1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS ngô thì nhậm thành phố đà nẵng

25 249 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 780,41 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ------ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SIN

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - -

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 6

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục thẩm mỹ cho con người là một phần không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục của chúng ta ở giai đoạn hiện nay, nhằm đào tạo những con người phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình

độ hiểu biết, nắm vững các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, tinh lọc, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật Trong đó có môn Âm nhạc

Ngày nay, Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông Âm nhạc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu Nó chính là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới

Môn âm nhạc ở trường THCS được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông qua ba phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức Trong đó, lấy học hát làm trung tâm, tập đọc nhạc làm cơ sở, âm nhạc thường thức nâng cao hiểu biết về âm nhạc cho học sinh

Phân môn Tập đọc nhạc có vị trí vô cùng quan trọng trong việc học bộ môn âm nhạc Tất cả tâm tư, tình cảm, những âm thanh cao thấp đều được biểu hiện qua các hình nốt nhạc, các ký hiệu âm nhạc Vì vậy muốn hiểu

Trang 3

được cái hay, cái đẹp của âm nhạc, muốn hát một bài hoặc đọc một bản nhạc đều nhờ vào sự hỗ trợ của tập đọc nhạc đối với học sinh phổ thông Tập đọc nhạc giúp các em nhanh chóng làm quen với nốt nhạc, các ký hiệu

âm nhạc, giúp các em hát đúng cao độ, không bị chênh phô Ngoài ra, tập đọc nhạc luyện cho các em có được một đôi tai chuẩn xác, nhạy bén trong việc phân biệt được độ cao, thấp của âm thanh một cách nhuần nhuyễn, giúp các em cảm thụ được các điều tinh tế trong âm nhạc cũng như trong thực tiễn của cuộc sống

Ở trường THCS, tập đọc nhạc không thể đạt được mục tiêu như ở trường

âm nhạc chuyên nghiệp là đọc thành thạo bản nhạc vì thời lượng học quá ít

và đối tượng học sinh là đại trà Vậy thì, là những giáo viên trực tiếp đứng lớp, để thực hiện được mục tiêu là “Giáo dục văn hóa âm nhạc” ở trường THCS, chúng ta phải tổ chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh bài tập đọc nhạc, nắm được kỹ năng đọc nhạc kết hợp với gõ phách, đánh nhịp

để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối với môn học Trên cơ sở đó,

em đã lựa chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngô Thì Nhậm - thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ vai trò, tác dụng của phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh THCS

- Nắm bắt được khả năng tiếp thu của học sinh khi học phân môn TĐN

- Tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều các phương pháp, nhiều cách giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh, giúp học sinh trở nên hứng thú với việc học phân

Trang 4

môn tập đọc nhạc, biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì bài tập đọc nhạc nào

- Phân tích các ưu – nhược điểm trong các tiết dạy

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng về việc học phân môn tập đọc nhạc ở khối lớp 6 tại

trường THCS Ngô Thì Nhậm thành phố Đà Nẵng Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn âm nhạc nói chung và phân môn tập đọc nhạc nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh khối lớp 6 tại trường THCS Ngô Thì Nhậm, thành phố Đà Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Trường THCS Ngô Thì Nhậm, thành phố Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thứ nhất, phương pháp thu thập tư liệu, văn bản

- Thứ hai, phương pháp khảo sát, điều tra, quan sát

- Thứ ba, phương pháp thực nghiệm

Trang 5

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu đề tài gần giống như đề tài mà tôi đang nghiên cứu đó là đề tài:

- Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc” của giáo viên Nguyễn Thị Anh Đào (Trường THCS Lộc Ninh, Quảng Bình - 2018)

- Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS” của giáo viên Phạm Mạnh Hùng (Trường THCS Nhân Thắng - 2016)

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH THCS

và học trong khoảng thời gian nhất định (kỳ học), các phương tiện cùng

phương pháp (tiếng Anh: method) dạy học đóng vai trò quan trọng trong

mối quan hệ chặt chẽ với học phần (còn gọi là môn học) Dạy và học luôn hướng đến kết quả (mục tiêu) đạt được qua kiểm tra, đánh giá, cụ thể hóa khối lượng tri thức giữa 2 chủ thể: người dạy và người học Trong cuốn

sách Giáo dục học, Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm: “dạy học là quá

trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động” [47, tr.58]

Phương pháp dạy học:

Theo cuốn Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới của Thái Duy Tuyên: “Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn” “là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học.”

Trang 7

Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó, giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể

Từ những nhận định trên có thể tổng kết khái niệm phương pháp dạy học

là cách thức, là con đường giải quyết vấn đề dạy học nhằm đạt đến mục tiêu dạy học, cụ thể là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

Phương pháp dạy học Âm nhạc:

Phương pháp dạy học âm nhạc là cách thức, con đường chuyển tải những kiến thức về khoa học âm nhạc, hình thành, phát triển các kỹ năng nhận thức và hoạt động âm nhạc cho người học; là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành âm nhạc của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học âm nhạc

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em, vì là thời kì chuyển từ cuối nhi đồng sang lứa tuổi thiếu niên Sự chuyển tiếp này tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kỳ này, được biểu hiện như sau: Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh THCS; sự biến đổi trong hoạt động và giao tiếp; sự biến đổi trong hoạt động học tập; hoạt động văn nghệ - thể

Trang 8

thao; hoạt động giao tiếp; sự phát triển nhận thức;

đời sống tình cảm; sự phát triển của tự ý thức; sự

phát triển đạo đức

sự phát triển nhân cách; phát triển hứng thú; sự

1.1.3 Vai trò giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông

Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn văn hóa

âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam Môn học âm nhạc trong nhà trường là phương tiện tích cực để hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sáng tạo, làm cho các em hoạt bát, nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể, sống lạc quan yêu đời và đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc (giai điệu, tiết tấu, điệu thức, hòa âm, cường độ, âm sắc, nhịp độ ), học sinh được bồi dưỡng về trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy trừu tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng, tính chính xác khoa học Đối với học sinh Trung học cơ sở, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học

có mục đích giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các

em những kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu

và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc

1.1.4 Nội dung chương trình âm nhạc:

Cấu trúc:

Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu, thời lượng của môn học và đặc điểm tiếp thu âm nhạc của học sinh đại trà,

Trang 9

chương trình môn âm nhạc trường THCS được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc sau đây: lấy học hát làm trọng tâm, học Nhạc lí - Tập đọc nhạc

để nâng cao, coi trọng nghe nhạc và dạy những kiến thức âm nhạc sơ giản, tất cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ học vấn âm nhạc phổ thông

Môn Âm nhạc dạy 1 tiết / tuần Mỗi năm học có 35 tiết / 35 tuần

Cấu trúc chương trình âm nhạc bao gồm ba phân môn: Học hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức Mỗi phân môn có một vai trò nhất định:

Học hát: Trong chương trình giáo dục âm nhạc phổ thông, phân môn học

hát mang đến cho các em một số kĩ năng ca hát đơn giản, học các bài hát quy định và nghe các bài hát có tính lịch sử, có tính nghệ thuật và thẩm mĩ

Nhạc lí - Tập đọc nhạc: Trong chương trình giáo dục âm nhạc phổ

thông, phân môn tập đọc nhạc bao gồm những kiến thức về nhạc lí sơ giản, những kí hiệu ghi chép nhạc thông dụng và luyện cách đọc các bài nhạc ngắn gọn, dễ thể hiện trong phạm vi chủ yếu là giọng Đô trưởng và giọng

La thứ

Âm nhạc thường thức: Bao gồm các nội dụng giới thiệu tác giả, tác phẩm,

các loại nhạc cụ, các hình thức biểu diễn âm nhạc và một số sinh hoạt âm nhạc truyền thống phổ biến trong dân gian, một số vấn đề về đời sống âm nhạc

1.1.5 Nội dung phân môn Tập đọc nhạc:

Ở trường THCS, phân môn Tập đọc nhạc gồm những kiến thức âm nhạc được giới thiệu như sau:

Lớp 6:

Học những bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng

Trang 10

Về trường độ: sử dụng các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi

Dùng các loại nhịp: 2/4, 3/4

Âm vực các bài TĐN thường trong một quãng 8, đôi chỗ đến quãng 9

Lớp 7:

Học những bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng, La thứ

Về trường độ sử dụng các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi, nốt móc đơn chấm dôi Dùng các loại nhịp: 2/4, 3/4, 4/4

Âm vực các bài TĐN thường trong một quãng 8, đôi chỗ đến quãng 9,

10

Lớp 8:

Học những bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng, La thứ, La thứ hòa thanh

Về trường độ sử dụng các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi, nốt móc đơn chấm dôi và có dùng đảo phách

Dùng các loại nhịp: 2/4, 3/4

Trang 11

Âm vực các bài TĐN thường trong một quãng 8, đôi chỗ đến quãng 9,

10 và có sử dụng chùm 3 và đảo phách

1.1.6 Tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh:

Phân môn Tập đọc nhạc (Đọc - ghi nhạc, xướng âm) giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình học tập, kết quả học tập, thưởng thức và biểu diễn âm nhạc Tập đọc nhạc rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, ghi cao độ, trường độ, tiết tấu, luyện tập sắc thái: nhanh, chậm,

to, nhỏ, vui buồn Tập đọc nhạc giúp học sinh khám phá ra giai điệu bản nhạc, nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp, giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em Phân môn này giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình học tập, kết quả học tập, thưởng thức và biểu diễn âm nhạc Tập đọc nhạc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc, ghi cao độ, trường độ, tiết tấu, luyện tập các khía cạnh của âm nhạc như: nhanh, chậm, to, nhỏ, vui buồn Đây là phân môn mang tính thực hành, rèn luyện thẩm định sự đúng sai khi nghe các yếu tố diễn tả của âm nhạc là nhịp, phách, quãng

1.2 Thực trạng dạy học phân môn tập đọc nhạc tại trường THCS Ngô Thì Nhậm thành phố Đà Nẵng

1.2.1 Giới thiệu về trường

1.2.1.1 Lịch sử trường

Trường THCS Ngô Thì Nhậm nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, được thành lập năm 2007 tại Quyết định số 67/QĐ-UB ngày 16/07/2007 của UBND quận Liên Chiểu

Trang 12

Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ, đáp ứng tối thiểu yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục

Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ Hằng năm, đội ngũ giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận Trong các phong trào thi đua yêu nước, nhà trường đã có cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở các cấp Đặc biệt nhiều năm qua, nhà trường đã bồi dưỡng được nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố ở các môn văn hóa, giải toán bằng máy tính, cầm tay, học sinh năng khiếu TDTT; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 96,1-100%; tỷ lệ đỗ vào các trường THPT đạt từ 78,6-85,7%; có em thi đỗ vào các trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh riêng chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định và giữ vững từ 96,5% từ trung bình trở lên

Với sự cố gắng của tập thể Hội đồng Sư phạm, nhà trường đã vinh

dự được UBND thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho trường THCS Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013-2014 tại quyết định số 5160/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tặng Cờ thi đua và công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵngvà nhiều bằng khen, giấy khen của UBND thành phố, quận Liên Chiểu

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên

Năm học 2017-2018, trường có 73 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong

đó có 58 giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, 55 giáo viên có trình độ Đại học, 08 giáo viên trình độ Cao đẳng trong đó có 03 trình độ Thạc sĩ Tổng số học sinh của trường là 1324 em, chia thành 33 lớp Để thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, trường THCS

Ngày đăng: 24/05/2021, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w