1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

De va dap an thi thu vao 10 mon VanTam Duong

4 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 9,84 KB

Nội dung

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.[r]

(1)

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài 120 phút ( Đề thi gồm : 01 trang) -Câu 1:(1,5 điểm).

Cho đoạn văn:

“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu nít Lão hu hu khóc…”

(Trích “ Lão Hạc”- Nam Cao) a) Các câu đoạn văn được liên kết với bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Chỉ rõ từ ngữ được dùng để liên kết đoạn văn

b) Những từ ngữ nào đoạn văn có cùng trường từ vựng? Đặt tên cho trường từ vựng o

Câu 2: ( 2,5 điểm )

Trong các đoạn trích: “ Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ơ lầu Ngưng Bích” - (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) đều có những câu thơ nhắc đến từ “hoa

a) Chép chính xác các câu thơ có chứa từ “hoa” mỗi đoạn trích đó b) Trong những câu thơ nào từ “hoa” được dùng theo nghĩa gốc, những câu thơ nào từ “hoa” được dùng theo nghĩa chuyển?

c) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Câu 3: (6,0 điểm).

Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

-Hết -Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

(2)

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN

Năm học: 2011-2012 Câu 1:(1,5 điểm).

a)

- Các câu đoạn văn liên kết với chủ yếu bằng phép lặp từ ngữ - Từ được dùng để liên kết là “lão” xuất hiện ở câu 1, 3,

b) Đoạn văn có các trường từ vựng:

- Chỉ bộ phận của thể: đầu, mặt, mắt, miệng

- Chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, chảy, ngoẹo, mếu, khóc

Cho điểm:

Phần a cho 0,5 điểm ( mỗi ý đúng cho 0,25 điểm) Phần b cho 1,0 điểm ( mỗi ý đúng cho 0,5 điểm) Câu 2: (2,5 điểm).

a) Các câu thơ có từ “hoa” đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:

1 Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

2 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Cành lê trắng điểm một vài hoa Hoa trôi man mác biết là về đâu? b)

- Các từ “hoa” ở câu và câu được dùng theo nghĩa gốc - Các từ “hoa” ở câu và câu được dùng theo nghĩa chuyển

c) Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”:

* Về nội dung: Đoạn trích miêu tả bức chân dung xinh xắn của hai chị em Thúy Kiều Qua đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp, tài người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh - biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du

* Về nghệ thuật: Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều

Cho điểm:

a) Học sinh chép được chính xác câu thơ cho điểm: mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

(3)

c) Trình bày được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” cho 1,0 điểm: mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu 3: (6,0 điểm).

1 Về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận kết cấu hợp lí, bố cục rõ ràng, diễn đạt không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2 Về nội dung:

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, tránh suy diễn tùy tiện, bài viết có cảm xúc, thuyết phục người đọc Cần nêu được một số ý sau:

a) Hình ảnh vầng trăng: * Vầng trăng quá khứ:

- Đó là vầng trăng của tuổi thơ gắn với đồng với sông với trải rộng không gian mênh mông Trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, khoáng đạt-“ Hồi nhỏ sống với đồng ”

- Thời chiến tranh trăng là người bạn tri kỉ của người lính- “hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ”-> Trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng gian lao - vầng trăng tình nghĩa, đẹp đẽ ân tình

* Vầng trăng hiện tại:

- Trăng bỗng trở thành “người dưng”, sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ, người trở nên vô tình –(Nghệ thuật nhân hóa cho ta thấy sự vô tình đến tàn nhẫn của lòng người- vầng trăng qua ngõ/ người dưng qua đường)

- Tình huống nhận vầng trăng-“ Thình lình đèn điện tắt”-> tình huống bất ngờ, trăng đã thức dậy tâm trí người bao cảm xúc: những hình ảnh của quê hương, đất nước với đồng, sông, bể, rừng (Chú ý cấu trúc song hành, nghệ thuật so sánh, điệp từ khắc sâu điều nhà thơ tâm sự một cách nhẹ nhàng thấm thía)

b) Suy nghĩ của nhà thơ:

- Tư thế và cảm xúc của nhà thơ: đối diện với vầng trăng gặp lại cố nhân khiến hồn người rưng rưng xúc động: “ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng” Đối diện với sự im lặng của vầng trăng, nhà thơ thấy mình đối diện với một quan tòa nghiêm khắc, gợi nhắc ta không được lãng quên quá khứ

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên “ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc” Như người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc “đủ cho ta giật mình” - cái giật mình nối hiện tại với quá khứ, cái giật mình để người hoàn thiện mình

(4)

- Bài thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình nhịp thơ trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hoá khiến bài thơ một câu chuyện nhỏ khắc sâu những điều tâm sự nhẹ nhàng mà thấm thía

- Bài thơ một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên với đất nước bình dị hiền hậu Nó có ý nghĩa gợi nhắc củng cố cho người thái độ sống ân tình, trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, nhắc nhở người đừng quên quá khứ sống ân tình thuỷ chung đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc

3 Thang điểm:

Điểm - 6: Đáp ứng được yêu cầu văn viết có cảm xúc diễn đạt sáng, phân tích bình giá tốt làm nổi bật được trọng tâm Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ

Điểm 3,5 – 4,5: bản đáp ứng được yêu cầu diễn đạt lưu loát, phân tích bình giá chưa thật sâu sắc phải làm rõ được yêu cầu Có thể mắc vài sai sót nhỏ

Điểm 2,5 - 3: đáp ứng 1/2 yêu cầu diễn đạt tương đối lưu loát, phân tích bình giá chưa thật sâu sắc làm rõ yêu cầu và còn mắc sai sót về dùng từ, diễn đạt

Điểm - 2: chưa nắm vững nội dung hầu chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu ý diễn đạt chưa nổi bật, phân tích bình giá còn nhiều hạn chế Bố cục còn lộn xộn mắc nhiều lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt

Điểm 0: không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp

Ngày đăng: 27/05/2021, 08:07

w