Báo cáo cung cấp nhiều kiến giải độc đáo, đa dạng và khá chi tiết trên nhiều lĩnh vực cho các nhà lãnh đạo, đồng thời là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Trang 1BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN "KINH TẾ VIỆT NAM 2016"
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - TIẾP NỐI XUẤT SẮC CHUỖI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG
Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam (VIDERI)
Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Như thường lệ từ 20 năm nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã
công bố chuỗi báo cáo thường niên về "Kinh tế Việt Nam", phản ánh các nghiên
cứu và đánh giá theo quan điểm riêng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về phân tích thực trạng, dự báo triển vọng kinh tế và đưa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển của đất nước Cùng với các nghiên cứu của các trường và Viện khác trong cả nước, báo cáo này thực sự là đóng góp độc đáo của các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- Đại học Kinh tế hàng đầu của đất nước
Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 2016" của Trường Đại học KTQD là báo cáo
hay, có nhiều điểm xuất sắc, hoàn thành trong quý I/2017, kịp thời đưa ra các đánh giá độc đáo và sâu sắc khi chưa có nhiều các đánh giá toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp hiện nay Xuất bản kịp thời công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều kiến giải độc đáo, đa dạng và khá chi tiết trên nhiều lĩnh vực cho các nhà lãnh đạo, đồng thời là nguồn
tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách
Kết cấu "Kinh tế Việt Nam 2016" về cơ bản là hợp lý, nội dung phong
phú, có tính khái quát cao, nên không bị "tràn ngập" thông tin sơ cấp Báo cáo đã đưa ra thông tin cô đọng về đánh giá năm 2016 có ý nghĩa mở đầu thời kỳ chuyển đổi sang giai đoạn phát triển mới, vừa có điều kiện đi sâu vào một số vấn
đề năm 2016 và cả trung và dài hạn, gắn kết chủ đề cơ cấu lại nền kinh tế với đổi mới mô hình tăng trưởng, cũng như trình bày vấn đề Nhà nước kiến tạo phát triển như một điểm nhấn mà còn ít được kiến giải và khuyến nghị tập trung
Việc tách thêm Phần mở đầu ngắn gọn là rất hay để làm rõ Bối cảnh quốc
tế, trong nước và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2016-2020, từ đó tập
trung làm rõ vấn đề của các phân tích riêng năm 2016 và các phần tiếp theo Do
Trang 2tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang diễn biến nhanh, nên có những nhận xét về thế giới phục hồi với tốc độ không đều, thậm chí có thể "không hội tụ", nhưng khẳng định xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là không thể tránh được Từ đó làm sâu sắc hơn hai sắc thái mới vừa nổi lên của sự "phân rã" hình thành thế giới đa cực (sự kiện BREXIT và sự phân ly của EU ngày càng rõ) cùng chủ nghĩa bảo hộ mới (với chính quyền D Trump và không có TPP 12 nước) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được nêu lên mấy năm nay và là sự kiện nổi trội ở Diễn đàn D VOS đã được nhấn mạnh Các yếu tố về biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đã được phân tích sâu, tác động đến khả năng chống chịu và ứng phó của Việt Nam, nhất là trong năm đã xảy ra thảm họa môi trường FORMOS
Về bối cảnh trong nước, đã làm bật rõ thách đố cải cách mới sau khi các
"cải tiến" theo nếp cũ đã đến đoạn "chậm dần, mất động lực" Vì thế, báo cáo
không quên điểm qua báo cáo "Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng
tạo, bình đẳng và dân chủ" của WB-MPI, tập trung cho các vấn đề trung và dài
hạn Chương trình cải cách bao gồm 6 chuyển đổi gắn với 3 trụ cột chính là thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước Điều này cũng trùng hợp với chủ đề tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình trong 5 năm tới như một khúc quanh cần tạo ra để đi tới các chuyển động mạnh mẽ tiếp theo, đưa Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, tiến bước vững chắc vào đội ngũ các nước có thu nhập cao trên thế giới
Trong Phần thứ nhất, các tác giả đã phân tích năm 2016 như năm khởi đầu
của giai đoạn 2 đi sâu vào tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng Đồng thời cũng biết tự hạn chế trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, mà không bị sa đà vào các vấn đề hay, nhưng cần thêm nhiều phân tích mới rõ được (như tác động của các FT và vai trò của khu vực tư nhân phát triển đa chiều của các doanh nghiệp FDI và bài học từ thảm họa FORMOSA )
Đối với đánh giá Kinh tế Việt Nam năm 2016 cũng đã được trình bày
logic, chặt chẽ trong hơn 50 trang
Về kinh tế thế giới: Đã trình bày 4 điểm về cục diện chung, từ Hoa Kỳ,
đến Tây u và Châu Á là rất tốt, ngắn gọn, súc tích, phản ánh tình hình thế giới còn có nhiều chuyển biến nhanh trong các năm tiếp theo sau nhiều cuộc bầu cử ở
Trang 3Mỹ, Đó là một căn cứ quan trọng để lý giải chính sách "tách đàn" của Hoa Kỳ
và các nước G7 (Tây u, Nhật Bản) cũng như sự tụt hậu tương đối của các nước
dù trong cộng đồng EU nếu thiếu đối sách phù hợp Các cập nhật dự báo tháng 2/2017 đã ghi nhận tình hình mới này
Về kinh tế Việt Nam: Báo cáo đã trình bày khá chi tiết theo 4 giác độ
nghiên cứu (khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ và khu vực ngân sách) là hay
Từ đó làm rõ hơn ưu điểm nổi trội về kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo điều kiện cho cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ghi nhận sự kiện không cố chạy theo tốc độ tăng trưởng khi đã giảm mạnh được quy mô và tỷ trọng trong GDP của khai thác tài nguyên khoáng sản Đặc biệt, thành tựu năm 2016 diễn ra trong bối cảnh chuyển đổi lãnh đạo Đảng ở cấp cao và địa phương, Quốc hội và HĐND các cấp, Chính phủ và UBND các cấp, gây ra một số khó khăn nhất định cả ở cấp vĩ mô và vi mô Hơn nữa, thảm họa môi trường FORMOS và các diễn biến thời tiết bất thường cũng làm cho tình thế thêm phức tạp Phân tích tác động của biến đổi khí hậu và chính sách thích ứng là tốt, không đánh đổi vấn đề môi trường và phát triển, làm cho vấn đề môi trường và phát triển bền vững được đặt ở tầm mức mới, là một thông điệp rất rõ Cùng với tăng trưởng kinh tế, các phân tích việc làm và thất nghiệp rất tốt,
vì nó liên quan tới ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội Từ đó làm sáng tỏ cả lợi thế và "gánh nặng" của "dân số vàng", khó thực hiện chuyển đổi sang việc làm có năng suất cao, chuyển từ nông thôn ra thành thị, chuyển từ nông nghiệp năng suất thấp sang các ngành nghề năng suất lao động cao hơn Từ đây cũng đã nêu giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và năng lực KHCN
Phân tích khối ngoại đã được thực hiện khá chi tiết, với sự tiếp tục bùng
lên của xuất khẩu, thu hút vốn ngoại, đẩy mạnh du lịch và cả xuất khẩu lao động
Đã phân tích kỹ theo thành phần kinh tế, theo thị trường, theo mặt hàng cũng như tình trạng "xuất siêu hàng hóa" nhưng lại thâm thủng tài khoản vãng lai và nhập siêu tổng thể quy mô lớn, do yếu kém của các lĩnh vực logictics gây nên
Khu vực tài chính tiền tệ cũng đã được phân tích khá kỹ, để có các
kiến nghị có nhiều ý hay, như kiên trì giữ lạm phát thấp, bảo đảm ổn định vĩ
mô là đúng
Trang 4Khu vực ngân sách đã phân tích so sánh với các nước để thấy gánh nặng
chi tiêu và huy động Từ đó khuyến nghị về sửa Luật Ngân sách, đáp ứng nhu cầu của tình hình huy động theo hướng "khoan sức dân", nuôi dưỡng nguồn thu, kết hợp chi tiêu hợp lý, hiệu quả
Về triển vọng 2017 và khuyến nghị chính sách được nêu ở đây với dung
lượng hợp lý, tạo đà chuyển sang giai đoạn phát triển tốt hơn, kể cả triển vọng
2017 và định hướng tiếp theo Các phân tích kỹ lưỡng và từ đó đi tới ngay các khuyến nghị giải pháp, mà không để ở cuối sách là hợp lý, vì sau đó đã có phân tích sâu hơn về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển
Báo cáo cũng đã nêu ra các kịch bản và phương án tăng trưởng của năm
2017 như truyền thống Dù chưa có điều kiện đi sâu phân tích, nhưng các dự báo cũng cho thấy triển vọng tăng trưởng năm 2017 còn nhiều khó khăn, khó thực hiện được các mục tiêu như Nghị quyết Quốc hội đã nêu ra
Phần thứ hai (từ trang 66) Tái cơ cấu nền kinh tế, đã phân tích tập trung
vào ba trọng điểm (đầu tư công, ngân hàng và DNNN) chẳng những vì số liệu khá dồi dào, được cập nhật mà còn vì cần tập trung trong 2 - 3 năm trước mắt để chuyển sang giai đoạn phát triển mới
Tái đầu tƣ công, phân tích khá cập nhật Số liệu cho thấy quy mô đầu tư
công còn lớn, dù tốc độ đã giảm bớt (không dùng trong cân đối ngân sách, tín dụng và cả của DNNN, nên rất khó kiểm soát hiệu quả, nhất là vốn vay vượt mức) Báo cáo đã phân tích cụ thể các lĩnh vực lớn dùng vốn công, từ đó đưa ra các kiến nghị hữu ích; đồng thời cũng phân tích đầu tư theo ngành cho thấy ngành nông nghiệp còn được đầu tư với tốc độ rất khiêm tốn Phân tích nguyên nhân sâu sắc và định hướng giải pháp tốt
Tái cơ cấu DNNN cũng là mảng báo cáo hay, với số liệu khá cập nhật: đã
nhấn mạnh đúng hướng là cổ phần hóa để tăng cường chất lượng quản trị và tăng cường quản lý phần vốn Nhà nước, sử dụng hiệu quả
Vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Đã được
phân tích khá sâu, hướng tới chuẩn mực quốc tế Đây là đề tài khó, cần có báo cáo chuyên sâu thêm, vì dữ liệu có nhiều "tầng, lớp"
Trang 5Phần thứ ba Đổi mới mô hình tăng trưởng, Báo cáo đã phân tích "đầu
vào" K, L và TFP, làm rõ thực trạng yếu tố chiều rộng vẫn chiếm hơn 50% là có
cơ sở khoa học Nội dung phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành cũng được thể hiện tốt Hình GO và GDP, VA và IC, VA và GO đã phản ánh hiệu quả của nền kinh tế dựa vào gia công, cả công nghiệp và nông nghiệp Bên cạnh đó, các nội dung phân tích NSLĐ, phân tích nội ngành, tĩnh, động, phân tích suất đầu tư tăng trưởng và ICOR là khá chính xác và có độ tin cậy cao Các vấn đề xã hội cũng được phân tích khá kỹ Phân tích so sánh sự phát triển Việt Nam trong giai
đoạn khủng hoảng và phục hồi chậm hiện nay với các thời kỳ "hoàng kim" của
Nhật, Hàn, cho thấy dư địa còn lớn cho cải cách và phát triển
Trong phần thứ tư, "Nhà nước kiến tạo phát triển" đây là một nội dung
được phân tích khá sâu sắc mà rất ít báo cáo trước đó thể hiện được
Có thể nói, công trình Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 2016” của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân là một công trình khoa học có chất lượng cao Đánh giá cao nghiên cứu nghiêm túc này, tôi đề nghị nhà trường sớm chính thức công bố rộng rãi để bạn đọc xa gần có điều kiện cùng nghiên cứu và sử dụng