SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy Tổ bộ môn: Văn – Ngoại Ngữ Thời gian thực hiện: Năm học: 2020 - 2021 Số điện thoại: 0976.910.398
Năm học: 2020 - 2021
Trang 2SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Năm học: 2020 - 2021
Trang 33 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Tính mới của đề tài 2
II Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói 8
1 Nguyên tắc chung trong việc đưa ra các giải pháp 8
2 Lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói 8
3 Một số giải pháp 9
3.1 Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề 9
3.2 Sử dụng phương pháp đóng vai 13
3.3 Tổ chức cho học sinh tranh luận 19
3.4 Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở 23
3.5 Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 24
3.6 Tổ chức cho học sinh thuyết trình 28
3.7.Sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút 30
III Giáo án thể nghiệm 31
IV Hiệu quả thực nghiệm 40
1 Về phía giáo viên 40
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài
Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Không phảingẫu nhiên mà “học nói” được xếp vào vị trí thứ hai Nhà giáo dục người Nga- Xukhômlinxki đã viết: “Từ ngữ tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có
thể trở nên mềm mại như bông hoa đang nở và nước thần, truyền từ niềm tin và sựđôn hậu Một từ thông minh hiền hòa tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn tàn ác,không suy nghĩ, không lịch sự đem lại tai họa, từ đó có thể giết chết niềm tin và làmgiảm sức mạnh của tâm hồn Do đó, việc lựa chọn các từ ngữ văn hóa và có giáodục là rất quan trọng trong giao tiếp” Điều đó chứng tỏ kỹ năng nói là một kỹ
năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày Đặc biệt, trong thời kì đổi mới đấtnước, hội nhập với thế giới, cả dân tộc đang bừng bừng khí thế trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” thì kỹ năng nói trở thành một kỹ năng không thể
thiếu trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc
Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thôngnăm 2018 là góp phần hình thành và phát triển con người toàn diện Trong đó, mônNgữ văn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếpvới trục xuyên suốt là 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết Học sinh biết xác địnhmục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung và các phương tiện giao tiếp phù hợp ngữcảnh và đối tượng giao tiếp, biết tiếp nhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động, tựtin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp giúp học sinh phát triển nănglực ngôn ngữ: Rèn các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.
Tuy nhiên, hiện nay là cả người soạn sách giáo khoa THPT và người dạy cònchú trọng vào việc dạy, cung cấp các tri thức văn bản, Tiếng Việt, Làm văn hay đọcdiễn cảm, đọc hiểu, luyện viết mà bỏ qua hay ít chú ý đến kỹ năng nói Vì thế khira đời, nhiều học sinh không nói rõ nghĩa, không biết nói ra những điều mình nghĩ,không truyền đạt chính xác thông tin, cảm xúc bản thân Các em chưa tự tin, chủđộng, hoạt bát trình bày quan điểm, tình cảm, ý kiến quan điểm bản thân
Mặt khác, một thực tế dễ nhận thấy là các em học sinh lớp 10 mới bước chânvào trường THPT, làm quen với môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới nêncác em còn khá bỡ ngỡ, rụt rè Trong khi đó, bậc THPT là một cấp học có vị trí
quan trọng trong việc hoàn thiện các kỹ năng, năng lực, phẩm chất trở thành “bệ
phóng”, là hành trang để các em có thể trở thành một công dân tự chủ khi bước
vào đời Vì vậy, nếu giáo viên không chú trọng nâng cao kĩ năng giao tiếp cho họcsinh thì các em sẽ không dám bộc lộ cá tính, quan điểm, ý kiến của riêng mình, dần
dần các em tự thu mình vào trong tập thể, trong “vỏ ốc” của chính mình Do đó,
việc nâng cao kỹ năng nói cho học sinh là rất quan trọng, giúp các em tự tin, mạnhdạn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình.
Trang 6Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy việc rèn luyệnkỹ năng nói cho học sinh qua giờ học Ngữ văn 10 là việc làm thiết thực vừa gópphần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, vừa hình thành phong cách cho học sinh,giúp các em tự tin trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống Xuất phát từ
những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói
qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình khó khăn của học sinh liên quan trực tiếp đến kỹ năng nóitrong quá trình học tập môn văn lớp 10 ở trường THPT.
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp nâng cao kỹ năng nói cho học sinh.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng nói và vai trò của kỹ năng nói- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng nói của học sinh lớp 10 ở trường THPT.
- Nghiên cứu các giải pháp hình thành kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT.- Đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả học tập của học sinh.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng nói của học sinh trong các tiết đọc văn
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT.
5 Phương pháp nghiên cứu
5 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan kỹ năng nói; các tài liệu liên quan đến dạyhọc văn bản, các biện pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển kỹ năng nóicho học sinh.
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên,
học sinh về thực trạng rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 trong giờ đọc văn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng các biện pháp nâng cao kỹ năng
nói cho học sinh trong giờ đọc văn lớp 10, tiến hành dạy thực nghiệm và rút ra kếtluận kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
6 Tính mới của đề tài
Đề tài hướng đến việc xác định tầm quan trọng của việc phát triển và nângcao kỹ năng nói cho học sinh trong dạy học Ngữ văn Trong những năm gần đây,giáo viên đã chú trọng tổ chức một số biện pháp dạy học hướng đến phát triển kỹnăng nói cho học sinh nhưng đa số đều áp dụng ở một số tiết Làm văn, Tiếng Việt
Trang 7đặc thù luyện nói như Trình bày một vấn đề, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Mặt khác, các biện pháp được áp dụng vào các
tiết đọc văn còn mang tính riêng lẻ, chưa có sự kết nối hệ thống nên khả năng pháttriển kỹ năng nói cho học sinh chưa cao và kết quả chưa rõ ràng.
Từ thực tế đó, đề tài lần đầu tiên đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể gópphần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 trong các giờ đọc văn Ở đề tài này,tôi đã cụ thể hoá bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học cóminh họa cụ thể, dễ áp dụng Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của họcsinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Trang 8PHẦN NỘI DUNGI CƠ SỞ KHOA HỌC
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1 Ngôn ngữ nói
Theo Phạm Minh Hạc và Nguyễn Quang Uẩn trong cuốn “Tâm lí học đại
cương”: Ngôn ngữ là một quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao
tiếp, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử, hoặc để kế hoạchhóa hoạt động của mình Ngôn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với năng lựcnhận thức và mang dấu ấn của những đặc điểm tâm lí riêng của cá nhân đó Song,ngôn ngữ của mỗi cá nhân không chỉ phản ánh nghĩa của các từ mà còn cả thái độcủa bản thân với đối tượng của ngôn ngữ và với người đang giao tiếp
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác là chủ yếu, biểu hiện bằngâm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác Chúng ta có thể “nói”có nghĩa là trò chuyện hoặc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của một người bằngngôn ngữ nói Để nói thường ngụ ý truyền đạt thông tin Nó có thể từ một nhận xétkhông chính thức đến một bài trình bày học thuật đến một địa chỉ chính thức.
Ngôn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất của lịch sử loài người Trong sự phátsinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng có trước Ngôn ngữ nói có hai loại:
- Ngôn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau Loạingôn ngữ này có những đặc điểm tâm lí riêng Trong quá trình đối thoại có sự thayđổi vị trí và vai trò của mỗi bên Chính sự thay đổi này có tác dụng hỗ trợ, giúp chohai bên dễ hiểu nhau hơn Ngoài tiếng nói ra còn có phương tiện hỗ trợ cho ngônngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt Do đó, người nói có thể trực tiếp thấy đượcphản ứng của người nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp.- Ngôn ngữ độc thoại: Là loại ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những ngườikhác nghe Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều mà không có sự hỗ trợ ngượctrở lại Người nói cần có sự chuẩn bị trước về nội dung hình thức và kết cấu củanhững điều định nói, đôi khi phải tìm hiểu trước về đối tượng (đối tượng ngườinghe) Ngôn ngữ cần trong sáng, dễ hiểu, chính xác Ngôn ngữ nói độc thoạicó thể tạo những căng thẳng nhất định cho cả người nói và người nghe, vì người nóicần chuẩn bị trước, theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng của người nghe,còn người nghe cần tập trung chú ý trong một thời gian dài.
1.2 Kỹ năng nói
Hiện nay có nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về “kỹ năng” nhưng nhìn
chung chúng đều có sự thống nhất ở một số đặc điểm sau:
- Kỹ năng được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân thông quahệ thống các thao tác cụ thể Dấu hiệu này thể hiện mặt bên ngoài của kỹ năng, đảmbảo cho kỹ năng mang tính kỷ thuật
Trang 9- Để có được kỹ năng, con người cần vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào trong hànhđộng, hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của hoạt động ấy Dấu hiệu nàythể hiện mặt bên trong của kỹ năng, cho thấy kỹ năng không chỉ thuần túy là kỷthuật hành động mà còn là sự hiểu biết: biết về đối tượng và biết cách vận dụngđể tác động vào đối tượng.
- Nếu cá nhân vận dụng những yếu tố trên một cách tùy tiện thì hành động/hoạt độnghoặc không đạt kết quả, hoặc kết quả chỉ mang tính ngẫu nhiên Do đó, việc vận dụngtri thức, kinh nghiệm của cá nhân cần đảm bảo đúng (với yêu cầu của hành động/hoạtđộng), thuần thục, linh hoạt và đem lại kết quả nhất định cho hành động/hoạt động ấy Đây là dấu hiệu cho thấy, kỹ năng phản ánh năng lực của cá nhân vì nóđược hình thành trong hoạt động, được đánh giá cũng bằng sản phẩm của hoạt động.
Từ khái niệm “kỹ năng”, khái niệm “ngôn ngữ nói” tôi cho rằng: Kỹ năng
ngôn ngữ nói (Gọi ngắn gọn là kỹ năng nói) là sự vận dụng những tri thức, kinhnghiệm hành động/hoạt động lời nói đã có của cá nhân vào thực hiện có kếtquả hành động/hoạt động cụ thể trong các điều kiện, tình huống xác định
Yêu cầu cần đạt của kĩ năng nói: Nói rõ ràng, mạch lạc ý tưởng, thông tin,quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, cótính đến quan điểm của người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầuthị và văn hóa thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trongthảo luận, tranh luận.
Đánh giá hoạt động nói: Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề vàmục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranhluận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giaotiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ.
Kỹ năng nói là kỹ năng cho chúng ta khả năng giao tiếp hiệu quả Những kỹnăng này cho phép người nói truyền tải thông điệp, hiểu biết lẫn nhau, biểu lộ tìnhcảm, nguyện vọng của mình một cách say mê, chu đáo và thuyết phục Kỹ năngnói cũng giúp đảm bảo rằng người ta sẽ không bị hiểu lầm bởi những người đanglắng nghe Rèn luyện kỹ năng nói tốt, giáo viên vừa giúp các em thể hiện mình, tựbày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa giúp các em phân tích,đánh giá một cách tự tin trước tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phụcnhững khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm Từ đó nâng cao chấtlượng dạy học môn Ngữ văn.
1.3 Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ học văn
Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giaotiếp Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các mônngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứđể hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là 4 kỹ năng: nghe,nói, đọc, viết cho học sinh.
Trang 10Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin,thì nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cầnđược rèn luyện và phát triển trong nhà trường Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạohướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học sinhphải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời ngôn bản Muốnngười nghe hiểu cho được thì người nói phải nói phải nói cho mạch lạc, logic, phảiđảm bảo các quy tắc hội thoại, phải chú ý các cử chỉ, nét mặt, âm lượng
Ngữ văn là môn học có ưu thế trong việc hình thành và phát triển cho họcsinh năng lực ngôn ngữ, tức là năng lực làm chủ tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việtmột cách thuần thục để tạo lập văn bản (nói và viết) giúp cho việc diễn đạt, giaotiếp đạt hiệu quả Có thể nói, năng lực ngôn ngữ là nền tảng để các em phát triểncác năng lực khác như hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học Đặc biệt, giờ đọc vănđem lại cho học sinh những hứng khởi, đam mê, những thăng hoa trong tâm hồnđồng thời giúp các em hình thành đạo đức, bài học ứng xử phù hợp chuẩn mực xãhội Để dẫn dắt học sinh cảm thụ tác phẩm văn học, dẫn dắt các em không ngừnglớn lên về tâm hồn trí tuệ phải cần đến kỹ năng đọc và nói Cần phải đi từ khâu đọcbài văn bài thơ, đọc đoạn văn đoạn thơ, đọc câu văn câu thơ mà giáo viên và họcsinh sẽ phân tích Quá trình phân tích, tìm hiểu văn bản rất cần có sự trao đổi giữagiáo viên và học sinh, tức là cần phải nói Ở khâu nói này, giáo viên làm tốt đượcvề mặt ngôn từ, âm lượng học sinh trả lời lưu loát, rõ ràng sẽ đem lại hứng thúcho người học và hiệu quả bài dạy sẽ cao hơn
Rèn luyện kỹ năng nói trong tiết đọc văn có thế mạnh của một sinh hoạt giaotiếp tập thể, không như rèn luyện kỹ năng viết văn là một hoạt động tĩnh, cá nhân.Không khí làm việc miệng dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếugiáo viên ý thức được vấn đề này Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thểbao giờ cũng năng động hơn Thấy rõ đặc thù của hoạt động rèn luyện kỹ năng nóivà đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ dạy họcđược Rèn luyện kỹ năng nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tưtưởng tình cảm học sinh qua các nói năng, diễn đạt
Vì thế, rèn luyện kỹ năng nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy họcvăn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn.Rèn luyện kỹ năng nói tốt sẽ giúp người học có một công cụ giao tiếp hiệu quảtrong cuộc sống xã hội.
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học có đặc trưng và thế mạnh riêng trongviệc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung Môn Ngữ Văn là môn họccông cụ, có ưu thế nổi bật trong việc phát triển ngôn ngữ: rèn luyện các kỹ năngđọc, viết, nói, nghe Vì thế, trong những năm học qua, giáo viên bộ môn dần dầntiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới Người thầy không chỉ đóng vaitrò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn
Trang 11chương mà còn hình thành cho các em kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết (năng lực giaotiếp tiếng Việt), đặc biệt là kỹ năng nói.
Để tìm hiểu sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói củahọc sinh qua giờ đọc văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát 12 giáo viên ở đơn vị côngtác thông qua trao đổi trực tiếp và dự giờ thăm lớp Qua khảo sát điều tra, tôi nhậnthấy tất cả giáo viên đã ý thức được kỹ năng nói có vai trò quan trọng đối với họcsinh Việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn là rất cầnthiết phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông mới năm 2018 Nhận thức được vai tròvà sứ mệnh quan trọng của mình nên trong quá trình giảng dạy phần đọc văn,nhiều giáo viên đã chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để rèn luyệnkỹ năng nói cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả tiết dạy Mặc dù có nhữngnỗ lực cố gắng hết sức như vậy nhưng trên thực tế rất ít giáo viên thành công quatiết dạy Điều này được lí giải bởi kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinhchưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết, đọc, giáo viên vẫn còn lúng túng trongkhâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp Giáo viên chưa tích cựchóa các hoạt động học tập của học sinh, chưa tạo điều kiện cho học sinh hoàn cảnhgiao tiếp thuận lợi như không khí hào hứng của lớp học, thái độ hợp tác của nhữngngười cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên,chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ Mặt khác, trong thờilượng 1 tiết dạy đọc văn (45 phút) có hạn, số lượng học sinh quá đông, giáo viênphải tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tri thức trọng tâm của bài học(kỹ năng đọc) nên không có nhiều thời lượng để tạo điều kiện cho tất cả các emhọc sinh được nói (kỹ năng nói) Giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thờigian, chú trọng vào việc dạy học các tri thức mà bỏ qua khâu luyện nói cho họcsinh Một khó khăn nữa của giáo viên THPT trong việc rèn luyện và nâng cao kỹnăng nói cho học sinh là hiện chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc rènluyện kỹ năng nói học sinh (Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo rènluyện kỹ năng viết và kỹ năng đọc hiểu khá nhiều) Do đó, trong một tiết học, việcluyện kỹ năng nói mới chỉ tập trung ở một số em học sinh khá giỏi, chăm ngoancòn những học sinh yếu hơn, lười học thì bị thụ động, thiếu tự tin không phát huyđược khả năng của mình Dù có tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thì những emnày cũng ngồi im Kết quả là các em chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, ýkiến của mình hoặc có em mạnh dạn nhưng diễn đạt ý của mình lủng củng, vụng về.
Từ những khó khăn của giáo viên dẫn đến sản phẩm giáo dục của chúng ta làcác em chắc chắn bị ảnh hưởng Qua thực tiễn giảng dạy và tiến hành thăm dò khảosát ngẫu nhiên 100 học sinh khối lớp 10 (Bằng trao đổi trực tiếp lẫn thăm dò quaphiếu điều tra ở Phụ lục 1), tôi nhận thấy: Đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trướctập thể, rất ngại nói, không tự tin nói trước đông người Khi tham gia nói trong các tiếthọc, lời nói của học sinh không tự nhiên, học sinh thường nói lủng củng, ngập ngừng,không rõ ràng, có nhiều em có dự kiến trong đầu nhưng không diễn đạt được rõ thànhcâu có nghĩa Trong khi nói, có em còn sử dụng từ địa phương, điều này ảnh hưởngđến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này Một thực trạng
Trang 12nữa trong các giờ học Ngữ văn là các em nói như đọc, không kết hợp được các yếu tốphi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng… làm cho quá trình nói của các emthiếu tự tin, thiếu tư thế, tác phong phù hợp Đã có học sinh chân thành phát biểu
rằng: “Rất ngại và sợ phải nói trong các giờ học Ngữ văn”.
Điều đáng nói ở đây là đối với các em học sinh lớp 10, là học sinh lớp đầu cấpTHPT, vừa rời cấp THCS Phần lớn các em là con gia đình thuần nông thuộc các xãmiền núi của huyện đồng bằng nên các em còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tậpmới, thầy cô mới, bạn bè mới, các em chưa tự tin trong việc tiếp cận các môn học,trong đó có môn Ngữ văn Các em tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu tích cực,thiếu chủ động, sáng tạo Ngay cả trong việc tiếp xúc với giáo viên các em vẫn cảmthấy lo sợ khi phải nói, phải trình bày một vấn đề nào đó.
Để tạo được động lực, niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ mônNgữ văn của các em trước hết người giáo viên phải là người tìm ra được nhữngbiện pháp tối ưu, kích thích bản năng nói để học sinh nói ra được những điều màmình tư duy, cảm thụ trong giờ văn Đây cũng là kỹ năng vừa giúp các em thể hiệnmình, tự bày tỏ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tintrước tập thể vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thựctrạng mà chúng ta đang quan tâm Từ đó đặt ra vấn đề giáo viên phải tạo cho họcsinh sự tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kỹnăng nói, hình thành cho học sinh chuẩn mực khi nói, góp phần nâng cao chấtlượng môn học, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINHTRONG CÁC TIẾT ĐỌC VĂN LỚP 10
1 Nguyên tắc chung trong việc đưa ra các giải pháp:
- Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.- Phát huy thế mạnh của học sinh trong hoạt động nhóm/tổ.
- Ưu tiên hàng đầu cho việc rèn luyện kỹ năng nói nhưng không tách rời với các kỹnăng khác trong bộ tứ giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
- Chú trọng cả ba đối tượng học sinh: Giỏi, khá - Trung bình - Yếu, Kém.
- Tạo được không khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung hấpdẫn, dễ lôi cuốn các em vào hoạt động nói.
- Thể hiện thái độ khích lệ, động viên, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác tự ti, xấu hổ.- Đầu tư thật kĩ cho khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
2 Lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói trong tiết đọc văn lớp 10:
- Cần lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói một cách linh hoạt, hiệu quả.
- Vừa bám sát các hướng dẫn học bài sách giáo khoa vừa vận dụng linh hoạt tìnhhình, đặc điểm cụ thể, phù hợp đối tượng học sinh.
Trang 133 Một số giải pháp
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn,các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số tiết, mộtsố giai đoạn Nó phải có tính hệ thống kết hợp và liên tục Bởi vậy, cũng không cómột mô hình chính thức cho việc phát triển giáo dục kỹ năng này mà đòi hỏi ngườigiáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ dạy Các giảipháp tôi đưa ra đề tài này chỉ là những giải pháp trong từng tình huống cụ thể.
3.1 Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề Đólà trạng thái tâm lí đặc biệt của học sinh khi gặp mâu thuẫn khách quan của nhậnthức giữa cái đã biết và cái phải tìm Các em học sinh tự chấp nhận và có nhu cầu,có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi tích cực, sáng tạo Kết quả saukhi giải quyết tình huống có vấn đề là các em không chỉ nắm được kiến thức màcòn cả phương pháp giành kiến thức Một tình huống được coi là có vấn đề khithỏa mãn ba điều kiện sau: Tồn tại một vấn đề; Gợi nhu cầu nhận thức; Gợi niềmtin vào khả năng của bản thân Trong các giờ học giáo viên luôn phải biết đưa họcsinh vào những tình huống có vấn đề để các em thực sự suy nghĩ Từ những kiếnthức có sẵn, cộng với sự nỗ lực của bản thân, các em chiếm lĩnh vấn đề rồi có nhucầu và khả năng bộc lộ suy nghĩ, ý kiến bản thân bằng tiếng nói của mình
Khi đảm nhiệm công việc dạy Ngữ văn 10 ở trường THPT, tôi luôn cố gắngxây dựng mối quan hệ giao tiếp trong giờ học đọc văn, trong đó học sinh là chủ thểgiao tiếp với tác phẩm, giáo viên là trung gian hướng dẫn học sinh tiếp cận các tácphẩm trên phương diện cuộc sống của tác phẩm, nhân vật, các thế hệ độc giả, nhàvăn và giáo viên Trong các giờ học tôi đưa ra các tình huống giả định, khi phântích tìm hiểu tác phẩm, tạo cho học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến, cảm nghĩ Bêncạnh đó tôi kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn, có thể giúp học sinh hìnhtượng hóa nhân vật, bối cảnh, diễn biến để tạo sự kích thích gây ấn tượng với họcsinh giúp các em trình bày ý kiến của mình.
Giáo viên có thể đặt học sinh trước một sự lựa chọn rất khó khăn Học sinhđược chọn một giải pháp trước hai hay nhiều phương án giải quyết mà cái nào cũngcó vẻ như có lí, có sức hấp dẫn Tình huống này đòi hỏi học sinh phải bộc lộ quanđiểm, thái độ của bản thân với mỗi vấn đề được nêu ra Qua đây, phát huy được tínhtích cực chủ động của mỗi học sinh và tăng hứng thú của các em trong mỗi giờ học
Ví dụ khi dạy học bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thủy”, giáo viên xây dựng tình huống: Một truyền thuyết ở vùng Cổ Loa kể lại:Trọng Thủy không tự vẫn, khi ngó xuống giếng bị oan hồn của Mị Châu kéo xuốnggiếng và dìm chết Theo anh/chị, kết cục này có hợp lí không? Anh/chị thích kếtthúc Trọng Thủy tự vẫn hay là bị dìm chết?.
Đây là tình huống lựa chọn Qua tình huống này học sinh được bộc lộ suynghĩ, quan điểm riêng của bản thân Một số học sinh đồng tình với kết thúc theo
Trang 14truyền thuyết ở vùng Cổ Loa: Trọng Thủy bị oan hồn của Mị Châu kéo xuống giếng
và dìm chết Em Trần Thị Huệ (Lớp 10D1) đã đưa ra các lí giải của riêng mình: “Đó
là do Trọng Thủy đã lợi dụng tình yêu, sự nhẹ dạ cả tin, ngây thơ của Mị Châu đểđánh tráo nỏ thần, lại còn truy cùng đuổi tận để giết cha và vợ Vì thế nên để TrọngThủy bị dìm chết Đó cũng là cách bộc lộ nỗi căm hận của Mị Châu nói riêng vàcủa nhân dân ta nói chung với Trọng Thủy” Tuy vậy, đại đa số các học sinh khác
trong lớp lại không đồng tình với quan điểm Trọng Thủy bị dìm chết mà thích kết
thúc Trọng Thủy tự tử Lí giải cho ý kiến của mình, các em cho rằng, “Trọng Thủy
lừa dối Mị Châu, truy sát cha và vợ xét đến cùng là do thực hiện trách nhiệm côngdân đối với nước, bổn phận của người con Trọng Thủy cũng chỉ là một nạn nhântrong âm mưu của Triệu Đà mà thôi” (ý kiến của em Võ Thị Phước – lớp 10D1).
Bạn Thảo Vy (10D1) đưa thêm ý kiến bổ sung: “Để Trọng Thủy tự vẫn thì kẻ thù
của dân tộc bị trừng phạt song vẫn cho thấy tình cảm bao dung, độ lượng và sự cảmthông của nhân dân ta đối với Trọng Thủy – nạn nhân âm mưu thâm độc của TriệuĐà” Từ tình huống lựa chọn đó, các em thẳng thắn bộc lộ trao đổi ý kiến, đưa ra
quan điểm của mình Sau khi giải quyết xong tình huống, các em không chỉ nắmđược ý tưởng nghệ thuật cũng như tình cảm nhân đạo của tác giả dân gian mà quantrọng hơn là khả năng lựa chọn ngôn từ, cách lập luận, diễn đạt được trau chuốt.
Giáo viên cũng có thể đặt học sinh trong một tình huống nghịch lí Đó là nhữngtình huống trái khoáy, ngược đời, trái với lẽ thường Tình huống này đòi hỏi học sinhphải huy động những kiến thức tổng hợp để lí giải những vấn đề khó khăn mà tác phẩmđặt ra Giải quyết được vấn đề có nghĩa là học sinh đã tự nhiên chiếm lĩnh được tri thức.
Ví dụ khi dạy bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi giáo viên có thể kếthợp hình ảnh minh họa với câu hỏi tình huống nghịch lí: Trong tác phẩm, khi thấy
giặc Minh gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân ta, Lê Lợi đã vô cùng cămthù tới mức: “Căm giặc nước thề không cùng sống” Vậy mà khi chiến thắng Lê Lợivà quân ta không những không giết chúng mà còn cấp quân lương cho chúng vềnước Việc làm của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn liệu có phải là trước sau bấtnhất, mâu thuẫn nhau không? Chúng ta nhận ra được gì qua cách xử sự trên của LêLợi và nghĩa quân Lam Sơn?
Đây là tình huống nghịch lí trái với quan niệm thông thường, học sinh sẽ
phải tích hợp kiến thức bài học và kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề Khi
đưa ra tình huống này trong quá trình dạy học, giáo viên nhận được rất nhiều ý kiếnphát biểu của các em học sinh, tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng Đa số các emđều đồng tình về những tội ác giặc Minh gây ra cho dân tộc ta:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Tội ác của giặc đến trời đất cũng không thể dung tha Tội ác ấy"Trúc Nam Sơn
cũng không ghi hết tội /Nước Đông Hải không rửa sạch mùi" Chắc chắn ai cũng
nghĩ rằng nếu một ngày ta chiến thắng, chúng ta sẽ trừng phạt chúng đau đớn hơngấp vạn lần những gì chúng đã gây ra cho nhân dân ta Nhưng thật bất ngờ chúng
Trang 15ta đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế Bắt được quânthù, ta không những không giết, mà còn cấp quân lương, thuyền bè đầy đủ, giúphọ trở về đất mẹ một cách an toàn Điều đó đã nói lên tấm lòng khoan dung độlượng của con người Việt Nam Đặc biệt, có học sinh (em Phương Thảo, lớp10A2) khi bám sát vào chi tiết trong văn bản nên có phát biểu rất sắc sảo bổ sung
ý kiến của các bạn “Những việc làm trên của Lê Lợi và quân ta đã nói lên tấm
lòng khoan dung độ lượng – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam baođời nay Tuy vậy, ông cha ta đã nhận ra rằng:
“Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòngTa lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức”
Nghĩa là ta chỉ khoan dung với kẻ thù khi chúng đã biết cúi đầu nhận lỗi, muốnsống hòa bình hòa hiếu Và việc ta tha chết cho chúng cũng là ta đang nhân đạovới chính dân tộc ta bởi dù biết chúng ta sẽ thắng nhưng càng chiến tranh nghĩalà càng chết chóc Tha cho chúng, kết thúc chiến tranh để nhân dân nghỉ sức làmột hành động nhân đạo mà không phải vị tướng nào cũng làm được”
Hoặc khi dạy phần lời bình cuối tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” (Trích Truyền kì mạn lục) bản thân tôi đã đưa ra một tình huống có vấn đề:Theo anh, chị lời bình của Nguyễn Dữ có mâu thuẫn với quan điểm sau đây củaLão Tử: “Người ta sinh ra thì mềm mại, uyển chuyển như hài nhi, chết đi mới cứngđơ, bất động Cây cỏ sống chết cũng như vậy Nên cái cứng là chết, cái mềm làsống” không? Khi giáo viên nêu vấn đề có vẻ mâu thuẫn, nghịch lí các em học sinh
rất hào hứng Nhiều em đã giơ tay phát biểu, bộc lộ quan điểm, ý kiến cá nhân dựatrên vốn kiến thức đã học và hiểu biết bản thân Em Mai Linh (Lớp 10D1) nêu ý
kiến cá nhân của mình: “Theo em lời bình cuối truyện của Nguyễn Dữ không mâu
thuẫn với quan điểm của Lão Tử Vì lời bình cuối truyện của Nguyễn Dữ đề cao sựcứng cỏi, khảng khái, cương trực trong nhân cách của kẻ sĩ Ngô Tử Văn là kẻ sĩnước Việt đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa Cònquan điểm của Lão Tử lại đề cao sự mềm mại, linh hoạt, uyển chuyển Mà trongcuộc sống khá phức tạp, nhiều mối quan hệ thì nên dung hòa cả hai: vừa cứng cỏi,bản lĩnh vừa mềm mại, nhẹ nhàng” Em Yến (Lớp 10D1) bổ sung thêm ý kiến bạn
Linh “Quan điểm của Nguyễn Dữ về đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách của kẻ sĩ
là đúng nhưng chưa thật đầy đủ, trọn vẹn Nếu kẻ sĩ lúc nào cũng cứng quá thì chắcchắn sẽ có lúc bị gãy Cũng như vậy, quan điểm của Lão Tử không phải khôngđúng, nhưng mềm yếu quá sẽ có lúc nhu nhược, hèn yếu không làm được việc gì.Do đó, chúng ta cần phải biết mềm, biết cứng đúng lúc, đúng hoàn cảnh”.
Rõ ràng, thông qua việc giải quyết một vấn đề có vẻ nghịch lí, trái xoáy, họcsinh đã tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức Từ đó, giáo viên cầnđịnh hướng để học sinh có lòng khoan dung đúng đắn tránh hiện tượng dung túngcho cái ác, cái xấu hay biết kết hợp linh hoạt giữa sự cứng cỏi với mềm dẻo, linhhoạt trong giải quyết công việc Việc giải quyết tình huống có vấn đề cũng là một
Trang 16phương pháp tích cực giúp các em rèn luyện kỹ năng nói, bày tỏ quan điểm ý kiếncủa mình trước tập thể lớp.
Ngoài đặt học sinh vào tình huống lựa chọn, tình huống nghịch lí, giáo viêncũng có thể đặt học sinh vào tình huống nhân quả Tình huống nhân quả là tìnhhuống giáo viên yêu cầu học sinh đi tìm nguyên nhân của một kết quả, bản chấtcủa một hiện tượng, nguồn gốc quy luật của một sự kiện, động cơ sâu xa của mộthành vi nào đó Qua tình huống, các em được thể hiện khả năng phán đoán, suyluận của mình trước những tình huống đặt ra Từ đó, mỗi học sinh sẽ nắm được nộidung kiến thức cần đạt
Ví dụ khi dạy học văn bản “Chí khí anh hùng” (Trích Truyện Kiều củaNguyễn Du) giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh thảo luận: Giai thoại về
Truyện Kiều kể Tự Đức (vua nhà Nguyễn) khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về TừHải đã đòi phạt tác giả 300 roi Đoạn trích “Chí khí anh hùng” liệu có cho anhchị biết được phần nào lí do của việc đòi trị tội ấy không?
Để giải quyết tình huống có vấn đề này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ
văn bản, có sự so sánh, đối chiếu nhân vật Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện”,
trong quan niệm chính thống của xã hội phong kiến Học sinh Vương Hà Linh
(Lớp 10A2) đã phát biểu ý kiến: “Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh
hùng được Nguyễn Du coi là “trượng phu”, là “mặt phi thường”, là “lòng bốnphương”, là “cánh chim bằng” vượt gió: “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.Nguyễn Du đã miêu tả những hình ảnh đẹp nhất, hoành tráng nhất để ngợi ca, thểhiện cuộc lên đường thực hiện sự nghiệp của Từ Hải đầy chí khí, hoài bão vàquyết tâm, đã tin tưởng, kì vọng vào cái thời hạn chóng chầy cũng chỉ một năm,con người với “thanh gươm yên ngựa” ấy có thể có trong tay “mười vạn tinhbinh”, làm nên những sự kiện phi thường rung trời, chuyển đất Từ Hải là bóngdáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa trong thế kỉ sóng gió vớibao phen “thay đổi sơn hà”, thay bậc đổi ngôi Từ Hải là giấc mơ của Nguyễn Duvề tự do, công lí Chính sự tôn xưng, ngợi ca, khuynh hướng lí tưởng hóa khi viếtvề nhân vật này là lí do để có giai thoại về chuyện Tự Đức đòi phạt tội tác giả”.
Đồng ý với quan điểm đó, bạn Hoài An (Lớp 10A2) còn bổ sung thêm ý kiến:
“Không chỉ trong đoạn trích này mà ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trong tácphẩm, Từ Hải đã được gọi là anh hùng “râu hùm hàm én mày ngài”, “trai anhhùng” Trong khi đó, ở văn bản “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm TàiNhân, Từ Hải chỉ là một tên có nét tướng cướp, từng thi trượt, đi buôn, thích kếtgiao với giang hồ hiệp khách – Một Từ Hải trần trụi, tầm thường” Dựa trên các ý
kiến trao đổi của học sinh, giáo viên khơi gợi cho học sinh tìm hiểu thêm nhân vậtTừ Hải trong quan niệm chính thống của giai cấp phong kiến như thế nào? Các emdựa vào vốn hiểu biết của mình, đã có những phát biểu rất sâu sắc, đặc biệt có em
còn đưa ra ví dụ tiêu biểu “Trong quan niệm chính thống của giai cấp phong kiến,
Từ Hải dám dấy binh khởi nghĩa chống lại triều đình, chống lại vua, dù đó là mộttriều đình thối nát thì theo cái nhìn của Tự Đức – người đại diện cho giai cấp
Trang 17phong kiến, Từ Hải chỉ có thể là giặc” “Cao Bá Quát vốn làm quan, chỉ vì đauxót trước cảnh dân tình bị khốn khổ, điêu linh mà thủ xướng một cuộc khởi nghĩanông dân, bị triều đình khép tội là giặc châu chấu; Nguyễn Huệ áo vải cờ đào làmnên sự nghiệp xiết bao anh hùng, thống nhất đất nước, đại thắng quân Thanh vẫnbị các sử gia phong kiến gọi là giặc ” (Ý kiến của em Mạnh, em Tiến – Lớp
Từ việc đưa học sinh vào tình huống trong các giờ đọc văn, học sinh đã đósuy nghĩ, liên tưởng, so sánh và bộc lộ hiểu biết của mình qua ngôn ngữ nói, giáoviên lắng nghe, đánh giá và uốn nắn nhằm đi đến một đáp án đúng nhất Bằng cáchlàm đó giáo viên đã góp phần nào rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ đọcvăn mà vẫn đảm bảo thời gian và kiến thức trọng tâm của một giờ học
3.2 Sử dụng phương pháp đóng vai
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, BộGiáo dục và Đào tạo, 2006, có viết “Đóng vai là tổ chức cho người học thực hành,
“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định” Thông qua
phương pháp đóng vai, các em thể hiện quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử trướccác tình huống được giáo viên giao Giáo viên nên tạo các tình huống “mở” đểngười học tự sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung bài học và kỹ năngcủa mình Dạy học đóng kịch và đóng vai đều là diễn một vai khác mình trong mộtkịch bản có sẵn Nếu trong dạy học đóng kịch, giáo viên cho trước kịch bản, họcsinh “diễn” theo vai có ý đồ của người dạy thì dạy học đóng vai, người học chủđộng tạo ra kịch bản để “diễn” và hơn nữa người học có thể vào rất nhiều “vai”khác nhau, không chỉ sáng tạo vai từ tác phẩm văn học mà có thể vào bất cứ một“vai diễn giả định” nào trong cuộc sống
Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao- Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản- Phân vai, đạo cụ, hóa trang, sân khấu - Tiến hành tập luyện theo kịch bảnBước 3: Học sinh đóng vai:
Học sinh diễn vai do mình đảm nhận và những học sinh khác quan sát.Bước 4: Giáo viên và học sinh thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận:
Trang 18- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; phản biện – giải trình (nếu có)- Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết lại kiến thức.
Các giờ đọc văn có rất nhiều ưu thế trong việc tổ chức cho học sinh phươngpháp đóng vai Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường cho các em đóng vaiđể kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo (kể lại kết thúc khác cho câu chuyện, kể tiếpcâu chuyện ) hoặc cho các em nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm để bày tỏquan điểm, ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội, cuộc sống Thông quan việcnhập vai, các em được tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình từ việcthảo luận kịch bản, chọn vai diễn đến chuẩn bị đạo cụ Cũng từ đó kỹ năng nóicủa học sinh ngày được rèn luyện và hoàn thiện.
Ví dụ minh họa: Với kiểu đóng vai kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo tôi đãcho các em tưởng tượng và đóng vai cảnh Trọng Thủy sau khi tự tử đã tìm gặp Mị
Châu ở dưới thủy cung khi tổ chức dạy học Truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Sau khi được giáo viên giao nhiệm vụ cho 4
nhóm, các nhóm rất hào hứng, thích thú Các em sôi nổi thảo luận, bàn về kịchbản, thiết kế, chuẩn bị đạo cụ cũng như phân vai và tập luyện Thông qua đóngvai, các em được tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến, cảm xúc cá nhân, từđó, kỹ năng nói các em được cải thiện và nâng cao (Xem video minh họa kèmtheo hoặc vào https://www.youtube.com/watch?v=DsN4pczx7JI)
(Hình ảnh các em thảo luận để thống nhất kịch bản và phân vai diễn, đạo cụ )
(Học sinh thảo luận kịch bản, phân công vai diễn, chuẩn bị đạo cụ )
Trang 19(Học sinh các nhóm đóng vai kể chuyện trong tiết học - Ảnh cắt từ video)
Hoặc khi dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, giáo viêncho học sinh tình huống đóng vai: Nếu được viết lại đoạn kết của truyện, em sẽ
chọn kết thúc như thế nào?Hãy đóng vai và kể lại kết thúc đó
Trang 20(Học sinh các nhóm đóng vai kể lại kết thúc khác cho tác phẩm)
Với dạng đóng vai bày tỏ quan điểm, ý kiến bản thân: Khi dạy văn bản
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung, tôi đã tổ chức cho
các em đóng vai theo nhóm dưới dạng một cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa bạn đọchọc sinh và tác giả Thân Nhân Trung trong bài kí.
Nhóm 1,4: Vào vai tác giả để trả lời câu hỏi của bạn đọc học sinh:
- Cháu chào ông Thân Nhân Trung - tác giả bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia!- Thưa tác giả, Xin ông có thể nói rõ cho cháu biết bài kí “Hiền tài là nguyên khícủa quốc gia” được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào và nhằm mục đích gì ạ?
Trang 21- Trong bài kí, ông đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Vậy ôngcó thể nói rõ hơn về vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đặc biệt là trongthời đại ông đang sống được không ạ?
- Nhận thấy vai trò rất quan trọng của hiền tài đối với quốc gia như vậy, các bậcthánh đế minh vương xưa đã làm gì để khuyến khích nhân tài ạ? Tại sao ông lạinói những việc đó là “chưa đủ” ạ?
- Khi việc khắc bia đá ghi danh Tiến sĩ được hoàn thành, ông cảm thấy như thếnào ạ? Theo ông, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với người đương thời ạ? - Ông có muốn nhắn nhủ điều gì đến với thế hệ cháu cũng như người đời saukhông ạ?
Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời cháu!
Nhóm 2, 3: Vào vai bạn đọc học sinh để trả lời câu hỏi của tác giả:
- Chào cháu! Ông được biết thế hệ của cháu bây giờ có rất nhiều người tài giỏiđóng góp lớn cho đất nước Cháu có thể kể cho ta nghe một số người hiền tài cháuđã từng nghe hoặc biết không?
- Thế hệ các cháu có suy nghĩ như thế nào về vai trò của người hiền tài đối vớidân tộc hiện nay?
- Cháu có thể cho ông biết hiện nay Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo và toàndân ta đã có những chính sách nào để khuyến khích, phát triển người tài?
Trang 22- Là công dân của đất nước đang phát triển, trên đà hội nhập với thế giới, cháu đãtự đặt ra cho mình mục tiêu và hành động như thế nào để xây dựng và bảo vệ TổQuốc, noi gương các thế hệ cha anh đi trước?
Cảm ơn câu trả lời của cháu!
Giáo viên cũng lưu ý học sinh sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biểu cảm phù hợp trong quá trình đóng vai.
Hoặc sau khi các em đã học xong văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên của Nguyễn Dữ tôi tạo ra tình huống đóng vai: Tưởng tượng một cuộc giaotiếp văn học giữa các nhân vật: Ngô Tử Văn, Thổ công, Các vị thần ở đền miếuxung quanh, các phán quan ở âm phủ và bản thân các em về chủ đề: “Cần hànhđộng như thế nào trước cái xấu, cái ác?” Hãy đóng vai và kể lại cuộc giao tiếpvăn học đó Giáo viên chia lớp thành các nhóm cùng dựa vào các chi tiết trong văn
bản thể hiện quan điểm, ý kiến của mỗi nhân vật về chủ đề để suy ra câu trả lời củatừng nhân vật và đóng vai diễn lại (Xem video minh họa kèm theo hoặc vào
(Kịch bản đóng vai bàn luận về chủ đề: Cần làm gì trước cái ác và cái xấu?)
Trang 23(HS đóng vai bàn luận chủ đề: Cần làm gì trước cái ác và cái xấu? - Ảnh cắt từ video)
Phương pháp đóng vai có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng caokỹ năng nói cho học sinh Thông qua việc nhập vai, hóa thân vào vai diễn, các emđược trải nghiệm hoàn cảnh, tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật bộc lộ quangôn ngữ, cử chỉ Từ sự trải nghiệm đó sẽ giúp học sinh rèn luyện, thực hành kỹ
năng ứng xử và bày tỏ thái độ trước một tình huống “giả định” đặt ra trong tácphẩm Như một hình thức “tiêm vác xin phòng bệnh”, học sinh sẽ được tập dược kỹ
năng ứng xử trong một môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Giáoviên có thể quan tâm đối với tất cả các học sinh, nhất là những học sinh nhút nhát,thiếu tự tin, giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin thể hiện mìnhtrước tập thể, từ đó giúp các em hòa nhập tích cực khi đứng trước một tập thể lớn.
3.3 Tổ chức cho học sinh tranh luận
Phương pháp tranh luận là một kỹ thuật dùng trong dạy học, trong đó đề cập
về một chủ đề có chứa đựng xung đột “Tranh luận được hiểu là quá trình tư duy
và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lí thông tin đến xây dựng, hệ thống sắpxếp các lập luận để ra quyết định Tranh luận giúp giải quyết vấn đề, bằng cáchchỉ ra những xung đột/ mâu thuẫn giữa các luận điểm do người học sử dụng tưduy phản biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối phương” Có thể nói,
tranh luận là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi những người tham gia phải chứngminh được quan điểm của mình là đúng đắn bằng hệ thống các lập luận logic Đó
là cách ngắn nhất và “ôn hòa” nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức
Phương pháp tranh luận được sử dụng trong dạy học là cách giáo viên đưara, gợi mở cho học sinh suy nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo nhữnghướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Những ý kiến khác nhau và những ýkiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc
độ khác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối
lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau Sau đó, giáo viêntổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm rõ những
Trang 24khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu cầucủa mục tiêu và nhiệm vụ dạy học Tranh biện được tổ chức theo các hình thức sau: + Tổ chức tranh biện giữa học sinh với học sinh: Đây là hình thức có khả năngphát huy tính tích cực, chủ động của từng học sinh trong học tập rất tốt, đáp ứngyêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay Tranh luận cá nhân có thể giúp học sinhkhám phá ra những giá trị tiềm ẩn của mình như khả năng hùng biện trước đámđông, khả năng tư duy logic hay khả năng tự chủ.
+ Tổ chức tranh biện theo nhóm: Tranh biện theo nhóm là hình thức tổ chức cho họcsinh học tập, trao đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một nhiệm vụ họctập cụ thể nào đó dưới sự điều khiển và tổ chức của giáo viên Khi tổ chức tranhluận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời hai hoạt động: việc thảo luận giữa các thànhviên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung và tranh luận giữa các nhóm với nhau
Có một điểm khác biệt rất quan trọng của hoạt động tranh biện với các hìnhthức giao tiếp khác đó là khi tiến hành tranh biện cần tách thành 2 lập luận: ủng hộhoặc phản đối Học sinh khi được phân công vào nhóm nào thì cần phải tuân thủtheo yêu cầu của nhóm Vì vậy, để dành chiến thắng trong tranh biện, học sinh cầnphải tìm tòi, nghiên cứu đề kĩ để có những lập luận về vấn đề mình bảo vệ Thôngqua tranh biện, học sinh không chỉ có thể tự chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức hơnmà các em còn rèn luyện được khả năng sử dụng ngôn từ, khả năng lập luận, trìnhbày ý kiến, thái độ tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình.
Ví dụ minh họa: Khi cho học sinh tìm hiểu về nhân vật Mị Châu trong văn
bản “Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, giáo viên có thểtổ chức cho học sinh tranh luận cá nhân về vấn đề: Mị Châu đáng thương hay đáng
trách? Giáo viên khuyến khích các em tự chọn vấn đề và lên kế hoạch tranh luận từ
trước khi lên lớp Như vậy, mỗi cá nhân sẽ tự xây dựng lập luận, lí lẽ và tìm dẫnchứng để ủng hộ quan điểm: Mị Châu rất đáng trách hoặc Mị Châu rất đángthương Để góp phần rèn luyện kỹ năng nói của học sinh trước tập thể, giáo viên cóthể tổ chức tranh luận theo hình thức một trò chơi tiếp sức Những học sinh cùngquan điểm sẽ cùng một đội: Đội 1 bảo vệ ý kiến Mị Châu đáng trách, đội 2 bảo vệ ýkiến Mị Châu đáng thương Lần lượt các thành viên trong đội sẽ đưa ra một ý kiến,quan điểm để tranh luận với thành viên đội bạn Với hình thức này, các thành viênvốn rụt rè, nhút nhát trong đội đều phải chuẩn bị tốt tham gia tranh luận phát biểu ýkiến Khi thực hiện giải pháp này, giáo viên nhận thấy học sinh rất tích cực, chủđộng, sáng tạo và có những phát biểu rất hay Đặc biệt, các ý kiến phát biểu của cácem được tương tác, mang lại không khí sôi nổi.
Khi đội 1 đưa ra quan điểm: “Theo mình, Mị Châu có tội, rất đáng trách Vì
nàng là một công dân của đất nước Âu Lạc, hơn nữa lại là công chúa nhưng đã choTrọng Thủy xem nỏ thần là đã tiết lộ bí mật quốc gia Nàng lại để Trọng Thủyđánh tráo nỏ thần là làm mất tài sản quý của đất nước.” (Ý kiến bạn Ly – Lớp
10A2) Ngay lập tức, bạn Trọng Tiến đứng dậy đại diện đội 2 tranh biện “Theo
Trang 25mình, Mị Châu rất đáng thương Việc nàng cho xem nỏ thần chẳng qua là vì quánhẹ dạ cả tin, bị Trọng Thủy lừa dối, lợi dụng mà thôi” Bạn Hà Linh có ý kiến
bảo vệ quan điểm đội 1: “Cứ cho là Mị Châu bị Trọng Thủy lừa khi đánh cắp nỏ
thần Vậy, các bạn giải thích thế nào về việc, trước khi về nước, Trọng Thủy đãngầm báo hiệu tương lai hai nước sẽ có chiến tranh: “Nếu hai nước thất hòa, tatìm lại nàng lấy gì làm dấu?” Thế mà Mị Châu không nhận ra âm mưu kẻ thù,còn rắc lông ngỗng dọc đường đi khiến cha con bị truy sát Như thế chẳng phảinàng đáng trách lắm sao?” “Mình đồng ý với các bạn là nàng đã không nhận raâm mưu của Trọng Thủy Nàng tuy là công chúa nhưng cũng là phận nữ nhi, nàngcũng thực hiện bổn phận người vợ, lấy chồng theo chồng để làm tròn đạo tam tòngtứ đức Vì thế, việc bị Trọng Thủy lừa dối cũng rất đáng thương” (ý kiến bạn
Hoàng Dũng) Bạn Điểm liền tranh biện “Theo mình, Mị Châu đáng trách vì sai
lầm của cá nhân, cả dân tộc phải trả một giá đắt Đó là đất nước rơi vào tay TriệuĐà, cơ đồ chìm đắm biển sâu, dân tộc từ đây phải chịu nghìn năm nô lệ Nàng chếtlà xứng đáng” Tiếp đó, bạn Hà An bảo vệ cho quan điểm Mị Châu đáng thương“Chính vì thế nên nàng đã nhận ra sai lầm của mình bằng cách chấp nhận cáichết từ thanh gươm của cha mình Trong lời khấn nguyện của mình, nàng cũngkhông dám cầu xin sự tha thứ, chỉ dám xin sự minh oan mà thôi: Thiếp là phậngái, nếu một lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi Cònkhông một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ biến thành trai ngọc đểrửa sạch mối nhục thù Và cuối cùng lời ứng nguyện của nàng thành sự thật Đóchẳng phải là nhân dân ta đã bao dung, độ lượng cho người con gái nhẹ dạ cả tinbị người lừa dối đó sao?” (Ý kiến bạn Khánh Linh – đội 2) Bạn Vũ tiếp tục bảo
vệ ý kiến của đội 1: “Theo mình, Mị Châu đáng trách vì tội nàng gây ra là rất lớn.
Vì thế nàng bị Rùa Vàng kết tội là giặc và phải chết dưới lưỡi kiếm của chính chađẻ mình Đó chính là sự trừng phạt cho những lỗi lầm của nàng” Bạn Kiên tiếp
tục ý kiến đội 2: “Mình cho rằng Mị Châu đáng thương và đưa ra bằng chứng là
dù có tội nhưng nàng vẫn được nhân dân lập am thờ cúng với bức tượng khôngđầu”
Trang 26(HS hai đội tranh luận: Mị Châu đáng trách hay đáng thương?- Ảnh cắt từ video)
Cuộc tranh luận của các thành viên hai đội diễn ra sôi nổi, hào hứng Nhóm nàocũng đưa ra những lí lẽ, bằng chứng xác thực, thuyết phục, lập luận chặt chẽ để bảovệ quan điểm, ý kiến của mình Các em còn biết tranh biện ý kiến dựa trên ý kiến cácbạn vừa đưa ra Qua việc lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, nhận xét, đánh giá hoạt độngtranh luận, các em đều nhận ra: Mị Châu vừa đáng trách, vừa đáng thương Nhân dânđã phán xét công bằng, nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung, độ lượng và nhân hậuđối với Mị Châu Từ đó các em cũng tự rút ra bài học về xử lí mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng, giữa việc nước và việc nhà, giữa lí trí và tình cảm
Hoặc khi tìm hiểu về hành động kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên
có thể tổ chức tranh luận theo nhóm (khoảng 3 – 5 học sinh) kết hợp đóng vai vềhành động trả thù của Tấm.
+ Nhóm công tố viên: Xây dựng lập luận và tìm những dẫn chứng để bảo vệ quanđiểm: Hành động ấy trái với bản chất hiền hậu của Tấm Đó là hành động giếtngười, trả thù cũng độc ác không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám+ Nhóm luật sư: Xây dựng lập luận và tìm những dẫn chứng để bảo vệ quan điểm:Đó là hành động hợp lí, thích đáng Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy.
(Học sinh tranh luận về hành động kết thúc truyện Tấm Cám - Ảnh cắt từ video)Sau đó, giáo viên dành cho các em khoảng 3 - 5 phút để làm việc nhóm vàthảo luận thống nhất ý kiến trên cơ sở những kiến thức đã được chuẩn bị từ trước.Nhóm trưởng sẽ thu thập các ý kiến, lập luận của các thành viên nhóm mình, sau đó
Trang 27mỗi nhóm cử đại diện 2 thành viên vào vai luật sư và công tố viên để cùng tranhluận Thật bất ngờ, các em đã có những giây phút tranh luận sôi nổi, đưa ra rất nhiềulí lẽ để bảo vệ quan điểm nhóm mình Những em học sinh vốn nhút nhát ban đầu đãmạnh dạn hơn, nói mạch lạc, trôi chảy (Xem video minh họa kèm theo hoặc vào
Tóm lại phương pháp tranh luận là một phương pháp dạy học tích cực không chỉphát huy tốt nhất tính tích cực và rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong học tậpmà còn hỗ trợ đắc lực trong việc rèn luyện kỹ năng nói Thông qua quá trình tranh luận,học sinh sẽ học được cách lựa chọn ngôn ngữ chính xác, lập luận chặt chẽ, sự tự tin trong quá trình giao tiếp Nếu được khai thác một cách triệt để, sử dụng với những biệnpháp hợp lí, khoa học trong dạy học đọc văn ở trường phổ thông phương pháp tranhluận sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn.
3.4 Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở
Trong tiết dạy đọc văn, giáo viên là người dẫn dắt, điều khiển mọi hoạtđộng Vì thế, ngay từ khâu soạn bài, giáo viên phải chú ý lựa chọn phương phápdạy học phù hợp Trong các phương pháp thì việc đặt ra hệ thống câu hỏi đàmthoại - gợi mở tổ chức cho học sinh trả lời, có thể trao đổi qua lại để khai thác vănbản là rất quan trọng Người giáo viên phải ý thức được việc xây dựng hệ thốngcâu hỏi phù hợp, khoa học, sinh động, gợi hứng thú tìm tòi suy nghĩ, óc phán đoán,kích thích bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khái quát của học sinh, tạo cơ hội để các emthể hiện năng lực nói rõ nhất Từ đó mở ra nhiều hướng tiếp cận mới nhằm khơidậy hoạt động bên trong của người học.
Giáo viên có thể dựa vào tính chất nhận thức, khả năng thực hành, vận dụngcủa học sinh mà chia câu hỏi thành các loại sau: câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức,kinh nghiệm; câu hỏi yêu cầu giải thích, minh họa; câu hỏi yêu cầu tìm tòi, pháthiện; câu hỏi yêu cầu thực hành, vận dụng Hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vaitrò định hướng hoạt động nhận thức và khả năng thực hành, vận dụng của học sinh.Để sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở thành công, giáo viên nên chohọc sinh khoảng thời gian hợp lí để suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời Khi học sinhtrả lời xong, yêu cầu các học sinh khác nhận xét, bổ sung sửa chữa câu trả lời củabạn cả về nội dung lẫn cách thức diễn đạt với tinh thần phê phán, có sự phản biện.Mặt khác, giáo viên cũng chú ý lắng nghe học sinh để có những nhận xét, điềuchỉnh, nhắc nhở uốn nắn các em trong cách trả lời, giao tiếp người khác, ghi nhận nỗlực các em Cụ thể: Ở lớp 10A2, các em trả lời câu hỏi liên quan tới hai câu thực của
bài “Nhàn”: “Em hiểu nơi vắng vẻ và chốn lao xao là nơi nào?” như sau: “Em hiểu
nơi vắng vẻ là nơi ít người, chốn lao xao là chỗ nhiều người”, có em lại trả lời “nơivắng vẻ là nơi vắng lặng, chốn lao xao là chốn kinh thành”, giáo viên nhận xét, điều
chỉnh, nhắc nhở: “Khi trả lời thầy cô các em phải thưa gửi để thể hiện văn hóa lễ
độ, kính trọng thầy cô Thưa cô “nơi vắng vẻ” là nơi bình yên trong tự nhiên, nơithư thái trong tâm hồn, “chốn lao xao” là chốn đô hội cửa quyền, nơi con người