SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THÔNG QUA VIỆC DẠY TIẾT 45, 46 BÀI THỰ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THÔNG QUA VIỆC DẠY TIẾT 45, 46 BÀI THỰC HÀNH 6 EM TẬP
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học
Trang 2MỤC LỤC
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3
Trang 31 Mở đầu.
1 1 Lí do chọn đề tài.
Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội, văn hoá Quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức để hình thành thế giới quan mà còn rèn luyện cho các em năng lực nhận thức và năng lực hành động.Với xu hướng giáo dục 4.0 như hiện nay thì việc nâng cao nhận thức đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu thiết yếu Bởi vì chúng ta cần đào tạo nên những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có năng lực thực hành với kỹ năng vững vàng Do vậy nhất thiết phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng thực hành nhằm mục đích “biến lý thuyết thành thực tiễn”.Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, môn Tin học ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với học sinh mọi cấp học
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy, nhất là đối với học sinh khối lớp 6 Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác bên cạnh hoặc ỉ lại cho bạn ngồi cùng dẫn đến các tiết thực hành ít khi đạt được kết quả như mong muốn Do vậy nhất thiết phải rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến thức và các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng thực hành
Là một giáo viên giảng dạy môn Tin học tôi luôn trăn trở tìm ra biện pháp thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành Điều quan trọng của bài thực hành là học sinh phải nắm chắc lý thuyết, hiểu biết kỹ năng thực hành một cách chính xác, thuần thuật, chứ không phải thực hiện qua loa đại khái, chỉ nháy chuột vào các trò chơi mà không hiểu kỹ về kiến thức vừa học xong, không có kỹ năng thực hành trên máy Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh thực hành, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học có thể hỗ trợ nhau trong quá trình thực hành và học sinh đều có thời gian tiếp xúc, và sử dụng máy tính nhiều giúp các em có thể tự khám phá, tự học và so sánh Xuất phát từ
những lí do trên, tôi đưa ra một số giải pháp nhỏ:“Rèn luyện kỹ năng thực hành cho
học sinh lớp 6 trường THCS,thông qua việc dạy tiết 45,46 bài thực hành 6 em tập chỉnh sửa văn bản”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh cách để nắm bắt lại kiến thức lý thuyết và phục vụ tốt cho việc thực hành nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành giúp cho các em có được kiến thức cơ bản và phát huy khả năng sáng tạo, say mê hứng thú hơn đối với Tin học, đồng thời trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp Đó là mục đích chính cho việc tôi chọn đề tài này
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh cách học lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc dạy học phần soạn thảo văn bản
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Qua việc giảng dạy lý thuyết và thông qua thực hành trên phòng máy, tôi nắm bắt được chất lượng tiếp thu của học sinh mà tôi chọn phương pháp nghiên cứu xây
Trang 4dựng cơ sở lý thuyết để học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết và phục vụ cho các tiết thực hành
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tin học là một trong những môn học mới của bậc trung học, nhất là trung học cơ
sở, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của công nghệ thông tin Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực vận dụng, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển nhân cách toàn diện Hơn nữa, Tin học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, cho nên để dạy và học tốt không chỉ phải dạy và học lý thuyết mà đòi hỏi phải có kỹ năng thực hành cao, hình thành năng lực nhận thức, năng lực ứng dụng, tư duy kỹ thuật, đào sâu và mở rộng tri thức qua đó, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh trung học
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa thật cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng, nhất là học sinh lớp 6 các em mới được tiếp cận với việc phải trình bày một văn bản soạn thảo hoàn chỉnh bằng máy tính và thực hiện được một
số thao tác cơ bản cần thiết trên văn bản
2.1.1 Thuận lợi:
Nhà trường: có tương đối đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động dạy và học, trường có 01 pḥòng thực hành đảm bảo số máy tính cho học sinh thực hành Bản thân có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, luôn tích cực trong công tác tự học tự bồi dưỡng dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Về học sinh: Tin học là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên các em rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành
2.1.2 Khó khăn:
- Một số máy tính máy cấu hình thấp, đã cũ, chất lượng không c ̣òn ổn định nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng tiết thực hành, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay
-Lớp học đông học sinh nên tổ chức các hoạt động học tập còn hạn chế về kết quả -Trình độ dân trí, điều kiện kinh tế của phụ huynh còn hạn chế nên chưa đầu
tư tốt cho việc học của các em Nhiều phụ huynh chưa quan tậm đến việc học của các con
- Ý thức học tập của một số ít học sinh chưa cao, chưa tích cực tự giác trong học tập; đa số các em ở nhà chưa có máy tính nên việc thực hành thêm ở nhà còn hạn chế
2.1.3 Kết quả khảo sát:
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa thật cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng
Trang 5máy tính để rèn luyện kĩ năng, nhất là học sinh lớp 6 các em mới được tiếp cận với việc phải trình bày một văn bản soạn thảo hoàn chỉnh bằng máy tính và thực hiện được một
số thao tác cơ bản cần thiết trên văn bản
Đa số học sinh ở nông thôn nên các gia đình có máy tính là rất ít dẫn đến việc học sinh được tiếp súc trước với máy tính hay thực hành thêm ở nhà hầu như là không có Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học Do đó số học sinh còn lơ là, không chú tâm vào việc thực hành dẫn đến thao tác còn chậm thiếu chính xác đôi khi chưa chủ động, sáng tạo khi làm việc với máy tính, nên điểm thực hành không cao, kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2019-2020:
Lớp
Tổng số
HS
Số hs thao tác nhanh, đúng
Số hs thao tác đúng, chậm
Số hs thao tác chậm
Số hs chưa biết vận dụng lý thuyết vào thực hành
6 A 41 9 22% 15 36,6% 17 41,4% 0 0%
6 B 39 5 12,8% 14 36% 18 46,1% 2 5,1%
6 C 41 4 9,76% 14 34,14% 21 51,2% 2 4,9% Tổng 121 18 14,9% 43 35,5% 56 46,3% 4 3,3%
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy tiết 45+46 bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn
bản tôi đã đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Nhanh chóng giúp học sinh qua khỏi những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp xúc với môn học
- Chuẩn bị điều kiện cho một tiết dạy thực hành: Bao gồm chuẩn bị điều kiện thực hành và thiết kế bài dạy
- Xác định được quy trình tiến hành một giờ thực hành và hướng dẫn học sinh thực hành theo quy trình đã xác định
- Trong mỗi tiết thực hành cần lựa chọn cách tổ chức thực hiện theo các mức yêu cầu, tuỳ thuộc vào điều kiện và yêu cầu của nội dung bài học
- Cài đặt phần mềm điều khiển để quản lý tốt học sinh trong giờ thực hành
a Quá trình thực hiện các biện pháp trên
- Nhanh chóng giúp học sinh qua khỏi những bỡ ngỡ ban đầu: Khi tiếp xúc với môn học Khi vào phòng máy các em không giám làm gì kể cả khởi động máy, không giám cầm chuột, mặc dù các em đã được hướng dẫn trước Giáo viên phải chỉ cho các em cụ thể tỉ mỉ từng mút công tắc, cách cầm chuột, các phím cơ bản trên bàn phím, cầm tay hướng dẫn các em cách di chuyển chuột, cách khởi động và tắt máy (theo đúng cách mà như chúng ta thường nói “cầm tay chỉ việc”)
Trang 6- Chuẩn bị điều kiện cho một tiết thực hành: Bao gồm chuẩn bị điều kiện thực hành và thiết kế bài dạy
- Chuẩn bị điều kiện thực hành:
Thiết bị phòng máy: Máy tính là phương tiện không thể thiếu để các em thực hành Giáo viên cần nắm bắt được tình trạng hoạt động của từng máy: Bàn phím, con chuột là những thiết bị dễ hư hỏng, do đó giáo viên cần tham mưu với ban giám hiệu để bổ xung kịp thời
- Phần mềm học tập: Giáo viên phải chủ động cài các phần mềm học tập trước Trước khi thực hành phần mềm nào có liên quan đến bài thực hành thì phần mềm
đó bắt buộc phải được cài đặt trên máy tính – như phần mềm Microsoft Word (phiên bản 2010).Tránh tình trạng vào tiết học giáo viên mới tiến hành cài đặt phần mềm sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hành của các em, nhất là những tiết học có liên quan đến một số phần mềm học tập
b) Một số yêu cầu khi tổ chức thực hành cho học sinh:
Trong công tác chuẩn bị thực hành cho học sinh cần lưu ý các điểm sau đây:
- Phải xác định được đúng mức nội dung bài:
+ Nội dung phải vừa sức với học sinh
+ Phải thuộc nội dung mà học sinh đã được nghiên cứu
+ Dễ tổ chức và thực hiện trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của nhà trường
- Phải vạch rõ kế hoạch tổ chức thực hành:
+ Chuẩn bị tốt trang thiết bị (đĩa, máy, cài đặt các chương trình…)
+ Chia các nhóm học sinh: mỗi nhóm không quá 2 em, có chú ý đến trình độ
và năng lực của các em trong cùng một nhóm và nên giữ cố định các nhóm học sinh cho suốt cả năm học
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu thực hành và phần hướng dẫn các thao tác cơ bản và cách thực hiện, phát trước cho học sinh để học sinh có thời gian chuẩn bị trên giấy Khi đến thực hành giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị này của học sinh
c Quy trình tiến hành giờ thực hành:
Việc tổ chức thực hành trên máy tính của học sinh khá phức tạp, nó đòi hỏi không chỉ ở giáo viên phải có trình độ và những kỹ năng thực hành cần thiết, năng lực tổ chức và hướng dẫn mà còn yêu cầu rất cao tính độc lập làm việc của học sinh cùng với các kỹ năng thực hành.Vì vậy khi tiến hành một tiết dạy thực hành cho hoc sinh cho học sinh tôi thường tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định và lựa chọn kỹ năng: Trong bài thực hành tin học lớp 6 thường có nhiều kỹ năng, cần xác định và lựa chọn kỹ năng chính để ưu tiên trong rèn luyện
Bước 2:Giáo viên hướng dẫn các thao tác hành động cấu thành kỹ năng theo một lôgíc chặt chẽ
Đây là bước làm cơ sở cho việc học sinh tự đánh giá mức độ hoàn thành kỹ năng Bước 3 Học sinh tự thực hiện các thao tác rèn luyện kỹ năng theo các bước
đã được hướng dẫn, giáo viên đóng vai trò là người giúp đỡ
Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả thu được Giáo viên và tập thể nhóm, tổ học sinh thảo luận, bổ xung và hoàn thiện cách thực hiện
Trang 7Bước 5: Học sinh rút kinh nghiệm, tự hoàn thiện kỹ năng và ứng dụng, nếu thất bại có thể nêu nguyên nhân, cách khắc phục
d Tổ chức thực hiện
* Cách tổ chức thực hành:
Trong giờ thực hành, tuỳ theo điều kiện và yêu cầu của bài học mà tôi chia công việc thực hành trên lớp theo các mức sau:
Cách 1: Giáo viên đề nghị học sinh thực hành tại chỗ dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên để kiểm tra kỹ năng và sự hiểu bài của học sinh
Cách 2: Học sinh tự làm các bài tập trong sách giáo khoa và giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy của học sinh
Cách 3: Giáo viên ra các đề bài (có thể nhỏ hoặc lớn) để học sinh làm và thực thi ngay trên máy tính Có thể tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm Giáo viên tiến hành kiểm tra tại chỗ trên máy tính
Cách 4: Giáo viên ra một đề bài (hoặc một bài tập lớn), học sinh được làm và thực hành cá nhân hoặc theo nhóm Giáo viên không quan tâm đến quá trình và cách tiến hành, chỉ quan tâm đến kết quả công việc của học sinh
* Thực hành đồng loạt tại phòng máy:
Là hình thức tổ chức thực hành trong đó tất cả các học sinh đều tiến hành trên một thời gian, cùng một địa điểm, cùng một đề tài trên máy tính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên
Tiết 45+46 : Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản
Bước 1: Xác định và lựa chọn kỹ năng:
Trong SGK nêu lên 3 mục tiêu với nhiều kỹ năng cụ thể khác nhau Điều đó hoàn toàn phù hợp, song trong dạy học với về nhận thức và thực hiện không thể coi các mục tiêu là như nhau Để nắm vững kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng thực hành cốt lõi, tôi đã chọn 2 mục tiêu kỹ năng chính đó là:
* Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu
* Luyện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng cách thực hiện các chức năng sao chép, di chuyển
Bước 2: Xây dựng tiết thực hành:
Do điều kiện phòng thực hành đã có máy chiếu đi kèm nên trong phần thực hành hành này giáo viên nêu trọng tâm lý thuyết của bài vừa thực hiện trên máy chiếu, học sinh dưới lớp thực hành làm theo từng bước giáo viên thực hiện để qua
đó các em hiểu kỹ hơn về lý thuyết và bắt tay vào thực hành luôn
Ví dụ:
* Củng cố lý thuyết của bài trước: Tiết 43,44: Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
-Phần hai nhỏ: Chọn phần văn bản SGK viết:
- Đưa con trỏ chuột đến vị trí bắt đầu
- Kéo thả chuột đến vị trí cuối
Ở phần này giáo viên cần giải thích và nhấn mạnh để học sinh hiểu:
+ Chọn phần văn bản chính là bôi đen hay đánh dấu phần văn bản đó
+ Vị trí bắt đầu ở đây chính là vị trí con trỏ đang nhấp nháy do vậy em có thể đưa con trỏ đến vị trí này bằng cách dùng chuột hoặc di chuyển bằng các phím mũi
Trang 8tên trên bàn phím Và chúng ta có thể chọn phần văn bản trên theo hai cách:
Cách 1: Dùng chuột
- Đưa con trỏ đến vị trí bắt đầu
- Kéo thả chuột đến vị trí cuối
Cách 2: Dùng bàn phím (kết hợp phím Shift với các phím mũi tên)
- Phần ba nhỏ:
*Sao chép SGK và viết:
+ Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy Khi đó, phần văn
bản đã chọn được lưu vào bộ nhớ của máy tính
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy vào nút Paste
Giáo viên chia nhỏ các bước:
- Chọn phần văn bản muốn sao chép
- Nháy nút Copy hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+C
- Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép
- Nháy nút Paste hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+V
*Di chuyển SGK viết:
- Chọn phần văn bản cần di chuyển và nháy vào nút Cut trên thanh công cụ
chuẩn để xoá phần văn bản đó tại vị trí cũ Phần văn bản đó được lưu vào bộ nhớ của máy tính
- Đưa con rỏ soạn thảo tới vị trí mới và nháy vào nút Paste
Giáo viên chia nhỏ các bước di chuyển như sau:
- Chọn phần văn bản cần di chuyển
- Nháy vào nút Cut hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+C
- Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới
- Nháy nút Paste hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+V
GV nhấn mạnh cho học sinh nhớ các thao tác với khối văn bản đều nằm nhóm lệnh Clipboard trên dải lệnh Home:
Clipboard
Cut (Ctrl +X) Cắt dữ liệu
Copy (Ctrl + C) Sao chép dữ liệu
Paste (Ctrl + V) Dán dữ liệu
* Thực hành: Giáo viên củng vừa củng cố lại kiến thức vừa thực hành và yêu cầu học sinh thực hiện theo từng bước luôn để ghi nhớ
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh được làm theo bằng cách thực hành luôn trên máy từ đó có thể dễ dàng trả lời câu hỏi SGK:
? Thao tác sao chép và thao tác di chuyển khác nhau ở bước nào?
Việc chia nhỏ nội dung đã thể hiện các bước rõ ràng và cụ thể giúp học sinh nắm bắt cách làm, cách thực hiện dễ dàng hơn Không những thế học sinh còn chủ động lựa chọn các thao tác khi thực hành
Sau khi học sinh đã nắm được kiến thức bài học giáo viên yêu cầu học sinh
thực hành vận dụng ngay sau khi gõ song bài thơ Trăng ơi trong nội dung Thực
hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung.
Trăng ơi
Trang 9Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời
(Theo Trần Đăng Khoa)
*Lưu văn bản với tên Trang oi
Yêu cầu học sinh thực hành thêm để củng cố kiến thức qua việc thực hành để trả lời các câu hỏi sau:
a Để đổi chỗ cho khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai em thực hiện thao tác nào, nêu cụ thể các bước để thực hiện
b Nêu các bước để sao chép bài thơi trên thành hai bài
c Đổi lại trật tự các khổ thơ để được bài thơ hoàn chỉnh như mới gõ
* Như vậy sau khi đã được thực hiện các thao tác thực hành để nắm bắt lý thuyết các em được thực hành trên một bài tập cụ thể và có thể có những sáng tạo với bài tâp này khi các em đã nắm chắc được kiến thức lý thuyết Từ đó tạo hứng thú cho các em mạnh dạn tiếp xúc với máy tính nhiều hơn, có nhiều sáng tạo hơn trong quá trình thực hành với máy tính
Như vậy rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, kỹ năng thành thạo có liên quan đến việc nắm vững kiến thức lý thuyết Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch hệ thống hoá kiến thức vận dụng phương pháp thích hợp nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh đồng thời phù hợp với các đối tượng học sinh Có nhiều phương pháp hình thành kỹ năng thực hành trên máy tính mỗi loại phương pháp có những ưu nhược điểm nhất định giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt
* Bài giảng trình chiếu: