Một số đề xuất khác đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu bào cáo thường niên doanh nghiệp việt nam 2009 (Trang 129 - 130)

PHẦN V : MỘT SỐ DỰ BÁO, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3. Một số đề xuất khác đối với Nhà nước

Nhà nước

a) Ngồi việc ban hành các chính sách

ổn định kinh tế vĩ mô, vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay đó là việc Nhà nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa chính sách kích cầu đầu tư. Bên cạnh đó, việc tăng cường cung cấp thơng tin dự báo về tình hình kinh tế và các chính sách một cách kịp thời cũng như việc ban hành những biện pháp giảm thiểu sự bất ổn của thị trường sẽ là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam hằng trông đợi.

b) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là một trong các ưu tiên mà Chính phủ cần làm để cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách tín dụng. Đặc biệt, đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có rất ít nguồn lực (cả về tài chính lẫn nhân lực) thì cải cách thủ tục hành chính cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, trong đó có nguồn tài chính sẽ là điểm quan trọng để doanh nghiệp hồi phục trong thời kỳ hậu khủng hoảng.

c) Chính phủ cần có chính sách tăng cường hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và cải tiến dịch vụ. Rõ ràng, các chính sách hỗ trợ sáng tạo, đổi mới trong doanh nghiệp thời gian qua vẫn chưa phát huy tác dụng và sẽ không thể tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp với thực trạng công nghệ hiện nay. Mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tại các doanh nghiệp, kể cả ở các doanh nghiệp nhà nước cịn q thấp, thậm chí cịn có xu hướng giảm đi trong năm 2008 (so với năm 2007) là

một tiếng chuông báo động về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Về lâu dài, Chính phủ cần tạo mơi trường để việc đổi mới của các doanh nghiệp gắn với hoạt động của các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước. Các chính sách hỗ trợ phải được tiến hành đồng bộ: về thơng tin, thị trường, tài chính, nguồn nhân lực, v.v..

d) Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có việc củng cố quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường đào tạo nghề, đồng thời có chiến lược phát triển nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ trong các ngành công nghiệp tiên tiến.

e) Sức “lan toả” yếu của khu vực FDI đối

với doanh nghiệp Việt Nam về phương diện đổi mới công nghệ hiện đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp nội địa. Nhà nước cần có chính sách kịp thời để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến thông qua các doanh nghiệp FDI, hạn chế tình trạng “lỗ giả” kéo dài ở một số doanh nghiệp FDI, đồng thời kiểm sốt được dịng chảy cơng nghệ có trình độ thấp vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp này.

f) Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Khơng có ngành cơng nghiệp hỗ trợ, Việt Nam khó có thể có nền cơng nghiệp trung bình vào năm 2020. Việc thiếu vắng công nghiệp hỗ trợ cũng là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp FDI có thể di chuyển sang các nước khác trong khu vực. g) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hệ

thống pháp quy để bảo đảm và tạo điều kiện cho thương mại điện tử được phát triển, khuyến khích giao dịch thương mại điện tử, thơng qua đó thúc

P H N V M Ộ T S Ố D Ự B Á O , K Ế T L U Ậ N V À K IẾ N N G H Ị B Á O C Á O T H Ư Ờ N G N IÊ N D O A N H N G H IỆ P V IỆ T N A M 2 00 9 99

đẩy mạnh mẽ việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng, giảm bớt lưu trữ tiền mặt, đẩy lùi nguy cơ lạm phát.

Một phần của tài liệu bào cáo thường niên doanh nghiệp việt nam 2009 (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)