Với số lượng Giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có thể có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại các 3 – 4 vùng mỏ,
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM HỮU DŨNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ QUANG SƠN
XÃ QUANG SƠN - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM HỮU DŨNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ QUANG SƠN
XÃ QUANG SƠN - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Xuân Linh
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Hà Xuân Linh
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày… tháng …năm 2015
Người viết cam đoan
Phạm Hữu Dũng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS
Hà Xuân Linh cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi trường -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cố vũ tôi trong suốt thời gian học tập
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để
khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng …năm 2015
Người viết cam đoan
Phạm Hữu Dũng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vi
DAnh mục hình vii
Danh mục các từ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thết của đề tài 1
2.Mục tiêu của đề tài 2
2.1.Mục tiêu tổng quát 2
2.2.Mục tiêu cụ thể 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
4 Ý nghĩa của đề tài 3
4.1 Ý nghĩa khoa học 3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Tài nguyên khoáng sản 4
1.1.2 Khai thác tài nguyên khoáng sản 4
1.1.3 Quá trình khai thác mỏ 5
1.1.4 Công nghệ khai thác 5
1.1.5 Phương pháp khai thác 6
1.1.6 Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản 7
1.2 Tình hình khai thác trong và ngoài nước 10
1.2.1 Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới 10
1.2.2 Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác đá vôi ở Việt Nam 13
Trang 61.2.3 Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 15
1.2.4 Hiện trạng môi trường các khu vực khai thác đá vôi ở nước ta 16
1.2.5 Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên 19
1.3 Các nghiên cứu liên quan đã được xuất bản 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 26
NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp 26
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường 27
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 27
2.4.4 Phương pháp phỏng vấn qua bộ phiếu điều tra 30
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 30
2.4.6 Phương pháp đối chiếu, so sánh 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mỏ đá vôi Quang Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40
3.2 Quy mô dự án và đặc tính công nghệ khai thác 45
3.2.1 Hệ thống khai thác vật liệu đá 45
3.2.2 Đặc tính công nghệ khai thác 46
3.3 Hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại mỏ khai thác đá Quang Sơn 48 3.3.1 Hiện trạng môi trường đất 48
Trang 73.3.2 Hiện trạng môi trường nước 49
3.3.3 Hiện trạng môi trường không khí 51
3.4 Đánh giá cán bộ và người dân về sự tác động của quá trình khai thác mỏ đá đến môi trường 55
3.4.1 Tác động đến môi trường đất 55
3.4.2.Tác động đến môi trường nước 57
3.4.3.Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn 59
3.4.4.Tác động tới môi trương kinh tế - xã hội 61
3.4.5 Tác động tới môi trường lao động và rủi ro môi trường 62
3.5 Nguyên nhân gây ô nhiễm 64
3.5.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm đất tại khu vực mỏ 64
3.5.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước tại mỏ 65
3.5.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí 67
3.6.Giải pháp quản lý, giảm thiểu, khắc phục tác động của môi trường khai thác mỏ 70
3.6.1 Các giải pháp cơ chế chính sách trong việc quản lý và BVMT 70
3.6.2.Các giải pháp kỹ thuật công nghiệp 71
3.6.3.Các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi giao thông 72
3.6.4.An toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động 73
3.6.5.Giảm thiểu tác động môi trường sinh thái cảnh quan 73
3.6.6.Chăm sóc sức khoẻ người lao động 74
3.6.7.Phòng chống thiên tai, sự cố và rủi ro môi trường 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1.KẾT LUẬN 76
2.KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Sản Lượng và trữ lương đồng trên thế giới 11
Bảng 1.2 Kết quả môi trường không khí tại Tân Phú Xuân xã Liên Khê, Thủy Nguyên,Hải Phòng 18
Bảng 3 1 Tọa độ các điểm góc khu vực dự án 32
Bảng 3 2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng 37
Bảng 3 3 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 38
Bảng 3 4 Tổng lượng mưa các tháng trong năm 39
Bảng 3 5 Tổng hợp tình hình kinh tế trên địa bàn xã Quang Sơn 41
Bảng 3 6 Đặc điểm dân cư, y tế và giáo dục trên địa bàn xã Quang Sơn 43
Bảng 3 7 Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác 46
Bảng 3 8 Tổng hợp tính chất cơ lý đá 47
Bảng 3 9 Kết quả đo chất lượng đất khu vực mỏ 48
Bảng 3 10 Kết quả phân chất lượng nước ngầm khu vực dự án 50
Bảng 3 11 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường không khí trên địa bàn thông qua ý kiến điều tra, phỏng vấn 55
Bảng 3 12 Nồng độ bụi, khí thải ở khu vực mỏ trong giai đoạn khai thác 60
Bảng 3 13 Nguồn phát sinh ô nhiễm của mỏ đá Quang Sơn 65
Bảng 3 14 Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ khai thác đá 67
Bảng 3 15 Nguồn phát sinh khí bụi trong các hoạt động của dự án 68
Bảng 3 16 Tải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác và chế biến hằng năm tại mỏ đá Quang Sơn 68
Bảng 3 17 Tải lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu động cơ và nổ mìn 69
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò 6
Hình 1 2 Sơ đồ khai thác cát sỏi đặc trưng trên địa bàn huyện 9
Hình 1 3 Sơ đồ khai thác đá làm vật liệu xây dựng đặc trưng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 10
Hình 3 1 Sơ đồ vị trí mỏ đá vôi Quang Sơn ………33
Hình 3 2 Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá Quang Sơn 47
Hình 3 3 Sơ đồ công nghệ chế biến đá 48
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
3 TN&MT Tài nguyên và môi trường
10 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
11 BOD5 Nhu cầu ô xy sinh hóa (sau 5 ngày)
Trang 11MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thết của đề tài
Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã tạo được uy tín
và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới Tuy nhiên, hiện ngành công nghiệp khai thác đá vôi còn gặp phải không ít khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả Với số lượng Giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có thể có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại các 3 – 4 vùng mỏ, như vậy có thể gây hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng lớn tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng
Số lượng cơ sở chế biến đá vôi khá lớn, tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu nên sử dụng chưa hợp lý tài nguyên Tại các mỏ khai thác làm đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 – 30 % khối lượng
đá thành phẩm, còn lại 70 – 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại các
mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Vì vậy trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng công nghiệp xây dựng của Thái Nguyên luôn ở mức cao Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng ở khắp các huyện, thị trong tỉnh Hệ thống đường giao thông, cơ sở
hạ tầng của các địa phương không ngừng được cải tạo, làm mới như: đường
Trang 12cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, nâng cấp đường quốc lộ 3 Chính vì vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh là rất lớn, theo số liệu thống kê cho thấy thị trường vật liệu xây dựng liên tục tăng trong mấy năm gần đây trong
đó có vật liệu là đá vôi
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn trực
tiếp của TS Hà Xuân Linh, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ đá Quang Sơn
xã Quang Sơn-Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên”
2.Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng của các loại chất thải trong quá trình hoạt động từ đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ đá Quang Sơn
3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các loại chất thải tới môi trường nghiên cứu
- Các loại mẫu đất, nước, không khí phải đánh giá được khu vực chịu tác động của hoạt động khai thác
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở nghiên cứu
Trang 134 Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác khai thác
và quản lý môi trường tại xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là sự tập trung hoặc tích tụ tự nhiên của các khoáng chất thể rắn, lỏng, khí ở trên, trong vỏ trái đất Chúng có đặc điểm hình thái, chất lượng đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho phép khai thác, sử dụng một loại trong tích tụ đó Có khả năng đem lại lơi ích kinh tế trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai Chúng được nhận định là có giá trị kinh tế và có đặc trưng địa chất xác định
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí (khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất);
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên” [12]
1.1.2 Khai thác tài nguyên khoáng sản
Khai thác khoáng sản hay còn gọi là hoạt động khai thác mỏ hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến, dầu, đá muối và kali cacbonat Bất
kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước)[12]
Trang 151.1.3 Quá trình khai thác mỏ
Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần với tự nhiên nhất gồm một số bước nhất định
- Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành thông qua việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị của thân quặng Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ lượng tài nguyên để xác định kích thước và phân cấp quặng Việc đánh giá này là để nghiên cứu tiền khả thi và xác định tính kinh tế của quặng
- Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh giá khả năng tài chính để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án Đây là căn cứu để công ty khai thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án Khâu này bao gồm cả quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ, và khả năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật sử dụng, nhà máy và cơ sở hạ tầng, các yêu cầu về tài chính và các phân tích về mỏ như đã đề xuất từ khâu khai đào cho đến hoàn thổ Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ mới bắt đầu
và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý Vận hành
mỏ để thu hồi quặng bắt đầu và tiếp tục dự án khi mà công ty khai thác mỏ vẫn còn thu được lợi nhuận (khoáng sản vẫn còn)
- Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tiến hành công tác hoàn thổ để làm cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích khác trong tương lai[12]
1.1.4 Công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác sử dụng phổ biến hiện nay là công nghệ dùng máy xúc phối hợp với ô tô tự đổ, gồm các công đoạn chủ yếu sau:
- Khoan nổ mìn để phá vỡ đất đá nguyên khối;
- Sử dụng thiết bị cơ giới để xúc đất đá và quặng lên các phương tiện vận chuyển;
Trang 16- Sử dụng thiết bị vận tải bằng xe tải để chuyển đất đá thải từ khai trường ra bãi thải và vận chuyển các loại quặng khai thác về kho chứa;
- Sản phẩm từ kho chứa được thiết bị xúc lên phương tiện vận tải đường bộ về nơi tiêu thụ [12]
1.1.5 Phương pháp khai thác
Trong thực tế sản xuất hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực có mỏ khoáng sản, điều kiện địa chất của các thân quặng và tính chất hóa lý của loại quặng, người ta tiến hành các phương pháp khai thác mỏ khoáng sản chủ yếu sau[28]:
- Phương pháp khai thác lộ thiên (Surface mining): Thường áp dụng với khoáng sản rắn nằm gần bề mặt bằng cách bóc đi các lớp đất đá phủ lên thân quặng để lấy lên các khoáng sản cần thiết Phương pháp này thường làm thay đổi mạnh mẽ địa hình, mất đất canh tác, mất rừng, tạo ra nhiều bụi và chất thải rắn
- Phương pháp khai thác hầm lò (Underground mining): Áp dụng đối với các thân quặng nằm sâu trong lòng đất bằng cách đào giếng và lò đến thân quặng để lấy được các khoáng sản cần thiết Phương pháp này thường tiềm ẩn nhiều sự cố mất an toàn cho công nhân khai thác, đòi hỏi một lượng lớn gỗ chống lò và gây ra các biến động trên mặt đất
Hình 1 1 Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò
Trang 17- Phương pháp khoan và bơm hút khoáng sản: Thường được áp dụng cho một số loại khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng như dầu và khí đốt thiên nhiên Phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng chỉ áp dụng cho các khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng [27]
1.1.6 Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản
a Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Việc khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp tập trung ở các tổ chức sau: Tổng công ty Khoáng sản khai thác và chế biến chì, kẽm, đồng, thiếc, ilmenit, chromit Tổng công ty Thép khai thác các mỏ quặng sắt, các mỏ nguyên liệu phụ gia luyện kim, vật liệu chịu lửa Tổng công ty Than khai thác vùng than Quảng Ninh và một số mỏ than rải rác ở các tỉnh khác Tổng công ty Hóa chất khai thác mỏ apatit Lào Cai, các mỏ pyrit, các mỏ nguyên liệu hóa chất Tổng công ty Xi măng khai thác mỏ đá vôi xi măng, sét
xi măng và các mỏ nguyên liệu phụ gia xi măng Tổng công ty Dầu khí khai thác các mỏ dầu, khí đốt thiên nhiên[12]
Các Tổng công ty, Công ty xây dựng của Bộ Xây dựng; Tổng công ty, Công ty Giao thông của Bộ giao thông vận tải; các Công ty Khoáng sản thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khai thác các mỏ khoáng sản quy mô vừa và nhỏ trên khắp các địa phương trong cả nước
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý Hoạt động sản xuất, kinh doanh nhìn chung đảm bảo theo nội dung phương án, đề án, thiết kế, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; từng bước gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm BVMT, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các
mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về BVMT[12]
b Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu
Trang 18Hình thức này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ngoài ra nhiều tỉnh phía Bắc khai thác quặng sắt, antimon, thiếc, chì, kẽm, bauxit, quặng ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu
Mặc dù được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, có đề án khai thác, chế biến, có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường được phê duyệt, nhưng do vốn đầu tư ít, khai thác bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính nên trong quá trình khai thác, chế biến đã ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan
c Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản
Hoạt động khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản đang là một vấn
đề thời sự, đòi hỏi các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền phải quan tâm,
xử lý Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản kéo theo các hậu quả nghiêm trọng như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên, gây mất an toàn lao động, làm mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội, v.v phải được ngăn chặn, truy quét và giải tỏa triệt để Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản gây hậu quả lớn đến môi trường chủ yếu là nạn khai thác vàng sử dụng cyanur - hóa chất độc hại thu hồi vàng; khai thác quặng ilmenit dọc bờ biển đã tàn phá các rừng cây chắn sóng, chắn cát, chắn gió ven biển; khai thác cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè ảnh hưởng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước……[13]
Trang 19Bơm cát
Máy xúc
Hình 1 2 Sơ đồ khai thác cát sỏi đặc trưng trên địa bàn
Thuyền vận tải
Bãi tập kết tạm thời
Xúc bốc lên bãi chứa chính hoặc
VC đi tiêu thụ (ô tô)
Tầu cuốc
Cát, sỏi Thải
Cuội tảng
Hệ thống sàng tuyển
Tập trung thành đống
Xúc bốc, san gạt bảo vệ chân bờ sông và vận chuyển đi làm đường giao thông
Trang 20Hình 1 3 Sơ đồ khai thác đá làm vật liệu xây dựng đặc trưng trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ 1.2 Tình hình khai thác trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới
Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của
vỏ trái đất tương đương với 2,9% khối lượng của trái đất Phần lớn vỏ trái đất được cấu tạo bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất được biết nhưng chưa đầy đủ vì những khảo cứu chỉ mới được thực hiện trên thềm lục địa Hơn nữa trên lục địa còn có những vùng không khảo cứu được vì nơi này có lớp trầm tích quá dày Trong những chỉ số về phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, người ta thường quan tâm đến ba chỉ số: Tăng trưởng dân số, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng tổng sản lượng thu hoạch; vì sự gia tăng các chỉ sô này luôn gắn liền với nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và khoáng sản.Làm cơ
Khoan, nổ mìn bằng lỗ khoan con
Khoan, nổ mìn phá đá to, phá bổ đá thủ công
Xúc bốc lên
ô tô
Đập, nghiền theo yêu cầu
Chất thải
Tiêu thụ sản phẩm
Trang 21sở cho sự phát triển công nghiệp hiện nay bao gồm một số kim loại chủ yếu như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm, đá vôi Ở nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu về các kim loại này chiếm tỉ lệ 80% - 90% tổng lượng khoáng sản sử dụng trên thế giới Ngoài ra, nhu cầu về khoáng sản phi kim loại cũng tăng lên, chủ yếu được sử dụng để làm phân bón, sử dụng trong xây dựng
và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp Sau đây là một số loại khoáng sản kim loại chủ yếu được khai thác, sử dụng trên thế giới:
- Quặng sắt: Đây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong
vỏ trái đất, gồm bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là Fe3O4
(Magnetit), Fe2O3 (Hematit), FeO2 (Limonit) và FeCO3 (Siderit) Các loại quặng này có chứa khá nhiều tạp chất nên tỉ lệ kim loại trong quặng giảm Vùng Siberia (Liên Xô cũ) là vùng có trữ lượng sắt được xem như lớn nhất thế giới
- Quặng đồng: Mặc dù trữ lượng đồng trên thế giới ít hơn nhưng nhu cầu
sử dụng cũng gia tăng Năm 1965 sản xuất đồng trên toàn thế giới là 6,6 triệu tấn và với nhịp điệu ra tăng hàng năm từ 3,4% - 5,8% Vấn đề đặt ra hiện nay trong công nghiệp đồng là nhu cầu về đồng càng tăng trong khi đó phẩm chất của quặng lại giảm nên giá thành của sản xuất đồng càng ngày càng tăng lên
Vì thế những công cụ truyền thống vốn làm bằng đồng dần dần được thay thế bằng nhôm hoặc bằng chất dẻo
Bảng 1 1.Sản Lượng và trữ lương đồng trên thế giới
Quốc Gia Sản lượng
năm 2010 (1.000 tấn)
Sản lượng năm 2011 (1.000 tấn)
lượng thế giới 2011
Trữ Lượng (1.000 tấn)
Trang 22(Nguồn: U.S Geological Survery-2012)[22]
Quặng nhôm không được gặp ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên mặc
dù nó chiếm đến 8,13% trọng lượng vỏ trái đất Boxit chứa hydroxit nhôm là quặng chính thường được khai thác để lấy nhôm Năm 1948 sản xuất nhôm toàn thế giới chỉ đạt 0,5 triệu tấn, đến năm 1968 đã lên tới 8 triệu tấn và nhu cầu về nhôm càng ngày càng tăng cao hơn rất nhiều Hiện nay hai ngành xây dựng và giao thông vận tải sử dụng nhôm nhiều nhất Hơn nữa do tính chất bền và chắc của hợp kim nhôm nên ngành kỹ thuật hàng không và hàng không vũ trụ ngày càng tiêu thụ nhiều nhôm hơn
- Quặng thiếc: Trữ lượng thiếc rất hạn chế và tập trung ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Trung Quốc, và một số quốc gia khác ở Châu Phi như Nigeria, Congo Thiếc mềm và dễ dát mỏng nên được sử dụng để làm thùng và hộp chứa thực phẩm khô (60%), trong kỹ nghệ hàn (20%) và một số cá công việc khác Do tính chất dễ bị han gỉ của thiếc nên ngày nay nhôm và chất dẻo dần dần thay thế vị trí của thiếc trong việc sản xuất các thùng chứa thực phẩm
Trang 23- Chì: Chì mềm , nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp, không bị han gỉ
và nặng hơn các trong số các kim loại thông thường Trong thời gian qua thì nhu cầu chì ngày càng tăng nhất là Nga và một số nước Châu Á, một phần do sản xuất ô tô ở khu vực này
- Đá vôi: Công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi với công nghệ hiện đại trên thế giới, đạt năng sản lương cao điển hình như: Ở Thổ Nhĩ Kỳ có các
mỏ đá Rosalia Light, mỏ Kemalpasha white; mỏ Cream diva; mỏ đá Brown espera, ở Ấn Độ mỏ đá Green Onyx; ở Tây Ban Nha có mỏ Dark emperador
1.2.2 Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác đá vôi ở Việt Nam
1.2.2.1 Khái niệm ngành công nghiệp khai thác đá vôi
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi là một bộ phận trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Chính vì vậy để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2020 thì việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi cũng hết sức quan trọng và cần thiết Chúng ta có thể tiếp cận ngành công nghiệp này theo định nghĩa sau:
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi là ngành kinh tế bao gồm công tác thăm dò các mỏ đá vôi, xây dựng cơ bản các hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại và tinh lọc đá vôi để có sản phẩm tinh chế dùng làm nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế khác
1.2.2.2 Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác đá vôi ở nước ta
Địa điểm khai thác
Khác với ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi thường thực hiện tại các mỏ đá vôi Trong khi đó các mỏ đá thường tập trung tại các khu vực hẻo lánh, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng và các tiện ích kèm theo kém phát triển Theo số liệu thống kê của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam thì có đến 80% mỏ đá phân bố tại các vùng núi, địa hình khó khăn Trong khi đó, một số mỏ phân bố rải rác, có trữ lượng nhỏ,
Trang 24hàm lượng ít, chỉ có thể khai thác nhỏ, quy mô không đủ lớn để khai thác công nghiệp
Ngoài ra ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi phải đền bù giải phóng mặt bằng trong khu mỏ bị khai thác.Các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường
Trong quá trình khai thác thì tất cả các doanh nghiệp đều phải báo cáo với Ủy ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát, thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo
vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy trình khai thác
Quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác đá vôi là một quá trình phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, rủi ro lớn, tốn kém cả về thời gian và tiền của Quy trình khai thác trải qua ba giai đoạn: Khảo sát, thăm dò và khai thác Như vậy hoạt động thăm dò và khai thác đá vôi là hoạt động qua nhiều khâu, khảo sát là khâu đầu tiên Quá trình này gồm các giai đoạn như sau:
- Khảo sát địa chất khu vực mỏ trên cơ sở tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp
- Tổng hợp công tác địa vật lý bằng các phương pháp từ trường, trọng lực hay địa chấn để tìm ra những nơi có cấu tạo mỏ
Sau khi khảo sát, nhà đầu tư phải tiến hành thăm dò trữ lượng mỏ Đây là khâu quan trọng trong quá trình tìm kiếm và khảo sát trữ lượng mỏ Bởi lẽ quá trình này đòi hỏi sự chính xác cao, nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, đây cũng là quá trình quyết định nhà đầu tư có nên đầu tư vào mỏ đó không Khâu này gồm các giai đoạn cơ bản sau:
Trang 25- Tiến hành khoan tại nơi có cấu tạo mỏ và lấy mẫu để nghiên cứu chi tiết
- Thực hiện khoan nhiều mũi nhằm đánh giá trữ lượng một cách cụ thể
và chính xác nhất
Để có thể biết được chính xác hàm lượng và trữ lượng đá vôi tại khu vực khảo sát, nhà đầu tư bước đầu phải tiến hành khoan và lấy mẫu để nghiên cứu Tuy nhiên, trong khâu này đòi hỏi phải thực hiện nhiều mũi khoan tại các
vị trí và độ sâu khác nhau như vậy mới có thể đánh giá chính xác trữ lượng
mỏ Đôi khi nhà đầu tư gặp rủi ro trong khâu này như: Thực hiện khoan nhiều mũi nhưng không có kết quả rất tốn kém Do vậy để làm tốt khâu này nhà đầu
tư phải sử dụng những công nghệ thiết bị tiên tiến mới có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc
Sau khi thăm dò và khảo sát mỏ đã thực hiện thành công, nếu như mỏ đó
có trữ lượng khoáng sản có thể khai thác với quy mô công nghiệp, nhà đầu tư
sẽ tiến hành khai thác [12]
1.2.3 Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
1.2.3.1.Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam:
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất xi măng phục
vụ ngành xây dựng Đá vôi trầm tích có khoáng vật chủ yếu là calciy Thành phần hóa học chủ yếu của đá vôi là CaCO3, ngoài ra còn có một số tạp chất khác như MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3…
Ở nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn Đá vôi Việt Nam phân bố tập trung ở các tình phía Bắc và cực Nam Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn
Tại Hải Dương, đá vôi đã được tập trung chủ yếu trong phạm vi giữa 2 sông Bạch Đằng và Kinh Thầy Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi Áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm do tỷ mi
Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại Sơn và Tràng Kênh thuộc huyện Thủy Nguyên Ngoài ra còn có mỏ đá vôi phân bố rải rác ở Dương Xuân – Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan
Trang 26Hiện nay, ở nước ta có trên 5000 mỏ và điểm khai thác đá vôi, granit, đá cẩm thạch, đôlomit,cát, sỏi, đất xét, đất chịu lửa và các sản phầm khác dùng làm vật liệu xây dựng hoặc nguyên liệu để chế biến vật liệu xây dựng, 100% các mỏ này dùng phương pháp khai thác lộ thiên
1.2.2.2 Trữ lượng đá vôi ở Thái Nguyên
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý
là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn Đá Cabonat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, đôlomit tìm thấy ở nhiều nơi Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng thấp sấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó
3 mỏ Núi Voi, La Giang, Quang Sơn có trữ lượng 222 triệu , ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm luôn Al2O3 cao, trữ lượng khoảng 20 triệu m3
1.2.4 Hiện trạng môi trường các khu vực khai thác đá vôi ở nước ta
Khác với các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp khai thác
và chế biến đá vôi có tác động lớn đến môi trường đất, nước và không khí
1.2.3.1 Môi trường đất
Vì các mỏ đá vôi hiện nay chủ yếu khai thác bằng phương pháp lộ thiên nên có tác động trực tiếp tới môi trường đất trong và sau khi khai thác Ngoài việc chiếm dụng đất để mở mỏ khai thác thì các mỏ đá đều chiếm dụng một diện tích đất đáng kể sử dụng làm bãi thải Đất đá thải trong quá trình khai thác và tuyển rửa được thải một cách bừa bãi, không có quy hoạch đã gây ra
sự xáo trộn làm ô nhiễm đáng kể tới môi trường đất Do không có người tổ chức quản lý hợp pháp nên công tác phục hồi môi trường sau khai thác tại khu vực này không được thực hiện Điều này đã làm thu hẹp diện tích canh tác giảm chất lượng đất và không ai khác, chính người dân địa phương phải gánh chịu Ngoài ra, nước thải sau khi tuyển rửa do hoạt động khai thác trái phép theo các khe suối, con sông gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất Qua kết quả phân tích các mẫu đất tại các mỏ đá đang khai thác của tỉnh Thái Nguyên cho thấy hầu hết lượng mẫu lấy và phân tích có các chỉ tiêu Zn,
Trang 27Pb, As, vượt quy chuẩn cho phép QCVN 03:2008/BTNMT (đối với đất nông nghiệp) từ 1,2 đến 1,8 lần
1.2.3.2 Môi trường nước
Trong quá trình khai thác, chế biến đá có tác động đến môi trường nước làm thay đổi diện tích mặt dòng chảy sông suối, làm thay đổi cân bằng nước khu vực, tăng độ đục, tăng các tạp chất huyền phù lơ lửng trên mặt nước, làm biến đổi và suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng lớn đến dân sinh và canh tác nông nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên về hiện trạng môi trường
và đề xuất phương án xử lý bụi tại công ty khai thác đá Tân Phú Xuân xã Liên Khê - Thủy Nguyên - Hải Phòng cho thấy: Nước mưa chảy qua khu vực mỏ nếu trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây bồi lấp do chứa nhiều đất,cặn,đá nhỏ.Tuy nhiên tại mỏ, khả năng xảy ra bồi lấp không lớn do nước mưa đã được lắng bụi đất,đá nhỏ, sỏi tại hố thu nước đặt ở đáy moong khai thác rồi mới bơm ra hệ thống thoát nước chung của khu mỏ hạn chế tác động gây bồi lấp nguồn tiếp nhận.Trong nước mưa lắng tại hố thu nước có thể chứa một số kim loại nặng, Ca2+ Mg2+ do hòa tan từ đá trên đường chảy.Các kim loại này làm thay đổi thành phần hóa học của nước và làm nước cứng.Nước thải sinh hoạt của công nhân với lưu lượng 13.35 m3/ngày Có hàm lượng BOD cao và chứa các hóa chất tẩy rửa là nguyên nhân gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.Nước thải sinh hoạt cũng có thể mang mầm mống các bệnh đường ruột như tiêu chảy, khi xả ra nguồn tiếp nhận gây bệnh đối với người sử dụng nước để sinh hoạt và gây bệnh cho động vật.Nước thải sinh hoạt còn gây mùi khó chịu,[14]
1.2.3.3 Môi trường không khí
Trong quá trình khai thác và chế biến các cơ sở này thải ra môi trường một nồng độ bụi rất lớn, thậm chí có những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, CO2 đây là những khí
Trang 28rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại chính cơ sở này Mức độ tiếng ồn tại các cơ sở này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mìn nổ Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mìn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở Một số nghiên cứu cụ thể thể hiện dưới đây:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên về hiện trạng môi trường
và đề xuất phương án xử lý bụi tại công ty khai thác đá Tân Phú Xuân xã Liên Khê - Thủy Nguyên - Hải Phòng cho thấy: Hàm lượng bụi ở vị trí lấy mẫu hầu như đều cho kết quả vượt quá TCCP đối với môi trường không khí xung quanh Điều này có thể do vị trí khu mỏ gần với các mỏ khai thác đá nên môi trường không khí đã bị ảnh hưởng một phần, nhưng các giá trị vượt quá TCCP rất ít các thông số CO, SO2,NO2 đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép.Khi khai thác ổn định với công suất 99000 m3 đá nguyên khai/năm do khoan nổ mìn, chế biến đá và hoạt động của các phương tiện vận tải Tại các
vị trí đặt máy nghiền, sàng, mức ồn cao và thường xuyên khoảng 85-95 dBA Mỗi khi nổ mìn sẽ gây tiếng ồn lớn, có thể vượt quá 100dBA và ảnh hưởng trong phạm vi rộng,[14]
Bảng 1 2 Kết quả môi trường không khí tại Tân Phú Xuân xã Liên Khê,
Trang 29Một nghiên cứu khác về hoạt động khai thác đá tại mỏ đá khu vực Kiện Khê, Phủ Lý, Hà Nam cũng cho thấy hàm lượng bụi, tiếng ồn ảnh hưởng lớn đến môi trường [15]
Hay một khảo sát tại công trường mỏ Cốc Ngận (Bắc Kạn) cho thấy ôtô vận tải, băng tải, máy xúc, máy ủi, máy nghiền hoạt động rầm rầm Trên công trường khai thác đá, đường vận chuyển đá không được tưới nước, tiếng ồn từ máy khoan đá, máy nghiền đá, mùi khí thải từ máy xúc, máy ủi, ôtô tải lớn bện với bụi đá, làm cho không khí trở nên ngột ngạt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề
1.2.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn
Mức ồn cao và thường xuyên trên khai trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới cấn bộ công nhân viên làm việc tại mỏ Tại khu vực chế biến đá ( tổ hợp nghiền sàng liên hợp), mức ồn thường xuyên khoảng 85-95 dBA trong 7h làm việc trong ngày.Nếu công nhân làm việc tại đây không đeo bịt tai chống ồn thì lâu ngày sẽ gây bệnh điếc nghề nghiệp.Còn khi nổ mìn, dù tiếng nổ chỉ tức thời nhưng cường độ lại vượt quá 110 dBA sẽ gây choáng nhất thời cho công nhân trên bãi nổ Ngoài tác động trực tiếp tới cán bộ công nhân viên, tiếng ồn khi nổ mìn, khi vận hành máy móc còn có tác động tới khu vực dân cư xung quanh[13]
1.2.5 Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên
1.2.5.1 Thực trạng hoạt động các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản
đa dạng về chủng loại, trong đó có loại khoáng sản có ý nghĩa đối với cả nước như khoáng sản Vonfram đa kim, sắt, than, đá vôi
Hiện trên địa bàn tỉnh có 170 giấy phép khai thác khoáng sản, gồm 22 giấy phép do Bộ, ngành Trung ương cấp, 148 giấy phép do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Hoạt động khai thác khoáng sản đã góp một phần tích cực vào ngân sách của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trang 301.2.5.2 Thực trạng môi trường do hoạt động của các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Do các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu hết đều áp dụng phương thức khai thác lộ thiên, chỉ một số ít áp dụng phương pháp hầm lò, với công nghệ khai thác cơ giới, bán cơ giới và thủ công, đã và đang tác động xấu đến môi trường ở nhiều khu vực dân cư cụ thể:
- Gây tổn thất tài nguyên khoáng sản: do khai thác, chế biến chưa tuân
thủ đúng trình tự hoặc không tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt, không có kết quả điều tra thăm dò chi tiết, sử dụng tài nguyên không đúng mục đích hoặc do khai thác trái phép, như mỏ Làng Cẩm (tổn thất tài nguyên
có thể lên đến 50%); mỏ đôlômít Làng Lai; tình trạng khai thác trái phép tại khu vực quản lý của mỏ sắt Trại Cau Mặt khác, với diện tích mở moong khai thác, đổ thải đất đá đã làm mất đi hàng ngàn ha đất rừng, đất nông nghiệp
- Tạo nên sự biến đổi đáng kể bề mặt địa hình và dòng mặt: do khai thác
lộ thiên, nhiều mỏ đã tạo ra các moong khai thác sâu tới hơn 100m so với mực nước biển và đổ thải cao hơn 100m so với mặt địa hình khu vực, như mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau đã làm biến dạng địa hình và tác động xấu tới môi trường và hệ sinh thái khu vực Một số dòng chảy mặt bị bồi lấp, thậm chí bị phủ lấp hoàn toàn, hoặc bị sạt lở vào mùa mưa lũ
- Ô nhiễm môi trường, như: ô nhiễm bụi do khai thác, chế biến, vận chuyển tại các mỏ khai thác than, mỏ đá, mỏ sắt Trại Cau; ô nhiễm phenol, sunfat, độ pH thấp tại các nguồn nước xung quanh các mỏ khai thác than; ô nhiễm các kim loại nặng tại các mỏ khai thác và chế biến khoáng sản kim loại, nhất là khu vực lưu giữ bùn thải Theo kết quả khảo sát, lấy mẫu phân tích nước mặt của các mỏ khoáng sản kim loại trong quá trình lập dự án khắc phục ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản cho thấy hầu hết nước mặt xung quanh các mỏ đều đã có dấu hiệu ô nhiễm; 72,3% số mẫu lấy có chỉ tiêu SS, As, Cd, Pb, Zn, Fe vượt từ 1,05 đến 35,8 lần quy chuẩn về chất lượng
Trang 31nước mặt; mẫu nước ngầm có 30% số mẫu có chỉ tiêu pH, Cd, Mn vượt quy chuẩn chất lượng nước ngầm từ 1,2 đến 1,96 lần; có tới 83,3% số mẫu nước thải có chỉ tiêu pH, TSS, Zn, Mn, Fe vượt quy chuẩn môi trường về nước thải
từ 1,05 đến 435,5 lần Môi trường đất ở nhiều khu mỏ khai thác than, mỏ khai thác kim loại đã bị ô nhiễm kim loại nặng Zn, Cd, Pb, As, Cu, có nơi hàm lượng ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép đối với đất nông nghiệp tới 23 lần
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và công nhân mỏ: Kết quả kiểm tra sức khỏe công nhân hàng năm cho thấy, đối với tất cả 14 triệu chứng
và bệnh đường hô hấp đều cao hơn vùng đối chứng từ 2,6 lần trở lên Đặc biệt
là viêm mũi và viêm họng Hầu hết các mỏ khai thác than, vật liệu xây dựng đều gây ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm bụi Kết quả đo đạc, khảo sát cho thấy có 50 - 75% số mẫu khí, bụi có chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, trong
đó hàm lượng bụi lơ lửng vượt là 1,5 đến 8,6 lần
1.2.5.3 Tác động môi trường tại các mỏ khai thác, chế biến vật liệu xây dựng
* Đối với môi trường nước
Tác động đến môi trường nước phát sinh từ hoạt động của nhóm mỏ này là loại hình khai thác cát sỏi lòng sông, suối và loại hình khai thác sét gạch ngói Hoạt động nạo vét, hút cát đã làm tăng độ đục của nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước và chế độ dòng chảy; ví dụ như các hoạt động khai thác cát trên lưu vực sông Cầu (Đa Phúc), sông Công (khu vực Đại Từ) Hoạt động khai thác sét gạch ngói đã bóc hết lớp sét cách nước bề mặt với nước ngầm; đây là nguy cơ ô nhiễm nước ngầm khi nước mặt bị ô nhiễm ngấm xuống qua các vị trí thực hiện khai thác sét, điển hình là khu vực khai thác sét gạch ngói Đắc Sơn, Nam Tiến (Phổ Yên)
* Đối với môi trường không khí
Ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan tâm nhất tại các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, bụi phát sinh chủ yếu ở khâu khoan nổ mìn, sàng và vận chuyển Bụi này đã ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, công nhân viên và cộng đồng dân cư khu vực xung quanh, điển hình
Trang 32như khu mỏ đá Quang Sơn, Tân Long, các mỏ đá vôi khu vực La Hiên, Lâu Thượng Các mẫu đo đạc và phân tích cho kết quả tới 50% số mẫu có chỉ tiêu bụi vượt QCVN 05:2009/BTNMT từ 3 đến 5 lần Mặc dù các đơn vị đã tổ chức tưới nước, áp dụng các biện pháp giảm bụi, nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả[29]
* Đối với môi trường đất
Qua kết quả phân tích các mẫu đất tại các mỏ đá đang khai thác của tỉnh hầu hết lượng mẫu lấy và phân tích có các chỉ tiêu Zn, Pb, As, vượt quy chuẩn cho phép QCVN 03:2008/BTNMT (đối với đất nông nghiệp) từ 1,2 đến 1,8 lần
* Sự cố môi trường
Sự cố môi trường xảy ra tại các mỏ khai thác đá; hoạt động nổ mìn khai thác đá đã gây ra hiện tượng đá văng, ảnh hưởng đến nhà cửa, hoa màu của nhân dân quanh khu vực mỏ Ngoài ra, hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố trượt lở đất bờ sông, gây mất an toàn đối với tính mạng, tài sản, hoa màu của nhân dân bên bờ sông
Tóm lại, chất lượng môi trường khu vực khai thác mỏ đã và đang bị ô nhiễm do ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác khoáng sản Bụi, khí thải, nước thải, đất đá thải, bùn thải phát sinh quá trình khai thác và tuyển khoáng
đã và đang phát sinh những vấn đề đáng quan tâm về chất lượng môi trường sinh thái khu vực
- Tiếng ồn, bụi tại các điểm khai thác khoáng sản như mỏ than Khánh Hòa, mỏ đá Quang Sơn đã vượt quá tiêu chuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ công nhân làm việc tại hiện trường và khu vực dân cư lân cận dọc trên tuyến đường vận chuyển đất đá và quặng không tránh khỏi bị tác động do tiếng ồn, bụi từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới
- Nước thải một số mỏ khai thác than không đạt TCCP thải ra môi trường như có pH, DO quá thấp ảnh hưởng lớn tới quá trình tự làm sạch nguồn nước, độ đục quá cao (vượt 100 mg/l), trong đó có khu mỏ chì kẽm
Trang 33làng Hích 108,6 mg/l Nước thải mỏ sắt Trại Cau đang có hàm lượng dầu mỡ 5,32 mg/l vượt quá TCCP Nước thải từ xí nghiệp thiếc Đại Từ ô nhiễm As hơn 400 lần TCCP, ô nhiễm Cd hơn 73 lần TCCP; nước thải xí nghiệp chì kẽm Làng Hích đang bị ô nhiễm Pb hơn 24 lần TCCP, ô nhiễm Cr hơn 3 lần TCCP, ô nhiễm Zn hơn 3 lần TCCP, ô nhiễm Mn hơn 1,3 lần TCCP
- Nước mặt phải chịu tác động lớn từ nước thải mỏ như nước suối tiếp nhận nước thải từ xí nghiệp thiếc Đại Từ đang bị ô nhiễm As (0,87 mg/l); suối tiếp nhận nước thải mỏ chì kẽm Làng Hích đang bị ô nhiễm Zn (4,8 mg/l), ô nhiễm Pb 0,86 mg/l; suối Thác Lạc tại mỏ sắt Trại Cau đang bị ô nhiễm Fe (47,42 mg/l); hồ và suối tại Bản Ná đang bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và As
- Nước ngầm và nước giếng khơi quan trắc tại các khu mỏ chất lượng khá tốt, không có dấu hiệu bị ảnh hưởng từ mỏ Tuy nhiên hàm lượng phênol
ở một số giếng nước ngầm tại các khu vực liên quan đến khai thác than; Pb trong nước giếng ngầm mỏ đá Quang Sơn còn cao (0,0117 mg/l), Cd trong nước giếng khơi mỏ than Khánh Hòa cũng ở mức cao (0,009 mg/l)
- Môi trường đất tại khu các khu mỏ bị ảnh hưởng ô nhiễm đáng kể từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản kim loại; các chỉ tiêu ô nhiễm chính là kim loại nặng, đặc biệt là Fe, Zn, As, Cu, Pb, Mn Đặc biệt mỏ chì kẽm Làng Hích và xí nghiệp thiếc Đại Từ là hai khu mỏ có mức độ ô nhiễm đất rất lớn
1.2.5.4 Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Ở Thái Nguyên hiện nay các mỏ lớn có hệ thống tổ chức tương tự cơ cấu của công ty cổ phần ví dụ như: Mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Phấn Mễ,
mỏ than Làng Cẩm, mỏ sắt Trại Cau, mỏ sét gạch ngói Nam Tiến Một số mỏ đang trong giai đoạn thăm dò, xin cấp phép khai thác chưa được kiện toàn về
cơ cấu tổ chức
Về thực hiện văn bản pháp luật về BVMT: khi tiến hành khai thác mỏ, các mỏ đều dựa vào các văn bản pháp lý liên quan trong công tác BVMT
Trang 34Công tác quản lý, BVMT, KSON đã được thực hiện tại các mỏ khai thác khoáng sản đặc biệt được đẩy mạnh từ năm 2005 đến nay Trong đó, thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; xử lý bụi, khí thải, nước thải
Hàng năm, các cơ quan quản lý môi trường đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác BVMT của các khu mỏ Các mỏ đã có các biện pháp cụ thể để BVMT như tưới nước chống bụi, xử lý nước mỏ trước khí thải ra môi trường, cải thiện hệ thống nổ mìn để giảm bụi
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số bất cập trong công tác BVMT ở các
mỏ Mặc dù các mỏ đều đã cam kết thực hiện tốt các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng quá trình khai thác, chế biến khoáng sản kết quả thực hiện BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu Cụ thể như việc tưới nước chống bụi chưa thực hiện đúng tần suất nên bụi vẫn là đối tượng gây ô nhiễm môi trường chính ở các tuyến đường vận chuyển, khu khai thác mỏ Nhiều mỏ chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, nếu có thì lại vận hành không đúng với quy trình thiết kế Nhiều bãi thải chưa thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường Một số mỏ chưa được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp xử lý môi trường đã đi vào khai thác, chế biến khoáng sản
1.3 Các nghiên cứu liên quan đã được xuất bản
Năm 2009, Bộ Công thương đã phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ đá lô thiên ở Việt Nam” do Th.S Hoàng Tuấn Chung làm chủ nhiệm đề tài Mục tiêu của đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý kỹ thuật, kỹ thuật an toàn trong công nghệ khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên; Xây dựng các tiêu chí để phân loại làm cơ sở cho công tác quản
lý các hoạt động khai thác mỏ đá và lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý; Xây dựng các mô hình công nghệ khai thác phù hợp dựa trên kết quả phân loại theo quy mô, đặc điểm các mỏ đá khai thác lộ thiên
Trang 35Năm 2011, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai sau khi khai thác khoáng sản, đề tài: "Nghiên cứu biện pháp cải tạo, phục hồi và sử dụng đất canh tác sau khai thác khoáng sản Thái Nguyên" của PGS.TS Đặng Văn Minh, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Đề tài đã xây dựng biện pháp cải tạo, phục hồi và sử dụng đất bị thoái hóa và ô nhiễm sau khai thác khoáng sản nhằm tăng diện tích đất có chất lượng tốt sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần làm tăng độ che phủ đất trên những vùng đất trống nghèo kiệt và có địa hình phức tạp do ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản
Năm 2012, đề tài “Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty CP cơ điện luyện kim Thái Nguyên”, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Hải đã đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các loại chất thải đến môi trường tại nhà máy
xi măng Núi Voi
Trang 36CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại đá vôi Quang Sơn đến môi trường xung quanh
- Phạm vi nghiên cứu: Tại mỏ đá vôi Quang Sơn và khu vực lân cận
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại khu vực mỏ đá vôi Quang Sơn xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu:
2.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng các nguồn tài nguyên của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ;
- Quy mô dự án và đặc tính công nghệ khai thác của mỏ đá Quang Sơn;
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn tại mỏ
đá Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ
- Đánh giá sự tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường địa bàn xã Quang Sơn
- Nguyên nhân gây ô nhiễm trong quá trình khai thác
- Đề xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu: Đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, diện tích
tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí hậu, .), đặc điểm kinh tế (tăng trường kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn đề xã hội, dân số, giáo
Trang 37dục - đào tạo … các số liệu, các tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường của mỏ, điểm mỏ trên địa bàn huyện, Báo cáo ĐTM của doanh nghiệp khai thác mỏ
- Tình hình quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
- Tài liệu, số liệu về hoạt động, công nghệ sử dụng trong hoạt động khai khoáng tại các mỏ
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường
- Nắm bắt được thông tin chung về khu vực nghiên cứu
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Đề tài đã kế thừa, sử dụng số liệu của đoàn cán bộ Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên Đoàn đã tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực mỏ đá Quang Sơn và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng của khai thác đá đến môi trường
Cụ thể: Lấy 3 mẫu khí, 1 mẫu nước ngầm và 1 mẫu đất
Trang 38Phân tích mẫu: do Trung Tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên phân tích
* Phương pháp lấy mẫu khí:
Lấy các loại mẫu: khí SO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn, mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6137:1996; TCVN 5971:1995; TCVN 5972:1995; TCVN 5067:1995; TCVN 7878-2:2010
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế
- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) Chất lượng không khí Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh Phương pháp trắc quang dùng thorin
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO) Phương pháp sắc ký khí
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit Phương pháp quang hóa học
- TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh Xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
Trang 39*Phương pháp lấy mẫu nước:
Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo TCVN 5:2008; TCVN 3:2008
6663-Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước ngầm thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân
tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:
- TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH
- TCVN 2672-78 - Nước uống - Phương pháp xác định độ cứng tổng số
- TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) - Chất lượng nước – Xác định nitrit Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử
- TCVN 6200-1996 (ISO 9280-1990) - Xác định sunfat - Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua
- TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1-1984) - Chất lượng nước – Xác định xyanua tổng
- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ
- TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1-1992) – Xác định florua - Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
- TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
- TCVN 6197–1996 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước – Xác định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử;
- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) - Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định - Phần 1: Phương pháp màng lọc;
Vị trí lấy mẫu: Tại nhà ông Dương Văn Thắng, xóm Ba Đình, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Trang 40*Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy và bảo quan mẫu theo TCVN
5297:1995 Vị trí lấy mẫu tại khu vực trung tâm dự án, ven đường nội bộ của
mỏ đá
Các chỉ tiêu kim loại nặng được xác định theo các phương pháp sau :
- TCVN 6496:1999 (ISO 1 1047:1995) Chất lượng đất - Xác định Cadimi, Crom, Coban, Đồng, Chì, Kẽm, Mangan, Niken trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - Phương pháp phổ hấp thụ ngọn lửa và không ngọn lửa
2.4.4 Phương pháp phỏng vấn qua bộ phiếu điều tra
Xây dựng bộ phiếu điều tra, nhằm phòng vấn các đối tượng có liên quan và bị ảnh hưởng tới hoạt động khai thác đá tại khu vực mỏ đá Quang Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ Cụ thể:
Tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu trên 3 đối tượng chính
+ Cán bộ môi trường: 10 phiếu
+ Công nhân và cán bộ mỏ: 20 phiếu
+ Người dân sống xung quanh mỏ: 70 phiếu
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần Exel
- Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học
2.4.6 Phương pháp đối chiếu, so sánh
Từ các kết quả phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như:
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất