GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM

3 764 14
GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM

GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM Ngày 27 tháng 4 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Công văn số 3324/NHNN-CSTT cho phép Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 1 năm kể từ ngày Công văn này được ký, triển khai thực hiện thí điểm việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng cho khách hàng. Như vậy, HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong khu vực ngân hàng tài chính của Việt Nam được phép cung cấp sản phẩm này.Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng mà Ngân hàng HSBC Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được phép cung cấp có một số đặc điểm chủ yếu bao gồm:- Khách hàng là ngân hàng hoặc các định chế tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.- Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chỉ gắn với rủi ro tín dụng của Chính phủ Việt nam và/hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.- Thời hạn của giao dịch đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không quá 5 năm.- Sản phẩm này cho phép nhà đầu tư chấp nhận rủi ro tín dụng của một hoặc một vài tổ chức và/hoặc Chính phủ Việt Nam, bù lại nhà đầu tư có cơ hội để được hưởng mức lãi suất cao hơn so với việc gửi tiền thông thường vào hệ thống ngân hàng.- Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không có tính năng bảo đảm vốn gốc, tức là số tiền gốc được nhận lại tuỳ thuộc vào việc có xảy ra sự kiện tín dụng hay không.- Sau khi bán các sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng cho khách hàng tại Việt Nam, HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện giao dịch đối ứng với chi nhánh HSBC Hồng Công.Một giao dịch điển hình, bao gồm cả giao dịch đối ứng, có thể được hình dung gồm 6 bước tuần tự như sau:+ Khách hàng => (1) HSBC chi nhánh TP HCM => (2) HSBC chi nhánh Hồng Công => (3)HSBC chi nhánh TP HCM => (4)Khách hàng.+ HSBC chi nhánh Hồng Công => (5)HSBC chi nhánh TP HCM =>(6)Khách hàng.Trong đó:(1) là giao dịch khách hàng mua khoản đầu tư do HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phát hành có gắn với sự kiện tín dụng của Chính phủ hoặc tổ chức Việt Nam,(2) là giao dịch HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh mua khoản đầu tư do HSBC chi nhánh Hồng Công phát hành có gắn với sự kiện tín dụng của Chính phủ hoặc tổ chức Việt Nam,(3) là giao dịch HSBC chi nhánh Hồng Công thanh toán lãi định kỳ cho HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh dựa trên khoản đầu tư,(4) là giao dịch HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thanh toán lãi định kỳ cho khách hàng theo lãi suất phù hợp với số tiền lãi được thanh toán từ HSBC chi nhánh Hồng Công,(5) là giao dịch HSBC chi nhánh Hồng Công thanh toán khoản đầu tư cho HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh,(6) là giao dịch HSBC chi nhánh Hồ Chí Minh thanh toán khoản đầu tư cho khách hàng, phù hợp với việc thanh toán khoản đầu tư của chi nhánh HSBC Hồng Công.Việc thanh toán khoản đầu tư ở bước 5 và 6 phụ thuộc vào việc có xảy ra hay không sự kiện tín dụng của một hoặc một vài tổ chức hoặc Chính phủ Việt Nam:+ Trường hợp không xảy ra sự kiện tín dụng, việc thanh toán ở giao dịch 5 và 6 nêu trên sẽ được thực hiện khi khoản đầu tư đến hạn thanh toán và số tiền thanh toán là phần vốn gốc đầu tư. + Trường hợp có xảy ra sự kiện tín dụng, việc thanh toán ở giao dịch 5 và 6 sẽ được thực hiện ngay khi sự kiện tín dụng xảy ra. Khách hàng sẽ chỉ được nhận lại phần chênh lệch giữa số vốn gốc đầu tư ban đầu và phần phân bổ của số lỗ phát sinh do giảm giá trái phiếu của Chính phủ Việt Nam hoặc của tổ chức Việt Nam có sự kiện tín dụng được gắn vào giao dịch. Phương thức thanh toán có thể là bằng tiền mặt hoặc bằng trái phiếu hay quyền đòi nợ đối với tổ chức có sự kiện tín dụng xảy ra.Như vậy, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực chất là một giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng có chuyển vốn ban đầu (Funded credit default swaps). Tại thị trường châu Á, sự kiện tín dụng được áp dụng trong các giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến trái phiếu và/hoặc khoản vay của Chính phủ hay doanh nghiệp nào đó và phải được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng, bao gồm các trường hợp sau:+ Chính phủ vỡ nợ, chậm trả nợ (do không đủ khả năng trả nợ đúng hạn) hay tái cơ cấu khoản nợ có liên quan.+ Doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản hay tái cơ cấu khoản nợ có liên quan.- Cùng với sản phẩm đầu tư rủi ro tín dụng đơn giản như trên, HSBC cũng được cung cấp sản phẩm đầu tư có lãi suất tăng tốc gắn với rủi ro tín dụng. Theo đó, mức lãi được trả cho nhà đầu tư là mức lãi cơ sở thoả thuận trong giao dịch đầu tư vào rủi ro tín dụng thông thường nhân với hệ số k định trước. Ngược lại, rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận cũng được nhân lên với hệ số k. Nghĩa là, trong trường hợp xảy ra sự kiện tín dụng, số vốn đầu tư bị mất sẽ được tính bằng phần được phân bổ của số lỗ phát sinh do giảm giá trái phiếu của tổ chức hay Chính phủ có sự kiện tín dụng được gắn vào giao dịch nhân với hệ số k, nhưng không vượt quá tổng số vốn gốc đầu tư ban đầu. Phần chênh lệch rủi ro vốn gốc giữa số vốn đầu tư của khách hàng và tổng vốn đầu tư bị rủi ro sẽ do HSBC chịu trách nhiệm.Có thể thấy rằng, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh gần giống như sản phẩm tiền gửi/giấy tờ có giá có lãi suất cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện. Hai điểm khác biệt cơ bản ở đây là yếu tố tham chiếu, tức là loại rủi ro có liên quan, và khả năng bảo toàn vốn gốc.Về yếu tố tham chiếu, trong sản phẩm tiền gửi/giấy tờ có giá có lãi suất cơ cấu, yếu tố tham chiếu chỉ bao gồm các biến động về tỷ giá và lãi suất các loại tiền tệ trên thị trường, giá cả các loại hàng hoá phi tài chính trên thị trường. Trong khi đó, yếu tố tham chiếu của sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng là sự biến động về khả năng trả nợ của một đơn vị nào đó được thể hiện thông qua việc có xảy ra hay không các sự kiện tín dụng.Từ sự khác biệt về yếu tố tham chiếu nêu trên, mức độ rủi ro của hai loại giao dịch này cúng khác nhau và theo thông lệ quốc tế, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng sẽ không có tính năng bảo toàn vốn gốc. Và vì vậy, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, các tổ chức tín dụng hoạt động ở Việt Nam không thể cung cấp sản phẩm tiền gửi hay giấy tờ có giá gắn với rủi ro tín dụng.Theo quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, việc các nhà đầu tư mua sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của HSBC về bản chất là một hình thức đầu tư gián tiếp. Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của tổ chức nào thì cũng có thể xem như sản phẩm thay thế cho việc đầu tư vào trái phiếu của tổ chức đó và hoạt động mua trái phiếu của tổ chức khác là hoạt động các NHTM được phép thực hiện theo quy định của Luật Các TCTD. Vì là sản phẩm thay thế cho việc đầu tư vào trái phiếu của một tổ chức nào đó, nên theo thông lệ quốc tế, giao dịch này thường có thời hạn từ 1 đến 10 năm, phù hợp với thời hạn của các loại trái phiếu do tổ chức đó phát hành.Việc Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phòng ngừa rủi ro cho giao dịch này bằng cách thực hiện giao dịch đối ứng toàn bộ với chi nhánh HSBC ở nước ngoài sẽ làm phát sinh giao dịch chuyển vốn gốc đầu tư ra nước ngoài. Và về mặt nào đó, có thể coi như Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò trung gian cho các tổ chức tín dụngViệt Nam thực hiện việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Sản phẩm mà HSBC đề nghị có thể đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trong nước, tức là các TCTD đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm tài chính trong nước và quốc tế, bao gồm các sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng của chính phủ Việt Nam. So với việc các TCTD đang hoạt động tại Việt Nam gửi ngoại tệ ở nước ngoài theo hình thức tiền gửi thông thường, sản phẩm này có thể đem lại lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra rủi ro, chi nhánh HSBC ở nước ngoài và các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro, còn HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (trong vai trò trung gian giao dịch) sẽ không có rủi ro.Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng do Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cung cấp sẽ chủ yếu liên quan đến rủi ro tín dụng của Chính phủ Việt Nam và/hoặc doanh nghiệp Việt Nam có phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Và vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thực hiện sẽ góp phần phát triển thị trường các công cụ tài chính mới, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, củng cố tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu của Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam phát hành ra thị trường quốc tế.Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang nghiên cứu, xem xét cho phép một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại khác triển khai thí điểm việc cung cấp sản phẩm này. Kết quả triển khai thực hiện thí điểm của các đơn vị được cấp phép sẽ là cơ sở quan trọng để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch này khi thị trường phát triển đến một mức độ nhất định.Phòng CSTD&LS- Vụ CSTT . GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM Ngày 27 tháng 4 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Công văn số 3324/NHNN-CSTT. đổi rủi ro tín dụng có chuyển vốn ban đầu (Funded credit default swaps). Tại thị trường châu Á, sự kiện tín dụng được áp dụng trong các giao dịch hoán đổi

Ngày đăng: 12/11/2012, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan