Thực hiện chủ trương đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã có những bước đi, nội dung chuyển dịch kinh tế đặc sắc, mang lại hiệu q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60-2256
Người hướng dẫn khoa học:
Ths NGUYỄN HUY HÀI
Nha Trang, 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của thầy Nguyễn Huy Hài, các số liệu đều có xuất xứ rõ ràng Nội dung, kết quả nghiên cứu chưa từng công bố ở công trình nào
Tác giả luận văn
Hồ Hải Hưng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy, chỉ dẫn con đường khoa học cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn Cảm ơn lãnh đạo văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh đã cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Huy Hài, người hướng dẫn trực tiếp, định hướng, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt người vợ yêu quý đã dành nhiều tình cảm động viên, an ủi tôi lúc khó
khăn, tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1 Mục đích 7
3.2 Nhiệm vụ 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng 7
4.2 Phạm vi 7
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
5.1 Cơ sở lý luận 8
5.2 Phương pháp 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA Ở TỈNH TRƯỚC NĂM 1996 10
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HÒA 10
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 10
1.1.2 Dân cư và lao động 17
1.1.3 Tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa 18
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA Ở TỈNH KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1996 28
Chương 2 : QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH KHÁNH HÒA (1996 - 2006) 39
2.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA,
Trang 5HIỆN ĐẠI HÓA 39
2.1.1 Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa 39
2.1.2 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển của xã hội 48
2.2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH KHÁNH HÒA (1996 - 2006) 50
2.2.1 Quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa 79
2.2.2 Kết quả và hạn chế của quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa (1996 – 2006) 79
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 99
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn 15 năm tiến hành thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước nói chung, các địa phương nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có nhiều tiềm năng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nơi đây có cả rừng núi, đồng bằng, ven biển, đô thị như một nước Việt Nam thu nhỏ Thực hiện chủ trương đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng
bộ tỉnh Khánh Hòa đã có những bước đi, nội dung chuyển dịch kinh tế đặc sắc, mang lại hiệu quả cao
Chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa (1996
- 2006) là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng và đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn có ý nghĩa quan trọng Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Khánh Hòa cũng đặt ra nhiều thách thức như làm ô nhiễm môi trường bởi các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông; vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử; lao động, xã hội; quá trình đô thị hóa đã và đang đặt ra cần giải quyết, v.v…
Việc nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cập nhật, góp phần
bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, cung cấp thêm những chứng cứ, luận cứ khoa học cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương Trong những năm qua, có nhiều nhà khoa học, quản lý kinh tế đã có những công trình nghiên cứu, quy hoạch sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Dưới góc độ khoa học lịch sử, cho đến nay chưa có công trình nào tập trung
Trang 7nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Quá trình thực hiện đường lối
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa (1996-2006)” làm luận văn
thạc sĩ, hy vọng mô tả, tổng kết và đánh giá một cách tương đối toàn diện, đầy đủ quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đảng bộ; phân tích những thành tựu hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, han chế, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, bổ sung đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được nhiều nhà lý luận, kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu cả trên bình diện lý luận và thực tiễn như Tổng kết 20 năm đổi mới của Ban tổng kết trung ương; tổng kết thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1991 - 2000; tổng kết chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 - 2010 Ở Khánh Hòa có các công trình tổng kết 10 chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2005; lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa 1975
- 2005; lịch sử địa phương của thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, thị xã Cam Ranh, v.v…
Tất cả các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở tỉnh Khánh Hoà nói riêng và đã ít nhiều phản ánh được quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Tuy nhiên ở góc độ lịch
sử thì các công trình khoa học đó chưa đề cập một cách cụ thể, chi tiết về quá trình trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa Đặc biệt là giai đoạn Tỉnh Khánh Hoà thực hiện hội nhập kinh tế thế giới thì chưa có công trình nào tổng kết, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc Chính vì vậy, đây là công trình mới mẻ, không trùng lặp với bất kỳ công
Trang 83.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh Khánh Hòa trước năm 1996
- Làm rõ quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở tỉnh Khánh Hòa từ 1996 đến 2006; đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam; quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các cấp ủy Đảng ở tỉnh Khánh Hòa Kết quả của việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa
4.2 Phạm vi
Về thời gian, luận văn tập trung đề cập quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2006 Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu được logic, luận văn có đề cập đến giai đoạn trước năm
1996
Trang 9Về không gian, luận văn đề cập quá trình triển khai thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa, theo địa giới hành chính hiện nay, chủ yếu là sự quán triệt đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và các Đảng bộ trực thuộc; quá trình hình thành các khu công nghiệp của trung ương và kinh tế đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm đặc điểm tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa đối với công nghiệp hóa
- Tổng kết, đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa
- Rút ra một số kết luận làm cơ sở cho việc tham khảo, bổ sung vào quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm mở đầu, 2 chương và kết luận
Trang 10- Chương 1: Khái quát về tỉnh Khánh Hòa và thực trạng công nghiệp hóa ở tỉnh Khánh Hòa trước năm 1996
- Chương 2: Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Khánh Hòa từ 1996 đến 2006
Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
Trang 11Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THỰC TRẠNG
CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA Ở TỈNH TRƯỚC NĂM 1996
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HÒA
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông; phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12.52'15'' vĩ độ bắc; phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11.42'50'' vĩ độ bắc; phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108.40’33'' kinh độ đông; phía đông giáp biển Đông, điểm cực đông: 109.27’55'' kinh độ đông, tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa ngày nay là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chiêm Thành Nam Năm 1653, vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm) tấn công Đại Việt ở Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên, đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), vua Minh Mạng thành lập tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở trấn Bình Hòa (dinh Thái Khang cũ) [40, tr 14] Năm 1975 hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh Đến năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha
Trang 12Trang) 1 thị xã (Cam Ranh) và 7 huyện (Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa) Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ
Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh, v.v với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C,
có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác Với những lợi thế đó tỉnh Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước
Về đặc điểm tự nhiên, tỉnh Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km² (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông giáp biển Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng bắc nam khoảng 160km, còn theo hướng đông tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía bắc, còn ở phía nam từ 10 đến 15km [40, tr.15]
Cấu tạo địa chất của tỉnh Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và Riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới Ngoài ra còn
có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kon Tum, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại
cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất
đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng Địa hình tỉnh Khánh Hòa chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng
và biển đảo
Vùng rừng núi và bán sơn địa, Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình
Trang 13tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m Núi ở tỉnh Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng
Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn
1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao
1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m) Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương như Hòn Giữ, núi Chúa với chùa Suối Ngỗ, Hòn Ngang - Suối Phèn có miếu thờ Thái tử Bắc Hải, hòn Bà (tức bà Thiên Y A Na), hòn Cù Lao có tháp Po Nagar, và các cảnh đẹp thiên nhiên như Thác Ba Hồ, suối Ồ Ồ, eo Gió Đến phía Nam và Tây Nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không
Vùng rừng, núi nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích tỉnh Khánh Hòa là núi non Về phía tây, tỉnh Khánh Hòa tựa lưng vào Tây Nguyên, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26 Do đó để đi suốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì
Vùng đồng bằng ở tỉnh Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung tỉnh Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp Các đồng bằng lớn ở tỉnh Khánh Hòa gồm có
Trang 14đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích
135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km² Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh Vùng đồng bằng nhỏ hẹp, có diện tích chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh, lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển
Vùng biển và thềm lục địa của tỉnh Khánh Hòa rộng gấp nhiều lần đất liền Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san
hô trong quần đảo Trường Sa Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ''Vùng biển ấy có độ rộng bao gồm: vùng nội thủy (từ đường bờ biển đến đường cơ sở), vùng lãnh hải rộng
12 hải lý (tính từ đường cơ sở trở ra); vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý (từ mép ngoài đường lãnh hải trở ra), vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (kể từ đường cơ sở trở ra)'' (một hải lý tương đương 1.852m) Vùng biển tỉnh Khánh Hòa là một bộ phận vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở
bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun Xen giữa các dãi đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển (đồng
Trang 15bằng mài mòn, đồng bằng bồi tụ ), đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh
Ngoài các đảo đá ven bờ, tỉnh Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách Cam Ranh
250 hải lý (khoảng 450km) Quần đảo có khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10km² Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65km² Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30km; rộng 5km (ngập nước khi triều lên) Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét Đất trên các đảo
là đất đá vôi bị phong hóa, kết hợp với các thành phần hữu cơ như: phân chim, xác sinh vật biển, cây cỏ và nước khí quyển
Đặc điểm sông ngòi ở tỉnh Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh
có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân
bố khá dày Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh
và chảy xuống biển phía Đông Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông
Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía tỉnh Ninh Thuận Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây Hai dòng sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa)
Sông cái Nha Trang (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù) Ở phần thượng lưu có tên là sông Thác Ngựa) Sông Cái Nha Trang có độ dài 79km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812m chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang và đổ ra biển Sông Cái Nha Trang có 5 phụ lưu chính hội nước vào dòng chính ở hai bên hữu ngạn và tả ngạn, tạo thành dạng nhánh cây
Trang 16Các phụ lưu của sông Cái Nha Trang đều bắt nguồn ở độ cao 800 đến 1.500m, nhưng lại rất ngắn, nên độ dốc rất lớn Ở thượng lưu và trung lưu, sông Cái Nha Trang có nhiều thác ghềnh như thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay, v.v Sông chảy đến địa phận thôn Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc) chia thành hai chi lưu Một chi, chảy men theo núi Đồng Bò đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và chảy ra biển Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội nước vào dòng chính, chảy
ra biển qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) Giữa hai nhánh sông này, nổi lên các cồn, bãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn Dòng chính của sông Cái Nha Trang khá rộng, chia làm hai nhánh, do các doi cát ở bờ nam lan ra cửa và những khối đá sót nằm chắn giữa dòng, sau đó hội nước vào một cửa hẹp Vì vậy, khả năng thoát nước của sông Cái Nha Trang rất kém, nhất là trong mùa lũ, khi nước ở nguồn dồn về nhanh, đột ngột kết hợp với triều yên rất dễ gây ra lũ lớn Sông Cái Nha Trang là dạng sông gây bất lợi cho sản xuất và môi sinh Tuy vậy, sông Cái Nha Trang có tiềm năng về thủy điện và là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất
và đời sống của nhân dân trong vùng
Sông Cái Ninh Hòa (Còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú ) bắt nguồn từ vùng núi Chư H Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dòng sông mở rộng và chảy lệch sang hướng tây bắc - đông nam Qua khỏi Dục Mỹ, về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của suối Bông và đến Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối Trầu Chảy đến Ngũ Mỹ, sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hòa khoảng một cây
số, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và sông Tân Lan, cách cửa một cây
số, còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay (sông Dõng) Các phụ lưu lớn (Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sông Cái Ninh Hòa, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985km², bao trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hòa, sông lại chia ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao,
Trang 17rồi qua cữa Hà Liên đổ ra đầm Nha Phu Chính nhờ sự điều hòa của đầm Nha Phu mà triều mặn vào sông có giảm bớt Đây là dạng sông ít thuận lợi cho sản xuất và môi sinh Tuy nhiên sông Cái Ninh Hòa có tiềm năng thủy điện lớn hơn sông Cái Nha Trang Thác Eakrôngru có công suất 22.000 kw điện, ở thượng lưu
có hồ Đá Bàn, tưới tiêu cho 4.500ha Sông Cái Ninh Hòa là nguồn nước chính yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của huyện Ninh Hòa
Về khí hậu, thủy văn, tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Song khí hậu tỉnh Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở tỉnh Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa ngắn,
từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa Độ ẩm
tương đối khoảng 80,5% [40, tr.20].
Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng
8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh) Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20 - 26°C (ở Cam Ranh) Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ
đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng
Trang 18bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
1.1.2 Dân cư và lao động
Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở tỉnh Khánh Hòa Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm
1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học
về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa)
Trải qua quá trình lịch sử, dân số tỉnh Khánh Hòa ngày càng đông đúc, các làng xã, phố xá được tạo lập Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.156.903 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 222 Người/km² Trong đó Nam giới có khoảng 572.412 người (49.48%) và Nữ giới có khoảng 584.491 người (50.52%) tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 1999 - 2009
là 1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%; tỷ lệ dân số thành thị 39,7% [40, tr 32]
Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3% sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn Dân tộc Raglai chiếm 3,4% sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh trong các bản làng (palây) Dân tộc Hoa chiếm 0,86% sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng Các nhóm chính khác gồm Cơ-
ho chiếm 0,34%, Ê-đê chiếm 0,25% Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng,
Mường, Chăm, v.v Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa [40, tr.42]
Trang 19Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam Hiện nay, người Chăm ở Khánh Hòa còn lại số lượng không đáng kể
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999, tỉnh Khánh Hòa có 293.280 người có tín ngưỡng chiếm 28,7% dân số toàn tỉnh, nhiều nhất là Phật giáo 180.503 người, chiếm 17,6%; Công giáo 97.518 người, chiếm 9,6%, còn lại là Tin Lành 0,7%, Cao Đài 0,7%; các tôn giáo khác 0,1% Phật giáo tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (50,4%); Công giáo, Cao Đài tập trung ở Cam Ranh; Tin Lành tập trung ở Khánh Vĩnh
Tính đến năm 2002, tỉnh Khánh Hòa đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã, thành phố, Tỷ lệ người biết đọc biết viết đối với dân số từ 10 tuổi trở là 93,2% năm 1999 Về Y tế bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân [5, tr.12]
1.1.3 Tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, một trung tâm du lịch lớn trong cả nước
Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc thuận lợi nhờ đường sắt xuyên Việt và Quốc lộ 1 xuyên suốt chiều dài của tỉnh
Về đường hàng không, thành phố Nha Trang và vùng phụ cận có thời tiết thuận lợi để phát triển ngành hàng không, đồng thời là một trạm tiếp vận thuận lợi cho các đường bay trong và ngoài nước Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn
Trang 20có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông
Tỉnh Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam Là tỉnh có nhiều cảng biển, đặc biệt Cam Ranh là một cảng thiên nhiên vào loại tốt nhất trong nước và thế giới Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san
hô của quần đảo Trường Sa Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh
Trong đó, nổi bật nhất là vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng
32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20 m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng nay đã được chuyển thành cảng dân sự Tuy nhiên, một cách tổng quát, với đường bờ biển vừa dài vừa quanh co khúc khuỷu, chỗ lồi chỗ lõm, phía ngoài lại có vô số đảo nhỏ, nên bờ biển tỉnh Khánh Hòa không được thuận lợi về mặt hải vận Vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế Đồng thời có cảng Ba Ngòi là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thụân lợi
để phát triển giao thương giữa tỉnh Khánh Hòa với các vùng trong nước và quốc
tế
Danh lam thắng cảnh, tỉnh Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chiêm Thành Trong đó Tháp Bà Ponagar là di tích nổi tiếng nhất Tháp do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817 Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác
Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp Mặt
Trang 21bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn, trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử, v.v Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông Ngoài Tháp Bà, Khánh Hòa còn nhiều
di tích Chămpa khác như Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa, Bia Võ Cạnh, v.v
Vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang đã trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa dạng
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt độ bình quân hàng năm là 260C; nóng nhất 390C, lạnh nhất 14,40C Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang
là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển,
hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:
Hòn Nhiểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với
Trang 22những sinh vật biển kỳ lạ Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng
Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam Người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng
122 km2 vùng nước xung quanh các đảo Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam
Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi, v.v… Ngày 6 - 2 - 2010, Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang sẽ chính thức đưa khinh khí cầu đầu tiên ở Việt Nam vào phục vụ du khách, khoang hành khách làm bằng thép có sức chứa từ 25 đến 30 hành khách cùng lúc bay lên
độ cao 150m để ngắm được toàn vịnh Nha Trang
Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 30 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu
Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hòa, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già -
Trang 23Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me
và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới) Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy
Hòn Chồng - Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối
đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn
Đảo yến, đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội
và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào
Chạy dọc theo bờ biển Vịnh Nha Trang dài khoảng 7 km, trải dài từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá là đoạn đường Trần Phú con đường đẹp nhất Nha Trang nằm lượn theo bờ biển với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau Xen vào đó là một hệ thống dịch vụ gồm bưu điện, nhà bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, các cửa hàng bán đồ lưu niệm
Các danh thắng tại Nha Trang, Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo Đây là chợ lớn nhất
Trang 24và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch Chợ có tên chợ Đầm
là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản rất phong phú Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ
là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu
Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long
Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963 Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi
Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ) Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ
Trang 25mặt đường
Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á Hiện nay viện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển
Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Nha Trang, Khánh Hòa là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6, 2008
Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh Lần lượt
từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng
Vĩ, Cây Bàng Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại [26, tr.4]
Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1 là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ ban đầu, một địa điểm hấp dẫn các du khách đến Khánh Hòa Thành rộng khoảng 36.000 m², là
Trang 26một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 - thế kỷ 18 ở Tây Âu Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, dài 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m bao quanh Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông - Tây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc) Cách thành không xa là Văn miếu Diên Khánh tại khóm Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh Văn miếu được xây dựng theo truyền thống nho giáo, nhằm ghi nhận công lao của những người
có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm
1854 Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức [33, tr.48]
Vịnh Vân Phong một vịnh lớn phía bắc Khánh Hòa, vịnh cách Nha Trang
về phía Bắc hơn 30 km theo đường chim bay, 60 km đường bộ và 40 hải lý theo đường biển Các chuyên gia của Hiệp hội Du lịch Thế giới (OMT), Chương trình Phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ưu để phát triển du lịch Trong dự án VIE89/003, OMT ghi rõ: “Vịnh Vân Phong, là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh được với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi) Vịnh Vân Phong cũng là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ dưỡng nhiệt đới ” Vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20
Trang 27- 30 m, tương đối kín gió Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối ôn hòa, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản
Tuy nhiên hiện tại vịnh vẫn còn hoang sơ chưa được khai phá nhiều chỉ có một vài khu du lịch nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng như Dốc Lết, Hòn Sơn -Suối Hoa Lan, Hòn Ông, Đầm Môn Phía đông bán đảo Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong là Mũi Đôi điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nằm ở tọa độ 12°38′40″N 109°27′50″E12.644383, 109.463897 Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa) Nơi này
đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia Tuy nhiên, đường ra mũi Đôi rất khó chủ yếu là dốc núi cheo leo chỉ có thể đi được bằng thuyền
Đầm Nha Phu Ðầm Nha Phu là tên gọi cả một khu vực rộng lớn, trong đó
có những hòn đảo du lịch như Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc (bãi tắm Công chúa), Hòn Lao - đảo Khỉ, Suối Hoa Lan, Khu nghỉ mát Ninh Vân Đầm Nha Phu rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong – thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố khoảng 15 km Hiện bến cảng du lịch nằm ở địa phận Lương Sơn, xã Vĩnh Lương Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn hội đủ đặc điểm của một vùng sinh thái quý hiếm với núi rừng, sông suối, biển đảo
Thác Yangbay cách Nha Trang khoảng 45 km ở độ cao 100 m so với biển, nằm lọt giữa rừng nguyên sinh màu mỡ và những dãy núi Yang Bay” theo tiếng dân tộc Răglay có nghĩa “thác nước Trời” Nằm trọn trong thung lũng có diện tích hơn 570 ha được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, Yang Bay đang từng bước trở thành một khu du lịch sinh thái núi rừng
Bãi biển Đại Lãnh nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Nha Trang 80
km về phía bắc thuộc huyện Vạn Ninh, đây là một bải biển đẹp với làng nước trong xanh và bãi cát trắng rất mịn (cát trắng tinh khiết không lẫn san hô hay sỏi) Phong cảnh Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng danh thắng quốc gia
Trang 28Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thợ chạm phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín chiếc đỉnh đồng lớn trang trí trước sân Thế Miếu Mười bảy năm sau, năm 1853, dưới triều Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong Từ điển quốc gia do triều đình biên soạn
Di tích lưu niệm bác sĩ Alexandre Yersin, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại Thụy Sĩ Thân phụ ông là người Thụy Sĩ, thân mẫu là người Thụy Sĩ gốc Pháp Năm 25 tuổi (1888) Yersin đỗ bác sĩ y khoa ở Paris, sau đó học tập và làm việc ở Viện Pasteur Paris Năm 1891, ông rời Paris, làm thầy thuốc trên tàu biển của hãng Companie Messagéries Maritimes của Pháp và sau đó đến Nha Trang, ông đã sống, làm việc và gắn bó trọn đời với mảnh đất này Yersin sống rất gần gũi với cư dân Nha Trang, Ông rất quan tâm đến đời sống của họ, đặc biệt là cung cấp thuốc men để chữa bệnh, cung cấp sách vở để trẻ con đọc, người dân
Nha Trang đã dành cho ông sự quý mến đặc biệt và gọi ông là Ông Năm Ông là
người sáng lập ra Viện Pasteur Nha Trang (1895), Viện Pasteur Hà Nội (1920), Viện Pasteur Đà Lạt (1936), Viện Vi trùng học Huế, trường Đại học Y khoa Hà Nội Ông cũng là Tổng giám đốc Viện Pasteur Đông Dương (nay là Viện Pasteur Sài Gòn), là người thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Langbiang, thành phố
Đà Lạt, trồng và thuần hóa cây cao su, cây Canhkina đầu tiên ở Việt Nam Ông
đã phát hiện ra vi trùng dịch hạch (Yersinia Pestis) tìm và điều chế Vắcxin và Sérum chữa các bệnh dịch hạch, bạch cầu, dịch tả, uốn ván, sốt rét Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943 Theo di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu (Diên Khánh), đám tang giản dị, không điếu văn Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng
Để ghi nhớ công lao của Yersin, nhân dân trong vùng đã lập chùa Linh Sơn để thờ cúng ông một cách trân trọng Căn cứ vào cống hiến to lớn của ông cho nhân loại cũng như giá trị và ý nghĩa của những di tích lưu niệm nhà khoa học ở Khánh Hòa, Chính phủ đã có quyết định số 993 - QĐ ngày 28 – 9 - 1990 của Bộ Văn Hóa công nhận các di tích lưu niệm nhà bác học Alexandre Yersin bao gồm: Phòng lưu niệm Yersin tại Viện Pasteur Nha Trang, chùa Linh Sơn xã Suối Cát
Trang 29và mộ Yersin tại Suối Dầu - Diên Khánh là di tích lịch sử cấp quốc gia
Ngoài ra còn nhiều di tích khác mang đâm dấu ấn của ông tại Khánh Hòa như Thư viện Yersin, Viện Paster Nha Trang và Hòn Bà (một ngọn núi có độ cao 1.574m mang khí hậu của vùng ôn đới như Sapa, Đà Lạt thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 37km về phía tây nam Năm
1915 bác sĩ Yersin đã dựng nhà để ở tại Hòn Bà và trồng cây canh ki na là cây được dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét) Hiện nay Nha Trang có một con đường mang tên Yersin để vinh danh những cống hiến lớn lao của ông cho khoa học
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA Ở TỈNH KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1996
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa được sát nhập thành tỉnh Phú Khánh Hơn 13 năm hợp nhất, Đảng bộ Phú Khánh đã lãnh đạo quân và dân cả tỉnh đoàn kết ra sức khắc phục hậu quả nặng
nề của chiến tranh, thiên tai; ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế văn hóa và xã hội trong cả tỉnh Trong suốt thời gian đó tỉnh Phú Khánh đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt
Trước nhu cầu phát triển, đổi mới của công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là tinh thần Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và từ những bức xúc do thực tiễn đặt ra, để khai thác được tiềm năng, phát huy thế mạnh, phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương, Bộ Chính trị chủ trương chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh như trước đây
Ngày 1/7/1989 tỉnh Khánh Hoà được tái lập Sau khi chia tỉnh, Khánh Hòa có 8 đơn vị hành chính là: Thành phố Nha Trang có 19 phường và 8 xã; huyện Diên Khánh gồm 20 xã và 1 thị trấn; huyện Ninh Hoà gồm 26 xã và 1 thị trấn; huyện Cam Ranh gồm 26 xã và 1 thị trấn; huyện Van Ninh gồm 12 xã và 1
Trang 30thị trấn; huyện Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn; huyện Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn và huyện đảo Trường Sa Diện tích toàn tỉnh là 5.197km2 kể cả các đảo; dân số 817.530 người, trong đó có 381.801 nam, 425.729 nữ, tỷ lệ người trong lứa tuổi lao động là 54,7% dân số [1, tr 10]
Tình hình kinh tế và xã hội của đất nước và tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng Nền kinh tế mất cân đối nặng nề về nhiều mặt, phát triển chậm, kém hiệu quả; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, văn hóa xã hội, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, v.v Đối với tỉnh Khánh Hòa có những khó khăn riêng như: đất đai nông nghiệp ít, địa hình phức tạp, tình hình kinh tế – xã hội chưa ổn định, sản xuất kinh doanh còn nhiều ách tắc, ngân sách thất thu lớn, các cơ sở quốc doanh thiếu vốn, nhiều người chưa có việc làm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp kết hợp với những khó khăn của tình hình mới chia tỉnh, đó là sự thiếu đồng bộ của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh
Ngày 30/6/1989, Hội nghị Tỉnh uỷ Khánh Hòa lần thứ nhất tiến hành họp đánh giá, đề ra những chủ trương nhiệm vụ lớn của Đảng bộ trong thời kỳ mới, quyết tâm xây dựng quê hương Khánh Hoà ngày càng giàu đẹp
Từ tháng 7/1989 đến năm 1996, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà đã có 6 Nghị quyết nhằm tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp
hóa Đảng bộ xác định: “phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế, khai thác
có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên, rừng, biển, tiếp tục phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, đưa nông nghiệp một bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo cho được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, phấn đấu ổn định về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, hình thành từng bước cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp trên địa bàn huyện, chuẩn bị tiền đề phát triển mạnh cho thời kỳ tiếp theo” [2, tr.17]
Thực hiện phương hướng đó, ngày 1/7/1989, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh
đề ra Kế hoạch kinh tế - xã hội đến năm 1996 là phát huy thế mạnh của tỉnh
Trang 31Khánh Hoà là kinh tế biển và du lịch - dịch vụ, công nghiệp hàng tiêu dùng và nông nghiệp Tuy nhiên trong những năm trước mắt vẫn tập trung cho phát triển nông nghiệp, bao gồm cả lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp phục vụ cho chế biến và xuất khẩu Hội nghị xác định cần phải quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại các hoạt động du lịch và dịch vụ, chấn chỉnh lại tổ chức của ngành công nghiệp, sắp xếp lại các xí nghiệp, xí nghiệp nào làm ăn không hiệu quả phải giải thể, phát triển hình thức liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế đối với những ngành mà tỉnh có điều kiện thuận lợi
Có thể nói đây là một Hội nghị quan trọng, tạo ra sinh lực mới cho sự phát triển, thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế mạnh mẽ của Đảng bộ tỉnh Trên tinh thần đó, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ Khánh Hoà họp từ ngày
2 họp từ ngày 26/2 đến ngày 3/3/1990 tiếp tục khẳng định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau: Nhiệm vụ trọng tâm là động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh kiên trì và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Tiếp tục ổn định tình hình các mặt
về kinh tế văn hóa xã hội nhằm thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn Xác định rõ cơ cấu kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 để bố trí cơ cấu đầu tư
và chỉ đạo thực hiện Hoàn thành chiến lược kinh tế của tỉnh đến năm 2000 Tập trung chỉ đạo việc xây dựng các huyện miền núi
Hội nghị cũng đề ra những giải pháp cấp bách trên một số lĩnh vực cụ thể như: Về sản xuất nông nghiệp, tổ chức tốt việc tổng kết rút kinh nghiệm khoán
10, kiểm tra việc miễn giảm thuế nông nghiệp theo Di chúc của Bác Hồ; giải quyết tốt những vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, ngư dân
Tổ chức lại việc kinh doanh lương thực, dự trữ lương thực; nghiên cứu chính sách với giá cả nông sản để khuyến khích nông dân sản xuất ổn định
Tháng 12/1990, Hội nghị Tỉnh uỷ Khánh Hòa lần thứ 5 tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh tế Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 1990, chỉ ra những kết quả đạt được, những yếu kém, tồn tại, Hội nghị bàn phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1991 Trong sản xuất công
Trang 32nghiệp và xây dựng cơ bản, tiến hành kiển kê, đánh giá rà soát lại toàn bộ ngành công nghiệp, có biện pháp xử lý cụ thể từng xí nghiệp, ưu tiên hỗ trợ vay vốn cho các xí nghiệp làm ăn có hiệu quả mà thiếu vốn Nghiên cứu chuyển hướng sản xuất hoặc giải thể các xí nghiệp không có phương hướng sản xuất, không có triển vọng phát triển, thua lỗ kéo dài, nợ nần lớn Khuyến khích các cơ sở sản xuất, gia công vay vốn nhập đầu tư, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu Khuyến khích các xí nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập ngoại Chấn chỉnh công tác xây dựng cơ bản, rà soát lại các công trình đang thi công Quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng mới, lập lại trật tự trên lĩnh vực nhà ở và công trình giao thông công cộng trong thành phố và các thị trấn Chủ động chuẩn bị các nguồn vốn vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, không để bị động lớn với các biến động của tình hình quốc tế
Về kinh tế đối ngoại, du lịch và dịch vụ, chấn chỉnh lại tổ chức xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại Đưa xuất khẩu thành ngành kinh tế đối ngoại mũi nhọn, tập trung vào các mặt hàng nông - lâm - hải sản - tiểu thủ công nghiệp và hàng gia công Đẩy mạnh các hoạt động du lịch và dịch vụ thu ngoại
tệ Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các cơ sở du lịch hiện có, nâng cấp một số cơ sở
du lịch để có điều kiện đón khách quốc tế Củng cố mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán để đủ sức vươn lên nắm vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hóa, sắp sếp lại lực lượng thương nghiệp tư nhân
Công tác tài chính và tín dụng, đẩy mạnh khai thác nguồn thu, khuyến khích những đơn vị làm ăn khá nộp và tăng được cho ngân sách, chỉ đạo việc thu
nợ, chồng chất thu thuế, kiện toàn bộ máy thu thuế theo tổ chức mới Tăng cường các biện pháp quản lý việc thu chi ngân sách và tiền mặt; kiên quyết xử lý các vụ tiêu cực của ngân hàng
Ngày 26/3 đến ngày 3/4/1991, Đại hội Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XII
đề ra phương hướng nhiệm vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
trong thời kỳ 1991-1995 là: “Tăng cường đoàn kết thống nhất toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân trong tỉnh, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực, tự
Trang 33cường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trong và ngoài nước, từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tạo được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế; bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, khắc phục bất công
xã hội; đồng thời chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tranh thủ mọi thời cơ phát triển
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995, tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và tỉnh Khánh Hoà có nhiều khó khăn phức tạp Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa hoặc giải thể Hàng ngàn công nhân phải rời dây chuyền sản xuất; nhiều cán bộ, giáo viên, công nhân viên các ngành giáo dục,
y tế, văn hóa, hành chính, v.v lương không đủ sống phải bỏ nghề Những vụ lừa đảo, đổ vỡ tín dụng xảy ra liên tiếp
Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa ngày 21/12/1991, đã phân tích thực trạng tình hình nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Từ khi có chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khoá VI), Nghị quyết Đại hội VII và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, trên mặt trận phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng kể Tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn của nông dân từng bước được phát huy có hiệu quả Diện tích đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng Nhiều ngành nghề được phát triển thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào sản xuất kinh doanh nông – lâm – ngư nghiệp Việc sử dụng đất ở nông thôn ngày càng có hiệu quả Diện tích rừng trồng ngày càng được tăng thêm Song nhìn chung, nông nghiệp ở tỉnh ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ Nông nghiệp chưa thật sự khai thác hết thế mạnh và điều kiện thiên nhiên ưu đãi
Từ đó, Hội nghị đề ra Chương trình hành động tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp với mục tiêu là: tiếp tục giải phóng
Trang 34sức sản xuất, khai thác và huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng
để phát triển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa với hiệu quả cao hơn Chú trọng đúng mức sản xuất lương thực, tăng nhanh giá trị sản lượng chăn nuôi, cây ăn quả, đánh bắt
và nuôi trồng thuỷ sản, phủ xanh đất trống đồi trọc để bảo vệ tài nguyên và môi trường, đảm bảo thu hút đại bộ phận lao động dôi thừa thông qua phát triển đa dạng kinh tế nông thôn Giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực, bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái; cải thiện một bước đời sống, tăng diện giàu, đủ ăn, xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới về mọi mặt, tập trung xây dựng miền núi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả công nghiệp chế biến và dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng những ngành này trong cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ của cả tỉnh
Tỉnh uỷ đã đề ra những giải pháp cụ thể: nâng cấp và xây mới một số nhà máy chế biến nông sản như Nhà máy đường Khánh Hoà, khôi phục nhà máy đường Ninh Hoà, nhà máy thuốc là Khánh Hoà; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất ở nông thôn, tập trung xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường liên huyện, liên xã đảm bảo giao thông thông suốt cả về mùa mưa bão như tỉnh lộ 9,
2, 8B, 8 và các tuyến hương lộ khác; củng cố doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình, xã viên; tiến hành điều chỉnh ruộng đất và giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho từng hộ nông dân; tăng cường cơ sở vật chất về y tế, giáo dục, văn hóa thông tin và các chính sách
xã hội ở nông thôn như chính sách miền núi và đồng bào dân tộc, chính sách khuyến nông – lâm - ngư nghiệp, chính sách xã hội và đầu tư tín dụng, triển khai thực hiện cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, v.v
Tiếp theo, Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 15 đợt 2 ngày 24 và sáng 25/10/1993
đã thảo luận đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua và cho định hướng về nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 2 năm 1994 - 1995
Nhiệm vụ chủ yếu là: Tiếp tục xây dựng và đổi mới cơ cấu kinh tế theo
Trang 35thế mạnh và tiềm năng của tỉnh; ổn định và phát triển sản xuất, nâng dần nhịp độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế – xã hội; ưu tiên phát triển những ngành, những địa bàn và những cơ sở sớm đưa lại hiệu quả và tạo ra nhiều việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu và hợp tác với nước ngoài, tăng thu ngân sách, thu hẹp dần sự chênh lệch giữa các vùng Phấn đấu đạt mức tăng hàng năm; tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) 8 - 9%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp 10 - 12%, nông nghiệp 4%, thu ngân sách chiếm 20 - 25% tổng sản phẩm của tỉnh (GDP)[3, tr.23]
Ngày 29/9/1994, quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII, Tỉnh uỷ ra Chương trình hành động về phát triển công nghiệp - công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới Cùng với sự hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và sự tổ chức sắp xếp lại sản xuất, công nhân lao động tỉnh ta
có một đội ngũ đông đảo trên 38.000 lao động trong khu vực sản xuất vật chất đã trưởng thành rõ rệt đứng vững trong cơ chế mới đảm đương được những công việc có trình độ kỹ thuật ngày càng cao Tỉnh uỷ đề ra mục tiêu là cải biến cơ cấu kinh tế của tỉnh theo cơ cấu công - nông nghiệp - du lịch dịch vụ, tỉnh Khánh Hoà
sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước với trang bị hiện đại là hạt nhân liên kết với các tỉnh trong vùng cùng phát triển
Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành những cụm công nghiệp gắn với đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới Giữ tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm từ 12 - 13% Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp: khu công nghiệp Nha Trang-Diên Khánh; khu công nghiệp Ninh Hoà - Vạn Ninh; khu công nghiệp Cam Ranh Tỉnh uỷ đã xác định chủ trương phát triển các loại hình công nghiệp cụ thể như công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hàng tiêu dùng; ngành du lịch, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng Cùng với xây dựng và phát triển công nghiệp Tỉnh uỷ xác định nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, phát triển về số lượng, vững vàng về chính trị, có trình độ văn hóa tay nghề cao, năng lực sáng tạo làm nòng cốt
Trang 36khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức là một đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Đến cuối năm 1995, nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ tương đối cao Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm tăng 13% Năm 1995 GDP của tỉnh đạt 3.300 tỉ đồng (giá hiện hành), gấp 1,9 lần năm 1990, bình quân đầu người từ 0,7 triệu đồng năm
1990 lên 3,34 triệu đồng (tương đương 310 USD) Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 61%; năm 1995 đạt 630 tỉ đồng, chiếm 18,9% GDP của tỉnh (năm 1990 chỉ chiếm 9,28%) Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 21%
Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, bình quân hàng năm tăng 3,8% Lương thực ổn định Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chuyển biến, hình thành một số vùng chuyên canh Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp tăng lên đáng kể, hệ thống thuỷ lợi đủ sức tưới tiêu nước cho trên 33 ngàn hecta, tăng 6 ngàn hecta so với năm 1990 Bước đầu thực hiện tốt các chương trình 327, PAM, quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh Công suất tàu thuyền tăng gần 1,8 lần so với năm 1990 Số lượng, chủng loại mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đạt khá, chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu của tình
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã cơ bản vượt qua thời kỳ khó khăn lức mới chuyển đổi cơ chế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm gần 21%, tăng gần 2 lần so với năm 1990 Tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất, kinh doanh đều tăng Điện lưới quốc gia đã về đến tất cả các huyện lỵ và 85/128 xã phường trong tỉnh Hệ thống đường giao thông
đô thị và nông thôn được xây dựng nâng cấp một bước, đường ô tô đã đến tất cả các trung tâm xã Hệ thống thông tin liên lạc được mở rộng và nâng cấp với thiết
bị công nghệ mới, hiện đại Các công trình phức lợi công cộng được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, góp phần đáp ứng yêu cầu đời sống nhân dân Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ ngày càng nhiều Hoạt
Trang 37động thương mại có tiến bộ Kinh tế đối ngoại được mở rộng, từng bước tranh thủ thêm được bạn hàng, đối tác, tiền vốn, thị trường và phương thức hợp tác; tiếp nhận được một số thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý Hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp và tăng khá Hàng năm xuất khẩu trên 26%, nhập khẩu 20% Công tác tài chính, ngân hàng có tiến bộ, góp phần thức đẩy kinh
tế – xã hội phát triển
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, kinh tế quốc doanh chiếm 47,2%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 52,8% trong GDP Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu của lực lượng sản xuất Các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đại bộ phận được sắp xếp và đăng ký theo Nghị định 388 của Chính phủ (năm 1995 có 140 đơn vị, trong đó số kinh doanh có lãi chiếm 60%) Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp bước đầu được đổi mới, phương thức sản xuất kinh doanh theo hướng dịch vụ và kinh doanh tổng hợp Kinh tế tư nhân (cá thể, tư bản tư nhân ) phát triển nhanh, hoạt động dưới nhiều hình thức, nhất là dịch vụ sản xuất, đầu tư nhỏ thu hồi vốn nhanh Tổng thu ngân sách tăng 11 lần so với năm 1990, đóng góp cho Trung ương năm sau cao hơn năm trước và dành một tỷ lệ đáng kể để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Nền kinh tế bước đầu có tích luỹ nội bộ Đời sống nhân dân được cải thiện một bước
Những kết quả đáng mừng đó bắt nguồn từ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng bộ, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bộ, cơ cấu kinh tế của tỉnh dần có
sự dịch chuyển phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa bàn, hướng chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ du lịch Cơ cấu kinh tế bước đầu đã chuyển dịch theo hướng: công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ và du lịch (so với năm 1990, trong GDP: công nghiệp – xây dựng chiếm 23%; nông – lâm – thuỷ sản chiếm 53%; thương mại – dịch vụ - du lịch và dịch vụ chiếm 24%) (xem biểu đồ 1)
Cơ cấu đầu tư trong vòng 5 năm từ 1991-1995 cũng có sự chuyển dịch
Trang 38đáng kể theo hướng tập trung đầu tư xây dựng cơ bản cho những công trình trọng điểm và đầu tư chiều sâu có chọn lọc Nguồn vốn đầu tư trong thời gian này là 1400 tỉ đồng, tăng bình quân hàng năm 42% Trong đó vốn ngân sách
đã đầu tư 500 tỉ đồng, chiếm 36%, tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng: đầu tư làm mới 50km đường, nâng cấp 190 km đường ôtô; xây mới 10 cây cầu với tổng độ dài 320m; xây dựng mới 13.000m2 trường học, 150 giường bệnh, 17 trạm xá; diện tích được tưới nước tăng 6000ha Vốn đầu tư của các doanh nghiệp khoảng 450 tỉ đồng, chiếm 32%, tập trung vào đầu tư chiều sâu,
mở rộng sản xuất nên số lượng và chất lượng nhiều sản phẩm tăng khá như: thuốc lá tăng 70 %, dây khoá kéo tăng 4,9 lần, nước khoáng 50 lần, chất lượng tẩy rửa tăng 5,5 lần, hàng chế biến đông lạnh tăng 4,5 lần, v.v Đầu tư của nhân dân khoảng 450 tỉ đống, chiếm 32%, tập trung vào xây dựng nhà ở và một số cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch quy mô nhỏ
Chính sách quản lý kinh tế từng bước được đổi mới theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công tác
kế hoạch hóa đã chuyển từ tập trung xây dựng chỉ tiêu pháp lệnh và phân bổ vật
tư, tiền vốn sang định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, xác định tổng cân đối là chủ yếu Việc đổi mới tổ chức, vận dụng cơ chế và chính sách về giá, về tài chính, ngân hàng cuat Trung ương được xúc tiến kịp thời và mạnh hơn
đã tạo nên sự đồng bộ của cơ chế quản lí kinh tế thích hợp, tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Đồng thời tích luỹ thêm một số kinh nghiệm trong quản lý và điều hành các thành phần kinh tế
Bên cạnh những mặt đạt được, quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Khánh Hòa còn những hạn chế cơ bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp so với tiềm năng và thế mạnh vốn có của tỉnh nhà Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, bằng sự đầu tư từ bên ngoài Nhiều nguồn lực tại chỗ chưa được phát huy; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm Kinh tế dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng còn thấp, chất lượng phục vụ còn chưa chuyên nghiệp Trong công nghiệp, các sản phẩm có chứa hàm lượng tri thức cao còn ít Trong nông nghiệp, sản xuất
Trang 39chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường Chất lượng nguồn nhân lực của địa phương còn thấp; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đápứng yêu cầu phát triển
Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế là do nhiều chính sách, giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém
Ngoài ra, còn các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: công tác qui hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến qui hoạch “treo” khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém
Những thành công và hạn chế của công nghiệp hóa, đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề quan trọng để tỉnh Khánh Hòa bước vào thời kỳ đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 402.1.1 Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, chuyển đổi căn bản từ lao động chủ yếu sử dụng thủ công sang lao động sử dụng máy móc Đó là xây dựng nền công nghiệp cơ khí hóa hiện đại Đại hội lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) trên cơ sở phân tích đặc điểm miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã khẳng định: Tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, “bằng cách
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [15, tr.79] Quan điểm này được khẳng định nhiều lần trong các Đại hội Đảng sau này
Đảng ta xác định: mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (tháng 4/1962) nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý; Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp; Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời