Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Vạn Xuân nhằm phát triển các giá trị đặc trưng về kiến trúc, cảnh quan của khu vực, đảm bảo phù hợp, hài hòa với cảnh quan chung của thành phố Huế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường và cuộc sống sinh hoạt cho người dân, góp phần bảo tồn di sản cũng như phát triển đô thị Huế; đồng thời định hướng để tiếp tục nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến đường giáp các sông xung quanh Kinh thành Huế (sông An Hòa và sông Đông Ba).
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
VÕ LÊ NHẬT KHÓA: CH - 2009
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VẠN XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ
Ngành: Quy hoạch
Mã số: 60.58.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LƯƠNG TÚ QUYÊN
Hà Nội, năm 2011
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo TS Lương Tú Quyên
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo trong trường đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho tôi trong thời gian học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin cảm ơn lãnh đạo Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế; UBND thành phố Huế; các nhà khoa học; các anh, chị đồng nghiệp; bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011
VÕ LÊ NHẬT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện Các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong công trình nào khác
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011
VÕ LÊ NHẬT
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HUẾ VÀ ĐƯỜNG VẠN XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ 5
1.1 Đô thị Huế 5
1.1.1 Tổng quan chung 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.3 Hình thái không gian đô thị Huế 8
1.2 Tổng quan không gian xung quanh khu vực nghiên cứu: 9
1.2.1 Sông Kẻ Vạn 9
1.2.2 Kinh thành Huế - di sản văn hóa thế giới 11
1.2.3 Sông Hương và các tuyến đường dọc sông 13
1.2.4 Khu vực phường Kim Long 16
1.3 Vị trí, lịch sử tuyến đường Vạn Xuân, thành phố Huế 18
1.3.1 Vị trí 18
1.3.2 Lịch sử hình thành 18
1.3.3 Địa danh lịch sử gắn liền với con đường 18
1.4 Thực trạng tuyến đường Vạn Xuân 18
1.4.1 Đặc điểm hiện trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan 18
1.4.2 Các đặc điểm khác 29
1.5 Bảng đánh giá về không gian, kiến trúc, cảnh quan 30
Trang 5Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VẠN XUÂN, THÀNH PHỐ
HUẾ 32
2.1 Một số khái niệm 32
2.2 Cơ sở lý thuyết 32
2.2.1 Quy luật tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan 32
2.2.2 Thiết kế đô thị 33
2.2.3 Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng: 39
2.3 Cơ sở pháp lý và các quy hoạch có liên quan 41
2.2.1 Cơ sở pháp lý 41
2.2.2 Các quy hoạch có liên quan 42
2.2.3 Phân vùng bảo vệ Kinh thành Huế 45
2.4 Các yếu tố khác có liên quan 47
2.4.1 Yếu tố địa hình, cảnh quan tự nhiên 47
2.4.2 Yếu tố xã hội, con người 49
2.4.3 Yếu tố văn hóa 50
2.5 Cơ sở thực tiễn: 50
2.5.1 Thế giới 50
2.5.2 Việt Nam 55
Chương 3: ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VẠN XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ 58
3.1 Quan điểm và mục tiêu 58
3.1.1 Quan điểm: 58
3.1.2 Mục tiêu: 58
3.2 Giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan 59
3.2.1 Bố cục không gian tổng thể 59
3.2.2 Hình ảnh đặc trưng của tuyến đường 64
Trang 63.2.3 Điểm nhấn 64
3.2.4 Công trình kiến trúc 67
* Mật độ xây dựng 67
* Tầng cao công trình 69
* Chỉ giới xây dựng: 73
* Hình thức kiến trúc: 74
* Tỷ lệ, khối tích các công trình: 81
* Nhịp điệu: 81
* Vật liệu hoàn thiện bề mặt, màu sắc, chiếu sáng công trình: 81
* Các chi tiết cửa đi, cửa sổ, ban công, mái: 84
3.2.5 Công viên, cây xanh, mặt nước 84
3.2.6 Các tiện ích đô thị 86
3.2.7 Hạ tầng nước, điện chiếu sáng, viễn thông: 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Hình 1.2 Bản đồ vị trí tuyến đường Vạn Xuân trong Quy
hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020
02
Hình 1.3 Cảnh quan xung quanh khu vực Kinh thành Huế 03
Hình 1.4 Kinh thành Huế với hệ thống sông đào xung quanh 03
Hình 1.9 Mối liên hệ của tuyến đường với không gian xung
quanh
13
Hình 1.11 Một số hình ảnh phía Nam sông Hương, thành phố
Huế
15
Hình 1.12 Một số hình ảnh về không gian khu vực đường Lê
Duẩn, Trần Hưng Đạo, phía trước Kinh thành Huế
16
Hình 1.13 Kiến trúc tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên
17
Hình 1.14 Sơ đồ đánh giá hiện trạng tuyến đường Vạn Xuân 20
Hình 1.15 Hiện trạng hai bên tuyến đường Vạn Xuân 21
Hình 1.18 Bố cục tổng mặt bằng một số dạng nhà vườn Huế 24
Hình 1.19 Một số nhà vườn, phủ đệ còn lại trên tuyến đường 25
Hình 1.21 Hình ảnh hiện trạng những năm gần đây đã xuất
hiện một vài nhà xây dựng theo hình thức dạng nhà ống, biệt thự vườn
26
Hình1.22 Trường tiểu học Kim Long và trường Trung cấp
nghề Huế trên tuyến đường
27
Trang 8Hình 2.2 Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích 46
Hình 2.4 Đường dạo, tuyến đi bộ, đèn trang trí ven sông
Hình 2.8 Tổ chức không gian hai bờ sông An Cựu, thành phố
Huế
57
Hình 3.2 Mặt cắt quy hoạch không gian hai bên tuyến đường 61
Hình 3.4 Đề xuất tổ chức cảnh quan khu vực bến thuyền 62
Hình 3.6 Đề xuất tạo ra một số không gian trống trong công
viên để người dân có điều kiện sinh hoạt
63
Hình 3.7 Mặt cắt quy hoạch không gian hai bên tuyến đường 64
Hình 3.8 Sơ đồ tổ chức điểm nhấn chiều cao công trình trên
H×nh 3.10 Một số hình ảnh đề xuất sử dụng thiết kế điểm nhấn
trong công viên
67
Hình 3.11 Sơ đồ đề xuất quy định mật độ xây dựng công trình 69
Hình 3.12 Sơ đồ phân vùng tổng thể chiều cao công trình 70
Hình 3.13 Sơ đồ hiện trạng và tổ chức chiều cao công trình
trên tuyến đường Vạn Xuân, thành phố Huế
71
Hình 3.14 Sơ đồ mặt bằng phân vùng chiều cao công trình
xây dựng
72
Hình 3.15 Sơ đồ bố trí khoảng lùi xây dựng công trình 74
Trang 9Hình 3.21 Màu sắc chủ đạo của tuyến đường 82
Hình 3.24 Một số hình ảnh tham khảo trong tổ chức công viên 84
Hình 3.26 Một số hình ảnh tham khảo trong khai thác mặt nước
của dòng sông
86
Trang 10đang tổ chức lập, phê duyệt nhiều đồ
án quy hoạch nhằm có cơ sở quản
lý, thực hiện đầu tư để bảo tồn di sản
và phát triển đô thị; nhiều khu đô thị,
công trình kiến trúc được xây dựng
mới, nhiều khu dân cư, công trình
công cộng đang được đầu tư chỉnh
trang, cải tạo không gian, kiến trúc
cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đô thị,… nhằm xây dựng thành phố Huế ngày càng đẹp hơn và văn minh hơn, xứng đáng là thành phố di sản, văn hóa, du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam
Đường Vạn Xuân thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, nằm phía Tây Kinh Thành Huế; là con đường chạy dọc sông Kẻ Vạn Cùng với tình trạng xuống cấp của sông Kẻ Vạn, hiện nay không gian, kiến trúc, cảnh quan hai bên tuyến đường này chưa được nghiên cứu quy hoạch; các công trình xây dựng tại khu vực này còn nhếch nhác, thiếu đầu tư nên chưa góp phần phát triển, tôn tạo cảnh quan đô thị Huế và khu vực xung quanh Kinh Thành Huế Không gian cảnh quan hai bên đường chưa được nghiên cứu quy hoạch chi tiết cũng gây nên tình trạng khó quản lý, định hướng xây dựng để người dân thực hiện
Với các lý do nêu trên, việc nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Vạn Xuân là cần thiết và có ý nghĩa
Hình 1.1: Một góc đô thị Huế ngày nay
Trang 123
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường
Vạn Xuân, thành phố Huế
- Ranh giới nghiên cứu:
+ Phía Đông giáp sông Kẻ Vạn;
+ Phía Đông giáp đường Kim Long và sông Hương;
+ Phía Bắc giáp sông Bạch Yến;
+ Phía Nam giáp khu vực Phú Mộng, phường Kim Long
Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan hai bên tuyến đường Vạn Xuân, thành phố Huế đến năm 2020
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm tiếp cận với các không gian xung quanh có quan hệ tương tác với khu vực tuyến đường Vạn Xuân để
Hình 1.3: Cảnh quan xung
quanh khu vực Kinh thành Huế -
Nguồn Ủy ban nhân dân thành
phố Huế
Hình 1.4: Kinh thành Huế với hệ thống sông đào xung quanh – Nguồn Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế
Trang 134
thực hiện nghiên cứu (bao gồm tổng thể đô thị Huế và các khu vực Kinh thành Huế, sông Hương, phường Kim Long, sông Đông Ba và sông An Hòa)
- Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử và logic nhằm xem xét các yếu
tố không gian, kiến trúc, cảnh quan đã xuất hiện sẵn có trên tuyến đường này cũng như quy luật phát triển của nó
- Sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp nhằm xác lập cái nhìn khái quát và rút ra đánh giá tổng hợp đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan của tuyến đường này
- Sử dụng phương pháp tiếp cận quan sát nhằm mô tả, giải thích để làm
cơ sở đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường
- Sử dụng phương pháp thu thập và tham khảo các dữ liệu, thông tin trong các tài liệu, sách vở, thông tin qua mạng internet có liên quan đến đề tài nhằm có các giải pháp đề xuất phù hợp với thực tế đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường này
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường, đặc biệt là các tuyến dọc các sông đào còn lại xung quanh Kinh Thành Huế (gồm sông An Hòa và sông Đông Ba)
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đề xuất các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Vạn Xuân nhằm phát huy các giá trị đặc trưng về kiến trúc, cảnh quan của khu vực, góp phần cải tạo đô thị, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cơ sở tiến hành triển khai xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch
Trang 14THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 15Hiện nay, tình trạng nhếch nhác về không gian các sông đào xung quanh Kinh thành Huế đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trên tuyến đường Vạn Xuân; các công trình nhà vườn, công trình phủ đệ đã xuống cấp, những công trình nhà được mọc lên không được chú trọng đến tổng thể kiến trúc, cảnh quan xung quanh nên ảnh hưởng ít nhiều đến kiến trúc, cảnh quan của toàn tuyến
Nguyên nhân:
- Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn đến việc chưa có đủ điều kiện
để đầu tư xứng đáng với vị trí và phát huy những giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc trưng sẵn có tại tuyến đường Vạn Xuân
- Chưa có sự nghiên cứu quy hoạch, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị nên còn lúng túng trong công tác quản lý xây dựng cũng như định hướng cụ thể cho người dân thực hiện đầu tư; vì vậy, việc xét duyệt cấp phép xây dựng cũng như nghiên cứu đầu tư của người dân còn hạn chế
- Chưa có sự khảo sát đánh giá đúng và đủ giá trị kiến trúc, cảnh quan của các công trình nhà vườn, phủ đệ
- Chưa nghiên cứu khai thác hết giá trị cảnh quan của dòng sông dọc
Kẻ Vạn cũng như các tuyến dọc sông Đông Ba, An Hòa
Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài “Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến Vạn Xuân” đã nghiên cứu và đề xuất các nội dung sau:
- Yêu cầu đối với tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan toàn tuyến đường Vạn Xuân
Trang 1689
- Đưa các công trình phủ đệ vào dạng các công trình cần được bảo tồn, tôn tạo một cách cấp thiết Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các gia đình đang sống trong khuôn viên các phủ đệ, để họ có nguồn kinh phí cần thiết để bảo tồn, tôn tạo kịp thời, chống xuống cấp đối với các công trình trong khuôn viên phủ đệ họ đang sống
- Khái thác tiềm năng thiên nhiên bờ sông dọc tuyến đường bằng cách tạo những công viên cảnh quan, mà ở đó có thể tổ chức những không gian thư giản, ngắm cảnh, sinh hoạt cộng đồng, vào những lễ hội truyền thống
- Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, kết cấu mới vào tổ chức kiến trúc, cảnh quan nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống con người và văn minh đô thị là thực sự cần thiết Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu đề xuất chủng loại cây trồng bố trí trên tuyến đường Vạn Xuân, mẫu đèn chiếu sáng đô thị, các trang thiết bị
đô thị phục vụ cho cuộc sống người dân ngày càng chất lượng
Kiến nghị
Trong điều kiện nước ta đang thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát như hiện nay, rất nhiều công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải tạm dừng thì việc thực hiện mở rộng đường theo quy hoạch, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư trong thời điểm này là hết sức khó khăn
do phải tốn rất nhiều kinh phí Vì vậy, trước mắt có thể thực hiện một số công việc với kinh phí thực hiện không nhiều; bao gồm:
- Tổ chức lập quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị cho tuyến đường; ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Thực hiện cấp phép, quản lý xây dựng nhà ở của người dân theo đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị được duyệt nhằm hạn chế tối đa tình trạng xây dựng lộn xộn, manh mún như hiện nay đã bắt đầu xảy ra và hạn chế thiệt hại tài sản của xã hội khi thực hiện quy hoạch này
Trang 1790
- Đưa các công trình phủ đệ, nhà vườn truyền thống trên tuyến đường vào dạng nhà cần giữ gìn, chỉnh trang và có chính sách hỗ trợ cho người dân trong việc thực hiện chỉnh trang
- Lập dự án và thực hiện đầu tư dự án nạo vét sông Kẻ Vạn; đầu tư hệ thống công viên dọc bờ sông Kẻ Vạn cho những đoạn không có dân cư xây dựng nhà ở
Về lâu dài, cần sớm thực hiện quy hoạch và lưu ý cần triển khai một số công việc:
- Xây dựng khu tái định cư phục vụ cho di dời, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch đối với khu vực dân cư sống lấn chiếm bờ sông Đối với một bên còn lại của tuyến đường, khi thực hiện quy hoạch cần lưu ý ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ đối với các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa (bố trí tại các khu vực đất rộng có thể chỉnh trang, sắp xếp lại dân cư)
- Sau khi kết nối sông Kẻ Vạn và sông Kim Long, cần tổ chức hoạt động phục vụ du thuyền trên sông để khai thác du lịch, dịch vụ
- Tiến hành nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến đường dọc sông An Hòa, Đông Ba để hoàn thiện quy hoạch cho tổng thể không gian xung quanh khu vực Kinh thành Huế /
Trang 18DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản pháp luật, quy định và quy hoạch có liên quan
1 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009
2 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
3 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
4 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
5 Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ
về quy hoạch xây dựng
6 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy chuẩn xây
dựng
7 Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020
8 Quy hoạch chung cảnh quan hai bờ sông Hương
9 Quy hoạch chi tiết Khu Kinh thành Huế, thành phố Huế
10 Điều lệ quản lý quy hoạch chi tiết Khu Kinh thành Huế
Các tài liệu khác
11 Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế
12 Phan Thuận An (2009), “Hình thái không gian đô thị Huế”, tạp chí
Sông Hương, Huế (9/7/2009)
13 Đỗ Xuân Cẩm (2008), “Cây xanh thành phố Huế ”, Tạp chí Nghiên
cứu Huế, tập 6, tr 191-193