đồ khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản giai đoạn 2010-2015

của huyện Vân Đồn 46 Hình 3.6: Tỷ lệ thành phần các loại CTR sinh hoạt trong 100kg rác được

phân loại (%) (Kết quả điều tra thực tiễn) 48

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là một tỉnh hội tụ được nhiều yếu tố lợi thế để phát triển kinh tế của tỉnh và đầu tầu phát triển kinh tế của cả nước Từ đó thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái Thực hiện tiến bộ công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển

Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản Những năm gần đây, Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt… đến tận các xã trên huyện đảo Các lĩnh vực khác như việc bố trí lại dân cư, không gian phát triển; theo đó, sự phát triển KT-XH của huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ [32]

Trong thời gian qua trước những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng dưới sự chỉ đạo và quyết sách của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn ra sức phấn đấu và đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế góp phần giải quyết công

ăn việc làm và nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá của huyện Vân Đồn đang diễn

ra liên tục với một tốc độ và mức độ rất lớn chính điều đó đã gây áp lực nên tài nguyên thiên nhiên và môi trường, làm phát sinh tình trạng ô nhiễm vượt qua khả năng tự làm sạch môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường làm thay đổi cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã bao đời hình thành và ban tặng cho Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng từ đó phá vỡ cấu trúc bền vững vừa phát triển kinh

tế vừa đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường và duy trì được một nền kinh tế xanh

[33]

Hằng năm, du lịch huyện đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng Nơi đây còn là một trong những ngư trường lớn, thuỷ sản đã và

Trang 13

đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo Tuy nhiên, cùng với những tiềm năng, lợi thế ấy thì mặt trái của các ngành kinh tế này cũng gây nhiều hệ lụy cho môi trường biển tại đây Hàng ngày, chất thải sinh hoạt, lượng thức ăn dư thừa từ các lồng bè nuôi cá và rác thải từ các dịch vụ du lịch, từ tàu khai thác thuỷ sản xả trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý Bởi vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn nếu số rác thải này không được thu gom và xử lý kịp thời

Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề

xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh’’

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng môi trường của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế - thương mại - du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

3 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên huyện đảo Vân Đồn và góp phần hướng tới một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững

- Trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Vận dụng và nâng cao kiến thức vào đời sống thực tiễn

+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý và sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho học tập và nghiên cứu sau này

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường

Theo điều 3 mục 8 Luật bảo vệ môi trường 2014 “Ô nhiễm môi trường là

sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật ” [19].

Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa

ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian

Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên

1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau Nguồn gây ô nhiễm

là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm

Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;

Trang 15

Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm

Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi

trường, trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất

Hình 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm

1.1.3.Phân loại ô nhiễm

Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:

Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí.Ví dụ về các khí độc là cacboxít, lưuhuỳnhđioxit,cácchất cloroflorocacbon (CFCs),

và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ Ôzôn quang hóa và khói lẫn

sương(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là

sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời [29]

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác

công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm [10]

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc

Trang 16

trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm

tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với mật độ lớn [14]

Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật [15]

1.1.4 Những loại ô nhiễm môi trường chính

1.1.4.1 Ô nhiễm môi trường đất

Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất [13].Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm

1.1.4.2 Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã [24]

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [8]

1.1.4.3 Ô nhiễm môi trường không khí

Trang 17

"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng

trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,

có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên

và nguồn nhân tạo

a Nguồn tự nhiên:Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa

vì nó được phun lên rất cao.Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ v.v

Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí

b Nguồn nhân tạo:Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người [29]

1.1.5 Những tác động từ các hoạt động phát triển: Kinh tế-Thương mại-Du lịch đến môi trường

Việc đô thị hóa và mở mang các công trình xây dựng đã làm giảm diện tích đất canh tác đồng thời làm ô nhiễm môi trường đất quanh các khu đô thị và các công trình xây dựng [17]

Việc cháy rừng và đốt phá rừng để lấy đất canh tác làm đất nông nghiệp gây xói mòn đất và thoái hóa đất một cách nhanh chóng

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với việc gia tăng dân số quá nhanh đã xả thải vào môi trường nước và môi trường không khí một lượng rất lớn các chất thải rắn, nước và khí làm cho môi trường nước và không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng với nhiều dạng ô nhiễm khác nhau Tác động lớn nhất tới môi trường không khí là các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp sử dụng

Trang 18

nhiên liệu than đá, dầu mỏ khí đốt, củi gỗ và nạn cháy rừng, đốt rừng làm nông nghiệp, sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đã xả thải vào bầu khí quyển một lượng rất lớn khí CO2, Co, SO2 Các khí này rất độc hại với con người

và gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên [15]

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài

nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài [16]

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Căn cứ pháp lý

* Các văn bản của Bộ, Ngành Trung ương

- Luật bảo vệ môi trường năm 2015 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực

từ ngày 01/01/2015

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Luật đất đai số 45/2015/QH13

- Nghị định 43/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai

- Luật Khoáng sản: luật số 60/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011;

- Luật Tài nguyên nước: luật số 17/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII,

kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2015 và hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng: luật số 29/2004/QH11 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2005;

Trang 19

- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009;

- Luật biển Việt Nam: luật số 18/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2015và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;

- Quyết định 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hôi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

- Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 9/11/2015 của Thủ tướng chính phủ, trong đó xác định KKT Vân Đồn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguốn NSNN giai đoạn 2016-2020

- Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch; đề xuất các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả”;

- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Nghị quyết số 191/NQ-HĐND ngày 23/3/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Kết luận số 04-KL/TU ngày 25/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và nhiệm vụ công tác năm 2016 của Đảng bộ huyện Vân Đồn;

Trang 20

- Văn bản số 3648/UBND-QH2 ngày 3/7/2014 của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh;

- Công văn số 6629/UBND-QH2 ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020”;

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”;

- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;

- Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến lâm sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh”;

- Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

Trang 21

về phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;

- Văn bản số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020”;

- Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về xét duyệt “Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Vân Đồn”;

- Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về xét duyệt “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất

kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vân Đồn”;

- Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030”;

Trang 22

- Quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt;

- Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án 25 của huyện

* Các văn bản của huyện Vân Đồn và các căn cứ khác

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 – 2020

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã lân cận và huyện Vân Đồn

- Các đề án phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan;

1.2.2 Căn cứ kỹ thuật

Để đánh giá hiện trạng môi trường, Báo cáo sử dụng các Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường dưới đây:

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến môi trường

+ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí:

- QCVN 05:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

+ Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn:

- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc

+ Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động:

- QCVN 27-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước:

- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển

Trang 23

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất:

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác:

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 50:2015/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số BTNMT ngày 25/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

32/2015/TT QĐ 3733:2002/QĐ32/2015/TT BYT: Quyết định của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số

1.3 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên Thế giới

Trong những năm qua trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng nhanh chóng đặc biệt là ở các nước có nền công nghiệp phát triển.Tuy nhiên để có nguyên nhiên vật liệu đáp ứng đủ cho cỗ máy khổng lồ của nền kinh tế phát triển đi cùng là quá trình sử dụng nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, gỗ củi vv đã thải ra môi trường các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ suy thoái môi trường do vậy đã đến lúc các cường quốc trên thế giới phải có sự chuyển hướng cho nền kinh tế của mình theo hướng thân thiện với môi trường [1]

Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công

bố tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành

Trang 24

phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.) [5]

Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60%

trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí [5]

Thành phố Zabol (Iran) bị coi là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới Ấn Độ đã đạt được bước tiến nhất định khi New Delhi vốn đứng đầu bảng đã xuống hạng 11 Từ năm 2013 đến 2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành phố, đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác, gây ô nhiễm.ấn đề về đường hô hấp.[21]

Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon gây ô nhiễm cao nhất thế giới

Dù sẽ rất khó khăn, nước này (TQ) cam kết thay đổi hệ thống năng lượng và cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030.Và sự thay đổi năng lượng diễn ra như thế nào? Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các nguồn năng lượng sạch được chú ý hiện nay là các loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời … và điện hạt nhân

Ở Mỹ đã có những giải pháp trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ

và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác [10]

1.3.2 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở Việt Nam

Trang 25

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn [3]

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: [1]

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ

hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu

chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang

bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này

Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán

kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời

gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói

riêng Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó

Trang 26

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ

môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo

vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự

giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội

1.4 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1 Vị trí địa lý

Vân Đồn là huyện đảo nằm phía đông nam tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành

bởi quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, có tọa độ địa lý từ 20040’ đến 21012’ Vĩ độ

bắc, từ 107015’ đến 107042’ Kinh độ đông Huyện Vân Đồn có tổng diện tích đất

tự nhiên là 55.320ha gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã trong đó có 5 xã đảo (Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi) Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm

Hà, phía Tây giáp Thành phố Cẩm Phả, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ Trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo

có người ở Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha, ở giáp địa phận thành phố Cẩm Phả.[26]

Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã: Bản Sen, Bình Dân, Đài Xuyên, Ðoàn Kết, Ðông Xá, Hạ Long, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Vạn Yên

Về địa lý, Vân Đồn được phân tách làm 2 phần như sau:

Trang 27

- 6 xã trên đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu,

ở phía Tây Bắc của huyện, là các xã: Ðông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Ðoàn Kết, Ðài Xuyên, Vạn Yên;

- 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải vòng ra ngoài khơi, ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bái Tử Long, là các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi

1.4.1.2 Đặc điểm địa chất, địa mạo

a Địa chất:

Huyện Vân Đồn bao gồm các hệ tầng sau:

- Hệ tầng Bãi Cháy : được phân bố phổ biến ở xã Thắng Lợi, xã Ngọc Vừng, xã

Minh Châu và một phần diện tích của xã Bản Sen Hệ tầng được cấu tạo chủ yếu bởi đá

silic, cát bột kết màu xám đen phân lớp mỏng hoặc thấu kính vôi silic

- Hệ tầng phố Hàn : tuổi Devon muộn - Carbon sớm, phân bố chủ yếu ở xã

Bản Sen, xã Hạ Long, một phần xã Vạn Yên với thành phần chủ yếu là đá vôi, đá vôi sét, đá silic, đá phiến màu xám đen phân dải có độ dày trung bình 450 m [27]

Hình 1.2 Bản đồ địa giới hành chính huyện Vân Đồn

- Hệ tầng Cát Bà : được cấu tạo chủ yêu bởi bởi đá vôi xám đen, đá vôi

trứng cá, đá vôi silic, phần dưới xen ít lớp bột kết Hệ tầng này tạo thành các đảo đá vôi có vách cứng và đỉnh lởm chởm thuộc xã Đông Xá và thị trấn Cái rồng

- Hệ tầng Hà Cối :được phân chia thành 2 phân hệ:

Trang 28

+ Phân hệ trên: phân bố ở xã Đài Xuyên, với thành phần chủ yếu là cát

kết, bột kết và đá phiến sét, cát kết dạng quarzit màu nâu vàng, xám sáng, phân lớp xiên xen lớp mỏng hoặc thấu kính đá vôi

+ Phân hệ dưới: phân bố ở xã Bình Dân, xã Đoàn Kết, xã Vạn Yên, và một

phần diện tích xã Đài Xuyên, được cấu tạo chủ yếu bởi cát kết, bột kết, đá phiến sét, cát kết dạng quarzit, đá phiến sét kẹp lớp mỏng hoặc thấu kính sét than, đá vôi, sét vôi

- Trầm tích Đệ Tứ: chủ yếu có tuổi Holocen với 2 loại sau

+ Trầm tích Holocen thượng: cấu tạo bởi cát, bột, sét, di tích thực vật,

được phân bố ở ven biển thuộc xã Đoàn Kết và một phần xã Bình Dân

+ Holocen trung- thượng: chủ yếu là cuội, tảng, cát, sét, được phân bố

thành dải hẹp từ xã Đoàn Kết đến xã Vạn Yên

b Đặc điểm địa mạo

Huyện Vân Đồn có địa hình đa dạng và có sự phân hóa rõ rệt từ đồi núi cho đến ven biển và các đảo ven bờ Trên cơ sở đặc điểm về trắc lượng hình thái có thể phân chia thành các nhóm địa hình chính sau: [20]

- Địa hình đồi núi: có độ cao trung bình từ 25 m trở lên, địa hình bị chia cắt

mạnh, có độ dốc trung bình từ 80 - 250 Quá trình địa mạo chủ yếu là xói mòn và rửa trôi bề mặt làm ảnh hưởng đến lớp phủ thực vật, độ phì của đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp tại các khu vực này Khu vực đảo Cái Bầu có địa hình núi thấp như: núi Vạn Hoa cao 399m, Bằng Thông cao 366m, Cái Bầu cao 302m Địa hình có hướng dốc dần từ phía đông nam - tây bắc

- Địa hình ven biển: là khu vực phù sa mới được lắng đọng, địa hình thấp

dần từ lục địa ra phía biển với độ cao trung bình từ 1 - 3 m Đất canh tác phần lớn là bãi sú vẹt và cồn cát ven biển thường bị ngập nước thủy triều

+ Khu vực ngoài đê: chịu ảnh hưởng của thủy triều nên chủ yếu là rừng ngập mặn và các dải cồn cát ven biển

+ Khu vực trong đê: được sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp

- Địa hình đảo ven bờ: mỗi hòn đảo trên địa bàn huyện Vân Đồn có đặc

điểm khác nhau và được chia thành 2 loại chính:

+ Đảo đá: Hầu hết là đảo đá vôi có vách cứng và đỉnh lởm chởm

+ Đảo đất thì mang dáng chung là đỉnh cao, sườn dốc, nhiều chỗ hơi thấp, thoải

1.4.1.3 Đặc điểm khí hậu - thủy văn, hải văn

* Khí hậu:

Trang 29

Huyện Vân Đồn bị chi phối bởi khí hậu duyên hải với mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh Theo số liệu của trạm khí tượng Cửa Ông, Cẩm Phả thì khí hậu huyện Vân Đồn có một số đặc trưng sau [18]

- Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23,30C, có sự phân hóa theo đai cao:

khu vực > 150 m có nhiệt độ trung bình là 230C, khu vực có độ cao dưới 150 m có

nhiệt độ trung bình 23,80C

- Độ ẩm không khí trung bình năm 84% và có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa độ ẩm trên 90%, còn mùa khô độ ẩm thấp hơn và cực tiểu là tháng 12 (78%)

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2090 – 2340

mm/năm, mưa phân theo 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng V- IX, chiếm 83 - 86% tổng lượng mưa năm Trong đó, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII

+ Mùa ít mưa: từ tháng X năm trước - IV năm sau, lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa năm Trong đó, tháng I có lượng mưa ít nhất

- Gió: Huyện Vân Đồn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam từ biển vào, mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa nhiều

+ Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô, lạnh

- Bão: Vân Đồn là huyện đồi núi ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Bão thường xuất huyện từ tháng VI - X với tốc độ gió trung bình 20 - 40 m/s Các cơn bão thường kèm theo mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân

* Đặc điểm thủy văn, hải văn:

- Thủy văn: Do địa hình của Vân Đồn chủ yếu là các đảo, đồi núi có độ dốc lớn, nên hệ thống dòng chảy mặt ít, nhỏ và ngắn dốc

Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn (dài 18 km) chảy qua địa phận các xã Đài Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Đông Xá Ngoài ra, trên đảo Cái Bầu có một số sông nhỏ như: sông Cái Bầu, suối như Khe Ngái, Đài Vàn,

Toàn huyện có 25 hồ đập chứa nước, trong đó có một số hồ có diện tích đáng kể như: hồ đập Khe Mai (26 ha), đập Khe Bòng (trên 4 ha), đập Voòng Tre (trên 12 ha) Tuy nhiên, hệ thống hồ đập và khe suối trên địa bàn huyện thường

Trang 30

thiếu nước về mùa khô đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân

- Hải văn: Huyện Vân Đồn có chế độ triều thuần nhất, mùa hè nước thường lên vào buổi chiều và mùa đông thường lên vào buổi sáng Triều mạnh trong năm

1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện

1.4.2.1 Dân số, dân tộc, lao động

* Dân số, dân tộc, lao động [23]

Dân số toàn huyện năm 2015 có khoảng 43.400 người, giai đoạn 2011-2015 giữ nhịp tăng tự nhiên khoảng 1,53% Dân số các năm phân theo các xã trên địa bàn như sau:

Bảng 1.1: Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2011-2015)

(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê của Huyện Vân Đồn, 2011-2015) [7]

Trong tổng số dân cư năm 2015, dân số nam chiếm 49,9%, nữ chiếm gần 50,1% Tốc độ tăng tự nhiên cho cả thời kỳ 2011-2015 trung bình khoảng 1,5-1,55%/năm và biến động không đều qua các năm

Dân số đô thị chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 18,5% Lao động năm 2015

Trang 31

có khoảng trên 23.700 người, bằng 54,7% tổng số dân trong huyện

Bảng 1.2: Dân số và lao động Vân Đồn

a Giao thông đường bộ [33]

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Vân Đồn đang được các

cấp các ngành quan tâm đầu tư phát triển

- Đường tỉnh: đường tỉnh lộ 334 là tuyến giao thông huyết mạch của huyện

gồm 2 tuyến chính: tuyến Cửa Ông - xã Vạn Yên và tuyến chạy qua 3 xã Đoàn Kết – Bình Dân – Đài Xuyên Cả hai tuyến đều được trải nhựa

- Đường trục xã: hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 100km đường cấp xã

trong đó có nhiều tuyến đường đã được bê tông xi măng Khu vực phát triển nhất trên đảo Cái Bầu là thị trấn Cái Rồng, mạng lưới đường đô thị của thị trấn phát triển theo mạng xương cá với các tuyến đường ngắn chạy ra biển

- Đường thôn: trên địa bàn huyện có 24,88 km đường thôn đã được bê tông

xi măng hóa Năm 2015, toàn huyện đã xây dựng được thêm 5,87 km đường

Trang 32

giao thông thôn xóm Hàng năm, huyện cũng huy động toàn dân thực hiện ngày công lao động làm đường, phát quang hàng trăm km hành lang đường, làm cho hệ thống giao thông thông suốt đến từng ngõ xóm

b Giao thông thủy

Giao thông giữa các đảo chủ yếu bằng phà với hệ thống cảng được phân bố đồng đều giữa các đảo Trên mỗi đảo có từ 1 - 2 bến cảng nhưng đều được sử dụng

là cảng tổng hợp, tính chất chưa được tách bạch rõ ràng Cụ thể là cảng hành khách vẫn sử dụng chung với cảng hàng hóa và cũng là cảng chuyên dụng (cảng cá) Ngoài

ra, Vân Đồn nằm trong cụm cảng biển Cửa Ông (một trong ba cụm cảng biển của tỉnh Quảng Ninh) với mục đích phục vụ ngành than là chủ yếu và một số loại hình tổng hợp khác

c Thủy lợi

Vân Đồn là một huyện đảo vì thế việc khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa với hệ thống thủy lợi để dự trữ Huyện có 25 hồ chứa

nước với diện tích mỗi hồ từ 1,0 ha trở lên (tổng dung tích trên 3.000m3) và một đập dâng nước Hồ Khe Mai – xã Đoàn Kết có diện tích lớn nhất: 26,0ha Hồ tập trung nhiều ở xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Hạ Long, các xã khác đều có từ

1 đến 2 hồ Huyện có 52,30 km kênh mương dẫn nước từ các hồ đập, trong đó đã kiên cố hóa trên 70%

Hệ thống đê điều của huyện chủ yếu là đê biển và đê sông do địa phương quản

lý có tổng chiều dài 32,92 km Một số tuyến đê ven biển đã được đầu từ xây kè đá xanh khá ổn định có thể phòng chống gió bão từ cấp 10 đến cấp 12

Trong thời gian tới phải xây dựng mới một số hồ, đập, mở mới và nâng cấp cứng hóa một số tuyến kênh mương đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

d Hệ thống điện

Huyện Vân Đồn đang được cấp điện trực tiếp từ đường dây 35kV và trạm trung gian 35/10kV Vân Đồn công suất 2x3.200kvA Trạm trung gian Vân Đồn được cấp điện bằng đường dây mạch kép 35kV Cửa Ông – Vân Đồn rẽ nhánh

Trang 33

trên lộ 373 và 374 của trạm 110kV Mông Dương

Toàn huyện có 7/12 xã và thị trấn được cấp điện bằng hệ thống điện quốc gia gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã (Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên); 5 xã đảo còn lại dùng máy phát điện diezen và các máy phát nhỏ do dân tự đầu tư Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đến năm 2013 là 84,1%

e Hệ thống cấp thoát nước [5]

- Cấp nước: hệ thống cấp nước hiện nay chưa hoàn chỉnh nên việc cấp

nước trên đảo chưa được triển khai, cụ thể như sau:

+ Đối với thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long, Đông Xá: Phần lớn các hộ gia

đình đã có nước sạch từ hệ thống phân phối nước chung qua điểm lộ 12 tại hồ Mắt Rồng Nước được xử lý qua bể lọc nhanh và được dẫn đến nơi tiêu thụ bằng mạng lưới đường ống

+ 9 xã còn lại và một phần dân số của thị trấn, xã Đông Xá và Hạ Long:

chưa có nước sạch cho sinh hoạt Phần lớn nước sinh hoạt là giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa Riêng đảo Ngọc Vừng đã xây dựng xong hồ Cầu Lẩu để cấp nước cho dân cư và các hoạt động trên đảo

Tỷ lệ dân số dùng nước sạch đạt 98,44% Đa phần dân số thị trấn Cái Rồng dùng nước từ hệ thống nước máy hiện có, số còn lại chủ yếu dùng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mặt tự chảy làm nước sinh hoạt

- Thoát nước: Mạng lưới thoát nước hầu như chưa có, mới xây dựng được 2

tuyến mương nắp đan ở khu vực trung tâm thị trấn Cái Rồng với kích thước

800x1200mm dùng để thoát chung cho cả nước mưa và nước thải Hai mương này

được xây dựng trên trục đường chính của thị trấn là trục đường 334 đoạn từ khu 1 đến hết khu 5 và trục đường từ ngã 3 đường 334 ra cảng Các xã khác và các xã đảo chưa có hệ thống thoát nước, nước thoát theo địa hình tự nhiên ra biển

Trang 34

1.4 2.3 Giáo dục- Y tế

Đến nay 100% các xã, thị trấn của Vân Đồn đã đạt chuẩn quốc gia về y

tế, 12/12 trạm y tế xã có bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện tiếp tục được nâng cấp,

hoàn thiện, trung bình hàng năm các cơ sở y tế trên địa bàn huyện thực hiện điều trị nội trú cho khoảng 6.300 lượt bệnh nhân Về giáo dục, tỷ lệ trường học được kiên cố hoá đạt 88,6% (31/35 trường); 17/35 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (chiếm gần 50% tổng số trường)…

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có đa dạng các nguồn tài nguyên biển đảo

để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng như khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản,

du lịch biển, giao thông vận tải biển… Chính vì tiềm năng đa ngành nên nhiều ngành kinh tế cùng khai thác, sử dụng trên một không gian bờ và biển đảo, việc quản lý tài nguyên theo mỗi ngành riêng rẽ dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các ngành Bởi vậy, đây là một trong những nguyên nhân làm tổn thương đến tài nguyên và môi trường ven biển, do đó cần phải có những giải pháp đồng bộ

Qua nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và tổng quan các kết quả nghiên cứu ở huyện Vân Đồn tác giả nhận thấy: Xác định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu “sống còn”, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương, trong xu thế hội nhập đi đôi với quá trình phát triển kinh tế

xã hội tại huyện nhà muốn phát triển bền vững cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường mà muốn làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì luôn luôn phải có quá trình cập nhật và đánh giá hiện trạng môi trường nơi đây Với tính thực tiễn của đề tài cho thấy rằng đề tài có thể áp dụng và rất quan trọng với địa phương trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay Tác giả cam đoan chưa có công trình công

bố nào tại địa bàn nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu và chưa có ai nhận học vị sau đại học

Trang 35

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Hiện trạng môi trường của huyện Vân Đồn: đất, nước, không khí liên quan đến các hoạt động: Kinh tế - Thương mai- Du lịch

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ tháng 1- 12 năm 2015

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1.1 Hiện trạng môi trường thành phần

2.2.1.2 Hiện trạng môi trường các khu vực trọng điểm

2.2.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn, ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường và lĩnh vực quản lý môi trường

2.2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn

2.2.2.2 Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường và lĩnh vực quản lý môi trường

2.2.2.3 Những vấn đề tồn tại và bức xúc về môi trường hiện nay của huyện Vân Đồn

2.2.3 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại địa phương

2.2.3.1 Giải pháp về thể chế chính sách, quản lý và giám sát môi trường

2.2.3.2 Giải pháp quy hoạch

2.2.3.3 Giải pháp khoa học công nghệ

2.2.3.4 Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Trang 36

2.2.3.5 Giải pháp kinh tế, tài chính và đầu tư

2.2.3.6 Quan trắc môi trường và cảnh báo sớm tai biến thiên nhiên

2.2.3.7 Giải pháp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi trường

2.2.3.8 Giải pháp mở rộng quan hệ đối ngoại

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn ), điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của huyện Vân Đồn

- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu

- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu

- Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa [9]

Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích Do địa bàn nghiên cứu khá rộng vì vậy đề tài không thể khảo sát thực địa tất cả các điểm mà chỉ chọn một số điểm điển hình để nghiên cứu và lấy mẫu.Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế -thương mại-du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.3.2.1 Địa điểm lấy mẫu

Kí hiệu mẫu Tọa độ lấy mẫu

(X,Y) Thời gian lấy mẫu Mô tả thực địa

Mẫu nước

NM24

2331233 (X)

465942 (Y) 1/11/2015 Nước hồ phục vụ cấp

cho sinh hoạt

Nước biển 2329328 (X) 1/3/2015 Nước biển ven bờ, khu

Trang 37

cảng Vân Đồn 467148 (Y) 1/5/205

1/9/2015 1/11/2015

vực trung chuyển hàng hóa bằng tàu thuyền

029’16.47”E

2106’25,24”N

1/3/2015 1/5/205 1/9/2015 1/11/2015

Nước biển ven bờ, khu vực lấy mẫu là điểm

du lịch bãi tắm của huyện Vân Đồn

465912 (Y) 1/11/2015

Nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt cho người dân địa phương

1/5/2015

1/9/2015 1/11/2015

dịch vụ

1/5/2015 1/9/2015

2.3.2.2 Phương pháp lấy mẫu [9]

- Không khí xung quanh: Thực hiện đo trực tiếp đối với các thông số vi khí hậu, các thông số khác sử dụng dung dịch hấp thụ phù hợp theo từng phương pháp phân tích cụ thể

- Khí thải: Được lấy theo TCVN 5939:2005

- Nước thải: Được lấy theo TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10:1992)

Trang 38

- Đất: Được lấy theo TCVN 5297: 1995

2.3.2.3 Thiết bị lấy mẫu:

Các thiết bị lấy mẫu đều đã được chuẩn hóa và được công nhận chất lượng

* Thiết bị lấy mẫu nước:

- Máy đo chất lượng nước 6 chỉ tiêu TOA (Nhật)

- Máy đo pH WTW 320 (Đức)

- Bộ lấy mẫu nước mặt, cán dài

- Xô bằng nhựa, có dung tích 20 lít, dùng để chứa mẫu nước trước khi pha trộn (lấy mẫu tại 3 vị trí sau đó trộn đều)

- Bình vật liệu PE có dung tích 2 lít, dùng để đựng mẫu sau khi đã hòa trộn

Xô và bình được rửa sạch sẽ và tráng bằng chính mẫu nước trước khi chứa mẫu

* Thiết bị lấy mẫu đất:

- Xẻng cán dài 1,2 mét

- Bay xây dựng

- Hộp nhựa dung tích 2 lít có nắp kín, dùng để đựng mẫu đất

2.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm [9]

2 NO2 Phương pháp phát quang hóa học theo TCVN

6138:1996

3 CO Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán

theo TCVN 7725:2007

4 Bụi Sử dụng máy đo nồng độ bụi theo TCVN 5067:1995

5 pH Đo trực tiếp tại hiện trường bằng máy đo pH theo

TCVN 6492:2011

6 BOD5 Phương pháp pha loãng và cấy bổ sung

allythiourea theo TCVN 6001-1:2008

Trang 39

7 COD Phương pháp Kalidicromat theo TCVN 6491:1999

8 NH4+ Phương pháp điện thế theo TCVN 6620:2000

9 Nts Phương pháp vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp

kim Devarda theo TCVN 6638:2000

10 Pts Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat theo TCVN

6202:2008

Xác định trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ theo phương pháp phổ hấp thụ ngọn lửa và không ngọn lửa TCVN 6496:1999

2.3.4 Phương pháp so sánh dựa trên số liệu thu thập được

Dựa vào số liệu phân tích được, tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam

- Các chỉ tiêu khí thải công nghiệp: Bụi, SO2, NO, CO được so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn trong khu vực được so sánh với Quyết định số 3733/2002/BYT - Về việc quy định giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Các chỉ tiêu chất lượng không khí xung quanh: bụi, tiếng ồn, NO2, SO2,

CO được so sánh với quy chuẩn TCVN 5937:2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

Trang 40

- Các chỉ tiêu về nước thải công nghiệp được so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT (B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Các chỉ tiêu về kim loại nặng trong đất: Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg được so sánh với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

- QCVN 08-MT-2015 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2.3.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn [6]

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng bảng hỏi

- Đối tượng tham gia phỏng vấn:

+ Đối với cán bộ quản lý: Điều tra phỏng vấn các cán bộ huyện (phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường) và cán bộ cấp xã xã (chủ tịch xã) Số lượng: 30 người

+ Đối với người dân: Phỏng vấn bằng bảng hỏi sẵn và phỏng vấn trực tiếp 120 người trong độ tuổi trưởng thành (90 phiếu cho các xã và thị trấn, 30 phiếu cho khách du lịch đang du lịch tại địa phương)

Ngày đăng: 08/12/2016, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w