1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Giáo dục Năng lực học tập độc lập cho sinh viên sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập

24 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 680,33 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm Đề xuất các biện pháp giáo dục Năng lực học tập độc lập cho sinh viên sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng, đại học đào tạo theo học chế tín chỉ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

tố quyết định sự phát triển của bản thân người học Đặc biệt, học ở bậc đại học là học nghề - một nghề ở trình độ cao, kiến thức lúc này là cả một môn khoa học, do vậy, đòi hỏi SV không chỉ cần hiểu rộng mà phải hiểu sâu nội dung học tập Chỉ có thể bằng HTĐL, SV mới có thể tự cải biến mình, tự đào tạo mình, tự đổi mới mình, tự rèn luyện mình để trở thành chuyên gia về một nghề

Tuy vậy, thực tế cho thấy rằng, lâu nay trong công cuộc phát triển giáo dục, người ta chỉ hay bàn đến việc dạy học NLHTĐL và giáo dục NLHTĐL cho SV là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhưng hầu hết giới hạn ở phương diện kĩ năng học tập và những điều kiện quản lí, tổ chức học tập Những nghiên cứu hiện đại trên thế giới cho thấy vai trò to lớn

và nhiệm vụ phức tạp của hoạt động CVHT Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động CVHT là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu, giúp phát huy tối đa quyền lợi của người học và đảm bảo thực hiện thành công phương thức đào tạo tín chỉ Tuy vậy, còn rất ít nghiên cứu chuyên sâu về sử dụng hoạt động CVHT để giáo dục năng lực HTĐL hay năng lực tự học cho SV

Trên cơ sở nhận thức bối cảnh nghiên cứu như trên, đề tài “Giáo dục năng lực học tập độc lập cho SV sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập” được lựa chọn để nghiên cứu luận án tiến sĩ Giáo dục học

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT ở trường cao đẳng, đại học đào tạo theo học chế tín chỉ

Trang 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Những tác động của hoạt động CVHT đến năng lực HTĐL của SVSP

4 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp giáo dục qua hoạt động CVHT tác động vào

nhận thức và nhu cầu, thái độ học tập độc lập, tạo thuận lợi và hướng dẫn

SV rèn luyện một số kĩ năng học tập cơ bản, phát huy vai trò tư vấn và

khuyến khích của hoạt động cố vấn thì chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến

SV và góp phần cải thiện năng lực học tập độc lập

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục năng lực học tập độc lập cho sinh viên sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập tại các trường CĐ, ĐH đào tạo theo học chế tín chỉ Tiến hành khảo sát thực trạng qua 246 CVHT, 71 GV và nhà quản lí giáo dục, 474 SV ngành sư phạm tại các trường ĐHSP Hà Nội; ĐHSP Hà Nội 2; ĐHSP Thái Nguyên; ĐHSPKT Hưng Yên; CĐSP Hà Nội (Đại học Thủ đô Hà Nội); CĐSP Bắc Giang Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường CĐSP Hà Nội (nay là Đại học Thủ đô Hà Nội) và Đại học Sư phạm Thái Nguyên

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Xác định cơ sở lí luận của giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT

6.2 Đánh giá thực trạng NLHTĐL của SVSP và thực trạng giáo dục NLHTĐL cho SV qua hoạt động CVHT ở một số trường cao đẳng

và đại học đào tạo sư phạm

6.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục NLHTĐL qua hoạt động CVHT cho SVSP

Trang 3

3 6.4 Tổ chức thực nghiệm khoa học để kiểm tra kết quả nghiên cứu

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận chung

- Tiếp cận lịch sử - lôgic: nhìn vào lịch sử để xem xét và thấy được bản chất của các sự vật, hiện tượng trong những nghiên cứu đã có về NLHTĐL, giáo dục NLHTĐL, giáo dục NLHTĐL thông qua hoạt động CVHT qua đó khái quát được những vấn đề đã được nghiên cứu và kết quả nghiên cứu để tránh trùng lặp đồng thời dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có để phát triển hoặc đề xuất những kết quả mới

Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Không xem xét các sự vật, hiện tượng một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, trong hệ thống

đó các phần tử có mối quan hệ và tác động lẫn nhau Coi giáo dục NLHTĐL là một thành phần nằm trong hệ thống đào tạo của nhà trường

do đó có mối quan hệ với các thành phần khác trong hệ thống đào tạo và

bị tác động bởi nhiều yếu tố trong hệ thống đó như: nhân sự, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, quản lí v.v

Tiếp cận thực tiễn: Các biện pháp giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT cần dựa trên cơ sở thực tiễn đó là mức độ NLHTĐL của SVSP và thực trạng giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT hiện nay ở các nhà trường

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tư liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm

- Các phương pháp khác: phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê toán học;

Trang 4

4

8 Đóng góp mới của luận án

8.1 Tổng quan được các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Việt Nam cũng như trên thế giới về năng lực học tập độc lập, giáo dục năng lực học tập độc lập cho sinh viên và những nghiên cứu về giáo dục năng lực học tập độc lập qua hoạt động cố vấn học tập

8.2 Xác định và làm tường minh các khái niệm công cụ liên quan đến các phạm trù về năng lực học tập độc lập và phạm trù cố vấn học tập Phát triển những yếu tố lí luận liên quan đến cấu trúc NLHTĐL của SV Khái quát 4 mô hình và 4 con đường giáo dục NLHTĐL cho SV sư phạm qua hoạt động CVHT

8.3 Phát hiện một số sự kiện và vấn đề phản ánh thành tựu cũng như hạn chế trong giáo dục NLHTĐL cho SV và hoạt động CVHT hiện nay, thực trạng của hoạt động cố vấn học tập

8.4 Đề xuất 4 biện pháp giáo dục NLHTĐL cho SV sư phạm tác động vào nhận thức, hoạt động trải nghiệm và rèn luyện của SV qua hoạt động CVHT cùng với hệ thống các kĩ thuật để triển khai hiệu quả hoạt động đó trong thực tiễn

8.5 Xây dựng tài liệu hướng dẫn học tập độc lập và tài liệu giáo dục NLHTĐL cho sinh viên sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập và các tài liệu mẫu phục vụ quá trình giáo dục này

9 Những luận điểm bảo vệ

9.1 HTĐL chỉ cách học tập không phụ thuộc, học tập dưới chính

sự quản lí của bản thân NLHTĐL là nhân tố quyết định trong sự phát triển của mỗi con người, là năng lực cốt lõi, nền tảng để phát triển những năng lực khác do đó mọi SV nói chung, SVSP nói riêng cần phải được giáo dục để phát triển năng lực này Đối với SVSP thì NLHTĐL còn là điều kiện cần thiết để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong quá trình hành nghề sau này Hoạt động CVHT có chức năng hỗ trợ, giúp đỡ SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ, giúp SV học tập, rèn

Trang 5

5 luyện đạt hiệu quả cao và là nền tảng để phát triển nghề nghiệp sau này Muốn giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT cần tác động vào nhận thức, nhu cầu, thái độ học tập của SV và khuyến khích các hoạt động cá nhân của họ dựa vào các mô hình CVHT đa dạng

9.2 Thực trạng giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT ở các trường cao đẳng, đại học đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay còn nhiều bất cập chưa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục NLHTĐL cho SVSP do đó NLHTĐL của họ còn chưa tốt

9.3 Để giáo dục NLHTĐL cho SVSP qua hoạt động CVHT cần phải tác động đến các yếu tố: đội ngũ, chương trình đào tạo, học liệu, phương pháp tương tác của các lực lượng giáo dục, môi trường học tập

và cả các yếu tố quản lí Trong quá trình giáo dục, cần đảm bảo các nguyên tắc: tác động trực tiếp vào các nhân tố bên trong của học tập, tiếp cận thích hợp và hài hòa tùy theo nội dung, đối tượng hoạt động, kết hợp nhiều tác động của các chủ thể cố vấn, dựa vào môi trường có tính khuyến khích học tập

9.4 Hoạt động CVHT cần hỗ trợ người học khám phá chính mình, hiểu được ý nghĩa của việc học và học tập độc lập, các chiến lược học tập cũng như nhận thức được những yêu cầu, những đòi hỏi của nghề nghiệp, của xã hội hay môi trường xung quanh Bên cạnh phát triển các kỹ năng học tập, hoạt động CVHT cần phải tác động để xây dựng niềm tin, thúc đẩy động cơ, cải thiện thái độ, ý chí học tập của SV

Trang 6

1.1.1 Nghiên cứu về năng lực học tập độc lập và giáo dục năng lực học tập độc lập

Những nghiên cứu về năng lực học tập độc lập và giáo dục năng lực học tập độc lập đã đặt ra và giải quyết vấn đề HTĐL và phát triển NLHTĐL theo một số hướng:

- Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học bộ môn như seminer, bài tập, thực hành, đọc hiểu văn bản giáo khoa để rèn luyện kĩ năng học tập làm nền tảng cho tự học của HS và SV

- Áp dụng và khai thác những ưu thế của CNTT, e-learning và internet để hỗ trợ tự học, khuyến khích nhu cầu và nâng cao NLHTĐL

- Sử dụng những chiến lược dạy học tích cực hóa người học như dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi và những thiết kế tài liệu học tập, đánh giá để khuyến khích hứng thú học tập của người học

- Trong những nghiên cứu cụ thể về HTĐL và NLHTĐL, có những quan niệm và cách hiểu chưa rõ ràng, thiếu thuyết phục, tập trung ở khái niệm HTĐL và bản chất NLHTĐL Hơn nữa cũng chưa có công trình nào mô tả rõ ràng cấu trúc và nội dung của năng lực học tập độc lập, nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động cố vấn học tập ở trường đại học

và cao đẳng

1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục năng lực học tập độc lập qua hoạt động cố vấn học tập

Những nghiên cứu về giáo dục NLHTĐL qua hoạt đông CVHT tuy

đã phần nào chỉ ra một số sự kiện trong thực tế công tác cố vấn học tập

Trang 7

7

ở nước ta nhưng chưa nghiên cứu chuyên biệt vấn đề cố vấn học tập như một vấn đề chính thức của lí luận giáo dục học Mặt khác những nghiên cứu về cố vấn học tập còn rất ít và tản mạn, chưa có nghiên cứu nào ở cấp chuyên nghiệp và luận án tiến sĩ nhằm vào vấn đề này Hầu hết các nghiên cứu chỉ bàn về quản lí, tổ chức, chính sách và nhân sự của hoạt động này trong nhà trường Chưa có công trình nào nghiên cứu mối quan

hệ của hoạt động này với việc giáo dục NLHTĐL cho SVSP

1.2 Năng lực học tập độc lập

1.2.1 Một số khái niệm

Năng lực: “NL (competency) là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”

Học tập độc lập: “HTĐL là quá trình học tập mà ở đó người học tự định hướng mục tiêu và các nhiệm vụ học tập; tự quyết định nội dung, cách thức, môi trường, kế hoạch và nguồn lực học tập; chủ động, tự nguyện tiến hành các nhiệm vụ mà không phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác hay học chế nhất định”

Năng lực học tập độc lập: “NLHTĐL là thuộc tính cá nhân cho phép người học thực hiện thành công các hoạt động học tập trong những điều kiện cụ thể một cách tự giác, chủ động mà không phụ thuộc, dựa

dẫm vào người khác hay học chế nhất định”

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của học tập độc lập và năng lực học tập độc lập

Hoạt động HTĐL của người học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập trong nhà trường Nó góp phần tích cực trong việc cải thiện điểm thi, người học sẽ học hiệu quả hơn và đạt được một sự hiểu biết tốt hơn Ngoài ra còn phát triển các kĩ năng, tư duy khoa học, niềm say mê học tập và tự ý thức góp phần vào sự thành công trong học đường và trong quá trình sống, rèn luyện, làm việc sau này

Trang 8

8 NLHTĐL có thể nói là tài sản quí nhất, là nội lực – nhân tố quyết định trong sự phát triển của mỗi con người, cung cấp nền tảng ý chí, động lực, các kĩ năng cần thiết, tạo tiền đề để người học có thể thích ứng với những thay đổi hàng ngày, hàng giờ của xã hội, để sống và hoạt động suốt đời Nó chính là năng lực cốt lõi, nền tảng để phát triển những năng lực khác của mỗi người Đặc biệt, trong đào tạo theo học chế tín chỉ, NLHTĐL lại càng quan trọng, trở thành yếu tố then chốt, có vai trò quyết định hiệu quả, chất lượng đào tạo

1.2.3 Cấu trúc năng lực học tập độc lập

Năng lực HTĐL cũng là năng lực nên nó cũng cấu thành từ những nền tảng là năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực cảm Xét tổng thể, NLHTĐL bao gồm 15 thành tố, trong đó 03 thành tố là tri thức, 09 thành

tố là kĩ năng và 03 thành tố gắn liền với ý chí, tình cảm

Hình 0.1 Cấu trúc của năng lực học tập độc lập

Trang 9

9

1.3 Hoạt động cố vấn học tập

1.3.1 Một số khái niệm

Cố vấn là sự khuyên bảo của một tổ chức hay những người có trình

độ chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, như một hình thức góp ý kiến Trong đó, người cố vấn có thể chủ động cung cấp sự giúp đỡ, hỗ trợ ngay

cả khi không được hỏi hay yêu cầu

“Hoạt động CVHT là một hoạt động giáo dục tương tác được thiết

kế và thực hiện nhằm định hướng, hỗ trợ, khuyến khích SV đạt được mục tiêu học tập trước mắt và mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong tương lai”

1.3.2 Vai trò và nội dung của hoạt động cố vấn học tập

Hoạt động CVHT là một dạng hoạt động giáo dục tác động trực tiếp và tổng thể nhằm hỗ trợ SV điều chỉnh và cải thiện hành vi, thái độ, nhận thức, năng lực và nhu cầu học tập đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo hoặc yêu cầu học tập của chính SV để giúp họ thành công trong học tập Hoạt động CVHT có vai trò thiết yếu đối với quá trình giáo dục đại học, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tỉ lệ duy trì và mức độ hài lòng của SV đối với trường và với việc học tập, là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu, giúp phát huy tối đa quyền lợi của người học và đảm bảo thực hiện thành công phương thức đào tạo tín chỉ

Nội dung CVHT gồm: thảo luận giúp SV khám phá giá trị, phong cách, NL học tập của bản thân; thảo luận và làm rõ mục tiêu học tập, mục tiêu nghề nghiệp của SV; thảo luận về mục đích của việc học và giáo dục đại học; hướng dẫn tìm kiếm thông tin về thủ tục, chính sách, chương trình, các khóa học; thảo luận về kết quả học tập chung của SV; hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập và theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch giáo dục; giáo dục kĩ năng, phương pháp học tập đúng đắn để đạt được mục tiêu; hướng dẫn tìm kiếm tài nguyên và các nguồn lực hỗ trợ học tập, nghiên cứu; hỗ trợ SV giải quyết các khó khăn trong học tập,

Trang 10

10 nghiên cứu; khuyến khích, động viên SV trong học tập và nghiên cứu; kết hợp với các lực lượng giáo dục khác, tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập của SV, định hướng tiếp tục học tập nâng cao bằng cấp hoặc định hướng việc làm, chia sẻ tài liệu học tập;

1.3.3 Đội ngũ cố vấn học tập

- Cố vấn chuyên nghiệp (professional advisor): là những người được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về cố vấn Có thể được tuyển dụng như là những nhân viên làm toàn thời gian, bán thời gian hay thậm chí chỉ làm vụ việc trong những thời gian cao điểm Nên sử dụng đội ngũ này để tiếp xúc với SV đầu và cuối khóa hoặc trong việc đào tạo đội ngũ

cố vấn khác

- GV cố vấn (faculty advisor): Đội ngũ này là những GV kiêm nhiệm công tác CVHT Ở Việt Nam, đội ngũ này được sử dụng một cách phổ biến

- Cố vấn đồng đẳng (Peer Academic Advisors): là một chương trình giáo dục, trong đó SV được kết nối với các SV khác để hỗ trợ học tập một cách có chủ ý Đó không phải là một sự thay thế mà một sự bổ sung cho CVHT cố vấn hoặc cố vấn chuyên nghiệp Đội ngũ cố vấn đồng đẳng

có thể là SV giỏi của khóa trên hoặc là tập hợp gồm những SV tình nguyện, có kết quả học tập xuất sắc hoặc giỏi trong các khóa học cụ thể Những SV này sẽ trở thành CVHT trong chính các khóa học mà họ đã có thành tích cao

1.4 Giáo dục năng lực học độc lập cho SV qua hoạt động cố vấn học tập

1.4.1 Đặc điểm của SV sư phạm

- Đặc điểm tâm lí: SVSP có tư duy sư phạm và tư duy giáo dục, tức là tư duy khoa học nhưng giàu hình tượng và xúc cảm bởi tính chất của nghề sư phạm tác động đến, tư duy và nhận thức ngôn ngữ phát triển Nhu cầu của SVSP mang tính xã hội cao và nhu cầu bậc cao chi phối

Trang 11

11 Hứng thú của SVSP cũng tập trung vào tính chất và nội dung nghề nghiệp Tình cảm nghề nghiệp của SVSP tương đối ổn định và trong sáng, phát triển tương đối nhiều mặt: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ Ý chí và nghị lực của SVSP chủ yếu do mức độ định hướng nghề nghiệp và thích ứng nghề chi phối Tâm vận động phát triển tương đối tốt Đặc điểm chú ý, trí nhớ và tri giác của SV hoàn thiện, đạt đến độ chín Tự ý thức phát triển cao

- Đặc điểm hoạt động học tập của SV sư phạm: SVSP là người học

có kinh nghiệm học tập, nhưng chủ yếu phát triển một số kĩ năng học phụ thuộc Khả năng đáp ứng các chiến lược học tập hiện đại của SVSP nhìn chung là thấp Phong cách học tập của SV SP nói chung chưa phong phú, chưa sinh động Thái độ học tập của SVSP nói chung là tốt và tích cực Tuy nhiên, tính tự giác, tự chủ chưa cao, chủ yếu là do qui chế bắt buộc, hoặc do GV, CVHT yêu cầu phải thực hiện

1.4.2 Nguyên tắc giáo dục năng lực học độc lập cho SV sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập

- Tác động trực tiếp vào các nhân tố bên trong của học tập

- Tiếp cận thích hợp và hài hòa tùy theo nội dung, đối tượng hoạt động

- Kết hợp nhiều tác động của các chủ thể cố vấn

- Dựa vào môi trường có tính khuyến khích học tập

1.4.3 Nội dung giáo dục năng lực học độc lập qua hoạt động cố vấn học tập

- Giáo dục tri thức nền tảng về học tập độc lập

- Giáo dục động cơ, thái độ học tập

- Giáo dục kĩ năng học tập

1.4.4 Con đường giáo dục năng lực học tập độc lập cho sinh viên

sư phạm qua hoạt động cố vấn học tập

Luận án xác định việc giáo dục NLHTĐL cho SVSP được thông qua các con đường sau: Tổ chức dạy học về HTĐL và NLHTĐL; Giáo

Trang 12

12 dục NLHTĐL cho SVSP thông qua hoạt động giảng dạy các môn học và môi trường học tập; Phát triển NLHTĐL thông qua các hoạt động hỗ trợ học tập; Phát triển NLHTĐL cho SVSP thông qua hoạt động cá nhân của

SV

Trong tất cả các con đường này, hoạt động CVHT giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Nó vừa là phương tiện chính để hỗ trợ các hành trình, đồng thời là sợi dây liên kết là chất keo để kết nối các con đường lại với nhau

1.4.5 Các mô hình hoạt động cố vấn học tập nhằm giáo dục năng lực học tập độc lập cho sinh viên

- Mô hình cố vấn truyền thống: tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho SV thông tin liên quan trực tiếp đến chính sách, chương trình học tập, chọn khóa học và giáo trình, bổ khuyết những chỗ thiếu hụt trong nhận thức của SV Đây là loại cố vấn tương đương với một mô hình quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, giống như khám bệnh và chữa bệnh Vai trò của cố vấn truyền thống là tương đối thụ động, có tính đáp ứng khi SV có nhu cầu

- Mô hình cố vấn chủ động: là cố vấn thu hút cao, nhấn mạnh vai trò chủ động nhập cuộc của nhà cố vấn, không chờ đợi SV yêu cầu Nhà

cố vấn chủ động xâm nhập vào đời sống SV, việc học tập của họ trong những thời điểm quan trọng như lựa chọn chương trình, lập kế hoạch học tập, chọn chuyên ngành, các kì thi, đặc biệt là với SV năm đầu và năm cuối khi tốt nghiệp, thu xếp nơi ở và đi lại trong khóa học của SV

- Mô hình cố vấn phát triển: nhấn mạnh việc hỗ trợ SV khai thác, xác định mục đích, con đường sống và nghề nghiệp, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định thông qua tương tác giữa nhà

cố vấn và SV với hành động cố vấn hợp tác và tập trung vào quá trình Quan hệ tích cực giữa nhà cố vấn và SV là trung tâm của mô hình này

Nó vừa là một quá trình vừa là một sự định hướng, vượt xa chức năng

Ngày đăng: 01/06/2021, 08:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w