Với mong muốn thúc đẩy công tác tin học hóa trong công tác giảng dạy tiếng Trung, nâng cao khả năng tiếp thu bài vở của sinh viên, hiện thực hóa các kiến thức thành sản phẩm cụ thể, ngườ
Trang 1Thiết kế sách điện tử song ngữ “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”
DẪN LUẬN
1 Phần mở đầu
1.1 Dẫn Luận
Với sự phát triển như vũ bão của máy tính và internet, ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong công tác giảng dạy và học tập cũng dần trở thành một xu thế
mới tất yếu Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 7 năm 2010 có 29.559 cơ sở
giáo dục, với hơn 25 triệu cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong cả nước đã
có điều kiện tiếp cận Internet phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập,
tìm kiếm thông tin, tài liệu Trong đó 72% số trường được kết nối Internet băng
thông rộng (1) Ứng dụng tin học trong nhà trường không chỉ trong khuôn khổ
của các ngành liên quan đến máy tính, công nghệ mà đối với các ngành khoa
học xã hội, ngoại ngữ cũng đã trở thành điều quen thuộc Việc ứng dụng máy
tính và internet vào công tác giảng dạy các ngành ngoại ngữ đã đem lại những
tác dụng tích cực đối với cả người dạy và người học Đối với người học đó là sự
tiếp cận nhanh hơn, trực quan hơn (nghe, nhìn), có nhiều công cụ hơn để học tập
(từ/tự điển, sách điện tử) Đối với người dạy là các công cụ thiết kế giáo án, bài
giảng, giáo trình, tạo đề thì…và cả một hệ thống tri thức ngoại ngữ khổng lồ trên
internet Đối với ngành Trung Quốc học, khoa Đông phương, Đại học Lạc Hồng,
việc ứng dụng máy tính, internet vào công tác giảng dạy và học tập cũng không
nằm ngoài xu thế phát triển đó Một điều thuận lợi là hiện nay, khoa đã được đầu
tư một phòng lab 60 máy hiện đại, kết nối internet, đáp ứng kịp thời nhu cầu
giảng dạy và học tập trên máy tính, các ứng dụng học ngoại ngữ cũng được cài
đặt và sử dụng hiệu quả Với mong muốn thúc đẩy công tác tin học hóa trong
công tác giảng dạy tiếng Trung, nâng cao khả năng tiếp thu bài vở của sinh viên,
hiện thực hóa các kiến thức thành sản phẩm cụ thể, người viết đang thiết kế một
bản sách điện tử song ngữ “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” và lấy đó là đề tài
tham gia vào phong trào nghiên cứu khoa học đang phát triển mạnh mẽ trong
Chú thích:
(1)Theo báo Giáo dục và thời đại
http://www.giaoducthoidai.vn/channel/3054/201102/Internet-phu-khap-co-so-giao-duc-1940460/
Trang 2giảng viên và sinh viên trường Đại học Lạc Hồng
1.2 Lý do chọn đề tài
- Đầu tiên người viết muốn tìm hiểu hiện trạng học tập môn ngữ pháp tiếng
Trung của sinh viên ngành Trung Quốc, Khoa Đông Phương, trường ĐH Lạc Hồng Sinh viên khi học môn này gặp những khó khăn, tồn tại gì? Nguyên nhân của những khó khăn, qua đó đề xuất biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn
- Hiện nay, có rất nhiều hình thức tài liệu, công cụ học tập dành cho môn ngữ
pháp Tiếng Trung như: Từ/tự điển, Phần mềm, sách điện tử, website, tuy nhiên chúng đều có những mặt hạn chế nhất định Vì vậy việc xây dựng một bản sách điện tử song ngữ ngữ pháp tiếng Trung hiện đại một phần sẽ gợi mở
ra một hướng giảng dạy và học tập mới Người viết hy vọng sẽ thúc đẩy việc gắn liền công tác giảng dạy và công tác nghiên cứu Kiến thức của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho sinh viên mà còn được áp dụng và cụ thể hóa thành sách, thành sản phẩm, thích ứng với xu thế học tập và giảng dạy mới của thời đại, thúc đẩy ứng dụng tin học hóa và internet trong nhà trường Qua nghiên cứu và phát triển, kiến thức của giảng viên được nâng cao, kỹ năng được hoàn thiện
1.3 Lịch sử nghiên cứu:
Phần mềm từ điển có định nghĩa các khái niệm ngữ pháp của Trung Quốc
như: Từ điểm Kim Sơn, Từ điển QQ …Việt Nam có từ điển LACVIET CHV (2 phiên bản 2005 và 2009) Sách điện tử cho môn này cũng có rất nhiều sách gốc Tiếng Trung có: “Thực dụng Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại” ,Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu, Cố Hoa, Nhà in Thương Vụ, năm 2004 ;“Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại”,Đại học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh, năm 2010.;“Nhập môn giảng dạy Hán ngữ đối ngoại”, Chu Tiểu Binh, NXB Đại học Trung Sơn, năm 2006.;“Giảng dạy Ngữ pháp Hán ngữ đối ngoại”, Tề Hộ Dương, NXB Đại học Phục Đán, năm 2005 Sách dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt có: “Giáo
trình ngữ pháp tiếng Hoa” của khoa Trung, ĐH Hà Nội, “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” của Trương Văn Giới, NXB ĐHQG Tp.HCM, năm 2002…Các quyển sách này có định dạng chủ yếu là PDF (chụp hình hoặc scan rồi chuyển sang
Trang 3PDF), MS Word…một số ít ở dạng CHM PRC…Ngoài ra còn có một số các
phần mềm của Trung Quốc phục vụ cho việc tra cứu từ vựng, ngữ pháp nhưng
đều tính phí tương đối cao từ 1000 nhân dân tệ đến 1 vạn nhân dân tệ (3 triệu
đến 30 triệu một bản quyền), nhưng có thời hạn cho bản quyền và ít phổ biển tại
Việt Nam Cũng có nhiều trang web học tiếng Trung cũng có đề cập đến ngữ
pháp đi kèm với bài học như www.zidian8.com/shouce/hyyf/
viên ngành Trung Quốc học khoa Đông Phương học trường Đại học Lạc
Hồng khi học môn ngữ pháp tiếng Trung gặp những khó khăn nhất định,
những khó khăn đó xuất phát từ những yếu tố khách quan (về đặc điểm của
ngữ pháp tiếng Trung), và cả những yếu tổ chủ quan (thời lượng học, cách
thức học, tài liệu) điều này người viết xin được giải thích kỹ hơn trong bài
điều tra thực trạng sinh viên học ngữ pháp tiếng Trung ở phần sau đây Qua
cuộc điều tra về thực trạng sinh viên học ngữ pháp tiếng Trung, người viết
lựa chọn cách giải quyết các khó khăn tồn tại đó bằng cách thiết kế và xây
dựng một bản sách điện tử song ngữ ngữ pháp Tiếng Trung hiện đại với hy
vọng giải quyết một phần nào thực trạng trên Đây là mục đích chủ yếu nhất
của đề tài NCKH này
- Cung cấp một công cụ học tập mới, đơn giản, dễ sử dụng, miễn phí Hiện nay, sách điện tử và công cụ sử dụng trong môn ngữ Pháp tiếng Trung có rất
nhiều và rất đa dạng, miễn phí có, tốn phí có Với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của công nghệ, hàng loạt các thiết bị phần cứng như máy tính để
bàn, máy tính xách tay, Smartphone, PPC, Máy tính bảng…thì càng ngày
càng có nhiều sinh viên ngành Trung Quốc học nói riêng và sinh viên các
ngành khác nói chung sử dụng các thiết bị trên như một công cụ bổ trợ cho
công việc học tập và tra cứu, do vậy, việc thiết kế một công cụ sách ứng
dụng được trên các thiết bị phần cứng mới, đơn giản, dễ sử dụng, và miễn phí
Trang 4là một nhu cầu cần thiết, không những phù hợp với xu thế phát triển của công
nghệ mà còn đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên ngày nay
Một điểm khác trong bản sách tiếng Trung này là bản sách song ngữ (dễ dàng so sánh, đối chiếu), dễ sử dụng và phổ biến (Không cài đặt, thích ứng
với mọi hệ điều hành) và miễn phí Trong bối cảnh các phần mềm hữu dụng
nhưng tính phí rất cao thì một sản phẩm miễn phí sẽ hấp dẫn và phù hợp hơn
với sinh viên
- Đối với công tác giảng dạy, sẽ đóng góp một công cụ tham khảo hữu ích
Với sự phát triển về cơ sở vật chất giảng dạy như hiện tại của khoa Đông
Phương học, trường Đại học Lạc Hồng, bản sách điện tử này có nhiều cơ hội
để ứng dụng hơn trong thực tế giảng dạy và tham khảo
- Với sự ra đời của bản sách này, nó sẽ làm phong phú thêm kho tàng dữ liệu
môn ngữ pháp tiếng Trung, giúp việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn
ngữ pháp tiếng Trung có thêm nhiềm sự lựa chọn mới.
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Trước tiên, ngữ pháp tiếng Trung hiện đại là một hệ thống kiến thức to lớn,
các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Trung cũng được chia thành nhiều trường
phái, việc sử dụng tài liệu nào, của tác giả nào, thời gian hoàn thành đề tài ra
sao có tính quyết định về nội dung của bản sách điện tử này Nói kiến thức
ngữ pháp tiếng Trung là lớn bởi với một ngôn ngữ được đông đảo lượng người sử dụng, có quá trình phát triển lâu dài và được nghiên cứu rất nhiều
như tiếng Trung thì kiến thức Ngữ pháp của nó tất yếu là rất lớn và đa dạng
Ngữ pháp tiếng Trung chia thành 4 đơn vị: Ngữ tố, Từ, Đoản ngữ, Câu Ngữ
tố chia theo khả năng hoạt động có 3 loại: Ngữ tố tự do, ngữ tố kèm theo,
ngữ tố bán tự do, hoặc phân theo ngữ nghĩa thì có 2 loại là: Thực ngữ tố và
hư ngữ tố Hay nói về Từ, ta có thể phân loại theo chức năng thì có thể từ và
vị từ, hay chia theo ý nghĩa thì có thực từ và hư từ…Nếu chia theo nhánh để
phân loại thuyết minh thì riêng ngữ tố có 11 điểm ngữ pháp, Từ có khoảng
50 điểm ngữ pháp, Đoản ngữ có 19 điểm ngữ pháp, Câu có 67 điểm ngữ
Chú thích:
(2)Theo Cây ngữ pháp.xls, nội dung theo “Thực dụng Ngữ pháp Hán ngữ”,
Trang 5không thống nhất về phân loại và giới hạn của các điểm ngữ pháp giữa các nhà
nghiên cứu gây nên, ví dụ như Tác giả Phòng Ngọc Thanh phân loại từ chỉ thời
gian, nơi chốn thành một loại riêng, trong khi tác giả Lưu Nguyệt Hoa lại gộp
chúng vào danh từ Như vậy bản thân bản sách này cần có những tiêu chí xây
dựng riêng để phù hợp với yêu cầu thực tế
Các tiêu chí xây dựng nội dung sách:
• Kiến thức cần dựa theo sách của tác giả có tiếng, tránh việc sử dụng lẫn lộn
gây xáo trộn hệ thống Ở đây tác giả lựa chọn sách “Thực dụng ngữ pháp
Hán ngữ hiện đại”, Lưu Nguyệt Hoa, NXB Thương vụ, năm 2002 để làm
chuẩn
• Mục lục dễ hiểu Cụ thể là chia theo đơn vị ngữ pháp và tiếp tục chia nhỏ ở
những phần sau theo dạng cây, qua đó giúp sinh viên dễ hiểu hơn
• Gắn liền thực tiễn để giải quyết các vấn đề tồn tại trong đó
Sách đề cập đến một hệ thống kiến thức khổng lồ, như vậy trong một năm
nghiên cứu sẽ không thể hoàn thành hết được Đặc biệt là phần dịch sang tiếng
Việt, yêu cầu có một bản dịch tương đối sát, không thể tùy tiện Do vậy, bản
thân đề tài thiết kế này trong năm nay chỉ gói gọn trong việc xây dựng mục lục và nêu các khái niệm ngữ pháp, ví dụ, đặc điểm ngữ pháp và dịch các nội dung khái niệm thành tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn
đề sinh viên gặp phải khi học ngữ pháp tiếng Trung Các nội dung sâu hơn
cần thiết có sự phối hợp của tổ Trung Văn thuộc khoa để dịch, đánh máy và
thẩm định, và các nội dung này sẽ là bước tiếp theo của để tài trong năm sau
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp cụ thể là:
- Thu thập dữ liệu (sưu tầm sách và tài liệu ngữ pháp tiếng Trung)
- Phân tích (Lựa chọn nội dung, kết cấu sách phù hợp)
- Thống kê số liệu (điều tra và thống kế số liệu)
- Tổng hợp (kết hợp kết quả điều tra, rút ra kết luận và viết bài) Cuối cùng
là thiết kế nội dung sách
Trang 62 Phần nội dung
2.1 Bài điều tra về tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành Trung Quốc học, khoa Đông Phương học, Đại học Lạc Hồng
2.1.1 Đối tượng điều tra:
Đối tượng được điều tra là các sinh viên năm ba, năm tư ngành Trung
Quốc học, cụ thể có 74 sinh viên tham gia, đây là sinh viên 3 lớp: 08DT111
(năm ba); 07DT111 và 07DT112 (năm tư) Cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Bảng thống kê số lượng sinh viên tham gia điều tra theo Lớp
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Bảng 2: Bảng thống kê sinh viên tham gia điều tra theo giới tính
Theo: điều tra tình hình học tmôn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Tham gia đông nhất là lớp 08DT111 với 30 sinh viên tham gia (chiếm tỉ lệ
40.50%), tiếp theo là lớp 07DT112 với 23 sinh viên tham gia (chiếm tỉ lệ
Trang 731,10%), lớp 07DT111 với 21 sinh viên tham gia (chiếm tỉ lệ 28,40%) Về giới tính, lượng sinh viên nữ gấp đôi lượng sinh viên nam với tỉ lệ 50/24 sinh viên (nữ chiếm 67,60% và nam chiếm tỉ lệ 32,40%) Bài điều tra nhắm nhằm
mục đích tìm hiểu về tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh
viên, cụ thể hướng tới khả năng tiếp thu kiến thức, ghi nhớ kiến thức, ứng dụng kiến thức, hình thức tài liệu học tập và nhu cầu thực tế của sinh viên với sách điện tử song ngữ ngữ pháp tiếng Trung Bài điều tra lựa chọn các đối tượng sinh viên năm ba và năm cuối ngành Trung Quốc học do các sinh viên
này đã được học qua môn ngữ pháp vào học kỳ 5 Đây là cũng là đối tượng
được học tiếng Trung với thời gian nhiều hơn các khóa năm nhất, năm hai ở
thời điểm hiện tại, là đối tượng được tiếp xúc với ngữ pháp không chỉ ở 1 kỳ
V mà còn được học ở các môn chuyên ngành: Nghe, nói, đọc hiểu, viết, dịch
Do đó, đây là đối tượng nhiều ấn tượng với môn ngữ pháp nhất, có nhiều trải nghiệm nhất, và chắc chắn có những quan điểm cá nhân về môn này Qua điều tra, sinh viên thiếu và yếu ở điểm gì? Sinh viên cần gì để học tốt hơn môn này
sẽ được làm rõ hơn, tạo điều kiện cho việc phát triển sách được thiết thực và
gần gũi thực tế hơn
2.1.2 Nội dung bài điều tra:
Trong bài điều tra này, em lựa chọn 9 câu hỏi, vừa điều tra trình độ ngữ
pháp của sinh viên, hình thức tài liệu học chủ yếu, những điểm khó sinh viên
gặp phải khi học ngữ pháp, sự tự tin vào kiến thức ngữ pháp của sinh viên và nhu cầu thực tế đối với sách điện tử này Cụ thể chín câu hỏi như sau:
1. Bạn thấy khó khăn trong việc tìm kiếm một khái niệm ngữ pháp không?
a Có b Không c Khác
2 Hình thức tài liệu bạn sử dụng trong môn ngữ pháp tiếng Trung?
a Sách in b Sách điện tử c Internet
3 Trong các phần thi ngữ pháp, bạn thấy phần nào khó nhất?
a Phân tích câu b sắp xếp câu c điền từ d.Đặt
câu
4 Bạn đã học qua khái niệm Thực từ và hư từ chưa?
a Chưa b Rồi c Từng nghe qua
Trang 85 Bạn đã học qua khái niệm Thực ngữ tố chưa?
a Chưa b Rồi c Từng nghe qua
6 Loại nào trong đây không thuộc đơn vị ngữ pháp
a Ngữ tố b Đoản ngữ c Chủ ngữ
7 Hư từ là loại nào dưới đây?
a Danh từ b Hình dung từ c Liên từ
8 Bạn có tự tin vào kiến thức ngữ pháp của mình?
a.Tự tin b Khá tự tin c Không tự tin
9 Nếu có một sách điện tử Ngữ pháp tiếng Trung song ngữ, dễ tra cứu, miễn
phí… Bạn có muốn sử dụng hay không?
a Có b Không
Nhóm câu hỏi thứ nhất gồm câu hỏi số 1 và 2 để tìm hiểu phương hình
thức tài liệu sinh viên sử dụng cho việc học môn ngữ pháp, hình thức tài liệu
hiện hành có thuận lợi cho việc tra cứu hay không Nhóm câu hỏi thứ hai gồm
các câu 3, 4, 5, 6, 7 nhằm mục đích kiểm tra khả năng nhớ kiến thức và áp
dụng kiến thức ngữ pháp của sinh viên Nhóm cuối gồm câu thứ 8 để sinh viên
tự nhận xét trình độ ngữ pháp của bản thân, câu thứ 9 để điều tra nhu cầu thực
tế sinh viên có hay không muốn sử dụng bản sách điện tử song ngữ ngữ pháp
tiếng Trung hiện đại khi nó ra đời
2.1.3 Kết quả điều tra và nhận xét:
Kết quả cụ thể như sau: Với câu hỏi về hình thức sử dụng tài liệu cho việc học môn ngữ pháp (có 3 phương án lựa chọn là: Sách in, Ebook và internet), đại đa số sinh viên đang sử dụng sách in để học, tài liệu sách điện tử
và internet chiếm tỉ lệ thiểu số Cụ thể, 70/74 sinh viên sử dụng sách in (chiếm
tỉ lệ 94,6%), chỉ có 2/74 sinh viên thừa nhận có sử dụng sách điện tử (chiếm tỉ
lệ 2,7%), tỉ lệ này tương tự với internet là 2,7% Sách in tuy có rất nhiều, nội
dung phong phú, kiến thức hoàn chỉnh nhưng tồn tại những điểm bất tiện là
khó tra cứu (phải dở mục lục sách, tra trang), bất tiện trong lưu trữ Trong khi
đó, ebook và internet với những ưu điểm như tra cứu nhanh, dễ lưu trữ…vẫn
chưa phổ biến Đây rõ ràng là một thiệt thòi với sinh viên khi các em chưa
được tiếp cận tốt với những hình thức tài liệu mới hiện đại hơn
Trang 9Bảng 3: Bảng thống kê hình thức tài liệu sử dụng trong môn ngữ pháp
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Với câu hỏi sinh viên có gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một khái niệm ngữ pháp không? Có 3 phương án trả lời là: Có, không và khác, có 55/74 sinh
viên thừa nhận có gặp khó khăn (chiếm tỉ lệ 74,3%), chỉ có 18/74 sinh viên nói
không gặp khó khăn (chiếm tỉ lệ 24,3%), 1 sinh viên chọn phương án khác
(chiếm tỉ lệ 1,4%) Cụ thể trong bảng thống kê của dưới đây
Bảng 4: Bảng thống kê lượng sinh viên gặp khó khăn trong việc tra cứu
điểm ngữ pháp tiếng Trung
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Từ thực tế điều tra trên cho thấy, sinh viên đang gặp những khó khăn trong
việc sử dụng giáo trình ngữ pháp tiếng Trung Vấn đề ở chỗ, sách in khó tra cứu,
lưu trữ và sử dụng hơn so với sách điện tử hay internet Ví dụ đối với sách
Trang 10“Thực dụng Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại” ,Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu,
Cố Hoa, Nhà in Thương Vụ, năm 2004 (dày 1024 trang) sinh viên muốn tra
một điểm ngữ pháp câu chữ “把”” , sinh viên phải mở mục lục, tìm kiếm số
trang của câu chữ “把”” (Trang 731), sau hơn một chục động tác dở trang sách
mới tìm thấy, ít nhất cũng tốn phút đồng hồ, khi tìm được cũng phải lật sách để
đọc, viết lại nội dung nếu cần ghi nhớ Trong khi đó, sách điện tử thì chỉ cần
một cái click chuột, hoặc gõ dòng chữ “把”字句”” thì lập tức tra cứu ra ngay,
và thực tế sẽ tiện ích hơn nhiều nếu sinh viên cùng lúc tra nhiều điểm ngữ pháp
Tỉ lệ 74,3% sinh viên thừa nhận gặp khó khăn trong việc tra cứu một điểm ngữ
pháp thích ứng với tỉ lệ sử dụng sách in hiện nay, nếu sinh viên được cung cấp
một hình thức tra cứu mới sẽ phần nào giải quyết được vấn đề này Qua câu hỏi
trên ta có thể rút ra kết luận là sinh viên đang gặp những bất tiện khi sử dụng
sách in Đi vào phần các câu hỏi về kiến thức ngữ pháp của sinh viên gồm câu 3,
4, 5, 6, 7 nhằm mục đích kiểm tra khả năng nhớ kiến thức và áp dụng kiến thức
ngữ pháp của sinh viên, kết quả cụ thể như sau
Câu số 3 hỏi theo ban, phần thi khó nhất trong môn ngữ pháp là gì? Với
4 hình thức bài tập là: Phân tích câu; sắp xếp câu; điền từ; đặt câu Kết quả,
hơn một nửa số sinh viên nhận định phần phân tích câu là khó nhất với tỉ lệ
38/74 sinh viên (chiếm 51,4%), tiếp theo là phần thi sắp xếp câu với tỉ lệ 29/74
sinh viên (chiếm 39,2%), phần thi điền từ chỉ chiếm 4/74 sinh viên (chiếm
5,4%), cuối cùng là đặt câu với 2/74 sinh viên (chiếm 4,1%) Kết quả cụ thể
trong bảng thống kê phía dưới đây
Trang 11Bảng 5: Bảng thống kê đánh giá phần thi khó nhất
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Theo đó, sinh viên có thể chưa nắm chắc các loại thành phần câu thường đảm
nhiệm vai trò gì? Đứng ở vị trí nào trong câu, sự phối hợp giữa các thành phần
câu với nhau nên khi làm bài tập dạng này, sinh viên thường không tự tin
Câu bốn hỏi sinh viên đã học qua khái niệm Thực từ và Hư từ chưa? Có
3 đáp án là: Chưa; rồi; từng nghe qua Có 57/74 sinh viên trả lời “Từng học
qua” (chiếm tỉ lệ 77%), 7/74 sinh trả lời “Chưa” (chiếm tỉ lệ 9,5%), 10/74 sinh
viên trả lời “Từng nghe qua” (chiếm tỉ lệ 13,5%) Cụ thể kết quả ở bảng dưới
Bảng 6: Bảng thống kê về tình hình học khái niệm Thực từ - Hư từ
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Trang 12Khái niệm Thực từ và Hư từ là khái niệm rất cơ bản trong từ loại, sinh viên
chắc chắn phải học qua trong môn ngữ pháp tiếng Trung Tuy nhiên, sinh viên
chưa nắm được rõ các khái niệm này Dẫn chứng cụ thể cho nhận định này ở
thống kê của câu 7 Câu 7 hỏi sinh viên loại nào trong 3 loại là Hừ từ: Danh từ; Hình dung từ; Liên từ là Hư từ (Đáp án đúng là Liên từ) Có 4/74 sinh
viên chọn Danh từ (chiếm tỉ lệ 5,4%), có đến 44/74 sinh viên chọn Hình dung
từ (chiếm tỉ lệ 59.5%), chỉ có 26/74 sinh viên lựa chọn đáp án đúng là Liên từ
(chiếm tỉ lệ 35,1%) Kết quả thống kê cụ thể ở bảng phía dưới
Bảng 7: Bảng thống kê câu hỏi loại nào là Hư từ
Theo: điều tra tình hình học tập môn ngữ pháp tiếng Trung của sinh viên ngành TQ học
Có đến 48/74 sinh viên đã trả lời sai (chiếm tỉ lệ 64,9%) là tỉ lệ tương đối cao,
trong khi đó khái niệm Thực từ và Hư từ là các khái niệm rất quan trọng trong
từ loại Các loại Thực từ như: Danh từ, Hình dung từ, Động từ, Phó từ, Đại từ,
Số từ, Lượng Từ có thể đảm nhiệm thành phần câu và có ý nghĩa thực, còn Hư
từ gồm những loại: Liên từ, Trợ từ, Thán từ, Giới từ thì chỉ có ý nghĩa ngữ pháp
và không thể làm thành phần trong câu Nếu không phân biệt rõ khái niệm Thực
từ và Hư từ thì sẽ dễ sử dụng sai chức năng từ loại, đặt câu sai, không thể làm
được bài tập phân tích, sắp xếp câu Số liệu trên đã chứng minh một điều là sinh
viên chưa nắm vững các khái niệm ngữ pháp, tuy đã được học qua nhưng hay
quên Một vấn đề khác sinh viên gặp phải khi học ngữ pháp tiếng Trung là kiến