1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông

76 832 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 641,52 KB

Nội dung

Truyện ngắn đã thực sự khẳng định vị trí trụ cột của mình trên văn đàn với rất nhiều cây bút độc đáo như: Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN

-

LÊ THỊ KIM

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

QUA TẬP MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014

Trang 2

KHOA NGỮ VĂN

-

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

QUA TẬP MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Minh Hiền Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong công trình này

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Kim

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Minh Hiền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong ban quản lý Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Kim

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Bố cục của luận văn 7

Chương I NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI 9

1.1 Những đổi mới căn bản tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới 9

1.1.1 Đổi mới trong quan niệm và tư duy nghệ thuật 9

1.1.2 Đổi mới trong đề tài và chủ đề 11

1.1.3 Đổi mới trong phương thức biểu hiện 14

1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Thiều 17

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều 17

1.2.2 Những thành công nổi bật trong hành trình sáng tạo

của Nguyễn Quang Thiều 21

Chương II HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

TRONG MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG 24

2.1 Khuôn mặt cuộc sống 24

2.1.1 Trong màn đêm của hận thù, hủ tục 24

2.1.2 Từ ánh sáng của tình yêu, tình người 28

2.2 Chân dung con người nông thôn Việt Nam đương đại 30

2.2.1 Những con người trở về từ chiến tranh 30

2.2.2 Con người với bi kịch của những lời nguyền truyền kiếp 36

2.2.3 Những tâm hồn đầy ắp ước mong, khát vọng 38

Trang 6

3.1 Hệ thống biểu tượng nghệ thuật 42

3.1.1 Lớp biểu tượng gột rửa 43

3.1.2 Lớp biểu tượng hướng thượng 46

3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật 49

3.2.1 Không gian hiện thực đan xen không gian tâm tưởng, huyền thoại 49

3.2.2 Thời gian hiện tại đan xen thời gian hoài niệm, phi thực 53

3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu 55

3.3.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ 55

3.3.2 Giọng điệu đa thanh 58

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mặc dù những biến đổi về chính trị không phải bao giờ cũng ngay lập tức cuốn nền văn học đi theo, nhưng công cuộc thống nhất đất nước, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI – năm 1986 đã thực sự mang lại bước chuyển mình đáng kể cho văn học - nghệ thuật Với phương châm “nói thẳng, nói thật”, các nhà văn được thoả sức khẳng định ý thức cá nhân mà không chịu bất cứ một sự kiểm duyệt nào Họ cống hiến cho nền văn học những “đứa con tinh thần” sáng tạo bằng những con đường tìm tòi và thể nghiệm mới Từ sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, các nhà văn nhận ra mục đích của văn học không còn là phương tiện tuyên truyền đấu tranh Cách mạng Văn học thực sự phải phản ánh được những vỉa sâu của đời sống tâm hồn, những ngóc ngách của hiện thực cuộc sống Lí thuyết tiếp nhận phổ biến khái niệm “đồng sáng tạo” và nghệ thuật tự sự cũng “sang trang” trước diện mạo mới của một nền văn học Nền văn học nước nhà đã đem lại sức thu hút cho độc giả ở nhiều thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng nhà văn và độ kết tinh nghệ thuật Trong đó, thể loại truyện ngắn đã trở thành một điển hình cho ý thức cách tân Với dung lượng ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều vấn đề mang tầm vĩ mô, truyện ngắn đã chạm đến những vấn đề đời tư, thế sự, ghi lại được những suy tư, chiêm nghiệm trước những “tấn trò đời” Truyện ngắn đã thực sự khẳng định vị trí trụ cột của mình trên văn đàn với rất nhiều cây bút độc đáo như: Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,… Trong số đó, Nguyễn Quang Thiều cũng là một cái tên đáng được nói tới

Với quan niệm “sáng tạo là giải phóng mình chứ không bao giờ là sự

nghiệp”, Nguyễn Quang Thiều đã thoả sức phóng bút với tất cả niềm đam mê

Trang 8

của một nhà văn yêu nghề và chọn nghề văn để trải lòng với đời, với người Không giáo điều, chao chát, Nguyễn Quang Thiều luôn tinh tế và thâm trầm khi lí giải những vấn đề của hiện thực Nhà văn phát hiện và quan tâm sâu sắc tới những điều bình dị trong cuộc sống Bởi vậy, văn của ông mang nét đẹp của sự bình dị, gần gũi nhưng lúc nào cũng chạm đến được tâm hồn độc giả

bởi sự mê đắm và thống thiết Đặc biệt, với Mùa hoa cải bên sông, 37 truyện

ngắn đủ cho ta thấy cái nhìn bao quát về sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều Nghiên cứu về nhà văn, có nhiều xu hướng cả trong và ngoài nước,

song trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ chọn vấn đề Đặc

điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều qua tập Mùa hoa cải bên sông để

nghiên cứu với nguyện vọng góp phần định hướng tiếp nhận cho độc giả Điều đó cũng là thao tác nền cho sự tôn vinh cá tính sáng tạo, đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới tư duy truyện ngắn Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

Từ khi cầm bút cho đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã khẳng định được cá tính sáng tạo của mình trên văn đàn với 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch Giữ một cương vị nhiều người mơ ước trong giới văn nghệ sĩ và trong lòng độc giả, nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn không ngừng khám phá và sáng tạo Chính điều này đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều vận động không ngừng và kéo theo đó là không ít ý kiến nhận xét, đánh giá và phê bình về nhà văn trên nhiều phương diện

Lê Dục Tú trong bài viết Đội ngũ nhà văn viết truyện ngắn đương đại,

đã điểm qua một số gương mặt truyện ngắn tiêu biểu sau đổi mới với những đột phá thực sự trong bút pháp, trong đó có tên Nguyễn Quang Thiều Tác giả

nhận định: “Các gương mặt truyện ngắn của thế hệ tiếp theo xuất hiện ngay

Trang 9

từ thời kỳ đầu của văn học đổi mới đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi những đột phá trong bút pháp Đó là Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Quang Thiều, Truyện ngắn của các cây bút này là tiếng nói của một thế hệ nhà văn đã thật sự có những chuyển hướng trong tư duy với những khám phá mới về hiện thực và con

người”[51] Lê Dục Tú cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn tới sự cách

tân nghệ thuật ở những nghệ sĩ này: đó là sự giao lưu văn hóa toàn cầu, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đặc biệt là bản lĩnh sáng tạo đặt họ trước nhu cầu “viết khác đi” cho dù có thể thành công hay thất bại

Đông La cũng bày tỏ sự hiểu biết tường tận về sáng tác của Nguyễn Quang Thiều: “Nếu thơ Nguyễn Quang Thiều có nhiều dấu ấn sáng tạo về hình thức thì văn xuôi Nguyễn Quang Thiều lại rất giản dị”[21] Theo tác giả: “giản dị là việc đạt được hiệu quả thẩm mĩ một cách tự nhiên mà không cần đến những xảo thuật, những uốn éo, đỏm dáng”[21] Sự giản dị trong văn Nguyễn Quang Thiều không chỉ được các nhà phê bình văn học trong nước phát hiện mà những tác giả nước ngoài cũng cùng chung nhận định trên Jean-Luc Douin – Le Monde, một nhà phê bình người Pháp sau khi tiếp nhận

hai tập truyện ngắn La fille du fleuve và La petite marchande de vermicelles

của Nguyễn Quang Thiều do Nhà xuất bản L’Aube, Pháp ấn hành cũng nhận thấy: “Thế mạnh của nhà văn trẻ Việt Nam này (Nguyễn Quang Thiều) tập trung trong sự giản dị nhưng đẹp ngời ngợi của câu chữ và vấn đề được đặt ra! Đẹp và thống thiết!” [29] Đây chính là những gợi ý trực tiếp cho chúng tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài

Trong Luận văn thạc sĩ Chất thơ của truyện ngắn Nguyễn Quang

Thiều, Trương Thị Thường đã khẳng định truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

mang chất thơ đậm nét: “Và chất thơ của truyện ngắn được chắt lọc từ cảm xúc chân thực, hồn nhiên, trong sáng, dung dịu của con người cầm bút, xuất

Trang 10

phát từ những rung động thật sự của nhà văn”[48, tr.64] Tác giả cũng đi sâu

vào phân tích những mặt biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều gồm 3 mảng: những kí ức về làng quê êm đềm, xây dựng nhân vật mang màu sắc cổ tích và cái nhìn về hiện thực chiến tranh Đây là một nguồn tài liệu quan trọng song dưới góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau, tác giả

Trương Thị Thường mới chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ chất thơ chứ chưa đi

sâu vào phân tích những đặc điểm khác làm nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Hơn nữa, tác giả cũng chỉ mới tập trung phân tích các

“dấu hiệu” của chất thơ chứ chưa tìm hiểu cặn kẽ cách thức làm nên đặc trưng

đó Bởi vậy, không chỉ dừng lại ở một khía cạnh, chúng tôi chọn phân tích các đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về sáng tác cúa tác giả này

Trịnh Thị Thảo khi đi sâu nghiên cứu sáng tác của nhà văn dưới phương

diện cấu trúc đã phát hiện được những nét nổi bật về tổ chức cốt truyện, cấu

trúc hệ thống nhân vật, nguyên tắc trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Đồng thời, tác giả cũng phát hiện được những “cái khác” không pha tạp của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều chính là độ thâm trầm, sâu lắng của một giọng văn nhẹ nhàng và truyền cảm: “Lặng lẽ, không ồn ào, không khoa trương, Nguyễn Quang Thiều đã đi vào lòng độc giả bằng những truyện ngắn

nhẹ nhàng, ngắn gọn và tạo được ấn tượng”[41, tr.70] Nhìn nhận vấn đề dưới

lí thuyết tự sự học và thi pháp học, Trịnh Thị Thảo đã cống hiến cho độc giả

một công trình nghiên cứu hết sức có cơ sở Song do hướng nghiên cứu là Cấu

trúc truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều nên công trình chỉ chú trọng đi sâu

vào phương diện nghệ thuật, ít chú trọng vào phương diện nội dung của sáng tác Nguyễn Quang Thiều Thiết nghĩ đây là một mảng quan trọng góp phần làm nên đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Bởi vậy, tiếp nhận tài liệu này, giúp chúng tôi có thêm động lực để đi sâu nghiên cứu những đặc điểm nội

Trang 11

dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

Nhìn chung, những nhận định, bài viết, luận văn, luận án đã tập trung nghiên cứu và thể nghiệm về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ở những mức độ khác nhau Song những công trình đã công bố mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một phương diện nào đó, thậm chí là điểm qua như lấy một cái tên để minh chứng cho một mệnh đề Chưa có công trình nào thực sự bao quát một cách toàn diện những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của sáng tác Nguyễn Quang Thiều ở thể loại quan trọng là truyện ngắn Bởi vậy, dựa trên những gợi ý có được, chúng tôi tiếp tục đi sâu khám phá những đặc điểm của

truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều qua tập Mùa hoa cải bên sông

2.2 Những công trình nghiên cứu về tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông

Tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông được Nxb Hội Nhà văn phát

hành năm 2012 Ngay sau khi vừa được xuất bản, tập truyện ngắn đã thu hút sự chú ý của nhiều độc giả quan tâm đến sáng tác của Nguyễn Quang Thiều

Bích Vân trong lời giới thiệu tập truyện ngắn này nhận định: “37 truyện ngắn trong tập truyện “Mùa hoa cải bên sông” của Nguyễn Quang Thiều đặt trong bối cảnh làng quê với những cái kết có hậu hay gợi mở: hạnh phúc sẽ đến với những ai phấn đấu vượt qua nỗi đau và những mất mát”[54]

Đông La trong bài viết Văn Nguyễn Quang Thiều – những khúc bi ca

về tình yêu bất tử, in trong cuốn Bóng tối của ánh sáng đã phát hiện được sức

thu hút của truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông chính là việc tác giả đã xây

dựng được bức tranh “hoà trộn tài tình hai gam màu đối nghịch nhau Một mảng là tình yêu trong sáng… còn mảng đối nghịch là lòng thù hận u tối, trơ lì, chai sạn, là sự trừng phạt tàn khốc khiến lòng ta tiếc nuối, đau đớn, xót

xa”[21] Theo đó, tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thích thú mà đã đạt một

cấp độ cao hơn, đó là chiều sâu triết lí, khiến người đọc phải suy ngẫm trước những nghịch lí của cuộc đời

Trang 12

Bên cạnh đó, Đông La còn phát hiện trong truyện ngắn Nguyễn Quang

Thiều luôn tồn tại một môtip thường trực “môtip con người làm khổ con

người” Đây cũng là quan niệm của chính nhà văn đã được ông chia sẻ trong

bài viết Chỉ có con người làm khổ con người [43] Tác giả cho rằng: chính

quan niệm này đã chi phối sáng tác của Nguyễn Quang Thiều và biểu hiện

trong rất nhiều truyện ngắn được in trong tập Mùa hoa cải bên sông như: Mùa

hoa cải bên sông, Đứa con của hai dòng họ, Gió dại, Tiếng gọi lúc hoàng hôn, Người đàn bà tóc trắng, Bầu trời của người cha, Chạy trốn khỏi vầng trăng,… Đông La cũng khẳng định: “Mùa hoa cải bên sông và Hai người đàn bà xóm Trại là hai trụ cột chính làm nên ngôi nhà văn xuôi của Nguyễn

Quang Thiều” [21]

Trong Luận văn thạc sĩ Từ cổ mẫu đến hệ hình nhân vật gây ám ảnh

trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Trần Thị Tươi đã khẳng định: “truyện

ngắn Nguyễn Quang Thiều có sự xuất hiện dày đặc của hệ cổ mẫu Nước”[53] Và không gian dòng sông mang nhiều tầng ý nghĩa, đã chứa đựng ý đồ nghệ

thuật của nhà văn Trong đó, với Mùa hoa cải bên sông, Nguyễn Quang Thiều đã đưa ta đến “một dòng sông lấp lánh ý nghĩa và sông là chốn bình yên và

cũng là dòng nước thanh tẩy: “Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu

của mặt đất”[53]

Có thể nhận thấy, các nghiên cứu về Nguyễn Quang Thiều và tập Mùa

hoa cải bên sông còn mang tính đơn lẻ, mang tính gợi mở, chung chung, chưa

được cấu trúc lại thành hệ thống Vì vậy, vấn đề Đặc điểm truyện ngắn

Nguyễn Quang Thiều qua tập Mùa hoa cải bên sông vẫn là một đề tài tương

đối mới, có khả năng giúp người nghiên cứu tìm hiều, đánh giá một cách có hệ thống những đặc điểm trên phương diện nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề về nội dung và nghệ thuật làm nên Đặc điểm truyện ngắn

Nguyễn Quang Thiều qua tập Mùa hoa cải bên sông

3.2 Phạm vi nghiên cứu

37 truyện ngắn in trong tập Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang

Thiều (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2012)

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp hệ thống – cấu trúc:

Cấu trúc toàn bộ truyện ngắn trong tập Mùa hoa cải bên sông thành một

hệ thống phù hợp với yêu cầu nghiên cứu Từ đó, chỉ ra được những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều thể

hiện trong tập Mùa hoa cải bên sông

4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Xem xét, lí giải, đánh giá các phạm trù về nội dung và nghệ thuật làm

nên đặc điểm của truyện ngắn như: Hệ thống biểu tượng nghệ thuật, không

gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu… Từ đó, tổng hợp, khái quát lại những

đặc điểm chính trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều thể hiện trong tập

truyện Mùa hoa cải bên sông

4.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu:

So sánh để tìm ra những nét phong cách riêng của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều so với các nhà văn cùng thời để thấy được những sáng tạo của tác giả trong nghệ thuật viết truyện ngắn

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

Trang 14

Chương 1: Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam

sau đổi mới

Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong Mùa hoa cải bên

sông

Chương 3: Các phương thức nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông

Trang 15

Chương I NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG DÒNG CHẢY

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI

1.1 Những đổi mới căn bản tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới

1.1.1 Đổi mới trong quan niệm và tư duy nghệ thuật

Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt sau năm 1986 đã thực sự đổi mới một cách toàn diện trong đó đổi mới về quan niệm và tư duy nghệ thuật được xem như là bước đổi mới có tính chất nền chi phối những yếu tố khác của văn học Nằm trong một thể thống nhất, thể loại truyện ngắn cũng có những bước thay đổi trong tư duy đáng ghi nhận Đó là sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người, về nhà văn, về công chúng và về chức năng

của văn học

Hiện thực dần được soi chiếu dưới cái nhìn đa chiều đầy tính nhân bản Phản ánh đúng bản chất của hiện thực được đặt lên hàng đầu và được xem là trọng trách tiên quyết của nhà văn Phản ánh đúng hiện thực cũng không có nghĩa là nói đúng logic thông thường với một lối miêu tả trắng trợn, mà hiện thực chỉ như một phương tiện để bày tỏ quan niệm, diễn tả tư tưởng của nhà văn Người ta nhận ra rằng, văn học trước đây đã thực sự “ngây thơ” khi nhìn nhận hiện thực một chiều trên quan điểm chính trị, tư tưởng của thời đại Và nếu tiếp tục áp đặt cái “tư duy đám đông” đó vào cuộc sống hiện đại thì có phần kệch cỡm và lố bịch Bởi vậy, văn học không chỉ phản ánh đúng hiện thực mà còn có xu hướng “nhận thức lại” hiện thực Bằng thủ pháp giả cố tích, giả huyền thoại, giả lịch sử các nhà văn đã cho độc giả một cái nhìn “giải thiêng” hiện thực “Người đọc dù thích hay không thích cũng một lần được đánh thức bằng một kinh nghiệm trái với kinh nghiệm quen thuộc của mình” [2, tr.172] Những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Phạm Thị

Trang 16

Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban,… mới ra đời đã thực sự làm người đọc “sock” bởi sự đối thoại gay gắt với tư duy dân gian

Song song với sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực là sự đổi mới trong quan niệm về con người Con người không chỉ được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ mà từ sự “khảo thí” đó, con người được đánh giá là một sinh thể đầy bí ẩn, không đơn giản, xuôi chiều Nó cần được “bóc tách” trên nhiều phương diện từ con người ý thức đến con người vô thức, con người với khuôn mặt xã hội và con người bản thể dưới chiều sâu tâm lí Nói như Nguyễn Văn Long: “Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát” [23, tr.16] Điều đó làm cho con người có một sức hút kì lạ với những vùng mờ ẩn chìm, khuất lấp Thế giới nhân vật được “đời thường hoá”, đạt tính chân xác thực sự Không chỉ thế, văn học lấy con người làm trung tâm quy chiếu lại lịch sử, quan tâm đến con người cá nhân, con người lưỡng diện, đa phân, đa trị Nhân vật đôi lúc có những đột biến về tính cách, tâm lí nằm ngoài cả sự kiểm soát của chính nhà văn Minh chứng cho nó là cả một đội ngũ nhà văn đạt độ kết tinh nghệ thuật như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo,…

Không chỉ thế, quan niệm về công chúng cũng không còn một chiều, thụ động như trước đây Trong mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và người tiếp nhận văn học thực sự đã có sự thay đổi về chất Độc giả được dân chủ hoá, bình đẳng hoàn toàn và trở thành người đối thoại với tư duy của nhà văn Điều này kéo theo chức năng của văn học cũng dần bị thay đổi Chức năng giáo dục, ý hướng giáo huấn trở nên lỗi thời, thay vào đó văn học chỉ mang tính giải trí và chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận hiện thực Quan niệm đồng sáng

Trang 17

tạo đã đặt ngang hàng độc giả với chủ thể sáng tạo Điều này đã trực tiếp khẳng định văn học là một hoạt động sáng tạo và nhận thức chứ không phải mô phỏng và tuyên truyền như trước đây

Có thể nói, đổi mới toàn diện về quan niệm và tư duy nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 đã là bước chuyển đột phá có tính chất quyết định với những bước tiến của văn học nước nhà Tư duy được cởi trói là bước lột xác đầu tiên trên hành trình “đổi hình hoán cốt” của văn học Đặc biệt trong truyện ngắn, những đổi mới về quan niệm nói trên được hiện thực hoá đến mức tối đa

1.1.2 Đổi mới trong đề tài và chủ đề

Đổi mới trong quan niệm và tư duy nghệ thuật đã kéo theo sự thay đổi trên nhiều phương diện, đầu tiên phải kể đến là sự thay đổi trong đề tài và chủ đề Đổi mới trong đề tài và chủ đề không chỉ đơn thuần là sáng tạo ra những đề tài mới, mà từ chất liệu cũ, các nhà văn đã nhìn nhận dưới quan điểm mang tính đa diện, đa chiều Hiện thực được soi chiếu dưới nhiều góc cạnh cho nên giảm được sự chủ quan đánh giá theo góc nhìn cá thể

Trước hết là đề tài chiến tranh Nếu trước năm 1975, đại đa số nhà văn sáng tác phục vụ cách mạng nên nhìn chiến tranh chỉ ở bề nổi Thì sau 1975, chiến tranh không chỉ dừng lại ở niềm vui sum họp, ở những thắng lợi vẻ vang với cảm hứng ngợi ca Nhìn lại hiện thực chiến tranh với lòng tri ân và một khát vọng thành thực, cho nên chiến tranh được các nhà văn khai thác ở điểm nhấn là nỗi đau, là mất mát Hàng loạt sáng tác viết về nỗi đau chiến tranh được ồ ạt xuất bản và kèm theo đó là sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng bạn đọc Từ những truyện ngắn gây những “bất ngờ đầu tiên” (Chữ của

Nguyễn Thị Bình) như: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), đến các truyện ngắn tạo nên những cú sock trực diện như Gặp lại anh hùng Núp của Nguyễn Khắc Trường, Lời hứa của thời gian của Nguyễn Quang Thiều, Họ

đã trở thành đàn ông của Phạm Ngọc Tiến, Tướng về hưu của Nguyễn Huy

Trang 18

Thiệp,… người đọc chứng kiến một sự đổi khác trong tư duy nghệ thuật khi phản ánh hiện thực chiến tranh Hình tượng người lính không còn hùng tráng như ngày xưa, mà trở về với gương mặt cuộc đời họ trở nên gượng gạo, cô đơn, “lạc loài” Người lính trở về với thời bình nhưng trở thành những con chiên hoài vọng quá khứ, bị ám ảnh, bị vỡ vụn tâm hồn, trở thành những con bệnh thần kinh Bên cạnh đó, số phận của những người mẹ, người vợ, người con của những chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường cũng được khắc hoạ chân

thực và đầy ám ảnh trong Hương hoa gạo của Dương Hướng, Khi xưa chị đẹp

nhất làng của Tạ Duy Anh, Trinh nguyên của Hàn Nguyệt, Mười ba bến nước

của Sương Nguyệt Minh, Xóm gái hoang của Nguyễn Quang Lập, Hai người

đàn bà xóm trại của Nguyễn Quang Thiều, Không khi nào số phận của con

người sau chiến tranh được khắc hoạ chân thực như văn học giai đoạn này Các tác phẩm nổi lên trên văn đàn đã tạo những cơn dư chấn khiến người đọc đi từ xôn xao, sửng sốt, ngạt thở và cuối cùng bàng hoàng nhận ra đó mới chính là bản chất của hiện thực Các nhà văn, nhà thơ trước nay ngợi ca chiến tranh bây giờ nhìn lại họ tự cho mình như những người có tội với một niềm ăn năn, sám hối Khuynh hướng “nhận thức lại” chiến tranh, “viết lại chiến tranh” trên lập trường cá nhân trở thành một nhiệm vụ bức thiết của văn chương nghệ thuật

Văn học giai đoạn này còn tập trung hơn nữa vào đề tài đời tư – thế sự Nếu trước 1975, đây là một đề tài bị hạn chế thì sau 1975, đặc biệt từ cuối những năm 1980, đề tài này được khai thác đến mức triệt để với các phương diện: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, phái tính, tâm linh, vô thức, Thị hiếu thẫm mĩ và tâm lí tiếp nhận chuyển sang một trang mới Độc giả nhận ra “các tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi phần nhiều nhợt nhạt và không đem lại được cái mới mà bạn đọc chờ đợi” [2, tr.125] Con người không còn được nhìn nhận dưới lập trường tư tưởng của thời đại mà được

Trang 19

khám phá theo góc độ cá thể với những khía cạnh đời tư – thế sự Những số phận, những ẩn ức của con người được nâng lên, bày ra để đánh giá lại một cách công bình Trong đó, những vấn đề nhạy cảm như vấn đề tính dục, giới tính, nữ quyền cũng được văn học xem là một đề tài nóng Con người đời tư được các nhà văn nhìn nhận dưới lăng kính nhân bản, bởi quan niệm hiện đại Như một quy luật của tâm lí, con người khi đứng trước guồng quay của hiện thực cảm thấy mệt mỏi, họ đi tìm chính bản thể; tìm đến với thế giới tâm linh, với vô thức, giấc mơ như đi tìm nguyên cớ lí giải hiện thực Văn học thực sự thành công khi giải mã được những đổ vỡ trong tâm hồn, đạt độ thâm trầm và chiều sâu triết lí nhân sinh Rủ bõ con người xã hội mang tính duy lí để đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm là bước chuyển mình tất yếu đề tồn tại của văn học Những truyện ngắn của các cây bút nữ như: Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Đoàn Lê, Nguyễn Ngọc Tư, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh,… đã thực sự tạo được tiếng vang bởi đã chạm đến những vấn đề đời tư, khai thác được chiều sâu số phận và nội tâm của con người

Như vậy, trong mười năm đầu sau 1975, văn học nước nhà vẫn “trượt dài theo quán tính cũ”, chất sử thi nhạt dần song vẫn chưa dứt hắn Chỉ đến sau năm 1986, chất sử thi đã thực sự nhường chỗ cho chất triết luận, cho cảm hứng đời tư - thế sự Độc giả đạt ngưỡng tiếp nhận cao hơn, giới phê bình văn học ráo riết bình phẩm và đưa ra những phản hồi kịch liệt Đặt biệt năm 1987, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong một bài tiểu luận đã khẳng định: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” [56] buộc văn chương phải thay đổi một cách toàn diện về đề tài và chủ đề Điều đó đã phản ánh thái độ, lập trường tư tưởng của con người ở những thời đại khác nhau Hơn nữa, đó cũng là minh chứng cho sự sâu sát cuộc sống của văn học

Trang 20

1.1.3 Đổi mới trong phương thức biểu hiện

Không chỉ tiếp cận hiện thực dưới những góc độ mới mà các nhà văn viết truyện ngắn sau năm 1986 còn mang ý thức cách tân hình thức thường trực Ngoài xúc cảm thẩm mĩ, nhà văn còn chú trọng vào kĩ thuật tự sự để tạo nên sự đột phá trong lối viết Sự đột phá này biểu hiện một cách toàn diện trên tất cả các mặt: ngôi kể, điểm nhìn, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu…

Tổ chức điểm nhìn là một yếu tố hết sức quan trọng của kết cấu văn bản nghệ thuật Bởi vậy, để thể hiện quan điểm của cá nhân về thế giới cần chọn cho mình một điểm quan sát phù hợp Người kể chuyện trong truyện ngắn sau năm 1986 không còn đứng cao hơn bạn đọc, không cố cắt nghĩa thế giới dưới cái nhìn toàn tri Người kể chuyện công khai thể hiện sự hạn chế trong điểm nhìn chủ quan đánh giá của mình Người kể chuyện “vừa kể vừa hoang mang về điều đang kể, lúc thì nhầm lẫn, lúc thì bối rối, phân bua”[2, tr.215] với những cách “thả rơi”, không phán xét: “Tôi cũng không biết câu chuyện kết thúc ra sao”, hay “nghe đồn rằng”, “xin hiến quý vị ba đoạn kết

sau đây, tuỳ bạn lựa chọn” (Vàng lửa – Nguyễn Huy Thiệp) Gần đây, trong

văn chương còn tồn tại xu hướng trao điểm nhìn cho “nhân vật dị biệt” Những nhân vật có quốc tịch ngoại lai, nhân vật bị chứng thần kinh phân liệt, bị dị tật, bị xã hội đẩy đến “bước đường cùng” của nhân tính như Phrăng

trong Vàng lửa, Tốn trong Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp,… được giữ

trọng trách “người tuyên ngôn” cho những quan điểm của tác giả Trần thuật từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ, trần thuật “nhập vai” đã thể hiện sự mở rộng biên độ quan sát từ nhiều góc nhìn của người kể chuyện Mà kết quả cuối cùng vẫn là cho độc giả một cách hình dung mới về thế giới, tránh được sự đơn điệu trong cách tiếp cận tác phẩm

Trang 21

Sự phối trộn nhiều góc nhìn ở các nhân vật khác nhau cũng góp phần đòi hỏi nhà văn cần tạo ra một thế giới nhân vật phong phú Không chỉ dừng lại ở một vài kiểu người quen thuộc, văn học giai đoạn này mở rộng “biên độ khảo sát” ở một thế giới nhân vật hết sức đa dạng với các thủ pháp xây dựng nhân vật hoàn toàn mới lạ Tính cách nhân vật không còn được phân tuyến theo hai thái cực tốt/ xấu, thiện/ác, sang/ hèn thống nhất xuyên suốt tác phẩm mà vô cùng đa dạng và phức tạp Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mảng đối nghịch tốt xấu lẫn lộn, lúc cái này lấn át cái kia Nhân vật trong tác phẩm cũng không còn được miêu tả một cách tỉ mỉ, sinh động và đầy đủ thông tin Bút pháp “tẩy trắng nhân vật” trở thành một bước ngoặt lớn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn này

Phải nói rằng, sau năm 1986, ngôn ngữ truyện ngắn không còn câu nệ, hoa mĩ mà ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ tính dục, tiếng nước ngoài đã xuất hiện công khai như một dấu hiệu của thời đại “mở cửa” Và người ta nhận ra rằng, cách nói chân thật phù hợp với đời sống đương đại hơn là cố đánh bóng hiện thực một cách lố bịch và giả tạo Bởi vậy, ngôn ngữ hiện đại đi vào văn chương như một “mode” dùng từ mà không cần ai “cấp chứng minh thư” Sự gia tăng tính khẩu ngữ cũng là một cách “lạ hoá” ngôn ngữ văn chương, thể hiện một tư duy nghệ thuật mới, xích lại gần với tư duy của đời sống hiện thực Từ ngôn ngữ đời thường nhân vật được cá tính hoá đến mức cao độ và hình mẫu đời thực bước vào văn học chân thực đến từng centimet

Không chỉ thế, ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn sau năm 1986 còn là thứ ngôn ngữ đa thanh, phối trộn giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ giấc mơ, lời câm Và nhờ vậy, nhà văn để nhân vật tự bộc lộ tính cách chứ không bày ra một “form” định sẵn để cho nhân vật bước chân vào Những truyện ngắn của Hoà Vang, Phan Thị Vàng Anh, Lê

Trang 22

Minh Phong, Nguyễn Huy Thiệp,… đôi lúc những cuộc đối thoại của nhân vật đã trở thành những cuộc tranh luận gay gắt về quan điểm sống Hơn nữa, ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn này còn mang những đặc trưng khác với ngôn ngữ tiểu thuyết biểu hiện ở tính ngắn gọn, hàm súc, đa tầng nghĩa và nhiều nghĩa hàm ẩn Điều này không chỉ đáp ứng thị hiếu của độc giả trong thời đại bùng nổ thông tin mà cách nén thông tin cho lời văn cũng tạo nên cho truyện ngắn một đặc trưng khu biệt với tiểu thuyết

Để phản ánh cuộc sống dưới cái nhìn đa chiều một cách chân thực nhất nhà văn không chỉ biết tán dương những điều tốt đẹp Bởi lẽ, hiện thực là một mảng hỗn độn của nhiều gam màu đối nghịch Nhà văn không thể phản ánh nó với một sắc giọng đơn tuyến, hồn nhiên; không chỉ có ngợi ca, mà còn phải biết phê phán; không chỉ có hào sảng, vui tươi mà còn phải hoài nghi, tự vấn, dằn vặt, suy tư, triết lí Đó là biểu hiện của sự đa thanh trong giọng điệu của truyện ngắn sau đổi mới

Đặc biệt, giai đoạn văn học này còn chứng kiến sự “nâng cấp” trong kĩ thuật tổ chức văn bản mang dấu ấn hiện đại Nhà văn đã xây dựng tác phẩm của mình với nhiều kiểu kết cấu hết sức phức tạp: Kết cấu dòng ý thức; kết cấu truyện lồng truyện, truyện liên hoàn; kết cấu lắp ghép – phân mảnh, đồng hiện; kết cấu mở không đoạn kết; kết cấu mang tính liên văn bản,… Tất cả biến tác phẩm văn học thành một “kết cấu vẫy gọi” (Chữ của Wolfgang Iser) đòi hỏi một sự chủ động, “đồng sáng tạo” ở người tiếp nhận Những kiểu kết bỏ lửng không có kết thúc hoặc đưa ra nhiều kiểu kết thúc khác nhau cho

người đọc lựa chọn trong các truyện ngắn: Không có vua, Chăn trâu cắt cỏ,

Thương nhớ đồng quê, Người con gái thủy thần, Vàng lửa,… của Nguyễn

Huy Thiệp; kiểu kết thúc đảo ngược so với tư duy dân gian trong Nhân sứ, Sự

tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang, Những ngọn gió Hua Tát của

Nguyễn Huy Thiệp,… đã phát huy được trường liên tưởng, sáng tạo ở người

Trang 23

đọc Kiểu kết cấu truyện liên hoàn, kết cấu lắp ghép – phân mảnh trong truyện

ngắn Phan Thị Vàng Anh: Mười ngày, Khi người ta trẻ, Si tình, Hoa muộn,…

đã tạo nên những mảnh ghép cụ thể về cuộc sống để từ đó người đọc tùy thích chắp nối thành một “mã thẩm mĩ” riêng… Chính vì thế, truyện ngắn trong giai đoạn này trở thành một tổ chức phức tạp và sinh động, mời gọi người tiếp nhận tham gia vào mối quan hệ ngang hàng giữa nhà văn và bạn đọc

Mười năm đầu sau giải phóng (1975 - 1986) văn học nước nhà mới chỉ dừng ở ngưỡng rèn luyện tư duy, chuyển dần từ tư duy đám đông sang tư duy cá thể, chuyển dần từ lối suy nghĩ máy móc sang sự đột phá và cá tính hoá Từ sau năm 1986, sự khai vỡ trong ý thức cách tân nghệ thuật giờ đây đã được hiện thực hoá Điều đó phản ánh sự tiến bộ, sự cởi mở và chối bỏ quán tính cũ để bắt nhịp với cuộc sống đương đại của văn học Chính cuộc lột xác này đã giúp nền văn học nước nhà dần thu hẹp khoảng cách với văn chương nhân loại

1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Thiều

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều

Để không hoà tan vào cuộc đời mỗi người cần tạo cho mình một hồn cốt, một cá tính Mỗi nhà văn để tạo lập một phong cách trước hết cần có một

quan niệm nghệ thuật nhất quán Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm

nghệ thuật là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”[12, tr.273] Nó được thể hiện qua việc khắc hoạ hình tượng, tổ chức quan hệ các nhân vật, giải quyết xung đột và xây dựng kết cấu của tác phẩm Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật chính là bước đầu nắm rõ cơ sở tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể và nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học Bởi lẽ, “điều chủ yếu trong sự tiến hoá của nghệ thuật và của

Trang 24

xã hội nói chung là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người”[12, tr.274]

Là một người tài hoa, Nguyễn Quang Thiều đã ghi được dấu ấn riêng của mình ở nhiều lĩnh vực: thơ, văn, dịch thuật,… Ông luôn ý thức: “sáng tạo là giải phóng mình chứ không bao giờ là sự nghiệp”[43] Điều này thoạt nhìn có vẻ như vô lí, bởi lẽ khi đã không thực sự căn cơ, sống chết với nghề thì làm sao có được thành công như vậy Song, thực tế khi mang quan niệm “khác người” này vào văn học, Nguyễn Quang Thiều đã không tự ràng buộc mình vào bất cứ danh vọng nào Bởi vậy, ông dễ dàng thoả sức phóng bút trong những đề tài, những cảm nhận về cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt Nguyễn Quang Thiều không mong viết nên một tác phẩm để đời, đạt giải

Nobel văn học như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, không ráo riết

trình làng những đứa con tinh thần thực hiện sứ mệnh giáo dục mà chỉ mong tác phẩm của mình chạm được vào một nơi chốn nào đó trong thế giới nội tâm của con người Ông quan niệm: “Nếu tôi viết để lớn tiếng, để dạy một bài học đạo đức cho độc giả thì hỏi có bao nhiêu độc giả chấp nhận sự dạy dỗ ấy và liệu tôi có đạo đức hơn bao nhiêu người”[43] Chính bởi lẽ đó mà nghệ thuật với ông đơn thuần là sự khám phá đời sống và chia sẻ với con người Sự tuyệt vọng và sám hối cần được chia sẻ và lòng tham, hận thù cần phải bị bài trừ là đích đến của sáng tác Nguyễn Quang Thiều Như triết gia Pháp Jacques Maritain đã từng nói rằng: “sự sáng tạo nghệ thuật không cần phải dâng lễ vật cho Nàng Thơ để cầu xin như Platon đã nói, cũng không cần phải dùng bất cứ nguồn gốc ngoại tại nào để thuyết minh về sự linh cảm Vì nguồn gốc của tính sáng tạo nghệ thuật là tính trực giác, hay cũng gọi là trực giác thi ca”[49] Một khi nhà văn hiểu rõ toàn bộ tác phẩm nghệ thuật đều do tính trực giác sáng tạo sinh ra, mà cơ sở của tính trực giác sáng tạo là “tinh thần vô thức” chứ không phải bằng lí trí, bằng ý thức, bằng sự định sẵn chi li thì người nghệ

Trang 25

sĩ mới thoả sức phóng bút để viết nên những điều mình tâm đắc nhất Nguyễn Quang Thiều dường như hiểu được nguyên lí đó của sáng tạo nghệ thuật Bởi vậy, trong trang viết của mình, ông chưa bao giờ đặt nặng những toan tính, mưu danh Khi đã xác định sáng tạo xuất phát từ vô thức, từ tâm hồn thì viết để chia sẻ những cảm nghiệm trước cuộc sống của mình với độc giả cũng là

điều dễ hiểu

Không chỉ thế, điều đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều còn là sự thống nhất giữa các thể loại nghệ thuật Ông khẳng định: “Không ít văn nghệ sĩ thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự xung đột hay sự mâu thuẫn giữa các thể loại của nghệ thuật trong cùng một con người sáng tạo ra nó Đấy là một sai lầm Bởi bản chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như nhau”[43] Điều này thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều với sự giao thoa giữa thơ và truyện ngắn ở đề tài, chủ đề và nội dung tư tưởng Biểu hiện qua cái nhìn về cuộc sống, về chiến tranh, về con người, văn và thơ Nguyễn Quang Thiều luôn có những mảng song song tồn tại Tiếp nhận đề tài chiến tranh, ông thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của những người ở lại, đặc biệt là nỗi đau của những người vợ, những người mẹ

với một cảm quan đầy nhân bản Cảm quan này thể hiện cả trong tập thơ Sự

mất ngủ của lửa và những truyện ngắn viết về chiến tranh của ông như: Hai người đàn bà xóm Trại, Ngựa trắng, Gió dại, Tiếng đập cánh của chim thần, Chiều hoa tầm xuân, Gương mặt thứ ba,…Bài thơ Những ví dụ gần như trùng

ý tưởng với truyện ngắn Hai người đàn bà xóm trại ở chỗ cùng viết về nỗi

đau của những người vợ liệt sĩ chờ chồng Hay sông Đáy, làng Chùa, biển và những biểu tượng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày luôn là những hình tượng trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều Bỏ qua rào cản ngăn cách khác biệt giữa các thể loại, Nguyễn Quang Thiều đã viết để giải toả tâm hồn và bộc lộ những khao khát sáng tạo của bản ngã Nhà nghiên cứu Phạm Khải

Trang 26

sau khi tìm hiểu văn xuôi và thơ của Nguyễn Quang Thiều đã nhận thấy: “Thiều có nhiều câu hồn thơ nhưng khoác vỏ văn xuôi”[21] Bởi vậy, có thể nói, trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông dù có sử dụng thể loại nào đi nữa vẫn luôn có một sự thống nhất về tư tưởng

Trong một buổi trò chuyện với phóng viên, Nguyễn Quang Thiều đã thừa nhận một nghịch lí: “Thực ra trong cuộc đời này, chỉ có con người là làm khổ con người”[43] Quan niệm này không phải là mới, bởi lẽ, đạo Phật cũng từng khẳng định: Mọi khổ lạc của con người trong cuộc sống này không phải do ảnh hưởng từ bên ngoài mà là do hành động từ chính con người tạo ra trong thời hiện tại hoặc trong những tiền kiếp hoặc gần hoặc xa Nhưng đưa nó vào sáng tác văn học, nâng nó lên thành một tuyên ngôn nghệ thuật thì có lẽ, chỉ Nguyễn Quang Thiều mới nhất quán đến như vậy Trong sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều luôn cố phơi bày những bi kịch của con người Bi kịch của người này do người khác tạo ra Từ đó, ông mới thức tỉnh con người bằng một khát khao hướng thiện Trong một thế giới không dễ gì thay đổi nhân sinh quan, Nguyễn Quang Thiều vẫn miệt mài kéo lương tâm con người về phía sáng Văn của Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là những áng văn buồn mà sâu sắc là vì vậy

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều là một chặng đường liên tục, phát triển theo hình xoáy trôn ốc, bởi lẽ, nhà văn luôn không ngừng khám phá và sáng tạo ra cái mới Ông quan niệm: “Phủ định chính bản thân mình chính là sự chuyển động Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị huỷ diệt Phủ định thì mới có khám phá”[43] Sáng tác văn chương với Nguyễn Quang Thiều là một cuộc hành trình khám phá không ngừng nghỉ Càng lên đến đỉnh cao của khoái cảm thẩm mĩ, nhà văn càng phủ định chính bản thân mình để lập cho mình một đỉnh cao sáng tạo mới Điều đó tạo cho ông một động lực để sáng tạo không bao giờ biết mệt mỏi và chán nản

Trang 27

Tuy đã xấp xỉ đến tuổi ngũ tuần, song trong tâm khảm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn thường trực một quan niệm nghệ thuật hết sức phóng khoáng và tươi mới như những cây bút nhiệt huyết mới vào nghề Những quan niệm “mở” đó cũng giống như bản chất nghệ sĩ trong con người nhà văn - một Nguyễn Quang Thiều dù phong trần song lúc nào cũng dịu dàng và khả ái trước cuộc đời

1.2.2 Những thành công nổi bật trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ hiện đại của văn học Việt Nam Ngoài lĩnh vực chính là thơ ca đã tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí; một dịch giả có tiếng ở nước ngoài Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản được 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn Số lượng không phải là yếu tố quyết định, song phải thừa nhận rằng: ở lĩnh vực nào, Nguyễn Quang Thiều cũng làm việc đầy đam mê và sáng tạo Điều đó đã đem đến cho ông những thành công đáng kể Nhà thơ Nguyễn Duy dưới cương vị là một đồng sự với Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh”[29]

Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là một thi sĩ tiên phong của dòng

chảy thơ ca cách tân đương đại Với sự khởi đầu là Sự mất ngủ của lửa

(1992), Nguyễn Quang Thiều đã “thực sự đã làm cuộc vượt thoát ngoạn mục khi bỏ lại sau lưng những vần điệu, thói quen, cách nhìn đơn tuyến”[33] Giữa lúc đội ngũ nhà thơ trong nước còn “mơ hồ, ngờ hoặc về yêu cầu cách tân

thơ”[33] thì Sự mất ngủ của lửa đã cất tiếng nói khẳng định, đặt dấu mốc khai

mở dòng thi ca cách tân Tập thơ đoạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1993 và nhanh chóng làm xáo trộn tư duy thơ đương đại Đó là biểu hiện của

Trang 28

khao khát muốn thoát khỏi những định chế, quan niệm, cảm hứng và ám ảnh cũ để tự khẳng định một cá tính sáng tạo riêng, làm nên một phong cách rất độc đáo của thơ Nguyễn Quang Thiều Nhà thơ Inrasara đã từng thừa nhận: “Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy”[28] Không thể phủ nhận những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều cho tiến trình văn học thời kì đổi mới Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tên tuổi của Nguyễn Quang Thiều “còn phải nằm trong văn học đổi mới với mốc thời gian từ 1986 cho đến nay chứ không phải mốc 1975”[33]

Thành công trên con đường thơ ca của Nguyễn Quang Thiều chưa dừng

lại ở đó, khi tập thơ The Women Carry Water (bản Anh ngữ của cuốn Những

người đàn bà gánh nước sông) được University of Massachusetts Press xuất

bản năm 1997 đã được The National Translation Association of America (Hiệp hội dịch Quốc gia Mỹ) trao giải thưởng Final vào năm 1998

Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên thi đàn cách tân thơ sau năm 1975 mà còn là một cây bút văn xuôi có tầm ảnh hưởng rộng Văn của ông giàu cảm xúc và có nhiều ý tưởng mới lạ Bởi vậy, từ khi mới trình làng những tác phẩm đầu tay, ông đã được đánh giá là nhà văn có triển vọng của văn xuôi Việt Nam đương đại Bắt đầu viết văn từ năm

1983 và đánh dấu tài năng trên văn đàn với tập truyện ngắn Người đàn bà tóc

trắng (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1993) Nguyễn Quang Thiều là nhà văn tạo

được sự chú ý của bạn đọc Bùi Việt Thắng nhận thấy: “Tuy vào nghề chưa lâu nhưng Nguyễn Quang Thiều là cây bút truyện ngắn có nghề”[42, tr.310] Có được thành công như vậy, Nguyễn Quang Thiều đã có một quá trình đổi mới tư duy truyện ngắn Đến nay, nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim, phát sóng trên nhiều kênh truyền

Trang 29

hình Việt Nam như: Hai người đàn bà xóm Trại, Mùa hoa cải bên sông,

Chuyện làng Nhô…

Ở nước ngoài, tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều đã đến với độc giả

Pháp qua hai tập truyện ngắn: La fille du fleuve và La petite marchande de

vermicelles (Nhà xuất bản L’Aube) cùng các truyện ngắn in chung với các tác

giả khác trong tập: Le héros qui pissait dans son froc Và ngay lập tức

Nguyễn Quang Thiều được giới văn chương, báo chí Pháp đánh giá cao Nhiều nhà nghiên cứu văn học Pháp nhìn nhận Nguyễn Quang Thiều như một nhà văn đã ổn định phong cách và người ta cảm nhận được cái hồn của con người Việt qua truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều Như Alexia Lorca – Lire nhận thấy: “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng giữa truyền thống và hiện đại Thấp thoáng chút biếm, hài hước và trìu mến pha trộn trong những câu

chuyện của muôn ngàn hương vị…”[28] Tạp chí Châu Á Asie Magazine

cũng đánh giá truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh được “Một mảng hiện thực ngọt dịu – chan chát của Việt Nam ”[28] Vinh dự hơn nữa,

tập truyện La petite marchande de vermicelles của Nguyễn Quang Thiều còn được đài France 3 giới thiệu trong chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” Đến nay, thơ và văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều đã được dịch ra nhiều

ngôn ngữ khác nhau trên thế giới: Hoa Kỳ, Nga, Thụy Điển, Anh, Thái Lan, Úc, Pháp, Na Uy, Hàn Quốc Hiện Nguyễn Quang Thiều đang là Phó chủ

tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký thứ nhất Hội nhà văn Á Phi

Cho đến giây phút này, nếu khẳng định thơ của Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng có lẽ đã không còn phù hợp Bởi lẽ, đó đã là nhận định của 20 năm về trước Nguyễn Quang Thiều hiện tại đã khẳng định cho mình một phong cách rất riêng, một nhà thơ có tầm, một nhà văn có tên tuổi

Trang 30

Chương II HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

TRONG MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG

2.1 Khuôn mặt cuộc sống

2.1.1 Trong màn đêm của hận thù, hủ tục

Đối với một đất nước có nền văn hoá gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì làng quê có vai trò hết sức quan trọng Đó không chỉ là cái nôi của văn hoá mà còn là đỉnh cao của nền văn minh nông nghiệp chạy suốt chiều dài lịch sử Với hai đặc trưng cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị, cho đến nay, nông thôn Việt Nam vẫn bộc lộ hai mặt đối lập tốt / xấu không thể tách rời Tính cộng đồng ăn sâu vào đời sống văn hoá làm thủ tiêu vai trò cá nhân, thể hiện thói dựa dẫm, ỷ lại và quan điểm “cào bằng” giá trị Tính tự trị với một tinh thần “độc sáng”, tự cung tự cấp, cũng bộc lộ không ít những phiền hà ngăn cản sự phát triển của nền văn minh nhân loại Đó là óc tư hữu, thói ích kỉ, gia trưởng, tôn ti, bè phái, địa phương Tất cả tạo nên một màn đen bao trùm lên không khí làng quê vốn yên bình, êm ả Và đi vào văn chương, trở thành một đề tài lớn, viết thành công và sâu sắc trên nhiều cây bút như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thiều …

Với một nhà văn luôn đau đáu ngưỡng vọng về quê hương như Nguyễn Quang Thiều, đề tài nông thôn là một đề tài trụ cột trong suốt quá trình sáng tác Nguyễn Quang Thiều đã “lắng nghe những đổ vỡ sâu sắc trong đời sống tâm linh văn hoá”, đã quằn quại, day dứt trước bóng tối tàn độc của hủ tục, hận thù còn tồn đọng hàng thế kỉ nơi “ao làng” của nông thôn Việt Nam Lấy cảm hứng từ làng Chùa – nơi Nguyễn Quang Thiều sinh ra và luôn ao ước

“Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ/ Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố

Trang 31

hương tôi”( Bài hát về cố hương) ông đã viết nên những trang văn đầy thống

thiết

Khảo sát 37 truyện ngắn trong tập Mùa hoa cải bên sông, chúng tôi

nhận thấy có tới 8/37 truyện ngắn (Chiếm 21,6%) viết về sự hận thù và hủ tục Trong đó, có 3 truyện ngắn viết về lòng hận thù, 5 truyện ngắn viết về những mê muội, ấu trĩ, lạc hậu trong lối suy nghĩ và hành động của con người nông thôn Sự hận thù và hủ tục được nhà văn thể hiện trong mối quan hệ hết sức chặt chẽ, lúc là nguyên nhân – kết quả của nhau, lúc lại song song tồn tại trong cùng một tác phẩm

Lòng hận thù đa phần đều xuất phát từ những hiểu lầm trong quá khứ, từ sự độc ác, vị kỉ, từ lòng tham cố hữu của con người Trong truyện ngắn

Mùa hoa cải bên sông lòng hận thù của ông Lư bắt nguồn từ một một kí ức

đau thương về người vợ bị chối từ ngay cả mảnh đất an thân cuối cùng Từ sự ám ảnh đó, ông Lư luôn có định kiến rằng người trên mặt đất độc ác và bẩn thỉu và ông cấm đoán “tất cả những người trong gia đình ông không bao giờ

đặt chân lên mặt đất” Trong Đứa con của hai dòng họ mối thù xuất phát từ

sự phẫn uất của Chánh Hợi do thất tình đã nguỵ tạo chứng cớ vu oan giá hoạ cho gia đình Mặc, khiến gia đình Mặc bị lăng nhục, phải tha hương Câu chuyện truyền tai nhau “cụ anh kể lại cho ông anh Ông anh kể lại cho bố anh Bố anh kể lại cho anh”[46, tr.180] tạo thành một mối hận truyền kiếp

Dù có khác nhau về nguyên nhân đi nữa, lòng thù hận luôn khiến con

người rơi vào bi kịch Trong Mùa hoa cải bên sông, ông Lư gói gọn cuộc

sống của gia đình trong một chiếc thuyền đơn độc, leo lắt giữa lòng sông với một tư tưởng tự trị độc đoán Những đứa con của ông quanh quẩn trong một một giới hạn định sẵn của cha mình Đứa con cả chấp nhận trở thành “truyền nhân” của người cha Đứa con thứ nhen nhóm sự bứt phá nhưng quẫy đạp trong vô vọng Chỉ có Chinh dám vượt lên lời nguyền bằng tình yêu với Thao

Trang 32

Nhưng khi bị phát hiện, bị trừng phạt, Chinh rối bời và quằn quại Điều đó chứng tỏ sự hận thù đã làm hỏng cuộc đời của cả một gia đình Nó biến ông Lư trở thành một kẻ “nghiêm khắc đến độc đoán, bảo thủ đến tàn nhẫn, kiên định đến cố chấp”[21] “Ông bỏ tù chính ông, bỏ tù một cặp đực cái, bỏ tù một thằng hèn hạ như tôi, bỏ tù cả con bé đẹp nhưng mù chữ”[46, tr.71] Với đôi mắt “lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì”[46, tr.67], có lẽ người đau đớn nhất không phải là những đứa con mà chính là người cha phải sống một cuộc đời u tối, trơ lì trong dằn vặt

Hay trong Đứa con của hai dòng họ lòng hận thù cũng trở thành lằn

ranh ngăn cách tình yêu của Văn và Thảo Khiến cho hai con người nhân hậu phải bỏ xứ ra đi Cái ngày dòng họ Lê “dõng dạc tuyên bố với tất cả họ từ giờ phút này Lê Đức Văn không phải người họ Lê nữa” chính là lúc con đường hồi hương của Văn và Thảo khép lại Họ trở thành những kẻ tha hương, càng chạy trốn lại càng chơi vơi, vừa bước đi vừa nhìn lại với một niềm day dứt với quê hương, dòng tộc

Đày đoạ con người không chỉ có lòng thù hận mà còn bởi những hủ tục lạc hậu hiện diện và chi phối cuộc sống thường ngày Đó là sự mông muội, ấu trĩ, là tín điều của một thời còn chạy theo thành tích; là những lối định giá

nhân tính con người trên quan điểm máy móc, cực đoan Trong truyện Chạy

trốn khỏi vầng trăng một giáo viên giàu lòng nhân từ đã đem lòng yêu một

người goá phụ trẻ là vợ liệt sĩ Tình yêu lớn lên từ đau thương của họ bị định kiến xã hội vùi dập Bởi một thực tế: “người ta đã quàng lên cuộc đời em “vòng nguyệt quế” Bằng những lời lẽ sáo mòn cho sự thủ tiết của những người vợ goá như em Cả tôi và em hoảng sợ với ý định tháo bỏ cái “vòng nguyệt quế” độc ác kia”[46, tr.316] Để rồi, cuối cùng người giáo viên bị làm nhục và đuổi ra khỏi nghề vì đã phá vỡ “truyền thống tốt đẹp của vợ bộ đội”, làm “tổn hại đến lòng chung thuỷ của vợ liệt sĩ” Anh phải chạy trốn vào hang

Trang 33

đá, đau khổ “lắng nghe từng hơi thở của mình đang lặng lẽ ra đi”[46, tr.315] Cái chết của người giáo viên chính là kết quả của việc chuẩn mực luân lí luôn thù địch với tự do cá nhân Tư tưởng đó chính là giáo điều của chế độ phong kiến còn sót lại trong thời hiện đại

Hay bà Nhim trong Người đàn bà tóc trắng cũng trở thành nạn nhân

của tư tưởng lạc hậu phong kiến xuất phát từ Trung Hoa Bà Nhim đã phải từ bỏ thiên tính của một người đàn bà để chấp nhận di nguyện bất nhân của lão bố chồng người Tàu Để đến lúc chết bà vẫn là một người đàn bà trinh tiết Điều đó chứng tỏ lòng chung thuỷ cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh Tiêu chí định giá nhân phẩm con người cần được “mềm hoá” và phải dựa trên lòng nhân đạo và tư tưởng nhân văn chính là chủ đề mà Nguyễn Quang Thiều muốn đề cập tới

Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn bị đoạ đày bởi những mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn trong làng xã, những tư tưởng lạc hậu, những hủ tục trong không gian sinh tồn Họ quằn quại, đau đớn khi vừa muốn chối bỏ nguồn cội để chớp lấy khát khao bản ngã lại vừa day dứt, mặc cảm Bi kịch thân phận bao trùm lên cuộc đời họ, càng vùng vẫy càng bị thắt chặt, càng cố tìm đường lại nhận ra không còn lối thoát Sự hận thù và hủ tục vô hình trung đã trở thành những kẻ sát nhân giết chết tình yêu và hạnh phúc của con người

Trong truyện ngắn Con chuột lông vàng, Nguyễn Quang Thiều đã dùng

hình ảnh đàn chuột lông vàng như một ẩn dụ nghệ thuật Nó là hiện thân của lối tư duy ấu trĩ, chuyên thêu dệt và truyền bá sự mê tín cho cộng đồng: “Giữa cái năm cuối cùng của thập kỉ tám mươi này mà người làng tôi vẫn tin là con chuột lông vàng ấy có thật và vẫn đang sống”[46, tr.275] Hơn nữa, nó còn chuyển tải tới độc giả một thông điệp: Một cá thể không thể làm thay đổi một lối tư duy đã in nếp vào từng ngóc ngách của cuộc sống Sự đơn độc trên hành

Trang 34

trình hướng tới văn minh chỉ khiến con người chuốc lấy thất bại: “Ngày xưa ông Lẫm Cùi thua một con chuột lông vàng bởi vì chỉ một mình ông ấy tìm diệt nó Muốn giết được con chuột chúa ấy để trừ hết lũ chuột thì cả làng phải hợp sức đồng tâm với nhau thì chuyện ấy mới thành”[46, tr.276]

Nếu Tạ Duy Anh viết về số phận của con người trước biến cố của thời cuộc mà xuất phát điểm là cuộc cải cách ruộng đất với sự đổi ngôi ghê gớm, thì Nguyễn Quang Thiều lại chọn môtip “Con người làm khổ con người” để giải thích cho nguyên nhân của hận thù và hủ tục Con người là nạn nhân của thời cuộc đồng thời cũng là nạn nhân của chính mình Lịch sử xô đẩy con người vào vòng xoáy của thù hận Tuy nhiên, không ai khác ngoài con người cũng tạo ra nó Nguyễn Quang Thiều đã mạnh dạn tố giác loại kẻ thù hiểm độc tồn tại trong mỗi con người đó là sự vị kỉ, là lòng tham, là nhận thức lệch lạc nhưng luôn bảo thủ và độc đoán Chính điều này đã làm nên nét mới trong những sáng tác về nông thôn của Nguyễn Quang Thiều

2.1.2 Từ ánh sáng của tình yêu, tình người

Xét về số lượng tác phẩm cũng như tần số xuất hiện, thì phải khẳng định rằng trọng tâm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều là viết về cái đẹp, cái thiện chứ không phải đẩy con người đi vào bi kịch cùng đường Ánh sáng của tình yêu, tình người không chỉ sởi ấm trang văn của Nguyễn Quang Thiều, mà qua đó, nhà văn còn thể hiện được một bút lực dồi dào, một tâm hồn lạc quan, một khát vọng hướng con người về phía sáng

Tình yêu và tình người trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều được diễn tiến theo hai hướng đối nghịch Từ đó, nhà văn thể hiện những tuyên ngôn nghệ thuật của mình Chiều hướng thứ nhất: tình yêu, tình người có ý nghĩa hoá giải thù hận, giúp con người nhận ra chân giá trị của cuộc sống Khi con người đang giãy giụa giữa vũng sâu của tội ác, tình yêu như một thứ ánh sáng có sức mạnh vừa cảm hoá, vừa thức tỉnh Đó là thứ ánh sáng của đức tin

Trang 35

hướng thượng cần thiết nhất trong một xã hội ráo hoảnh tình người: “ Trên một cái nền không phải là đất đai phì nhiêu mà được tạo bởi thù hận rắn đanh, lạnh băng, xám ngoét; bị giam hãm trong một lời nguyền cách ngăn như vực thẳm, như vách đá dựng đứng; nhưng một đóa hoa tình yêu… vẫn bung nở lung linh, rực rỡ Một tình yêu tự nhiên như hoa gặp tiết xuân nở, mây mọng nước thành mưa; một sự kết hợp âm dương bản năng, huyền diệu như tổ tiên A- đam và Ê-va xưa gặp nhau trong vườn Địa Đàng, ăn trái cấm để biết yêu đương, khởi thủy dòng giống và cuộc sống loài người”[21] Tình yêu đã vượt qua những hủ tục man rợ, những định kiến cố chấp, những mối thù truyền kiếp và ngay cả chính vách ngăn của lòng tự ti trong bản thể để bung nở như những bông hoa thuận theo quy luật tự nhiên Tình yêu của Thư dành cho

Ngần trong Chiếc lông chim màu đỏ đã nhen nhóm niềm tin vào chính mình

trong trái tim của cô gái luôn tự ti về nhan sắc; tình yêu của Mô và Gừng

trong Người đàn bà tóc trắng đã giúp Gừng vượt qua lời nguyền của bà Nhim; tình yêu của Văn và Thảo trong Đứa con của hai dòng họ, Chinh và Thao trong Mùa hoa cải bên sông đã hoá giải hận thù; tình mẫu tử đã thức tỉnh người đàn bà điên trong Gió dại; tình người của Nhung trong Người nhìn

thấy trăng thật đã mang đến cho Sơn niềm khát khao được nhìn thấy ánh

sáng… Tất cả đặc quánh bản chất của làng quê: biểu hiện của một lối sống trọng tình đã in vết trong tâm hồn người Việt Nó khiến cho độc giả như rơi vào một thế giới mát lành, rạo rực, đầy xúc cảm Nó không chỉ xóa tan màn đen của hận thù, hủ tục trong câu chuyện được trần thuật mà nó còn giúp độc giả vượt lên hoàn cảnh thực tại để mơ ước tới những điều tốt đẹp Đó là hiệu ứng lan truyền cảm xúc, là chức năng giáo dục gián tiếp mà văn chương luôn khao khát đạt tới

Chiều hướng thứ hai đi ngược lại, tình yêu, tình thương mù quáng và kèm theo sự độc đoán lại dẫn con người đến chỗ bi kịch Tình thương con

Trang 36

thiển cận, áp đặt của ông Hiền trong Tiếng gọi lúc hoàng hôn là một ví dụ

điển hình Lúc nào ông cũng giữ con khư khư bên mình Ông không cho con đi học vì sợ ánh sáng tri thức sẽ kéo nó ra xa ông Ông trừng phạt con bằng cách thiên vị tình cảm cho con chó Tình thương mù quáng, sự sở hữu ích kỉ của ông vô tình đã gieo mầm cho cái ác, biến đứa con thành kẻ man rợ và thủ

đoạn trong cách lập mưu giết chết con chó Hay ông Lư trong Mùa hoa cải

bên sông cũng vì thương con, muốn bao bọc con khỏi “sự độc ác trên bờ” đã

đẩy những đứa con của ông vào một “nhà tù” do chính ông tạo ra Qua tình thương của ông Lư, tác phẩm còn đạt tới một cấp độ cao hơn của văn chương, đó là chiều sâu triết lí khiến người đọc phải suy ngẫm Nhà văn đã chỉ ra một nghịch lí của cuộc sống: “cái ác nhiều khi không phải sinh ra từ cái ác mà lại sinh ra từ chính cái thiện”[21] Bởi vậy, con người cần tỉnh táo hơn nữa để đặt tình thương đúng chỗ và yêu thương đúng cách

Sự phối trộn hai gam màu đối nghịch sáng – tối trong đời sống sinh hoạt nơi làng quê nghèo càng chứng tỏ nông thôn có một sự bí ẩn, phức tạp không dễ gì cắt nghĩa rõ ràng Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh bản chất của làng quê ở nhiều chiều đối nghịch tốt – xấu đan xen Đó cũng là biểu hiện của cách lí giải cuộc sống và con người dưới cái nhìn khách quan, biện chứng của một lối tư duy hiện đại

2.2 Chân dung con người nông thôn Việt Nam đương đại

2.2.1 Những con người trở về từ chiến tranh

Sau năm 1975, đề tài chiến tranh vẫn là đề tài nóng trên nhiều trang viết Đội ngũ nhà văn nhìn lại chiến tranh như một hồi ức đen tối của cuộc đời Họ nhận ra: “bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến tranh quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch”[40] Bởi vậy, họ viết không chỉ để thoả mãn mĩ cảm cá nhân mà còn viết như một sự tri ân với đồng bào,

Trang 37

đồng chí Viết vì một sự thức nhận, viết vì không bằng lòng với cái hiện thực chiến tranh đã được lí tưởng hoá một chiều khi đi vào văn chương nghệ thuật Đội ngũ nhà văn – chiến sĩ như Chu Lai, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh,… viết về chiến tranh bằng những trải nghiệm dưới con mắt chứng nhân nên chân thực và sinh động Song, điều đặc biệt là chiến tranh không chỉ được tái hiện qua cây bút của những nhà văn - chiến sĩ mà còn được tái hiện bởi những nhà văn không trực tiếp tham gia chiến trận Chiến tranh không chỉ được viết bằng kinh nghiệm cá nhân mà còn được viết trên cơ sở hư cấu nghệ thuật nhưng vẫn chân thật và đúng bản chất Điểm chung của những nhà văn này là đều dành mối quan tâm hàng đầu vào thân phận con người sau cuộc chiến Để từ đó họ đặt ra những suy tư về văn hoá, về giá trị của con người, về nhân tính và về nghệ thuật ở một chiều sâu triết học thực sự Bởi vậy, đề tài chiến tranh không còn mang ý nghĩa thuần tuý là một đề tài văn học mà đã trở thành “chất liệu thử thách khả năng đổi mới tư duy của người viết”[40]

Nguyễn Quang Thiều tuy không phải thuộc lớp nhà văn đứng tuyến đầu trong hai cuộc chiến, song những kí ức kinh hoàng về cuộc chiến tranh chống Mĩ đã hằn in vào tuổi thơ của ông Nó đi vào trang viết cũng không kém phần

cảm động và sâu sắc Khảo sát 37 truyện ngắn trong tập Mùa hoa cải bên

sông chúng tôi nhận thấy có tới 11/37 truyện (chiếm 29,7 %) viết về chiến

tranh Trong đó, nhà văn đặt trọng tâm miêu tả là thân phận của con người thời hậu chiến với những mất mát, đổ vỡ trong quá khứ còn dai dẳng mãi cho

đến hiện tại Điều này được thể hiện trong: Hai người đàn bà xóm Trại, Lời

hứa của thời gian, Ngựa trắng, Cơn mơ hoa cỏ trắng, Gió dại, Tiếng đập cánh của chim thần, Chiều hoa tầm xuân, Gương mặt thứ ba,…

Nguyễn Quang Thiều tập trung thể hiện bản chất của chiến tranh qua hai góc nhìn: người lính và người ở lại Do tiếp xúc với chiến tranh ở những góc độ khác nhau cho nên nỗi đau mà chiến tranh để lại cũng có phần khác

Trang 38

biệt Hình tượng người lính trở về sau chiến trận được Nguyễn Quang Thiều xây dựng không phải lạc lõng trước hiện thực kinh tế thị trường xoá mờ nhân

tính để rồi phải ngậm ngùi trở về đơn vị như ông tướng Thuấn trong Tướng về

hưu của Nguyễn Huy Thiệp Người lính trong sáng tác của Nguyễn Quang

Thiều có xu hướng “ăn mày dĩ vãng”, bị ám ảnh bởi quá khứ không thể dứt ra để hoà nhập với cuộc đời Chiến tranh được nhìn nhận qua một chiều hướng hoàn toàn mới, được “khúc xạ qua tâm hồn nhân vật, số phận nhân vật và đặc biệt là hồi ức nhân vật”[48, tr 48]

Đó là kí ức của con người độc hành tìm về quá khứ như ông Miêng

trong Lời hứa của thời gian Vì ông luôn ám ảnh bởi một cơn ác mộng:

“Chính trên những quả đồi này, năm 1972, cả tiểu đội của ông chỉ còn sót lại một người… Ông đã cất tiếng gọi Tất cả đã hi sinh Tiếng gọi của ông đêm ấy vang trên những quả đồi trơ trụi và vọng mãi đến bây giờ”[46, tr.48] Cho nên, trong suốt cuộc đời còn lại, ông canh giữ quả đồi như báu vật, ông trồng thông quanh khắp, trồng tự nguyện và cần mẫn như thể tình nguyện canh gác cho giấc ngủ của đồng đội mình Với ông, được sống không còn là một sự may mắn mà là một sự lựa chọn của tạo hoá để người ở lại lo hậu sự cho những người đã ra đi Bởi lẽ, hiện thực không thể dung chứa ông như một cá thể bình thường Thứ hoá chất màu da cam đã cướp đi của ông khả năng làm cha Khi người vợ của ông bỏ đi, khi Hoa – người đồng cảm với ông cũng chết do mảnh bom sót lại sau cuộc chiến, ông Miêng như một kẻ vô hồn Ông tìm về quá khứ, như đi tìm một điểm tựa, một điểm tựa của lí tưởng, của sự sống Cuộc sống của những người lính như ông Miêng chính là cuộc đoạ đày từ quá khứ, sống như vậy, chết cùng đồng đội trong cái ngày càn quét năm 1972 đó còn là một đặc ân Chiến tranh không chỉ là nơi chôn đi quá khứ như một giấc mộng kinh hoàng, mà nó còn là nơi chôn đi của người lính cuộc sống thực tại

Ngày đăng: 23/05/2021, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w