1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH DU LỊCH nước NGOÀI vào mùa mưa tại HUẾ

20 521 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI VÀO MÙA MƯA TẠI HUẾ I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Ngay từ xa xưa cảnh đẹp Huế đã trở thành một đề tài muôn thuở cho những người nghệ sĩ, những tâm hồn đồng điệu với tiếng nói của thiên nhiên, với đất trời, khiến người nghệ sĩ ứng khẩu thành thơ. Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, mà những du khách nước ngoài một lần đến Huế cũng có những kỷ niệm thật ấn tượng với khung cảnh và con người Huế. Theo như nhận xét của kiến trúc sư người Nga Iu. Murdin thì “thật hiếm có một thành phố- thơ. Vậy mà ở Việt Nam có thành phố như thế. Đó là Huế” Người Huế thường có tính cách trầm lặng, nhưng ẩn chứa trong những con người ấy là kiến thức thâm túy và uyên sâu, thường mang tính hướng nội nhiều. con người Huế đầy chân chất, mộc mạc. Khi nhắc đến người Huế, thường người ta hay nhắc đến người con gái Huế, bởi sự ảnh hưởng lớn của những người bà, người mẹ đến các thế hệ con cháu. Tính cần cù chịu thương chịu khó là một đức tính chung của người dân Việt, và cũng là một nét đặc trưng của người dân Huế. Không quá cầu kỳ, không quá phô trương, vẻ đẹp trong tính cách của người dân Huế được bộc lộ qua từng câu ca dao, dân ca. Tình yêu thiên nhiên luôn tồn tại trong mỗi người dân xứ Huế, yêu cả những gì bình dị, mộc mac, đơn sơ nhất, những điều tưởng như tầm thường trong cuộc sống hàng ngày “Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp. Đât Hương Cần ngọt quyt thơm cam”. Con gái Huế với tấm lòng thủy chung son sắt “Núi Ngự Bình trước tròn sau méo. Sông An Cựu nắng đục mưa trong. Dẫu ai ăn ở hai lòng. Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng”, hay tấm lòng xót thương cho cảnh đời bất hạnh dưới chế độ thống trị hà khắc của chế độ phong kiến “Vạn Niên là Vạn Niên nào. Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Ngày nay, Huế được biết đến là một thành phố với nhiều di tích lịch sử còn sót lại của các vua chúa triều Nguyễn, vẫn còn mang đậm nét cổ kính, nên thơ nhưng không kém phần hùng vĩ, tráng lệ. Trong thời đại phát triển kinh tế hiện nay, Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ được những dấu tích của các triều đại vua chúa ngày xưa,với các di sản văn hóa cung đình cũng như dân gian trong các kiến trúc lâu đài thành quách, trong ẩm thực, trong nhã nhạc, ca Huế…. Hiện nay, Huế đã và đang phát triển các tiềm năng du lịch của thành phố với các hoạt động festival thường niên, các lễ hội… để đưa thương hiệu Huế trở thành một biểu tượng du lịch trong tâm trí khách trong nước cũng như nước ngoài. Trong 10 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thì chỉ riêng Huế đã có 2 di sản văn hóa thế giới, đó là quần thể di tích cố đô Huế (di sản văn hóa vật thể) vào năm 1993 và nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại) vào năm 2003. Đó là một niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung, và là một niềm tự hào lớn lao của người dân Huế. Để đưa Huế trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới, là một điểm đến ly tưởng cho khách du lịch thì Huế vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Huế nằm ở phía Bắc đèo Hải vân, tuy chỉ cách thành phố Đà nẵng 112km, nhưng ta có thể thấy được sự khác biệt về thời tiết giữa hai vùng rất rõ rệt. Thiên nhiên Huế rất khắc nghiệt, với hai mùa chính là mùa mưamùa khô, thì hầu như Huế mùa mưa chiếm đa số. Điều đó làm cuộc sống của con người khổ cực hơn, làm du lịch Huế khó phát triển hơn, làm hư hại các di tích vật thể như lăng tẩm chùa chiền với những trận bão, lũ lụt hàng năm. Hầu như vào mùa mưa, với những cơn mưa dầm dề dai dẳng, thì ngành du lịch Huế không có khách, khiến Huế trở nên buồn bã hơn. Làm sao để phát triển ngành du lịch Huế, nhất là trong những ngày mưa là một vấn đề khiến các cấp chính quyền phải đau đầu suy nghĩ. Tuy thế, phải chăng mùa mưaHuế là một hạn chế khó khắc phục? Xem xét một cách khách quan, thì ta có thể thấy được nét đẹp của những cơn mưa Huế. Nhắc đến Huế, không ai lại không biết đến mưa huế, được ví von như là người con gái tuổi mới lớn với những tâm trạng cảm xúc khác nhau. Khi thì khoác trên mình tấm áo lụa mưa bay lâm thâm của những cơn mưa ngâu, khi thì dữ dội như những cơn mưa dài lê thê mùa bão lũ, lụt lội của mùa đông, khi thì những cơn mưa rả rích, những cơn mưa bụi vào mùa xuân, mà người ta thường ví là mưa nàng bâng, hay là những cơn mưa rào ở Huế vào những ngày nắng, làm tiết trời tuy oi bức hơn, nhưng bầu trời quang đãng với sự xuất hiện cầu vồng bảy sắc. Mưa Huế đầy tâm trạng, như tấm lụa mỏng manh bao trùm cả thành phố, khiến thành phố buồn mà nên thơ hơn. Và thêm vào đó, mưa làm cho các đền đài di tích bị bao trùm bởi những mảng rêu phong, làm cho khung cảnh lăng tẩm đền đài trông cổ kính hơn. Mưa là một đề tài bất hủ trong thơ ca “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”. Lụt ở Huế cũng có cái hay của nó, làm xuất hiện các tay câu cá, kéo lưới nghiệp ở các cổng như cổng thượng Tứ, cửa Đông Ba, hồ Tịnh Tâm… Và hiện nay, vấn đề đưa mưa huế trở thành một đặc sản du lịchHuế đang trở thành một đề tài nóng hổi được mọi người quan tâm, không chỉ là người dân Huế mà là người dân cả nước. Làm thế nào để tìm hướng đi cho mưa Huế, để Huế vươn mình trỗi dậy góp phần phát triển đất nước, để người dân Huế bớt khổ cực hơn? Câu hỏi đó đang trong quá trình đi tìm lời giải. Do đó, nhóm chúng em đưa ra đề tài “GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI VÀO MỪA MƯA HUẾ” để một phần nào đóng góp chút sức mình trong việc tìm kiếm hướng đi cho du lịch Huế. Mưa trên cầu Tràng Tiền II. THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀO MÙA MƯA 1. Thực trạng du lịch ở Việt Nam Trong 8 tháng đầu năm 2011, ngành Du lịch tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm 2010, phát huy nguồn lực của Bộ đa ngành cho phát triển du lịch. Nhiều sự kiện quan trọng có tác động trực tiếp đến phát triển của ngành Du lịch: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ. Ước tính tổng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 đạt 3.960.000 lượt khách, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2010. Số khách đến trong tháng 8 ước tính 490.000 lượt; tăng 14,5% so với tháng 8 năm 2010. Lượng khách du lịch từ tất cả các thị trường đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cao nhất là khách Campuchia với 74,2%, tiếp theo là Trung Quốc 53,5%, Malaysia 18,7%, Nhật 11,7%, Singapore 10,6%, Đài Loan 5,4%, Pháp 4,5%, Hàn Quốc 4,0%, Mỹ 2,5%, Úc 2,3%. Số khách du lịch nội ước đạt 23 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch vào khoảng 85 ngàn tỷ đồng, đạt 77,3% mức kế hoạch cho cả năm là 110 ngàn tỷ đồng. Thời gian qua, công tác xúc tiến du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Trong nước, một trong những hoạt động trọng tâm của Tổng Cục du lịch là phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương tổ chức các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011. Trong đó điểm nhấn được tập trung giới thiệu là các sản phẩm du lịch biển, đảo của Việt Nam. Đây là sản phẩm du lịch thế mạnh của nước ta và là một trong những trọng tâm phát triển giai đoạn tới của Du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cũng được thực hiện tích cực cho Năm Du lịch duyên hải Bắc Trung bộ - Huế, gắn với Festival Huế vào năm 2012. Với hoạt động xúc tiến du lịchnước ngoài, Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với địa phương và doanh nghiệp tham gia các hội chợ du lịch quốc tế như Hội chợ Travex tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2011-Campuchia, Hội chợ ITB-Đức, Hội chợ MITT-Nga… Hưởng ứng chiến dịch bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, Bộ VHTTDL đã huy động lực lượng trong toàn Ngành, triển khai chiến dịch bầu chọn vận động trong cả nước và với các đối tác ở nước ngoài. Tổng cục Du lịch đã có công văn tới các sở quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, khách sạn đề nghị hưởng ứng tổ chức bầu chọn với khẩu hiệu “mỗi lao động trong ngành du lịch là một phiếu bầu cho vịnh Hạ Long”, “mỗi khách du lịch là một phiếu bầu cho vịnh Hạ Long”… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, ngành Du lịch cũng tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng du lịch. Những tai nạn giao thông liên quan đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch như việc chìm tàu du lịch tại vịnh Hạ Long, tại Bình Dương và Nha Trang đã ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của du lịch Việt Nam. Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng trong kinh doanh lữ hành như phá giá tour hoặc tình trạng nâng giá khách sạn, chặt chém khách du lịchmùa du lịch cao điểm vẫn xảy ra ở một số địa phương… Các vấn đề về môi trường du lịch vẫn chưa được ngăn chặn và giải quyết dứt điểm như: tình trạng xâm hại cảnh quan, tài nguyên môi trường du lịch, nạn chèo kéo, ép khách tại một số điểm đến đông khách, tình trạng taxi lừa đảo ở sân bay… Để xử lý những biến cố đã xảy ra cũng như các vấn đề còn tồn đọng, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Tổng cục du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương triển khai một số biện pháp chấn chỉnh, từng bước giải quyết bao gồm: Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của tàu thủy du lịch, xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia “Tàu thủy lưu trú du lịch – xếp hạng”; phối hợp với chính quyền và Hiệp hội Du lịch một số địa phương thành lập Câu lạc bộ Lữ hành nhắm khắc phục tình trạng phá giá tour, cạnh tranh không bình đẳng Thông báo bằng văn bản và đề nghị các địa phương chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi chặt chém, ép khách du lịch… Trong 4 tháng cuối năm 2011, sẽ có những hoạt động chính đối với du lịch Việt Nam: - Tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch; sửa đổi Nghị định số 92/2007/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Triển khai phổ biến “Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hoàn thành các đề án quy hoạch, nghiên cứu thị trường… - Phối hợp tổ chức các hoạt động năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011, Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch Duyên hải Bắc Trung Bộ-Huế 2012; tham gia các Hội chợ Du lịch ngoài nước cũng như tổ chức phát động thị trường… - Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch có dấu hiệu bất ổn…, từng bước đẩy mạnh chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. - Triển khai các hoạt động của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch, Chương trình Xúc tiến Du lịch Năm 2011, hướng tới mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2011. - Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, cơ sở dịch vụ của ngành, nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn phục vụ khách du lịch. 2. Thực trạng du lịch vào mùa mưa ở Huế. 2.1 Tài nguyên du lịch nổi bật ở Huế + Tài nguyên du lịch biển: với 128km chiều dài bãi biển, Thùa Thiên Huế có nhiều bãi biển đẹp như: Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô; Bãi Cả; Bãi chuối (Lăng Cô), Đông Dương, Hàm Rồng (huyện Phú Lộc), Quảng Ngạn (Quảng Điền)… +Các thắng cảnh: đèo Hải Vân, núi Ngự Bình, núi Túy Vân, đồi Vọng Cảnh, hồ Thủy Tiên, đồi Thiên An…… + Các nguồn nước khoáng: nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; Mỹ An; nguồn Tân Mỹ . +Các điểm du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền… +Các điểm du lịch sông nước: sông Hương, Hồ Truồi, phá Tam Giang – Cầu Hai, Cồn Dã Viên, đầm Lập An, thác Nhị Hồ…. +Di tích lịch sử: số lượng di tích trê địa bàn đã được xếp hạng (tính đến 31/12/2009) là 108, trong đó 22 đình, 6 chùa, 2 tháp, 2 đàn, 73 di tích lịch sử cách mạng và 3 di tích khác. Lễ hội:lễ hội thường được gắn liền với tín ngưỡng, ton giáo, tinh thần tượng võ và khác vọng cuộc sống. Các lễ hội nổi bật như: lễ hội Cầu Ngư; lễ hội Truyền Lô; lễ hội vinh quy bái tổ; lễ hội Điện Hòn Chén, lễ hội Đền Huyền Trân công chúa; tế lễ thánh mẫu Ponaga; lễ hội Phật Đảng…. +Nghệ thuật truyền thống: âm nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể thoại, có nét kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc…., vẻ bình dị sâu lắng, trữ tình , ngọt ngào và sâu lắng của các làn điệu dân ca. Tiêu biểu là các điệu hò như mái đẩy, mái nhì, hò hện….Với giá trị đặc sắc về văn hóa, nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. +Ẩm thực: nghệ thuật ẩm thực của Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo địa phương, đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế vừa mang phong cách sang trọng của cung đình, lại có nét giản dị, dân dã. Đây là nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung hầu hết các tour du lịch đến Huế. +Làng nghề truyền thống: Huế được biết đến với các làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như: Làng nón Phú Cam, Làng gốm Phước Tích, Làng điêu khắc Mỹ Xuyên, đúc đồng Phường Đúc, thêu Thuận Lộc, tranh Làng Sình, đan lát Bao La, Liễn Làng Chuồng, Làng hoa giấy Thanh Tiên… Sự đa dạng và phong phú của các làng nghề tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tạo được sự mới lạ, độc đáo hấp dẫn du khách. 2.2 Biến động khách quốc tế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 1: Tình hình khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010. Đơn vị tính: lượt khách Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Khách quốc tế 790 750 601 113 612 463 -189 637 -23,98 11 350 1,88 (Nguồn Sở VHTT & DL Tỉnh TT-Huế) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng khách du lịch đến Huế có những biến động lớn. Vào năm 2008 lượng khách đến Huế nhiều nhất. Nguyên nhân do năm này có nhiều sự kiện lớn như : Diễn đàn du lịch các nước ASEAN và TRAVEX 2009: Đây là sự kiện thường niên về du lịch có uy tín và quy mô lớn nhất trong khu vực, lễ hội Festival Huế, vì vậy số lượng khách du lịch đến Huế tăng cao và lượng khách việt Kiều về thăm quê hương cũng nhiều hơn. Năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên đã gây khó khăn, thách thức không nhỏ đến ngành du lich làm cho lượng khách đến Huế giảm mạnh Năm 2010, nhờ sự chỉ đạo và triển khai thực hiện vủa các cấp, ngành trên địa bàn, hoạt động du lịch đã lấy lại sự tăng trưởng. Lượng khách du lịch đến Huế đac tăng trở lại. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa hấp dẫn cần được đầu tư hơn để thu hút khách du lịch đến với Huế hơn nữa. Tính thời vụ khách du lịch quốc tế Do nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, tạo ra các mùa trong du lịch: mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Bảng 2: Tính thời vụ của khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị tính: Lượt khách Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2008 56000 68500 90800 82430 54620 55100 49300 47500 48500 79400 95800 62800 2009 53480 50710 59500 63250 46700 44000 44500 45200 39000 44720 51203 58850 2010 53500 55977 70046 48324 44500 50825 41391 43316 39834 46800 60750 57200 (Nguồn: Sở VH, TT&DL Thừa Thiên Huế) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể tính thời vụ thể hiện rõ qua số lượng đến Thừa Thiên Huế theo từng tháng trong các năm. Khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế đông nhất vào các tháng 1,2,3,4 và 10,11,12. Tháng 1- 4 có số lượng quốc tế cao vì đây là những tháng nằm trong kỳ nghỉ đông của khách quốc tế,và thánh 11,12 là mùa giáng sinh nên thời gian rỗi nhiều hơn, đây là cơ hội thích hợp để đi du lịch ở các nước có khí hậu ấm hơn. Phần lớn họ đi du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái vì những tháng náy diễn ra nhiều hoạt động, trong đó có tết cổ truyền nên rất nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người Huế. Ngoài ra , tháng 6 vào những năm chẵn tổ chức Lễ hội Festival Huế nên thu hút khá đông khách. Tuy nhiên những tháng còn lại chủ yếu vào mùa mưa nên du khách rất ít. 2.3 Những khó khăn của du lịch Huế vào mùa mưa Mục đích của khách khi đi du lịch cơ bản là tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, lối sống, ẩm thực của một đất nước, một vùng đất. Vì vậy, khi đi du lịch vào mùa mưa thi khách du lịch gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là: + Khách du lịch không thể đi dạo quanh thành phố hay sông hương vào ban đêm, không thể ngắm cảnh đẹp ban đêm của xứ Huế thơ mộng + Khách du lịch sẽ bị ướt khi đi du lịch dưới trời mưa, vì khi đi tham quan họ sẽ đi bộ nhiều, trời mưa to sẽ làm cho họ không có hứng thú để ngắm cảnh đẹp. + Trời mưa sẽ làm đường đi trơn hơn, khách có thể bị ướt +Những người bán những hàng hóa sẽ không bán được hàng + Mưa to các nhà thuyền sẽ không hoạt động trên song hương được, vì vậy họ se mất đi nguồn thu nhập Thực trạng mưaHuế Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 với những cơn mưa xối xả, gây ngập lụt kinh hoàng và kéo dài đến khoảng cuối tháng 12 với cơn mưa dầm lê thê. Khi tiết trời bắt đầu chuyển lạnh (thường là sau 23-10 âm lịch), mưa không còn ào ạt mà chuyển sang dầm dề ngày này sang ngày khác, tháng nọ qua tháng kia và có năm đến 43 ngày không thấy mặt trời (mùa đông 2007). Sách Địa chí Thừa Thiên - Huế (NXB Khoa Học Xã Hội, 2005) cho biết chế độ mưa của Thừa Thiên - Huế mang nhiều đặc điểm khác hẳn với Bắc bộ, Tây nguyên và Nam bộ. Nếu khí hậu cả nước đều chia thành hai mùa khô và mưa thì vùng lãnh thổ Thừa Thiên - Huế chỉ có hai mùa: mưa và ít mưa. Cũng theo Địa chí Thừa Thiên - Huế, trung bình mỗi năm ở vùng núi có từ 200-220 ngày mưa, ở đồng bằng có 150-170 ngày mưa. Cao điểm mùa mưa, mỗi tháng mưa đến 24 ngày

Ngày đăng: 10/12/2013, 22:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010. - GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH DU LỊCH nước NGOÀI vào mùa mưa tại HUẾ
Bảng 1 Tình hình khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 8)
Bảng 2: Tính thời vụ của khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 - GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH DU LỊCH nước NGOÀI vào mùa mưa tại HUẾ
Bảng 2 Tính thời vụ của khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 9)
Có thể sử dụng hình thức cho thuê xe máy để du khách tự trải nghiệm khung cảnh huế thơ mộng trữ tình dưới những cơn mưa phùn mùa xuân - GIẢI PHÁP THU hút KHÁCH DU LỊCH nước NGOÀI vào mùa mưa tại HUẾ
th ể sử dụng hình thức cho thuê xe máy để du khách tự trải nghiệm khung cảnh huế thơ mộng trữ tình dưới những cơn mưa phùn mùa xuân (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w