Dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2010

Một phần của tài liệu bào cáo thường niên doanh nghiệp việt nam 2009 (Trang 127 - 128)

PHẦN V : MỘT SỐ DỰ BÁO, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2010

Nam năm 2010

Năm 2010, giá cả thị trường Việt Nam sẽ biến động và gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn vào biến động của giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hơn, có tiềm lực kinh tế hơn khi triển khai các giải pháp nhằm giữ ổn định giá cả thị trường,v.v..

Kinh tế thế giới năm 2010

Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 8-7- 2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 là âm 1,4%; tình hình kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi và năm 2010 mức tăng trưởng có thể đạt 2,5%, nhưng sự hồi phục vẫn chưa đều và chưa bền vững, đặc biệt là ở những nền kinh tế tiên tiến. Mơi trường tài chính vẫn tiếp tục được cải thiện nhưng cịn lâu mới trở lại bình thường... Như vậy có thể nhận định rằng, hiện nay suy thoái kinh tế thế giới đã “chạm đáy” và quá trình phục hồi đang diễn ra. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực của các nước nhằm kích thích tăng trưởng, hạn chế tác hại của khủng hoảng như vừa qua (nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng chi tiêu cơng...) sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở nhiều nước trên thế giới. Trong báo cáo mới nhất công bố tháng 11- 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD) dự báo trong năm 2010 kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 3,4%, kinh tế của 30 nước thành viên OECD có thể tăng trưởng 1,9%. Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2010 (thay cho mức tăng trưởng 0,9% theo dự báo đưa ra vào tháng 6-2009); kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo sẽ tăng trưởng 0,9% (thay cho dự báo suy giảm); kinh tế Nhật Bản có thể tăng trưởng 1,8% (dự báo trước đó là 0,7%); kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 10,2% trong năm 2010...

Kinh tế Việt Nam năm 2010

Trong báo cáo về kinh tế Việt Nam đưa ra ngày 3-12-2009, Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ nhận định, sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Việt Nam từ quý II-2009 tới nay là kết quả chủ yếu của nhu cầu nội địa. Goldman Sachs đưa ra dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2009 và 8,2% trong năm 2010. Kinh tế có điều kiện hồi phục, thốt khỏi ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tồn cầu, nhưng lạm phát cao có thể trở lại.

Giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu (xăng dầu, phân bón, phơi thép...) trên thị trường thế giới biến động phức tạp, phụ thuộc vào khả năng phục hồi của kinh tế thế giới và khả năng kháng cự của các quỹ đầu cơ... Nhìn chung, giá các mặt hàng này sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2010. Vì vậy, giá các mặt hàng này ở thị trường Việt Nam sẽ biến động theo xu hướng đó.

P H N V M Ộ T S Ố D Ự B Á O , K Ế T L U Ậ N V À K IẾ N N G H Ị B Á O C Á O T H Ư Ờ N G N IÊ N D O A N H N G H IỆ P V IỆ T N A M 2 00 9 97

Chính phủ Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ trình hội nhập quốc tế (giá điện, nước, than...); các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng ở mức độ sâu và rộng sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.

Ở Việt Nam, nguy cơ lạm phát cao vào năm 2010 cịn có thể xảy ra bởi một số nhân tố chính như sau:

Ø Thứ nhấtlà bội chi ngân sách quá lớn.

Năm 2009 bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP , trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89%. Do vậy, năm 2009 lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm - người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Tới năm 2010 kinh tế vượt khỏi suy thối thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm phát.

Ø Thứ hailà việc tăng trưởng tín dụng ở

mức rất cao. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt 37,73% (trong khi kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước cho cả năm 2009 chỉ là 25%, sau đó điều chỉnh lên 30%), nhưng tỷ lệ huy động vốn vào các ngân hàng chỉ tăng 26%. Đây sẽ là áp lực rất mạnh lên mặt bằng giá năm 2010.

Ø Thứ ba là nhập siêu đang có chiều

hướng tăng cao trở lại trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm. Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đặt ra mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng lên mức 6,5%. Do vậy, nhập siêu sẽ phải tăng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu bào cáo thường niên doanh nghiệp việt nam 2009 (Trang 127 - 128)