Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 142 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
142
Dung lượng
3,66 MB
Nội dung
Chủ đề năm Nâng cao năng lực đổi mới trong doanhnghiệpBÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM 2009DOANH NGHIỆPVIỆTNAM 2009DOANH NGHIỆPVIỆTNAM2009 B Chủ đề năm Nâng cao năng lực đổi mới trong doanhnghiệp Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2010 BÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM 2009DOANH NGHIỆPVIỆTNAM 2009DOANH NGHIỆPVIỆTNAM2009 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN BÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM2009 I CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh là những vấn đề sống còn để tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Năm2009 là năm nền kinh tế ViệtNam tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao đạt mức 5,32%. Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước là khu vực doanh nghiệp, với những biện pháp ứng phó hiệu quả, đổi mới trong sản xuất kinh doanh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Với mục đích giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam xuất bản cuốn sách Báocáothườngniên - DoanhnghiệpViệtNam2009 (Chủ đề năm: Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp). Trong cuốn sách, các tác giả đã đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của ViệtNamnăm 2009, tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế, các hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường, giá cả, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới tác động không thuận lợi từ bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như các biện pháp kích cầu của Chính phủ. Các vấn đề khác được đề cập sâu trong cuốn sách là các biện pháp ứng phó của các doanhnghiệp trước tác động của khủng hoảng, tiếp cận nguồn nhân lực và tài chính, năng lực đổi mới của các doanh nghiệp. Cuốn sách cũng giới thiệu về những vấn đề đổi mới và ứng dụng công nghệ trong một số ngành như công nghiệp hỗ trợ, điện tử, ngân hàng Những vấn đề được đề cập trong cuốn sách rất phức tạp, rộng lớn nên mặc dù các tác giả và những người biên tập đã cố gắng nhưng không tránh khỏi còn thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Tháng 7 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA LỜI TỰA Năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế thế giới đã có mức tăng trưởng âm 1,1%. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế ViệtNam vẫn tăng trưởng 5,32%, một mức tăng trưởng ấn tượng không chỉ đối với khu vực châu Á mà đối với cả thế giới. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ và đặc biệt là của cộng đồng doanhnghiệpViệt Nam. Tiếp nối các Báocáothườngniênnăm 2006, 2007, 2008, năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam tiếp tục xây dựng Báocáothườngniên - DoanhnghiệpViệtNam2009.Báocáo này đã cho thấy được những biến động phức tạp của môi trường kinh doanhViệtNamnăm2009 do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng này không chỉ mang lại những tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp mà còn mở ra một số cơ hội thuận lợi để giúp doanhnghiệp có bước phát triển vượt bậc. Để có thể vượt qua những trở ngại và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trong giai đoạn này, doanhnghiệp cần thực hiện sự đổi mới toàn diện trong tổ chức, trong quy trình sản xuất cũng như trong sản phẩm để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Hiểu rõ được sự cần thiết của vấn đề, Báocáonăm2009 đã lựa chọn chủ đề “Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp”. Báocáo đưa ra một bức tranh toàn cảnh từ thực trạng công nghệ, quá trình đổi mới công nghệ và các nguồn lực để thực hiện sự đổi mới đó trong doanh nghiệp. Trên cơ sở những phân tích của mình, Báocáo đã đưa ra những kết luận và kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách và đối với doanhnghiệp nhằm nâng cao năng lực đổi mới của doanh nghiệp, từ đó khắc phục những khó khăn và phát triển. Báocáo đã nhận được những ý kiến quý báu của các tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế. Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Nhà đất (Housing), Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu trí tuệ VCCI đã hỗ trợ xuất bản Báocáo này. Do tính phức tạp của chủ đề cũng như sự biến động từng ngày của môi trường kinh tế vĩ mô, Báocáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam rất mong nhận được ý kiến phản hồi và góp ý của độc giả để nâng cao chất lượng Báocáo trong những năm tiếp theo. Chúc cộng đồng doanhnghiệp vững bước vượt qua thử thách và thành công trên con đường chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. TS. VŨ TIẾN LỘC Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam LỜI TỰA BÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM2009 III LỜI MỞ ĐẦU BÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM2009 V Năm2009 nền kinh tế ViệtNam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau khi chạm đến đáy của cuộc khủng hoảng vào quý I-2009 với tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua, nền kinh tế ViệtNam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi mạnh trong 2 quý còn lại để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm tới 5,32%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng. Sau thành công của các Báocáothườngniên - DoanhnghiệpViệtNamnăm 2006, 2007 và 2008, Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam tiếp tục tổ chức nghiên cứu và xuất bản Báocáothườngniên - DoanhnghiệpViệtNamnăm2009 với chủ đề “Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp”. Ngoài việc đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những cải thiện về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Báocáo sẽ đi sâu vào phân tích năng lực đổi mới và ứng dụng công nghệ của các doanhnghiệpViệt Nam. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi ViệtNam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, các doanhnghiệpViệtNam phải đối đầu với sức cạnh tranh mạnh từ các doanhnghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanhnghiệpViệtNam phải chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình và một trong các giải pháp đó là thực hiện các hoạt động đổi mới. Đối với doanh nghiệp, đổi mới có thể diễn ra dưới ba hình thức: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới tổ chức. Để đo lường năng lực đổi mới của một doanh nghiệp, cũng như hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này, Báocáo đã sử dụng các tiêu chí về nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Kết quả của việc đổi mới được thể hiện qua các chỉ tiêu như số lượng sản phẩm mới, số dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật mà doanhnghiệp có được trong thời gian khảo sát. Để thực hiện được Báocáo này, nhóm nghiên cứu đã dựa trên kết quả thu thập từ các cuộc điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện và các cuộc điều tra khác của Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam. Các số liệu thống kê sau đó đã được xử lý và phân tích bằng phần mềm chuyên dụng SPSS. Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia. Về bố cục, Báocáo này gồm bốn phần chính: Phần I: Tổng quan về môi trường kinh doanhViệtNamnăm2009.Báocáo đưa ra những đánh giá về môi trường kinh doanh thông qua các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, LỜI MỞ ĐẦU kim ngạch xuất nhập khẩu, sự phát triển của doanh nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường tài chính giá cả và các biện pháp kích cầu của Chính phủ. Phần II: Tăng cường năng lực cạnh tranh doanhnghiệp trong tình hình hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong phần này, Báocáo chỉ ra các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các biện pháp ứng phó, trong đó có đổi mới, của doanh nghiệp. Phần III: Đánh giá năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá này sẽ được thực hiện trên năm ngành kinh tế tiêu biểu, trong đó năng lực đổi mới đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng là: Sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; Dệt may; Sản xuất ôtô-xe máy; Điện tử; Dịch vụ ngân hàng, hoạt động của các quỹ và chứng khoán. Phần IV: Những vấn đề đổi mới và ứng dụng công nghệ trong một số ngành. Ba ngành được lựa chọn phân tích là ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành điện tử và ngành ngân hàng. Ngoài việc giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển, Báocáo sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng ứng dụng và đổi mới công nghệ của ba ngành này. Bên cạnh đó Báocáo cũng nêu một số vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - một trong những nội dung liên quan đến đổi mới, sáng tạo ở nước ta. Báocáothườngniên - DoanhnghiệpViệtNamnăm2009 do Viện Phát triển doanhnghiệp (Enterprises Development Foundation - EDF) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam tổ chức nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ. Báocáo được thực hiện với sự phối hợp của Tổng cục Thống kê (GSO) và Viện Nghiên cứu cạnh tranh - Trường Đào tạo Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Tổng hợp Xingapo. Viện Phát triển doanhnghiệp ghi nhận sự đóng góp quan trọng của nhóm chuyên gia của Viện gồm TS. Phạm Thu Hằng, ThS. Lê Thanh Hải, chị Nguyễn Thị Thu Hương ThS. Đoàn Thị Quyên và các chuyên gia: TS. Dương Thu Hương - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, TS. Trần Quang Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanhnghiệp Điện tử Việt Nam, nghiên cứu sinh Phạm Quang Ngọc - Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, ThS. Nguyễn Việt Phong - Tổng cục Thống kê, Phạm Minh Thụy - Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả và ThS. Lê Khánh Vân - Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của TS. Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn - Viện Kinh tế Việt Nam, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Sơn - Trường đại học Kinh tế quốc dân, TS. Mai Thanh Hải - Chủ tịch Hiệp hội doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, TS. Nguyễn Minh Tuấn - Viện Phát triển doanh nghiệp/VCCI, ThS. Phạm Đình Thúy - Tổng cục Thống kê, đã có sự hỗ trợ trong việc tư vấn hoàn thiện Báocáo này. Một lần nữa, Phòng Thương mại và Công nghiệpViệtNam bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Nhà đất (Housing), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu trí tuệ của VCCI đã hỗ trợ xuất bản Báocáo này. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANHNGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU BÁOCÁOTHƯỜNGNIÊNDOANHNGHIỆPVIỆTNAM2009 VI . Nội - 2010 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 200 9DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 200 9DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2009 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2009 I CHÚ DẪN. mới trong doanh nghiệp BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 200 9DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 200 9DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2009 B Chủ đề năm Nâng cao năng lực đổi mới trong doanh nghiệp Nhà. Thương mại và Công nghiệp Việt Nam LỜI TỰA BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2009 III LỜI MỞ ĐẦU BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2009 V Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác